SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc

15 2.3K 5
SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc

SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc A. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người được xác định là quan trong nhất. Chính vì thế, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đứng trước yêu cầu đó, ngày 09/12/2000 Quốc hội đã có quyết định số 40 về đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu : "Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước." Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển toàn hệ thống, là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, là nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, chương trình - SGK mới triển khai đại trà trên cả nước. Ngay từ năm học đầu tiên, với tinh thần và quyết tâm cao, địa phương và nhà trường đã ưu tiên những gì tốt đẹp nhất cho các lớp thay sách: phòng học tốt nhất, giáo viên có năng lực, . Tập thể giáo viên cũng chuyển mình hoà nhịp cùng các trường trong toàn huyện, bước đầu đã có những thành quả đáng kể trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Tuy nhiên, đối với môn Âm nhạc, việc làm thế nào để học sinh tiếp cận Âm nhạc vấn đề đặt ra cho các em trong khi vốn từ Tiếng Việt còn hạn chế , vì mới làm quen, việc bất đồng ngôn ngữ là một vấn đề khó khăn mà con khó khăn hơn khi cảm thụ được ý nghĩa nội dug của một ca khúc hay, lý thuyết âm nhạc TĐN Đây cũng là vấn đề bản thân tôi quan tâm từ khi nhân công tác ở trường mà nơi điều kiện còn rất khó khăn về cơ sở vật chất, về con người và đặt biệt là ngôn ngữ RaLay Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc cho học sinh RaLay cung như học sinh kinh không phân biệt tất cả học sinh đều được … Bằng con đường cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học sao cho mỗi học sinh thực sự được tham gia vào quá trình học Âm nhac tự tin, sang tạo và tự nhiên hòa mình vào những ca khúc mà nội dung được các em học dinh nắm bắt một cách nhanh, tự nhiên, sang tạo say mê học tập của học sinh nhầm góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ để hình thành phát triển nhân cách cho học sinh giáo dục Âm nhạc hay còn gọi là văn hóa âm nhạc, trong trường tiểu học, nên tôi chọn đề tài “Một số phương pháp gây hứng thú học môn Âm nhạc” Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 1 1 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đối mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò - chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn nữa, trước thực tiễn đổi mới của mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình Tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh thì đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong các nghị quyết TW 4 (khoá VII) và nghị quyết TƯ 2 ( khoá VIII), được thể chế hoá trong luật Giáo dục và được cụ thể hoá trong chỉ thị 15 của Bộ GD&ĐT. Trong luật giáo dục, khoản 2, điều 24 đã ghi: " Phưong pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh." Có thể nói, tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới phương pháp dạy học cũng là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh . Tích cực trong hoạt động học tập của học sinh thực chất là tính tích cực nhận thức được đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức." Khác với quá trình nhận thức nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài mgười tích luỹ được. Tuy nhiên trong học tập, học sinh cũng phải "khám phá" ra những hiểu biết mới của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã lĩnh hội được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan mật thiết với động cơ học tập và thường được biểu hiện như: hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, nêu thắc mắc đề nghị giải thích những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. Âm nhạc cũng như các môn học khác trong hệ thống chương trình Tiểu học, môn Toán đã thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có vai trò quan trọng trong quá trìn hình thành và phát triển tư duy, sang tạo của học sinh, bởi lẽ : - Quá trình tự tìm tòi, khám phá sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động , sáng tạo trong học Âm nhạc. - Học sinh sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc góp phần cùng với các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức. - Trong quá trình tìm tòi, khám phá, học sinh tự đánh giá kiến thức của mình khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề, học sinh tự đo được thiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm. Khi tranh luận với các Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 2 2 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc bạn, học sinh cũng tự đánh giá được trình độ của mình so với các bạn để tự rèn luyện, điều chỉnh. - Trong quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, giáo viên biết được tình hình của học sinh về mức độ nắm kiến thức từ bài học cũ, vốn hiểu biết, trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa những yếu tố đã biết với những yếu tố phải tìm, . - Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì, vượt khó khăn và một số phẩm chất tốt của người học Âm nhạc như: tự tin sang tạo có cơ sở, coi trọng tính sáng tạo, tư duy Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc nhằm tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học và khuyến khích dạy học phát hiện vấn đề đồng thời phát triển năng lực, sở trường của từng học sinh trở thành người lao động chủ động, sáng tạo. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của Phòng GD&ĐT, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. Đội ngũ giáo viên hăng hái, hiệt tình trong mọi hoạt đông, có sự quan tâm BGH nhà trường, tinh thần trách nhiệm và có ý thức học hỏi để nâng cao tay nghề. Đặc biệt đội ngũ giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, có nhận thức đúng đắn về quan điểm đổi mới phương pháp dạy học. Đa số giáo viên nắm được nội dung chương trình - SGK mới và phương pháp dạy học để có thể chuyển tải nội dung chương trình mới đến học sinh, một số giáo viên có chuyển biến tích cực trong thực hành đổi mới phương pháp, sử dụng có hiệu quả bộ đồ dùng dạy học Âm nhạc, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp giúp học sinh tích cực, chủ động nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Ban giám hiệu nhà trường thực sự quan tâm, chăm lo đến chất lượng giáo dục, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ giáo viên, xây dựng niềm tin chắc chắn cho tập thể sư phạm. Học sinh phần lớn đều ngoan, có ý thức học tập, trong các giờ Âm nhạc học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực, tự giác dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên. 2. Khó khăn Trường tiểu học Thái An của chung tôi là trường gôm 3 cơ sở, có cả học sinh người kinh và học sinh RacLay, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh dân tộc cũng còn hạn chế so với học sinh người kinh, đã vây do kinh tế gia đình con khó khăn nên giờ đi và sau giờ đi học các em phải phụ giúp gia đinh đi Rẫy. Trong khi đó các em vốn từ Tiếng Việt còn nhiều hạn chế. Giáo viên luôn thay đổi theo tình hình thực tế việc phân công, giáo viên chuyên Âm Nhạc chưa có từ 2010 trở về Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 3 3 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc trước, giáo viên chỉ được phân công dạy môn cơ bản. Cùng với điều kiện khó khkawn của nhà trường nên khi tiếp nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Âm nhạc gặp nhiều khó khăn ở học sinh khối lớp 3,4,5. Vì vậy việc làm sao để học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả khi các em chưa được học qua từng hoạt động của bài, học hát, tập đọc nhạc, kể chuyện Âm nhạc.v.v… Thời giang học môn này trước kia không được tham gia vì chưa có giáo viên về đảm nhận phụ trách. Trong những năm qua tôi đã lựa chọn phương pháp dạy học làm sao cho học sinh hứng thú, tự tin, sáng tạo , tự nhiên, thân thiện với bạn với thầy cô giáo. Những năm đầu, tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm gì trong Phương pháp, nên chỉ dạy một cách mấy mốc, lập khuôn. Song qua nhiều năm công tác thấy rõ lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp đối tượng, phân hóa đối tượng vùng miền, khá, giỏi, trung bình.v.v…Sao cho mọi đối tượng dễ hiểu, dễ học là điều cần thiết. Chính vì thế từ nhiều năm này tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi để lựa chọn ra cách riêng cho mình, và tôi cũng nhận kết quả ngày một khá hơn. Khả năng tiếp thu bài trên lớp nhanh hơn , kết quả qua những lần kiểm tra và làm bài tập định kì, cách trình bày hat, gõ đệm, vận động phụ họa, biểu diễn bài hát.v.v… Qua thực tế cho thấy học sinh ngày càng thích học hơn hăng say trong giờ học thích được trình bày ý kiến nhận xét, bài làm của mình, của bạn qua từng hoạt động học hát, tập đọc nhạc, kể chuyện âm nhạc, trả lới những cầu hỏi của giáo viên đặt ra, sáng tạo khi tự tư duy lời ca ra động tác phụ họa, phát huy tính tích cực trong học nhóm, thảo luận nhóm, tham gia trò chơi, sử dụng cụ gõ tốt hơn Các em nhạy bén trong việc cảm âm khi được luyện thanh hay còn gọi là khởi động giọng tốt hơn thông qua tiếng đàn Organ. Các em quan sát kỹ hơn khi tim hình nốt trong TĐN Các em đọc đúng cao độ vị trí nốt nhạc TĐN Các em nhã chữ đúng với những chỗ có kí hiệu dấu, luyện; dấu hoa mĩ, ngân đúng phách khi gặp dấu nối. Biết phân biệt lời 1, lời 2 và khi gặp dấu: là biết quay lại hát lới 2 Biết nhận biết từng loại khi nhạc thông qua tranh ảnh, thông qua ứng dụng lền đàn Organ mở tiếng : Nhận biết được 2 âm sắc khi gõ đệm Nhận biết tính chất từng bài hát qua nhịp Nhận biết phách mạnh phách nhẹ 2 4 , 3 4 , 4 4 Biết ngân khi gặp dáu nối được tính bằng số phách của từng nhịp ( trường độ) Biết so sánh các từ có thanh sắc (´) và thanh ngang (-) khi hát. Biết nhã chữ sao cho tròn vành rõ chữ, thể hiện được tình cảm sắc thái bài hát Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 4 4 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc Biết sử dụng dụng cụ gõ đệm tự làm Biết ứng bài học qua từng trò chơi âm nhạc Lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp đúng đối tượng có thể nói đây là thành công bước đầu của việc lựa chọn phương pháp. Vì vậy lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp nội dung và xây dựng sao cho phù hợp nội dung và xây dựng tốt kế hoạch sẽ giúp ít cho giáo viên chúng ta hay nói cách khác nó có vai trò như thế nào trong kế hoạch bài dạy? có kết quả không ? kết quả như thế nào? Quả thật lựa chọn phương pháp gây hứng thú học môn âm nhạc sao cho phù hợp đối tượng và xây dựng tốt kế hoạch sẽ góp phần rất lớn vào thành công của giáo viên trong quá trình học môn âm nhạc ở tiểu học. Như chúng ta đã biết, khối lượng sách giáo khoa, sách tham khảo, nâng cao thì còn rất nhiều, đa dạng phong phú thể loại… Tuy nhiên lại không có sách nào chỉ biên soạn các dạng bài Vì vậy tiến hành phương pháp pháp gây hứng thú học âm nhạc đạt được hiệu quả tốt hơn thì giáo viên thực hiện công việc ấy cần phải lựa chọn nội dung dựa trên cơ sở SGK, chuẩn kiên thức kĩ năng và tài liệu tham khảo nâng cao kiến thức cho học sinh. Việc làm này cần phải có đầu tư về thời gian nghiên cứu kỹ hệ thống của chương trình, có mạch kiến thức cơ bản, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đã từng thực hiện tốt bồi dưỡng, đọc them tài liệu , tạp chí hổ trợ… từ đó giáo viên sẽ soạn ra nội dung chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu vừa sức với học sinh, phù hợp đặc điểm thực tế của lớp đang giảng dạy. Nhưng giáo viên cần phải bám sát nội dung chương trình, kiến thức cơ bản và dựa trên kiến thức cơ bản lựa chọn phương pháp gây hứng thú hoc học sinh vừa học vừa say mê sáng tạo tư duy để phát triển năng khiếu, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu đặc biệt và trọng tâm của từng cấp học. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học, dân tộcKinh dân tộc Rac-Lay. Đây là lứa tuổi học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đặt biệt là hứng thú nhận thức , hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chuwacs học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy, để tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động một cách hứng thú cho học sinh, theo tôi người giáo viên cần. - Đổi mới nhận thức của người thầy và học sinh - Đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cương phương pháp trò chơi một cách tích cực. - Tổ chức nhiều hình thức dạy học . Tăng cường hiệu quả của hoạt động trong nhóm. Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 5 5 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc - Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học. - Tạo ra môi trường học tập công bằng thân thiện, hứng thú. 1/ Đổi mới nhận thức của người thầy và người học: • Đối với người thầy: Phải nhận thức được việc “dạy thật” có nghĩa là dạy học khong phải chạy theo thành tích, dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất, phải dạy theo phân hóa đối tuowngh học sinh. GV cần có sự chuẩn bị kĩ cả về giáo án và đồ dùng dạy học. Dự đoán trước những tình huống cụ thể xảy ra và chuẩn bị sẵn một hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Biết thoát ly sách giáo khoa. • Đối với học sinh: Phải nhận thức được việc “học thật” nghĩa là phải nhận ra tầm quan trong ở môn học. Phải có sự chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp, biết sưu tầm những hình ảnh , tư liệu có liên quan đến bài học do giáo viên yêu cầu. 2/ Đổi mới phương pháp dạy học: Không có phương pháp nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện đại : Thảo luận, động não, đóng vai… người thầy cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống: quan sát, hỏi dáp, thực hành, trình bày… Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh. a/ + VD: Khi dạy học bài hát ở lớp 1 ở phần dạy hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay theo tiếp tấu lời ca, hoạt động này học sinh chỉ vỗ tay với bản thân mình  vỗ tay với bạn + Nếu vỗ tay với bạn sẽ cho kết quả như sau: Cho 2 bạn ngồi đối diện với nhau cùng hát: Miệng hát tay vỗ, trong quá trình hát vỗ 2 tay em có thể nhận ra ai hát đúng ai hát sai và ai vỗ tay đúng và vỗ tay sai. Như vậy vừa kiểm tra mình và vừa nhận xét bạn trực tiếp khi đối diện nhau. Tương tư cho 2 em tách ra và hoạt động vui cùng với bạn khác, nhóm khác.v.v… Còn nếu tự vỗ tay một mình sẽ gây cảm giác nhàm chán làm việc một mình. Các em sẽ giảm đi sự tự kiểm tra và đánh giá của mình và bạn Sau khi cho học sinh vỗ tay với bạn ngồi chung xong. GV tổ chức cho học sinh vỗ với bạn bàn khác hoặc 2 bạn cùng bàn vỗ 2 bạn khác, cứ thế cho nhóm, dãy.v.v… b/ Kết hợp vận động phụ họa ở học sinh lớp 1 đối với vận động phụ họa đơn giản, thông thường hoạt động này học sinh lớp 1 chỉ làm theo một vận động đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hoạt động này chỉ có học và sáng tạo ở lớp 4,5 vì lúc bây giờ khả năng tư suy sáng tạo các em đã được hình thành. Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 6 6 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc Nhưng thông qua những năm công tác ở trường học, tôi đã rút ra một thực tiễn hoạt động này có thể áo dụng cho lớp 1,2,3, vì khi học hát thì các em đã thấm nhuần lời ca, vỗ tay theo lời ca để giữ để cho lời ca đêm theo một tiết tấu hay nói khác hơn đêm nhạc bằng tay và vỗ tay theo phách giúp học sinh thể hiện sắc thái độ mạnh nhẹ khác nhau… Vỗ theo nhịp cũng cố về nhip, nhưng thường là vỗ tay theo lời ca. Chính vì thế việc cho các em tự tìm động tác trong một ca khúc ở lớp 1 , là Phương pháp mọi - hình thức hoạt động sáng tạo là. Ở tiết ôn tập bài hát Giáo viên sau khi cho học sinh hát song thì ở phần có thể cho học sinh hát lại với đàn theo nhóm, cá nhân và vỗ tay theo … ta có thể chia lớp thành 2 – 3 – 4 nhóm tùy theo sy số lớp cho cân đối, sau đó giáo viên có thể gợi ý 1-2 động tác phù hợp với lời ca và đặt câu hỏi gợi ý. VD: chim bay hay không bay? Làm động tác cá có bay hay không hay bơi? Làm động tác bơi mình có thể giải thích them ý nghĩa vốn từ Tiếng Việt với cách gợi ý này thì chúng ta có thể áp dụng liên môn Tiếng Việt… giúp cho các em quen vốn từ Tiếng Việt. Sau khi được giáo viên gợi ý – GV cho nhóm tự bầu nhóm trưởng vì trung lúc gợi ý GV phải quan sát xem trong các nhóm em nào có tiếp thu tốt và đã tìm ra một vài động tác hoặc đã làm theo hướng dẫn của GV trước thì nên cho nhóm bầu em đó làm nhóm trưởng… Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập những động tác của các bạn và gom ý của mình… sau đó bạn làm theo mẫu của nhóm trưởng. Sau khi hoàn thành động tác của nhóm GV cho từng nhóm biểu diễn trước lớp và nhón khác nhận xét. gv Nhận xét tuyên dương, với phương pháp cho học sinh tự tìm động tác tự kiểm tra đánh giá sáng tạo của mình của bạn, giúp cho các em phát tiển tư duy sáng tạo… c/ Còn đối với học hát ở lớp 4- 5 với một số bài hát có dấu (#) ví dụ bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” giọng G-dur – nốt F # ca từ ‘trò’’ nếu phát âm đúng tiếng và vẫn là “Trò” nhung trong Âm nhạc nhã chữ phải đúng với tiếng đan mà trò thì chưa đúng ta có thể mượn Liên môn Tiếng việt và ứng dụng các thanh /.\ ˜ˆ Thay vì có thanh huyền . Ta mượn thanh Ngang là tro . Sau khi đàn giai điệu giáo viên cho học sinh ráp lời ca… ráp xong giáo viên đặt câu hỏi: ở câu 5 từ trò được ráp việt ở thanh nào? Học sinh trả lời thanh huyền… giáo viên đệm đàn với tiếng Piano F # cho học sinh nghe và giáo viên hát chữ trò thanh huyền và hát chữ trò thanh ngang… Giáo viên cho học sinh cảm nhận tiếng đàn và hát qua 2 lần sau đó cho học sinh khác hát chữ trò thanh huyền và cho học sinh só sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tù trò có thanh huyền và thanh ngang. Giáo viên có thể viết lên bảng chữ trò thanh huyền, chữ trò thanh ngang… khi học sinh hát đến đó giáo viên có thể chỉ và chữ trò thanh Ngang và loại bỏ thanh huyền Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 7 7 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc Thông qua phương pháp mượn Liên môn Tiếng việt giúp cho học sinh sửa sai nhanh chóng đỡ mất thời gian và cảm nhận nhanh hơn ,học tốt hơn, cung co chữ trò được viết ở thanh nào? Và cho nhóm khác , cá nhân hát lại bài lớp chúng ta đoàn kết giọng G-dur. d/ Gõ đệm là một hoạt động thường sử dụng khi học hát và TĐN có 4 cách gõ thông dụng: gõ theo phách, gõ đệm theo tiếp tấu lời ca và gõ đệm 2 âm sắc và gõ đệm theo nhịp. Ba cách gõ khác ( theo phách, nhịp, tiếp tấu). Vậy gõ đệm theo 2 âm sắc, với âm hình tiết tấu TĐN số 6 nhịp 2 4 gõ theo tiếp tấu bài “ Chú bộ đội” lớp 5. h e | h e | e h | h || sau khi gõ xong Tay phải gõ nốt thứ nhất và thứ hai , tay trái gõ nốt thứ ba ( phần yếu của phách, trong cách gõ nay 2 tay tao nên âm sắc khác nhau. Sau khi gõ xong giáo viên có thể lồng ghép trò chơi vào để học sinh vừa học vừa tham gia trò chơi như sau: Giáo viên chọn 10 học sinh đại diện cho 10 tiêt tấu xếp hàng ngang đối diện với các bạn trước lớp- 1 bạn làm quản trò, 1,2 bạn lên thực hiện gõ đệm 2 âm sắc. Giao viên xếp các bạn đứng so hàng ngang ( Liên môn thể dục) • Âm hình nốt đen : đứng • Âm hình nốt đơn :ngoi • Am hinh not trang : đứng + Khi nhận tính hiệu của người chỉ huy” chuẩn bị…. vỗ tay theo tiêp tấu với 2 âm sắc bắt đâu” + 1.2 bận vỗ tay hình nốt đầu tiên. Hình nốt Đen (q) thì bạn hình nốt Đen ngồi xuống, đến hình nốt 2 Đơn (ee) đứng lên,đến nốt trắng (h) đang đứng thì ngồi xuống. Cho đến hết bài luyện tiết tấu. Với trò chơi này giúp các em vận động -vì môn TĐN thì không có phần vận động phụ họa Nếu bạn nào làm sai quản trò có thể phát triển cho vào nhóm sau thực hiện. Học sinh trước lớp có thể quan sát và thực nhiện nhận xét sửa sai: Giáo viên nhận xét sửa saitruwcj tiếp thông qua trò chơi để các em khắc ghi kiến thức một cách có hiệu quả và hứng thú. e/ cung với gõ đệm tiếp tấu là đến phần độc tên nốt nhạc. VD: trong bài TĐN số 6 ( Chú bồ đội) ( lớp 5) Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 8 8 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc Câu 1 '&:==_====R======! ===R=======D====D======!=====T=====V====! ==g! Cau 2 '&==g====F=====D======='===d===D====C===== ='===D===C===='==b===! • Xin nhắc lại bài học ở lớp 3 các em đã được tìm tên nốt nhạc qua khuôn làm tay, trò chơi là một giải pháp để học sinh ghi nhớ vị trí nốt trên khuôn nhạc. + Ngón út là nốt mi + Ngón đeo nhẫn còn gọi là ngón út là ngón đeo nhẫn là nốt pha…. Nếu muốn có nốt đô dưới nốt Rê ta phải dùng ngón tay trỏ bàn tay kia đang ngang song song ngón út. Muốn có nốt Rê ta, muốn có nốt Rê ta cũng dùng ngón trỏ của bàn tay kia, chỉ hơi sát dưới ngón út Vậy thi giáo viên có thể sử dụng thì phải khác. Trước tiên: ta kẻ 5 dòng kẻ trên bảng: '======================================= ========! Ta lấy bàn tay cái để song song trước mặt ( lòng bàn tay trái đối diện và chi cho học sinh đếm vị trí 5 dòng kẻ từ dưới đếm lên tương ứng với 5 ngón tay từ dưới đếm lên long bàn tay úp vào song song trước mặt ta ( long bàn tay trái ). Dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào vị trí trên tay. Nốt đồ nằm ở dòng kẻ phụ ta lấy tay trỏ phải năm dưới ngón tay út ( không đụng vào ngón tay út Nốt Rê nằm sát dòng kẻ số 1 tức cũng năm dưới ngón tay út ( hơi đụng ngón tay út ) Nốt mi năm cắt ngang dòng kẻ số một , đưa ngón tro cắt ngang ngón út hình dấu + Nốt Fa nằm giữa 2 dòng kẻ 1 và 2, đưa ngón trỏ vào khoảng cách giữa ngón tay 1 và 2 ( ta có nốt Fa). Nốt sol năm cách ngang dòn bè số 2, đưa ngón trỏ cắt ngang ngón tay số 2 theo dấu + (ta co not sol) Nốt La nằm giữa 2 dòng kẻ số 2 và số 3 đưa ngón trỏ vào khoảng giữa ngón 2 ngón 3 ( ta có nốt la) Nốt Si nằm cắt ngang dòng kẽ số 3 ta đưa ngón trỏ cắt ngang ngón số 3 ( ta có nốt Si) Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 9 9 Trọng tài 1 2 3 4 5 Nhóm 2 Trọng tài 1 2 3 4 5 Nhóm 1 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc Nốt Đô nằm giữa hai dòng kẻ số 3, số 4 ta đưa ngón trỏ vào khoảng giữa 2 ngón số 3 và số 4 ( ta có nốt Đố • Với thủ pháp dung lien môn Toán: dấu + và thứ tự số đệm. tạo cho học sinh để học dễ nhận biết tương tự ta có thể cho học sinh tìm tên nốt qua trò chơi ở bài TĐN số 6 • Ở lớp 3 tìm nốt là chỉ biết tìm tên nốt ( vị trí nốt) nhưng ở lớp 5 yêu cầu cao hơn tìm vị trí nốt và đoc đúng cao độ: các em học TĐN được luyện cao độ, luyện tiết tấu, phách ,nhịp và ráp lời ca; dựa vào bài đã học giáo viên cho học sinh chơi trò chơi • Giáo viên có thể chọn 2 đội mỗi đội 13 học sinh. Và chơi trò chơi những cò lọ còi tim nốt nhạc- trò chơi như sau: Giáo viên chủan bị: Sân, còi thẻ phạt làm bằng giấy màu đỏ, xanh. Học sinh: thuộc bài TĐN số 6 SGK • Bước 1: giáo viên chỉ học sinh thành nhóm, mỗi nhóm 13 học sinh • Bước 2: giáo viên phân công 2 nhóm, lựa chọn soạn bài có,5 bạn đứng lên 5 dòng k, 2 trọng tài, cho 2 nhóm • Bước 3: Giáo viên kẻ sân thanh khung trò chơi Người chỉ huy có nhiệm vụ phân công bạn mình 5 bạn này được cầm danh sách giáo khoa qua đội bạn đứng để phạt thẻ nếu đội bạn bị sai Đứng một bên dòng kẻ từ dưới đếm lên đúng hướng Khi nhận tín hiệu của ngưởi quản trò , hô khẩu lệnh “ tìm nốt Sol… bắt đầu” Trong vòng một phút, nhóm cử đại diện lò cò đến 5dong kẻ và cừa có vừa đọc cao độ nốt Sol đến vị trí nốt Sol thì dừng lại đứng lên dòng kẽ khác và cứ thế nếu đội nào tìm nốt bị sai do đã hết thời gian thì bạn đại diện dòng kẽ 1,2,3,4,5 mình đang đứng phạt một bạn thẻ đỏ cho bạn làm cò giữ thẻ đỏ đó để ghi nhớ cái sai của mình Trọng tài của hai đội hoán đổi vị trí cho nhau trong lúc trò chơi “trọng tài chéo” có nhiệm vụ quan sát ( bạn này phải là học sinh Khá – giỏi) và cứ thế cho đến hết bài TĐN số 5. Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 10 10 . SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc A. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, đất nước. pháp gây hứng thú học môn Âm nhạc” Người thực hiện: Phan Thị Thúy Ngân 1 1 SKKN Phương pháp gây hứng thú học Âm nhạc B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đối mới

Ngày đăng: 12/12/2013, 20:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan