Triển vọngkinhtế nhìn từgóikích cầuMột trong những cơ sở quan trọng nhất để dự báo triển vọngkinhtế Việt Nam năm 2010 và dài hạn hơn sau đó là xác định khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ trong bối cảnh kinhtế thế giới vẫn đang trong tình trạng bất định cao, nhiều rủi ro và khó dự báo. Dự báo triển vọngkinhtế năm 2010 tại thời điểm hiện nay thật sự là một công việc có phần mạo hiểm, cho dù triểnvọng phục hồi đã bộc lộ khá rõ và trong thời gian gần đây, cách thức điều hành chính sách của Chính phủ đã mang tính hệ thống, bài bản và linh hoạt hơn. Nếu không xét đến tác động bất thường của các yếu tố bên ngoài, sự “mạo hiểm” của công việc dự báo bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Một là, cho đến nay (dù đã hết quý III), định hướng triển khai tiếp phần đa số còn lại của góikíchcầu 8 tỷ USD dự định (còn gọi là góikíchcầu thứ hai) vẫn chưa được xác định (có cần triển khai tiếp hay không). Theo logic, chắc chắn rằng triểnvọng tăng trưởng và ổn định kinhtế vĩ mô (nhất là triểnvọng ổn định) của năm 2010 và cả những năm sau đó tùy thuộc rất lớn vào quyết định này. Hai là, trong giai đoạn tới, sự lựa chọn ưu tiên giữa các mục tiêu cải cách dài hạn (tập trung cho nhiệm vụ tái cơ cấu nhằm khắc phục các điểm yếu cơ cấu, giải toả các “nút thắt“ tăng trưởng) hay mục tiêu khôi phục kinhtế ngắn hạn trước mắt, giúp cân bằng lại tình hình vẫn đang là chủ đề thảo luận trong giới nghiên cứu học thuật và cả giới hoạch định chính sách. Vẫn chưa có định hướng ưu tiên chính thức rõ ràng cho việc giải quyết hai nhiệm vụ có tính “tranh chấp nguồn lực” này. Theo lập luận đó, để xác lập căn cứ dự báo, cần phân tích tính hiện thực hợp lý của góikíchcầu thứ hai, đồng thời, làm rõ tương quan ưu tiên tối ưu cần thiết giữa việc thực hiện các mục tiêu dài hạn với các nhiệm vụ ngắn hạn. Bài viết này cố gắng lý giải hai vấn đề nêu trên, góp thêm ý kiến vào việc dự báo triển vọngkinhtế Việt Nam trong một vài năm tới. Câu hỏi trung tâm hiện nay là: năm 2010, nền kinhtế nước ta có cần triển khai tiếp góikíchcầu thứ hai hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đến một số vấn đề sau: Thứ nhất, giống như khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á 1997-1999, xu hướng suy giảm tăng trưởng và bất ổn kinhtế vĩ mô của Việt Nam khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu lần này đã bộc lộ từ trước khi cuộc khủng hoảng thực sự tác động vào nền kinhtế nước ta (xem đồ thị). Nhận định này hàm ý rằng tình trạng khó khăn của nền kinhtế năm 2009 có căn nguyên ở sự yếu kém nội tại chứ không phải bắt nguồn chủ yếu từ tác động tiêu cực bên ngoài. Khủng hoảng bên ngoài gây tác động tiêu cực không nhỏ cho nền kinhtế vốn có độ mở cửa lớn và dễ bị tổn thương của Việt Nam. Tuy nhiên, nó không quyết định tình trạng đó mà chỉ đóng vai trò làm nghiêm trọng hơn tình hình vốn đã nghiêm trọng do các điểm yếu cơ cấu tồn tích bên trong gây ra. Thứ hai, thực tế cho thấy dù bị suy yếu nhiều sau hai năm (2007-2008) chống chọi với suy giảm tăng trưởng và bất ổn vĩ mô nghiêm trọng, nền kinhtế nước ta vẫn tỏ ra có một năng lực chống đỡ kỳ lạ trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu tầm cỡ “trăm năm có một”. Dưới tác động mạnh của khủng hoảng, quá trình suy giảm tăng trưởng không kéo dài và không quá nghiêm trọng, sự phục hồi tốc độ đến nhanh, ngay từ trước khi các góikíchcầu được triển khai trên thực tế (1). Tính chung 9 tháng đầu năm 2009, GDP đã tăng 4,6%. Có cơ sở để dự báo GDP cả năm 2009 sẽ đạt 5% hoặc hơn, tức là cao hơn mức tăng trưởng “đáy” 4,77% của năm 1999, mặc dù cuộc khủng hoảng lần này được coi là tồi tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1999 (2). Thực tế này cung cấp một luận cứ quan trọng để xác nhận, một là tính chính xác của các dự báo và đánh giá mức độ tác động khủng hoảng đến nền kinhtế nước ta và mức độ trầm trọng của tình hình đưa ra cuối năm 2008, đầu năm 2009 “nặng” và bi quan hơn so với thực tế (3); hai là vai trò đích thực của góikíchcầu đã được triển khai rất quan trọng nhưng không lớn đến mức như dự tính. Thứ ba, khi phân tích cơ cấugóikích cầu, làm rõ tác động thực của các cấu phần cụ thể của nó, tính xác đáng của nhận định trên càng lộ rõ. Xét theo tính chất (nội dung), có thể phân góikíchcầu tổng đã triển khai (gói kíchcầu 1) thành 4 cấu phần (4 gói nhỏ). Một là, gói hỗ trợ lãi suất 4% (17.000 tỷ VND); Hai là, gói hỗ trợ tiêu dùng (hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết, mỗi hộ nghèo 1 triệu VND; miễn thuế thu nhập cá nhân); Ba là, gói hỗ trợ đầu tư (giảm, miễn, hoãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp Việt Nam, cho nông dân vay không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp). Bốn là, đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản (kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên, khu chung cư cho người thu nhập thấp, .). Trong 4 gói này, gói 4 là gói lớn nhất hầu như chưa triển khai được gì do nguồn vốn không có (phát hành trái phiếu không thành công), do tính chất dài hạn của loại hình đầu tư khó phù hợp với tiêu chí kíchcầu (kịp thời) trong điều kiện năng lực triển khai kíchcầu của bộ máy rất có hạn. Hai gói 2 và 3 được triển khai, ít nhiều có tác động tích cực, nhưng lan toả không mạnh. Trong số đó, có những gói cụ thể hầu như không có tác dụng, thậm chí gây phản ứng ngược (gói cho nông dân vay mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp không tính lãi suất). Có thể nói tác động mạnh nhất của góikíchcầu 1 tập trung ở gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4%. Tuy nhiên, xét về thực chất, đây là gói “giải cứu” chứ không phải là góikích cầu. Gói này đã giải thoát nhiều doanh nghiệp khỏi tình trạng “ách tắc” lưu thông vốn do gánh nặng nợ xấu (nợ không trả được do lãi suất vay quá cao năm 2008). Kích hoạt nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp và ngân hàng thoát khỏi “điểm chết”, góikíchcầu này đã hoàn thành sứ mệnh “giải cứu” nền kinh tế. Sự phân tích trên cho thấy trong giai đoạn vừa qua, để nền kinhtế khôi phục lại tăng trưởng, “gói giải cứu” đóng vai trò chính; còn các góikíchcầu đúng nghĩa chưa phát huy tác dụng bao nhiêu (4). Nền kinhtế hầu như tự động khôi phục tăng trưởng sau khi thoát khỏi điểm “tắc nghẽn” chỉ với một số tiền vừa phải tung ra (cơ bản chưa phải là tiền kích cầu). Các tình huống thực tiễn mang tính kinh nghiệm nêu trên có vẻ hướng tới kết luận không nhất thiết phải tiếp tục kíchcầu trong giai đoạn tới (năm 2010) mà nền kinhtế vẫn có thể duy trì xu hướng cải thiện tốc độ tăng trưởng. Kết luận này được hỗ trợ thêm bởi triểnvọng phục hồi tăng trưởng của kinhtế thế giới. Hội nghị G20 vừa kết thúc nhận định rằng khủng hoảng đã chạm đáy, kinh tế thế giới bắt đầu chuyển sang giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, cùng với các bằng chứng kinh nghiệm đã nêu, cần thêm một số luận cứ - dự báo trước khi đưa ra những gợi ý rõ ràng hơn về “số phận” của góikích cầu. Thứ tư, ngân sách nước ta là ngân sách “trường kỳ thâm hụt”. Trong hàng chục năm, ngân sách nhà nước thường xuyên thâm hụt khoảng 5% GDP/năm. Cộng với hiệu quả đầu tư công thấp (biểu lộ một cách đơn giản qua chỉ số ICOR cao), tình trạng này đang khoét sâu sự yếu kém cơ cấu và tích đọng các nguy cơ mất cân đối vĩ mô. Việc tiếp tục thực hiện góikíchcầu thứ hai đồng nghĩa với việc sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách cho năm sau, vượt qua mức “trường kỳ” vốn có. Tuy năm nay thâm hụt ngân sách ước đoán (6,5% GDP) sẽ thấp hơn đáng kể so với mức Quốc hội cho phép (8% GDP), do lượng tiền kíchcầu chưa bơm ra nhiều, song không phải vì thế mà đặt vấn đề ngân sách năm 2010 được phép chi tiêu kíchcầu “bù” một cách dễ dàng. Ngay tại thời điểm hiện nay, tuy mức lạm phát được duy trì ở mức thấp, song kỳ vọng lạm phát vẫn đang gây áp lực mạnh lên lãi suất và tỷ giá hối đoái, cộng thêm vào đó là mức thâm hụt thương mại vẫn cao trong điều kiện kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, . là những yếu tố tiềm tàng gây bất ổn. Trong khi đó, những nền móng của cơ cấukinhtế nước ta như thực tế hai năm 2007-2008 chỉ ra có rất nhiều điểm yếu cơ bản. Những điểm yếu này trong thời gian qua chỉ mới được bộc lộ ra rõ ràng, được xác nhận nhưng hầu như chưa được khắc phục. Nền kinhtế đang nỗ lực cho các mục tiêu “hồi sức cấp cứu”, ổn định ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn đạt kết quả tích cực, song các điểm yếu cơ bản vẫn còn nguyên, thậm chí, xét tổng thể, còn có phần trầm trọng hơn. Sự cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn do việc tiếp tục triển khai góikíchcầu thứ hai là rất cần thiết. Cho đến nay, các luận cứ cơ bản hầu như đều nghiêng về định hướng không tiếp tục góikíchcầu trong năm 2010. Những lập luận về “bước đệm”, về yêu cầu “tránh sốc” cho nền kinhtế bằng cách nên duy trì một khoản kíchcầu nào đó, khối lượng nhỏ hơn, lãi suất ưu đãi thấp hơn, điều kiện cung cấp ngặt nghèo hơn tỏ ra không thuyết phục. Nền kinhtế với 95% số doanh nghiệp là nhỏ và vừa, 70% lao động ở nông thôn, các doanh nghiệp nhà nước lớn cơ bản bình yên vô sự cho đến nay tự xác nhận rằng nó có đủ năng lực vươn lên ngay cả khi Chính phủ không tiếp tục góikích cầu. Trong khi đó, nếu tiếp tục kích cầu, hậu quả không chỉ là thâm hụt ngân sách tăng, các cân bằng tiền tệ chịu áp lực lớn mà nghiêm trọng không kém là sự tổn hại cơ chế, thúc đẩy xu hướng phục hồi môi trường kinh doanh bất bình đẳng, có hại lâu dài cho cộng đồng doanh nghiệp. Thứ năm, nhưng nếu dừng góikíchcầu thì giải thích thế nào về các khoản đầu tư dài hạn, quy mô lớn dựa vào các nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ? Ở đây, cần làm rõ mấy vấn đề có tính nguyên tắc: Một là, sứ mệnh kíchcầu là giúp nền kinhtế vượt qua “điểm chết”. Đến nay, sứ mệnh đó đã hoàn thành. Hai là, kíchcầu luôn luôn là cung ứng vốn với điều kiện dễ dãi, có lợi cho người vay, thiệt hại trực tiếp cho ngân sách và đặc biệt là gây tổn hại nguyên tắc thị trường của cơ chế phân bổ nguồn lực, làm méo mó môi trường kinh doanh. Ba là, việc ưu tiên đầu tư để giải toả các nút thắt tăng trưởng là cần thiết, song hoàn toàn có thể thực hiện theo các nguyên tắc thị trường công khai thay vì lạm dụng cách thức ưu tiên kích cầu. Về nguyên tắc, trong điều kiện nền kinhtế ốm yếu về thể lực, chưa vững mạnh về cấu trúc thể chế, một khi quá trình khôi phục tăng trưởng đã xác lập được thì cần sớm chuyển sang ưu tiên khôi phục môi trường kinh doanh thị trường bình thường, củng cố thể chế hơn là tiếp tục ưu tiên mục tiêu tốc độ tăng trưởng, dù là dưới hình thức khôi phục nó. Nói như vậy cũng có nghĩa là sang năm 2010, nền kinhtế cần chuyển hướng ưu tiên sang nhiệm vụ tái cơ cấu 95). Với định hướng này, có thể dự đoán năm 2010, nền kinhtế nước ta vẫn có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, giảm thâm hụt ngân sách, giữ lạm phát ở mức 7-8%, không gây áp lực quá lớn lên chính sách tiền tệ và giảm xu hướng tích luỹ nguy cơ bất ổn định. PGS.,TS. Trần Đình Thiên - Tạp chí Ngân hàng (số 21/2009) (1) Nền kinhtế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 (GDP tăng 3,1%), sau đó, liên tục cải thiện tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng trưởng GDP quý II đạt 4,5% và quý III đạt 5,8%. Xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc. Các chỉ số tương ứng của giá trị sản xuất công nghiệp cũng phản ánh rõ ràng một xu thế lạc quan như vậy: 3,2%; 7,6% và 8,5%. Cũng xin lưu ý rằng ngay cả chỉ số “bi quan” nhất - kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm giảm 14,3% so với năm 2008 - cũng có một góc nhìn không hoàn toàn bi quan: kim ngạch giảm là do giá thế giới giảm - mà đây là yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng xuất khẩu vẫn tăng (có lẽ một phần nhờ nỗ lực duy trì khối lượng xuất khẩu mà chúng ta giảm thiểu được đáng kể tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động). (2) Xin lưu ý rằng cuộc khủng hoảng lần này được mệnh danh là cuộc khủng hoảng “trăm năm có một”, có sức tàn phá sánh ngang cuộc Đại suy thoái 1929- 1933. Bên cạnh đó, nền kinhtế nước ta hiện nay có độ mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nhiều so với cách đây 10-15 năm, do đó, khủng hoảng có tác động trực tiếp, toàn diện, sâu sắc và dễ gây tổn thương hơn nhiều. (3) Sự phóng đại này không phải là một lỗi lầm chủ quan mà là hệ quả tâm lý của một quá trình thực tế. Diễn biến phức tạp, tình trạng khó khăn và xu hướng suy giảm tăng trưởng và bất ổn gia tăng của nền kinhtế trong hai năm 2007-2008, cộng thêm vào đó lòng tin thị trường bị suy giảm mạnh đã dẫn tới chỗ khi cuộc khủng hoảng được coi là rất đáng sợ tác động, cách nhìn bi quan và dự báo tiêu cực triểnvọng của nền kinhtế là điều không thể tránh khỏi. (4) Ở đây chưa xét đến vai trò của hiệu ứng tâm lý. Cách tạo niềm tin cho thị trường của Chính phủ bằng cách tuyên bố sử dụng góikíchcầu lớn, với các giải pháp mạnh để đối phó với tác động tiêu cực của khủng hoảng, quyết tâm duy trì tăng trưởng trong năm 2009 kèm theo việc tung ra một lượng tiền “thực” (tuy không nhiều như tuyên bố) quả thực có tác dụng rất tích cực. Có thể rút ra từ đây bài học về cách phối hợp sử dụng các công cụ để điều hành kinhtế vĩ mô. (5) Đây là một vấn đề lớn, đặc biệt quan trọng và rất hấp dẫn do tính chất gây tranh luận của nó. Tuy nhiên, rất tiếc là bài viết này không đủ sức bao quát nó như một chủ đề chính. . Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầuMột trong những cơ sở quan trọng nhất để dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 và. báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong một vài năm tới. Câu hỏi trung tâm hiện nay là: năm 2010, nền kinh tế nước ta có cần triển khai tiếp gói kích cầu