Những bàithuốcchữahensuyễnbằngthựcphẩmHensuyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễntái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hensuyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó luôn đi theo người bệnh đến …cả cuộc đời. Hensuyễn là bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Lấy ví dụ tại Mỹ, với dân số khoảng 300 triệu người có khoảng 22 triệu người bị hen suyễn, mỗi năm hensuyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ước tính người bị hensuyễn là khoảng 5% dân số (khảo sát này được thực hiện bởi TS. Phạm Duy Linh và cộng sự tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). Với tỷ lệ mắc bệnh cao như vậy, hensuyễn là bệnh gây hậu quả khá nghiêm trọng. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng nhiều là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hensuyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (còn gọi là suy hô hấp mạn tính). Hensuyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra bên trong đường dẫn khí của phổi. • Co thắt phế quản: các cơ trơn phế quản siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Co thắt phế quản có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra qua phế nang phổi. • Viêm đường dẫn khí: ở người bị hensuyễn đường dẫn khí của phổi luôn luôn bị viêm, trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có cơn hen. Sự sưng này chính là do viêm. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà người bệnh có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bệnh nhân có cảm giác ngộp thở dù đang ở nơi đầy không khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực (tạo cảm giác “nặng ngực” hay “đau ngực” như một số bệnh nhân mô tả), hoặc thở hổn hển (khó thở). Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Ho? Nặng ngực? Khó thở? Đa số những người bị hensuyễn có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau: • Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ khi khám bệnh hay thậm chí chính bệnh nhân cũng có thể nhận ra. Khò khè nghe như tiếng mèo rên hoặc ngày xưa ông bà ta thường gọi là tiếng “cò cử”. • Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hensuyễn dễ được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao (bản thân người viết đã gặp một số trường hợp người bị hensuyễn chỉ có biểu hiện là ho và đã được điều trị bằngthuốc lao). Một số bệnh nhân bị hensuyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng. • Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt. • Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra. Điểm cốt yếu của hensuyễn là, ngay cả khi người bệnh không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bệnh nhân. Đường dẫn khí bị viêm dù đang có triệu chứng hensuyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức quan trọng rằng tại sao người bệnh phải điều trị dự phòng hensuyễn hàng ngày – ngay cả khi cảm thấy khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị, hensuyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính. Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ trơn đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Dự phòng hen suyễn, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý đến những thứ có thể gây kích ứng cơn hensuyễn được gọi chung là dị ứng nguyên. Chúng có thể là thựcphẩm như bò, gà, đồ biển. Hoặc không phải thựcphẩm như khói bụi (đặc biệt là khói thuốc lá), phấn hoa, dị ứng nguyên từ chó mèo, gián, nấm mốc, mạt nhà. Một số bàithuốchensuyễn từ thựcphẩm Có một số thựcphẩm kích hoạt cơn hen suyễn. Ngược lại, cũng có một số thựcphẩm có ích cho hen suyễn. Việc điều trị hensuyễn bằng thuốc theo Tây y, do sử dụng dài hạn, có thể có những tác dụng bất lợi cho cơ thể. Vì thế, ngày nay, kể cả những nước Phương tây, việc điều trị những bệnh mạn tính ngày càng được chú ý nhiều hơn đến những phương thuốc từ cỏ cây, thực phẩm. Củ gừng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng gừng như một vị thuốc chống nôn. Gừng, với hoạt chất chính yếu có giá trị trong chống nôn là gingerol (có lẽ vì hoạt chất này mà tên tiếng Anh của Gừng là Ginger). Vị đặc trưng của gừng cũng là do chất gingerol. Ngoài gingerol, trong gừng còn có guineapigileum có hoạt tính kháng hydroxytryptamine giúp chống nôn hiệu quả. Ngày nay, một số nghiên cứu trong ngành thực vật ở Ấn Độ đã thấy gừng có đặc tính kháng viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Hơn nữa, gừng cũng có hoạt tính làm long đàm. Một nghiên cứu được tiến hành trên 92 bệnh nhân bị hensuyễn ở Iran. Bệnh nhân được sử dụng 150 mg bột gừng 3 lần mỗi ngày trong 2 tháng. Sau 2 tháng sử dụng gừng đã có cải thiện đáng kể triệu chứng của hensuyễn là khò khè và nặng ngực. Khò khè giảm 19,5% và nặng ngực giảm 52%. Mật ong. Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Như bạn đã biết, chất nhầy của đàm nhớt tích tụ trong phế quản ngăn cản oxy đi vào cũng như ngăn chặn sự đào thải CO2 ra ngoài. Điều này kích hoạt cơn suyễn cấp. Mật ong có thể được sử dụng bằng cách pha trong nước uống hàng ngày (một muỗng cà phê mật ong mỗi ngày) hoặc một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống 1 lần mỗi ngày (sáng hoặc tối). Cách tốt hơn là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi. Một số bàithuốc khác từ thựcphẩm dùng trong hen suyễn: • Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn. • Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày. • Hỗn hợp: hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen. • Hỗn hợp: hòa trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp. • Hỗn hợp: pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly. • Hỗn hợp: nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này. Một số bàithuốc từ thựcphẩm của các nước Tại Anh, si-rô được bào chế từ vài lát củ hành thái mỏng trộn với mật ong dùng 3 – 4 lần mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng hen suyễn. Người Anh cũng dùng vỏ và lá cây bạch quả (ginkgo) để làm giảm tình trạng hắt hơi do dị ứng và hen suyễn. Tại Úc, tinh dầu khuynh diệp được sử dụng để làm giảm các tình trạng khó chịu của hệ hô hấp và hen suyễn. Lá khuynh diệp chứa rutin, một loại bioflavonoid, giúp làm giảm tình trạng viêm của phế quản. Bệnh nhân có thể thở với nước trà nóng có pha tinh dầu khuynh diệp hay uống vài giọt tinh dầu khuynh diệp pha loãng với nước nóng. Tại Ai Cập, người bị hensuyễn được khuyên ăn quả sung, vả, nho có tác dụng làm giảm hen suyễn. Tại Trung Hoa, cái nôi của Y học Đông phương khuyên người bị hensuyễn sử dụng lá trà trong việc làm giảm hensuyễn (lá trà có chứa theophylline, một chất có tác dụng làm giãn phế quản). Một cách khác là xào rễ cây ma hoàng với mật ong, sau đó hỗn hợp này trộn với phần cơm quả mơ được một chế phẩm cắt cơn hen suyễn. Vì trong thành phần của rễ cây ma hoàng có ephedrin, pseudoephedrin cho nên không được dùng bàithuốc này cho người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người thi đấu thể thao (sẽ cho kết quả dương tính doping). Tại Hy Lạp & La Mã. Người Hy Lạp & La Mã cổ xưa đã biết dùng tỏi, tiêu đen, quế và giấm trong điều trị hen suyễn. Nhữngthựcphẩm có vị cay và hăng này có thể thúc đẩy sự bài tiết nước trong phế quản, điều này giúp làm sạch chất nhầy bít tắc trong phế quản. Một số thựcphẩm khác cũng được dùng rộng rãi như là phương thuốc cổ truyền điều trị hen suyễn: cá nước ngọt, ngò tây, cỏ cà ri, củ cải, bạc hà (loại bạc hà dùng tinh chế ra dầu bạc hà, không phải loại bạc hà nấu canh chua), nho khô, cháo yến mạch. Nhữngthựcphẩm này có vai trò kiểm soát hiện tượng viêm trong phế quản do làm loãng chất nhầy, làm giãn phế quản và cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Người Hy Lạp cũng khuyến cáo dùng trà được chế biến từ hạt thì là (thì là rất thông dụng ở miền Bắc Việt Nam) có tác dụng bổ phế và giảm triệu chứng hen suyễn. Thì là có chứa rutin, nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm calcium và kali. Một số nước thuộc Châu Âu. Mỗi ngày uống 2 ly cà phê, mỗi ly khoảng 200 mL có tác dụng tốt trên hen suyễn. Điều này được giải thích là trong cà phê có chứa hoạt chất xanthine có tác dụng làm giãn phế quản. . phẩm Có một số thực phẩm kích hoạt cơn hen suyễn. Ngược lại, cũng có một số thực phẩm có ích cho hen suyễn. Việc điều trị hen suyễn bằng thuốc theo Tây. Những bài thuốc chữa hen suyễn bằng thực phẩm Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm