1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý

115 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Diện tích rừng chiếm phần lớn với nhiều loài cây gỗ quý như: Đinh, Nghiến, Lát…Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của thực vật ngoại lai đã có ảnh hưởng không nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

NGUYỄN THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THỰC VẬT XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VĂN QUAN TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Các số liệu, tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Hà Nội, ngày …tháng….năm……

Người cam đoan

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được

sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức

và cá nhân Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu,

tổ chức chính trị…Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên của trường Đại học Lâm nghiệp và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Trần Ngọc Hải – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Tài nguyên rừng cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về sinh vật ngoại lai – Thực vật ngoại lai xâm hại 3

1.2 Đặc điểm chung của các SVNLXH 5

1.2.1 Một số đặc điểm sinh thái khác 6

1.2.2 Tác động của SVNLXH rất đa dạng 7

1.2.3 Các hệ sinh thái mẫn cảm đối với SVNLXH 9

1.3 Tình hình sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trên thế giới 9

1.3.1 Khu vực Châu Úc – Thái Bình Dương 10

1.3.2 Khu vực Nam và Đông Nam Á 11

1.4 Tình hình các loài sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trong nước 14

1.5 Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam 16

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 21

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 21

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 21

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1 Nội dung 22

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 28

3.1 Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới 28

Trang 5

3.1.1 Địa hình, khí hậu 29

3.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 31

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 34

3.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 34

3.2.2 Dân số, lao động 36

3.2.3 Cơ sở hạ tầng 36

3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 38

3.3.1 Thuận lợi 38

3.3.2 Khó khăn 39

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

4.1 Thành phần loài và đặc điểm nhận dạng của một số loài thực vật xâm hại tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn 40

4.1.1.Thành phần loài thực vật xâm hại khu vực huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn 40

4.1.2 Đặc điểm sinh vật học của các loài thực vật xâm hại tại khu vực huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn 41

4.2 Đặc điểm sinh cảnh nơi các loài thực vật xâm hại xuất hiện 59

4.3 Bước đầu đánh giá khả năng xâm hại của loài 62

4.3.1 Hình thức xâm hại và quá trình xâm hại của loài 62

4.3.2 Tác động ảnh hưởng của TVNLXH 69

4.4 Đề xuất giải pháp quản lý thực vật ngoại lai xâm hại tại Văn Quan 73

4.4.1 Cơ sở khoa học của đề xuất giải pháp 73

4.4.2 Một số giải pháp đề xuất 76

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 6

IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

CIBC Viện Nghiên Cứu biện pháp sinh học khối Liên hiệp Anh CBD Công ước Đa dạng sinh học

CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

GISP Chương trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 – 2017 35

Bảng 4.1: Thành phần loài thực vật xâm hại khu vực huyện Văn Quan 40

Bảng 4.2: Theo dõi vật hậu loài Cỏ lào 42

Bảng 4.3: Theo dõi vật hậu loài Cúc liên chi 44

Bảng 4.4: Theo dõi vật hậu loài Xuyến chi 45

Bảng 4.5: Theo dõi vật hậu loài Cỏ hôi 47

Bảng 4.6: Theo dõi vật hậu loài Mai dương 48

Bảng 4.7: Theo dõi vật hậu loài Ngũ sắc……….51

Bảng 4.8: Theo dõi vật hậu loài Lau 51

Bảng 4.9: Theo dõi vật hậu loài Vuốt hùm 53

Bảng 4.10: Theo dõi vật hậu loài Bìm bôi hoa vàng 54

Bảng 4.11: Theo dõi vật hậu loài Nho dại 56

Bảng 4.12: Theo dõi vật hậu Loài Keo gai 57

Bảng 4.13: Bảng điều tra sinh cảnh xuất hiện các loài thực vật xâm hại tại Văn Quan 59

Bảng 4.14: Hình thức xâm hại của một số loài thực vật xâm hại 62

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Vị trí huyện Văn Quan 28

Hình 4.1: Sinh cảnh nơi có Cỏ lào phân bố 43

Hình 4.2: Cây cỏ lào trong sinh cảnh 43

Hình 4.4: Cây và hoa Cỏ tranh 43

Hình 4.3: Sinh cảnh nơi Cỏ tranh phân bố 43

Hình 4.5: Sinh cảnh nơi có loài Xuyến chi 46

Hình 4.6: Hoa và quả non của Xuyến chi sinh trưởng 46

Hình 4.7: Sinh cảnh có loài Cúc liên chi phân bố 46

Hình 4.8: Hoa Cúc liên chi 46

Hình 4.9: Sinh cảnh nơi loài Mai dương phân bố 49

Hình 4.10: Cây trưởng thành và cây con tái sinh Mai dương 49

Hình 4.11: Sinh cảnh loài Cỏ hôi phân bố 49

Hình 4.12: Hoa và lá Cỏ hôi 49

Hình 4.13: Sinh cảnh nơi Ngũ sắc phân bố 52

Hình 4.14: Hoa loài Ngũ sắc 52

Hình 4.15: Sinh cảnh nơi Lau phân bố 52

Hình 4.16: Cây Lau trong khu vực 52

Hình 4.17: Sinh cảnh Vuốt hùm sinh trưởng 55

Hình 4.18: Cây và quả loài Vuốt hùm 55

Hình 4.19: Sinh cảnh có loài Bìm bôi hoa 55

Hình 4.20: Lá và hoa Bìm bôi hoa vàng vàng sinh trưởng 55

Hình 4.21: sinh cảnh Nho dại sinh trưởng 58

Hình 4.22: Lá cây Nho dại 58

Hình 4.23: Sinh cảnh Keo gai sinh trưởng 58

Hình 4.24: Lá và cành Keo gai 58

Trang 9

Hình 4.25: Ảnh hưởng của Cỏ hôi trên nương rẫy 72

Hình 4.26: Ảnh hưởng của loài Bìm bôi hoa vàng đối với rừng tự nhiên 72

Hình 4.27: Ảnh hưởng của loài Mai dương 72

Hình 4.28: Ảnh hưởng tại vườn cây ăn quả ở bìa rừng 72

Trang 10

MỞ ĐẦU

Sự suy giảm đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của toàn nhân loại Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học thì các loài SVNLXH được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất Chúng đang ngày càng mở rộng khu phân bố, cạnh tranh gay gắt đến mức hủy diệt các loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên Các loài SVNLXH có mặt trong hầu hết các nhóm sinh vật, từ vi sinh vật, nấm, thực vật bậc cao đến các loài động vật Trong các loài ngoại lai xâm hại thì thực vật ngoại lai là một trong những nhóm có mức nguy hại lớn do chúng có khả năng phát tán nhanh chóng và gây xâm lấn, hủy diệt các loài bản địa

Việt Nam được đánh giá là một trong 15 nước có đa dạng sinh học (ÐDSH) cao trên thế giới Nhưng do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, ô nhiễm môi trường, sinh vật ngoại lai xâm nhập, nhất là tác động của con người qua các hình thức như phá rừng, khai thác quá mức được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm ÐDSH ngày một gia tăng

Thống kê cho thấy, cả nước hiện có hơn 21 nghìn loài thực vật; gần 16 nghìn loài động vật; 3.000 loài vi sinh vật và nấm tập trung chủ yếu tại một số khu vực có ÐDSH cao, như: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên, vùng Ðông Nam Bộ Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đang phải đối mặt tình trạng suy giảm trầm trọng các hệ sinh thái giàu ÐDSH Tổng số các loài động vật, thực vật hoang dã trong thiên nhiên của nước ta đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (được ghi trong Sách

Ðỏ năm 2007), tăng 161 loài so với lần xuất bản Sách Ðỏ trước đây (năm

1992 - 1996) Ðáng lo ngại, hiện có chín loài động vật (tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, hươu sao, cá sấu hoa cà) và hai loài lan hài được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Trang 11

Số liệu thống kê của Cục Bảo tồn ÐDSH (Tổng cục Môi trường) cho thấy: Có 94 loài thực vật và 48 loài động vật thủy sinh ngoại lai xâm hại Ðặc biệt, có những loài thủy sinh vật ngoại lai vào Việt Nam với số lượng lớn, như

Ốc bươu vàng, loài Mai dương , do không được kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ cho nên đã xảy ra tình trạng bùng phát trong tự nhiên Hậu quả, các loài ngoại lai này lấn át, làm suy giảm các loài sinh vật, nguồn gien, phá vỡ cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái Phá hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng sức khỏe con người

Văn Quan là một huyện miền núi nằm ở phía tây cách thành phố Lạng Sơn 30 km trên trục đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên Diện tích rừng chiếm phần lớn với nhiều loài cây gỗ quý như: Đinh, Nghiến, Lát…Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của thực vật ngoại lai đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các loài thực vật bản địa, gây suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái

Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” được thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ được thực trạng về tình hình

phát triển, những ảnh hưởng của các loài thực vật xâm hại đến đa dạng thực vật và đề xuất quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn góp phần hạn chế sự phát triển của thực vật xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về sinh vật ngoại lai – Thực vật ngoại lai xâm hại

Khái niệm về sinh vật ngoại lai xâm hại (Invasive Alien Species) đã được nhiều tác giả định ngh a và sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật gây hại lạ 21

Sinh vật xâm hại trước hết nó là loài sinh vật ngoại lai được du nhập tới

hệ sinh thái nhất định, gây ra những tổn hại về kinh tế, môi trường và sức khỏe con người[27]

Sinh vật ngoại lai: Trong một hệ sinh thái nhất định, bất kể một loài nào dù là cây con, trứng, bào tử hoặc cơ quan sinh dưỡng của loài đó mà không có nguồn gốc tự nhiên từ hệ sinh thái đó 27

Như vậy, thực vật ngoại lai xâm hại có thể được định ngh a như sau: Trước hết nó là loài thực vật ngoại lai được du nhập tới hệ sinh thái mới, gây

ra những tổn hại về kinh tế, môi trường và sức khỏe con người

Khái niệm này đã được quy định tại Luật Đa dạng sinh học năm 2008 như sau:

Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn

không phải làmôi trường sống tự nhiên của chúng

Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc

gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển

Ngoài ra, các khái niệm trên cũng đã được Công ước Đa dạng sinh học (CBD) đề cập như sau:

Sinh vật ngoại lai là loài, phân loài hay đơn vị phân loại thấp hơn được

đưa ra khỏi vùng phân bố tự nhiên của chúng, kể cả các bộ phận bất kỳ của sinh vật như các giao tử (gametes), hạt thực vật, trứng động vật hay chồi mầm

Trang 13

của những loài này có thể sống sót và sau đó sinh sản được

SVNLXH là loài sinh vật ngoại lai đã tạo lập được quần thể và phát tán,

đe dọa các hệ sinh thái, nơi ở hoặc loài sinh vật khác, gây ra những tác hại về kinh tế và môi trường [31]

Tất cả các nhóm sinh vật (virus, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, b sát, chim, thú) đều có nguy

cơ trở thành sinh vật ngoại lai xâm hại 31

Phần lớn sinh vật xâm hại là loài ngoại lai nhưng không phải loài ngoại lai nào cũng trở thành loài xâm hại Nhiều loài sinh vật ngoại lai đang là nguồn lương thực cần thiết trong đời sống của chúng ta (thí dụ như khoai tây, ngô,…) Mặt khác, loài bản địa cũng có thể trở thành loài xâm hại trong những điều kiện có sự thay đổi của môi trường (như sự chăn thả quá mức, cháy rừng, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sự chiếm nơi ở của một số loài xâm hại, ) Thí dụ, loài keo bản địa của Uganda là Acacia học trở thành loài xâm hại ở nhiều vùng đồng cỏ sau sự giảm số lượng các động vật lớn là những tác nhân tự nhiên kìm hãm loài keo này 27

Theo số liệu của Chương trình sinh vật ngoại lai xâm hại toàn cầu (GISP), trên thế giới có khoảng 22.000 loài thực vật xâm hại trên tổng số 250.000 loài thực vật, có ngh a là chiếm tỷ lệ hơn 11% Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, 2001: SVNLXH là một loài sinh vật ngoại lai đã thích nghi và phát triển trong một hệ sinh thái hoặc nơi sống tự nhiên hoặc nửa tự nhiên mới là nguyên nhân gây ra sự thay đổi và đe dọa đa dạng sinh học bản địa

Ở Việt Nam hiện tượng loài ngoại lai xâm hại đã xuất hiện từ những năm 1990 và gây những hậu quả nghiêm trọng

Điều 8, khoản 8 của Công ước Đa dạng sinh học đã kêu gọi các bên cùng tham gia công ước: “Ngăn chặn sự du nhập, kiểm soát hoặc diệt trừ các loài ngoại

Trang 14

lai gây hại cho các hệ sinh thái, nơi sống hoặc các loài sinh vật bản địa”

Điển hình như loài Mai dương (Mimosa pigra) xâm lấn dày đặc, tạo

thành những vùng tập trung với diện tích khá lớn, mật độ dày ở nhiều vùng đất bán ngập dọc các đường lộ hay các mương nước tại khu vực đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế Loài Mai dương còn cạnh trạnh với các loại thực vật bản địa về chỗ ở và thức ăn nên dẫn đến nguy cơ làm thay đổi thành phần của thảm thực vật bản địa, giảm sút tính đa dạng sinh học, thậm chí tiêu diệt các loài bản địa Nơi loài cây này phát triển thì mật độ các loài chim, bò sát, thực vật thân thảo… giảm nhiều so với thảm thực vật bản địa Bên cạnh đó, loài Mai dương có chứa độc tố minosine với hàm lượng 0,2% so với trọng lượng khô của lá, có thể gây nguy hiểm cho động vật bản địa

1.2 Đặc điểm chung của các SVNLXH

*Loài SVNLXH là tác nhân chính gây ra những xáo động trong các hệ sinh thái

Thành phần các loài sinh vật của một hệ sinh thái (HST) cụ thể tại bất

cứ mọi địa điểm và từng thời gian nhất định sẽ tùy thuộc vào điều kiện hiện tại của môi trường, vào mức độ và dạng xáo động đang xảy ra, sự xuất hiện

và biến mất của các loài sinh vật trong HST đó và vào thành phần của nguồn cung cấp các loài sinh vật trong khu vực

Con người thường có nhiều tác động và gây ra những biến đổi trong các HST trong việc thúc đẩy sự tạo thành của các loài SVNLXH các tác động của con người thể hiện trên các phương diện:

- Đẩy nhanh sự thay đổi môi trường sống, các điều kiện tồn tại của các loài sinh vật

- Tăng trưởng mạnh mẽ việc vận chuyển có chủ định và không có chủ định các loài sinh vật trên khắp thế giới

Trang 15

- Làm tăng các loài sinh vật ở các khu vực, đồng thời làm giảm loài bản địa và dẫn đến làm giảm số lượng các loài trên thế giới

Sự tổ hợp tác động của các nhân tố trên đây tạo nên những biến đổi cơ bản trong các HST Những loài sinh vật có đặc điểm phù hợp giành được lợi thế từ những xáo động trong HST, thường có được khả năng tồn tại và phát triển mạnh

*Loài SVNLXH là loài được giải phóng sinh thái

Sự phong phú của các loài sinh vật và phạm vi phân bố của chúng trong các hệ sinh thái là nhờ sự cân bằng giữa các quá trình sinh sản, phát triển, chết

và di chuyển qua các khu vực và vùng phân bố khác nhau

Giới hạn phân bố của một loài sinh vật nằm tại đường ranh giới mà ở

đó tốc độ tử vong của các cá thể trong loài bắt đầu lớn hơn tốc độ sinh sản của các cá thể khác trong cùng loài đó Trong điều kiện tự nhiên, mật độ quần thể của một loài thường bị hạn chế do các loài vật ký sinh, sinh vật ăn thịt (thường được gọi là các loài thiên địch)

Khi một loài xâm hại xâm nhập vào một khu vực sinh sống mới thường không có các kẻ thù tự nhiên (các loài thiên địch) của chúng đi theo Vì thế chúng được lợi thế từ sự “giải phóng sinh thái” đó Điều này cho phép chúng đạt tới quần thể cao hơn nhiều so với mật độ tại nơi sinh sống tự nhiên, nơi

mà chúng bị các loài thiên địch kìm hãm

1.2.1 Một số đặc điểm sinh thái khác

Kích thước (quy mô) quần thể ban đầu của loài sinh vật càng lớn thì khả năng trở thành loài xâm hại càng cao Các loài sinh vật được du nhập có chủ đích và được nuôi (đối với động vật), được trồng (đối với thực vật) trong thời gian dài sẽ có khả năng trở thành loài xâm hại

Những loài sinh vật có phạm vi phân bố địa lý tự nhiên rộng thường có khả năng trở thành SVNLXH nhiều hơn so với các loài có phạm vi phân bố hẹp

Trang 16

Loài SVNLXH ở một số nước hay một khu vực sẽ có nguy cơ xâm hại cao đối với các nước hay khu vực có các điều kiện tự nhiên và sinh thái tương tự

Những loài sinh vật chỉ có khả năng giao phấn đối với các loài mang phấn đặc biệt thì chỉ có thể trở thành SVNLXH khi mang phấn đặc biệt được

du nhập cùng với loài đó

Một sinh vật ngoại lai sẽ trở thành xâm hại khi các điều kiện môi trường sống ở nơi mới tương đương với điều kiện tại nơi xuất xứ của nó, đặc biệt là điều kiện khí hậu

* Tốc độ lan rộng của SVNLXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tốc độ lan rộng của SVNLXH là một hàm số mà biến số chủ yếu là: sự sinh sản của các cá thể và sự phát tán của chúng Với những loài sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh và phát tán dễ dàng thì khả năng lan rộng của chúng rất nhanh Đối với các loài thực vật, để xác định được tốc độ lan rộng của chúng cần biết được các con đường phát tán của chúng đặc biệt là con đường phân tán thụ động (do con người, do động vật, do các phương tiện giao thông vận tải…), là những con đường có thể đưa chúng vượt qua những khoảng cách rất

xa và trở ngại rất lớn

Sự lan rộng của SVNLXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tốc độ phát tán, tuổi trưởng thành sinh sản, khả năng sinh sản, tần suất xáo động của môi trường và HST có SVNLXH trong đó yếu tố tốc độ phát tán là chủ yếu Hạt giống cây các loài vi sinh vật, các loài côn trùng có thể được vận chuyển tới những nơi rất xa với tốc độ rất cao do các phương tiện mang chuyển như: nước, gió, luồng không khí, động vật, gia súc, phương tiện vận tải, phương tiện giao thông

1.2.2 Tác động của SVNLXH rất đa dạng

SVNLXH thường gây ra những biến đổi trong quần xã sinh vật mới khi chúng tạo được quần thể tương đối ổn định trong các HST Tùy thuộc vào đặc

Trang 17

điểm của từng loài SVNLXH, độ nhạy của HST bị xâm hại và các yếu tố tự nhiên, khí tượng, đất đai, mùa màng…mà mức độ gây hại của các SVNLXH đến quần xã sinh vật mới khác nhau

Những thay đổi về trạng thái của HST có thể bắt đầu từ những xáo động của các yếu tố tự nhiên: bão, động đất, lũ lụt, gió…do những thay đổi trong phương thức quản lý của con người Việc thiết lập được quần thể ổn định và khả năng lan rộng của các SVNLXH chưa thể nhận biết được một cách xác định và cụ thể những tác động tiềm tàng của chúng lên thiên nhiên

và các hoạt động kinh tế của con người Các tác động sinh thái đó do SVNLXH gây ra có tác động có hại lên đa dạng sinh học phụ thuộc rất lớn vào các mối quan hệ giữa các loài sinh vật bản địa của HST đó và những tác động tích cực có thể có của SVNLXH như: giúp cho sự thụ phấn của các loài thực vật, sự phát tán hạt cây, thúc đẩy sự chu chuyển vật chất trong HST

Sự mất mát của một loài sinh vật hay một tập hợp các loài sinh vật do SVNLXH gây ra và ảnh hưởng đến chức năng xác định của HST bản địa sẽ phụ thuộc một phần lớn vào số lượng và hoạt động của các loài sinh vật vốn

có của HST đó

Các loài sinh vật bản địa có thể thay thế cho nhau để thực hiện chức năng mà loài sinh vật đã bị mất thực hiện trước đây Sự dư thừa sinh thái này đảm bảo cho HST khắc phục được những xáo trộn ở các mức độ nhất định SVNLXH có thể làm suy giảm vai tr đệm của sự dư thừa sinh thái này Tuy nhiên, tác động có hại của SVNLXH còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như: các điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, các hoạt động của con người, trạng thái của HST bản địa

Các dữ liệu thu thập từ các nước đã từng có các SVNLXH có thể cung cấp những thông tin cần thiết và bổ ích về khả năng và mức độ xâm hại của sinh vật lạ, về điều kiện môi trường dễ xảy ra sự xâm hại, về những tác động

Trang 18

sinh thái và kinh tế do loài sinh vật xâm hại gây ra, về những giải pháp có hiệu quả cần được áp dụng để ngăn ngừa và quản lý SVNLXH

1.2.3 Các hệ sinh thái mẫn cảm đối với SVNLXH

Tất cả các HST tự nhiên và nhân tạo, kể cả các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (những nơi được bảo vệ chặt chẽ) đều có thể bị các SVNLXH xâm hại Tuy nhiên, có một số HST nhạy cảm hơn so với các HST khác Những HST đặc biệt nhạy cảm với SVNLXH là:

- Những HST bị cô lập về địa lý và phương diện tiến hóa đặc biệt là HST trên các đảo và đại dương

- Những HST có môi trường sống thường xuyên có những xáo động theo chu kỳ như: các bến cảng, đầm phá, cửa sông, bờ nước…đó là những nơi

có tác động của các yếu tố tự nhiên kết hợp với những xáo động do con người tạo ra

- Những khu công nghiệp tập trung, khu đô thị là những HST có đa dạng sinh học thấp

Những HST kém bền vững, nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài như: các cồn cát, các vùng đất ngập nước

Nói chung các HST có đa dạng sinh học nghèo thường nhạy cảm hơn đối với các loài sinh vật có những mối tương tác nhiều chiều và bền vững giữa các loài Tuy nhiên, một HST giàu các loài sinh vật cũng có thể mẫn cảm với một số SVNLXH xâm hại nguyên nhân là do tính đa dạng cao ở môi trường sống của các HST này đã tránh được sự tấn công của những kẻ thù tự nhiên đối với các SVNLXH xâm hại

1.3 Tình hình sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều hội thảo và các báo cáo về kết quả nghiên cứu liên quan đến sinh vật ngoại lai: sinh vật ngoại lai ở Đông Phi năm 1999; quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại ở khu vực biển Baltic và Bắc Âu năm 2001;

Trang 19

hội thảo vùng về sinh vật ngoại lai xâm hại ở Trung Mỹ và Caribê Các báo cáo quốc gia về sinh vật ngoại lai xâm hại của Nam Phi, các khu vực Nam và Đông Nam Á, khu vực Châu Úc - Thái Bình Dương cũng đưa ra hội thảo về ngăn chặn và quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại Ngoài ra ở vùng Đông Phi cũng tổ chức hội thảo về ngăn chặn và quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại với nội dung: tác động kinh tế và môi trường của sinh vật ngoại lai, các vấn đề, khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của nó Ở vùng đảo Tây Ấn Độ Dương cũng có hội thảo vùng về sinh vật xâm hại và phục hồi hệ sinh thái đất liền, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, xác định những vấn đề ưu tiên và các hành động thực hiện

Theo báo cáo của chính phủ Mỹ (APFISN 2011) hàng nghìn loài thực vật ngoại lai xâm hại bằng cách con đường khác nhau đã xâm nhập vào lãnh thổ Mỹ Khoảng 1.400 loài đã được xác nhận là những loài xâm hại nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái đồng cỏ, trong số này có 94 loài cỏ xâm lấn nguy hiểm, và con số này có thể tăng lên trong những năm tiếp theo nếu không có những biện pháp quản lý thích hợp Khoảng hơn 40 triệu ha rừng đã bị các loài thực vật ngoại lai xâm hại, diện tích xâm hại hàng năm có thể tăng lên từ 3-8 triệu ha rừng Diện tích rừng quốc gia bị xâm hại lên tới gần 1,5 triệu ha

1.3.1 Khu vực Châu Úc – Thái Bình Dương

Khu vực Châu Úc - Thái Bình Dương có nhiều đặc tính mà có thể chia

sẻ thông tin và hợp tác vùng về các l nh vực liên quan đến vấn đề sinh vật ngoại lai xâm hại quan trọng Cụ thể 98% trong 30 triệu km2là đại dương, c n lại 2% chứa 7,500 đảo, trong đó 500 đảo là có người ở Thái Bình Dương là một phần của tuyến đường thương mại, cộng tác và thuộc hệ thống của vùng nên có nhiều cơ hội để đưa sinh vật ngoại lai vào Vì vậy những nơi có người

Trang 20

ở trong vùng Châu Úc - Thái Bình Dương có các biện pháp ngăn chặn và quản lý sinh vật lạ trong việc xuất nhập khẩu

Sinh vật lạ ở Samoa (thuộc Mỹ): Nơi đây có nhiều loài lạ, một trong số

đó đã được đưa vào lãnh thổ cách đây mấy thập kỷ với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm lương thực, kiểm soát sinh vật học, thuốc men, mục đích trang trí và bảo tồn Những loài sinh vật lạ khác do buôn lậu hoặc đưa vào không định trước thông qua thương mại Samoa rất nhạy cảm với những ảnh hưởng

và thay đổi do sinh vật lạ xâm hại gây ra Sau khi phá huỷ hoặc thay đổi nơi ở bởi thảm hoạ thiên nhiên hoặc con người thì sinh vật lạ xâm hại dường như sản sinh nhiều hơn và có thể làm giảm, thậm chí tiêu diệt các loài bản địa khác Một vài loài đã đe doạ phá hủy di sản sinh vật của nước này và gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên, dẫn đến mất mát kinh

tế và hệ sinh thái Mộ số loài thực vật xâm hại đã được công bố gồm: Cyperus rotundus, Paspalum conjugatum, Clidemia hirta, Paraserianthes falcataria, Merremia peltata – những loài này đã ngăn cản sự phát triển của một số loài

cây địa phương hoặc tiến đến tiêu diệt chúng

1.3.2 Khu vực Nam và Đông Nam Á

Bangladesh: Đây là quốc gia có chiều dài lịch sử về sự du nhập các

động vật và thực vật lạ, đặc biệt những loài được tìm thấy để sản xuất và đưa lại lợi ích kinh tế tiềm năng Có nhiều loài từ Ấn Độ du nhập vào và lan rộng nhanh chóng ở các vùng đất ngập nước của Bangladesh như một trường hợp bùng nổ sinh vật Tại thời điểm đó vẫn chưa có một nghiên cứu nào về những ảnh hưởng của loài sinh vật lạ du nhập vào Biện pháp cách ly thích hợp trong việc nhập khẩu c n quá yếu Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu nhưng người

ta tin rằng sự gia tăng số lượng sinh vật lạ đã tác động rất nhiều đến kinh tế và môi trường của Bangladesh Thật khó có thể liệt kê được hết các loài sinh vật

Trang 21

lạ ở Bangladesh, tuy nhiên bước đầu đã nhận biết được 14 loài thực vật, 18 loài cỏ dại, 15 loài cá xâm hại (M.Atiqul Azam 2011)

Indonexia: Các vườn quốc gia và công viên ở Indonexia được thiết kế

để bảo vệ các hệ sinh thái và bảo tồn hầu hết các loài động thực vật quốc gia Thật không may, hiện nay một số công viên đang phải đối mặt với nguy hiểm

do sự đe doạ của các loài sinh vật lạ xâm hại Tại hội thảo, chuyên gia nghiên cứu về sinh vật lạ của Indonexia đã đưa ra kết quả nghiên cứu về sự đe dọa

của sinh vật lạ xâm hại Acacia nilotica và Cervus timorensis Tuy nhiên các

chương trình kiểm soát hoá học và cơ học về những loài này vẫn chưa thành công, nên chúng đang ngày càng lan rộng Vì vậy cần phải nghiên cứu biện pháp kiểm soát thay thế, xây dựng chiến lược và nguyên tắc hướng dẫn về kiểm soát và loại bỏ sinh vật lạ xâm hại; hình thành khung pháp lý về ngăn chặn và kiểm soát sinh vật lạ; và các cộng đồng gần khu vực công viên có sinh vật lạ cần phải di cư để tránh ảnh hưởng của sinh vật lạ Trong báo cáo quốc gia của Sofian Iskandar (2006)về sinh vật ngoại lai đã thống kê được một số loài thực vật ngoại lai cho các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia

Malaysia: Vấn đề sinh vật lạ vẫn c n mới ở Malaysia, mặc dù hiện nay

một số khu vực trong nước đã xuất hiện sinh vật lạ khá lâu, đặc biệt là những vùng nông nghiệp đã chịu ảnh hưởng xấu của sinh vật lạ Thêm vào đó, một vài tác động tiêu cực của sinh vật lạ c n chưa lan rộng ra phạm vi cả nước Cho đến nay, chưa có một chương trình nghiên cứu toàn diện, phối hợp, quan trắc và danh mục các loài sinh vật lạ trong nước, vì vậy chưa có cơ quan nào thống kê được tổng số lượng và loại hình các loài sinh vật lạ Hiện nay chưa

có nhiều nghiên cứu tiến hành về sinh vật lạ xâm hại, cũng như không có sự hợp tác giữa chính phủ, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học để làm giảm nhẹ các tác động của sinh vật lạ xâm hại

Trang 22

Philippin: Philippin có hơn 475 loài thực vật, chủ yếu từ vùng Mã Lai,

đã được du nhập từ rất lâu Một số lượng lớn sinh vật lạ được đưa vào cách đây 400 năm, bao gồm nhiều loài từ Mỹ Các loài sinh vật lạ đưa vào định trước hoặc không định trước đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế và môi trường Trước tình hình đó, các biện pháp an toàn sinh học gia tăng để kiểm soát, nhưng các tác động môi trường của của chúng vẫn chưa được ưu tiên xem xét Sự thiếu hụt dữ liệu về sinh vật lạ xâm hại ở Philippin là do chỉ

có một vài nghiên cứu được thực hiện về các tác động và quản lý sinh vật lạ Danh sách sinh vật lạ xâm hại được biết hiện nay bao gồm các loài cỏ, cây, côn trùng, cá và lưỡng cư ở nước và trên cạn Vì vậy cần điều tra tất cả các loài sinh vật lạ và thiết lập các khu vực hợp tác để đưa ra chiến lược quản lý sinh vật lạ xâm hại

Singapore: Là trung tâm chính về thương mại và du dịch ở Châu Á nên

việc đưa vào các loài sinh vật lạ từ nhiều nơi khác nhau ngoài mong đợi vào đang có nguy cơ gia tăng trong tương lai Có ít nhất là 17 loài thực vật lạ và

55 động vật lạ được xem là có hại ở Singapore Sự phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên ở nước này do quá trình đô thị hoá gây nhiều thiệt hại đến sinh vật bản địa hơn là sự đe doạ bởi các sinh vật lạ xâm hại Tuy nhiên, chưa có một tổ chức cá nhân nào điều phối vấn đề sinh vật lạ xâm hại ở Singapore, trong khi các hoạt động kinh tế tăng lên, nếu mức độ đề ph ng không cao thì có thể có nhiều tác động nguy hiểm do sinh vật lạ gây ra

Thái Lan: Không có một cơ quan quốc gia nào chịu trách nhiệm về

ngăn chặn và quản lý sinh vật lạ xâm hại mà trách nhiệm này được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau Hiện nay vấn đề sinh vật lạ đang trở nên nguy cấp ở Thái Lan và là một trong những mối quan tâm chính của nước này Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong danh sách 100 loài sinh vật lạ xâm hại thì ở Thái Lan có 1 loài vi sinh vật, 1 loài thực vật thuỷ sinh, 13 loài thực

Trang 23

vật trên cạn, 9 loài không xương sống (3 loài ốc sên, 6 loài côn trùng), 5 loài

cá, 1 loài chim và 8 loài động vật có vú Nhiều cơ quan, tổ chức và các trường đại học cùng phối hợp tham gia nghiên cứu về hiện trạng các loài sinh vật lạ Thái Lan, tiến hành điều tra sinh vật học và sinh thái học của các loài sinh vật

lạ, qua đó đưa ra biện pháp và nguyên tắc hướng dẫn để kiểm soát và loại bỏ những loài sinh vật lạ có hại

Mạng lưới các loài xâm hại rừng Châu Á – Thái Bình Dương (APFISN), được thành lập nhằm hạn chế tác hại của các loài ngoại lai xâm hại đảm bảo quản lý rừng bền vững rừng thuộc vùng Châu Á – Thái Bình Dương Các hoạt động của mạng lưới này thuộc sự điều hành của tổ chức FAO Đây

là khối liên minh giữa 33 nước thành viên thuộc Ủy ban Lâm nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) với nhiệm vụ chính là: nâng cao hiểu biết về các loài xâm hại vùng Châu Á – Thái Bình Dương, nâng cao năng lực giữa các nước thành viên, xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu và các thông tin về các loài sinh vật xâm hại Hàng năm, mạng lưới các loài xâm hại rừng

tổ chức các hội thảo nhằm chia sẻ và trao đổi thông tin về các loài sinh vật xâm hại và biện pháp quản lý chúng giữa các nước thành viên

1.4 Tình hình các loài sinh vật (thực vật) ngoại lai xâm hại trong nước

Ở nước ta sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp Tới đầu thế kỷ XX do thiếu thông tin ở Việt Nam người ta chưa chú ý đến các loài xâm hại cũng như chưa biết đến tác hại của chúng Ở Việt Nam, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã xuất hiện, phát triển và xâm lấn, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và gây tổn thất kinh tế, điển hình là loài ốc bươu vàng và loài trinh nữ thân gỗ (mai dương) Tuy vậy, nhận thức và hiểu biết của cán bộ quản lý cũng như cộng đồng về sinh vật ngoại lai xâm hại vẫn c n hạn chế Đây cũng là một trong những

Trang 24

nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại ở nước ta Chỉ đến vào nửa đầu thập kỷ 1990 các loài SVNLXH mới được chú ý, khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng Bắc bộ, tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân Việt Nam

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về sinh vật ngoại lai nói chung và SVNLXH nói riêng tại Việt Nam Nghiên cứu đáng kể nhất có thể liệt kê là về cây trinh nữ thân gỗ và một số thực vật ngoại lai xâm hại khác ở đồng bằng sông Cửu Long

Đến nay, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về sinh vật ngoại lai nói chung và sinh vật ngoại lai xâm hại nói riêng Một số nghiên cứu về loài Mai dương Mimosa pigra và một số thực vật ngoại lai xâm hại khác ở đồng bằng

sông Cửu Long, về ốc bươu vàng Pomacea canaliculata, về bọ cánh cứng ăn

lá hại dừa Brontispa longissima, về sâu róm hại thông Dendrolimus punctatus, ong ăn lá thông Diprion spp Một số công trình nghiên cứu về

động vật thuỷ sinh nhập nội chủ yếu là về các loài cá

Những nghiên cứu đáng kể nhất có thể liệt kê về cây Mai dương

(Mimosa pigra) và một số thực vật ngoại lai xâm hại khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long(Tran Triet et al 2004; Tran Triet et al 2001), về ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)(Cục Bảo vệ Thực vật 2000), về bọ ăn lá hại dừa (Prontis palogissima), về sâu róm hại thông (Dendrolimus punctatus), ong ăn

lá thông (Diprion sp.) và một số công trình về động vật thuỷ sinh nhập nội

chủ yếu là về các loài cá (Lê Khiết Bình 2005; Phạm Anh Tuấn 2002)

Về sơ bộ đánh giá tình trạng của các loài sinh vật lạ xâm hại ở Việt Nam

có thể kể đến công trình của IUCN (Nguyễn Công Minh 2005) đối với các loài sinh vật trên cạn Nghiên cứu này đã sử dụng tiếp cận ma trận để phân tích 23 loài sinh vật lạ gây ra các đe dọa đối với tính đa dạng sinh học Đa số trong số này là các loài thực vật Công trình thứ hai là một đề tài cấp Nhà

Trang 25

nước do Bộ Thủy sản chủ trì (Lê Khiết Bình 2005) đã đưa ra danh mục 41 loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam Trong số này chỉ có 9 loài được xác định là hoàn toàn không có hại theo hệ thống phân loại khả năng xâm hại của Wittenberg and Cock (2001)

Ở Việt Nam hiện chỉ có thông tin về một số loài sinh vật lạ xâm hại gây

ra hậu quả nặng nề nhất, hay được nghiên cứu kỹ nhất Tất cả các loài này đều được liệt kê trong danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm

nhất trên thế giới”(IUCN 2003) Trong danh lục này, 4 loài Lau cù (Arunduo donax), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Sắn dây rừng (Pueraria lobata) và Mâm sôi vàng (Robus ellipticus) có nguồn gốc từ Đông Nam Á trong đó có

Việt nam là những loài thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên thế giới Vì vậy, những loài này cần được các lưu ý để hạn chế sự sinh trưởng phát triển của chúng

Thông tư liên tịch số 27 2013 TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 03 Danh mục: Danh mục Loài ngoại lai xâm hại: Có 25 loài gồm 3 loài vi sinh vật, 01 loài vi sinh vật, 5 loài động vật không xương sống, 6 loài cá, 2 loài lưỡng cư b sát, 01 loài thú, 7 loài thực vật; Danh mục Loài ngoại lai xâm hại có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam: có 15 loài gồm 01 loài động vật không xương sống, 5 loài

cá, 1 loài lưỡng cư b sát, 1 loài thú, 7 loài thực vật; Danh mục Loài ngoại lai

có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam: Có 41 loài gồm

22 loài động vật không xương sống, 2 loài cá, 3 loài lưỡng cư b sát, 3 loài chim và thú, 11 loài thực vật

1.5 Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam

Quản lý sinh vật ngoại lai và bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng đã được

Trang 26

sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà khoa học Đã có nhiều nghị định

và thông tư liên quan đến l nh vực quản lý các loài sinh vật ngoại lai và bảo

vệ phát triển rừng, cụ thể như sau:

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79 2007 QĐ-TTg ngày

31 tháng 5 năm 2007 về việc phê duyệt „ Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” Trong các nhiệm vụ chủ yếu định hướng đến năm 2020, kế hoạch hành động

đã xác định quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn là một nội dung chính, gồm: 1 Điều tra và thống kê các loài sinh vật lạ xâm lấn, 2 Xây dựng và thực hiện chiến lược phòng ngừa, kiểm soát sinh vật lạ xâm lấn

và xử lý các sự cố do sinh vật lạ gây ra Để thực hiện kế hoạch hành động này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, các đơn vị khác căn cứ vào chức năng nhiệm vụ để tổ chức thực hiện Tại Hội thảo Quốc gia tổng kết tình hình thực hiện Quyết đinh số 79 2007 QĐ-TTg và xây dựng định hướng chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam tới năm 2010 (Phạm Anh Cường 2010a) Kết quả thực hiện hoạch hành động đã trình Thủ tướng “Dự thảo đề án ngăn ngừa và kiểm soát các sinh vật ngoại lai xâm hại đến năm 2015” trong nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách và các văn bản pháp luật

Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực đa dạng sinh học ngày 18 tháng 8 năm 2011 Do mức độ nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với xã hội của sự lây lan vi sinh vật ngoại lai xâm hại nên hành vi nhập khẩu ngoại lai xâm hại đã biết, xử phạt

vi phạm hành chính quy định mức xử phạt từ 50.000.000 đồng

Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã

Trang 27

ban hành thông tư “Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và danh mục các loài ngoại lai xâm hại” ngày 1 tháng 7 năm 2011 Đây là một văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu những bước thực hiện trong kế hoach hành động đến năm 2020 theo quyết định số 79 2007 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Luật Đa dạng sinh học năm 2008: Luật đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua số 20 2008 QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2009 Luật có 8 chương, 78 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, quyền và ngh a vụ của các tỏ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển ĐDSH cấp quốc gia và địa phương Trong đó tại mục 3 chương 4 đề cập về kiểm soát loài ngọa lai xâm hại, gồm 5 điều (từ điều 50 đến 54), cụ thể như sau: Điều tra

và lập danh lục loài ngoại lai xâm hại Kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai Kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại Kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại Công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Luật này được quốc hội thông qua tháng 12 năm 2004 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 năm 2005 Luật có 8 chương và 88 điều quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng Trong đó, luật quy định chi tiết với từng loại rừng Các loài thực vật ngoại lai trong các loại rừng này tuân theo quyết định

Công ước Đa dạng sinh học: Công ước ra đời năm 1992, có hiệu lực từ ngày 29 11 1993 Công ước có 3 mục tiêu chính: 1 Bảo tồn ĐDSH, 2 Sử dụng bền vững ĐDSH, 3 Chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ sử dụng ĐDSH Việt Nam là thành viên của Công ước từ năm 1994.Việt Nam cam kết “ngăn chặn việc du nhập, kiểm soát hoặc tiêu hủy các loài sinh vật ngoại lai đe dọa đến các hệ sinh thái, các sinh cảnh và các loài” Việt Nam cũng đã cam kết có các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các loài sinh vật

Trang 28

ngoại lai với các nội dung là kiểm soát biên giới, các biện pháp kiểm dịch, trao đổi thông tin và xây dựng năng lực

Công ước về bảo tồn các vùng đất ngập nước có ý ngh quốc tế (Công ước Ramsar): Công ước Ramsar có hiệu lực từ năm 1975 và Việt Nam trở thành thành viên năm 1989 Công ước cung cấp một khuôn khổ cho các hành động quốc gia về việc hợp tác quốc tế để bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước lưu thông các loài ngoại lai Việt Nam đã cam kết “đưa ra khung pháp chế và các chương trình để ngăn chặn việc du nhập các loài ngoại lai mới, nguy hiểm đối với môi trường và việc di chuyển và lưu thông các loài này” “Xây dựng năng lực để xác định các loài ngoại lai mới nguy hiểm đối với môi trường” và “ nâng cao nhận thức để xác định và kiểm soát các loài ngoại lai mới nguy hiểm với môi trưởng”

Công ước về bảo vệ thực vật: Các bên ký kết công nhận sự cần thiết của hợp tác quốc tế trong việc phòng trừ dịch hại thực vật và sản phẩm thực vật, ngăn chặn sự lây lan của chúng giữa các nước, đặc biệt là sự xâm nhập của chúng giữa các nước, đặc biệt là sự xâm nhập của chúng vào vùng bị đe dọa nguy hiểm

Năm 2003, Việt Nam gia nhập mạng lưới các loài ngoại lai xâm hại rừng vùng Châu Á-Thái Bình Dương (APFISN) Mạng lưới được hoạt động dưới sự trợ gúp của Tổ chức Nông Lương (FAO) Mạng lưới đã tổ chức nhiều hội thảo để nông cao nhận thức, giúp đỡ về kỹ thuật và xây dựng danh mục các loài ngoại lai xâm hại rừng cho các nước thành viên

Tại hội chuyên đề về đa dạng sinh học ngày 17 tháng 11 năm 2010 diễn

ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, báo cáo Tổng kết công tác bảo tồn giai đoạn 2005-2010 (Phạm Anh Cường 2010b) đã chỉ ra: Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng và đưa ra nhiều quyết định, thông

tư và các văn bản pháp luật trong l nh vực đa dạng sinh học nói chung và

Trang 29

công tác kiểm soát các sinh vật ngoại lai nói riêng Tuy nhiên, kể từ những năm về trước đến năm 2010, chưa có những kết quả cụ thể về l nh vực sinh vật ngoại lai xâm hại Vấn đề quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại được tiếp tục định hướng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2005

Việt Nam là nước có tính đa dạng sinh học cao, việc bảo tồn đa dạng sinh học được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu Tuy nhiên theo Lê Xuân Cảnh và

Hồ Thanh Hải, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2010) các hệ sinh thái

tự nhiên bị tác động mạnh Diện tích rừng tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao đạng bị thu hẹp Những vùng có nhiều rừng nhất, đồng thời cũng là vùng giàu trữ lượng và có chất lượng cao nhất Việt Nam như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục suy giảm, cấu trúc rừng bị phá vỡ Các vùng rừng bị chia cắt và bị tác động mạnh là mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học Việc quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng là nhiệm vụ quan trọng trong bảo tồn và phát triển rừng trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Trang 30

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thực vật xâm hại tới đa dạng sinh học từ đó nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững trong tương lai

- Phân tích được hình thức và mức độ xâm hại của các loài thực vật xâm hại tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý các loài thực vật xâm hại

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các loài thực vật xâm hại và thực

vật bản địa xuất hiện trên địa bàn nghiên cứu về tên các loài xâm hại, điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng tái sinh, hình thức và mức độ xâm hại của các loài

- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng xâm hại của các loài thực vật xâm

hại trên địa bàn huyện Văn Quan nơi có nhiều loài thực vật xâm hại phát triển

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển các loài thực vật xâm

hại trong thời gian từ năm 2015-2018, số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2018

Trang 31

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nội dung

2.3.1.1 Nghiên cứu xác định thành phần loài và mô tả đặc điểm nhận dạng của một số loài thực vật xâm hại trong khu vực nghiên cứu

2.3.1.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh cảnh nơi xuất hiện thực vật xâm hại

2.3.1.3 Đánh giá mức độ xâm hại của một số loài thực vật xâm hại đến các loài thực vật bản địa

- Thực trạng sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật xâm hại

- Mức độ xâm hại của các loài thực vật xâm hại

3.1.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm hạn chế, ngăn chặn

sự phát triển của thực vật xâm hại tại vùng nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp kế thừa

- Thu thập số liệu thứ cấp: Sưu tầm, kế thừa có chọn lọc các số liệu có sẵn trong các nghiên cứu, các bài báo, tạp chí… có liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, các văn bản, báo cáo của các cơ quan đơn vị quản lý của địa phương Nghiên cứu tài liệu còn được tiến hành qua việc phỏng vấn các thầy thuốc, đánh giá xã hội người dân địa phương…

- Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra theo tuyến, lập OTC, ODB kết hợp phỏng vấn trực tiếp người dân, tại khu vực nghiên cứu Điều tra, thu thập các yếu tố tác động đến sự phát triển của các loài thực vật xâm hại

* Phương pháp xác định thành phần loài, đặc điểm sinh vật học, sinh cảnh xuất hiện của các loài thực vật xâm hại tại khu vực nghiên cứu

- Chuẩn bị: Dụng cụ và thiết bị sẽ sử dụng bao gồm GPS, máy ảnh,

thước dây dài 50 mét, địa bàn, kéo cắt cành, dao phát, các bảng biểu thu thập

số liệu và các vật tư khác

Trang 32

- Điều tra thực địa tại vùng nghiên cứu, thu thập hình ảnh của các loài thực vật có mặt tại vùng nghiên cứu Lấy mẫu giám định xác định thành phần loài TVXH xuất hiện tại khu vực, đối chiếu tài liệu, xác định tên gọi của các

loài thực vật xâm hại

- Điều tra tuyến: Dựa trên bản đồ hiện trạng rừng đã xác định các tuyến

điều tra đi qua các trạng thái sinh cảnh Xác định 4 tuyến dùng GPS xác định tọa độ điểm đầu và điểm cuối của tuyến Lựa chọn tuyến điều tra phải đi qua các dạng địa hình và sinh cảnh khác nhau nơi có các loài thực vật xâm hại phân

bố và phát triển Trên các 4 tuyến điều tra tiến hành thống kê, mô tả các loài thực vật nằm ở phạm vi 10m mỗi bên và thu thập mẫu thực vật Tuyến điều tra được lập theo phương pháp của Nguyễn Ngh a Thìn (1997, 2007) Quan sát, phát hiện loài và thu thập mẫu vật trên tuyến điều tra, số liệu thu thập điền vào biểu mẫu số 01

- Ðiều tra dựa trên ô tiêu chuẩn: Phương pháp lập và điều tra trên ô

tiêu chuẩn theo Nguyễn Ngh a Thìn (1997, 2007) và Vũ Tiến Hinh (2012) Lập 20 OTC hình vuông trên những sinh cảnh đặc trưng nhất của tuyến, điển hình cho từng trạng thái sinh cảnh khác nhau, từng kiểu thảm thực vật, ở những độ cao khác nhau, lựa chọn các dạng sinh cảnh: rừng trồng, ven suối, rừng cây ăn quả, ven đường, tràng cỏ cây bụi, phương pháp lấy số liệu đồng nhất

- Thu thập ảnh và giám định loài: Tại vị trí gặp thực vật xâm hại trên tuyến

và OTC tiến hành lấy mẫu cành lá, hoa quả nếu có, chụp ảnh và mô tả tại chỗ

- Kết hợp điều tra tuyến và lập OTC để xác định đặc điểm phân bố của các loài thực vật xâm hại theo trạng thái rừng hoặc sinh cảnh

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ kiểm lâm và người dân địa phương

về sự phân bố của các loài thực vật xâm hại

Trang 33

* Thực trạng sinh trưởng và phát triển

- Điều tra cây tái sinh: Đối với loài Mai dương và Keo gai thuộc họ

Trinh nữ thân gỗ Trong OTC hình vuông, lập 5 ODB có diện tích 4m2, kích thước (2m x 2m) ở bốn góc và ở giữa OTC Trong các ODB tiến hành đo đếm

số lượng cá thể, kích thước, tình hình sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh của các loài thực vật xâm hại trong ô Từ đó xác định được mật độ sinh trưởng và phát triển, hình thức tái sinh của các loài TVXH trong khu vực nghiên cứu

- Điều tra vật hậu: Phương pháp, quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại

hiện trường: bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu (lá, chồi non, chồi hoa, hoa, quả, hạt, cây con) của các loài TVXH trong khu vực nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu giới hạn nên không thể theo dõi được hết chu kỳ sinh trưởng của các loài Vì vậy tôi đã kế thừa kết quả nghiên cứu về vật hậu trước

đó cùng với kết quả quan sát ngoài thực tế để kết quả điều tra vật hậu được

chính xác nhất

* Đánh giá mức độ xâm hại

- Thông quan quá trình phỏng vấn người dân trong khu vực và quá trình điều tra thực địa cùng các số liệu liên quan để xác định hình thức và mức

độ xâm hại của một số loài thực vật ngoại lai

MẪU BIỂU ĐIỀU TRA Biểu 1: Biểu điều tra theo tuyến

Số hiệu tuyến:……… Tọa độ điểm đầu:……… Ngày điều tra:……… Tọa độ điểm cuối:……… Người điều tra:………

Trang 34

Biểu 2: Điều tra mật độ và sinh trưởng

Khu vực điều tra:……… Ngày điều tra:………

loài

Tọa

độ GPS

Độ che phủ (%)

sinh trưởng

vật hậu

ghi chú

Biểu 3: Điều tra cây tái sinh

Khu vực điều tra:……… Ngày điều tra:………

Tuyến điều tra:……… Người điều tra:.………

nguồn gốc

CP (%)

ghi chú

Trang 35

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN

Họ tên người được phỏng vấn:………

Địa chỉ:………

Nghề nghiệp:………ngày phỏng vấn:………

Người phỏng vấn:………

Ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1 Ông/bà có biết loài thực vật xâm hại là gì không?

Trang 36

- Tổng hợp thông tin sau điều tra: Dựa vào những thông tin đã thu thập, tổng hợp, đối chiếu lựa chọn những thông tin phù hợp với đề tài nghiên cứu Tổng hợp phiếu phỏng vấn, thông tin sau điều tra phỏng vấn người dân địa phương

- Xử lý số liệu sau thực địa: Xác định tên các loài thực vật xâm hại có mặt và mô tả OTC

Nội dung 4: Đề xuất giải pháp quản lý có hiệu quả các loài thực vật xâm hại

- Tham khảo các văn bản hướng dẫn, các tài liệu đã công bố

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) theo (theo Gordon Conway, Robert Champers và tập thể, (1980)) để xác định nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật bao gồm: phỏng vấn, tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân trên thảo luận, với cán bộ phụ trách, kiểm lâm để xác định các giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của các loài thực vật xâm hại đến các loài thực vật bản địa

Trang 37

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

3 Đặc điểm tự nhiên

3.1 Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới

Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua Có vị trí toạ độ địa lý: Từ 210 00‟44‟‟ đến 22000‟0‟‟ v độ Bắc và từ 10060‟24‟‟ đến

10060‟43‟‟ kinh độ Đông Với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn)

Theo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan tính đến

có vị trí địa lý như sau:

Hình 3.1: Vị trí huyện Văn Quan

Trang 38

- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng

- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng

- Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn

- Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn

Huyện có đường Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279 chạy qua với tổng chiều dài 50 km Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang Tây, đóng vai tr trục chính trong

hệ thống giao thông, nối liền giữa vùng kinh tế mở Đồng Đăng - Lạng Sơn và Bình Gia - Bắc Sơn Quốc Lộ 279 chạy từ thị trấn Văn Quan xuống phía Nam của huyện, là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ - Chi Lăng và các tỉnh bạn Ngoài

ra, còn có các hệ thống đường Tỉnh lộ, huyện lộ như Tỉnh lộ 232, 240, 239, nối với 2 tuyến đường trên, phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các huyện bạn, thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện [22]

Địa hình bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong l nh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: việc quy hoạch

bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc tìm được khu đất rộng và tương đối bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị gặp nhiều khó khăn, việc mở

Trang 39

rông diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện

Huyện Văn Quan có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi Hàng năm, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau 22

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng là 212 mm Số ngày mưa trong năm là 134 ngày từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mưa, lượng mưa bình quân tháng ở những tháng này là 44,5 mm[22]

Lượng bốc hơi bình quân năm là 811mm Số giờ nắng trung bình năm là

1466 giờ Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày

Là huyện miền núi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, có

sự biến đổi nhiệt khá lớn, đặc biệt có thời gian khô đúng vào thời kỳ các loại cây dài ngày ra hoa, đậu quả, biên độ ngày đêm chênh lệch lớn, đó là những yếu tố thuận lợi cho sự thụ phấn, đậu quả và phẩm chất ngon của các loại cây dài ngày[22]

Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây nam, huyện ít bị ảnh hưởng của bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới Thảm thực vật của Văn Quan cũng tương đối phong phú, đa dạng có nhiều chủng đặc dụng quý hiếm[22]

Tuy nhiên, khí hậu Văn Quan cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong l ng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng [22]

Trang 40

3.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Tài nguyên nước

Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều,

có 2 con sông lớn chảy qua:

- Sông Kỳ Cùng: Thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc), bắt nguồn từ núi Bắc Xa cao 1.166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc đến huyện Văn Quan, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 35 km, bắt đầu từ Nà Kiểng đến Điềm He chảy theo hướng Đông Tây, từ Điềm He đến hết ranh giới huyện chảy theo hướng Nam Bắc Chế độ dòng chảy biến động lớn, về mùa mưa thường xuất hiện lũ 22

- Sông Môpya: Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam huyện, chảy qua xã Tri Lễ, xã Lương Năng, xã Tú Xuyên, Thị trấn Văn Quan, xã V nh Lại, xã Song Giang; hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng; đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km [22]

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có mạng lưới suối khá dày, nhưng dòng chảy nhỏ nên hiệu ích sử dụng nước không cao [22]

3.1.2.2 Tài nguyên đất đai

Huyện Văn Quan có những vùng núi đất và núi đá vôi xem kẽ, diện tích núi đá có 5.218,4 ha; diện tích núi đất có 49.537,5 ha Đất của Văn Quan thuộc loại địa hình bằng và sườn thoải (51,0% diện tích có độ dốc nhỏ hơn

150) Cụ thể diện tích các loại đất như sau:

Đất Nông nghiệp: 45.559,7 ha

Đất phi Nông nghiệp: 2.741,4 ha

Ngày đăng: 10/06/2021, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w