Tài nguyên biển

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc (Trang 31 - 32)

II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

2.7.1 Tài nguyên biển

Biển và đại dương giới chiếm 71% diện tích Trái đất với độ sâu trung bình 3.710m, tổng khối nước 1,37 tỷ km3.

Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Biển Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển Giữa Biển Đông.

Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hoà khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hoá; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thuỷ sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản.

Đến nay, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Các loài sinh vật đó thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển: Móng Cái- Đồ Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác. Trong tổng số loài được phát hiện có

khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w