Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc (Trang 28 - 30)

II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

2.6.2. Tài nguyên khí hậu

Bức xạ mặt trời

Tổng năng lượng và vật chất của mặt trời đi đến trái đất được gọi là bức xạ mặt trời. bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chính của tất cả các quá trình trong khí quyển. Bức xạ mặt trời quy định chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ địa lý.

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí được xác định bằng dụng cụ đo trong điều kiện cân bằng nhiệt hoàn toàn, giữa các dụng cụ với khí quyển xung quanh hoặc với mặt đất.

Lượng mưa

Là lượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi xuống mặt đất hoặc vật thể ở mặt đất từ mây hoặc từ các chất kết tủa trong không khí dưới dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương,...

Bốc hơi và độ ẩm không khí

Do sự bốc hơi từ bề mặt thủy quyển, bề mặt lục địa và do sự thoát hơi nước của thực vật đã tạo nên một khối lượng hơi nước lớn trong khí quyển.

Độ ẩm không khí được xác định thông qua sư chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt đặt trong lều khí tượng.

2.6.3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khí hậu

Các loại tài nguyên khí hậu (nhiệt, độ ẩm của khí quyển, năng lượng gió...) cũng không bị mất, nhưng thành phần khí quyển có thể bị thay đổi do sự ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Trong sinh quyển, nguồn nước dự trữ cũng hầu như không đổi, nhưng trữ lượng của nước ngọt trong vùng khác nhau có thể bị thay đổi.

Do hoạt động của tự nhiên và của con người như núi lửa, cháy rừng, khai thác khoáng sản, giao thông vận thải, khai thác lâm sản và các hoạt động sản xuất công nghiệp,...đã thải vào môi trường tự nhiên một lượng lớn chất thải tác động xấu đến tài nguyên khí hậu.

Các chất gây nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm:

1. Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.

2. Ðioxit Sunfua (SO2): Ðioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.

3. Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.

4. Nitơ oxit (NOx): NOx (N20,NO2)là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó

đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một lượng nhỏ NOx khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. NOx xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.

5. Clorofluorocacbon ( CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn.

6. Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x1012g CH4

7. Một số chất khác:

- Các hợp chất flo.

- Các chất tổng hợp (ête, benzen).

- Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.

- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...

- Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen... - Chất thải phóng xạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: “sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ” doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w