CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HÒA MẠC .... TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Minh Quang Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạn
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐẶNG MINH QUANG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ TRẤN HÒA MẠC,
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, Ngày …… Tháng 11 Năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Minh Quang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn các cán bộ trạm Khí tượng tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân thị trấn Hòa Mạc, cán bộ và cộng đồng dân cư tại các Khu về sự hợp tác nhiệt tình đồng thời đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề ở địa phương trong thời gian qua Cuối cùng mình xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ mình trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày …… Tháng 11 Năm 2018
Tác giả luận văn
Đặng Minh Quang
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.5 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Một số loại thiên tai thường gặp 4
2.2 THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 12
2.2.1 Lũ lụt là một biểu hiện của biến đổi khí hậu 12
2.2.3 Thiên tai gia tăng do biến đổi khí hậu 15
2.3 THIÊN TAI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG 18
2.3.1 Thiên tai đối với đời sống của người dân 18
2.3.2 Thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp 18
2.4 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG 20
2.4.1 Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu 20
2.4.2 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất 21
2.4.3 Vấn đề thích ứng với thiên tai khí hậu 21
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
Trang 53.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 26
3.2.2 Đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và thiên tai mưa lụt trong nửa thế kỷ qua trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 26
3.2.3 Đánh giá nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt và ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt tới sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 26
3.2.4 Các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên 26
3.2.5 Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt chủ động và có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên 26
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THỊ TRẤN HÒA MẠC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 38
4.2 BIỂU HIỆN THIÊN TAI MƯA LỤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 39
4.2.1 Xu hướng biến đổi nhiệt độ 39
4.2.2 Xu hướng thay đổi lượng mưa 42
4.3 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THIÊN TAI MƯA LỤT TẠI THỊ TRẤN HÒA MẠC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM 47
4.3.1 Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu 47
4.3.2 Nhận thức của người dân về xu hướng mưa lụt trên địa bàn thị trấn 51
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA LỤT ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 53
4.4.1 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến năng suất 53
4.4.2 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến diện tích 54
Trang 64.4.3 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng mưa lụt đến sâu bệnh 55
4.4.4 Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến nông nghiệp 55
4.4.5 Lịch thời vụ và thiên tai mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc 59
4.5 CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HÒA MẠC 59
4.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI MƯA LỤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 61
4.6.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai mưa lụt 61
4.6.2 Vai trò của các tổ chức tham gia vào thích ứng với thiên tai mưa lụt 64
4.6.3 Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt có hiệu quả cao 65
PHẦN 5 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 67
5.1 KẾT LUẬN 67
5.2 KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ATTP An toàn thực phẩm
BĐKH Biến đổi khí hậu
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CN – TTCN Công Nghiệp và Tiểu thủ Công nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sôn Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMHEN Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu IPB Phòng trừ sâu bệnh
IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
SWOT Mô hình phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội,
Thách thức SXNN Sản xuất nông nghiệp
TTC Nhiệt độ tối cao
TTT Nhiệt độ tối thấp
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp (*) hoặc gián tiếp (**) 7
Bảng 2.2 Tần số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam 16
Bảng 2.3 Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình 17
Bảng 2.4 Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất trồng trọt 19
Bảng 4.1 Quy mô hộ, số hộ và dân số thị trấn Hòa Mạc năm 2017 35
Bảng 4.2 Nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn (R>100mm/ngày) tại Duy Tiên 43
Bảng 4.3 Nguy cơ mưa lụt do mưa vừa (R>20 mm/ngày) kéo dài 3 ngày liên tục tại Hà Nam qua các tháng 45
Bảng 4.4 Dòng lịch sử về khí hậu cực đoan và thiên tai đã xảy ra, gây hại đối với sản xuất nông nghiệp tại Hòa Mạc 48
Bảng 4.5 Nhận thức của người dân về biểu hiện của mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc 52
Bảng 4.6 Lịch thời vụ gắn với thiên tai mưa lụt trong năm 58
Bảng 4.7 Chiến lược thích ứng với mưa lụt tại khu A và khu B trồng lúa 59
Bảng 4.8 Chiến lược thích ứng với mưa lụt tại khu C trồng hoa màu 60
Bảng 4.9 Phân tích SWOT một số biện pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt 61
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Ảnh vệ tinh chụp một cơn bão hoạt động trên biển Đông 5
Hình 2.2 Đường đi của các cơn bão vào Việt Nam qua các tháng 6
Hình 2.3 Xu thế của lượng mưa năm tại một số trạm khí tượng 12
Hình 2.4 Xu hướng nhiệt độ trung bình năm trên toàn cầu và ở Việt Nam 13
Hình 2.5 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam ( o C) 14
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí thị trấn Hòa mạc 30
Hình 4.2 Xu hướng thay đổi nhiệt độ trung bình giai đoạn 1970-2017 39
Hình 4.3 Xu hướng thay đổi nhiệt độ tối cao giai đoạn 1970-2017 40
Hình 4.4 Xu hướng thay đổi nhiệt độ tối thấp giai đoạn 1970-2017 40
Hình 4.5 Xu hướng thay đổi số giờ nắng tại địa phương giai đoạn 1970-2017 41
Hình 4.6 Diễn biến lượng mưa trung bình các năm giai đoạn từ 1970-2017 42
Hình 4.7 Tần suất các cấp nguy cơ mưa lụt do có mưa lớn (>100mm/ngày) các tháng tại Duy Tiên (%) 44
Hình 4.8 Tần suất các cấp nguy cơ mưa lụt do mưa vừa kéo dài >3 ngày/tháng (R>20mm/ngày) tại Duy Tiên (%) 46
Hình 4.9 Nhận biết về thiên tai khí hậu của người dân (%) 50
Hình 4.10 Nhận biết của người dân về các loại thiên tai khí hậu 51
Hình 4.11 Nhận thức của người dân về xu hướng mưa lớn và lụt cục bộ 52
Hình 4.12 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến sản lượng 54
Hình 4.13 Nhận thức về ảnh hưởng của mưa lụt đến diện tích gieo trồng 54
Hình 4.14 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của mưa lụt đến sâu bệnh hại cây trồng 55
Hình 4.15 Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng của mưa lụt tại khu B 56
Hình 4.16 Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tại khu C 57
Hình 4.17 Sơ đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lụt tại khu A 57
Hình 4.18 Sơ đồ Venn về vai trò của chủ thể thích ứng với thiên tai mưa lụt 65
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Minh Quang
Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của người dân
trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”
Ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 8440301
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thiên tai khí hậu tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Phân tích các giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai phù hợp và có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm thu thập số liệu thứ cấp về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại thị trấn Hòa Mạc, số liệu khí tượng trạm Hà Nam
từ 1970-2017; phương pháp phỏng vấn người dân bằng phiếu hỏi và phương pháp thảo luận nhóm Nghiên cứu tiến hành trên 3 khu có hệ thống sử dụng đất nông nghiệp khác nhau (khu A; B và C) Tổng số phiếu điều tra là 30, trong đó mỗi khu điều tra 10 hộ theo phương pháp khối ngẫu nhiên Tổ chức các buổi họp nhóm 5-7 người có độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm sản xuất khác nhau, các công cụ áp dụng bao gồm vẽ sơ đồ thị trấn, thiết lập bảng lịch sử thiên tai, thời vụ gieo trồng; giải pháp thích ứng với thiên tai trong sản xuất lúa, rau màu ở thị trấn Xử lý số liệu bằng phần mềm excel, đánh giá biến động các hiện tượng thiên tai theo phương pháp thống kê ANOVA
Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá biểu hiện của thiên tai tại thị trấn Hòa Mạc từ 1970 đến 2017 cho
thấy, số giờ nắng giảm nhưng nhiệt độ trung bình năm lại tăng, lượng mưa bình quân hàng năm có xu hướng giảm, diễn biến phức tạp hơn Sản xuất nông nghiệp vẫn còn chịu ảnh hưởng bới thiên tai diễn biến xấu, thất thường làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên sản lượng cây trồng giảm ít hơn so với trước đây do người nông dân đã nhận thức được biểu hiện của thiên tai và có một số biện pháp thích ứng với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thiên tai mưa lụt như sử dụng các giống lúa chống chịu tốt, điều chỉnh thời vụ trồng rau màu, xây dựng hệ thống kênh mương giữ nước, khơi thông dòng chảy, che phủ đất Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng
Trang 11thiên tai và các giải pháp thích ứng thiên tai trong sản xuất nông nghiệp của người dân thị trấn, để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các biện pháp thích ứng với thiên tai chúng tôi đề xuất các giải pháp thích ứng gồm quản lý tốt nguồn nước và kỹ thuật tưới tiêu phục vụ nông nghiệp; sử dụng các giống cây trồng chịu được ngập úng và giá lạnh, thích hợp với điều kiện địa phương; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi; xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về thích ứng với thiên tai
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Minh Quang
Thesis title: "Assessing the situation and adaptions to natural disasters of people in
agricultural production in Hoa Mac town, Duy Tien district, Ha Nam province"
Major: Environmental Science Code: 8440301 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Materials and Methods
The author used main research methods including secondary data collection on natural, socio-economic characteristics in Hoa Mac town, meteorological data in Ha Nam from 1970-2017, interview method by using questionnaires and group discussion methods The study was conducted in three areas using different agricultural land systems (zone A,
B and C)
The total number of questionnaires was 30, with 10 randomly selected households Group meetings including 5-7 people of different ages, genders and production experiences were organized and tools were applied such as drawing town map, establishing disaster history tables, crop seasons; solutions to natural disasters in rice production and vegetables
in the town Data was processed by excel software; changes in natural disasters were assessed according to statistical method ANOVA
Main findings and conclusions
The result of assessment of natural disasters in Hoa Mac town from 1970 to 2017 shows that the number of sunshine hours decreases but the annual average temperature increases, the annual average rainfall tends to decrease but changes more complicatedly Agricultural production is still affected by bad and fluctuate weather which reduces productivity and quality of agricultural products However, current yields are lower than previously due to farmers are aware of the disaster’s characteristics and they have some measures to adapt to natural disasters in agricultural production, especially rain and flood
Trang 13disasters such as using the resistant rice, adjusting the crop of vegetables, constructing canal system to keep water, cover the land Based on the results of the assessment of natural disasters and solutions to natural disasters in agricultural production of habitants, in order to improve the effectiveness of disaster adaptation measures, we propose adaptation measures including water resources management and irrigation techniques for agriculture; using water-resistant and cold-tolerant plant breeds which are suitable for local conditions; transferring the structure of crops and livestock; constructing and developing advanced cultivation techniques and conducting propaganda campaigns in order to raise people's awareness on adaptation to natural disasters
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo, đe dọa đến sự tồn vong của loài người trong tương lai
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài trên 3200km với 75% dân
số sống gần biển Là nước thứ 2 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và các nguy cơ cao về thiên tai do ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH như: mưa lụt, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, hạn hán … Tất cả những hiện tượng cực đoan này đều ẩn chứa những mối đe dọa to lớn đối với đời sống các hộ sản xuất nông nghiệp – nơi đa số nông dân nghèo và nguồn sống chính là dựa vào sản xuất nông nghiệp Theo “kịch bản” về biến đổi khí hậu thì vào năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng 2-3 độ C Điều này đồng nghĩa với mực nước biển có thể cao lên khoảng 1m so với giai đoạn
1980 đến 1999 Kéo theo hiện tượng nhiệt độ tăng là các thiên tai khí hậu nghiêm trọng như bão tố, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán, trượt đất, xói mòn, nhiễm mặn ( Lương Chính Kế và cs., 2010)
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Tại tỉnh Hà Nam,
từ năm 2000 đến nay, bão tố, lũ lụt không ngừng diễn ra ở mức độ ác liệt, tuy không gây thiệt hại lớn về nhà cửa nhưng đã gây ngập úng ảnh hưởng đến năng suất lúa và hoa màu Hoà Mạc là thị trấn nằm ở trung tâm huyện Duy Tiên nơi có đường quốc lộ 38 chạy qua Thị trấn có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ Sông Hồng Nhìn chung địa hình của thị trấn khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông Tuy nhiên hằng năm nền nông nghiệp của thị trấn vẫn phải chịu nhiều rủi ro vì khí hậu thay đổi bất thường do BĐKH, làm suy giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người dân
Ảnh hưởng của thiên tai khí hậu rất nghiêm trọng Đối với người dân, họ nhận thức ra sao về các hiện tượng của thiên tai khí hậu, họ có quan tâm đến sự thay đổi này không Nếu họ có quan tâm đến thì họ đã có những giải pháp ứng
Trang 15phó thế nào? Người dân đã hiểu đúng và có hành động phù hợp để thích ứng với thiên tai khí hậu hay chưa?
Những bài học từ thích ứng với thiên tai cho thấy thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ tập trung vào các giải pháp công trình mà cần có sự kết hợp hài hòa với các biện pháp khác như sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của người dân để thích ứng với thiên tai, cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức, huy động
cả hệ thống chính trị - xã hội với việc phân công trách nhiệm ở từng cấp Việc chia sẻ thông tin kịp thời sẽ phục vụ cho việc xây dựng chính sách có kế hoạch
và biện pháp thích ứng phù hợp, hiệu quả
Xuất phát từ các vấn đề đó, để tìm ra những giải phát thích ứng chủ động
và có hiệu quả hơn với thiên tai khí hậu, em quyết định lựa chọn đề tài luận văn
tốt nghiệp là: “Đánh giá thực trạng và giải pháp thích ứng với thiên tai của
người dân trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”
1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thiên tai khí hậu xảy ra khá nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Tuy nhiên, nhận thức của người dân đối với thiên tai và tác hại của thiên tai ở đây còn thấp và chưa có giải pháp thích ứng phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng thiên tai khí hậu tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Phân tích các giải pháp thích ứng của người dân với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai phù hợp và có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Trang 16- Phạm vi nội dung: do điều kiện thực tập hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thiên tai mưa lụt và giải pháp thích ứng của người dân đối với cây trồng hàng năm trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên
1.5 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá được biểu hiện của thiên tai mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Điều tra, phân tích được nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt và các giải pháp thích ứng của họ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Đề xuất các giải pháp thích ứng với thiên tai mua lụt có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Trang 17PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI
2.1.1 Khái niệm
Thời tiết: Thời tiết là trạng thái vật lý của khí quyển tại một thời điểm, ở
một địa phương nào đó và được đặc trưng bởi trị số khảo sát trực tiếp các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm không khí, lượng mưa, lượng bốc hơi, lượng mây… bằng các thiết bị Có thể nói thời tiết ngày hôm qua, hôm nay hay ngày mai hoặc thời tiết buổi sáng, buổi trưa hay buổi tối… chứ không thể nói thời tiết năm nay hay thời tiết tháng tới… Thời tiết diễn ra ở một địa phương nào
đó càng nhỏ càng chính xác, có thể nói thời tiết buổi tối ở Hồ Tây hay thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm nay… (Đoàn Văn Điếm và cs., 2015)
Khí hậu: Khí hậu là đặc trưng tổng quát về trạng thái vật lý của khí quyển
tại một vùng nào đó, trong một khoảng thời gian dài Khí hậu được đặc trưng bởi các chỉ tiêu thống kê trị số đo đạc các yếu tố khí tượng như số trung bình, số min,
số max, tần suất, tần số, độ biến động… Khí hậu thường diễn biến theo những quy luật nhất định, các chỉ số khí hậu thường có chu kỳ thay đổi theo mùa, năm hoặc những chu kỳ dài hơn Chúng ta nói “khí hậu Việt Nam” hay nói “khí hậu Nam bộ” đó là những vùng địa lý rộng lớn Khi nói “khí hậu miền Bắc Việt Nam có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng giêng là 16,60C, tần số sương muối
là 0,2ngày/năm”, thì “16,60C” và “0,2 ngày/năm” đều là những số liệu trung bình
được thống kê trong chuỗi số liệu nhiều năm (Nguyễn Văn Viết và cs., 2018)
Thiên tai: Thiên tai là những thảm hoạ bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho
con người ở mỗi địa phương, mỗi vùng hoặc cả đất nước Các loại thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sương giá, gió khô nóng… đều gây ra những thiệt hại rất lớn cho các ngành kinh tế quốc dân Đối với sản xuất nông nghiệp, thiên tai thường mang lại nhiều tổn thất đối với năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, có khi làm thất thu hoàn toàn Đối với môi trường, thiên tai tạo ra những điều kiện nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và gián tiếp gây ra ô nhiễm (Đoàn Văn Điếm và cs., 2012)
2.1.2 Một số loại thiên tai thường gặp
2.1.2.1 Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão là xoáy thuận nhiệt đới phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới,
Trang 18bão yếu còn được gọi là áp thấp nhiệt đới Gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão, càng xa trung tâm tốc độ gió bão càng giảm Theo tốc độ gió mạnh ở gần trung tâm, Tổ chức khí tượng thế giới phân thành 4 loại: 1) Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): tốc độ gió ở vùng gần trung tâm từ 10,8 – 17,1m/s; 2) Bão nhiệt đới (Tropical storm): tốc độ gió ở vùng gần trung tâm từ 17,2 đến 24,4m/s; 3) Bão mạnh (Severe Tropical Storm): tốc độ gió vùng gần trung tâm từ 24,5 – 32,6m/s; 4) Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): tốc độ gió vùng gần trung tâm
từ 32,7m/s trở lên Để dễ theo dõi bão được đặt tên hay là đánh số cho từng năm
Ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông bão được gọi là Typhoon, ở miền biển Đại Tây Dương và Caraip – Hurricane, ở châu Úc gọi là Vili Vili
Bão là một vùng khí áp thấp gần tròn, bán kính vào khoảng 200 – 300 km, các đường đẳng áp gần đồng tâm và dày xít nhau, gây ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s, tức là trên 120 km/h Trừ phần trung tâm của bão gọi là mắt bão lặng gió, còn toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy đi lên rất mãnh liệt Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng nội tại khổng lồ Mây hình thành trong bão
là những lớp mây rất dày, cho mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn
Hình 2.1 Ảnh vệ tinh chụp một cơn bão hoạt động trên biển Đông
Nguồn: NOAA (www.esrl.noaa.gov/gmd/ccgg/trends/
Trang 19Mùa mưa bão ở Việt Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, tùy từng khu vực bão hoạt động sớm hay muộn:
- Khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa: mùa bão từ tháng 6 dến tháng 9, nhiều nhất là tháng 8
- Khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình: mùa bão từ tháng 7 đến tháng 11, đến chậm hơn so với khu vực trên, nhiều nhất là tháng 10
Hình 2.2 Đường đi của các cơn bão vào Việt Nam qua các tháng
Nguồn: Nguyễn Đức Ngữ và cs (1998)
- Khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận: bão diễn ra phức tạp, từ tháng 3 đến tháng 6 thỉnh thoảng có bão, tháng 7, 8 rất ít bão nhưng từ tháng 9 đến tháng
12 bão và áp thấp nhiều hơn
- Khu vực từ Bình Thuận trở vào: bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu xảy ra vào tháng 10 và 11
Đặc điểm của gió bão là giật mạnh và hướng thay đổi rất nhanh Trước và sau trung tâm bão, gió gần như trái chiều nhau nên sức phá hoại rất lớn, có thể làm đổ cây to, nhà cửa…
Khi có bão thường kèm theo mưa lớn Khu vực trong vùng bão, lượng mưa ngày đêm 150 - 300 mm Một đợt mưa bão kéo dài từ 2 – 4 ngày, mưa tập trung
1 – 2 ngày, lượng mưa đạt từ 200 – 400 mm, có trường hợp tới 500 – 600 mm Bão gây ra rất nhiều thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp Khi có bão cây trồng vừa chịu gió bão vừa chịu úng lụt nên mùa màng gần như mất trắng Ở những vùng ven biển, bão còn gây ra nạn nước biển dâng do gió dồn nước vào
Trang 20bờ, có thể cao tới 6 –7 m và tràn sâu vào trong đất liền hàng chục kilômet Nước
biển dâng không những cuốn trôi cả hoa màu, nhà cửa mà còn khiến ruộng đồng
bị nhiễm mặn (Nguyễn Đức ngữ và cs., 1998)
Bảng 2.1 Bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp (*) hoặc gián tiếp (**)
Đơn vị: Cơn bão
Nguồn: Số liệu khí tượng (1956 – 1995)
Đi đôi với phòng chống gió, phải đề phòng úng lụt Các loại cây trồng cạn
nên vun luống cao, khơi thêm rãnh cho dễ thoát nước Ở các vùng ven biển, cần
củng cố hệ thồng đê ngăn nước mặn, tránh hiện tượng vỡ đê làm nước mặn tràn
vào đồng ruộng Sau khi bão tan cần phải xới xáo phá váng, khơi tháo nước đọng
mặt đất đồng thời xúc tiến việc chăm sóc, bón phân để cây nhanh hồi phục
2.1.2.2 Dông nhiệt
Bắt đầu từ tháng 3, tháng 4 chiều tối thường có dông xảy ra Thời tiết
trong dông thường thấy có sấm chớp kèm theo gió mạnh, mưa rào, đôi khi có
mưa đá Sấm sét trong dông chính là sự phóng điện của những đám mây dày đặc,
phát triển rất cao gọi là mây dông
Ở nước ta, hàng năm có từ 50 đến 100 ngày có dông, có vùng có nhiều
ngày xảy ra 2-3 cơn dông Mùa dông bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và tập trung
vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 Dông ít xảy ra vào mùa lạnh vì nhiệt độ và độ
ẩm đều thấp Dông có thể gây tác hại đối với sản xuất nông nghiệp do gió mạnh
và mưa lớn kèm theo Ðôi khi gió trong cơn dông rất mạnh có thể làm gãy cành
hoặc đổ cây lớn Bên cạnh tác hại, dông cũng có tác dụng cung cấp cho cây một
lượng đạm đáng kể trong nước mưa (Trần Công Minh, 2007)
Trang 212.1.2.3 Mưa đá
Mưa đá là loại giáng thủy rắn dưới dạng những hạt nước đá có hình dạng, kích thước khác nhau Mưa đá thường xảy ra khi có dông phát triển mạnh, dòng không khí trong mây bị cuốn lên rất cao tới 9-10 km hoặc hơn nữa Do được hình thành ở điều kiện nhiệt độ thấp, những hạt băng và hạt nước rất lạnh tồn tại đồng thời với nhau Vào mùa hạ, lớp không khí trên cao ít lạnh nên mưa đá ít xảy ra Diện mưa đá thường chỉ giới hạn trong phạm vi một vài trăm km2, có khi thành một dải hẹp, hoặc lác đác từng chỗ Mưa đá có sức phá hoại rất mạnh, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp Mưa đá gây tác hại nhiều đối với cây lương thực, cây rau màu và cây ăn quả Hiện nay chưa có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn mưa
đá (Đoàn Văn Điếm và cs., 2015)
2.1.2.3 Lũ lụt
Lũ lụt là chỉ hiện tượng nước sông dâng lên do mưa lớn đầu nguồn, nước
lũ đổ về mạnh hoặc do vỡ đê, tràn đê làm ngập hết cả các vùng thấp Lũ lụt gây
ra hiện tượng úng đối với cây trồng Úng cũng thường xảy ra trong mùa mưa, khi mưa quá nhiều hoặc mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, nước không kịp tiêu thoát, khi đó đất đã no nước, không hút thêm được nữa, làm rễ cây thiếu
không khí
Lũ, lụt là thiên tai có nguồn gốc khí hậu Trên thế giới, thiên tai lũ lụt đã được loài người ghi chép trong nhiều sử sách Ở lưu vực sông Misisipi (Mỹ) lũ lụt tháng 4 năm 1927 đã làm ngập lụt 10 triệu hecta, làm chết 500 000 người Gần đây, trận đại hồng thủy trên sông Trường Giang (Trung Quốc) năm 1998 đã gây thiệt hại hàng chục tỷ Đôla Mỹ làm chết 4150 người, hàng trăm triệu người
bị ảnh hưởng trực tiếp
Lịch sử nước ta đã biết đến trận lũ lụt làm ngập 312.000 ha lúa, dẫn đến nạn đói chết hơn 2 triệu người vào năm 1945; trận lũ lịch sử năm 1971 gây vỡ đê làm ngập lụt 250.000 ha và 2,7 triệu người bị ảnh hưởng ở đồng bằng Bắc Bộ Tại miền Trung, lũ lụt nghiêm trọng trên diện rộng đã xảy ra năm 1964, 1999,
2007 và 2009 tại các tỉnh từ Huế vào Bình Ðịnh; lũ lịch sử làm vỡ đê gây ngập lụt lớn trên sông Cả, sông La năm 1978 Ðồng bằng sông Cửu Long hầu như cứ 3-4 năm lại xảy ra lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của đã xảy ra trong các năm 1961, 1966, 1996, 2000, 2002, 2007 (Phạm Văn Thẩm, 2001) Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Giảm thiểu rủi ro thảm họa (Global Assessment Report on Disaster Risk Reduction) năm 2015 của Liên Hợp Quốc
Trang 22cho biết, theo phương pháp chuyển đổi giá trị trung bình trong vòng 10 năm, từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở Trung bình hàng năm Việt Nam phải gánh chịu 469.526 ngôi nhà bị phá huỷ, 174.653 ngôi nhà bị
hư hỏng, và khoảng 2.715 thiệt hại về tính mạng con người do tất cả các thảm hoạ tự nhiên gây ra Tổng số người bị thiệt hại dù nặng hay nhẹ do các thảm hoạ
tự nhiên gây ra tính trung bình khoảng 3 triệu người mỗi năm Về tổng thiệt hại kinh tế được đo lường bằng tiền, trung bình hàng năm trong vòng 10 năm từ
2005 đến 2014, nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD Trong tổng số thiệt hại này, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58% Xếp sau đó, thiệt hại kinh tế do các trận bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp ở vị trí thứ hai (Mai Anh, 2015)
Lũ lụt ở Bắc Bộ chính là lũ trên các hệ thống sông Hồng, Thái Bình tác động lên vùng đồng bằng Bắc Bộ Ðồng bằng Bắc Bộ là vùng gồm nhiều ô trũng
có đê sông bảo vệ nên hàng năm thường bị lũ ngoài sông uy hiếp, gia tăng nguy
cơ ngập úng trong đồng do mưa lớn, kéo dài với cường độ vượt quá chỉ tiêu thiết
kế hệ thống kênh tiêu, trạm bơm tiêu
+ Nam Ðịnh, Ninh Bình: hàng năm, thường ngập từ 12.000 ha đến 100.000
ha (94.966 ha năm 1985) trong các tháng 4 đến 10, có năm đến tháng 10, 11 + Hải Dương, Hưng Yên: diện tích ngập úng thường tới 37.000 - 47.000 ha, năm nhiều là 96.400 ha (1980)
+ Hà Tây (cũ): Diện tích ngập úng thường tới 44.000 - 53.000, trong đó 2/3 diện tích thuộc hệ thống sông Nhuệ
+ Hà Nội (cũ): diện cần được tiêu bằng bơm là 51.400 ha, trong đó đã có công trình tiêu là 32.107 ha Những trận mưa rất lớn IX/1984, 5/1994, 8/1994 và 10/2008 đã gây ngập úng nghiêm trọng nội thành và các huyện ngoại thành Hà Nội (Phạm Văn Thẩm, 2001)
2.1.2.4 Gió khô nóng (gió Lào)
Gió fohn khô, nóng là hiện tượng thời tiết xảy ra trong mùa hè ở nước ta, ảnh hưởng chủ yếu tới các tỉnh ven biển miền Trung, nằm dọc theo dãy Trường Sơn
từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận Gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, vào tới Bình - Trị - Thiên Ở đồng bằng Nghệ An – Hà Tĩnh, trung bình hàng năm quan sát được 20 - 30 ngày Trong các vùng thung
Trang 23lũng phía Tây, tình trạng khô nóng còn biểu hiện nghiêm trọng hơn, mỗi năm có đến 40 – 50 ngày, trong đó có 15 – 20 ngày khô nóng cấp II Khu vực Thanh Hoá
và Ðồng bằng Bắc Bộ gió khô, nóng ít hơn, khoảng từ 10 đến 20 ngày mỗi năm Vùng Tây Bắc cũng thường thấy gió Tây mà tính chất cũng tương tự như trên Tác hại của gió khô nóng (gió Lào) chính là nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp Trong trường hợp tốc độ gió vừa phải (khoảng 2 - 3 m/s), nhiệt độ tối cao trong ngày tới 34 - 350C, độ ẩm tối thấp dưới 55% Gió Lào mạnh (tốc độ khoảng 5 - 10 m/s) có thể làm tăng nhiệt độ tới 37 - 400C, độ ẩm giảm xuống dưới 45% Vì vậy khi có gió Tây Nam khô nóng, độ thoát hơi nước của cây rất lớn, lượng nước trong cây bị hao hụt không kịp bù lại, cây sẽ bị khô héo và chết Gió khô nóng kéo dài dễ gây ra khô hạn trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng (Đoàn Văn Điếm và cs., 2015)
Những đợt gió khô nóng đến sớm thường nguy hiểm cho lúa xuân đang thời kỳ trỗ bông Khi gặp những đợt gió này, tỷ lệ hạt lép từ 20 – 50% Đối với lúa mùa vào thời kỳ mạ, gió này làm cho mạ bị già, khi cấy xuống không bén được rễ Đặc biệt gió khô nóng còn là nguyên nhân gây ra cháy rừng Trong những trường hợp gió mạnh, cây cỏ bị khô héo, dễ bị cháy rừng và lan trên diện rộng Mặt khác, tác động gián tiếp của các yếu tố khí tượng còn kéo theo làm khô kiệt nước trong đất, chua phèn và nhiễm mặn (Nguyễn Văn Viết và cs., 2018) Các biện pháp phòng chống như phủ đất, trồng xen, vun gốc có tác dụng làm giảm tác hại của gió khô nóng Việc trồng rừng chắn gió có tác dụng hạn chế tác hại của gió khô nóng vì một mặt làm hạ thấp nhiệt độ, mặt khác tăng thêm độ
ẩm của không khí
2.1.2.5 Hạn hán
Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra
sự thoát hơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất mạnh, phá vỡ cân bằng nước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là hạn đất và hạn không khí
Hạn đất xảy ra khi trời không có mưa một thờì gian dài, nhiệt độ cao kéo theo sự bốc hơi lớn của mặt đất Tình trạng trên gây ra sự mất cân đối giữa lượng nước cây cần với lượng nước được cung cấp từ đất dẫn đến cây héo, năng suất cây trồng bị giảm sút hoặc có thể chết
Trang 24Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp, nhiệt độ cao và gió mạnh Hạn không khí thì đất có thể vẫn đủ ẩm nhưng các bộ phận của cây trên mặt đất thoát hơi nước nhiều dẫn đến bộ rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình bốc hơi mặt lá và kết quả là cây bị khô héo (Nguyễn Trọng Hiệu, 1999)
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hạn hay xảy ra vào vụ Đông Xuân trùng với mùa ít mưa, lượng mưa trung bình tháng chỉ khoảng 20 – 30 mm, có những giai đoạn liên tục nhiều ngày không có mưa Trong vụ mùa, vẫn có khả năng xảy ra hạn mặc dù là mùa mưa Hạn ở thời điểm này gây thiệt hại nghiêm trọng vì nhiệt
độ cao, bốc hơi nước mạnh làm cho cây bị tàn lụi nhanh chóng
Qua nghiên cứu cho thấy hạn vào thời kỳ lúa làm đòng năng suất có thể giảm 30%, hạn vào lúc lúa trổ bông phơi màu, năng suất có thể giảm tới 40 – 50%, còn hạn vào lúc lúa đang ngậm sữa năng suất giảm 10 – 15% (Đoàn Văn Điếm, 2007)
Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, hạn xảy ra vào cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè, hạn nặng vào tháng 6,7 Thời kỳ bị ảnh hưởng của gió Lào khô, nóng gây ra cả hạn đất và hạn không khí, làm thất thu nghiêm trọng lúa vụ đông xuân và vụ hè thu Nhiều tỉnh không trồng được các loại rau màu, các chân đất màu mỡ, thích hợp với cây trồng cạn cũng bị bỏ hóa do không có nước tưới
Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp hạn hán vụ đông xuân trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 Vụ đông xuân năm 1992 – 1993, lượng mưa ở hầu hết các tháng đều thấp hơn trung bình nhiều năm từ 75 – 90% Hạn hán và sâu bệnh đã làm năng suất lúa giảm 6,2 tạ/ha, tổng sản lượng thấp hơn 559.000 tấn so với vụ đông xuân 1991 – 1992 (Nguyễn Văn Viết và cs., 2001)
Để phòng chống hạn hán, biện pháp chủ yếu là bảo vệ nguồn nước và giữ
ẩm cho đất ngay từ đầu mùa khô Vào đầu mùa khô cần triển khai một số biện pháp chống hạn như xới xáo đất để hạn chế bốc hơi, che phủ cho đất bằng rơm
rạ, cỏ mục, bèo hoặc nilon để giữ ẩm Ở những nơi hạn thường xuyên xảy ra trên diện rộng, nên trồng các đai rừng để cải thiện điều kiện khí hậu Các đai rừng có tác dụng cản gió, giảm bốc hơi của đất, hạ thấp nhiệt độ và tăng thêm độ
ẩm Theo kết quả nghiên cứu của Lê Quang Vĩnh (2000), phía sau dải rừng ứng với khoảng cách bằng 30 – 40 lần chiều cao của dải rừng, tốc độ gió giảm từ 20 – 60%, độ bốc hơi giảm 40%, nhiệt độ hạ thấp hơn 0,5 – 1,5oC và độ ẩm không khí cao hơn 0,5 – 1,5 mb so với không có rừng chắn Bởi vậy, rừng có tác dụng rất tốt trong việc chống hạn (Nguyễn Trọng Hiệu, 1999)
Trang 252.2 THIÊN TAI LŨ LỤT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.1 Lũ lụt là một biểu hiện của biến đổi khí hậu
Ở Việt Nam, biểu hiện chính của biến đổi khí hậu (BĐKH) như sau:
Hình 2.3 Xu thế của lượng mưa năm tại một số trạm khí tượng
Nguồn: IMHEN ( 2015) Nghiên cứu của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2015) đưa ra kết luận rằng: lượng mưa mùa khô tháng XI-IV tăng ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng phía Bắc và tăng mạnh ở các vùng phía Nam trong 50 năm qua Lượng mưa mùa mưa tháng V-X giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng từ 5-20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong
50 năm qua Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác nước ta Số ngày mưa lớn cũng
có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung Tồn tại mối tương quan khá rõ rệt giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ
bề mặt biển khu vực đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam
BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến đến 20-25% lượng mưa ở khu vực miền Trung- Tây nguyên gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn ngay cả trong thời gian El Nino Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn ở Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn ở Nam Tây Nguyên
Trang 26Xu thế tăng của nhiệt độ cực tiểu diễn ra một cách đồng đều trên các vùng khí hậu Biểu hiện tốc độ gia tăng mạnh nhất có thể nhận thấy ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, và tăng ít hơn ở các vùng còn lại
Trung bình, Tm tháng 1 tăng với tốc độ khoảng +0,5oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Bắc, +0,3oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Nam Đối với tháng 7 các giá trị tương ứng là +0,2oC/thập kỷ và +0,2oC/thập kỷ (IMHEN, 2015) Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt
độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,32oC kể từ 1970
Hình 2.4 Xu hướng nhiệt độ trung bình năm trên toàn cầu và ở Việt Nam
Nguồn: Bộ NN&PTNT (2016) Nghiên cứu dữ liệu khí tượng chi tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy trong vòng 30 năm qua, ở Việt Nam nhiệt độ có xu huớng gia tăng đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn Ở Miền Bắc, trong vòng 30 năm (1961-1990), nhiệt độ tối thấp trung bình trong mùa đông tăng 3°C ở Điện Biên, Mộc Châu; 2°C ở Lai Châu, 1,8°C ở Lạng Sơn, 1°C ở Hà Nội và Bắc Giang Ở Miền Nam, nhiệt độ tối thấp trung bình gia tăng ít hơn, tăng 1,2°C ở Rạch Giá và Ban
Trang 27Mê Thuột, tăng 0,8°C tại trạm Sài Gòn, tăng 0,5°C tại Nha Trang Nhiệt độ trung bình trong mùa hè không tăng mấy Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung bình từ năm 1984 đến 2004 cho thấy càng ngày càng tăng lên, trong 10 năm 1991-2000 tăng 0,4°C, bằng mức tăng của 40 năm trước đó Nhiệt
độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn luôn xuất hiện tại Phước Long, Ðồng Xoài và Xuân Lộc Mực nước biển quan trắc 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông, Hòn Dấu đã tăng lên khoảng 20 cm Tóm lại biến đổi nhiệt độ ở Việt Nam về
cơ bản phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên toàn cầu cũng như trong khu vực Bộ NN&PTNT (2016)
Hình 2.5 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam ( o C)
Nguồn: Bộ TN&MT (2015)
Trang 28Trên phạm vi cả nước nhiệt độ cực đại có xu thế tăng trong tất cả các tháng Nhiệt độ cực đại mùa đông (tháng 11 đến tháng 4) tăng mạnh hơn nhiệt độ
cực đại mùa hè (tháng 5 đến tháng 10) Tính trung bình, Tx tháng 1 tăng với tốc
độ khoảng +0,4oC/thập kỷ ở các vùng khí hậu phía Bắc, +0,1oC/thập kỷ ở các
vùng khí hậu phía Nam Còn đối với Tx tháng 7 các giá trị tương ứng là
+0,04oC/thập kỷ và +0,1oC/thập kỷ Điều này có nghĩa là mùa đông ấm lên khá nhanh còn mùa hè nhìn chung ít biến đổi (IMHEN, 2015)
2.2.3 Thiên tai gia tăng do biến đổi khí hậu
2.2.3.1 Biến đổi của nắng nóng
Nắng nóng là hiện tượng khí hậu được xác định bởi nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 35oC Nếu nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 37oC được gọi là nắng nóng gay gắt Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất (Ngô Huyền, 2012)
2.2.3.2 Biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại
Rét đậm (rét hại) là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày hạ thấp xuống dưới 15oC(13oC) Ở Việt Nam rét đậm, rét hại chủ yếu xuất hiện vào những tháng mùa Đông trên các vùng khí hậu phía Bắc Ở các vùng khí hậu phía Nam hầu như ít khi xảy ra hiện tượng này, trừ những vùng núi cao Trong năm, trừ một số trạm núi cao như Sa Pa, nhìn chung số ngày rét đậm dao động trong khoảng 20-40 ngày/năm, số ngày rét hại khoảng 10-15 ngày/năm, nhiều nhất ở Đông Bắc, sau đó đến Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, và giảm dần cho đến các trạm phía nam của Bắc Trung Bộ (IMHEN, 2015)
2.2.3.3 Biến đổi của bão, áp thấp nhiệt đới:
Bão, áp thấp nhiệt đới (gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới – XTNĐ) hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam Số XTNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam là 74 trong thập kỷ 1961-1970, lên đến 76-77 trong hai thập kỷ tiếp đó, 1971-1980 và 1981-1990 Đến thập kỷ 1991-2000, số XTNĐ giảm đi đáng kể, chỉ còn 68 Trên thực tế, xu thế giảm đi bắt đầu vào thập kỷ 1971-1980 và tương
Trang 29đối rõ vào những năm gần đây Kết quả thống kê trên chuỗi số liệu giai đoạn 1961-2007 lấy từ weather.unisys.com cho thấy xu thế hoạt động của XTNĐ trên Biển Đông là tăng vào các tháng 2, 5, 8, 12 và giảm trong các tháng 6, 7, 11 Về phân bố không gian, nhìn chung trong thời kỳ 1961-2007, số lượng XTNĐ giảm nhẹ ở phía Bắc và vùng Trung tâm Biển Đông, và có dấu hiệu tăng lên ở khu vực phía Nam Biển Đông Trong thời kì 1961-2007, xu thế tăng nhẹ vào các tháng 5 và tháng 12, giảm nhẹ hoặc gần như không biến đổi trong những tháng còn lại Trong thời kì 1981-2007, xu thế biến đổi thể hiện rõ hơn, tăng lên trong các tháng 5, 7, 9, 12và giảm rõ rệt trong một số tháng như 3, 6, 7, 10, 11(IMHEN, 2015)
Số cơn bão có xu thế tăng dần từ 1950 đến 1980 nhưng lại giảm trong thập kỷ 1990 Đặc biệt vào thập ký 1950 số lượng bão nhiều nhất xảy ra vào tháng VIII còn thập kỷ 1960, 1970 vào tháng IX Vào thập kỷ 1980 bão nhiều nhất vào tháng 10 còn thập kỷ 1990 vào tháng XI Gần thập kỷ của thế kỷ XXI bão lại tập trung vào tháng IX Nhìn chung bão có xu thế dịch chuyển dần vào các tỉnh phía nam và thời gian xuất hiện thì muộn hơn so với trước
Bảng 2.2 Tần số bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Văn Thắng và cs (2011)
2.2.3.4 Biến đổi của mưa lớn
Hiện tượng mưa lớn ở Việt Nam được xác định bởi lượng mưa tích lũy
Trang 30trong 24 giờ (lượng mưa ngày) vượt quá ngưỡng 50mm Xu thế của số ngày mưa lớn là giảm nhẹ hoặc gần như không biến đổi trên các vùng khí hậu phía Bắc, tăng nhẹ ở vùng Nam Bộ và tăng khá mạnh ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và phần phía Nam của Bắc Trung Bộ
Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất ở Bắc Bộ có thể tăng khoảng 50% so với thời kỳ 1980-1999 và khoảng 20% ở Bắc Trung Bộ Ngược lại, lượng mưa ngày lớn nhất giảm ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, với mức giảm vào khoảng từ 10 đến 30% Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện lượng mưa ngày dị thường với lượng mưa gấp đôi
so với kỷ lục hiện nay (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21
so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình
Đặc trưng
Tây Bắc
Bộ
Đông Bắc
Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ
Bắc Trung
Bộ
Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
- Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ: lượng mưa tháng I hầu như không thay đổi, ngược lại lượng mưa tháng VII, lượng mưa năm và lượng mưa các vụ đều
có xu thế tăng
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ: tại Hà Nội lượng mưa tháng I, tháng VII có xu thế tăng, lượng mưa năm tăng không đáng kể, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng lượng mưa vụ mùa có xu thế giảm Ở trạm Hải Dương lượng mưa tháng I tăng, tháng VII và năm có xu thế giảm, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng l-ượng mưa vụ mùa giảm Tại trạm Nam Định lượng mưa tháng I, tháng VII đều
có xu thế tăng, lượng mưa năm, vụ đông xuân có xu thế giảm nhưng lượng mưa
vụ mùa thì không thay đổi
Trang 31- Vùng Bắc Trung Bộ: trạm Vinh lượng mưa tháng I, tháng VII, năm và vụ mùa có xu thế giảm, lượng mưa vụ đông xuân có xu thế tăng nhưng không đáng kể
- Nam Trung Bộ: trạm Đà Nẵng lượng mưa có xu thế tăng là lượng mưa năm, vụ mùa, vụ đông xuân còn tháng VII lượng mưa giảm, tháng I lượng mưa không thay đổi
- Tây Nguyên: trạm Pleiku lượng mưa có xu thế giảm vào tháng I, tháng VII, lượng mưa năm còn lượng mưa các vụ có xu thế tăng Tại trạm Buôn Ma Thuột lượng mưa năm, các vụ có xu thế tăng nhưng tháng VII lượng mưa có xu thế giảm
- Đông Nam Bộ: tháng I, vụ mùa lượng mưa có xu thế giảm, ngược lại ượng mưa vụ đông xuân có xu thế tăng
l Vùng đồng bằng sông Cửu Long: trạm Cần Thơ lượng mưa tháng I, vụ đông xuân có xu thế giảm, lượng mưa tháng VII có xu thế tăng, còn lượng mưa năm và vụ mùa hầu như không thay đổi Tại trạm Bạc Liêu lượng mưa tháng VII
có xu thế tăng còn lại đều có xu thế giảm (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2011)
2.3 THIÊN TAI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
2.3.1 Thiên tai đối với đời sống của người dân
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng
và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật (Khánh Toàn, 2015)
2.3.2 Thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông
và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trang 32Bảng 2.4 Tác động của thiên tai đến hoạt động sản xuất trồng trọt
- Năng suất cây trồng tăng ở ôn đới và vùng cao
- Quá trình sinh trưởng phát triển nhanh hơn, tăng nhanh quá trình chín làm giảm năng suất cây trồng ở vùng nhiệt đới, vùng thấp nắng nóng
Sâu, bệnh hại cây trồng
- Khả năng năng kháng sâu bệnh giảm
- Sâu, bệnh bùng phát nhanh, xuất hiện chủng mới Mục đích sử
dụng đất nông nghiệp
- Thay đổi phân bố cây trồng
- Tăng diện tích đất bỏ hoang do khô hạn
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
- Sâu, bệnh hại cây trồng
- Tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng phát triển giảm do rét đậm rét hại
- Diện tích cây trồng chết gia tăng do hiện tượng sương muối xuất hiện thường xuyên hơn
- Sâu, bệnh hại bùng phát nhanh, khó kiểm soát
- Thay đổi hình thức sử dụng đất do hiệu quả sản xuất giảm, năng suất cây trồng không thể duy trì
- Năng suất cây trồng
- Diện tích đất nông nghiệp giảm do lũ ống, lũ quét dẫn đến xói mòn và sạt lở đất Đất giảm độ màu mỡ
- Năng suất và sản lượng cây trồng bị ảnh hưởng do ngập úng
Nguồn: Lê Đức Ngoan và Lê Thị Hoa Sen (2010) Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà (UNDP, 2010)
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 -0,6m sẽ có từ
Trang 33100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu
ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân
Tính đến cuối tháng 3/2016, hạn hán ảnh hưởng đến tất cả 13 tỉnh ĐBSCL, trong khi xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 9/13 tỉnh Ước tính thiệt hại trong đợt hạn - mặn 2015-2016 toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 5.500 tỷ đồng Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất, với trên 160.000 ha đất canh tác (chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có mía, cây ăn trái, rau màu ) bị nhiễm mặn (Kiên Giang và Cà Mau là 2 tỉnh bị tác động lớn nhất), thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng, thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản các loại khoảng 200 tỷ đồng và
do thiếu nước sinh hoạt ước khoảng 500 tỷ đồng (khoảng 600.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt) Bên cạnh đó, các thiệt hại khác ước tính cũng khoảng gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu do bổ sung công tác nạo vét kênh mương, tu bổ bờ bao, gia súc, gia cầm chết do thiếu nước uống, dịch bệnh do thiếu nước sinh
hoạt (Trần Nga, 2014)
Thiên tai khí hậu là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam, trong đó, bà con nông dân là những đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để thích ứng với thiên tai khí hậu là nhiệm vụ quan trọng Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều
biện pháp để đối phó với tình trạng này (Bộ NN&PTNT, 2014)
2.4 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG 2.4.1 Nhận thức của người dân về thiên tai khí hậu
Ở đất nước ta có nhiều nhóm người với những nhận thức rất khác nhau trước thiên tai khí hậu Có nhóm người không biết gì về thiên tai khí hậu, có nhóm người không hề quan tâm gì đến thiên tai khí hậu, có nhóm người biết và quan tâm về thiên tai nhưng xem đây là nghĩa vụ của ai đó bản thân mình không thể làm được gì cả và đổ lỗi cho thiên nhiên, có nhóm người quan tâm về thiên tai khí hậu muốn làm điều gì đó nhưng lại không biết làm gì, có nhóm người có đóng góp tích cực cho giải pháp thích ứng với thiên tai song tỉ lệ nhóm người này
Trang 34còn rất ít Hiện nay dù công tác tuyên truyền được tiến hành tích cực, nhận thức
về thiên tai khí hậu được nâng cao rõ rệt trong mấy năm trở lại đây song phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu Sự hiểu biết của người dân chưa biến thành thái độ, hành vi sống thân thiện với môi trường
2.4.2 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất
Đa số các hộ gia đình đã quan sát những thay đổi do khí hậu tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, rằng tỷ lệ mắc các côn trùng gây hại và bệnh đã tăng lên trong những năm qua
Nhận thức người dân qua số liệu quan sát khí hậu cho thấy rằng đa số người dân đã nhận thức một cách tương đối chính xác sự thay đổi nhiệt độ, sự xuất hiện khó lường của lượng mưa và tăng tỷ lệ sâu bệnh côn trùng và bệnh tật, trong đó có ảnh hưởng đến phần lớn các kinh nghiệm và nhận thức về các sự kiện khí hậu liên quan đến (Oxfam, 2008)
Các hộ gia đình đã được thông qua việc sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương như phủ đất chống xói mòn đất, bảo tồn độ ẩm của đất và quản lý nhiệt độ đất
Đa số các hộ gia đình đã đa dạng hóa hệ thống cây trồng của họ thông qua các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống Thật không may, hầu hết các hộ gia đình đã không biết về các phương pháp tiếp cận bền vững khoa học để chống lại tác động của biến đổi khí hậu (Đức Huy, 2011)
2.4.3 Vấn đề thích ứng với thiên tai khí hậu
2.4.3.1 Khái niệm về thích ứng và hành động thích ứng
Gần đây, khả năng thích ứng được xem xét trong bối cảnh các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu Khả năng thích ứng với thiên tai được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) , khả năng thích ứng với thiên tai khí hậu là “ sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng hoặc tận dụng các cơ hội do nó mang lại ”
– IPCC, (2013) định nghĩa: “Trong hệ thống xã hội, thích ứng là quá trình điều chỉnh theo khí hậu thực tế hoặc dự tính để hạn chế thiệt hại hoặc tận dụng
cơ hội có lợi Trong hệ thống tự nhiên, thích ứng là quá trình điều chỉnh theo khí
Trang 35hậu hiện tại và theo những ảnh hưởng của khí hậu Sự can thiệp của con người có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh theo khí hậu dự tính”
Khả năng thích ứng được thể hiện thông qua các hoạt động/ biện pháp thích ứng nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC,1994) đã đề cập và miêu tả 228 biện pháp thích ứng khác nhau Cách phân loại phổ biến là chia các biện pháp thích ứng ra làm
8 nhóm
Làm thay đổi nguy cơ: Ở môt mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát
được những mối nguy hiểm từ môi trường Đối với một số hiện tượng “ tự nhiên
“ như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát luc lụt( đập, mương, đê) Đối với thiên tai, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc
độ biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng đọ khí nhà kính trong khí quyển Theo hệ thống của UNFCCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là giảm nhẹ thiên tai và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng
Chấp nhận tổn thất: Các phương pháp thích ứng khác nhau có thể được
so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất sảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào
Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ
những tổn thất giữa cộng đồng dân cư lớn Cách thích ứng này thướng xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mởrộng, như là gữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng tương tự
Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên
cứu trong lĩnh vực công nghệ và phương pháp mới về thích ứng
Thay đổi/ chuyển địa điểm : Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay
đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ
đi chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu cực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai
Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng
để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của
Trang 36thiên tai khí hậu Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa
vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt
động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin cộng đồng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi
2.4.3.2 Giải pháp thích ứng với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp
Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN, 2010) đã đưa ra
4 giải pháp chiến lược thích ứng với thiên tai khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp
Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh:
– Đánh giá tác động của thiên tai đến tài nguyên thiên nhiên
– Dự kiến tác động tổn thương đối với cơ cấu cây trồng trong từng thời vụ – Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hoàn cảnh mới (chống hạn, chống nắng, chống nóng)
– Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao
– Lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng
– Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ
Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp:
– Đánh giá tác động của thiên tai khí hậu đối với tài nguyên thiên nhiên – Dự kiến các công thức luân canh xen canh trong hoàn cảnh thiên tai – Thử nghiệm các công thức luân canh xen canh mới
– Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan
Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp:
– Dự kiến tác động của thiên tai đến sản xuất lua và các loại cây trồng – Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ
– Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương tiện tưới tiêu – Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế 1 số phương tiện tưới tiêu hiệu suất cao hơn
Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán:
– Dự kiến tác động của thiên tai đến điều kiện khí hậu và nguồn nước – Lập bản đồ hạn hán và ngập lụt trong từng khu vực tương đối chi tiết – Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt
Trang 37– Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán
2.4.3.3 Một số biện pháp thích ứng đối với thiên tai lũ lụt
Mặc dù lũ lụt là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng
ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do lũ lụt gây ra thông qua việc phòng, chống một cách có hiệu quả Chúng ta cần phải sử dụng và quản lý hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, quản lý nước cần được thực hiện về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường tiêu thoát nước và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu úng lụt Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy cho các hệ thống sông Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống lũ lụt
và hạn hán Ngoài ra, một giải pháp phòng chống lũ lụt khác có hiệu quả là trồng rừng và bảo vệ rừng
Nhìn chung, những vùng có nguy cơ bị lũ lụt nghiêm trọng thường có các đặc điểm: địa hình cao, dốc, sông ngắn, dòng mặt thoát khá chậm ra dòng chính hoặc ra biển; phần đồng bằng ven biển thì thường bị úng lụt, lượng mưa lớn và mưa kéo dài Vì vậy, để giải quyết vấn đề úng lụt, ngập nước cũng như phòng chống các tác hại do nước gây ra một cách lâu dài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp Hiện nay dù công tác tuyên truyền được tiến hành tích cực, nhận thức về úng lụt được nâng cao rõ rệt trong mấy năm trở lại đây song phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn
đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu
Một trong những biện pháp quản lý nước có hiệu quả là việc dự báo điều kiện sản xuất, sinh trưởng và năng suất cây trồng ở châu á đã có những công trình nghiên cứu dự báo năng suất cây trồng
Tại ấn Độ các công trình của Kim (1980), Malich (1970), Xacker (1964), Ramaneut và Beznati (1986) người ta đã đưa ra mô hình tính toán năng suất ngô
và khoai tây trên cơ sở phân bố lượng mưa và nhiệt độ ở các giai đoạn phát dục khác nhau (Samui, 2001)
Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chuyển giao đưa vào sản xuất cho nông dân nhiều
Trang 38biện pháp trồng cây nông nghiệp trên đất dốc mang lại đa lợi nhuận cho nông nghiệp, trong đó có biện pháp kỹ thuật canh tác ngô nương có thảm thực vật che phủ
và biện pháp kỹ thuật tạo tiểu bậc thang kết hợp phủ đất trên đất có độ dốc lớn Cụ thể, phương thức kỹ thuật canh tác ngô nương có thảm thực vật che phủ đất làm tăng
tỷ lệ mọc mầm của ngô, giữ ẩm cho đất; tăng năng suất ngô hạt từ 30 - 50% (tùy theo độ dốc và tính chất đất); hạn chế tơí 85% lượng đất xói mòn, khống chế gần như hoàn toàn cỏ dại, tăng cường hoạt động sinh vật đất (Lưu Huyền, 2014)
Nhóm tác giả Trần Thế Hùng và cs (2013) tại Ninh Bình, đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám cũng đã được thực hiện với tên đề tài là
“Ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc xây dựng mô hình rừng ổn định phục
vụ quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên nước tại Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng”
Các nhà khoa học, các nhà quản lí lâm nghiệp dựa vào hệ thống bản đồ tài nguyên rừng để đưa ra những dự án quy hoạch, đề xuất các giải pháp kĩ thuật, kinh tế - xã hội, định hướng cho việc sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên rừng Bên cạnh đó, công tác điều tra biến động tài nguyên rừng hiện nay chủ yếu là làm thủ công, tồn tại nhiều mặt hạn chế trong khi nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ngày càng cao Xuất phát từ những vấn đề trên,
đề tài nghiên cứu đã được thực hiện và hoàn thành năm 2013 để đưa ra một giải pháp hữu hiệu trong việc quản lí rừng
Trang 39PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiên tai mưa lụt và giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt của người dân sản xuất nông nghiệp
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
a Điều kiện tự nhiên
b Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.2 Đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và thiên tai mưa lụt trong nửa thế kỷ qua trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
a Biểu hiện biến đổi về nhiệt độ
b Biểu hiện biến đổi về lượng mưa
c Thực trạng về thiên tai mưa lụt trên địa bàn thị trấn
3.2.3 Đánh giá nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt và ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt tới sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
a Nhận thức của người dân về thiên tai mưa lụt tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
b Nhận thức người dân về ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến nông nghiệp
c Ảnh hưởng của thiên tai mưa lụt đến sản xuất nông nghiệp
3.2.4 Các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên
3.2.5 Đề xuất giải pháp thích ứng với thiên tai mưa lụt chủ động và có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu có sẵn về hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các phòng ban chức năng ở địa phương như: phòng nông nghiệp và phát triển nông
Trang 40thôn, phòng tài nguyên môi trường, UBND thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam
Thu thập số liệu khí tượng về nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp), lượng mưa, số giờ nắng, lượng mưa trung bình tháng trong 50 năm qua (1977- 2017), số trận mưa lớn (mức >100mm/ngày), số đợt mưa liên tiếp 3 ngày liền (>20mm/ngày) các tháng, trong khoảng 30 năm qua (1990 - 2017) tại trung tâm khí tượng tỉnh Hà Nam
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.3.2.1 Điều tra phỏng vấn người dân bằng phiếu câu hỏi có cấu trúc
- Phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi 30 hộ sản xuất nông nghiệp tại 3 khu vực đại diện là khu A là xóm Yên Hòa và Bắc Hòa, khu B là phố Phú Hòa và phố Thịnh Hòa, khu C là xóm Thái Hòa Đai diện đặc trưng cho địa hình khu A gần sông địa hình tương đối bằng phẳng, khu B gần trung tâm thị trấn, khu C có địa hình trũng và cho 2 loại hình sản xuất nông nghiệp cơ bản: khu A,B chuyên trồng lúa và khu C trồng lúa – mầu trên địa bàn thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Nội dung điều tra bao gồm:
- Tình hình sản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất các loại cây trồng,
kỹ thuật bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…); nhận thức của người dân về thiên tai nói chung và mưa lụt nói riêng, ảnh hưởng của mưa lụt đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống trong những năm gần
- Nhận thức người dân về ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai mưa lụt tới năng suất cây trồng, sâu bệnh hại và hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
- Giải pháp thích ứng của người dân đối với mưa lụt trong các hoạt động sản xuất và đời sống (phương pháp làm đất, cơ cấu giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng, thời vụ, thủy lợi )