Nhữngdoanhnghiệpđượcsựbảohộcủachínhphủsẽsốngrasaotrongthờikỳhộinhập? Thực tế chỉ ra rằng, những thay đổi về chính sách trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế có thể khiến nhiều hãng sản xuất ôtô nói riêng và các doanhnghiệp nói chung, vốn trước đây được nhiều sựhỗ trợ củaChínhphủsẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Bằng chứng là Hãng sản xuất ô tô lớn nhất Malaysia Perusahaan Otomobil Nasional Bhd. (Proton), sở hữu nhãn hiệu xe hơi Proton, - nhãn hiệu xe hơi yêu thích của người dân Malaysia, đứng trước sức cạnh tranh lớn như hiện nay, đang đứng trên bờ vực phá sản. "Đứa con cưng" của Thủ tướng Malaysia Proton được thành lập năm 1985 theo sáng kiến của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ban đầu đó là doanhnghiệp 100% vốn nhà nước, dần dần Proton đã được cổ phần hóa và hiện Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối (thông qua Công ty đầu tư Khazanah Nasional củaChínhphủ Malaysia). Cổ phiếu của Công ty cũng đã được niêm yết và giao dịch trên Thị trường chứng khoán Kuala Lumpur với giá cổ phiếu ổn định ở mức 7 ringgit (tương đương 1,84 USD)/cổ phiếu. Có thể nói, chiếc xe ô tô con (4 chỗ) mang nhãn hiệu Proton là niềm tự hào chính đáng của khoảng 23 triệu người dân Malaysia trong gần 20 năm qua. Điều này khá dễ hiểu, bởi ngoài động cơ ô tô do Hãng Mitsubishi Corp. (Nhật Bản) cung cấp và một số chi tiết, linh kiện nhỏ khác vẫn phải nhập khẩu của nước ngoài, chiếc xe hoàn toàn do Malaysia tự chế tạo. Bên cạnh một số công trình lớn như Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, đường cao tốc Bắc -Nam ., Proton là một biểu tượng mà trong 23 năm cầm quyền của mình, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã gửi gắm rất nhiều kỳ vọng để muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, Malaysia đã có nền kinh tế, công nghiệp phát triển vượt bậc, khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải kính nể. Ở một chừng mực nào đó, có thể nói ông đã thành công. Khi không còn "bóng cả" Theo nhiều chuyên gia thương mại, Proton sống khỏe đượctrong nhiều năm qua chủ yếu là do chính sách bảohộcủa Nhà nước (để bảohộ cho xe hơitrong nước, Malaysia đã áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao tới 300%), vì thế theo số liệu điều tra, bình quân cứ 10 xe ô tô con (4 chỗ) được bán ra trên thị trường nước này, có tới 6 xe mang nhãn hiệu Proton. Các hãng xe có tiếng trên thế giới như Toyota Motors, Honda, Daihatsu . dù dưới bất kỳ hình thức kinh doanh nào, độc lập hay liên kết, liên doanh với các đối tác Malaysia khác thì đều gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ và tranh giành thị phần với Proton. Tuy nhiên, cục diện này đang có nhiều thay đổi theo hướng cạnh tranh bình đẳng hơn, sòng phẳng hơn (đồng nghĩa bất lợi hơn với Proton). Trước hết, bắt đầu từ năm nay, Hiệp định AFTA đã có hiệu lực, vì thế thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện xe ô tô giữa các nước trong khu vực ASEAN phải giảm từ 20% xuống 5%. SongChínhphủ Malaysia đã chính thức xin lùi thời hạn này thêm 2 năm nữa và Chínhphủ đã gây nhiều sức ép để Proton phải nâng cao sức cạnh tranh hơn. Ông Rafidah Aziz Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Công nghiệp đã tuyên bố: “Từ nay đến năm 2005, chúng ta sẽ phải làm mọi cách để mức thuế hiện hành của chúng ta phải hạ xuống mức như AFTA quy định”. Bên cạnh đó, theo một số nhà phân tích, xe ô tô Proton đã gắn liền với tên tuổi của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (gọi ông là bố đỡ đầu của Proton cũng không sai), song nếu tới đây, ông này từ bỏ chính trường thì Proton sẽ ít nhiều bị . hụt hẫng. Vào thời điểm này, nhiều nhà phân tích nhận định, tương lai phát triển của Proton dường như khá mờ mịt và tình cảnh của Proton được ví như đang đứng ở ngã ba đường, việc chọn phương hướng và các bước đi tiếp theo phải hết sức thận trọng vì nó liên quan đến sự tồn vong củachính hãng. Một số chuyên gia ô tô dự báo, “chẳng chóng thì chầy” thương hiệu Proton cũng sẽ bị . tiêu, vì trên thế giới chưa có quốc gia nào có số dân dưới 50 triệu người đủ sức để duy trì một thương hiệu ô tô độc lập (ở Malaysia với thương hiệu Proton hiện là ngoại lệ duy nhất). Tuy nhiên, cũng có một số người có quan điểm ngược lại. Theo họ, Proton vẫn đang là một trongnhữngdoanhnghiệp làm ăn có lãi và có uy tín nhất của Malaysia, vậy hà cớ gì phải vội lo! Trên sổ sách, Công ty đang sở hữu khá nhiều tiền mặt trị giá tới gần 4 tỷ ringgit (1,05 tỷ USD) và dự kiến, từ nay đến năm 2005, lợi nhuận sẽ vẫn đạt ở mức 1 tỷ ringgit. Hơn nữa, Proton là biểu tượng và niềm tự hào quốc gia, vậy tốt hơn cả nên bàn cách mà bảo vệ. Họ cũng đề xuất cả phương án hợp tác với Iran để đẩy mạnh thương hiệu và bán Proton sang nhiều nước Hồi giáo. Ông Mahleel Tengku Ariff, Giám đốc điều hành Proton thẳng thắn thừa nhận, để trụ được trên thương trường Proton có thể sẽ phải tìm một “đại gia” lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô (có thể là Ford, General Motors .) để hợp tác, nếu như không muốn 1 đại gia nào đó trong tương lai “nuốt chửng” mất thương hiệu bằng hình thức sáp nhập hay mua lại. Một phương án vừa được tiết lộ trên mặt báo Malaysia, đó là Proton có thể xé lẻ thành 4 công ty nhỏ chuyên về thiết kế, chế tạo, sản xuất phụ tùng, tiếp thị và bán hàng và sẽ chỉ cho đối tác nước ngoài mua lẻ cổ phần của công ty nhỏ. Qua đó, thương hiệu Proton sẽ còn tồn tại lâu dài. Vẫy vùng để sống sót Sắp tới, chiếc Proton GEN-2 thuộc dòng hatchback sẽ trở lại Anh Quốc. Lần này, tham gia thiết kế và phát triển chiếc GEN-2, ngoài chính hãng, còn có công ty Lotus (hãng xe thể thao truyền thống Anh Quốc trước đây. Đây là chiếc xe đầu tiên mang nhãn hiệu Proton nằm trong kế hoạch tấn công thị trường Châu Âu của công ty này. Với lần đầu ra mắt, chiếc xe chỉ mang động cơ dung tích 1,6 lít với công suất tối đa rất khiêm tốn 110 hp và mô-men xoắn cực đại là 109 lb-ft. Proton tiết lộ rằng chiếc xe sẽ vận hành theo kiểu xe thể thao nhờ sựhỗ trợ về mặt công nghệ của Lotus. Ngoài ra, trongthời gian tới Proton có thể sẽ có nhiều sự thay đổi về nhân sự và ban lãnh đạo hãng sẽ giảm từ 14 người xuống còn 10 người. Ưu tiên của Proton hiện nay là hoàn tất quá trình tái cấu trúc. Các cổ phiếu của công ty trên thị trường đã ngừng giao dịch từ 24/3 nhằm tạo điều kiện cho việc sắp xếp lại tổ chức. Đó dường như là những nỗ lực cuối cùng của Proton với hy vọng thành công sẽ giúp Proton vượt qua khó khăn. . Những doanh nghiệp được sự bảo hộ của chính phủ sẽ sống ra sao trong thời kỳ hội nhập? Thực tế chỉ ra rằng, những thay đổi về chính sách trong hoàn. cảnh hội nhập kinh tế có thể khiến nhiều hãng sản xuất ôtô nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, vốn trước đây được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ gặp