HOC VIEN NONG NGHIEP VIET NAM
PHAM THI NGOC HUYEN
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUÔN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TAI DIA BAN HUYEN YEN KHANH, TINH NINH BINH
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Chí Thành
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bảy trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng đề bảo vệ lây bất ky hoc vi nao
Tôi xin cam đoan răng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cắm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguôn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn
Trang 3LOI CAM ON
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bảy tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Ngô Chí Thành, giảng viên trường Đại học Hồng Đức đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đảo tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND huyện Yên Khánh, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Khánh, Phòng Thống kê huyện Yên Khánh, các cán bộ UBND các xã Khánh Thiện, Khánh Hội và Khánh Vân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình và các bà con trong xã, huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./
Tôi xin chân thành cam on!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn
Trang 4MUC LUC
Lời cam Oa11 - - 0 2211122111121 111111111111 1 11112111111 1E kg KH KT KH KH kiệt i LOD CAM Ơ c1 220 112221112211 1111111111111 111111111111 E1 1E KHE KT TH E1 E1 XE il MUC LUC ooo eee ee cece cececececccececeeeececcccceaeaccececcccauavseseccceceauaesesecccecauueeeeceecauauetececeeeauteseteeereaas ill
Damh muc chit viét tat aaa v1
Damh Muc Dang cc cccccccccccccecceccsseeececessaeeeeccssaeeeeceessuaeeceeessaeeeecesaeeesecesaaeeeeeeaaeess vn
8 1inn T08 .ẼẽẼẽ 1X
Danh mục hộp - - - 1 11222222311111335311 1111151111 1150111111 1kg KH nhe X Trich yeu Tan Vat oo ceccccccccscscscsesecsecevsvsvecsececececevsvsvsusecevecevevsvsususececevevevevsnsesevevevevevae bội
0` 1 XIH
Phần 1 Mở đầu -e£ << e4 A8 7440748 7447480244081 244 g034E 1
1.1 Tinh cap thiét d6 tai occ ccccccsecesececscsveesesesececevsvevssesececevevsvsnsesecevevevevsnseseees l
1.2 /01ááš130030115:03i 05 3
1.2.1 Mục tiêu chung - 111221222111 11 22511111111 H vn kg vn ưkg 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thỂ -2-: 222: 2 1 22112211221121112111211122112.121 re 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU -.- :c ESEEEEEEESEEESEEEEEEEEEErkrkerrrererred 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứỨU 25c S213 3E EEEEEEEEEEEEE SE EEEEEEEEEEET tr ryt 3 IEEAANšI 0/06 30020020 <‹d 3 1.4 Cu Oi NGhIEN CUU 0 eee -:aaia 3 1.5 Đóng góp mới của luận văn - - 5 2111113223111 1155111111118 2111 ng 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực (iỄn 5 << << 5s SE Sư 9E se sscse 5
2.1 Co sở lý luận về huy động va sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn TmỚI - c1 2211112111111 1151111511111 1111111111111 1111k K1 KH KH khu 5
2.1.1 Một số khái niệm -¿-55+22+2221221122112211221121121121122112 1e 5
Trang 52.2 e8 i15 1 Ta ii 22
2.2.1 Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn ở một số nước trên thế Øiới ¿+ tt 3 SEEEEEEEEEESEEESEEEEEEEEEEEESESEEErrrrrerrkd 22 2.2.2 Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn ở một số địa phương ở Việt Nam - - + 23313 S333 vs se ưkg 24 22.43 Một sô bài học về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 28 Phần 3 Phương pháp nghiên Cứ 2 2° < ss° 2s s29 ss se se esesee 30 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiÊn CỨU - - - 5 2-2 1112222311 1111558211111 1882111 ng gky 30
3.1.1 Đặc điểm chung về huyện Yên Khánh : + ESE£E+E£E+EvEeEererererrsres 30 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh 2+ 2 s+s+x+x+xvzvzere2 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu - - - 2c S2 1113 1132531111 55531 11111551111 nrưkg 39 3.2.1 Phuong pháp chọn điểm nghiên cứu . - St t2 SEcEeEeESEErErkskrrerrrred 39 3.2.2 _ Phương pháp thu thập thông tin - 2 2222222211111 EEEserrkreeeea 39 3.2.3 Phương pháp tổng hợp phân tích, thông tin ¿52s tt vEvEvrrkrerrsre 41 3.2.4 _ Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứỨu c- ScsSE2111 2E 1E 1E 2E ErErrrrrersre 42
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận -° <5 << << se se se se 43
Trang 6A22 Két quả sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2011-20 Ï6 - ¿c2 2211321112 E£EEsrkrsrred 67 4.2.3 Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh - 222222222 +++zeeeeeea 73 4.3 Các yếu tổ ảnh hưởng về huy động và sử dụng nguôn lực tài chính cho xây
dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh -+-5<5: 75 4.3.1 Chủ trương, cơ chế chính sách huy động nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh . 55555 2255 <s<<++<>ss2 76 4.3.2 _ Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới - scsczsz+x+z 80
4.3.3 Điều kign kimh té cta hO oes eeeceeeceecseesseecseessseesseesvecsnecsseesveesneesseesueesneesneesneeanes 82
4.3.4 _ Hình thức tuyên truyền, vận động để huy động nguôn lực tài chính 84 4.3.5 Năng lực cán bộ địa phương - - - -c 1 22222231111 3358 1111111582111 ng ri 86 4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khanh, tinh Ninh Binh 88 4.4.1 Mục tiêu huy động nguồn lực tài chính tại địa bàn huyện Yên Khánh trong \Ìì\00) 584000081 NỆNHHaaiiiiiiii 88 4.4.2 Một sô giải pháp nhăm huy động và sử dụng hiệu quả nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mớI - - - 2 2E 2 2211122222281 3 1133381111135 xkrrs 89
Phần 5 Kết luận và kiến ng hj, - 2 << s5 se 9s Sex cơ ecscsesee 101
ad 101
5.2 — Kiếnnghị St nh TH HT HH TH HH HH HH He re 102
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT
Chir viét tat BCD BQ CNH - HDH DT DV DVT KTXH MTQG NLTC NSNN NTM UBND XD XHCN THCS
Nghia Tiéng Viét Ban chi dao Binh quan Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Diện tích Dịch vụ Don vi tinh Kinh té xa hoi Mục tiêu quốc gia Nguồn lực tài chính Ngân sách Nhà Nước Nông thôn mới Ủy ban nhân dân Xây dựng
Trang 8DANH MUC BANG
Bang 3.1 Tinh hinh str dung dat dai 6 huyén Yén Khanh giai doan 2014-2016
Bang 3.2 Tình hình dan s6 cia huyén Yén Khanh ccccccccccsesesecesesesessveeseeeseeeees
Bang 3.3 Tình hình phân bố lao động trong các ngành của huyện . -: Bang 3.4 Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh giai đoạn 2014- 2016 Bảng 3.5 Cơ cấu các ngành kinh tẾ - 5: 2 SE SE EESEEEEEEEEEEEEEESEEESEEEEEEErkrkersre Bang 3.6 Thu thập số liệu thứ cấp - : ccStctEEEEE 11131155 1 E21 SEEEEErrersre Bang 3.7 Kết quả phân loại các nhóm hộ gia đình .- 5s SE +E2E+E£EvEvEEEErezrsrea Bang 4.1 Nhu cầu huy động tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn
huyện Yên Khánh qua các g1a1 đoạn - +5 52222 * +3 **+++#eecccezeeesss Bảng 4.2 Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
tại huyện Yên Khánh giai đoạn 2011-2016 . - 5552252 Bảng 4.3 Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
đối với các xã nghiên cứu giai đoạn 201 1-20 16 . ¿sccccccrecsrerrssees
Bảng 4.4 Kết quả huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước đối với các xã nghiên cứu giai đoạn 201 1-20Ï6 2+ +22 S++22c+szeeeeeea Bang 4.5 Kết quả huy động tài chính từ ngân sách xã đối với xã nghiên cứu giai
đoạn 2011-20 Ï6 2 2 120112111211 1121 1111111011 1111 H111 KHE HH Bảng 4.6 Kết quả huy động tài chính từ nhân dân đóng góp đối với các xã
nghién cttu giai doan 2011-20160 “4a Bảng 4.7 Kết quả huy động nguồn lực tài chính từ tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp đối với các xã nghiên cứu giai đoạn 2011-2016 . -5¿ Bang 4.8 Kết quả thực hiện huy động nguôn lực tài chính so với nhu cầu huy
động giai đoạn 20] Ï-20 6 .- 7c 1 2222111111521 1111555111111 5 11k ren Bảng 4.9 Y kiến đánh giá của của cán bộ về hoạt động ban huy động nguồn lực
80010 Bảng 4.10 Y kiến đánh giá của người dân về hoạt động ban huy động nguồn lực
80010 Bảng 4.11 Kết quả thực hiện hoạt động tuyên truyền huy động nguôn lực tài
Trang 9Bang 4.12 Bang 4.13 Bang 4.14 Bang 4.15 Bang 4.16 Bang 4.17 Bang 4.18 Bang 4.19 Kết quả sử dụng nguôn lực tài chính xây dựng NTM tại huyện Yên Khánh giai đoạn 2011-20] 6 1S 1S 2112 HH TH HH Hy Kết quả sử dụng nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới đối với các xã nghiên cứu giai đoạn 2011- 2016 . -2-<-<<sccc+ses2 Khảo sát ý kiến tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính cho xây dựng nông thôn mới - +55 2+2 + *£+++eseeeeeeszeessss Chủ trương, chính sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn TmỚI - - - 2+ 323 2211111222181 11 1385111111355 11 12 sec
Chính sách hỗ trợ người dân nông thôn đầu tư xây dựng NTM
Trang 10Biéu dé 3.1 Biểu đồ 4 l Biểu đồ 4.2 Biểu đồ 4.3 Biéu đồ 4.4 Biểu đồ 4.5 Biểu đồ 4.6
DANH MỤC BIÊU ĐÔ
Cơ câu các ngành kinh tế huyện Yên Khánh năm 20 16 - 5-5:
Cơ câu huy động nguồn lực tài chính từ con em xa quê tại các xã nghiên cứu giai đoạn 201 I- 206 .- 2 12222222 + xkeeserrrxee Người dân biết đến nông thôn mới qua kênh thông tin - -: Khảo sát mong muốn, nguyện vọng của người dân trong việc sử
dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
Đánh giá của người dân về lợi ích của NTM mang lại 5-5:
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng trình độ dân trí tới quá trình huy
Trang 11Hộp 4.1 Hộp 4.2 Hộp 4.3 Hộp 4.4 Hộp 4.5 Hộp 4.6 Hộp 4.7 DANH MỤC HỘP Ý kiến của cán bộ xã Khánh Vân về huy động tài chính do nhân dân 50:50) Ý kiến của cán bộ xã Khánh Hội về huy động nguôn lực tài chính từ šI01181134101015 22222525 Ả
Ý kiến của cán bộ xã Khánh Thiện về hoạt động của ban
Ý kiến của cán bộ xã Khánh Vân vẻ hoạt động ban huy động nguồn lực tài chínhh c1 1211111211 11111 111111111111 1111111111111 KH kEEHkKEHKTHKTEHkEEHkp Ý kiến đánh giá của người dân xã Khánh Thiện về xây dựng nông thôn
Ý kiến của cán bộ xã Khánh Thiện về hình thức tuyên truyền, vận động
huy động nguồn lực tải chính -c- 3E EEEE+E£ESEEEEESEEEEEEEErEerrrerrrkersre
Trang 12TRICH YEU LUAN VAN 1 Tên tác giả: Phạm Thị Ngọc Huyén
2 Tên luận Văn: “Giải pháp huy động và sử dụng nguôn tài chính tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình `
3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15
4 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 5 Kết quả nghiên cứu chính
Đề tài luận văn có ba mục tiêu nghiên cứu chính: thứ nhất, góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về huy động và sử dụng nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới; Thứ hai là đánh giá được thực trạng về huy động và sử dụng nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong những năm qua, từ đó phân tích các yếu tô hưởng đến quá trình huy động và sử dụng nguôn tải chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương: Thứ ba đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tai chính cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Khánh trong thời gian tới
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình từ năm 2016 đến nam 2017 Dé dam bảo tính đại điện của mẫu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chọn điểm nghiên cứu, điều tra khảo sát tại ba xã trên địa bàn huyện Yên Khánh Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài được thu thập từ các giáo trình, tạp chí khoa học, bài báo khoa học Các thông tin, số liệu, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Khánh được thu thập băng phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã và người dân trên địa bàn, kết hợp với quan sát thực tế và báo cáo, thống kê của các cơ quan quản lý tại địa bàn nghiên cứu Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý băng phan mém Excel 2010 va được phân tích băng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh
Qua nghiên cứu về thực trạng huy động và sử dụng tại huyện Yên Khánh ta
nhận thây: nguồn lực tài chính được huy động từ một số nguồn chính sau từ ngân
Trang 13tiên trường học trạm xá, trụ sở UND xã, nhà văn hóa các công trình nước sạch, giao thông nông thôn, thủy lợi
Trang 14THESIS ABSTRACT
1 Author: Pham Thi Ngoc Huyen
2 Thesis title: Solutions for mobilizing and using financial sources for new rural construction in Yen Khanh District, Ninh Binh Province
3 Major: Agricultural Economics Code: 60 62 01 15 4 Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture 5 Main findings and Conclusions:
This study has three main objectives: Firstly, Systematization of theoretical and the practical foundations of mobilizing and utilizing financial resources for new countryside construction; Secondly, assessing the current situation of mobilization and utilization of financial resources for new countryside construction in Yen Khanh District, Ninh Binh Province in several past years; thence analysing factors effecting to process of mobilizing and using financial resources for new countryside construction in the locality; Thirdly, proposing solutions to enhance the mobilization and effective use of financial resources for new rural construction in Yen Khanh District in future
The study was conducted in Yen Khanh District, Ninh Binh Province in period of 2016 - 2017 The primary data was collected from three communes of Yen Khanh district, by taking surveys and interview with commune officials and local people, combined to field observations and from reports and statistics of the administration The secondary data in this study were collected from scientific curricula, scientific journals, scientific articles, etc related to mobilizing and using financial resources for new rural construction The data was processed by using Excel 2010 software and analysing by descriptive statistics and comparative statistics
Results of this study show that the financial resources for new rural construction coming from some main sources: State budget, credit institutions and enterprises in the area and donation of local people and away home mates But, the mobilized capital from these sources is still limited due to the fact that, the limited information of new countryside comes to people and organization Based on the reality situation, the local government guided the allocation and use of capital sources for investment in socio- economic, environmental infrastructures, with advantage for local education, rural transport and irrigation structures
Trang 16PHAN 1 MO DAU
1.1 TINH CAP THIET DE TAI
Nông nghiệp là ngành cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, là nguồn sinh sống chính của hàng triệu gia đình nông dân, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, là nguỗn xuất khâu ngày cảng quan trọng hoặc sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và là phương tiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và các hình thức sinh hoạt truyền thống cộng đồng (Đinh Phi Hồ và cs., 2009)
Chương trình xây dựng nông thôn mới là Chương trình Mục tiêu Quốc gia nhăm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Trong những năm qua mô hình phát triển nông thôn mới đã triển khai rộng rãi trên toàn quốc đạt được những kết quả quan trọng Diện mạo nông thôn
có nhiều thay đối, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cầu hạ tầng xã hội; Mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, đời sống vat chat, tinh thần của người dân được cải thiện, nhận thức của người dân thay đổi, phát huy
vai trò chủ thể của nhân dân, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
Sau hơn năm năm triển khai thực hiện, Việt Nam đã có 2393 xã đạt chuẩn
nông thôn mới Tuy nhiên, thống kê năm năm thực hiện xây dựng nông thôn mới trên tông số xã đạt chuẩn cho thấy tổng nguồn lực tài chính huy động tới 548.714.9 tỷ (Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Trung ương, 2016) Điều này
có nghĩa là bình quân một xã cần khoảng 229,3 tỷ để hoàn thành cơ bản tiêu chí nông thôn mới Như vậy, để hoàn thành tiêu chí NTM tại hơn 6.000 xã như hiện
nay thì nguồn lực tài chính là một trong những thách thức lớn Bên cạnh đó, việc
sử dụng nguồn lực tài chính còn đối mặt với nhiều khó khăn Năng lực, ý thức
của cán bộ xã, thôn tại nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng nguồn lực tài chính Khi chưa có chương trình nông thôn mới, trung bình mỗi xã quản lý đầu tư khoảng 1 ty đồng Đề thực hiện chương trình NTM, hàng năm mỗi xã phải quản lý hàng chục tỷ đồng Việc này vượt quá khả năng của cán bộ xã
Hơn nữa, triển khai, thực hiện nộng dung của đề án còn lúng túng, phải chỉnh sửa, thay đôi nhiều Việc sử dụng các nguồn lực tài chính trong xây dựng cơ sở
Trang 17vào đó, công tác huy động nguôn lực tài chính tại chỗ của các xã chưa cao do điều kiện kinh tế địa phương thấp, người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, ý lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011)
Huyện Yên Khánh, trong nhiều thập kỷ qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được những thành tựu khá tồn diện: nơng nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá, do đây mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nên năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao; nông thôn đã có bước khởi sắc, kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng, củng cố, nâng cấp: đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm thu được kết quả quan trọng: hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn
được giữ vững Đạt được những kết quả trên, có một phần quan trọng đóng góp
của việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hiện nay, toàn huyện Yên Khánh đã có 14 xã đạt chuân NTM với tong thu nhap toan huyén dat 1.119.747,31 triéu đồng
Tuy nhiên quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Yên Khánh đang đặt ra rất nhiều vẫn đề cần được giải quyết, đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông thôn còn chậm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn chiếm tỷ trọng thấp; nông nghiệp phát triển thiếu bền vững: năng suất lao động thấp Tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo còn cao, nông dân còn thiếu công ăn việc làm và thu nhập chưa ốn định; Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tập trung tạo bước phát triển mới về nông thôn Sau hơn 05 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, huyện Yên Khánh có 14 xã đạt chuẩn NTM Với tổng thu nhập toàn huyện đạt 1.119.747,31 triệu đồng, bình quân thu
nhập người dân đạt: 14,5 triệu đồng/người, vì vậy việc hoàn thiện chương trình
NTM đối với các xã còn lại là thách thức lớn Vậy làm thế nào để huy động
Trang 181.2 MUC TIEU NGHIEN CUU
1.2.1 Muc tiéu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-_ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vẫn để huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây
dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, từ đó phân tích các yếu tố
hưởng đến quá trình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Khánh trong thời gian tới
1.3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn
mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu:
+ Các số liệu thu thập và phân tích trong nghiên cứu: Từ năm 2014-2016 + Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 10/2016 — 10/2017
- Về không gian: Trên địa bản huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
1.4 CÂU HÓI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính
cho xây dựng nông thôn mới bao gồm những nội dung gì?
- Sử dụng chỉ tiêu nào để đánh giá việc huy động và sử dụng nguồn lực tải chính cho xây dựng nông thôn mới?
Trang 19- Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông
thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh là gì?
- Kết quả huy động va sử dụng nguồn lực tải chính cho xây dựng nông
thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh những năm qua ra sao?
- Những yếu tô nào ảnh hưởng đến quá trình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tại địa bàn huyện Yên Khánh trong những năm qua?
- Giải pháp gì để tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn luc tai
chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
giai đoạn tiếp theo?
1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CÚA LUẬN VĂN
1.5.1 Về lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về nông
thôn mới, nguon, cac hinh thuc huy dong nguồn lực tài chính Luận văn đã hệ
thống hóa về vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động và sử dụng nguôn lực tài chính và làm rõ thêm thực tiễn về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
1.5.2 Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng phong phú cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm huy động và sử dụng nguôn lực tài chính trong nước và ngoài nước về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn
mới, rút ra những bài học cho huyện Yên Khánh Từ những nội dung đó luận văn đã đánh giá được thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh và phân tích các yếu tô ảnh
hưởng đến huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
tại địa bàn huyện Yên Khánh Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp
Trang 20PHAN 2 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HUY DONG VA SU DUNG NGUON LUC TAI CHINH CHO XAY DUNG NONG THON MOI
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới
Theo Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, nông thôn mới được hiểu là mô hình nông thôn được xây dựng có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện
đại, cơ cầu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ồn định, giảu bản sắc văn hóa dân tộc; Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ: hệ thống chính trỊ tại khu vực nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường Xây dựng nông thôn mới là tập hợp các chương trình
phát triển nông thôn, mô hình nhằm bố trí, sử dụng các nguồn lực khan hiễm và tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư, thiết bị để tạo ra các sản phẩm dịch vụ trong một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi
trường cho sự bền vững ở nông thôn với các đặc trưng: - Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã
- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân
- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự
tham gia day đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu đề
ra có tính hiệu quả cao
- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nên tảng huy động nguồn lực của bản
thân người dân thay cho việc hỗ trợ từ bên ngoài
- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bồ và quản lý sử dụng có hiệu quả (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, 2005)
2.1.1.2 Khái niệm về nguồn lực tài chính và huy động nguôn lực tài chính a Nguôn lực tài chính
Tài chính được hiểu là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể
Trang 21nham dap tmg cac nhu cau khac nhau của các chủ thể trong xã hội Nguồn luc tai
chinh bao gồm NSNN, ngân sách tỉnh, huyện, các tô chức tín dụng, các hộ gia
đình, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và bảo hiểm
b Huy động nguồn lực tài chính
Huy động nguồn lực tài chính là một quá trình trong đó có sử dụng cách
thức nhất định nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ mục tiêu
phát triển Trong khuôn khổ của đề tài, huy động nguồn lực tài chính là các biện pháp mà xã triển khai thực hiện với mục đích huy động nguồn lực tài chính với quy mô cần thiết phải có để đầu tư xây dựng kết câu cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, môi trường phục vụ xây dựng mô hình nông thôn mới Các hoạt động huy động nguồn lực tài chính bao gồm: xây dựng kế hoạch tài chính cho xây dựng NTM: Tăng cường đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng NTM; Vận động người dân địa phương tham gia đóng góp tài chính cho xây dựng nông thôn mới; Tăng cường huy động hỗ trợ từ các doanh nghiệp Để huy động nguồn
lực tài chính, các chủ thể, nhà nước, các tô chức tín dụng, các tô chức kinh tế
cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhiều hình thức khác nhau
2.1.2 Nguồn, các hình thức huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới 2.1.2.1 Nguôn huy động Huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới được tập trung một số nguôn chính sau a Huy động từ ngắn sách Nhà nước
Nhu cầu nguồn lực tài chính cho thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới là rất lớn đặc biệt là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở ha tang Theo Ban chi đạo chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới trung ương đến nay, hâu hết các địa phương thì ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn lực
chính để triển khai xây dựng nông thôn mới Theo quyết định số 695/QĐ-TTg
Trang 22- Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách Nha nước cho công tac quy hoạch, xây dựng trụ sở xã, kinh phí cho công tác đảo tạo kiến thức về xây
dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã
- Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 thang 12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách Nhà nước cho: xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; Giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng: Xây dựng trường học đạt chuẩn; Xây
dựng trạm y tẾ xã; Xây dựng nhà văn hóa xã, thôn bản, công trình thể thao nông
thôn, bản; Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt; Thoát nước thải khu dân cư;
Phát triển sản xuất và dịch vụ: hạ tang các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công
nghiệp thủy sản Đối với các xã còn lại hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho: xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã; Đường giao thông thôn xóm; Giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng: xây dựng trường học đạt chuẩn; Xây dựng trạm y tế xã; Xây dựng nhà văn hóa thôn, bản; Công trình thể thao thôn, bản; Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt; Thoát nước thải khu dân cư;
Phát triển sản xuất và dịch vụ; Hạ tang các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công
nghiệp thủy sản Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể, đảm bảo phù hợp với
thực tế và yêu cầu hỗ trợ của từng địa phương (Chính phủ, 2012)
b Huy động từ cộng động
Nguồn vốn từ cộng đồng bao gồm vốn của dân cư, các nguồn vốn đóng góp tự nguyện và tải trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước Vai trò của nguồn vốn cộng đồng được thể hiện ở chỗ:
- Nguồn vốn cộng đồng hợp lực cùng với nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới
Việc đầu tư xây dựng nông thôn mới cần lượng vốn rất lớn, việc chỉ dựa
vào duy nhất nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ không thể đáp ứng đủ nhu câu Do vậy, việc huy động được các nguồn vốn từ cộng đồng là rất quan trọng Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để xây dựng tiếp nối các hạng mục co sé ha tang
còn lại sau khi Nhà nước đã bỏ vốn đầu tư các hạng mục chính yếu, bao gồm: hệ
thống đường giao thông liên thôn, đường làng ngõ xóm; Hệ thống kênh mương,
Trang 23- Nguồn vốn cộng đồng góp phan nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư ở nông thôn
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn nay trong đầu tư xây dựng nông thôn mới có xu hướng cao hơn nguồn vốn NSNN Bởi các nguồn vốn này có chủ thể rất rõ ràng, vì vậy công tác quản lý có điều kiện để thực hiện chặt chẽ hơn các yêu cầu
của quản lý tài chính công tốt như: công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình,
sự tham gia, tính dự báo Các nguồn vốn này cũng thường được đầu tư cho các hạng mục găn liền với lợi ích của cộng đồng dân cư ở nông thôn Với các lý do đó, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này có xu hướng cao hơn Vì vậy nếu cảng gia tăng được tỷ lệ nguồn vốn này trong đầu tư xây dựng nông thôn mới thì càng có chất lượng
- Việc khai thác nguồn vốn nay góp phần làm tăng tính chủ động, tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn
Xây dựng nông thôn mới suy cho cùng hướng tới chủ thể là người dân
nông thôn, là các hộ gia đình, các doanh nghiệp các cộng đồng dân cư đang sinh
sống ở khu vực nông thôn Do vậy, việc huy động các nguồn vốn từ cộng đồng sẽ góp phần tăng tính chủ động tích cực của những chủ thể thực sự của xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công chương
trình này
c Huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn
Vốn các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bản nông thôn hiện nay:
Để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cầu hạ tầng - kinh tế xã hội
hiện đại cơ cầu kinh tế và các hình thức tô chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch, các doanh
nghiệp đóng vai trò không nhỏ Thực hiện chính sách đối mới, cơ chế cởi mở
nhằm kêu gọi đầu tư tài chính từ các doanh nghiệp trong địa phương, các doanh nghiệp có dự án ở địa phương vào xây dựng nông thôn mới với mục đích đầu tư
kết cấu hạ tầng để mở rộng quy mô doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm d Huy dong tu tin dung
Vôn tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo
Trang 24được quy định tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg thì cơ cầu vốn gồm: 40% từ ngân sách Nhà nước, trong đó 17% trực tiếp từ Chương trình nông thôn mới, 23% từ
long chép các Chương trình, dự án khác; 30% từ tín dụng; 20% từ doanh nghiệp
hợp tác xã và 10% từ cộng đồng dân cư), cơ cấu vốn tín dụng lên tới 30% trong tong vốn, đứng thứ hai sau nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách Vốn tín dụng được đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bố cho các tỉnh, thành phố theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn va
theo danh mục quy định tại Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm
2008 của Chính phủ và các văn bản sửa đôi, bố sung, thay thế (nếu có) Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này (Chính phủ, 2010)
Nguồn vốn tín dụng bao gồm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại Nguồn vốn tín dụng vay cho xây dựng nông thôn mới nhận được nhiều ưu đãi, đối tượng áp dụng bao gồm: hộ gia đình sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cá nhân, chủ trang trại, hợp tác xã, tô hợp tác trên địa bàn nông thôn, các tô chức cá nhân cung ứng dịch vụ phục vụ cho trồng
trọt, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phảm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn
Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
nông lâm, diêm, thủy sản; Vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; vay đầu tư
xây dựng hạ tầng nông thôn; Vay để kinh doanh và dịch vụ phục vụ sản xuất, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - diêm - thủy sản trên địa bàn nông thôn 2.1.2.2 Các hình thức huy động chủ yếu
a Huy động trực tiếp
Đây là hình thức huy động nguồn lực tài chính từ các chủ thể (ngân sách
Nhà nước, chủ các nông hộ) để đầu tư vốn cho phát triển kinh tế Trong hình
Trang 25kinh tế xã hội thì do không tính chỉ phí vốn (lãi vay) nên khi nguồn lực tài chính
huy động trực tiếp sử dụng không hiệu quả, lãng phí b Huy động gián tiếp
Đây là hình thức các chủ thể huy động từ các nguồn khác không phải của mình (ngân sách Nhà nước vay của dân, các tổ chức tín dụng, vay nợ nước ngồi, nơng hộ vay của tô chức tín dụng ) để đầu tư phát triển kinh tế xã hội Trong hình thức huy động này, quyên sở hữu vốn và sử dụng vốn được tách rời nhau
Do huy động nguồn lực tài chính không phải từ chủ thể nên nhiều khi mất tính
chủ động trong sử dụng vốn, tuy nhiên do có tính chi phí vốn (lãi vay) nên hầu hết nguồn lực này được sử dụng tương đối hiệu quả
2.1.3 Vai trò của huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới 2.1.3.1 Vai trò của nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
Trong nên kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều
với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đối với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận Nhưng để tiến hành sản xuất kinh
doanh thì cần thiết phải có vốn Dưới giác độ vật chất mà xem xét thì phân thành
hai loại vốn là: Vốn thực (công cụ lao động, đối tượng lao động) và vốn tài chính
(tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị như tiền) Trong xây dựng nông thôn mới cũng vậy, nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và kết quả của quá trình xây dựng nông thôn Đề tiến hành xây dựng nông thôn mới cần sự tích tụ của rất nhiều nguồn lực trong đó nguồn lực tài chính được đánh giá là quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết
quyết định có tiễn hành xây dựng nông thôn mới hay không và để tiễn hành xây
dựng nông thôn mới mỗi xã cần phải mất nhất là 120 tỷ để tiến hành Nguồn lực tài chính là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng trong xây dựng, phát triển, kinh doanh thành hiện thực Nguồn lực tài chính chỉ trả cho quá trình quy
hoạch, san lấp mặt bằng, mua nguyên vật liệu, thuê lao động, phát triển kinh tế,
thay đối dây truyền, công nghệ, khoa học kỹ thuật, xây dựng giao thông, kênh mương, các công trình phúc lợi, công trình văn hóa, các hạng mục nông thôn
Nguồn lực tài chính hỗ trợ cho người dân, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
Trang 26Co ché huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương
trong việc huy động tài chính đầu tư Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế huy động tải chính cụ thể nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tô chức kinh tế trên địa bàn Bên cạnh đó hình thức huy động được thực hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn thông qua lồng ghép các
chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn đã
tạo ra sự chủ động cho các địa phương trong huy động tài chính đầu tư
Huy động nguồn tài chính xây dựng nông thôn mới là chủ trương quan
trọng, hết sức đúng dan, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ Trong
những năm qua, cả nước đã đồng tình, tích cực triển khai thực hiện Chương trình huy động nguồn tài chính đầu tư xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nỗi bật là nhận thức về chương trình ngày cảng được nâng lên trong các cấp ủy đảng, chính quyên, trong nhân dân; Các cơ chế chính sách
được ban hành nhìn chung là kịp thời; Bộ máy thực hiện Chương trình từ Trung
ương đến cơ sở được tổ chức đồng bộ thống nhất; Công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển sản
xuất, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo ở địa bàn nông thôn có nhiều tiễn bộ:
Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình ngày càng tăng lên; Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường: Quyên làm chủ, vai trò làm chủ của nhân dân được nâng
lên; hệ thống chính trị cơ sở được vững mạnh lên; An ninh trật tự ở nông thôn được đảm bảo Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nôi lên là để đạt được mục tiêu phần đầu số xã đạt
chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 là 50% số xã trên cả nước; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn
mới; Không còn xã dưới 5 tiêu chí đòi hỏi sự nỗ lực phải lớn hơn rất nhiều; Nhận
thức về ý nghĩa quan trọng của Chương trình ở nhiều cơ quan, đơn vị, trong nhân
dân còn chưa sâu; Việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện còn chưa quyết liệt, nhiều nơi làm chưa tốt; Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế Do đó các Bộ, ngành chức năng, các địa phương tiếp tục bám sát, thực hiện, đồng bộ các nội dung, giải
pháp của Chương trình, trước hết là tập trung đưa khoa học công nghệ vào phát
triển sản xuất nông, lâm, thủy sản để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
Trang 27Bén canh nguồn lực đầu tư, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tẾ, giáo dục, viễn thông Léng chép,
sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xây dựng và phat triển kinh tế xã hội ở các địa phương Để thực hiện Chương trình huy động tải chính đầu tư xây dựng nông thôn mới, cần hết sức quan tâm đây mạnh công
tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội; Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, có cơ chế đặc thù hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các
vùng khó khăn, có điểm xuất phát thấp; Đây mạnh thực hiện các nội dung xây
dựng nông thôn mới; Đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh đạo, điều hành, có kế hoạch hoạt dong, phan cong cụ thé, thuong xuyén kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình; KỊp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tô chức
có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thơn mới (Nguyễn Thị Thu Hồi, 2016)
2.1.3.2 Vai trò huy động tài chính cho xây dựng nông thôn mới
Huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thông mới nhằm tăng
sức mạnh về tài chính, bổ sung nguồn tài chính để đầu tư, chỉ trả cho các hoạt
động trong chương trình xây dựng nông thôn mới
Huy động nguồn lực tài chính cũng chính là đồng thời huy động sự ủng
hộ đồng tình của nhiều chủ thể khác nhau, tạo ra sự đồng thuận cao tạo ra sự
chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới của các cá nhân, tổ chức, có trách nhiệm hưởng lợi và tham gia đóng góp cùng cộng đồng, tăng tính đoàn kết, liên kết giữa cộng đồng người Huy động nguồn lực tài chính là cách thức hoạt động đúng đắn mang lại hiệu quả cao góp phân thực hiện nhanh, thuận lợi hơn quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương Tuy nhiên, để tiến hành huy động
nguồn lực tài chính cần có kế hoạch cụ thể, có dự toán cho các chương trình một
cách kỹ lưỡng, có sự phân chia tài chính cho các hạng mục một cách hợp lý, có
một đội ngũ huy động bài bản, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết
năm bắt cơ hội tốt và đặc biệt phải có biện pháp thông tin, tuyên truyền một cách
thường xuyên, liên tục để người dân biết, hiểu và đồng thuận bởi chủ thể quan
Trang 282.1.4 Nội dung nghiên cứu về huy động và sử dụng nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
2.1.4.1 Nghiên cứu thực trạng huy động nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn
a Khải quái tình hình xáy dựng nông thôn mới tại địa bàn
Theo quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 những nội dung chủ yếu
của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tong thé vé phat triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm II nội dung sau:
1 Quy hoạch về xây dựng nông thôn mới gồm quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ: quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội — môi
trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên
dia ban
2 Phat trién ha tang kinh tế - xã hội
- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 35% xã đạt chuẩn (các trục đường xã
được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục
đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa)
- Hoàn thiện hệ thống các công trình các công trình đảm bảo cung cấp
điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 85% xã đạt
tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 50% số xã đạt tiêu chí và đến
2020 có 75% số xã đạt chuẩn
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc tiêu chuẩn hóa về giáo
dục trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và đến 2020 có
75% số xã đạt chuẩn
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ Đến năm 2015 có 65%
số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 859% số xã đạt chuẩn
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến năm 2015 có
Trang 29có77 % số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kénh muong nội đồng theo quy hoạch)
3 Chuyên dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: Chuyển dich cơ câu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng
hóa, có hiệu quả kinh tế, tăng cường công tác khuyến nông, đây nhanh nghiên
cứu ứng dựng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông — lâm — ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp giảm tốn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông — lâm — nghiệp đồng thời bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thong theo phương châm “mỗi làng mỗi sản phẩm”, phát triển ngành nghẻ theo thế mạnh của địa phương Đây mạnh đảo tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đây đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyên dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn
4 Giảm nghèo và an sinh xã hội gồm: Thực hiện có hiệu quả Chương
trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và thực hiện các chương trình an sinh xã hội
5 Đối mới và phát triển các hình thức tô chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đây liên kết kinh tế giữa các
loại hình kinh tế ở nông thôn
6 Phát triển giáo dục — đảo tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực Chương trình
mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, phần đầu mục tiêu đạt yeu cau tiéu chi
số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, đến năm 2015 có 45% xã đạt
chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn
7 Phat trién V tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn: Tiếp
tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới và thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tiếp tục thực hiện
Trang 30xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lí rác thải ở các xã: chỉnh trang, cải tạo
nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển
cây xanh ở các công trình công cộng
10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyên, đoàn thê chính trị xã
hội trên địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ
đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, ban hành chính sách khuyến khích, thu
hút cán bộ đã được đảo tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tô
chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới
11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy, quy ước
làng xóm về trật tự, an ninh, phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu đồng thời điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thơn, xóm hồn thành nhiệm vu dam bao an ninh, trật
tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
b Kết quả huy động nguôn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn
- Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước
Việc quy định tỷ lệ huy động từ các nguồn vốn như trên cho thấy vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng nông thôn mới là rất quan
trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông thôn,
đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam đang có nhiều
thay đối (do quá trình thực hiện phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa cùng với việc đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế
nói chung và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng)
- Huy động nguồn lực tài chính từ người dân địa phương
Trang 31buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua” (khoản 3, mục VI của Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010) Như vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguôn lực và tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới
- Tín dụng
Tín dụng là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính thống nhất Quỹ
tín dụng được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi
theo nguyên tắc hoản trả có thời hạn và có lợi tức Sau đó quỹ này được sử dụng để cho vay theo nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống cũng theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và lợi tức tín dụng có nhiệm vụ là cầu nối giữa những người có khả năng cung ứng và người có nhu câu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính (Hoàng Thị Vân, 2012)
- Huy động nguồn lực tải chính từ các doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính Quốc gia
Tài chính doanh nghiệp có các nhiệm vụ:
+ Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh
+ Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả
+ Phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước
+ Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh
nghiệp, đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gan liền với các
quá trình đó
2.1.4.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
a Khái quát cơ chế, phân bô sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng nông thơn mới
- Lập dự tốn, xác định thứ tự ưu tiên phần bổ nguồn vốn cho xây dựng
Trang 32Nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới bao gồm nguồn tài chính của cả khu vực công và khu vực tư Xây dựng nông thôn mới không thể tiến hành trong ngắn hạn, mà bao gồm nhiều năm, chia thành nhiều giai đoạn Do đó, cơ chế lập dự toán cho Chương trình xây dựng nông thôn mới phải dự toán cả
nguồn tài chính của nguồn tài chính của khu vực công, khu vực tư và lập cho
nhiều năm trên cơ sở ưu tiên tính hiệu quả trong phân bổ nguồn tài chính
Điều kiện KT — XH và xuất phát quan điểm xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương khác nhau, vì thế cơ chế phân bố dự toán chỉ thực hiện chương trình cần phải lựa chọn các tiêu chí phân bố cho phù hợp
- Kế toán, quyết toán và theo dõi giám sát, kiểm tra, đánh giá sử dụng nguồn tải chính thực hiện Chương trình xây dựng NTM
Đây là cơ chế quan trọng trong quản lý tài chính, cho phép đánh giá hiệu
quả sử dụng các nguôn tải chính, đánh giá quá trình triển khai thực hiện và kế
hoạch tài chính đề ra Kế toán, quyết toán để cung cấp các thông tin phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá Theo dõi, giám sát, kiểm tra đánh giá để giúp nâng cao hiệu quả và chống lãng phí trong việc sử dụng các nguôn tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới
Cơ chế kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá trong việc sử dụng nguôn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải quy định rõ,
trách nhiệm của từng tô chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
Đề thực hiện tốt kiểm tra, giám sát và đánh giá đòi hỏi phải thực hiện tốt
cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp trong việc sử dụng các nguồn tài chính thực hiện Chương trình Điều đó đảm bảo hiệu quả sử dụng của từng nguồn và cũng tạo niềm tin cho người dân trong việc đóng góp nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới Chính quyền cơ sở phải công
khai kế hoạch thực hiện các phần việc của xây dựng nông thôn mới; nguồn tài
chính đã sử dụng dự tốn, quyết tốn các cơng trình Đây là cơ sở để các chủ thể thực hiện giám sát Đồng thời, chính quyền cơ sở phải chịu trách nhiệm giải trình với người dân và cơ quan quản lý cấp trên về việc sử dụng các nguồn tài chính
Đề thực hiện được điều đó, cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
Trang 33b Két qua ste dung nguon luc tai chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn - Phân bồ, sử dụng nguồn lực tài chính phải tuân thủ theo các văn bản quy định pháp luật do Nhà nước ban hành Cụ thể, ngân sách Nhà nước khi phân bố hoặc sử dụng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định, phân bố, sử dụng các nguồn vốn từ tín dụng nhà nước phải đúng theo mục đích sử dụng vốn đã cam kết trong các hợp đồng tín dụng
- Phân bố, sử dụng nguồn tài chính phải nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với nguyện vọng của người dân địa phương Không phân bổ nguồn tài chính một cách tràn lan, dàn trải cho tất cả các công trình Mà trước hết ưu tiên những công trình có khả năng thu hồi vốn nhanh, tỷ suất sinh lời cao, thời hạn thi công ngắn
- Dựa trên năng lực quản lý điều hành, sử dụng vốn của các chủ thể được
giao von, trình độ của các khu vực, chủ đầu tư để có cơ chế phân bổ các nguồn một cách hợp lý nhăm nâng cao hiệu quả đồng vôn cao nhât có thê
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Các cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp luật cho việc thực hiện các hoạt động huy động và sử dụng tải chính đầu tư xây dựng NTM
Trong huy động tài chính, đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến việc
Trang 34Đê đưa các cơ chê, chính sách của Nhà nước vào cuộc sông, áp dụng có
hiệu quả trong thực tiên và hợp lý người dân, các câp chính quyên địa phương
cân phải có sự điêu chỉnh linh hoạt phù hợp với điêu kiện kinh tê - xã hội cụ thê
của mỗi địa phương trong phát triển
2.1.5.2 Cơ chế huy động nguồn lực tài chính của Nhà nước và pháp luật trong xáy dựng nông thôn mới
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình này hực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình
MTQG, các chương trình, các dự án hồ trợ có mục tiêu trên địa bàn bao gôm:
Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, các dự án
hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai
trong những năm tiếp theo bao gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia
đình; chương trình phòng chống một số loại bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và
HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa,
chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; du án trồng mới § triệu ha rừng: hỗ trợ đầu tư trụ sở xã, hỗ trợ chia tách huyện xã, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi, đầu tư kiên cô hóa trường, lớp học, kiên
cô hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề, vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này bao gồm cả trái phiếu chính phủ (nếu có) Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỉ lệ vốn thu được từ quyền đấu giá sử dụng đất để giao đất có
thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bản xã (sau khi đã trừ đi chỉ phí)
để lại cho ngân sách xã ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được NSNN hỗ trợ sau đầu tư và
Trang 352.1.5.3 Nhận thức, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ
Phải có nguồn lực thì mới xây dựng triển khai và thực hiện được các bước
trong chương trình xây dựng nông thôn mới Trong đó vẫn đề huy động tải chính
đầu tư để thực hiện chương trình phải được đặt lên hàng đầu Để nâng cao được
năng lực và trình độ đối với vấn đề huy động tài chính đầu tư, Bộ Tài chính đã tổ
chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính dự án đầu tư đối với các xã thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại khu vực phía
Bắc và phía Nam cho cán bộ một số bộ, ngành liên quan Hội nghị tập huấn
nhằm giúp các cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới của cơ quan Trung ương và địa phương nắm bắt được cơ chế tài chính thực hiện chương trình, đồng
thời lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức
thực hiện nhằm giúp các cơ quan hoàn thiện cơ chế tài chính cho chương trình trong thời gian tới, đặc biệt là cơ chế tài chính thực hiện chương trình quy định về nguồn vốn, cơ chế quản lý, thanh toán, quyết toán vốn thực hiện chương trình Bên cạnh đó Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng, ban hành các cơ chế ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng thời, tiếp tục triển khai ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại các vùng khó khăn và hàng năm ngân sách Trung ương cũng bố trí kinh
phí để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, nhiệm vu, du
án quan trọng, trong đó có nhiệm vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Đề huy động được tài chính đầu tư cho quá trình xây dựng nông thôn
mới đòi hỏi cán bộ cán bộ xã, thôn phải có năng lực và trình độ nhất định
Hiện nay ở nhiều địa phương trình độ cán bộ quản lý còn thấp hạn chế về khả
năng lãnh đạo, quản lý, điều hành trong xây dựng nông thôn mới Bên cạnh đó, các cán bộ triển khai chương trình chủ yếu là kiêm nhiệm (cấp huyện, cấp
xa, cấp thôn) do đó công tác triển khai thực hiện, giám sát, chưa kịp thời, nhiều vướng mắc phát sinh chưa được tháo gỡ Một bộ phận cán bộ ở cơ quan chuyên môn của huyện chưa năm chắc đầu việc, vẫn đề để tham mưu đúng
Trang 362.1.5.4, Trình độ nhận thức của người dân nông thôn
Trình độ nhận thức của người dân nông thôn nhìn chung là kém hơn thành thị do thiếu các điều kiện để tiếp cận thông tin, những hạn chế của hệ thống giáo dục tại nông thôn Nét văn hóa của nền văn minh nông nghiệp lúa nước có nhiều
điểm tích cực nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng xấu tới xây dựng
nông thôn mới cũng như việc sử dụng các giải pháp tài chính thực hiện chương trình, cụ thể: nhận thức của người dân nông thôn về chương trình xây dựng nông thôn mới nếu đầy đủ thì họ sẽ ý thức được rõ ràng vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM từ đó sẽ chủ động, tự giác trong việc đóng góp nguồn lực cho
chương trình, việc huy động vốn đối với họ sẽ thuận lợi hơn Khi nhận thức của
người dân nông thôn không đầy đủ, họ sẽ không hiểu xây dựng nông thôn mới là gì, không ý thức được vai trò, trách nhiệm đây đủ của mình mà chỉ coi đây là một
chương trình của nhà nước, do nhà nước đầu tư, họ sẽ ý lại vào Nhà nước
2.1.5.5 Điều kiện kinh tẾ hộ và tình hình phát triển kinh tỄ của địa phương
Theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992; Luật doanh nghiệp (2005) đã
khang định: Chủ hộ có trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh doanh của mình, mặt khác Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để
hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với quy mô để hộ gia đình có thể chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo pháp luật Theo đó kinh tế hộ gia đình thích ứng với cơ chế thị trường ngày cảng gop phan nâng cao hiệu quả sử dụng nguén lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn Xuất hiện nhiều hộ gia đình sản xuất theo phương thức trang trại gia đình, trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Kinh tế hộ gia đình đang có cơ hội, điều kiện phát triển mạnh mẽ khi chúng ta thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 491 ban hành bộ tiêu chí về nông thôn
mới Bộ tiêu chí quy định việc thực hiện nông thôn mới ở nước ta gồm 7 vùng,
với 5 nội dung, 19 tiêu chí Trong đó, phát triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng
Trang 37dân Với điều kiện kinh tế khác nhau khả năng tài chính khác nhau nên mức
đóng góp cũng khác nhau (Quốc hội, 2005)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIEN
2.2.1 Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Đi với Nhật Bản
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào 'Môi làng, một sản phẩm' (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản
Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-
mắt-su nhân mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP Đó là, địa
phương hóa roi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển
nguồn nhân lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyên địa phương
trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Câu chuyện từ
những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng
của Nhật Bản như nắm hương khô, rượu Sochu lúa mạch, chanh Kabosu cho
thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào
OVOP “Mỗi làng, một sản phẩm” của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nắm, cam, cá khô, chè, măng tre được sản
xuất với chất lượng và giá bán rất cao
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày cảng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình (Lê Thị Phương Liên, 2015)
2.2.1.2 Đối với Trung Quốc
Trang 38nhỏ trong khu vực nông thôn, đặc biệt tập trung vào thủ tục vay và lãi suất Tuy nhiên việc hỗ trợ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nòng cốt Hình thức hỗ trợ được tiễn hành theo mô hình tín dụng nhỏ (mô hình Gramy Bank) cho các vùng khó khăn Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích các địa phương phát triển các quỹ phát triển xã hội, lãi suất được để lại địa phương để sử dụng Khuyến khích các ngân hàng tư nhân, hộ kinh doanh tín dụng phát triển Các cá nhân có hơn 10 vạn nhân dân tệ được Nhà nước cấp phép kinh doanh tín dụng (không
được phép huy động vốn) Qua các loại hình này để chính thức hóa kinh doanh
tiền tệ, giảm tình trạng cho vay nặng lãi trong khu vực nông thôn (Nguyễn Xuân Cường, 2006)
Cùng với chính sách huy động vốn, Trung Quốc chủ chương miễn thuế nhằm giảm các khoản đóng góp cho nhà nước của người dân, tập trung nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Hiện nay, Nhà nước không thu thuế nông nghiệp và một số loại thuế khác (khoảng 100 tỷ nhân dân tệ) Thêm vào đó, trong các nguồn thu cho Nhà nước, việc phân bố được thực hiện theo hướng tăng tỷ trọng cho các địa phương (Nguyễn Xuân Cường, 2006)
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho
thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của Nhà nước
trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc day qua
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
2.2.1.3 Đối với Hàn Quốc
Vào những năm 1970, Hàn Quốc là một quốc gia xây dựng công nghiệp hóa với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, tương tự như Việt Nam, thậm
chí một số điều kiện cơ sở hạ tang nông thôn khi đó còn vô cùng thiếu thốn,
nhưng phong trào Làng mới ở Hàn Quốc đã tạo nên làn sóng lan tỏa rộng khắp, tỉnh thần của phong trào Làng mới còn tác động đến cả các vùng đô thị Đó thực
sự là động lực thúc đây phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của Hàn Quốc
(Phạm Xuân Liêm, 2011)
Với Hàn Quốc, nguồn lực xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào cộng đồng Theo báo cáo của chuyên gia kinh tế Hàn Quốc, trong vòng 10 năm triển
Trang 39won (tương đương khoảng 3 tỷ USD) Trong số đó đóng góp của người dân
chiễm phần lớn 49,4%; hỗ trợ của chính phủ chỉ 27,8%: phần còn lại là các khoản
nông dân vay của các tổ chức tín dụng Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của
người dân là 72,2% Bài thuyết trình về mô hình “Nông thôn mới” của Hàn Quốc
việc huy động nguôn lực tài chính theo cách này của Hàn Quốc được cho là thành công và đặc biệt là tạo ra cho người dân chủ động trong việc xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ thói quen ý lại của người dân (Phạm Xuân Liêm, 2011)
2.2.2 Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn ở một số địa phương ở Việt Nam
Đối với huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong năm năm triển khai
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng đã trở thành huyện nông thôn mới đâu tiên của thành phố Hà Nội Đạt được thành công này là do huyện đã huy động được đa dạng các nguôn lực đầu tư
Đan Phượng xác định xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội Huyện đã phát huy dân chủ cơ sở, vận dụng sáng tạo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân hưởng lợi, trong đó mạnh dạn đặt mục tiêu huy động vốn từ cộng đồng là nhân tô quan trọng để đầu tư xây dựng NTM Ngay từ trước khi thành phố có chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, Đan Phượng đã hỗ trợ gần một phần ba giá trị nguyên vật liệu xây dựng, còn người dân tự đứng ra đóng góp và làm đường làng, ngõ xóm Cách làm này đã mang lại hiệu quả rõ nét tại những xã có đời
sống kinh tế khá, đông dân cư, hình thành nên nhiều tuyến đường khang trang,
sạch đẹp Nhưng đối với những xã vùng bãi xa trung tâm, đời sống người dân
còn khó khăn thì chưa thực hiện được Đến khi thành phố có chủ trương hỗ trợ
Trang 40người dân đã tự nguyện đóng góp ngày công, nhiều hộ dân hiến đất mở rộng
đường tại các khúc cua Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngăn thực hiện theo hình
thức này đã có hàng chục ki-lô-mét đường trục, đường xóm ngõ hoàn thành Cách làm này không chỉ tiết kiệm ngân sách Nhà nước, huy động nguồn lực của người dân mà còn tạo ra không khí đoàn kết, phân khởi trong nhân dân Trong tong số hơn 450 tỷ đồng đầu tư giao thông nông thôn, người dân đã tự nguyện đóng góp gần 130 tỷ đồng Thành công trong huy động vốn xây dựng đường giao thông đã góp phân quan trọng giúp Đan Phượng thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp được thuận lợi Huyện đã chuyên đổi hơn 950 ha đất canh tác sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, trong đó có gần 400 ha trồng cây ăn quả lâu năm như bưởi, cam, hơn 310 ha trồng hoa, hơn 110 ha trồng rau Giá
trị sản xuất từ 160 đến 250 triệu đồng/ha/năm Chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa Quy hoạch và xây dựng sáu cụm công nghiệp làng nghề và phát triển gần 550 doanh nghiệp, thu hút hơn 6.200 lao động Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng được nâng cao (Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng, 2015)
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng, bằng việc huy động đa dạng các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, cho nên trong gần năm năm qua huyện đã huy động được gần 2.000 ty đồng, trong đó ngân sách thành phố cấp hơn 540 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 880 tỷ đồng, ngân sách xã hơn 122 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hợp tác xã gần 100 tỷ đồng và người dân đóng góp hơn 200 tỷ đồng góp phần xây dựng thành công huyện NTM (Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng 2015)
Đối với huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đây nhanh tiễn độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, những năm qua, huyện Tam Dương triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung các nguồn vốn; lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới với các chương trình mục tiêu quốc gia khác; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp Năm 2010, trước khi triển khai xây dựng nông thơn mới, qua rà sốt đối chiếu với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Tam Dương chỉ có 8