TỔNG HƠP CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI VẬT LÝ LỚP 7 HỌC KỲ I VÀ HỌC KỲ II Dạng 1: Giải thích hiện tượng nhiễm điện của các vật: A. Phương pháp giải: 1. Để nhận biết một vật đã nhiễm điện: Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Cho nên muốn biết một vật đã nhiễm điện hay chưa thì ta đưa vật cần nhận biết đến gần: Các vật nhẹ, nếu: + Nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện. + Nó không hút được các vật nhẹ thì nó chưa nhiễm điện. Các vật nhiễm điện khác, nếu có thể: + Có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã bị nhiễm điện. + Không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện. 2. Cách làm một vật bị nhiễm điện: Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc, ebonit…. (Nhiễm điện do cọ xát). Đưa vật đó đến gần vật đã nhiễm điện thì vật đó sẽ bị nhiễm điện. Nhiễm điện như vật gọi là nhiễm điện do hưởng ứng. Cho vật đó tiếp xúc với vật đã nhiễm điện thì vật đó sẽ bị nhiễm điện. Nhiễm điện như vậy gọi là nhiễm điện do tiếp xúc. Bài tập ví dụ: Vd 1: Xe chạy một thời gian dài, sau khi xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thâý như bị điện giật. Nguyên nhân: A. Bộ phận điện của xe bị hỏng. B. Thành xe cọ sát với không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời đang có cơn dông. Vd 2: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể xảy ra ở nhiệt độ nào? A. Nhiệt độ cao B. Nhiệt độ thấp C. Nhiệt độ cơ thể người D. Bất kì nhiệt độ nào Vd 3: Hãy giải thích vì sao vào mùa đông, khi ta cởi áo len hay dạ ta thường nghe tiếng nổ lép bép, trong bóng tối còn có thể thấy các đốm sáng li ti, áo thường dính vào cơ thể khi kéo lên? Vd 4: Lược nhựa bị nhiễm điện tác dụng lực hút vào vật nào trong các vật sau? A. Vụn giấy B. Quả cầu kim loại C. Dòng nước nhỏ chảy từ vòi D. Cả ba vật trên Vd 5: Vào mùa đông, khi chải tóc bằng lược nhựa, thường xảy ra hiện tượng nào trong các hiện tượng sau: A. Lược nhựa bị nhiễm điện. B. Tóc bị nhiễm điện C. Cả tóc và lược đều nhiễm điện. D. Cả tóc và lược đều không nhiễm điện. Vd 6: Các chất ở trạng thái nào có thể bị nhiễm điện? A. Trạng thái rắn B. Trạng thái lỏng C. Trạng thái khí D. Cả ba trạng thái trên Vd 7: Bụi bám vào cánh quạt điện vì: A. Khi quạt chạy nhanh bụi bị cuốn vào do vậy bụi bám lại B. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện và hút bụi. C. Cánh quạt quay tạo ra những vòng xoáy hút bụi. D. Khi quạt quay gió thổi phía trước ép bụi vào cánh quạt. Vd 8: Hình nào trong các hình sau cho thấy các quả cầu đã bị nhiễm điện? A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 1 D. 1, 2 và 3. Vd 9: Hãy giải thích các hiện tượng sau: Vd 10: Hãy giải thích tại sao các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường. Dạng 2: Bài tập về hai loại điện tích: A. Phương pháp giải: 1. Xác định loại điện tích của vật bị nhiễm điện: Cách 1: Ban đầu các vật trung hòa về điện, sau khi cọ xát: + Nếu vật nhận thêm (thừa) electron thì mang điện âm + Nếu vật cho bớt (thiếu) electron thì mâng điện dương. Cách 2: Đưa vật bị nhiễm điện đến gần vật nhiễm điện đã biết loại + Nếu chúng đẩy nhau thì hai vật đó nhiễm điện cùng loại. + Nếu chúng hút nhau thì hai vật đó nhiễm điện khác loại. 2. Giải thích một số hiện tượng Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. Khi hai vật trung hòa cọ xát vào nhau thì chúng cùng bị nhiễm điện, nhưng nhiễm điện khác loại. Dựa vào: khi thanh thủy tinh cọ xát vào lụa thì: Thanh thủy tinh mang điện dương (+) và mảnh lụa mang điện âm (). Khi mảnh polietilen cọ xát vào len thì: Mảnh polietilen mang điện tích âm () và mảnh len mang điện tích (+). 3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ, mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn. Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác. Bài Tập: Vd 1: 1. Hai vật giống nhau, được cọ sát như nhau thì mang điện tích ………………. , nếu đặt gần nhau thì chúng …………………. Nhau. 2. Một vật ………………… nếu nhận thêm êlêctron, nhiễm ……………….. nếu mất bớt êlêctron. 3. Thanh nhựa và thanh thủy tinh khi được cọ xát và đặt gần nhau thì chúng ……………….. do chúng mang điện tích …………… loại. 4. Hai mảnh nilông sau khi được cọ xát bằng miếng len đặt gần nhau thì chúng …………… Vd 2: Chọn câu đúng. A. Một vật nhiễm điện dương, nếu nhận thêm electron sẽ trở thành vật nhiễm điện dương. B. Một vật đang nhiễm điện âm, nếu nhận thêm electron thì sẽ trở thành vật nhiễm điện dương. C. Một vật đang nhiễm điện dương, nếu nhường bớt electron thì sẽ trở thành vật nhiễm điện âm. D. Một vật đang nhiễm điện âm, nếu nhận thêm electron thì sẽ trở thành vật nhiễm điện âm. Vd 3: Lấy thanh thủy tinh cọ sát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D. Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy? Vd 4: Nếu vật A hút vật B, B hút vật C, C đẩy vật D thì: A. A và C có điện tích trái dấu. B. B và D có điện tích cùng dấu C. A và D có điện tích cùng dấu. D. A và D có điện tích trái dấu. Vd 5: Một vật nhiễm điện âm khi: A. Vật đó nhận thêm êlectrôn. B. Vật đó mất bớt êlectrôn. C. Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn. D. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn. Vd 6: Một vật nhiễm điện dương khi: A. Vật đó nhận thêm êlectrôn. B. Vật đó mất bớt êlectrôn. C. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn. D. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn. Vd 7: Trong mỗi hình a, b, c, d, các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích (+ hay ) vào vật chưa ghi dấu? Vd 8: Cọ xát đầu của hai thước nhựa cùng loại vào mảnh vai khô, sau đó treo một thước thăng bằng bằng một sợi dây mềm. Đưa hai đầu thước đã bị cọ xát lại gần nhau thì chúng sẽ: A. Hút nhau B. Đẩy nhau C. Không hút, không đẩy nhau D. Hút nhau sao đó lại đẩy nhau Vd 9: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e. Hỏi: a. Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân? Vì sao em biết điều đó? b. Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlêctrôn nữa hoặc mất đi 2 êlêctrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Tại sao? Vd 10: Dùng một thanh thủy tinh đã nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích điều đó. Vd 11: Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn? Vd 12: Ba quả cầu nhỏ A, B, C dược treo vào ba sợi dây tơ (bố trí như hình vẽ): a. Cho quả cầu C tích điện dương. Hỏi quả cầu A và B tích điện gì? b. Hãy so sánh điện tích của quả cầu A và C. Vd 13: Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao? Vd 14: Điện nghiệm là dụng cụ dùng để phát hiện sự nhiễm điện và đo mức độ nhiễm điện của các vật. Dựa vào hình vẽ bên, hãy giải thích cơ chế hoạt động của điện nghiệm. Dạng 3: Bài tập về dòng điện: A. Phương pháp giải: Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích. Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động. Chẳng hạn, bóng đèn được nối điện vào, có dòng điện chạy qua dây tóc thì mới sáng lên được. B. Bài tập: Vd 1: Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định sau? Dòng điện là: A. Dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng. B. Dòng các điện tích âm chuyển dời có hướng C. Dòng các điện tích chuyển dời có hướng D. Dòng các điện tích âm chuyển dịch. Vd 2: Khẳng định nào dưới đây là sai? Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ: A. Dòng điện chạy qua chúng. B. Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn. C. Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện. D. Chúng đang tiêu thụ năng lượng điện. Vd 3: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: Dòng điện là dòng dịch chuyển………….của các ………tự do. Vd 4: Hạt nào sau đây dịch chuyển thành dòng có hướng thì tạo thành dòng điện A. Hạt electron B. Hạt nguyên tử C. Hạt mang điện dương D. Hạt electron hoặc hạt mang điện dương. Vd 5: Nối hai quả cầu A và B bằng một sợi dây kim loại như hình vẽ dưới đây. Hỏi không có dòng điện chạy qua dây dẫn trong các trường hợp sau đây? A. A tích điện dương, B không tích điện. B. A và B không tích điện. C. A tích điện âm, B không tích điện. D. A không tích điện, B tích điện dương. E. A không tích điện, B tích điện âm. Vd 6: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Một mảnh nilon đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn được đặt trên mặt bàn. C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. D. Đường dây điện trong nhà khi không dùng bất cứ thiết bị nào. Vd 7: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào chỉ có thể hoạt động khi có dòng điện đi qua: A. Máy xay sinh tố. B. Ti vi C. Quạt trần D. Tất cả các thiết bị trên Vd 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua? A. Một chiếc quạt đang chạy. B. Một thanh ebonit cọ xát vào len. C. Một bóng đèn đang sáng. D. Máy tính đang hoạt động. Vd 9: Ghi Đ cho các câu đúng, và S cho các câu sai trong các câu sau Vd 10: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãy hoàn thành chỗ trống trong các câu sau: Dòng ………….dịch chuyển có hướng tạo thành ……….……….. ………….….…sẽ hoạt động (quay) khi có ……..……chạy qua nó. Bóng đèn sẽ sáng lên khi có………………..……..chạy qua. Vd 11: Khi nối hai tấm kim loại nhiễm điện trái dấu bằng một bóng đèn của bút thử điện, thì đèn lóe sáng. a) Các ion dương (+), ion âm () và các electron tự do trong bóng đèn chuyển động thế nào? b) Tại sao đèn chỉ sáng lóe lên rồi tắt mà không sáng lâu dài? c) Sự chuyển động của các điện tích trên có được xem là dòng điện không? Vd 12: Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động, tại sao không tạo ra dòng điện? Vd 13: Nối hai quả cầu A và B đều được nhiễm điện dương bằng một dây dẫn kim loại. Có dòng điện đi qua trong dây dẫn không? Tại sao? Dạng 4: Bài tập về nguồn điện: A. Phương pháp giải: Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường. Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương (+) và cực âm (). Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. Trong phòng thí nghiệm và một số dụng cụ điện, ta thường dùng nguồn điện là pin và acquy B. Bài tập: Vd 1: Nguồn điện là thiết bị: A. Sản xuất ra các êlectrôn. B. Trên đó có đánh dấu hai cực. C. Để duy trì dòng điện trong mạch. D. Luôn bị nhiễm điện. Vd 2: Sẽ có dòng điện chạy qua khi: A. Khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện. B. Mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện. C. Các thiết bị điện và nguồn điện được nối kín bằng dây dẫn. D. Khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện Vd 3: Những dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là nguồn điện, dụng cụ nào là thiết bị dùng điện: bóng đèn, quạt máy, bếp điện, tủ lạnh, acqui, pin. Vd 4: Một đèn pin đang sáng, nếu tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Đèn vẫn sáng B. Đèn không sáng C. Đèn sẽ bị cháy D. Đèn sáng mờ Vd 5: Đồ dùng nào dưới đây thường sử dụng nguồn điện là pin? A. Đồng hồ B. Xe máy C. Ô tô D. Tủ lạnh. Vd 6: Khi nối hai cực của một pin với bóng đèn như các hình dưới đây thì trường hợp nào đèn sáng A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 3 và 4 Vd 7: Khi nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ nhưng bóng đèn vẫn không sáng. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là A. Dây tóc bóng đèn bị đứt B. Các đầu dây nối vặn chưa chặt với hai cực pin, với hai chốt của đèn. C. Pin đã hết D. Cả ba ý trên đều có thể là nguyên nhân. Vd 8: Dùng cụm từ thích hợp đề điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: Mỗi……đều có hai cực, đó là ……….và……………. Trên vỏ của mỗi …………..đều có kí hiệu dấu (+) là ……………, kí hiệu dấu () là…………….. ……………..…… chỉ có thể hoạt động khi có …………… chạy qua nó. Vd 9: Nêu các nguyên nhân có thể làm cho một mạch điện không có điện và cách khắc phục? Vd 10: Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra xem đã đúng ký hiệu “cực” của nó chưa? Vd 11: Tại sao ở các tiệm điện lại bán đủ các pin hay ắc quy lớn nhỏ khác nhau? Vd 12: Tại sao ta không nên nối hai cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại. Vd 13: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa pin và acquy. Dạng 5 + 6: Chất cách điện, chất dẫn điện. Vd 1: Vật nào sau đây là vật cách điện: A. Thủy tinh B. Sứ C. Thanh gỗ khô D. Cả ba vật trên Vd 2: Trong mạch điện, bộ phận nào cần làm bằng vật cách điện A. Công tắc B. lõi dây đồng C. vỏ dây điện D. Dây tóc bóng đèn. Vd 3: Hãy kể tên năm vật cách điện mà em biết. Vd 4: Chất cách điện là những vật: A. Có thể cho các điện tích dịch chuyển. B. Không có khả năng nhiễm điện. C. Không cho các điện tích chạy qua. D. Chỉ cho phép các electrôn đi qua. Vd 5: Các vật liệu sau thường dùng làm vật cách điện: A. Sứ, kim loại, nhựa, cao su. B. Sơn, gỗ, chì, gang, sành. C. Than, gỗ, đồng, kẽm, nilông. D. Nhựa, nilông, sứ, cao su. Vd 6: Nhóm vật liệu nào sau đây cách điện? A. Thủy tinh, cao su, gỗ khô. B. Sắt, đồng, nhôm C. Nước chanh, nước muối. D. Thiếc, bạc. Vd 7: Chất nào sau đây cách điện tốt nhất A. Cao su C. Không khí B. Sứ D. Nhựa Vd 8: Điền từ vào chỗ trống trong đoạn sau: Chất cách điện là …………….Chất cách điện được gọi là ………………… Vật cách điện là vật được………………….Vật cách điện…………………. Vd 9: Một học sinh lý luận rằng: “Các vật cách điện thì không thể bị nhiễm điện vì nó không cho dòng điện chạy qua, tức là các electron không thể di chuyển trong nó”. Lý luận trên có chính xác hay không? Hãy cho một ví dụ để minh họa. Vd 10: Vì sao người ta dùng nhựa để làm vỏ bọc cho dây điện trong nhà? Vd 11: Vì sao người ta dùng các trụ sứ để mắc dây điện, kể cả đường dây điện cao thế? Vd 12: Trong khi sửa chữa điện những người thợ thường ngồi trên những chiếc ghế cách điện và bỏ hai chân lên ghế. Hãy giải thích tại sao? Vd 13: Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra sự nhiễm điện của các vật người ta thường treo các vật nhiễm điện bằng sợi chỉ tơ? Vd 14: Trong sơ đồ sau, đèn có sáng không? Vd 15: Vật dẫn điện là những vật: A. Chỉ cho phép các electrôn chạy qua. B. Cho phép các điện tích đi qua. C. Không có khả năng tích điện. D. Chỉ là các kim loại. Vd 16: Ba kim loại sau đây thường dùng làm dây dẫn: A. nhôm, kẽm, vàng. B. Nhôm, đồng, vônfram. C. Chì, kẽm và đồng. D. Đồng, sắt, nhôm Vd 17: Hãy kể tên mốt số chất dẫn điện ở điều kiện thường. Vd 18: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất dẫn điện? A. Than chì. B. Nhựa. C. Gỗ khô. D. Cao su Vd 19: Nhôm là chất dẫn điện tốt là vì A. Nhôm là chất cho dòng điện chạy qua B. Nhôm có khối lượng riêng lớn C. Nhôm có ít electron tự do D. Nhôm có nhiều electron tự do Vd 20: Bóng đèn trong hình nào sau đây không sáng? Vd 21: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Chất dẫn điện là …………..Chất dẫn điện được gọi là ……………….. Vật dẫn điện là vật được………………Vật dẫn điện………………….. Vd 22: Trong các chất sau đây, chất nào là chất dẫn điện: vàng, bạc, nước tinh khiết, nước muối, giấy, sắt, thủy tinh, than chì, bê tông, cao su, nhựa. Vd 23: Một học sinh lý luận rằng: “các vật dễ dàng làm nhiễm điện thì cũng dễ dàng cho dòng điện truyền qua, vì ta thấy vật đó đễ dàng nhận hay nhường electron”. Lý luận trên có chính xác không? Hãy cho một ví dụ để minh hoạ. Vd 24: Một học sinh thử kiểm nghiệm sự cách điện của gỗ khô bằng cách sau: đưa một đầu của chiếc bút chì có vỏ làm bằng gỗ chạm vào một vật mang điện và chạm tay vào đầu kia thì bị điện giật. Do đó học sinh này khẳng định: gỗ khô vẫn dẫn điện. Hãy phân tích sai lầm của bạn học sinh trên. Vd 25: Vì sao lõi dây điện được làm bằng đồng mà không làm bằng vàng, bạc hay các kim loại khác? Vd 26: Theo bạn trong kỹ thuật điện thì chất cách điện quan trọng hơn hay chất dẫn điện quan trọng hơn? Vd 27: Theo bạn trong kỹ thuật điện thì chất cách điện quan trọng hơn hay chất dẫn điện quan trọng hơn? Dạng 7: Bài tập về dòng điện trong kim loại: A. Phương pháp giải: Xác định chiều chuyển đọng của các electron tự do trong kim loại ta dựa vào: Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Và các electron tự do mang điện tích âm (). Cho nên trong mạch kín có dòng điện chạy qua, các electron tự do trong kim loại sẽ bị cực âm đẩy, đồng thời bị cực dương hút mà chuyển động tạo thành dòng điện. Vậy trong kim loại có dòng điện chạy qua thì các electron tự do sẽ di chuyển từ cực âm () qua các vật tiêu thụ điện về cực dương (+) của nguồn điện. B. Bài Tập: Vd 1: Dòng điện trong kim loại là dòn A. Chuyển động có hướng của các electron tự do. B. Chuyển động có hướng của các electron nằm bên trong lớp vỏ nguyên tử. C. Chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích dương D. Chuyển động có hướng của các nguyên tử Vd 2: Nối hai quả cầu kim loại A và B bằng một dây dẫn bằng đồng. Trường hợp nào sau đây có dòng điện chạy qua dây dẫn theo chiều từ A đến B? A. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương. B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm. C. A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện. D. A và B đều không nhiễm điện. Vd 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các …………………tự do. Bên ngoài nguồn điện, các êlêctron chuyển động trong dây dẫn từ cực ………………….sang cực ……………….của nguồn điện. Vd 4: Dây dẫn kim loại chỉ: A. Cho phép các electron chạy qua. B. Cho phép các điện tích chạy qua. C. Cho phép các điện tích dương chạy qua. D. Cho phép các điện tích âm chuyển qua. Vd 5: Trong kim loại, các êlectrôn tự do là: A. Những êlectrôn quay xung quanh hạt nhân. B. Những êlectrôn dịch chuyển xung quanh nguyên tử. C. Những êlectrôn dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. D. Những êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do. Vd 6: Nối hai quả cầu A và B bằng dây dẫn người ta thấy êlêctron dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu A và B? A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện. B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm. C. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương. D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm. Vd 7: Hoàn thành các câu sau bằng cách điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm… Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do………………………… Khi dây kim loại được nối vào hai cực của nguồn điện thì trong dây kim loại đó……….chạy qua. Khi đó các electron tự do trong dây kim loại sẽ di chuyển có hướng từ ………..qua………….về………………..của nguồn điện. Vd 8: Cho sơ đồ như hình vẽ dưới đây. a) Các bóng đèn có sáng không? Tại sao? b) Các electron tự do sẽ chuyển động theo chiều như thế nào? Vd 9: Nối hai quả cầu A và B bằng một sợi dây kim loại ( như hình vẽ). Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không, nếu có thì electron dịch chuyển theo chiều nào trong các trường hợp sau: a) A tích điện dương, B không tích điện. b) A và B không tích điện. c) A tích điện âm, B không tích điện. d) A không tích điện, B tích điện dương. e) A không tích điện, B tích điện âm. Vd 10: Một học sinh cho rằng dòng điện trong kim loại là hai dòng chuyển dời có hướng ngược nhau của các electron tự do mang điện tích âm () và các nguyên tử mang điện tích dương (+). Theo em điều đó đúng hay sai? Tại sao? Vd 11: Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không làm bằng gỗ? Từ hiện tượng sét, có thể kết luận gì về điện tích của các đám mây và mặt đất? Vd 12: Các electron đi qua một dây dẫn dài 12cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của elêtron ra ms. Vd 13: Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong: a. 0,25m3 vật dẫn điện. b. Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0,5mm và chiều dài 4m. Dạng 8: Bài tập về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện: Vd 1: Kí hiệu này là ký hiệu của: a. Dây dẫn b. Công tắc c. Nguồn điện d. Bóng đèn. Vd 2: Cho sơ đồ mạch điện sau. Hỏi đèn có sáng không, tại sao? Vd 3: Nêu tên các bộ phận trong sơ đồ mạch điện sau? Hỏi đèn có sáng không? Chiều dòng điện vẽ đã đúng chưa? Vd 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào. Vd 5: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của: A. electron B. electron tự do C. điện tích D. điện tích âm Vd 6: Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? Vd 7: Kí hiệu này là kí hiệu của: A. Dây dẫn B. Công tắc C. Nguồn điện D. Bóng đèn. Vd 8: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện B. mạch điện có dây dẫn ngắn C. mạch điện không có cầu trì D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng. Vd 9: Nếu gia đình em có hai bóng đèn giống nhau có ghi 220 V, để hai bóng đèn này hoạt động bình thường và thuận tiện khi sử dụng thì em sẽ mắc hai bóng đèn này theo kiểu A. nối tiếp B. song song C. song song hoặc nối tiếp D. hỗn hợp Vd 10: Kí hiệu này là kí hiệu của: A. Dây dẫn B. Công tắc đang mở C. Công tắc đang đóng D. Bóng đèn. Vd 11: Cho mạch điện như hình vẽ sau. Nêu tên các bộ phận của mạch điện. Cần đóng khóa K vào vị trí nào (1, 2, 3) để: a) Cả ba đèn sáng b) Chỉ một đèn sáng c) Có 2 đèn sáng Trong mỗi trường hợp chỉ rõ chiều dòng điện trong mạch. Vd 12: Cho mạch điện như hình vẽ sau. Nêu tên các bộ phận của mạch điện. Cần đóng ngắt các công tắc như thế nào để: a) Cả ba đèn sáng. b) Có 2 đèn sáng. Trong mỗi trường hợp chỉ rõ chiều dòng điện. Vd 13: Cho mạch điện có sơ đồ. Hỏi phải đóng ngắt các công tắc như thế nào để: a) Chỉ có Đ1 sáng. b) Chỉ có Đ2 sáng. c) Cả hai Đ1 và Đ2 đều sáng. Dạng 9: Bài tập cách vẽ sơ đồ mạch điện: Câu 1: Vẽ sơ đồ mạch điện: Nguồn gồm 2 pin mắc nối tiếp, hai bóng đèn có thể bật tắt riêng biệt. Câu 2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện (2 pin); Khóa đóng, 2 bóng đèn nối tiếp và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong sơ đồ mạch. Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 3 pin, 1 khoá K, 1 đèn. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện trên. Câu 4: Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện dùng cho hai anh em cùng ngồi học trong một phòng có hai bàn riêng biệt gồm một công tắc điều khiển hai bóng đèn giống nhau có hiệu điện thế định mức là 110V vào nguồn điện 220V ? Câu 5: Một mạch điện gồm: Một nguồn điện, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc song song. Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện ? Câu 6: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai đèn, hai khóa K sao cho: Đóng K1: cả hai đèn cùng sáng Đóng K2: hai đèn cùng tắt. Đóng cả hai khóa: chỉ 1 đèn sáng. Câu 7: Hãy vẽ một mạch điện gồm 1 nguồn, hai đèn, ba khóa K sao cho: K1 đóng thì đèn Đ1 sáng. K2 đóng thì đèn Đ2 sáng. K3 đóng thì cả hai đèn đều tắt. Câu 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, một đèn, một chuông, hai công tắc với yêu cầu sau: Đóng K1 thì đèn sáng Đóng K2 chuông kêu Đóng cả hai khóa thì đèn sáng và chuông kêu. Câu 9: Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn, khóa 2 K1 và K2 sao cho: Đóng K1: hai đèn cùng sáng Đóng K2: một đèn sáng Đóng K1 và K2: một đèn sáng. Câu 10: a, Nêu quy ước chiều dòng điện? b, Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dung mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ. Dạng 10: Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Dòng điện có tác dụng nhiệt: Khi dòng điện đi qua vật dẫn thì nó làm vật dẫn nóng lên. Dòng điện có tác dụng phát sáng (tác dụng quang): Khi dòng điện đi qua bóng đèn điot, bóng đèn neon, bóng đèn sợi đốt… nó làm đèn sáng lên. Dòng điện có tác dụng từ: Nó có thể làm lệch kim nam châm để gần dây dẫn có dòng điện chạy qua. Dòng điện đi qua cuộn dây có thể hút sắt, làm lệch phương của kim nam châm đặt gần nó. Dòng điện có tác dụng hóa học: Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng, nó tách đồng ra khỏi dung dịch và tạo thành một lớp đồng bám vào thỏi than nối với cực âm. Dòng điện có tác dụng sinh lý: Khi đi qua cơ thể người và động vật, dòng điện có thể gây co cơ, kích thích dây thần kinh, mạnh hơn có thể làm tim ngừng đập, thậm chí tử vong. Bài tập: Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích? A. Dòng điện làm nóng bầu quạt. B. Dòng điện làm nóng dây tóc bóng đèn C. Dòng điện làm nóng máy điều hòa D. Cả ba vật trên, tác dụng nhiệt đều là vô ích. Câu 2: Đèn Nêôn (đèn ống) hoạt động dựa trên nguyên lí nào? A. Dòng điện làm dây tóc nóng lên và phát sáng. B. Dòng điện làm vỏ bóng nóng lên và phát sáng. C. Dòng điện làm chất khí trong đèn phát sáng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Câu nào sau đây sai? A. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới khoảng 2500°C và phát sáng. B. Khi nhiệt độ tăng tới 800°C thì mọi vật bắt đầu nóng chảy. C. Người ta thường dùng Vônfram làm dây tóc bóng đèn. D. Dòng điện có thể làm đèn điốt phát quang. Câu 4: Nếu dùng phương pháp tinh luyện kim loại dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện thì ta có thể thu được kim loại nguyên chất ở đâu? A. Cực âm nhúng trong dung dịch. B. Cả cực âm và cực dương. C. Cực dương nhúng trong dung dịch. D. Lắng đọng dưới đáy bình Câu 5: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào là sai ? A. Máy giặt hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. B. Rơle tự ngắt hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. C. Có thể dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện để mạ điện. D. Tác dụng sinh lí chỉ có hại đối với cơ thể. Câu 6: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ B. Tác dụng sinh lý D. Tác dụng nhiệt Câu 7: Hãy sắp xếp các thiết bị điện sau vào đúng cột tương ứng với tác dụng của dòng điện. Máy giặt, bàn là điện, Bóng đèn compăc, pin, ắc qui, lò sưởi điện, nồi cơm điện, châm cứu điện, tinh luyện kim loại, bóng dèn LED, quạt điện, máy sấy tóc. Câu 8: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn ? Vì sao? Câu 9: Muốn mạ Niken cho một chiếc chìa khóa bằng thép người ta dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Nguyên tắc mạ như thế nào? Câu 10: Khi dòng điện đi qua máy sấy tóc (như hình vẽ) thì dòng điện gây ra những tác dụng gì? Câu 11: Trong y học, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện để châm cứu chữa một số bệnh? Hãy nêu nguyên tắc của việc châm cứu này? Câu 12: Cầu trì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Nêu nguyên tắc hoạt động của cầu trì. Em quan sát thấy trong mạch điện thực tế, cầu trì thường được mắc ở vị trí nào? Câu 13: Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của chuông điện (hình vẽ). Nó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện. Dạng 11: Cường độ dòng điện là gì? Bài tập về cường độ dòng điện. Câu 1: Với một bóng đèn nhất định, dòng điện chạy qua đèn có cường độ .......thì đèn càng sáng. A. Càng lớn B. Càng nhỏ C. không thay đổi D. bất kỳ Câu 2: Câu phát biểu nào đúng? A. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn B. Đo cường độ dòng điện bằng Ampekế C. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A ) D. Cả ba nội dung A,B,C đều đúng Câu 3: Chọn câu sai. Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ: A. Sáng khi có dòng điện. B. Không sáng khi dòng điện bình thường. C. Rất sáng khi cường độ dòng điện lớn. D. Sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu. Câu 4: Chọn nhận định sai. Dòng điện trong mạch có cường độ lớn, khi đó: A. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh. B. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh. C. Tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người yếu. D. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng. Câu 5: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh hay yếu của dòng điện B. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe kế. C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng nhiệt của nó càng mạnh. D. Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. Câu 6: Cường độ dòng điện cho biết điều gì sau đây? A. Vật bị nhiễm điện hay không. B. Độ mạnh hay yếu của dòng điện qua mạch. C. khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện. D. Độ sáng của một bóng đèn. Câu 7: Chọn câu sai khi nói về đơn vị của cường độ dòng điện. A. Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A) B. Cường độ dòng điện có đơn vị là độ C (°C) C. Cường độ dòng điện có đơn vị là vôn (V) D. Cường độ dòng điện có đơn vị là đề xi Ben (dB) Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương quan giữa cường độ dòng điện qua một bóng đèn và độ sáng của bóng đèn đó? A. Độ sáng của một bóng đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó. B. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng yếu khi cường độ dòng điện qua nó càng giảm. C. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng mạnh khi cường độ dòng điện qua nó càng tăng. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 9: Cường độ dòng điện có kí hiệu là chữ cái nào? A. I B. U C. A D. V Câu 10: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào? A. Vôn kế B. Nhiệt kế C. ampe kế D. Ẩm kế. Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Cường độ dòng điện đặc trưng cho sự….. hay……của dòng điện. Dòng điện càng……thì …….dòng điện càng lớn. ……dòng điện được kí hiệu bằng chữ I. Câu 12: Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao? Câu 13: Cường độ dòng điện nói lên “độ mạnh” của dòng điện. Nếu trong cùng một thời gian, số electron đi qua tiết diện của dây dẫn nào nhiều hơn thì tức là cường độ dòng điện trong dây dẫn ấy lớn hơn. Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy giải thích tại sao khi mắc các dây dẫn nối tiếp thì cường độ dòng điện qua các dây dẫn là như nhau? Câu 14: Trong giờ thực hành, Hiếu và Nghĩa dự định dùng hai bóng đèn khác nhau mắc nối tiếp với một nguồn điện. Hai bạn dự đoán kết quả sẽ quan sát được như sau: Hiếu: Cả hai đèn đều sáng bình thường vì chúng có cùng một dòng điện đi qua. Nghĩa: Có một đèn sáng bình thường, một đèn sáng không bình thường. Hãy cho biết ý kiến của mình về cuộc tranh luận trên của hai bạn. Dạng 12: Cách đổi đơn vị, cường độ dòng điện: Câu 1: Chọn đáp án đúng A. 1 mA = 1000 A. B. 1 mA = 100 A. C. 1 A = 1000 mA. D. 1 A= 1000 μA. Câu 2: Đổi đơn vị cho các giá trị sau: 0,025 A = ……… mA 325 mA = ………… A Câu 3: Đổi đơn vị cho các giá trị sau: 3,2 A = ……… mA = ……..μA. 125 μA = ……..mA = …………A Câu 4: Chọn câu đúng A. 1 mA = 0,001 A B. 1 A = 10 000 mA C. 1 mA = 10 A D. 1 A = 100 mA. Câu 5: Chọn câu đúng A. 0,05 A < 1 mA < 0,9 A < 3 A B. 3A < 1 mA < 0,05 A < 0,9 A C. 1 mA < 0,05 A < 0,9 A < 3 A D. 0,9 A < 1 mA < 0,05 A < 3 A Câu 6: Chọn câu đúng: A. 0,22 mA = 220 μA. B. 0,22 m A = 2,2 A C. 0,22 mA = 220 A D. 0,22 mA = 2,2 μA Câu 7: Chọn câu đúng: A. 0,5 A < 100 mA < 900 μ A < 0,9 A B. 0,03A < 100 mA < 0,05 A < 0,9 A C. 10 mA < 50 μA < 90 m A < 0,9 A D. 0,1 A < 200 mA < 0,3 A < 0,5 A. Câu 8: Đổi các đơn vị sau ra mA. 0,14 A; 0,6 A; 1,25 A; 0,02 A; 0,004 A; 0,0005 A; 1200 μA; 125μA; 900 μA. Câu 9: Đổi các đơn vị sau ra μA. 120 mA; 2,5A; 0,06 A; 0,008 mA; 0,5 mA; 0,0009 A; 0,05 A; 0,0012A; 0,04mA. Câu 10: Đổi các đơn vị sau ra A. 120 mA; 3500 mA; 1540 mA; 35 mA; 9000μA; 500 μA Câu 11: Hoàn thiện nội dung sau Dạng 13: Ampe kế Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế. Trên mỗi ampe kế đều có ghi chữ A (hoặc mA). Ampe kế ghi chữ A thì đơn vị đo được dùng là ampe (A), nếu ampe kế ghi chữ mA tức là đơn vị đo được dùng là miliampe (mA). Mỗi ampe kế có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN). Kí hiệu của ampe kế trong mạch điện là Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế. Căn cứ vào số chỉ lớn nhất và đơn vị ghi trên dụng cụ đo để xác định GHĐ Căn cứ vào số vạch chai trong hai vạch chia lớn liên tiếp và số ghi trên hai vạch chia liên tiếp để tính ĐCNN. Cách chọn ampe kế phù hợp. Phải chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo. Nếu có GHĐ phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có ĐCNN nhỏ hơn thì kết quả sẽ chính xác hơn. Cách mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện. Ampe kế được mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ. Chốt dương của ampe kế được nối về phía cực dương của nguồn, chốt âm của ampe kế được nối về phía cực âm của nguồn. Không được nối trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn. Bài tập: Câu 1: Ampe kế nào phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện là : 15mA trong 4 ampekế có giới hạn đo sau: A. 2 mA B. 20 mA C. 250 mA D. 2A Câu 2: Khi dùng Ampekế để đo cường độ dòng điện cần chú ý chọn ampekế: A. Có kích thước phù hợp B. Có giới hạn đo phù hợp C. Có độ chia nhỏ nhất phù hợp D. Kết hợp B và C. Câu 3: Dùng ampekế để đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn. Phải mắc ampekế như thế nào? A. Mắc phía trước bóng đèn B. Mắc phía sau bóng đèn C. Mắc nối tiếp với bóng đèn D. Cả ba cách mắc trên Câu 4: Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc: A. Ampe kế song song với vật dẫn. B. Ampe kế nối tiếp với vật dẫn. C. Ampe kế trước với nguồn điện. D. Ampe kế sau nguồn điện. Câu 5: để đo được dòng điện trong khoảng 0,10A đến 2,20A ta nên sử dụng Ampe kế có GHĐ và ĐCNN như sau: A. 3A 0,2A. B. 3000mA 10mA. C. 4A 1mA D. 3A 5mA Câu 6: Một mạch điện gồm Ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55 A. Đèn sẽ sáng vừa khi: A. Am pe kế chỉ 1,75 A. B. Am pe kế chỉ 0,75 A. C. Am pe kế chỉ 1,45 A. D. Am pe kế chỉ 2,5 A. Câu 7: Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn. Khi đó: A. Số chỉ hai ampe là như nhau. B. Số chỉ hai ampe kế không như nhau. C. Ampe kế đầu có số chỉ lớn hơn. D. Ampe kế sau có số chỉ lớn hơn. Câu 8: Chọn Am pe kế có giới hạn đo phù hợp với các dòng điện cần đo tương ứng trong các trường hợp sau: Câu 9: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế sau Câu 10: Kể tên một số loại ampe kế mà em biết. Câu 11: Một ampe kế bị lệch kim, khi chưa đo dòng điện mà kim không ở vị trí số không. Vì thế khi đo dòng không được chính xác. Để khắc phục tình trạng trên ta làm thế nào? Câu 12: Hãy nêu các bước tiến hành khi sử dụng Ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch? Câu 13: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của hai thang đo của ampe kế sau. Nếu cần đo dòng điện trong khoảng từ 0,01 A đến 0,025 A thì ta nên dùng thang nào? Câu 14: Trong giờ thực hành, hai bạn Hiếu và Nghĩa cùng tranh luận về việc sử dụng ampe kế. Theo em hai bạn có phát biểu đúng hay sai? Hãy nêu ý kiến của mình về các phát biểu đó. Dạng 14: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có ampe kế. Trong mạch điện có dùng ampe kế thì ampe kế được mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện. Mắc ampe kế sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra ở chốt âm. Chú ý không được mắc ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn. Bài tập: Câu 1: Để đo cường độ dòng điện trong mạch đi qua bóng đèn thì cách mắc ampe kế nào sau đây là sai? Câu 2: Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện có 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 công tắc, dây dẫn, và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch Ampe kế được mắc nôi tiếp trong mạch, cực dương nối về phía cực dương của nguồn, cực âm hướng về phía cực âm của nguồn điện. Câu 3: Một bạn vẽ sơ đồ để mắc Ampe kế để đo cường độ qua các bóng đèn như hình vẽ. Hỏi mắc mạch như thế đã đúng chưa? Tại sao? Câu 4: Chỉ ra chỗ sai trong sơ đồ sau và sửa lại cho đúng Câu 5: Khi đóng khóa K, ampe kế trong hình vẽ cho biết giá trị nào? Câu 7: Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: nguồn điện, ba bóng đèn giống nhau, có 2 ampe kế (trong đó ampe kế 1 để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 và ampe kế 2 để đo cường độ dòng điện qua đèn Đ3). Biết Đ1 nối tiếp với (Đ2 song song với Đ3). Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ. Phải mắc ampe kế ở đâu để biết dòng điện qua các bóng đèn khi hai khóa K1 và K3 đều đóng, K2 mở. Câu 9: Cho một mạch điện như hình vẽ: Hỏi mắc ampe kế ở đâu để đo được dòng điện: a. Qua các bóng đèn. b. Qua nguồn. Dạng 15: Hiệu điện thế: Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. Bài tập: Câu 1: Hiệu điện thế luôn tồn tại ở: A. hai đầu bình ắc quy. B. một đầu viên pin. C. hai đầu vật dẫn. D. hai đầu đoạn mạch. Câu 2: Chọn câu sai. Dòng điện sẽ chạy qua vật dẫn khi: A. Hai đầu vật dẫn có một hiệu điện thế. B. Vật dẫn được nối với nguồn điện. C. Vật dẫn phải được nối tiếp với khóa K. D. Hai đầu vật dẫn phải được mắc với pin. Câu 3: Chọn câu đúng: A. Khi hai cực của nguồn điện được nối với vật tiêu thụ điện thì hiệu điện thế giữa hai cực bằng không . B. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện để hở bằng không . C. Hiệu điện thế cho biết độ mạnh của dòng điện. D. Giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế vì hai cực nhiễm điện khác nhau Câu 4: Hiệu điện thế chỉ có giữa hai đầu bóng đèn khi: A. Có dòng điện chạy qua bóng đèn. B. Không có dòng điện chạy qua bóng đèn. C. A hoặc B đúng. D. Mạch điện hở. Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì........dòng điện chạy qua bóng đèn. A. Có C. Không có B. Lúc có lúc không D. Không xác định được. Câu 6: Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau sao cho đúng ý nghĩa vật lý. a. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch……….thì cường độ dòng điện qua mạch điện đó……. b. Hiệu điện thế kí hiệu là ………….được tính bằng …….viết tắt ……..Ngoài ra ta còn tính theo milivon, viết tắt là……….. Câu 7: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì? Nêu một số giá trị vôn ghi trên nguồn điện mà em biết. Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Câu 9: Trên các viên pin con thỏ người ta đề 1,5V con số đó có ý nghĩa gì? Câu 10: Mạng điện trong nhà em hiện nay đang sử dụng có hiệu điện thế là bao nhiêu? Có thể mắc bóng đèn 110V 40W và mạng điện đó được không? Tại sao? Dạng 16: Vôn Kế (Volt): Cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế. Vôn kế được mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện thế. Chốt dương của vôn kế được nối về phía cực dương của nguồn, chốt âm của vôn kế được nối về phía cực âm của nguồn. Bài tập: Câu 1: Trong sơ đồ sau số chỉ của vôn kế vôn kế chính là: A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. B. Hiệu điện thế của nguồn điện trong mạch. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. D. Hiệu điện thế của dòng điện trong mạch. Câu 2: Khi khoá K mở vôn kế chỉ: A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. B. Hiệu điện thế của nguồn điện trong mạch. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. D. Hiệu điện thế của dòng điện trong mạch. Câu 3: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Nhận định nào đúng: A. Vôn kế (1) mắc đúng, vôn kế (2) mắc sai. B. Vôn kế (1) mắc sai, vôn kế (2) mắc đúng. C. Cả hai vôn kế đều mắc sai. D. Cả hai vôn kế đều mắc đúng. Câu 4: Cho mạch điện sau, nhận định nào sau đây là đúng: A. V1 chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện. B. V2 chỉ hiệu điện thế hai đầu bóng Đ1. C. V2 chỉ hiệu điện thế hai đầu mạch điện. D. V2 chỉ hiệu điện thế hai đầu mạch điện. E. V1 chỉ hiệu điện thế hai đầu bóng Đ2. Câu 5: Cho mạch điện bên, biết hai bóng đèn cùng loại khi ta biết: A. K đóng số chỉ V1 luôn luôn lớn hơn số chỉ V2. B. K đóng số chỉ V2 luôn luôn lớn hơn số chỉ V1. C. K mở số chỉ V2 luôn luôn lớn hơn số chỉ V1. D. K đóng hay mở số chỉ V1 luôn lớn hơn số chỉ V2. E. K đóng hay mở số chỉ V1 luôn không thay đổi. Câu 6: Cách mắc vôn kế nào là đúng trong các hình sau: Câu 7: Trong mạch điện sau, số chỉ của Vôn kế cho biết điều gì? Câu 8: Hãy điền dấu (+) và () cho các vôn kế trong sơ đồ sau: Câu 9: Hai bạn học sinh An và Bình vẽ sơ đồ mạch điện dùng vôn kế như sau đã đúng chưa? Nếu sai thì sai ở đâu? Câu 10: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : 2 pin, 1 khoá K ,1 đèn ,1 Am pe kế,1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện trên. Câu 11: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (2 pin), dây dẫn, công tắc dùng chung cho cả hai bóng đèn mắc song song, một Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính và một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song. Câu 12: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm ba bóng đèn Đ1; Đ2; Đ3 biết Đ1 nt (Đ2 Đ3). Hai vôn kế V1 đo hiệu điện thế hai đầu Đ1 và V2 đo hiệu điện thế hai đầu Đ2. Khi Vôn kế V1 chỉ 20 V và V2 chỉ 25 V cho ta biết điều gì? Câu 13: Một mạch điện gồm: Nguồn điện là một Acqui xe máy còn mới, 1 khoá đóng, 2 đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện mạch chính, Vôn kế V1 đo hiệu điện thế ở hai đầu đèn 1; Vôn kế V2 đo hiệu điện thế ở hai đầu đèn 2. a. Vẽ sơ đồ mạch điện, biểu diễn chiều dòng điện của mạch trên. b. Số chỉ của ampe kế là 0,6A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn. c. Số chỉ Vôn kế đặt giữa 2 đầu bóng đèn 1 là 5,4V. Tính Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn 2. Dạng 17: Hiện tượng đoản mạch và các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện: Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) là hiện tượng hai dây dẫn chạm vào nhau và gây cháy nổ mạch điện (hình 1). Để phòng tránh nguy hiểm khi sử dụng các thiết bị điện, trong các mạch điện phải có cầu chì hoặc cầu dao chống giật (rơle tự động). Bài tập: Câu 1: Thế nào gọi là hiện tượng đoản mạch? A. Dây điện bị đứt. B. Hai cực của nguồn bị nối tắt. C. Dây dẫn điện quá ngắn. D. Cả ba trường hợp trên đều đúng. Câu 2: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì? A. Hiệu điện thế không đổi. B. Hiệu điện thế tăng vọt. C. Cường độ dòng điện tăng vọt. D. Cường độ dòng điện không đổi. Câu 3: Nguyên nhân nào khiến người ta thường dùng cầu chì, rơle tự ngắt? A. Để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. B. Để trang trí mạng điện trong gia đình. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi sửa chữa hoặc thay thế cầu chì? A. Thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện. B. Thay dây chì lớn hơn để lâu bị đứt. C. Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa. D. Thay cầu chì có cường độ ngắt mạch phù hợp với cường độ dòng điện của mạch điện. Câu 5: Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng: A. Dây dẫn điện bị đứt khiến dòng điện không qua được mạch điện. B. Dây dẫn điện bị bóc lớp cách điện gây nguy hiểm khi chạm tay vào. C. Dây dẫn điện chạm vào nhau ở các chỗ bị bóc lớp cách điện, khiến dòng điện có cường độ rất lớn có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn. D. Tất cả các hiện tượng trên. Câu 6: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra A. Làm cường độ dòng điện tăng vọt. B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn. C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt. D. Làm cháy các vật ở gần chỗ đoản mạch. Câu 7: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: Đoản mạch hay ngắn mạch là hiện tượng khi hai đầu thiết bị điện bị nối tắt bằng dây dẫn (trên thực tế gọi là chập điện). Khi xảy ra đoản mạch,………….trong mạch thường rất lớn, có thể làm ……….dây dẫn gây hỏa hoạn. Câu 8: Hoàn thiện câu sau bằng cách điền cụm từ còn thiếu. Cầu chì tự động ngắt mạch khi ………dòng điện tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch. Câu 9: Pin bị đoản mạch trong trường hợp nào? Hiện tượng đoản mạch có thể gây ra tác hại gì? Câu 10: Trong mạch điện có mắc cầu chì, khi đoản mạch, dòng điện gây ra tác dụng nhiệt, dây dẫn nóng lên tới 3270C. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với dây chì và với mạch điện? Câu 11: Hãy cho biết ý nghĩa của số ampe ghi trên mỗi cầu chì? Câu 12: Tại sao ta không dùng cầu đồng, cầu sắt…. để ngắt mạch điện mà lại dùng cầu chì? Câu 13: Khi mắc điện vào một nhà mới xây dựng xong, người thợ điện đã lắp cầu chì như sau: Ngay sau công tơ: cầu chì 20A. Trước công tắc đèn: cầu chì 1A. Trước ổ cắm điện: cầu chì 3A. Em hãy giải thích tại sao người thợ điện lại chọn các cầu chì đó để mắc vào vị trí đó. Câu 14: Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện ? A. Dùng cầu chì và rơle tự ngắt. B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn. C. Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên. D. Cả A, B, C, đều đúng. Câu 15: Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người ? A. Dưới 220 vôn B. Trên 40 vôn C. Trên 100 vôn D. Trên 220 vôn Câu 16: Làm cách nào để tránh tác hại của dòng điện đối vối cơ thể người? A. Không sử dụng điện B. Sống các xa nơi sản xuất ra điện C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện D. Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ Câu 17: Tác hại của dòng điện với cơ thể người là gì? A. Gây tổn thương cho tim. B. Làm co cơ. C. Gây cháy, bỏng. D. Cả ba trường hợp trên. Câu 18: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người? A. Vì cơ thể người là vật dẫn. B. Vì người là chất bán dẫn. C. Vì cơ thể người là vật cách điện D. Vì cơ thể người có chứa nước. Câu 19: Khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện để tránh trường hợp : A. bị bỏng tay do dây nóng. B. điện giật do dây bị hở. C. dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây. D. Cả ba lí do trên. Câu 20: Cường độ dòng điện khi đi qua cơ thể người có giá trị bao nhiêu thì làm tim ngừng đập? A. Dưới 10 mA. B. Trên 70 mA C. Trê 10 mA D. Trên 10 A. Câu 21: Khi ở trường học, em làm gì để tránh bị điện giật? A. Không chơi ở những nơi có dây điện. B. Không nghịch công tắc, cầu chì và ổ cắm trong lớp. C. Khi thấy các bạn có nguy cơ bị điện giật cần báo ngay cho cô giáo hay những người lớn ở gần đó biết. D. Cần thực hiện tốt tất cả các việc trên. Câu 22: Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Hãy giải thích và nêu cách phòng tránh. Câu 23: Khi sửa chữa điện để tránh bị điện giật người sửa điện phải nên làm như thế nào? Câu 24: Hình dưới đây mô tả thao tác lắp bóng đèn. Theo em thực hiện theo cách nào là đúng, cách nào sẽ gây nguy hiểm cho người?
TỔNG HƠP CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI VẬT LÝ LỚP HỌC KỲ I VÀ HỌC KỲ II Dạng 1: Giải thích tượng nhiễm điện vật: A Phương pháp giải: Để nhận biết vật nhiễm điện: Dựa vào đặc điểm vật nhiễm điện có khả hút vật khác phóng tia lửa điện sang vật khác Cho nên muốn biết vật nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến gần: - Các vật nhẹ, nếu: + Nó hút vật nhẹ vật nhiễm điện + Nó khơng hút vật nhẹ chưa nhiễm điện - Các vật nhiễm điện khác, có thể: + Có tượng phóng điện vật bị nhiễm điện + Khơng có tượng phóng điện vật chưa nhiễm điện Cách làm vật bị nhiễm điện: - Cọ xát vật vào vật khác len dạ, nhựa, tóc, ebonit… (Nhiễm điện cọ xát) - Đưa vật đến gần vật nhiễm điện vật bị nhiễm điện Nhiễm điện vật gọi nhiễm điện hưởng ứng - Cho vật tiếp xúc với vật nhiễm điện vật bị nhiễm điện Nhiễm điện gọi nhiễm điện tiếp xúc Bài tập ví dụ: Vd 1: Xe chạy thời gian dài, sau xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thâý bị điện giật Nguyên nhân: A Bộ phận điện xe bị hỏng B Thành xe cọ sát với khơng khí nên xe bị nhiễm điện C Do số vật dụng điện gần hoạt động D Do ngồi trời có dơng Vd 2: Hiện tượng nhiễm điện cọ xát xảy nhiệt độ nào? A Nhiệt độ cao B Nhiệt độ thấp C Nhiệt độ thể người D Bất kì nhiệt độ Vd 3: Hãy giải thích vào mùa đông, ta cởi áo len hay ta thường nghe tiếng nổ lép bép, bóng tối cịn thấy đốm sáng li ti, áo thường dính vào thể kéo lên? Vd 4: Lược nhựa bị nhiễm điện tác dụng lực hút vào vật vật sau? A Vụn giấy B Quả cầu kim loại C Dòng nước nhỏ chảy từ vòi D Cả ba vật Vd 5: Vào mùa đông, chải tóc lược nhựa, thường xảy tượng tượng sau: A Lược nhựa bị nhiễm điện B Tóc bị nhiễm điện C Cả tóc lược nhiễm điện D Cả tóc lược không nhiễm điện Vd 6: Các chất trạng thái bị nhiễm điện? A Trạng thái rắn B Trạng thái lỏng C Trạng thái khí D Cả ba trạng thái Vd 7: Bụi bám vào cánh quạt điện vì: A Khi quạt chạy nhanh bụi bị vào bụi bám lại B Cánh quạt cọ xát với khơng khí bị nhiễm điện hút bụi C Cánh quạt quay tạo vòng xốy hút bụi D Khi quạt quay gió thổi phía trước ép bụi vào cánh quạt Vd 8: Hình hình sau cho thấy cầu bị nhiễm điện? A B C D 1, Vd 9: Hãy giải thích tượng sau: Vd 10: Hãy giải thích xe chở xăng dầu thường có đoạn dây xích thả xuống mặt đường Dạng 2: Bài tập hai loại điện tích: A Phương pháp giải: Xác định loại điện tích vật bị nhiễm điện: - Cách 1: Ban đầu vật trung hòa điện, sau cọ xát: + Nếu vật nhận thêm (thừa) electron mang điện âm + Nếu vật cho bớt (thiếu) electron mâng điện dương - Cách 2: Đưa vật bị nhiễm điện đến gần vật nhiễm điện biết loại + Nếu chúng đẩy hai vật nhiễm điện loại + Nếu chúng hút hai vật nhiễm điện khác loại Giải thích số tượng - Các vật nhiễm điện loại đẩy - Các vật nhiễm điện khác loại hút - Khi hai vật trung hòa cọ xát vào chúng bị nhiễm điện, nhiễm điện khác loại - Dựa vào: thủy tinh cọ xát vào lụa thì: Thanh thủy tinh mang điện dương (+) mảnh lụa mang điện âm (-) - Khi mảnh polietilen cọ xát vào len thì: Mảnh polietilen mang điện tích âm (-) mảnh len mang điện tích (+) Sơ lược cấu tạo nguyên tử - Mọi vật cấu tạo từ nguyên tử nhỏ, nguyên tử lại cấu tạo từ hạt nhỏ - Ở tâm nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương - Chuyển động xung quanh hạt nhân electron mang điện tích âm tạo thành lớp vỏ nguyên tử - Tổng điện tích âm electron có trị số tuyệt đối điện tích dương hạt nhân, bình thường ngun tử trung hịa điện - Electron dịch chuyển từ nguyên tử sang nguyên tử khác vật hay từ vật sang vật khác Bài Tập: Vd 1: Hai vật giống nhau, cọ sát mang điện tích ……………… , đặt gần chúng ………………… Nhau Một vật ………………… nhận thêm êlêctron, nhiễm ……………… bớt êlêctron Thanh nhựa thủy tinh cọ xát đặt gần chúng ……………… chúng mang điện tích …………… loại Hai mảnh nilông sau cọ xát miếng len đặt gần chúng …………… Vd 2: Chọn câu A Một vật nhiễm điện dương, nhận thêm electron trở thành vật nhiễm điện dương B Một vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron trở thành vật nhiễm điện dương C Một vật nhiễm điện dương, nhường bớt electron trở thành vật nhiễm điện âm D Một vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron trở thành vật nhiễm điện âm Vd 3: Lấy thủy tinh cọ sát với miếng lụa Miếng lụa tích điện âm Sau ta thấy thủy tinh đẩy vật B, hút vật C hút vật D Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? ; C D; B D xuất lực hút hay lực đẩy? Vd 4: Nếu vật A hút vật B, B hút vật C, C đẩy vật D thì: A A C có điện tích trái dấu B B D có điện tích dấu C A D có điện tích dấu D A D có điện tích trái dấu Vd 5: Một vật nhiễm điện âm khi: A Vật nhận thêm êlectrơn B Vật bớt êlectrơn C Vật mang điện dương bớt êlectrôn D Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn Vd 6: Một vật nhiễm điện dương khi: A Vật nhận thêm êlectrơn B Vật bớt êlectrơn C Vật nhiễm điện bớt êlectrôn D Vật mang điện dương nhận thêm êlectrơn Vd 7: Trong hình a, b, c, d, vật A, B bị nhiễm điện Hãy điền dấu điện tích (+ hay -) vào vật chưa ghi dấu? Vd 8: Cọ xát đầu hai thước nhựa loại vào mảnh vai khơ, sau treo thước thăng bằng sợi dây mềm Đưa hai đầu thước bị cọ xát lại gần chúng sẽ: A Hút B Đẩy C Khơng hút, khơng đẩy D Hút lại đẩy Vd 9: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e Hỏi: a Trong ngun tử vàng có êlêctrơn bay xung quanh hạt nhân? Vì em biết điều đó? b Nếu nguyên tử vàng nhận thêm êlêctrôn êlêctrôn điện tích hạt nhân có thay đổi khơng? Tại sao? Vd 10: Dùng thủy tinh nhiễm điện đưa đến gần cầu kim loại treo giá ta thấy ban đầu cầu bị hút thủy tinh, sau chạm vào thủy tinh lại bị đẩy Em giải thích điều Vd 11: Tại sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn vật cần sơn? Vd 12: Ba cầu nhỏ A, B, C dược treo vào ba sợi dây tơ (bố trí hình vẽ): a Cho cầu C tích điện dương Hỏi cầu A B tích điện gì? b Hãy so sánh điện tích cầu A C Vd 13: Có vật A; B; C; D; E nhiễm điện cọ xát Biết A hút B; B đẩy C; C hút D D đẩy E Biết E mang điện tích âm Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao? Vd 14: Điện nghiệm dụng cụ dùng để phát nhiễm điện đo mức độ nhiễm điện vật Dựa vào hình vẽ bên, giải thích chế hoạt động điện nghiệm Dạng 3: Bài tập dòng điện: A Phương pháp giải: - Dòng điện dòng dịch chuyển có hướng hạt điện tích - Các dụng cụ điện có dịng điện chạy qua chúng hoạt động Chẳng hạn, bóng đèn nối điện vào, có dịng điện chạy qua dây tóc sáng lên B Bài tập: Vd 1: Nhận định nhận định sau? Dịng điện là: A Dịng êlectrơn chuyển dời có hướng B Dịng điện tích âm chuyển dời có hướng C Dịng điện tích chuyển dời có hướng D Dịng điện tích âm chuyển dịch Vd 2: Khẳng định sai? Một bóng đèn sáng, quạt điện chạy chứng tỏ: A Dòng điện chạy qua chúng B Các hạt mang điện chuyển dời dây dẫn C Bóng đèn quạt bị nhiễm điện D Chúng tiêu thụ lượng điện Vd 3: Điền từ vào chỗ trống câu sau: Dòng điện dòng dịch chuyển………….của ………tự Vd 4: Hạt sau dịch chuyển thành dịng có hướng tạo thành dịng điện A Hạt electron B Hạt nguyên tử C Hạt mang điện dương D Hạt electron hạt mang điện dương Vd 5: Nối hai cầu A B sợi dây kim loại hình vẽ Hỏi khơng có dịng điện chạy qua dây dẫn trường hợp sau đây? A A tích điện dương, B khơng tích điện B A B khơng tích điện C A tích điện âm, B khơng tích điện D A khơng tích điện, B tích điện dương E A khơng tích điện, B tích điện âm Vd 6: Đang có dòng điện chạy vật đây? A Một mảnh nilon cọ xát B Chiếc pin tròn đặt mặt bàn C Đồng hồ dùng pin chạy D Đường dây điện nhà không dùng thiết bị Vd 7: Trong thiết bị sau, thiết bị hoạt động có dịng điện qua: A Máy xay sinh tố B Ti vi C Quạt trần D Tất thiết bị Vd 8: Trong trường hợp sau, trường hợp khơng có dịng điện chạy qua? A Một quạt chạy B Một ebonit cọ xát vào len C Một bóng đèn sáng D Máy tính hoạt động Vd 9: Ghi Đ cho câu đúng, S cho câu sai câu sau Vd 10: Cho từ cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dịng điện Hãy hồn thành chỗ trống câu sau: Dịng ………….dịch chuyển có hướng tạo thành ……….……… ………….….…sẽ hoạt động (quay) có …… ……chạy qua Bóng đèn sáng lên có……………… …… chạy qua Vd 11: Khi nối hai kim loại nhiễm điện trái dấu bóng đèn bút thử điện, đèn lóe sáng a) Các ion dương (+), ion âm (-) electron tự bóng đèn chuyển động nào? b) Tại đèn sáng lóe lên tắt mà khơng sáng lâu dài? c) Sự chuyển động điện tích có xem dịng điện khơng? Vd 12: Trong vật nhiễm điện có điện tích chuyển động, khơng tạo dòng điện? Vd 13: Nối hai cầu A B nhiễm điện dương dây dẫn kim loại Có dịng điện qua dây dẫn không? Tại sao? 10 Dạng 13: Ampe kế Dụng cụ để đo cường độ dòng điện ampe kế Trên ampe kế có ghi chữ A (hoặc mA) Ampe kế ghi chữ A đơn vị đo dùng ampe (A), ampe kế ghi chữ mA tức đơn vị đo dùng miliampe (mA) Mỗi ampe kế có giới hạn đo (GHĐ) độ chia nhỏ (ĐCNN) Kí hiệu ampe kế mạch điện Cách xác định giới hạn đo độ chia nhỏ ampe kế - Căn vào số lớn đơn vị ghi dụng cụ đo để xác định GHĐ - Căn vào số vạch chai hai vạch chia lớn liên tiếp số ghi hai vạch chia liên tiếp để tính ĐCNN Cách chọn ampe kế phù hợp - Phải chọn ampe kế có GHĐ lớn giá trị cần đo - Nếu có GHĐ phù hợp ta nên chọn ampe kế có ĐCNN nhỏ kết xác Cách mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ Chốt dương ampe kế nối phía cực dương nguồn, chốt âm ampe kế nối phía cực âm nguồn Không nối trực tiếp hai chốt ampe kế vào hai cực nguồn Bài tập: Câu 1: Ampe kế phù hợp để đo cường độ dòng điện : 15mA ampekế có giới hạn đo sau: A mA B 20 mA C 250 mA D 2A Câu 2: Khi dùng Ampekế để đo cường độ dòng điện cần ý chọn ampekế: A Có kích thước phù hợp B Có giới hạn đo phù hợp C Có độ chia nhỏ phù hợp D Kết hợp B C 35 Câu 3: Dùng ampekế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn Phải mắc ampekế nào? A Mắc phía trước bóng đèn B Mắc phía sau bóng đèn C Mắc nối tiếp với bóng đèn D Cả ba cách mắc Câu 4: Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc: A Ampe kế song song với vật dẫn B Ampe kế nối tiếp với vật dẫn C Ampe kế trước với nguồn điện D Ampe kế sau nguồn điện Câu 5: để đo dòng điện khoảng 0,10A đến 2,20A ta nên sử dụng Ampe kế có GHĐ ĐCNN sau: A 3A - 0,2A B 3000mA - 10mA C 4A - 1mA D 3A - 5mA Câu 6: Một mạch điện gồm Ampe kế mắc nối tiếp với bóng đèn có cường độ định mức 1,55 A Đèn sáng vừa khi: A Am pe kế 1,75 A B Am pe kế 0,75 A C Am pe kế 1,45 A D Am pe kế 2,5 A Câu 7: Trong mạch điện có hai ampe kế giống nhau, đặt trước nguồn điện, đặt sau nguồn Khi đó: A Số hai ampe B Số hai ampe kế không C Ampe kế đầu có số lớn D Ampe kế sau có số lớn Câu 8: Chọn Am pe kế có giới hạn đo phù hợp với dòng điện cần đo tương ứng trường hợp sau: 36 Câu 9: Hãy cho biết giới hạn đo độ chia nhỏ ampe kế sau Câu 10: Kể tên số loại ampe kế mà em biết Câu 11: Một ampe kế bị lệch kim, chưa đo dòng điện mà kim khơng vị trí số khơng Vì đo dịng khơng xác Để khắc phục tình trạng ta làm nào? Câu 12: Hãy nêu bước tiến hành sử dụng Ampe kế đo cường độ dòng điện mạch? Câu 13: Hãy xác định GHĐ ĐCNN hai thang đo ampe kế sau Nếu cần đo dòng điện khoảng từ 0,01 A đến 0,025 A ta nên dùng thang nào? Câu 14: Trong thực hành, hai bạn Hiếu Nghĩa tranh luận việc sử dụng ampe kế Theo em hai bạn có phát biểu hay sai? Hãy nêu ý kiến phát biểu 37 Dạng 14: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có ampe kế Trong mạch điện có dùng ampe kế ampe kế mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện Mắc ampe kế cho dòng điện vào chốt dương chốt âm Chú ý không mắc ampe kế trực tiếp vào hai cực nguồn Bài tập: Câu 1: Để đo cường độ dòng điện mạch qua bóng đèn cách mắc ampe kế sau sai? Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện có nguồn điện, bóng đèn, công tắc, dây dẫn, ampe kế đo cường độ dịng điện mạch Ampe kế mắc nơi tiếp mạch, cực dương nối phía cực dương nguồn, cực âm hướng phía cực âm nguồn điện Câu 3: Một bạn vẽ sơ đồ để mắc Ampe kế để đo cường độ qua bóng đèn hình vẽ Hỏi mắc mạch chưa? Tại sao? Câu 4: Chỉ chỗ sai sơ đồ sau sửa lại cho Câu 5: Khi đóng khóa K, ampe kế hình vẽ cho biết giá trị nào? 38 Câu 7: Em vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: nguồn điện, ba bóng đèn giống nhau, có ampe kế (trong ampe kế để đo cường độ dịng điện qua bóng đèn Đ2 ampe kế để đo cường độ dòng điện qua đèn Đ3) Biết Đ1 nối tiếp với (Đ2 song song với Đ3) Câu 8: Cho mạch điện hình vẽ Phải mắc ampe kế đâu để biết dịng điện qua bóng đèn hai khóa K1 K3 đóng, K2 mở Câu 9: Cho mạch điện hình vẽ: Hỏi mắc ampe kế đâu để đo dịng điện: a Qua bóng đèn b Qua nguồn 39 Dạng 15: Hiệu điện thế: Nguồn điện tạo nhiễm điện khác hai cực nó, hai cực nguồn điện có hiệu điện Đơn vị đo hiệu điện vôn (V) Hiệu điện đo vôn kế Bài tập: Câu 1: Hiệu điện tồn ở: A hai đầu bình ắc quy B đầu viên pin C hai đầu vật dẫn D hai đầu đoạn mạch Câu 2: Chọn câu sai Dòng điện chạy qua vật dẫn khi: A Hai đầu vật dẫn có hiệu điện B Vật dẫn nối với nguồn điện C Vật dẫn phải nối tiếp với khóa K D Hai đầu vật dẫn phải mắc với pin Câu 3: Chọn câu đúng: A Khi hai cực nguồn điện nối với vật tiêu thụ điện hiệu điện hai cực không B Hiệu điện hai cực nguồn điện để hở không C Hiệu điện cho biết độ mạnh dòng điện D Giữa hai cực nguồn điện có hiệu điện hai cực nhiễm điện khác Câu 4: Hiệu điện có hai đầu bóng đèn khi: A Có dịng điện chạy qua bóng đèn B Khơng có dịng điện chạy qua bóng đèn C A B D Mạch điện hở Câu 5: Hiệu điện hai đầu bóng đèn khơng dịng điện chạy qua bóng đèn A Có C Khơng có B Lúc có lúc khơng D Khơng xác định Câu 6: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau cho ý nghĩa vật lý a Hiệu điện hai đầu đoạn mạch……….thì cường độ dịng điện qua mạch điện đó…… 40 b Hiệu điện kí hiệu ………….được tính …….viết tắt …… Ngồi ta cịn tính theo milivon, viết tắt là……… Câu 7: Số vôn ghi nguồn điện có ý nghĩa gì? Nêu số giá trị vôn ghi nguồn điện mà em biết Câu 8: Nêu mối quan hệ hiệu điện cường độ dòng điện Câu 9: Trên viên pin thỏ người ta đề 1,5V số có ý nghĩa gì? Câu 10: Mạng điện nhà em sử dụng có hiệu điện bao nhiêu? Có thể mắc bóng đèn 110V - 40W mạng điện khơng? Tại sao? 41 Dạng 16: Vôn Kế (Volt): Cách mắc vôn kế để đo hiệu điện Vôn kế mắc song song vào mạch điện cần đo hiệu điện Chốt dương vôn kế nối phía cực dương nguồn, chốt âm vơn kế nối phía cực âm nguồn Bài tập: Câu 1: Trong sơ đồ sau số vơn kế vơn kế là: A Hiệu điện hai cực nguồn điện B Hiệu điện nguồn điện mạch C Hiệu điện hai đầu bóng đèn D Hiệu điện dịng điện mạch Câu 2: Khi khố K mở vơn kế chỉ: A Hiệu điện hai cực nguồn điện B Hiệu điện nguồn điện mạch C Hiệu điện hai đầu bóng đèn D Hiệu điện dòng điện mạch Câu 3: Cho sơ đồ mạch điện hình vẽ Nhận định đúng: A Vôn kế (1) mắc đúng, vôn kế (2) mắc sai B Vôn kế (1) mắc sai, vôn kế (2) mắc C Cả hai vôn kế mắc sai D Cả hai vôn kế mắc Câu 4: Cho mạch điện sau, nhận định sau đúng: A V1 hiệu điện hai đầu nguồn điện B V2 hiệu điện hai đầu bóng Đ1 C V2 hiệu điện hai đầu mạch điện D V2 hiệu điện hai đầu mạch điện E V1 hiệu điện hai đầu bóng Đ2 Câu 5: Cho mạch điện bên, biết hai bóng đèn loại ta biết: A K đóng số V1 ln ln lớn số V2 B K đóng số V2 ln ln lớn số V1 C K mở số V2 luôn lớn số V1 D K đóng hay mở số V1 ln lớn số V2 E K đóng hay mở số V1 không thay đổi 42 Câu 6: Cách mắc vôn kế hình sau: Câu 7: Trong mạch điện sau, số Vôn kế cho biết điều gì? Câu 8: Hãy điền dấu (+) (-) cho vôn kế sơ đồ sau: Câu 9: Hai bạn học sinh An Bình vẽ sơ đồ mạch điện dùng vôn kế sau chưa? Nếu sai sai đâu? Câu 10: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : pin, khoá K ,1 đèn ,1 Am pe kế,1 vôn kế đo hiệu điện hai đầu bóng đèn Biểu diễn chiều dịng điện mạch điện 43 Câu 11: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (2 pin), dây dẫn, công tắc dùng chung cho hai bóng đèn mắc song song, Ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch Vơn kế đo hiệu điện hai đầu đoạn mạch song song Câu 12: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm ba bóng đèn Đ1; Đ2; Đ3 biết Đ1 nt (Đ2 //Đ3) Hai vôn kế V1 đo hiệu điện hai đầu Đ1 V2 đo hiệu điện hai đầu Đ2 Khi Vôn kế V1 20 V V2 25 V cho ta biết điều gì? Câu 13: Một mạch điện gồm: Nguồn điện Acqui xe máy cịn mới, khố đóng, đèn Đ1 Đ2 mắc nối tiếp, Ampe kế đo cường độ dịng điện mạch chính, Vơn kế V1 đo hiệu điện hai đầu đèn 1; Vôn kế V2 đo hiệu điện hai đầu đèn a Vẽ sơ đồ mạch điện, biểu diễn chiều dòng điện mạch b Số ampe kế 0,6A Tính cường độ dịng điện qua đèn c Số Vôn kế đặt đầu bóng đèn 5,4V Tính Hiệu điện đầu bóng đèn 44 Dạng 17: Hiện tượng đoản mạch nguyên tắc an toàn sử dụng điện: Hiện tượng đoản mạch tác dụng cầu chì Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) tượng hai dây dẫn chạm vào gây cháy nổ mạch điện (hình 1) Để phịng tránh nguy hiểm sử dụng thiết bị điện, mạch điện phải có cầu chì cầu dao chống giật (rơle tự động) Bài tập: Câu 1: Thế gọi tượng đoản mạch? A Dây điện bị đứt B Hai cực nguồn bị nối tắt C Dây dẫn điện ngắn D Cả ba trường hợp Câu 2: Khi có tượng đoản mạch xảy điều gì? A Hiệu điện khơng đổi B Hiệu điện tăng vọt C Cường độ dòng điện tăng vọt D Cường độ dịng điện khơng đổi Câu 3: Nguyên nhân khiến người ta thường dùng cầu chì, rơle tự ngắt? A Để tránh tác hại tượng đoản mạch B Để trang trí mạng điện gia đình C Cả A, B D Cả A, B sai Câu 4: Điều sau sửa chữa thay cầu chì? A Thay dây chì dây đồng để tăng độ dẫn điện B Thay dây chì lớn để lâu bị đứt C Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, khơng dùng nắp cầu chì D Thay cầu chì có cường độ ngắt mạch phù hợp với cường độ dòng điện mạch điện Câu 5: Hiện tượng đoản mạch tượng: A Dây dẫn điện bị đứt khiến dịng điện khơng qua mạch điện B Dây dẫn điện bị bóc lớp cách điện gây nguy hiểm chạm tay vào 45 C Dây dẫn điện chạm vào chỗ bị bóc lớp cách điện, khiến dịng điện có cường độ lớn gây cháy nổ, hỏa hoạn D Tất tượng Câu 6: Tác hại sau tượng đoản mạch gây A Làm cường độ dòng điện tăng vọt B Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện dây dẫn C Làm cho số công tơ tăng vọt D Làm cháy vật gần chỗ đoản mạch Câu 7: Điền từ vào chỗ trống câu sau: Đoản mạch hay ngắn mạch tượng hai đầu thiết bị điện bị nối tắt dây dẫn (trên thực tế gọi chập điện) Khi xảy đoản mạch,………….trong mạch thường lớn, làm ……….dây dẫn gây hỏa hoạn Câu 8: Hoàn thiện câu sau cách điền cụm từ cịn thiếu Cầu chì tự động ngắt mạch ………dòng điện tăng mức, đặc biệt đoản mạch Câu 9: Pin bị đoản mạch trường hợp nào? Hiện tượng đoản mạch gây tác hại gì? Câu 10: Trong mạch điện có mắc cầu chì, đoản mạch, dòng điện gây tác dụng nhiệt, dây dẫn nóng lên tới 3270C Hỏi có tượng xảy với dây chì với mạch điện? Câu 11: Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi cầu chì? Câu 12: Tại ta không dùng cầu đồng, cầu sắt… để ngắt mạch điện mà lại dùng cầu chì? Câu 13: Khi mắc điện vào nhà xây dựng xong, người thợ điện lắp cầu chì sau: 46 - Ngay sau cơng tơ: cầu chì 20A - Trước cơng tắc đèn: cầu chì 1A - Trước ổ cắm điện: cầu chì 3A Em giải thích người thợ điện lại chọn cầu chì để mắc vào vị trí Câu 14: Biện pháp sau cho ta an tồn sử dụng điện ? A Dùng cầu chì rơle tự ngắt B Mắc điện quy tắc an toàn C Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên D Cả A, B, C, Câu 15: Mạng điện có hiệu điện gây chết người ? A Dưới 220 vôn B Trên 40 vôn C Trên 100 vôn D Trên 220 vôn Câu 16: Làm cách để tránh tác hại dịng điện đối vối thể người? A Khơng sử dụng điện B Sống xa nơi sản xuất điện C Thực quy tắc an toàn sử dụng điện D Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ Câu 17: Tác hại dòng điện với thể người gì? A Gây tổn thương cho tim B Làm co C Gây cháy, bỏng D Cả ba trường hợp Câu 18: Vì dịng điện qua thể người? A Vì thể người vật dẫn B Vì người chất bán dẫn C Vì thể người vật cách điện D Vì thể người có chứa nước Câu 19: Khi sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc nhựa ta không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện để tránh trường hợp : 47 A bị bỏng tay dây nóng B điện giật dây bị hở C dòng điện bị tắc nghẽn ta gập dây D Cả ba lí Câu 20: Cường độ dòng điện qua thể người có giá trị làm tim ngừng đập? A Dưới 10 mA B Trên 70 mA C Trê 10 mA D Trên 10 A Câu 21: Khi trường học, em làm để tránh bị điện giật? A Khơng chơi nơi có dây điện B Khơng nghịch cơng tắc, cầu chì ổ cắm lớp C Khi thấy bạn có nguy bị điện giật cần báo cho cô giáo hay người lớn gần biết D Cần thực tốt tất việc Câu 22: Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, người chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt bị điện giật Hãy giải thích nêu cách phòng tránh Câu 23: Khi sửa chữa điện để tránh bị điện giật người sửa điện phải nên làm nào? Câu 24: Hình mơ tả thao tác lắp bóng đèn Theo em thực theo cách đúng, cách gây nguy hiểm cho người? 48 49 ... êlectrơn B Vật bớt êlectrơn C Vật mang điện dương bớt êlectrôn D Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn Vd 6: Một vật nhiễm điện dương khi: A Vật nhận thêm êlectrơn B Vật bớt êlectrơn C Vật nhiễm... nguyên tử sang nguyên tử khác vật hay từ vật sang vật khác Bài Tập: Vd 1: Hai vật giống nhau, cọ sát mang điện tích ……………… , đặt gần chúng ………………… Nhau Một vật ………………… nhận thêm êlêctron, nhiễm... Nếu vật A hút vật B, B hút vật C, C đẩy vật D thì: A A C có điện tích trái dấu B B D có điện tích dấu C A D có điện tích dấu D A D có điện tích trái dấu Vd 5: Một vật nhiễm điện âm khi: A Vật