II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2.5.2. Các loại khoáng sản chín hở Việt Nam
Một số loại khoáng sản chính của Việt Nam:
• Quặng sắt: trữ lượng gần 1800 triệu tấn, phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Mỏ sắt lớn nhất ở Việt Nam là mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), trữ lượng ước tính trên 500 triệu tấn
• Quặng đồng: trữ lượng trên 1 triệu tấn. Các mỏ lớn ở Việt Nam là mỏ đồng Sinh Quyền (Lào Cai) và mỏ Tạ Khoa (Sơn La)
• Quặng nhôm (Quặng bauxit): chủ yếu ở Tây Nguyên, ước tính trữ lượng tới 4 tỷ tấn. Ngoài ra còn có ở Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
• Quặng thiếc: Trữ lượng tới 70 nghìn tấn, các mỏ lớn ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Hà Tĩnh
• Quặng crôm: Trữ lượng 10 triệu tấn, lớn nhất là mỏ crôm Cổ Định (Thanh Hoá)
• Quặng titan: Phân bố chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam
• Các quặng kim loại khác như: vàng, chì, kẽm, mangan, niken, đất hiếm, phân bố rải rác nhiều nơi như: mỏ chì kẽm Chợ Đồn, chợ Điền Việt Bắc; mỏ mangan Cao Bằng; mỏ niken ở Sơn La; mỏ vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); mỏ vàng ở Bắc Lạng (Bắc Cạn) và các mỏ có trữ lượng hàng chục đến hàng trăm tấn ở Trung Bộ
• Quặng apatit (làm phân bón): trữ lượng trên 1 tỷ tấn, mỏ lớn nhất là mỏ ở Cau Đường (Lào Cai), mỏ Quỳ Châu (nghệ An)
• Đá vôi: Trữ lượng rất lớn, các dãy núi đá vôi phân bố nhiều ở Bắc, Trung Bộ và Kiên Giang. Trữ lượng được đánh giá trên 10 tỷ tấn
• Đá quý: mỏ rubi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) và mỏ rubi, saphia Lục Yên (Yên Bái)
• Dầu mỏ, khí đốt: Trữ lượng dầu mỏ được thăm dò tới hàng trăm triệu tấn, chủ yếu ở phần thềm lục địa phía Nam Việt Nam như các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Nam Côn Sơn, bể Cửu Long … Ngoài ra còn có nhiều mỏ khí đốt ở đồng bằng Bắc Bộ
• Than đá: Trữ lượng 3,5 tỷ tấn tập trung ở vùng Quảng Ninh
• Than nâu: Trữ lượng hàng trăm tỷ tấn tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
• Nước ngầm dưới đất: Trữ lượng 130 triệu mét khối nước/ngày