Trong thời gian gần đây, vấn đề thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao đất cho các nhà đầu tư vẫn đang gây nhiều bức xúc trong thực tế triển khai, nhất
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐÀO MINH VŨ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN MỞ RỘNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI III ĐOẠN MAI DỊCH – CẦU THĂNG LONG TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Nguyên Hải
Trang 2NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Đào Minh Vũ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Nguyên Hải người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Cầu Giấy, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy, Chi cục thống kê quận Cầu Giấy, UBND phường Dịch Vọng Hậu, phường Mai Dịch và các cán bộ tại dự án mà tôi điều tra phỏng vấn thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình và những người thân, các cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Đào Minh Vũ
Trang 5MỤC LỤC
Lờı cam đoan i
Lờı cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục chữ viết tắt viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Phần 2 Tổng quan nghiên cứu 4
2.1 Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 4
2.1.1 Khái niệm bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư kh nhà nước thu hồi đất 4
2.1.2 Đặc điểm quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 5
2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 6
2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số nước và một số tổ chức trên thế giới 9
2.2.1 Trung Quốc 9
2.2.2 Thái Lan 10
2.2.3 Hàn Quốc 11
2.2.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số tổ chức trên thế giới 12
2.2.5 Kinh nghiệm cho Việt Nam 13
2.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 14
2.3.1 Giai đoạn trước Luật Đất đai 1987 có hiệu lực 14
Trang 62.3.2 Giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực 15
2.3.3 Giai đoạn Luật Đất đai 1993 có hiệu lực 16
2.3.4 Giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay 17
2.3.5 Giai đoạn Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay 18
2.4 Thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 19
2.4.1 Tình hình thu hồi đất trên địa bàn cả nước 19
2.4.2 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất 22
2.4.3 Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 23
2.5 Nhận xét tổng quan 28
Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 30
3.1 Địa điểm nghiên cứu 30
3.2 Thời gian nghiên cứu 30
3.3 Đối tượng nghiên cứu 30
3.4 Nội dung nghiên cứu 30
3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội quận Cầu Giấy 30
3.4.2 Tình hình quản lý đất đai và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 30
3.4.3 Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án nghiên cứu 31
3.4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GPMB 31
3.5 Phương pháp nghiên cứu 31
3.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 31
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31
3.5.3 Phương pháp tồng hợp, phân tích và xử lý số liệu 32
3.5.4 Phương pháp so sánh 32
3.5.5 Phương pháp minh họa bằng hình ảnh 32
Phần 4 Kết quả và thảo luận 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy 33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 33
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36
4.1.3 Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội 41
Trang 74.2 Tình hình quản lý đất đai và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 42
4.2.1 Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai 42
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cầu Giấy 46
4.3 Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nghiên cứu 55
4.3.1 Quy mô và ý nghĩa dự án 55
4.3.2 Các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án 59
4.3.3 Trình tự, thủ tục thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án 61
4.3.4 Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 66
4.3.5 Kết quả công tác thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nghiên cứu 66
4.3.6 Đánh giá của người dân bị thu hồi đất tại dự án về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 81
4.3.7 Đánh giá chung về công tác thực hiện thu hồi đất, BTHT &TĐC tại dự án 84
4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 86
4.4.1 Giải pháp hoàn thiện về chính sách, pháp luật 86
4.4.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện 87
4.4.2 Giải pháp tăng cường về nguồn nhân lực 87
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Kiến nghị 90
Tài liệu tham khảo 91
Phụ lục 94
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế 38
Bảng 4.2 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2017 của quận Cầu Giấy 46
Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2017 của quận Cầu Giấy 47
Bảng 4.4 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại quận Cầu Giấy gia đoạn 2011-2017 50
Bảng 4.5 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp quận Cầu Giấy giai đoạn 2011-2017 51
Bảng 4.6 Khái quát về dự án nghiên cứu 58
Bảng 4.7 Trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nghiên cứu 64
Bảng 4.8 Xác định đối tượng được bồi thường hỗ trợ về đất tại dự án nghiên cứu 67
Bảng 4.9 Mức hỗ trợ với diện tích đất nông nghiệp tự chuyển đổi bị thu hồi 69
Bảng 4.10 Đơn giá bồi thường về đất ở tại dự án nghiên cứu 70
Bảng 4.11 Kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất tại dự án nghiên cứu 71
Bảng 4.12 Xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất tại dự án nghiên cứu 72
Bảng 4.13 Kết quả bồi thường về tài sản tại dự án nghiên cứu: 74
Bảng 4.14 Đối tượng đủ điều kiện được hưởng các chính sách hỗ trợ khác 75
Bảng 4.15 Mức thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng 77
Bảng 4.16 Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại dự án nghiên cứu 78
Bảng 4.17 Giá bán căn hộ tái định cư nhà N07- khu 5,3 ha Dịch Vọng 79
Bảng 4.18 Giá bán căn hộ tái định cư nhà 21T1 lô A41 – Khu đô thị Nam Trung Yên 80
Bảng 4.19 Đánh giá của người dân trong việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 81
Bảng 4.20 Đánh giá của người dân về giá bồi thường, hỗ trợ 82
Bảng 4.21 Đánh giá của người dân về chính sách hỗ trợ và tái định cư 83
Bảng 4.22 Đánh giá của người dân về trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cấp, các ngành 84
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ địa lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 33 Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2017 37 Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất quận Cầu Giấy năm 2017 49 Hình 4.4 Quy hoạch tuyến đường vành đai III, nguồn: trích từ bản đồ QHC xây
dựng Thủ đô đến năm 2030 55 Hình 4.5 Tiến độ xây dựng tuyến đường, tính đến cuối năm 2017 56 Hình 4.6 Vị trí của dự án Mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch – Cầu
Thăng Long 57
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đào Minh Vũ
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch-Cầu Thăng Long trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch- Cầu Thăng Long, trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Đề xuất ý kiến, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng đường giao thông, phục vụ cho mục đích phát triển thành phố Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp;
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp;
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu;
- Phương pháp phân tích, so sánh;
- Phương pháp minh họa bằng hình ảnh
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Quận Cầu Giấy là quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí đặc biệt quan trọng và dần khẳng định thành một trung tâm du lịch-dịch vụ của thủ đô Hà Nội Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của quận có những bước phát triển mạnh
mẽ và ảnh hưởng nhiều tới tình hình sử dụng đất của quận, nhu cầu đất cho phát triển cơ
sở hạ tầng ngày tăng mạnh và theo đó là diện tích cần BTGPMB có xu hướng tăng lên Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017 Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Cầu Giấy là 1.231,70 ha, bao gồm: 16,80 ha đất nông nghiệp (chiếm 1,36%); 1.134,04
ha đất phi nông nghiệp (chiếm 92,07%) và 80,86 ha đất chưa sử dụng (chiếm 6,57%) Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai được quận thực hiện tốt và đồng bộ
Dự án mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long trên địa bàn
Trang 12quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có diện tích thu hồi đất là 24.935,1 m 2 Kết quả công tác BTHT&TĐC của dự án như sau: Thời gian thực hiên từ năm 2016 đến năm 2018; tổng số tiền BTHT là 181.067,5 triệu đồng với tổng số 245 cá nhân, hộ gia đình, cơ quan được BTHT; số hộ đủ điều kiện bố trí tái định cư: 21 hộ trong đó 16 hộ nhận nhà tái định cư, 5 hộ đủ điều kiện được bố trí tái định cư nhưng lựa chọn nhận hỗ trợ bằng tiền để tự lo tái định cư Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được thì công tác BTHT&TĐC tại dự án còn một số mặt tồn tại, hạn chế
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác BTHT&TĐC trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như toàn thành phố thì cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp: Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai, giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực
Trang 13THESIS ABSTRACT Master candidate: Dao Minh Vu
Thesis title: Assessment of compensation, support and resettlement for the project of
building the Ring Road 3 section Mai Dich – Thang Long Bridge in Cau Giay District,
Ha Noi
Major: Land mannagement Code: 8850103 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives:
- Evaluate the compensation, support and resettlement when the State recovers project land for building the Ring Road 3 section Mai Dich – Thang Long Bridge in Cau Giay District, Ha Noi;
- Propose some solutions to contribute to improving the effectiveness of compensation, support and resettlement when the State recovers land for building road
in Hanoi city
Research Methods:
- Method of secondary date collection and survey;
- Method of primary data survey;
- Method of synthesis, processing of data;
- Methods of analysis, compare;
- Method of illustrate image
Main findings and conclusions:
Cau Giay district is in the central area of Hanoi, which is particularly important position and gradually asserted to be tourism – service center of Hanoi In recent years, economic – social development of the district has strongly and greatly affects the situation of land use
According to the inventory of land as of 2017, the total land area of the administrative unit – Cau Giay district is 1,231.70 ha, including 16.80 ha of agricultural land (accounting for 1.36 %); 1,134.04 ha of non- agricultural land (accounting for 92.07 %) and 80.86 ha unused land (accounting for 6.57%) Over the years, the state management of land is always well- implemented
The project of building the Ring Road 3 section Mai Dich – Thang Long bridge
in Cau Giay district, Hanoi with an area of land recovery of the project is 24,935.1 m 2
Trang 14Result of compensation, support & resettlement of the project are as follows: Period of implementation from 2016 to 2018, the total amount of compensation, support is 181,067.5 million for a total of 245 individuals, families, agencies; 21 households have resettlement, include: 16 households have adequate resettlement were arranged, 5 households chosse money of supporting for resettlement Besides the positive results achieved, compensation, support & resettlement in the project, there are some objective
and subjective shortcomings and limitations
To improve the effectiveness of compensation, support & resettlement in Cau Giay district as well as the whole city, the need to promote the implementation of solutions on policies and implement in accurately and flexibly, raising for the quality of human resources
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai đã được khẳng định là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn vô cùng to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng
Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người, con người đã biết sử dụng đất theo các mục đích khác nhau để phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của mình Theo thời gian và sự lao động đã làm cho nhận thức của con người càng được hoàn thiện, nâng cao cùng với nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng để phục vụ cho đời sống, cho sản xuất, cho sự phát triển kinh tế-xã hội và công tác quản lý việc sử dụng đất đã được xây dựng một cách có khoa học, theo hệ thống thống nhất từ tổng thể đến chi tiết và theo quy định chung của pháp luật Nhà nước
Sử dụng đất đai vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi
Trong thời gian gần đây, vấn đề thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao đất cho các nhà đầu tư vẫn đang gây nhiều bức xúc trong thực tế triển khai, nhất là những bức xúc của người bị thu hồi đất về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Mặc dù các quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng rõ ràng, cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, đơn giá thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản khi Nhà nước thu hồi đất Tuy nhiên,
về lý thuyết kinh tế đất đai, việc bồi thường một giá trị lớn hơn giá trị mà họ nhận được từ đất có thể được coi là đã phù hợp, nhưng đất đai có những đặc trưng riêng, ngày càng khan hiếm, điều này tương ứng với giá đất luôn luôn
có xu hướng tăng ngay cả khi nó không được sử dụng, vì vậy người sử dụng đất luôn có xu hướng yêu cầu giá bồi thường về đất cao hơn nhiều lần so với
Trang 16thực tế Chính điều này đã làm nảy sinh nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục khi thu hồi đất
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội là một quận trung tâm với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, hiện đang có những chính sách để thu hút đầu tư trong
và ngoài nước Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế-xã hội đang từng ngày phát triển Trên địa bàn toàn quận có rất nhiều
dự án đã và đang được đầu tư, nhưng công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong các nguyên nhân chủ yếu đó là đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn đối với người dân nơi đây làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư và hiện tượng mà Nhà nước phải đối mặt như là một quy luật tất yếu và phổ biến, không thể tránh khỏi Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Xuất phát từ thực tế trên
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội”
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch- Cầu Thăng Long, đi qua đường Phạm Văn Đồng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Đề xuất ý kiến, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng đường giao thông, phục
vụ cho mục đích phát triển thành phố Hà Nội
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu trên phạm vi quận Cầu Giấy và đi sâu nghiên cứu công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện dự án mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch-Cầu Thăng Long, đi qua đường Phạm Văn Đồng với diện tích thu hồi 24.935,1 m² thuộc địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội
- Thời gian: Thời gian thực hiện dự án nghiên cứu từ năm 2010 đến 2017
Trang 171.4 ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1 Đóng góp mới
Trên cơ sở xác định được những vấn đề tồn tại trong công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mở rộng đường vành đai tại quận Cầu Giấy, đề xuất được các giải pháp hợp lý để khắc phục nâng cao hiệu quả công tác GPMB trên địa bàn quận
1.4.2 Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở lý luận về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy và giúp cho việc GPMB nhanh các dự án trong xây dựng công trình đường vành đai, đường giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và những địa bàn tương tự
1.4.3 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung
cơ sở thực tiễn để đánh giá chung việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; góp phần giúp các nhà quản lý tại quận Cầu Giấy chỉ đạo và thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai tại địa phương
Trang 18PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.1.1 Khái niệm bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư kh nhà nước thu hồi đất
2.1.1.1 Thu hồi đất
“Thu hồi đất là việc Nhà nước ra Quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” (Luật Đất đai 2003)
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai” (Luật Đất đai 2013)
2.1.1.2 Bồi thường
- Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thực chất là việc giải quyết mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, người được giao đất, thuê đất và người bị thu hồi đất Bồi thường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước Việc bồi thường thiệt hại về đất không giống với việc trao đổi, mua bán tài sản, hàng hoá trên thị trường mà phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người bị thu hồi đất và người nhận quyền sử dụng đất thu hồi, có nghĩa là phải giải quyết một cách hài hoà giữa các đối tượng tham gia
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị QSDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Luật Đất đai 2003)
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất (Luật Đất đai 2013)
2.1.1.3 Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Luật Đất đai 2013)
2.1.1.4 Giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Giải phóng mặt bằng: Là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó (Hoàng Phê, 2000)
Trang 19- Tái định cư: Là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thông qua các hoạt động để ổn định cuộc sống của những người bị thu hồi đất nằm trong diện phải di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống,
ổn định sản xuất để phát triển kinh tế xã hội
2.1.2 Đặc điểm quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Như chúng ta đã biết để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ, thì trước hết chủ đầu tư cần phải giải phóng mặt bằng Đó là công việc trọng tâm và hết sức quan trọng Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn
do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm Bên cạnh đó công tác GPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội Ở các địa phương khác nhau thì công tác GPMD cũng có nhiều đặc điểm khác nhau Vì vậy cần phải có những phương pháp hợp lý để thực hiện công tác này Tuy nhiên, công tác GPMB mang tính đa dạng và phức tạp:
2.1.2.1 Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau Khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp Do
đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể
2.1.2.2 Tính phức tạp
Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế
- xã hội đối với mọi người dân Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất
Trang 20khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này
2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.3.1 Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đai
Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế
Theo đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác GPMB đã đạt những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong
sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo
kẽ hở trong thực thi pháp luật
2.1.3.2 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ở nước ta, theo quy định của Luật đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt lập hồ
sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hệ thống hồ sơ địa chính
và giấy chứng nhận QSD đất có liên quan mật thiết với công tác bồi thường, hỗ trợ, đối tượng và mức bồi thường hỗ trợ
Lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính (HSĐC) có vai trò quan trọng hàng đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai
Trang 21Trong công tác bồi thường, GPMB, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn
cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt công tác đăng ký biến động về sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn tất Chính vì vậy mà công tác bồi thường GPMB đã gặp rất nhiều khó khăn Làm tốt công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công tác bồi thường GPMB sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn
2.1.3.3 Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đất đai là có hạn, không gian sử dụng đất đai cũng có hạn Để tồn tại và duy trì cuộc sống của mình con người phải dựa vào đất đai, khai thác và sử dụng đất đai để sinh sống Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương, là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và các địa phương nói riêng
Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường GPMB thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức Bất kỳ một phương án bồi thường GPMB nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất có tác động tới công tác bồi thường đất đai trên hai khía cạnh:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi
có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường Tuy nhiên chất lượng quy hoạch nói chung và kế hoạch nói riêng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào Đây
Trang 22chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”
2.1.3.4 Yếu tố giá đất và định giá đất
Giá đất tính bồi thường thiệt hại về đất là thước đo phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và công bố đều chưa sát với giá thực tế của thị trường, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát sinh khiếu kiện (Quốc hội,
luật đất đai 2003)
Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy trong 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai thì có tới 12.348 trường hợp là khiếu nại về bồi thường, GPMB (chiếm 70,64%) Trong các trường hợp khiếu nại về bồi thường GPMB thì có tới 70% là khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường hoặc giá đất ở được giao tại nơi tái định cư lại quá cao so với giá đất ở
đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2012) Như vậy, nếu công tác định giá đất để bồi thường GPMB không được làm tốt sẽ làm cho công tác GPMB ách tắc, dẫn tới không có mặt bằng đầu tư, làm chậm tiến độ triển khai dự án hoặc làm lỡ cơ hội đầu tư
2.1.3.5 Thị trường bất động sản
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sản ngày càng được hình thành và phát triển Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh
tế đất nước trong thời gian qua và trong tương lai
Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện công tác TĐC và bồi thường
Giá cả của Bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác động
Trang 23tới giá đất tính bồi thường
2.2 CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1 Trung Quốc
Pháp luật đất đai Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Pháp luật đất đai Việt Nam Hình thức sở hữu đất đai của Trung Quốc là sở hữu Nhà nước nên ở Trung Quốc không có chính sách bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất kể
cả đất nông nghiệp Tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất Nhà nước chỉ bồi thường cho các công trình gắn liền với đất khi bị thu hồi đất của các chủ sử dụng (Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà, 2011)
Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dung đất biết trước họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường hoặc bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Giá bồi thường là giá thị trường Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh lại chính thị trường đó Đối với đất nông nghiệp được bồi thường theo tính chất đất và loại đất
Về tái định cư, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ Khu TĐC được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông tĩnh và động Trong quá trình bồi thường GPMB phải lập các biện pháp xử
lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được sự thống nhất, lúc này sẽ
xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tải, sau đó theo khiếu tố (Hoàng Thị Nga, 2010)
Trung Quốc là một nước khá thành công trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nguyên nhân dẫn đến thành công là do Trung Quốc xây dựng chính sách và thủ tục rất chi tiết ràng buộc với các hoạt động tái định
cư và hỗ trợ khác cho người dân, năng lực thể chế mạnh, quyền sở hữu đất tập
Trang 24thể, việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao và việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độc định cư chậm, thiếu đồng bộ thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi xây xong nhà tái định cư
2.2.2 Thái Lan
Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều tiết Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý thì việc bồi thường được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá giá trị bồi thường cho người bị thu hồi đất
Thái Lan là đất nước cho phép hình thức sở hữu cá nhân với đất đai, do vậy
về nguyên tắc khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự thoả thuận giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó trên cơ sở một hợp đồng Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ mức giá do một Uỷ ban của chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản Giá bồi thường phụ thuộc vào từng khu vực, từng
dự án; nếu dự án mang tính chiến lược quốc gia thì giá đền bù rất cao so với giá thị trường Nhìn chung, khi tiến hành thu hồi đất thì nhà nước hoặc nhà đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường Việc bồi thường thiệt hại chủ yếu bằng tiền mặt, sau đó người bị thu hồi đất sử dụng tiền này đi mua đất tại khu vực khác Nếu phải di chuyển nhà ở đến nơi ở mới, Uỷ ban này sẽ chỉ cho người dân biết mình được đến đâu, phải trả tiền một lần, được cho thuê hay mua trả góp Tất nhiên cũng có việc bên bị thu hồi không chấp hành, cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền sẽ kiểm tra và khẳng định mức giá đền bù đã hợp lý chưa và dù đúng hay không đúng mà người bị thu hồi không di chuyển thì sẽ bị cưỡng chế Việc khiếu nại về bồi thường sẽ do toà án giải quyết (Phạm Bình Trị, 2013) Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng được di dời được thực hiện rất tốt nên đa số các hộ dân đã hiểu và chấp hành công tác, phương án đền bù giải phóng mặt bằng của Nhà nước Việc chuẩn bị khu tái định cư được chính quyền Nhà nước quan tâm đúng mức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư Việc thống nhất trong chỉ đạo, điều hành giải quyết khiếu kiện của công dân cũng như sự thống nhất về công tác; sự phân công nhiệm vụ, phân cấp rõ trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết vướng mắc đã góp phần đẩy nhanh
Trang 25tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (Tổng cục Quản lý đất đai, 2009-2012)
2.2.3 Hàn Quốc
Cơ sở pháp lý của chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Hàn Quốc: Hiến pháp Hàn Quốc; Luật thu hồi đất năm 1962; Luật các trường hợp đặc biệt chu hồi đất phục vụ mục đích công và đền bù thiêt hại năm 1975; Luật thu hồi đất cho các dự án công và đền bù năm 2000; hiện nay Hàn Quốc thực hiện theo Luật đền bù đất đai Mục đích của Luật nhằm đảm báo phát huy phúc lợi công
và bảo vệ thích đáng quyền sở hữu tài sản thông qua việc thực thi hiệu quả công trình công cộng; bằng việc quy định đền bù thiệt hại nảy sinh do quá trình thu hồi hay sử dụng đất cho các công trình công cộng thông qua tham vấn và cưỡng chế
(Hee-Nam Jung, 2010)
Nguyên tắc đền bù thiệt hại:
- Đền bù của chủ thực hiện dự án: Chủ thực hiện dự án sẽ tiến hành theo đền bù chủ đất và các cá nhân liên quan về những thiệt hại gây ra do thu hồi hoặc
sử dụng đất, cho các công trình công công
- Đền bù đi trước: Mọi chủ thể khi thực hiện dự án phải thực hiện đền bù đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hành phần việc của mình liên quan tới công trình công công
- Đền bù bằng tiền mặt: Đền bù thiệt hại về tài sản sẽ được trả bằng tiền mặt trong trường hợp nếu chủ đất đồng ý đền bù có thể được trả bằng trái phiếu chính phủ do chủ thực hiện dự án phát hành
- Đền bù cho từng cá nhân: Đền bù phải được chi trả cho từng cá nhân tới chủ đất
- Đền bù cả gói: Trong trường hợp có thể, cùng một khu vực dự án với nhiều mản đất thuộc cùng một chủ sở hữu nhưng thuộc các giai đoạn đền bù khác nhau, chủ thực hiện dự án sẽ đảm bảo chi trả cả gói đền bù một lượt
- Tính toán số tiền đền bù: Thời đểm tính giá đền bù: Trường hợp tham vấn tính tại thời điểm đạt được thỏa thuận; trường hợp cưỡng chế tính tại thời điểm ra quyết định cưỡng chế Chủ thực hiện dự án phải giao việc đánh giá giá trị đất đai… cho không dưới hai cơ quan thực hiện định giá; trong trường hợp chủ đất có yêu cầu, có thể phải lựa cho thêm 1 nhà định giá; giá trị đền bù là trung bình cộng của kết quả định giá bởi hai hoặc ba cơ quan định giá trên
Trang 26- Tiêu chuẩn và loại đền bù về đất: Đền bù được thực hiện dựa trên bảng giá đất được công bố theo quy định; đơn vị định giá sẽ căn cứ vào Khung giá đất công khai chính thức cho khu vực liên quan để tiến hành định giá đất, giá một đơn vị diện tích đất của khu vực tham chiếu được chính phủ khảo sát, đánh giá và công bố hằng năm; đơn vị định giá sẽ so sánh các yếu tố như vị trí, địa hình, môi trường xung quanh, có ảnh hưởng đến giá trị khách quan của đất, tham chiếu từ 2 hoặc hơn 2 mảnh đất tham khảo với mảnh đất đang cần định giá; đơn vị định giá phải tiến hành định giá sao cho đảm bảo có sự hài hòa giữa giá đất đưa ra và mức giá theo Khung giá đất công khai chính thức
Tài sản (gồm: Nhà cửa, cây trồng, công trình và các tài sản khác gắn liền với mảnh đất, cây trồng, mồ mả, ): Nhà cửa, công trình và các tài sản khác sẽ được tính theo mức chi phí chuyển đổi cần thiết trừ những trường hợp: nơi khí chuyển đổi nhà, nơi chi phí chuyển đổi lớn hơn giá trị tài sản, nơi chủ thực hiện
dự án thu mua để sử dụng trực tiếp; cây trồng sẽ được đền bù bằng cách tính tổng
số loại và mực độ sinh trường, phát triển…; Mồ mả được đền bù bằng cách tính chi phí cần thiết cho việc thay đổi địa điểm chôn cất
Trường hợp khác: Đền bù các quyền (quyền khai mỏ, đánh cá, sử dụng nước ) sẽ được thực hiện với mức giá phù hợp thông qua định giá chi phí đầu tư, mức lợi nhuận mong đợi…; thiệt hại kinh doanh (do ngừng hoặc dừng kinh doanh gây ra) sẽ được thực hiện đền bù bằng cách tính lợi nhuận kinh doanh, chi phí chuyển đổi, cơ sở vật chất…; thiệt hại nông nghiệp sẽ được đền bù bằng cách tính doanh thu,… trên mỗi diện tích đất nông nghiệp; thiệt hại về lương (mà người lao động phải gánh chịu do tạm nghỉ hoặc mất việc) sẽ được đền bù bằng cách tính
mức lương trung bình…theo “Luật tiêu chuẩn lao động” (Hee-Nam Jung, 2010)
2.2.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số tổ chức trên thế giới
2.2.4.1 Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới là tổ chức đầu tiên đưa ra chính sách tái định cư không
tự nguyện và được từng bước, nghiên cứu phát triển (chu kỳ 4 năm) Năm 1980
WB đưa ra Chính sách chung cho tái định cư không tự nguyên trong Bản hướng dẫn hoạt động về những vấn đề xã hội trong tái định cư không tự nguyện trong các
dự án do WB đầu tư Năm 2004, Ngân hàng thế giới đưa ra bản hướng dẫn hoạt động về tái định cư không tư nguyện
Trang 27Chính sách tái định cư không tự nguyện của WB dựa trên nguyên tắc lựa chọn phương án tái định cư ít nhất và có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, đại diện của những người thiệt hại vào thiết kế, khai thác, theo dõi giám sát quá trình công việc tái định cư (World Bank, 2009)
Chính sách tái định cư không tự nguyện cũng được các ngân hàng khu vực đưa ra như: Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter Americal Development Bank) – IADB (1993), Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB (1995), Ngân hàng phát triển Châu Phi – AFDB (1995)
2.2.4.2 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì việc BTHT và TĐC bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành thực hiện dự án, trong khi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải tỏa mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thì thi công trước, tránh lấn chiếm đất đai), do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi giải tỏa
Quy định của ADB là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về
dự án cũng như chính sách bồi thường, tái định cư của dự án cho các hộ nông dân
mà còn tham khảo ý kiến vè tìm mọi cách thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình kế hoạch hóa cũng như thực hiện công tác tái định cư Ở Việt Nam, thực tế cho thấy việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì việc thu hồi đất là quyền của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, tái định cư ra sao hầu như không trả lời ngay được
Theo quy định của ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực hiện dự án phải thuê một tổ chức giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin là khách quan, Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải kiểm tra xem các hoạt động tái định
cư có được triển khai đúng không? Từ đó có những kiến nghị biện pháp giải quyết, sao cho công tác tái định cư đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vướng mắc nảy sinh
Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì vẫn còn hạn chế
2.2.5 Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái
Trang 28định cư của một số nước và các tổ chức trên thế giới, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMD
ở một số điểm sau:
- Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường, hỗ trợ GPMD và tái định cư nói riêng bằng cách thành lập các đơn vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ở các tỉnh, thành phố cả nước để giúp nhà nước xây dựng được một khung giá phù hợp sao cho hài hòa giữa lợi ích của người và lợi ích quốc gia
- Công khai hóa đấy đủ các thông tin liên quan về dự án cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi được biết, được bàn và kiểm tra
- Quan tâm hơn nữa đối với việc lập quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư; các chế độ chính sách của những người bị thu hồi đất; giá cả đền bù phải sát với giá thị trường; xử lý hài hòa lợi ích và quyền lợi của người bị thu hồi đất, chủ đầu tư với Nhà nước
- Ngoài khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc làm sau khi
bị thu hồi đất
2.3 CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.3.1 Giai đoạn trước Luật Đất đai 1987 có hiệu lực
Ngay khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), Đảng và Nhà nước đã khẳng định con đường tất yếu của Cách Mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Để đáp ứng nhiệm vụ đất nước trong giai đoạn cách mạng mớinăm 1953, Nhà nước ta thực hiện cải cách ruộng đất nhằm phân phối lại ruộng đất cho nhân dân với khẩu hiệu: “Người cày
có ruộng” và từ đó luật cải cách ruộng đất được ban hành Đồng thời Nhà nước ta cũng khẳng định đất đai được tồn tại dưới 3 hình thức đó là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân
Hiến pháp năm 1959, Nhà nước thừa nhận tồn tại ba hình thức sở hữu đất đai ở nước ta, gồm có sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể Thời
kỳ này quan hệ đất đai trong bồi thường chủ yếu là thoả thuận, sau đó thống nhất giá trị bồi thường mà không cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Trang 29phương án bồi thường hay ban hành giá bồi thường
Nghị định 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất”, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam Nghị định này quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân trong việc xây dựng các công trình do Nhà nước quản lý đó là: “đảm bảo kịp thời và đủ tiện ích cần thiết cho xây dựng công trình, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất Những người có ruộng đất được trưng dụng được bồi thường và trong những trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công ăn việc làm, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt, tận dụng đất hoang để không phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhân dân Hết sức tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, đền chùa, trường hợp đặc biệt phải bàn kỹ với nhân dân địa phương”
Về mức và cách tính bồi thường, Nghị định 151/TTg có quy định:
- Đối với ruộng đất nếu không thể đổi bằng đất thì sẽ bồi thường bằng một
số tiền bằng từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của đất bị trưng dụng
- Đối với nhà cửa và kiến trúc thì được giúp đỡ xây dựng cái khác
- Đối với hoa màu đã trồng mà chưa thu hoạch phải bồi thường thiệt hại đúng mức
- Đối với mồ mả căn cứ và tình hình cụ thể, phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển
Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định 151/TTg là rất đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960 Tuy nhiên, Nghị định chưa quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại mà chỉ quan tâm đến sự thoả thuận của các bên Tiếp đó là Thông tư số 1792/TTg ngày 11-01-1970 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số điểm tạm thời “Về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây lưu niên, các hoa mầu cho nhân dân ở
những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố” trên nguyên tắc: “Phải đảm
bảo thoả đáng quyền lợi hợp pháp của Hợp tác xã và của nhân dân” Tuy nhiên
Thông tư này mới chỉ dựng lại ở việc quy định bồi thường về tài sản trên đất mà chưa đề cập cụ thể đến chính sách bồi thường về đất đai
2.3.2 Giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực
Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, vì vậy việc thực
Trang 30hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên Do vậy, Luật Đất đai năm 1987 ra đời không nêu cụ thể việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất: Khoản 4 Điều
48 quy đinh: “ Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi đất
để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật”
Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 186/HĐBT
về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại
về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và
vị trí đất Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để
sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất
Theo Quyết định số 186/HĐBT, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hay tạm thời quy định việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi Toàn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết cho ngân sách trung ương 30 % địa phương 70 % để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hóa và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất chứ không trả cho người trực tiếp bị thu hồi đất
2.3.3 Giai đoạn Luật Đất đai 1993 có hiệu lực
Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 trên cơ sở Hiến pháp 1992 quy định: "đất có giá trị" và người sử dụng đất đều có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới đối với công tác bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993
Những quy định về bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những kết quả quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về
Trang 31sau, do sự phát triển kinh tế xã hội nhanh tróng, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất nên Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và được thông qua ngày 29/6/2001
Để cụ thể hoá các quy định của Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường GPMB đã được ban hành, bao gồm:
Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định số 90/CP nói trên; Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ; Chính sách bồi thường GPMB cụ thể theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC;
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã quy định rất rõ về: Đối tượng được đền bù thiệt hại; đối tượng phải đền bù thiệt hại: phạm vi áp dụng; phạm vi đền bù thiệt hại; điều kiện được đền bù thiệt hại về đất; giá đất để tính đền bù thiệt hại; chính sách hỗ trợ; tái định cư; tổ chức thực hiện
2.3.4 Giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định rất chi tiết và kèm theo nhiều văn bản dưới luật được ban hành để hướng dẫn thực hiện:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về
Trang 32- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi
bổ sung một số Điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thông tư liên tịch số 14/2008/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư
đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật
2.3.5 Giai đoạn Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay
Luật Đất đai 2013 có nhiều nội dung đổi mới quan trọng trong đó vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là nội dung phức tạp phát sinh nhiều khiếu kiện, khiếu nại trong thi hành chính sách pháp luật đất đai thời gian vừa qua đồng thời cũng là nội dung thu hút sự quan tâm của nhân dân và được Trung ương Đảng, các Đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng
Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc phục bất cập và điều tiết hài hòa giữa lợi ích nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời giảm thiểu và hạn chế các khiếu kiện của công dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất Luật Đất đai năm
2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003, đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Nghị quyết số 49-NT/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành
Trang 33Trung ương Đảng khóa XI “về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” đi vào cuộc sống Sau khi Luật đất đai 2013 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 37/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất;
- Thông tư số 36/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai
2.4 THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.4.1 Tình hình thu hồi đất trên địa bàn cả nước
a) Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp
Tính đến tháng 4/2008, cả nước có 185 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 44.895 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 29.358 ha, diện tích đất đã cho thuê là 14.374 ha (chiếm 48,96% tổng diện tích đất có thể cho thuê) Có 110 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với
Trang 34tổng diện tích đất là 26.115 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
là 17.802 ha, diện tích đất đã cho thuê là 13.108 ha (chiếm 73,63% tổng diện tích đất có thể cho thuê) Có 110 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất là 26.155 ha,, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 17.802 ha, diện tích đất đã cho thuê là 13.108 ha (chiếm 73,63% tổng diện tích đất có thể cho thuê) Hiện có 75 khu đang trong giai đoạn BTGPMB và xây dựng cơ bản với tổng diện tích là 18.779 ha Ngoài các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, hiện cả nước có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập với tổng diện tích khoảng 26.000 ha Tồn tại trong việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp: Có nhiều khu công nghiệp được hình thành từ việc thu hồi đất nông nghiệp, chủ yếu là diện tích đất trồng lúa nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
b) Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị
Sau hơn 20 năm đổi mới, tổng số đô thị cả nước từ 600 nay đã lên hơn
800 QHSDĐ ở đô thị đến 2010 đã được Quốc hội thông qua năm 2006 là 110.700 ha Tuy nhiên đến 2005, đất ở đô thị (không tính đất giao thông và các loại đất khác của đô thị) đã sử dụng hết gần 103.000 ha Phát triển đô thị luôn đi liền với việc thu hồi đất, GPMB tạo quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ, Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến nay, trên phạm vi cả nước đã thu hồi hơn 30.000 ha đất nông nghiệp để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn Tồn tại trong việc thu hồi đất để phát triển đô thị: Thứ nhất, đô thị hoá xảy ra trước công nghiệp hóa: Làn sóng chuyển cư tới các
đô thị ngày càng gia tăng, mỗi năm khoảng 1 triệu người (TP.HCM hiện người nhập
cư chiếm gần 1/3 dân số) tính đến năm 2005, sớm hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ Do dó, nhu cầu định cư tại đô thị tăng theo
Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật đi sau: Đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nhiều đô thị mới chỉ đạt khoảng 10-15% đất đô thị, trong khi yếu cầu tối thiểu phải là 30-35% Hiệp hội đô thị khuyên cáo rằng để theo kịp tốc độ tăng dân số đô thị, đến 2010 Việt Nam cần 8,9 tỷ USD cho 3 hạng mục: cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải và đến 2020 cần tới 13 tỷ USD cũng chỉ để làm ba việc này Chỉ tính riêng Hà Nội cần 25 tỷ USD để phát triền giao thông đô thị đến 2020 Thành phố Hồ Chí Minh còn cần nhiều hơn thế nữa
Trang 35Thứ ba, thôn tính đất vành đai: Năm 1996 chiến lược phát triển đô thị Việt Nam vạch kế hoạch cho tổng thể đất đô thị đến 2020 tăng thêm là 460.000 ha, thì đến 2006 đã thực hiện trên 477.000 ha vượt kế hoạch 13 năm Sự bành trướng này đi ngược nguyên tắc giữ các vành đai làm đảm bảo phát triển bền vững, lấy
đi những vùng đất màu mỡ cung cấp rau xanh, thực phẩm và các loại hoa màu, thủ tiêu những lá phổi xanh, không gian nghỉ dưỡng tối thiểu,
Nhìn tổng thể, chất lượng định cư đô thị cùa Việt Nam đã mắc phải 3 nhược điểm lớn là chất lượng con người (văn hoá, trình độ lao động), chất lượng xây dựng (vật chất) của thành phố đều yếu kém và căn bệnh liên tục bành trướng
đô thị “bẩn” ra vành đai xanh ngoại vi, bất chấp tính bền vừng (Viện nghiên cứu định cư, 2007)
c) Thu hồi đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích thương mại, du lịch, dịch vụ
Tính đến tháng 6/2008, cả nước đã có 141 sân gôn ở 39 tỉnh, thành phố; sử dụng tới 49.268 ha đất đai, trong đó có 2.625 ha đất trồng lúa Nếu như trong suốt 16 năm mới chi cấp phép cho 34 dự án sân gôn, thì chưa đầy
2 năm (2006 - 2008) các địa phương sau khi được phân cấp đã cấp phép cho
104 dự án, nghĩa là cứ bình quân sau mỗi tuần lại xuất hiện thêm 1 sân gôn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
d) Tình hình sử dụng đất để phát triển sau thu hồi
Theo báo cáo cùa 63 tỉnh, thành phố thì có khoảng 1.200 dự án “treo” với diện tích trên 130.000 ha; trong đó có:
- 670 dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với diện tích 48.000 ha;
- 230 dự án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với diện tích 14.000 ha;
- 180 dự án xây dựng, chỉnh trang khu đô thị và khu dân cư nông thôn với diện tích 3.900 ha
Các địa phương có nhiều dự án “treo” gồm: Nam Định: 80 dự án, Thành phổ Hồ Chí Minh: 50 dự án, Quảng Nam: 50 dự án, Đồng Nai: 40 dự án, Vĩnh Phúc: 32 dự án, Hà Nội: 29 dự án, Cần Thơ: 24 dự án, Bà Rịa - Vũng Tàu: 24 dự
án, Hải Dương: 18 dự án, Đà Nẵng: 16 dự án, Khánh Hòa: 10 dự án (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
Trang 362.4.2 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
a) Về tổ chức thực hiện
Công tác tổ chức thực hiện BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại nhiều địa phương còn nhiều tồn tại:
- Chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục khi công khai quy hoạch, thông báo
kể hoạch thu hồi đất, cưỡng chế
- Việc thực hiện chính sách đền bù khi thu hồi đất chưa nghiêm minh, vi phạm nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật
- Có một số dự án vi phạm, sai sót về: Bồi thường không đúng đối tượng, không đúng giá, phân loại sai hạng đất, vị trí đất, đo đạc diện tích đất và kiểm đếm tài sàn không chính xác, thậm chí có trường hợp kê khống diện tích bồi thường để chia chác, hưởng lợi bất chính
- Cơ chế phân cấp trách nhiệm giữa các ngành, các cấp nhiều mặt còn chồng chéo, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn cùa đội ngũ cán bộ cơ sờ còn yếu
b) Giá đất bồi thường
- Trên thực tể, một số địa phương do khó khăn về ngân sách để đầu tư (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi, ) và phục vụ mục đích thu hút vốn đầu tư nên một số chính quyền địa phương đều có xu hướng quy định giá đất thấp chr bằng 30-50% mức giá đất bình quân chung nên không đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất khi được đền bù bằng tiền, số tiền nhận được không mua lại được QSDĐ thay thế để tiếp tục sống bằng nông nghiệp
- Giá đất nông nghiệp còn thấp song khi chuyển mục đích sừ dụng thì giá trị QSDĐ tăng lên nhiều lần Mặc dù chênh lệch này do đầu tư của Nhà nước nhưng gắn với đất mà người nông dân được giao, cùng với việc chưa được xử lý mức hỗ trợ thoả đáng, nhất là đối với việc thu hồi đất ờ các khu vực ven đô và khu vực gần với khu công nghiệp, khu dân cư, tại các vùng giáp ranh giữa đô thị
và nông thôn làm cho tình hình trở nên phức tạp, bức xúc
- Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều địa phương giao cho chủ đầu tư trực tiếp thoả thuận vớí nông dân, nhưng
do tổ chức thiếu chặt chẽ, thống nhất dẫn đến sự khác nhau về giá đất bồi thường,
Trang 37về chế độ BTHT trên cùng một địa bàn, cũng làm cho tình hình trở nên phức tạp, bức xúc
c) Tình hình khiếu nại liên quan đến bồi thường khi thu hồi đất
Công tác BTGPMB còn nhiều tồn tại, yếu kém và thậm chí là tiêu cực đã gây bức xúc cho người dân; theo ước tính sơ bộ có trên 80% số vụ khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai, trong đó phần lớn là khiếu nại về giá đất tính bồi thường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
2.4.3 Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
a Khái quát về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Hà Nội
Công tác giải phóng mặt bằng tính đến năm 2018 được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều khó khăn; các cơ chế chính sách vể BTHT&TĐC có sự thay đổi đáng kể trong qua từng năm Vì vậy, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao, tích cực của UBND thành phố, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền quận, huyện, phường xã và sự chủ động phối hợp của các Sở, các ban ngành của Thành phố thì công tác GPMB năm
2018 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực như sau:
Trong năm 2017, trên địa bàn thành phố có 926 dự án thu hồi đất được HĐND TP thông qua, với diện tích hơn 3.266 ha Ngoài ra, còn các dự án của các bộ, ngành và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước chuyển sang tiếp tục triển khai công tác thu hồi đất, GPMB Như vậy, số liệu thống kê của các quận, huyện, thị xã, toàn thành phố có 1.726 dự án triển khai thu hồi đất, với diện tích đất thu hồi là 7.097 ha, liên quan đến 81.014 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức Theo Ban Chỉ đạo GPMB thành phố, đến hết ngày 31/10/2017, trên địa bàn thành phố đã phê duyệt 23.192 phương án (bằng 120% so với cùng kỳ năm 2016), với số tiền bồi thường, hỗ trợ là 10.519 tỷ đồng (bằng 193% so với cùng kỳ năm 2016), xét tái định cư cho 891 trường hợp (bằng 203% so với cùng kỳ năm 2016) Đồng thời, hỗ trợ bằng tiền để 340 hộ gia đình, cá nhân tự nguyện tự lo tái định cư (như vậy, tổng số hộ được bố trí tái định cư là 1.231 hộ), đã chi trả 8.702 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ (bằng 219% so với cùng
kỳ năm 2016) cho 19.871 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và giao 454 căn hộ, lô đất tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở (tăng 282% so
Trang 38với cùng kỳ năm 2016), đã nhận bàn giao mặt bằng 869ha đất (tăng 151 % so với cùng kỳ năm 2016) tại 244 dự án
Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện BT, HT và TĐC:
* Cấp Thành phố:
Ngay từ đầu năm 2017, lãnh đạo UBND Thành phố đã chỉ đạo giao nhiệm
vụ cho các Sở, Ban, ngành có liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách theo quy định của Luật Đất đai 2013 Qua đó, vào tháng 3 năm 2017, UBND Thành phố đã ban hành một số Quyết định liên quan đến các công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Lãnh đạo UBND Thành phố thường xuyên đôn đốc vả chủ trì nhiều cuộc giao ban, kiểm điểm tiến độ GPMB tại các dự án trọng điểm nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mác, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án
- Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố cùng thường xuyên chủ trì tiến hành nhiều cuộc họp đôn đốc, kiểm điểm tiến độ công tác GPMB tại các địa bàn nơi thu hồi đất, tại các dự án trọng điểm để hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong việc
áp dụng cơ chế chính sách BTHT&TĐC
Các Sở, ngành của Thành phố, trên từng lĩnh vực quàn lý Nhà nước của ngành mình cũng đã chủ động kiểm tra, hướng dần giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường về đất, giá nhà, đất tái định cư, xác dịnh nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất, ; đồng thời các Sở, ban, ngành Thành phố cùng thường xuyên kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư, đôn đốc các chủ đẩu tư đẩy nhanh tiến độ đảm bảo sớm hoàn thành đưa quỹ nhà, đất tái định
cư vào sử dụng để phục vụ công tác GPMB tại các dự án trên địa bàn Thành phố
* Cấp quận, huyện:
- Các quận, huyện đã tích cực huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; định kỳ hàng tuần, lãnh đạo UBND một số quận, huyện đã trực tiếp chủ trì giao ban GPMB với các chủ đầu tư và lãnh đạo các xã, phường, thị trấn nơi có thu hồi đất; đối với các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền kịp thời
đề xuất, báo cáo UBND Thành phố và Liên ngành xem xét giải quyết, đảm bảo triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác GPMB tại các dự án trọng điểm trên địa bàn
Trang 39- Tại nhiều dự án, nhất là tại các dự án trọng điểm của Chính phủ và Thành phố, lành đạo cấp Đảng ủy và chính quyền quận, huyện đã chỉ đạo các tổ chức làm nhiệm vụ BT, GPMB tích cục phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở nơi
có thu hồi đất như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân để thành lập nhiều Tổ tuyên truyền đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, giải thích cho người
bị thu hồi đất chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án Một số địa phương đã thực hiện tốt sự phối hợp tuyên truyền vận động như: Hà Đông, Đống Đa (dự án đường sắt cao tốc đoạn Cát Linh - Hà Đông), Sóc Sơn (dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài), Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ (dự án dường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Bưởi), Thanh Xuân (dự án đường Vành đai 2 đoạn Ngã tư Vọng - Ngã Tư Sở),
Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định Chính phủ, các dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, Ban Chi đạo GPMB Thành phố cùng các Sở, ngành có liên quan đã tham gia nghiên cứu, đóng gỏp ý kiến với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng,… liên quan đến công tác BTHT&TĐC (bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức Hội thảo lấy ý kiến trực tiếp, ban hành văn bản góp ý…);
- Trên cơ sở các quy định của Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố và các Sở, Ngành có liên quan đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quy định về các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai
và Nghị định Chính phủ giao Các văn bản quy phạm pháp luật này có hiệu lực thi hành cùng với Luật Đất đai 2013, các Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất GPMB theo đúng quy định của pháp luật
Công tác giải quyết, tháo gờ vưởng mẳc trong việc áp dụng cơ ché chính sách trong GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Do tính chất phức tạp của công tác GPMB, nhiều trường hợp chưa có trong chính sách khung Do vậy, trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố chủ trì cùng các sở, ngành liên quan xem xét, thống nhất, trình UBND thành phố xem xét, quyết định Tương tự, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tích cực chủ trì trong việc xác định giá đất cụ thể làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ và thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; cân đối, trình UBND
Trang 40thành phố bố trí quỹ đất tái định cư; giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai khi GPMB Sở Tài chính chủ trì thẩm định giá đất cụ thể làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ
và thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; trong việc giải quyết vướng mắc liên quan đến đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản; xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại; chi phí hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng cho tổ chức; thực hiện nghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất Sở Xây dựng chủ trì xác định giá bán nhà tái định cư và giá công trình, vật kiến trúc làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ; cân đối, trình UBND thành phố bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ nhu cầu của các dự án
Về cơ chế, chính sách chung trong GPMB, thu hồi đất, thành phố cũng ban hành nhiều văn bản mới để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân như: Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố; ban hành quy định một số nội dung về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Vì vậy, công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến mạnh, đạt hiệu quả cao
b Khái quát về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội có nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng, công tác GPMB, thu hồi đất cần phải được thực hiện đúng tiến độ đã và đang được lãnh đạo quận chỉ đạo sâu sát
Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 75 dự án GPMB, với tổng diện tích đất thu hồi: 51,59 ha; Liên quan đến 2.718 hộ gia đình, cá nhân; dự kiến bố trí tái định cư cho 919 hộ gia đình, cá nhân Trong đó có một số dự án trọng điểm của Thành phố và Quận
Tính đến hết năm 2017, kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án: Phê duyệt 792 PA, đã chi trả tiền 342,9 tỷ đồng, thu hồi 7,42 ha đất
- Hoàn thành công tác GPMB đối với 07 dự án/1,606 ha đất:
+ Đường nối từ ngõ 86 phố Chùa Hà đến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài: 01PA/ 01 tổ chức/ 0,11 ha đất/ 0,677 tỷ đồng
+ Xây dựng và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ô đất E2 - Khu ĐTM Cầu Giấy: 20PA/20 hộ/ 0,11 ha đất/ 1,8 tỷ đồng
+ Tu bổ, tôn tạo Đình Bái Ân, phường Nghĩa Đô: 01PA/01 hộ/ 0,0047 ha