1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài Tập Thảo Luận Luật Dân Sự Lần 1 (Những Quy Định Chung Tài Sản, Thừa Kế)

17 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. PHẦN I: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN

  • 2. PHẦN II: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ

  • 3. PHẦN III: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN

Nội dung

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ BÀI THẢO LUẬN LẦN THỨ NHẤT   Mục lục PHẦN I: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN3 PHẦN II: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ8 PHẦN III: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN13 1.PHẦN I: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN Tóm tắt bản án: Bản án sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 31/1/2008, do TAND TP Hà Nội xét xử vụ án do ông Lê Văn Tiếu khởi kiện đòi chia thừa kế nhà, đất của nhà dòng trưởng là ông Lê Văn Chỉnh (trai trưởng) và ông Lê Văn Chảng (em ruột ông Chỉnh). Theo đó ông Lê Văn Chảng và vợ là bà Nguyễn Thị Chung (vợ hợp pháp của ông Chảng) là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Thế nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã kết luận bà Chung không phải là vợ chính thức của ông Chảng mà thừa nhận việc ông Lê Văn Chảng kết hôn với bà Nguyễn Thị Bích ngày 15/10/2001 và đưa bà Bích trở thành người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bác bỏ quyền và nghĩa vụ chính đáng theo pháp luật của bà Chung. Tại phiên tòa tái thẩm ngày 23/06/2020 nhận định bà Bích không phải là vợ hợp pháp của ông do đó bà Bích không đủ điều kiện để làm người giám hộ của ông Chảng theo khoản 1 điều 62 của Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, phiên tòa tái thẩm đã đưa ra quyết định, hủy tất cả các quyết định mà phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã đưa ra và giao lại vụ án cho TAND thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật. Câu 1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự: Hạn chế năng lực hành vi dân sựMất năng lực hành vi dân sự Giống nhauCăn cứ Chứng minhMột người được xem là hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự khi và chỉ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Tuyên bố hủy kết luận về người mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sựKhi không còn căn cứ tuyên bố một người bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan của cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khác nhauĐối tượngNgười nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá hoại taì sản của gia đình. Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Cơ sở để tòa án quyết địnhTheo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan.Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan Kết luận giám định pháp y tâm thần. Giao dịch dân sựGiao dịch dân sự liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc liên quan có quy định khác.Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Người đại diệnDo Tòa án quyết định.Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và được gọi là người giám hộ. Câu 2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Tiêu chíNgười bị hạn chế năng lực hành vi dân sựNgười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Đối tượngNgười nghiện ma túy, các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần người này không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Tòa án tuyên bố theo yêu cầuTheo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan hữu quan.Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Giao dịch dân sựViệc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.Có người giám hộ chăm sóc đảm bảo việc điều trị, đại diện trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích của người được bảo hộ (Điều 57 BLDS 2015). Câu 3: Trong quyết định trên, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào? Tòa án xác định năng lực hành vi của ông Chảng qua “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GDYT-KNLĐ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định khoa y trung ương- Bộ y tế xác định ông Chảng không tự đi lại được. Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn 1/2 người phải. Rối loạn cơ trong kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2. Tâm thần: sa sút trí tuệ. Hiện tại không đủ năng lực lập di chúc. Được xác định mất khả năng lao động do bệnh tật là 91%. Theo khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” Câu 4: Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao? Theo khoản 1, điều 23, BLDS 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”. Như vậy có thể thấy rằng ông Chảng đã có đủ các điều kiện để được Tòa án tuyên bố là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, cụ thể với các điều kiện sau: là người thành niên, do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự (có Biên bản giám định khả năng lao động) và Tòa án sơ thẩm đã căn cứ vào Biên bản giám định khả năng lao động và tuyên bố ông là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.Trong trường hợp ông Chảng. Do đó có thể kết luận việc Tòa án tuyên bố ông Chảng là người khó khăn trong hành vi dân sự là hợp lý. Câu 5: Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Toà án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao? Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Bích không thể là người giám hộ cho ông Chảng và bà Chung mới là người giám hộ hơp pháp cho ông Chảng. Vì xét theo mối quan hệ cụ thể, bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng từ năm 1975, cụ thể được quy định tại điểm a mục 3 nghị quyết số 35/2000/ NQ-QH10, trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích kết hôn. Ngoài ra, theo lời trình bày của ông Chỉnh và bà Chung đều thừa nhận việc bà Chung và ông Chảng đã đăng ký hôn, đồng thời theo xác minh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xác nhận “Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn - Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa bà Bích và ông Chảng là không đúng thực tế và không có việc đăng ký kết hôn giữa bà Bích và ông Chảng. Vậy theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Chung là người giám hộ hợp pháp, theo Khoản 4 Điều 54 BLDS 2015 về người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể nếu chồng là ngươi có khó khăn trong nhận thức và hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ đương nhiên. Nhưng hướng giải quyết của Tòa án vẫn chưa được thuyết phục. Vì theo khoản 1 Điều 57 BLDS 2015 thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ. Và từ năm 1994 bà Chung đã bỏ về sống tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội và khoảng thời gian sau, bà Bích là người thực hiện nghĩa vụ chăm sóc ông Chảng. Và theo khoản 2 Điều 46 trường hợp có giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu, nên cũng có thể nói, trong khoảng thời gian mà bà Chung không sống cùng ông Chảng thì bà Bích có thể là giám hộ hợp pháp của ông Chảng dưới sự đồng ý của ông. Câu 6: Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý)? Căn cứ và mục c khoản 1 Điều 57 BLDS 2015 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ. Và căn cứ vào khoản 2 Điều 58 BLDS 2015 Quyền của người giám hộ, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. Câu 7: Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu. Theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng, bà Bích, không được tham gia vào việc chia di sản thừa kế. Vì theo Tòa án nhân dân tối cao, việc bà Bích là người giám hộ của ông Chảng là việc xác định không đúng người đại diện hợp pháp của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm. Và theo như quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm 07/2009 và Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2008, thì người có quyền tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) là bà Chung, vì bà và ông có quan hệ vợ chồng từ năm 1945 nên được xem là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng, từ đó việc chia di sản thừa kế sẽ có sự khác biệt. Mặc dù, khoảng thời gian bà Chung không sống cùng với ông Chảng nên việc ông có một người giám hộ khác cụ thể là bà Bích là hợp pháp, theo khoản 2 Điều 46 BLDS 2015 người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Nên có thể khẳng định, trong khoảng thời gian bà Chung rời đi, bà Bích là người giám hộ hoàn toàn hợp pháp của ông Chảng. Ngoài ra theo Điều 57 BLDS 2015 về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự và có khó khăn trong nhận thực, làm chủ hành vi, bà Chung đã không làm tròn nghĩa vụ của một người giám hộ trong việc chăm sóc, bảo đảm việc điều trị.   2.PHẦN II: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ Tóm tắt bản án: Ông Nguyễn Ngọc Hùng, người tuần tra canh gác, bảo vệ tài sản đảm bảo an ninh trật tự tại Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 3/3/2008 ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 11/3/2010, mất hai xe máy của ông Vỹ và ông Dũng. Sau đó, Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản sô 187/CQĐDPN-HCQT buộc ông phải bồi thường cho ông Vỹ và ông Dũng mỗi người 10.000.000đ trừ vào số tiền làm thêm giờ của ông. Cơ quan đại diện sau đó đã ra quyết định 192/QĐ-CQĐDPN chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông, ông không đồng ý với quyết định này nên đã khởi kiện cơ quan ra tòa, yêu cầu hủy quyết định số 187. Sau đó, ông Hùng bổ sung yêu cầu khởi kiện cụ thể là hủy quyết định số 192 và yêu cầu cơ quan phải giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc và giao sổ bảo hiểm xã hội, bồi thường số tiền tương đương với những ngày ông không được làm việc. Cơ quan không đồng ý do các yêu cầu của ông Hùng không có cơ sở, và ông Lê Đức Hành người đại diện theo pháp luật cho Cơ quan kháng cáo và cho rằng ông Hùng không làm tốt trách nhiệm của mình. Và bố trí tạm thời ông Hùng công việc sửa chữa điện nước. Ông Hùng không thỏa đáng với án sơ thẩm và cho rằng không khách quan. Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Trần Đăng Minh đại diện Cơ quan cho rằng ông Hùng không có trình độ chuyên môn nên chấm dứt hợp đồng lao động của ông Hùng. Và bà Lê Thị Bé đại diện cho ông Hùng yêu cầu xử y án sơ thẩm. Cuối cùng, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Cơ quan đại diện, hủy bản án lao động sơ thẩm số 07/2021/LĐ-ST Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện). Để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân cần phải đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện theo khoản 1 Điều 74 BLDS 2015: “1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; 2. Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” Cụ thể có thể nói, điều kiện để tổ chức trở thành pháp nhân gồm có pháp nhân phải có tên gọi cụ thể bằng Tiếng Viêt, Điều 78 BLDS 2015: “1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt. 2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. 3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.” Và pháp nhân phải có trụ sở cụ thể, Điều 79 BLDS 2015: “1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai. 2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.” Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân và pháp nhân khác. Khi pháp nhân đăng ký thành lập, việc đăng ký được bao gồm trong Điều 82 BLDS 2015: “1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật. 3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.” Câu 2: Trong bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân. Cụ thể ở đoạn: “Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ”. Nhưng theo quy định tại Điều 92 BLDS 2005: “1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân. 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. 3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. 4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. 5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.” Câu 3: Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân? Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án. Trong Bản án số 1117, Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân vì theo theo quy định tại Điều 92 BLDS 2005: “1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân. 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. 3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. 4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. 5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.” Hướng giải quyết của Tòa án trên là hợp lý vì Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập. Ngoài ra, Cơ quan đại diện trên chỉ là cơ quan độc lập đối với quyết định số 1367 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng lại không phù hợp với Điều 92 BLDS 2005 được nêu trên. Câu 4: Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015). Tiêu chíPháp nhânCá nhân Thời điểm phát sinhCó từ khi thành lập (Khoản 2 Điều 86 Bộ luật dân sự 2005; Khoản 2 Điều 86 Bộ luật dân sự 2015)Có từ khi sinh ra (Khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự 2015; Khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005) Thời điểm chấm dứt Chấm dứt khi pháp nhân không còn tồn tại (Khoản 3 điều 86 Bộ luật dân sự 2015, Khoản 2 điều 86 Bộ luật dân sự 2005)Chấm dứt khi chết (chỉ hạn chế khi pháp luật có qui định (Khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự 2015;Khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005) Cách thức để có năng lực pháp luật dân sự Xác định khi quyết định thành lập, điều lệ của pháp nhân đó (Điều 85, Điều 88 Bộ luật dân sự 2005; Điều 77, Điều 82 Bộ luật dân sự 2015)Xác định trong các văn bản pháp luật Quyền và nghĩa vụPhụ thuộc vào từng pháp nhân (Điều 84 Bộ luật dân sự 2015; Điều 92 Bộ luật dân sự 2005)Như nhau giữa các cá nhân (Khoản 2 Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015; Khoản 2 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005) Câu 5: Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có rằng buộc pháp nhân, cụ thể theo khoản 1 Điều 87 BLDS 2015: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Câu 6: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với công ty Nam Hà có ràng buộc công ty Bắc Sơn. Vì căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng: “1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. 2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. 3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.” Vậy nên, việc trong quy chế Công ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là trái với khoản 1 Điều 84 BLDS 2015. Theo đó, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh không có tư cách pháp nhân mà chỉ đuợc nhân danh pháp nhân (tức Công ty Bắc Sơn) xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Các giao dịch do chi nhánh của Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh xác lập nhân danh Công ty Bắc Sơn, trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền thì đều làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty Bắc Sơn. Xét trong truờng hợp trên, Chi nhánh công ty Bắc Sơn đã kí kết hợp đồng với công ty Nam Hà, vậy hợp đồng này sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Sơn chứ không phải chi nhánh của công ty đó.   3.PHẦN III: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN Tóm tắt bản án: Theo nội dung án sơ thẩm: Công ty Xuyên Á mua gạch của Công ty Ngọc Bích với tổng tiền là 77.000.752đ, dưới danh nghĩa là Ba Xuyên, và giảo dịch được thực hiện bởi ông Nguyễn Anh Trí, người đại diện cho Công ty Ngọc Bích. Và Công ty Xuyên Á chưa thanh toán đủ số tiền mua gạch cho bên Ngọc Bích, bên cạnh đó Công ty Xuyên Á chỉ đồng ý thành toán 36.170.500đ với lý do là sản phẩm bên Ngọc Bích không đúng chuẩn yêu cầu của khách hàng bên Xuyên Á vì thế Công ty Xuyên Á đã phải chịu các chi phí khác tổng cộng là 40.829.500đ. Sau đó Công ty Xuyên Á giải thể mặc dù các nghĩa vụ về tài sản chưa được giải quyết. Công ty Xuyên Á là một pháp nhân và bà Hiền là một thành viên của pháp nhân, đồng thời bà Hiền có vốn góp 26.05%, vì thế không thể yêu cầu bà Hiền và ông Phong cùng bồi thường. Và Tòa án sơ thẩm chưa xác định rõ lý do giải thể của Công ty Xuyên Á. Câu 1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên được quy định trong khoản 1, khoản 2 điều 87 BLDS 2015: “1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của các pháp nhân được quy định trong khoản 3 điều 87 BLDS: “3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Câu 2: Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á không? Vì sao? Theo Bản án thì bà Hiền là thành viên của Công ty Xuyên Á. Vì bà Hiền có góp vốn vào Công ty Xuyên Á (26,05%), và bà Hiền cũng là một trong những thành viên về hợp đồng mua bán tài sản giữa Công ty Xuyên Á và Công ty Ngọc Bích. Câu 3: Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của bà Hiền? Vì sao Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á. Vì Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á là một pháp nhân còn bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên của pháp nhân. Theo khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 quy định “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Và theo khoản 3 Điều 99 BLDS 2005 quy định “Khi pháp nhân chấm dứt, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của pháp luật”. Cùng với khoản 3 Điều 103 BLDS 2005 quy định về pháp nhân là tổ chức kinh tế, cụ thể “Tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình”. Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích. Hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng Thương mại Ngọc Bích với Công ty Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á về “Hợp đồng mua bán tài sản”. Theo đó, buộc ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền trả cho Công ty TNHH Dịch vụ- Xây dựng Thương mại Ngọc Bích do ông Đặng Ngọc Bích làm giám đốc với số tiền vốn 77.000.752đ và tiền lãi 30.030.000đ, tổng cộng tiền vốn và lãi là 107.030.752đ. Hướng giải quyết của Tòa cấp phúc thẩm: Chấp nhận kháng cáo của ông Phong và bà Hiền. Quyết định hủy bỏ án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày 27 tháng 10 năm 2015 của nhân dân Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn. Cụ thể, xét thấy việc Cấp sơ thẩm đưa bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên của công ty tham gia tố tụng và buộc bà có trách nhiệm cùng với ông Phong trả nợ là chưa đúng theo quy định của khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 và điểm a khoản 2 Điều 24; khoản 2 Điều 32 của Điều lệ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Xuyên Á, hơn nữa công ty Xuyên Á đã giải thể và vốn góp của bà chỉ có 26,05%. Theo như hướng giải quyết của Tòa cấp phúc thẩm và sơ thẩm vẫn không thỏa đáng cho Công ty Ngọc Bích vì như trên đã trình bày bà Hiền chỉ là thành viên của pháp nhân và không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho công ty đúng với khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Ngoài ra, thấy rằng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á đã giải thể theo thông báo về việc doanh nghiệp giải thể ngày 17/3/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, nhưng cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ làm rõ để xác định lý do giải thể, tài sản của Công ty khi giải thể và nghĩa vụ về tài sản của công ty... để giải quyết theo quy định của pháp luật. Vậy theo hướng giải quyết của Tòa án sơ thẩm vẫn có phần hợp lý nếu xét theo Luật Doanh nghiệp 2014, nhưng Tòa án sơ thẩm cần làm rõ số tiền mà bà Hiền cần đền bù vì cụ thể theo điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”. Và theo khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”, nên ông Phong sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán khoản nợ cho Công ty Ngọc Bích cùng bà Hiền. Câu 5: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị giải thể? Để có thể bảo vệ lợi ích của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á giải thể, Tòa án xét xử phúc thẩm cần xác minh lại lý do giải thể, tài sản của Công ty Xuyên Á khi giải thể và các nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á về tài sản khi giải thể để tránh trường hợp Công ty Xuyên Á có hành vi trốn tránh nghĩa vụ kê khai, nghĩa vụ trả nợ. Sau khi xác minh được tình trạng tài sản của Công ty Xuyên Á sẽ bắt đầu khởi kiện Công ty Xuyên Á và những người có liên quan nhằm lấy lại các quyền lợi. Cụ thể theo khoàn 2 Điều 98 trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản”. Ngoài ra, Công ty Xuyên Á là một pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại là các pháp nhân được thành lập để hướng đến mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận . Như vây, theo Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 201 Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp: “1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây: a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”. Do đó, Công ty Xuyên Á nếu muốn giải thể phải đảm bảo đã thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản thì mới được giải thể. Và trong trường hợp, Công ty Xuyên Á đã giải thể như trên, người quản lý doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trả khoản nợ này, cụ thể trong trường hợp này là ông Trần Ngọc Phong, Giám đốc Công ty. Riêng bà Võ Thị Thanh Hiền cũng sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần khoản nợ phù hợp với số vốn đã góp vào doanh nghiệp, theo điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014: “1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn”.  Tài liệu tham khảo 1.Bộ luật Dân sự năm 2005. 2.Bộ luật Dân sự năm 2015. 3.Luật Doanh nghiệp năm 2014. 4.Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình những quy định chung về Luật dân sự, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2018.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ BÀI THẢO LUẬN LẦN THỨ NHẤT Mục lục PHẦN I: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN Tóm tắt án: Bản án sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 31/1/2008, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án ông Lê Văn Tiếu khởi kiện đòi chia thừa kế nhà, đất nhà dòng trưởng ông Lê Văn Chỉnh (trai trưởng) ông Lê Văn Chảng (em ruột ơng Chỉnh) Theo ơng Lê Văn Chảng vợ bà Nguyễn Thị Chung (vợ hợp pháp ơng Chảng) người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Thế Tòa án cấp sơ thẩm kết luận bà Chung vợ thức ơng Chảng mà thừa nhận việc ông Lê Văn Chảng kết hôn với bà Nguyễn Thị Bích ngày 15/10/2001 đưa bà Bích trở thành người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bác bỏ quyền nghĩa vụ đáng theo pháp luật bà Chung Tại phiên tòa tái thẩm ngày 23/06/2020 nhận định bà Bích khơng phải vợ hợp pháp ơng bà Bích khơng đủ điều kiện để làm người giám hộ ông Chảng theo khoản điều 62 Bộ luật dân năm 2005 Do đó, phiên tịa tái thẩm đưa định, hủy tất định mà phiên tòa sơ thẩm phúc thẩm đưa giao lại vụ án cho TAND thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm quy định pháp luật Câu 1: Những điểm giống khác hạn chế lực hành vi dân lực hành vi dân sự: Hạn chế lực hành vi dân Mất lực hành vi dân Một người xem hạn chế lực hành vi dân Căn lực hành vi dân có Chứng minh định Tịa án tuyên bố người bị hạn chế lực hành vi dân Tuyên bố Giống hủy kết luận Khi khơng cịn tun bố người bị hay hạn người chế lực hành vi dân theo u cầu hay hạn người người có quyền, lợi ích liên quan chế quan tổ chức hữu quan, Tòa án định hủy bỏ lực hành vi định tuyên bố hay hạn chế lực hành vi dân dân Người nghiện ma túy, nghiện chất kích thích khác dẫn đến phá hoại taì Người bị bệnh tâm thần mắc bệnh khác mà nhận thức, làm chủ hành vi sản gia đình Đối tượng Khác Cơ sở để tòa án định Theo yêu cầu người có Theo yêu cầu người có quyền, lợi ích liên quan quyền, lợi ích liên quan quan tổ chức hữu quan tổ chức hữu quan quan Kết luận giám định pháp y tâm thần Giao dịch dân Giao dịch dân liên quan đến tài sản phải có đồng ý người đại diện theo pháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày liên quan có quy định khác Người đại diện Do Tòa án định Giao dịch dân người đại diện theo pháp luật xác lập, thực Có thể cá nhân pháp nhân gọi người giám hộ Câu 2: Những điểm khác người bị hạn chế lực hành vi dân người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi: Tiêu chí Đối tượng Người bị hạn chế lực hành vi dân Người nghiện ma túy, chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình Người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi Do tình trạng thể chất tinh thần người không đủ khả nhận thức, làm chủ hành vi chưa đến mức lực hành vi dân Tòa án tuyên bố theo yêu cầu Giao dịch dân Theo yêu cầu người này, Theo yêu cầu người có quyền, người có quyền, lợi ích liên quan lợi ích liên quan quan quan, tổ chức hữu hữu quan quan Có người giám hộ chăm sóc đảm Việc thực giao dịch dân bảo việc điều trị, đại diện liên quan đến tài sản phải có giao dịch dân sự, quản lý tài đồng ý người đại diện theo sản bảo vệ quyền, lợi ích pháp luật người bảo hộ (Điều 57 BLDS 2015) Câu 3: Trong định trên, Toà án nhân dân tối cao xác định lực hành vi dân ông Chảng nào? Tòa án xác định lực hành vi ông Chảng qua “Biên giám định khả lao động” số 84/GDYT-KNLĐ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định khoa y trung ươngBộ y tế xác định ông Chảng khơng tự lại Tiếp xúc khó, thất vận ngơn nặng, liệt hồn tồn 1/2 người phải Rối loạn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần Tâm thần: sa sút trí tuệ Hiện không đủ lực lập di chúc Được xác định khả lao động bệnh tật 91% Theo khoản Điều 23 BLDS 2015 quy định: “Người thành niên tình trạng thể chất tinh thần mà không đủ khả nhận thức, làm chủ hành vi chưa đến mức lực hành vi dân theo yêu cầu người này, người có quyền, lợi ích liên quan quan, tổ chức hữu quan, sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án định tuyên bố người người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ người giám hộ.” Câu 4: Hướng Toà án nhân dân tối cao câu hỏi có thuyết phục khơng? Vì sao? Theo khoản 1, điều 23, BLDS 2015 quy định: “Người thành niên tình trạng thể chất tinh thần mà không đủ khả nhận thức, làm chủ hành vi chưa đến mức lực hành vi dân theo yêu cầu người này, người có quyền, lợi ích liên quan quan, tổ chức hữu quan, sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án định tuyên bố người người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ người giám hộ” Như thấy ơng Chảng có đủ điều kiện để Tịa án tuyên bố người hạn chế lực hành vi dân sự, cụ thể với điều kiện sau: người thành niên, tình trạng thể chất tinh thần mà không đủ khả nhận thức, làm chủ hành vi chưa đến mức lực hành vi dân (có Biên giám định khả lao động) Tòa án sơ thẩm vào Biên giám định khả lao động tun bố ơng người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi.Trong trường hợp ông Chảng Do kết luận việc Tịa án tun bố ơng Chảng người khó khăn hành vi dân hợp lý Câu 5: Theo Toà án nhân dân tối cao, người giám hộ người giám hộ ơng Chảng? Hướng Tồ án nhân dân tối cao có thuyết phục khơng, sao? Theo Tịa án nhân dân tối cao, bà Bích khơng thể người giám hộ cho ông Chảng bà Chung người giám hộ hơp pháp cho ông Chảng Vì xét theo mối quan hệ cụ thể, bà Chung vợ hợp pháp ông Chảng từ năm 1975, cụ thể quy định điểm a mục nghị số 35/2000/ NQ-QH10, trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03/01/1987, mà chưa đăng ký kết khuyến khích kết Ngồi ra, theo lời trình bày ơng Chỉnh bà Chung thừa nhận việc bà Chung ông Chảng đăng ký hôn, đồng thời theo xác minh Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xác nhận “Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn - Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 bà Bích ơng Chảng khơng thực tế khơng có việc đăng ký kết bà Bích ơng Chảng Vậy theo Tịa án nhân dân tối cao, bà Chung người giám hộ hợp pháp, theo Khoản Điều 54 BLDS 2015 người giám hộ cho người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể chồng có khó khăn nhận thức hạn chế lực hành vi dân vợ người giám hộ đương nhiên Nhưng hướng giải Tòa án chưa thuyết phục Vì theo khoản Điều 57 BLDS 2015 người giám hộ người lực hành vi dân có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người giám hộ Và từ năm 1994 bà Chung bỏ sống xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội khoảng thời gian sau, bà Bích người thực nghĩa vụ chăm sóc ơng Chảng Và theo khoản Điều 46 trường hợp có giám hộ cho người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi phải có đồng ý người họ có lực thể ý chí thời điểm u cầu, nên nói, khoảng thời gian mà bà Chung khơng sống ơng Chảng bà Bích giám hộ hợp pháp ông Chảng đồng ý ông Câu 6: Cho biết quyền nghĩa vụ người giám hộ tài sản người giám hộ (nêu rõ sở pháp lý)? Căn mục c khoản Điều 57 BLDS 2015 Nghĩa vụ người giám hộ người giám hộ lực hành vi dân sự, người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi, người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản người giám hộ Và vào khoản Điều 58 BLDS 2015 Quyền người giám hộ, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản người giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho nhu cầu thiết yếu người giám hộ Câu 7: Theo quy định Toà án nhân dân tối cao vụ án trên, người giám hộ ơng Chảng có tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng hưởng) khơng? Vì sao? Suy nghĩ anh/chị hướng xử lý Toà án nhân dân tối cao vấn đề vừa nêu Theo quy định Tòa án nhân dân tối cao vụ án trên, người giám hộ ơng Chảng, bà Bích, khơng tham gia vào việc chia di sản thừa kế Vì theo Tịa án nhân dân tối cao, việc bà Bích người giám hộ ông Chảng việc xác định khơng người đại diện hợp pháp Tịa án sơ thẩm phúc thẩm Và theo định hủy án dân phúc thẩm 07/2009 Bản án dân sơ thẩm số 10/2008, người có quyền tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ơng Chảng hưởng) bà Chung, bà ơng có quan hệ vợ chồng từ năm 1945 nên xem người giám hộ hợp pháp ông Chảng, từ việc chia di sản thừa kế có khác biệt Mặc dù, khoảng thời gian bà Chung không sống với ông Chảng nên việc ông có người giám hộ khác cụ thể bà Bích hợp pháp, theo khoản Điều 46 BLDS 2015 người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi phải đồng ý người họ có lực thể ý chí thời điểm u cầu Nên khẳng định, khoảng thời gian bà Chung rời đi, bà Bích người giám hộ hồn tồn hợp pháp ơng Chảng Ngồi theo Điều 57 BLDS 2015 nghĩa vụ người giám hộ người lực hành vi dân có khó khăn nhận thực, làm chủ hành vi, bà Chung khơng làm trịn nghĩa vụ người giám hộ việc chăm sóc, bảo đảm việc điều trị PHẦN II: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ Tóm tắt án: Ơng Nguyễn Ngọc Hùng, người tuần tra canh gác, bảo vệ tài sản đảm bảo an ninh trật tự Văn phòng Bộ Tài ngun Mơi trường TP Hồ Chí Minh, từ ngày 3/3/2008 ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn Ngày 11/3/2010, hai xe máy ơng Vỹ ơng Dũng Sau đó, Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun Mơi trường có văn sô 187/CQĐDPN-HCQT buộc ông phải bồi thường cho ông Vỹ ông Dũng người 10.000.000đ trừ vào số tiền làm thêm ông Cơ quan đại diện sau định 192/QĐ-CQĐDPN chấm dứt hợp đồng lao động ông, ông không đồng ý với định nên khởi kiện quan tòa, yêu cầu hủy định số 187 Sau đó, ơng Hùng bổ sung u cầu khởi kiện cụ thể hủy định số 192 yêu cầu quan phải giải chế độ trợ cấp việc giao sổ bảo hiểm xã hội, bồi thường số tiền tương đương với ngày ông không làm việc Cơ quan không đồng ý yêu cầu ơng Hùng khơng có sở, ơng Lê Đức Hành người đại diện theo pháp luật cho Cơ quan kháng cáo cho ông Hùng không làm tốt trách nhiệm Và bố trí tạm thời ơng Hùng cơng việc sửa chữa điện nước Ơng Hùng không thỏa đáng với án sơ thẩm cho khơng khách quan Tại phiên tịa phúc thẩm, ơng Trần Đăng Minh đại diện Cơ quan cho ông Hùng khơng có trình độ chun mơn nên chấm dứt hợp đồng lao động ông Hùng Và bà Lê Thị Bé đại diện cho ông Hùng yêu cầu xử y án sơ thẩm Cuối cùng, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh chấp nhận phần yêu cầu kháng cáo Cơ quan đại diện, hủy án lao động sơ thẩm số 07/2021/LĐ-ST Câu 1: Những điều kiện để tổ chức thừa nhận pháp nhân (nêu rõ điều kiện) Để tổ chức thừa nhận pháp nhân cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo khoản Điều 74 BLDS 2015: “1 Được thành lập theo quy định Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cấu tổ chức theo quy định Điều 83 Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác tự chịu trách nhiệm tài sản mình; Nhân danh tham gia quan hệ pháp luật cách độc lập.” Cụ thể nói, điều kiện để tổ chức trở thành pháp nhân gồm có pháp nhân phải có tên gọi cụ thể Tiếng Viêt, Điều 78 BLDS 2015: “1 Pháp nhân phải có tên gọi tiếng Việt Tên gọi pháp nhân phải thể rõ loại hình tổ chức pháp nhân phân biệt với pháp nhân khác lĩnh vực hoạt động Pháp nhân phải sử dụng tên gọi giao dịch dân sự.” Và pháp nhân phải có trụ sở cụ thể, Điều 79 BLDS 2015: “1 Trụ sở pháp nhân nơi đặt quan điều hành pháp nhân Trường hợp thay đổi trụ sở pháp nhân phải cơng bố công khai Địa liên lạc pháp nhân địa trụ sở pháp nhân Pháp nhân chọn nơi khác làm địa liên lạc.” Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân pháp nhân khác Khi pháp nhân đăng ký thành lập, việc đăng ký bao gồm Điều 82 BLDS 2015: “1 Pháp nhân thành lập theo sáng kiến cá nhân, pháp nhân theo định quan nhà nước có thẩm quyền Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi đăng ký khác theo quy định pháp luật Việc đăng ký pháp nhân phải công bố công khai.” Câu 2: Trong án số 1117, theo Bộ tài nguyên môi trường, Cơ quan đại diện Bộ tài nguyên môi trường có tư cách pháp nhân khơng? Đoạn án có câu trả lời Theo Bộ Tài nguyên môi trường, Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên Mơi trường có tư cách pháp nhân Cụ thể đoạn: “Như Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường quan đại diện hạch toán báo sổ thực dự toán, toán phải theo phân cấp Bộ, phụ thuộc theo phân bổ ngân sách Nhà nước phân cấp Bộ Tài nguyên Môi trường quan hạch toán độc lập Mặc dù định 1367 nói có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có dấu tài khoản riêng” Cơ quan đại diện Bộ phải hạch tốn báo sổ nên quan có tư cách pháp nhân tư cách pháp nhân không đầy đủ” Nhưng theo quy định Điều 92 BLDS 2005: “1 Pháp nhân đặt văn phịng đại diện, chi nhánh nơi khác với nơi đặt trụ sở pháp nhân Văn phòng đại diện đơn vị phụ thuộc pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích pháp nhân thực việc bảo vệ lợi ích Chi nhánh đơn vị phụ thuộc pháp nhân, có nhiệm vụ thực tồn phần chức pháp nhân, kể chức đại diện theo ủy quyền Văn phòng đại diện, chi nhánh pháp nhân Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực nhiệm vụ theo ủy quyền pháp nhân phạm vi thời hạn ủy quyền Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân phát sinh từ giao dịch dân văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.” Câu 3: Trong Bản án số 1117, Tịa án xác định Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun mơi trường khơng có tư cách pháp nhân? Suy nghĩ anh/chị hướng giải Tòa án Trong Bản án số 1117, Tòa án xác định Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun mơi trường khơng có tư cách pháp nhân theo theo quy định Điều 92 BLDS 2005: “1 Pháp nhân đặt văn phịng đại diện, chi nhánh nơi khác với nơi đặt trụ sở pháp nhân Văn phòng đại diện đơn vị phụ thuộc pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích pháp nhân thực việc bảo vệ lợi ích Chi nhánh đơn vị phụ thuộc pháp nhân, có nhiệm vụ thực tồn phần chức pháp nhân, kể chức đại diện theo ủy quyền Văn phòng đại diện, chi nhánh pháp nhân Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực nhiệm vụ theo ủy quyền pháp nhân phạm vi thời hạn ủy quyền Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân phát sinh từ giao dịch dân văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.” Hướng giải Tòa án hợp lý Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên Mơi trường quan đại diện hạch tốn báo sổ thực dự toán, toán phải theo phân cấp Bộ, phụ thuộc theo phân bổ ngân sách Nhà nước phân cấp Bộ Tài nguyên Môi trường quan hạch tốn độc lập Ngồi ra, Cơ quan đại diện quan độc lập định số 1367 Bộ Tài nguyên Môi trường, lại không phù hợp với Điều 92 BLDS 2005 nêu Câu 4: Pháp nhân cá nhân có khác lực pháp luật dân sự? Nêu sở pháp lý trả lời (nhất sở quy định BLDS 2005 BLDS 2015) Tiêu chí Thời điểm phát sinh Thời điểm chấm dứt Cách thức để có lực pháp luật dân Pháp nhân Có từ thành lập (Khoản Điều 86 Bộ luật dân 2005; Khoản Điều 86 Bộ luật dân 2015) Chấm dứt pháp nhân khơng cịn tồn (Khoản điều 86 Bộ luật dân 2015, Khoản điều 86 Bộ luật dân 2005) Xác định định thành lập, điều lệ pháp nhân (Điều 85, Điều 88 Bộ luật dân 2005; Điều 10 Cá nhân Có từ sinh (Khoản Điều 16 Bộ luật dân 2015; Khoản Điều 14 Bộ luật dân 2005) Chấm dứt chết (chỉ hạn chế pháp luật có qui định (Khoản Điều 16 Bộ luật dân 2015;Khoản Điều 14 Bộ luật dân 2005) Xác định văn pháp luật 77, Điều 82 Bộ luật dân 2015) Quyền nghĩa vụ Phụ thuộc vào pháp nhân (Điều 84 Bộ luật dân 2015; Điều 92 Bộ luật dân 2005) Như cá nhân (Khoản Điều 16 Bộ luật dân năm 2015; Khoản Điều 14 Bộ luật dân 2005) Câu 5: Giao dịch dân người đại diện pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu sở pháp lý trả lời Giao dịch dân người đại diện pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có buộc pháp nhân, cụ thể theo khoản Điều 87 BLDS 2015: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân việc thực quyền, nghĩa vụ dân người đại diện xác lập, thực nhân danh pháp nhân Pháp nhân chịu trách nhiệm dân nghĩa vụ sáng lập viên đại diện sáng lập viên xác lập, thực để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác luật có quy định khác.” Câu 6: Trong tình trên, hợp đồng ký kết với Cơng ty Nam Hà có ràng buộc Cơng ty Bắc Sơn khơng? Vì sao? Nêu sở pháp lý trả lời? Trong tình trên, hợp đồng ký kết với cơng ty Nam Hà có ràng buộc cơng ty Bắc Sơn Vì theo khoản 1, 2, Điều 84 Bộ luật dân 2015 quy định rằng: “1 Chi nhánh, văn phòng đại diện đơn vị phụ thuộc pháp nhân, pháp nhân Chi nhánh có nhiệm vụ thực tồn phần chức pháp nhân Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện phạm vi pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích pháp nhân.” Vậy nên, việc quy chế Công ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân trái với khoản Điều 84 BLDS 2015 Theo đó, Chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn thành phố Hồ Chí Minh khơng có tư cách pháp nhân mà đuợc nhân danh pháp nhân (tức Công ty Bắc Sơn) xác lập, thực giao dịch phạm vi thời hạn ủy quyền Các giao dịch chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn thành phố Hồ Chí Minh xác lập nhân danh Công ty Bắc Sơn, phạm vi thời hạn ủy quyền làm phát sinh quyền nghĩa vụ công ty Bắc Sơn Xét truờng hợp trên, Chi nhánh cơng ty Bắc Sơn kí kết hợp đồng với công ty Nam Hà, hợp đồng làm phát sinh quyền nghĩa vụ Công ty Bắc Sơn khơng nhánh cơng ty 11 12 PHẦN III: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN Tóm tắt án: Theo nội dung án sơ thẩm: Công ty Xuyên Á mua gạch Công ty Ngọc Bích với tổng tiền 77.000.752đ, danh nghĩa Ba Xuyên, giảo dịch thực ơng Nguyễn Anh Trí, người đại diện cho Cơng ty Ngọc Bích Và Cơng ty Xun Á chưa tốn đủ số tiền mua gạch cho bên Ngọc Bích, bên cạnh Cơng ty Xun Á đồng ý thành toán 36.170.500đ với lý sản phẩm bên Ngọc Bích khơng chuẩn u cầu khách hàng bên Xun Á Cơng ty Xun Á phải chịu chi phí khác tổng cộng 40.829.500đ Sau Cơng ty Xun Á giải thể nghĩa vụ tài sản chưa giải Công ty Xuyên Á pháp nhân bà Hiền thành viên pháp nhân, đồng thời bà Hiền có vốn góp 26.05%, khơng thể yêu cầu bà Hiền ông Phong bồi thường Và Tòa án sơ thẩm chưa xác định rõ lý giải thể Công ty Xuyên Á Câu 1: Trách nhiệm pháp nhân nghĩa vụ thành viên trách nhiệm thành viên nghĩa vụ pháp nhân Trách nhiệm pháp nhân nghĩa vụ thành viên quy định khoản 1, khoản điều 87 BLDS 2015: “1 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân việc thực quyền, nghĩa vụ dân người đại diện xác lập, thực nhân danh pháp nhân Pháp nhân chịu trách nhiệm dân nghĩa vụ sáng lập viên đại diện sáng lập viên xác lập, thực để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác luật có quy định khác Pháp nhân chịu trách nhiệm dân tài sản mình; không chịu trách nhiệm thay cho người pháp nhân nghĩa vụ dân người pháp nhân xác lập, thực không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Trách nhiệm thành viên nghĩa vụ pháp nhân quy định khoản điều 87 BLDS: “3 Người pháp nhân không chịu trách nhiệm dân thay cho pháp nhân nghĩa vụ dân pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Câu 2: Trong Bản án bình luận, bà Hiền có thành viên Cơng ty Xun Á khơng? Vì sao? Theo Bản án bà Hiền thành viên Cơng ty Xun Á Vì bà Hiền có góp vốn vào Công ty Xuyên Á (26,05%), bà Hiền thành viên hợp đồng mua bán tài sản Công ty Xuyên Á Công ty Ngọc Bích 13 Câu 3: Nghĩa vụ Cơng ty Ngọc Bích nghĩa vụ Cơng ty Xun Á hay bà Hiền? Vì Nghĩa vụ Cơng ty Ngọc Bích nghĩa vụ Cơng ty Xun Á Vì Cơng ty TNHH Xuất nhập Thương mại Xuyên Á pháp nhân bà Võ Thị Thanh Hiền thành viên pháp nhân Theo khoản Điều 93 BLDS 2005 quy định “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân thay cho pháp nhân nghĩa vụ dân pháp nhân xác lập, thực hiện” Và theo khoản Điều 99 BLDS 2005 quy định “Khi pháp nhân chấm dứt, tài sản pháp nhân giải theo quy định pháp luật” Cùng với khoản Điều 103 BLDS 2005 quy định pháp nhân tổ chức kinh tế, cụ thể “Tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân tài sản mình” Câu 4: Suy nghĩ anh/chị hướng giải Tòa án sơ thẩm Tòa án cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ Công ty Ngọc Bích Hướng giải Tịa cấp sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng Thương mại Ngọc Bích với Công ty Xuất nhập Thương mại Xuyên Á “Hợp đồng mua bán tài sản” Theo đó, buộc ơng Trần Ngọc Phong bà Võ Thị Thanh Hiền trả cho Công ty TNHH Dịch vụ- Xây dựng Thương mại Ngọc Bích ơng Đặng Ngọc Bích làm giám đốc với số tiền vốn 77.000.752đ tiền lãi 30.030.000đ, tổng cộng tiền vốn lãi 107.030.752đ Hướng giải Tòa cấp phúc thẩm: Chấp nhận kháng cáo ông Phong bà Hiền Quyết định hủy bỏ án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày 27 tháng 10 năm 2015 nhân dân Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn Cụ thể, xét thấy việc Cấp sơ thẩm đưa bà Võ Thị Thanh Hiền thành viên công ty tham gia tố tụng buộc bà có trách nhiệm với ơng Phong trả nợ chưa theo quy định khoản Điều 93 BLDS 2005 điểm a khoản Điều 24; khoản Điều 32 Điều lệ Công ty TNHH Xuất nhập thương mại Xuyên Á, công ty Xuyên Á giải thể vốn góp bà có 26,05% Theo hướng giải Tịa cấp phúc thẩm sơ thẩm khơng thỏa đáng cho Cơng ty Ngọc Bích trình bày bà Hiền thành viên pháp nhân khơng có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho công ty với khoản Điều 93 BLDS 2005 “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân thay cho pháp nhân nghĩa vụ dân pháp nhân xác lập, thực hiện” Ngoài ra, thấy Công ty TNHH Xuất nhập Thương mại Xuyên Á giải thể theo thông báo việc doanh nghiệp giải thể ngày 17/3/2014 Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh An Giang, cấp sơ thẩm không thu thập chứng làm rõ để xác định lý giải thể, tài sản Công ty giải thể nghĩa vụ tài sản công ty để giải theo quy định pháp luật Vậy theo hướng giải Tòa án sơ thẩm có phần hợp lý xét theo Luật Doanh 14 nghiệp 2014, Tòa án sơ thẩm cần làm rõ số tiền mà bà Hiền cần đền bù cụ thể theo điểm c khoản Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014: “Cổ đông chịu trách nhiệm khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác doanh nghiệp phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp” Và theo khoản Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp giải thể bảo đảm toán hết khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác doanh nghiệp không q trình giải tranh chấp Tịa án quan trọng tài Người quản lý có liên quan doanh nghiệp quy định điểm d khoản Điều liên đới chịu trách nhiệm khoản nợ doanh nghiệp”, nên ông Phong phải chịu trách nhiệm việc toán khoản nợ cho Cơng ty Ngọc Bích bà Hiền Câu 5: Làm để bảo vệ quyền lợi Công ty Ngọc Bích Cơng ty Xun Á bị giải thể? Để bảo vệ lợi ích Cơng ty Ngọc Bích Cơng ty Xun Á giải thể, Tòa án xét xử phúc thẩm cần xác minh lại lý giải thể, tài sản Công ty Xuyên Á giải thể nghĩa vụ Công ty Xuyên Á tài sản giải thể để tránh trường hợp Cơng ty Xun Á có hành vi trốn tránh nghĩa vụ kê khai, nghĩa vụ trả nợ Sau xác minh tình trạng tài sản Công ty Xuyên Á bắt đầu khởi kiện Công ty Xuyên Á người có liên quan nhằm lấy lại quyền lợi Cụ thể theo khoàn Điều 98 trước giải thể, pháp nhân phải thực đầy đủ nghĩa vụ tài sản” Ngoài ra, Công ty Xuyên Á pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại pháp nhân thành lập để hướng đến mục tiêu chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận Như vây, theo Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 201 Các trường hợp điều kiện giải thể doanh nghiệp: “1 Doanh nghiệp bị giải thể trường hợp sau đây: a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi Điều lệ công ty mà khơng có định gia hạn; b) Theo định chủ doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân, tất thành viên hợp danh công ty hợp danh, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty công ty trách nhiệm hữu hạn, Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần; c) Cơng ty khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định Luật thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Doanh nghiệp giải thể bảo đảm toán hết khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác doanh nghiệp khơng q trình giải tranh chấp Tòa án Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung Luật dân sự, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2018, tr.151 15 quan trọng tài Người quản lý có liên quan doanh nghiệp quy định điểm d khoản Điều liên đới chịu trách nhiệm khoản nợ doanh nghiệp” Do đó, Công ty Xuyên Á muốn giải thể phải đảm bảo toán hết khoản nợ nghĩa vụ tài sản giải thể Và trường hợp, Công ty Xuyên Á giải thể trên, người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm trả khoản nợ này, cụ thể trường hợp ông Trần Ngọc Phong, Giám đốc Công ty Riêng bà Võ Thị Thanh Hiền phải chịu trách nhiệm toán phần khoản nợ phù hợp với số vốn góp vào doanh nghiệp, theo điểm c khoản Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014: “1 Cơng ty cổ phần doanh nghiệp, đó: a) Vốn điều lệ chia thành nhiều phần gọi cổ phần; b) Cổ đơng tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu 03 không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chịu trách nhiệm khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác doanh nghiệp phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đơng có quyền tự chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ trường hợp quy định khoản Điều 119 khoản Điều 126 Luật Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần loại để huy động vốn” 16 Tài liệu tham khảo Bộ luật Dân năm 2005 Bộ luật Dân năm 2015 Luật Doanh nghiệp năm 2014 Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình quy định chung Luật dân sự, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2018 17 ... luật dân 2005; Điều 10 Cá nhân Có từ sinh (Khoản Điều 16 Bộ luật dân 2 015 ; Khoản Điều 14 Bộ luật dân 2005) Chấm dứt chết (chỉ hạn chế pháp luật có qui định (Khoản Điều 16 Bộ luật dân 2 015 ;Khoản... pháp luật Câu 1: Những điểm giống khác hạn chế lực hành vi dân lực hành vi dân sự: Hạn chế lực hành vi dân Mất lực hành vi dân Một người xem hạn chế lực hành vi dân Căn lực hành vi dân có Chứng... 14 Bộ luật dân 2005) Xác định văn pháp luật 77, Điều 82 Bộ luật dân 2 015 ) Quyền nghĩa vụ Phụ thuộc vào pháp nhân (Điều 84 Bộ luật dân 2 015 ; Điều 92 Bộ luật dân 2005) Như cá nhân (Khoản Điều 16

Ngày đăng: 08/12/2021, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w