1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề Tài: Trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính docx

64 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 735,69 KB

Nội dung

Đồ án Đề Tài: Trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. A. LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, tổ chức công tác kiểm toán ở nuớc ta đã có những phát triển vượt bậc. Hệ thống tài liệu về kiểm toán ngày càng đa dạng và phong phú, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán ngày càng hoàn thiện. Với mục tiêu cụ thể hoá một giai đoạn của công tác kiểm toán để hiểu rõ hơn về kiểm toán, cho nên trong quá trình làm đề án môn họ c, em chọn đề tài “Trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính”. Với phạm vi của một đề tài môn học em chỉ trình bày trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính với loại hình kiểm toán độc lập. Trong quá trình nghiên cứu em lựa chọn “Phương pháp duy vật biện chứng” làm phương pháp nghiên cứu, kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, và việc vận dụng linh hoạt các chuẩn mự c, qui định về kiểm toán. Trong Đề án này em trình bày theo bố cục sau: A. Lời mở đầu. B. Nội dung. I. Khái quát về chuẩn bị kiểm toán. 1.1. Khái niệm. 1.2. Vai trò, vị trí của giai đoạn chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. II. Trình tự kiểm toán. 2.1. Giai đoạn tiền lập kế hoạch kiểm toán. 2.2. Giai đoạn lập kế hoạch. III. Kết lu ận. C. Phụ lục. Trong quá trình làm đề án môn học em nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hồng Thuý. Do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết của bản thân cho nên trong bản Đề án nay không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đỗ Quốc Tuyển Hà Nội, tháng 12 năm 2003 Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. B. NỘI DUNG I. Khái quát về chuẩn bị kiểm toán. 1.1 . Khái niệm. Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được chia thành hai giai đoạn nhỏ là: ¾ Giai đoạn tiền lậ p kế hoạch kiểm toán. ¾ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 1.2. Vai trò, vị trí của giai đoạn chuẩn bị kiểm toán trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chínhchuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất, con người để tiến hành một cuộc kiểm toán. Nó có vai trò quan trọng, chi phối tới chất l ượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của giai đoạn tiền lập kế hoạch kiểm toán là: tạo cơ sở pháp lý để xác định mục tiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Công ty kiểm toán làm tốt công tác này sẽ hạn chế được những rủi ro, những bất đồng với khách hàng kiểm toán. Ý nghĩa của giai đoạn lập kế hoạch được thể hiệ n ở một số điểm sau: ¾ Lập kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về Báo cáo tài chính, từ đó giúp các kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng. ¾ K ế hoạch kiểm toán giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như bộ phận: kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài Đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng. ¾ Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị là sự khái quát ý nghĩa của hai giai đoạn tiền lậ p kế hoạch kiểm toán và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế về nhiều mặt. Do vậy, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. II. Trình tự chuẩn bị kiểm toán. 2.1. Giai đoạn tiền lập kế hoạch kiểm toán. 2.1.1. Thư mời hoặc công văn gửi công ty kiểm toán của công ty có nhu cầu kiểm toán. Thông thường khi một doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán phải có công văn hoặc thư mời kiểm toán cho công ty kiểm toán. Thư mời kiểm toán có những nội dung sau : ¾ Số và ngày tháng công văn. ¾ Tên và địa chỉ đơn vị mời kiểm toán. ¾ Tên công ty kiểm toán được m ời làm kiểm toán. ¾ Nội dung kiểm toán. ¾ Yêu cầu kiểm toán. ¾ Lời chấp nhận trả phí kiểm toán. ¾ Tên, chức vụ người ký và dấu của đơn vị. Tên đơn vị mời làm kiểm toán có thể được ghi chung tên công ty kiểm toán, cũng có thể ghi thêm tên kiểm toán viên mà doanh nghiệp tín nhiệm muốn mời trực tiếp. Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. Nội dung kiểm toán cần ghi rõ là kiểm toán báo cáo tài chính năm nào? hoặc một nội dung cụ thể nào đó, như: kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, kiểm toán thanh lý hợp đồng kinh tế .Yêu cầu kiểm toán thường ghi rõ phải bảo đảm trung thực, khách quan, mật số liệu và thời gian cần hoàn thành. 2.1.2. Duy trì và chấp nhận khách hàng. Công ty kiểm toán phải đánh giá khách hàng tiềm năng và thường xuyên phải xem xét lại khách hàng hiện có của công ty. Nếu khách hàng hoặ c mối quan hệ giữa Công ty kiểm toán với khách hàng là không đúng mực thì khă năng thành công của kiểm toán là rất thấp. Về mặt thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán yêu cầu đánh giá khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng để cân nhắc: ¾ Năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán. ¾ Tính độc lập của công ty kiểm toán. ¾ Tính chính trực của Ban lãnh đạo của khách hàng. Thủ tụ c duy trì và chấp nhận khách hàng bao gồm việc xem xét thông tin tài chính và các thông tin khác của khách hàng như: thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị ., trao đổi với bên thứ ba và trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm. Để tránh trường hợp một chủ phần hùn có thể chấp nhậ n bất cứ một khách hàng nào, kể cả những khách hàng không phù hợp, với lý do đơn giản để phát triển kinh doanh. Một số công ty kiểm toán ở Việt Nam yêu cầu việc đánh giá các khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng phải được một chủ phần hùn cấp cao đưa ra phê duyệt cuối cùng. Nếu chấp nhận yêu cầu kiểm toán của doanh nghiệp, thì công ty kiểm toán phải có thư hẹn kiểm toán, công văn chấp nhận kiẻ m toán. 2.1.3. Thư hẹn kiểm toán. Thư hẹn kiểm toán là sự xác nhận bằng văn bản rằng lời mời của khách hàng đã được chấp nhận, đồng thời xác định mục tiêu và pham vi kiểm toán cũng như trách nhiệm của kiểm toán viên đối với khách hàng và hình thức của báo cáo kiểm toán. Để tránh mọi sự hiểu lầm, không có lợi cho cả hai bên, tốt nhất kiểm toán viên nên gửi thư hẹn cho khách hàng trướ c khi bắt đầu công việc kiểm toán. Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. Ở một số nước, mục tiêu, phạm vi kiểm toán và nghĩa vụ của kiểm toán viên đã được luật pháp quy định. Tuy nhiên kiểm toán viên vẫn có thể gửi thư hẹn kiểm toán cho khách hàng của mình. Nguyên tắc kiểm toán thứ 2 được IAPC phê chuẩn tháng 3 – 1980 và ban hành tháng 6 –1980 đã nêu nội dung thư hẹn kiểm toán, “Hình thức và nội dung thư hẹn kiểm toán có thể thay đổi đối với mỗi khách hàng”, nhưng bao gồm những nội dung chính sau: ¾ Mục đích của kiểm toán các thông tin tài chính. ¾ Trách nhiệm của các nhà quản lý đối với thông tin tài chính. ¾ Phạm vi kiểm toán (bao gồm cả luật pháp, quy định hoặc là quy chế của các tổ chức chuyên ngành có thể áp dụng mà kiểm toán viên có thể đính kèm). ¾ Hình thức của mỗi loại báo cáo hoặc là sự truyền đạt các kết quả khác của thư hẹn kiểm toán khi có những khả năng này xảy ra. ¾ Nhắc lại các thoả thuận giữa kiểm toán viên và khách hàng. Đối với kiểm toán định kỳ, kiểm toán viên có thể không phải gửi thư hẹn kiểm toán hàng năm, trừ các trường hợp sau: 9 Khi khách hàng có biểu hiện hiểu lầm về mục đích và phạm vi kiểm toán. 9 Một hoặc một số khoản mục của thư hẹn kiểm toán cũ phải thay đổi bổ sung. 9 Có những thay đổi mới đây về quản lý. 9 Có những thay đổi đáng kể về kinh doanh của khách hàng. 9 Có những yêu cầu mới phát sinh. Nếu kiểm toán viên nhận thấy không cấn gửi thư hẹn kiểm toán mới cho khách hàng, thì có thể giữ nguyên nội dung thư hẹn kiểm toán cũ. Khi kiểm toán viên của công ty mẹ (công ty chính) đồng thời cũng là kiểm toán viên của công ty con (các chi nhánh) đơn vị phụ thuộ c thì phải cân nhắc các yếu tố sau đây trong việc quyết định có gửi thư hẹn riêng cho từng đơn vị hay không? 9 Ai chỉ định kiểm toán viên cho đơn vị hợp thành? Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. 9 Có lập báo cáo kiểm toán theo từng đơn vị hợp thành hay không? 9 Những yêu cầu về pháp lý. 9 Phạm vi công việc các kiểm toán viên khác đã làm. 9 Mức độ chi phối của công ty mẹ. Mẫu thư hẹn kiểm toán có thể thay đổi phù hợp với từng trường hợp kiểm toán cụ thể (xem phụ lục số 01). Thư hẹn kiểm toán có thể thay thế bằng hình thức công vă n chấp nhận kiểm toán với nội dung tương tự. Cùng với việc gửi thư hẹn kiểm toán công ty kiểm toán cử kiểm toán viên để làm kiểm toán. Tuy theo sự hiểu biết sơ bộ về doanh nghiệp và nội dung, yêu cầu kiểm toán đã thoả thuận để có thể cử một hoặc một số kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán, trong đó phải có một người được giao trách nhiệm ki ểm toán viên chính. Việc cử kiểm toán viên cần chú ý: ¾ Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát một cách thích đáng các nhân viên mới và chưa có nhiều kinh nghiệm, và điều này cũng được chuẩn mực đầu tiên trong nhóm các chuẩn mực về công việc kiểm toán tại chỗ trong GAAS quy định. ¾ Kiểm toán viên phải có trình độ năng lực, chuyên môn đủ khả năng thực hiện công việc và đủ tín nhiệm v ới khách hàng, có thể cử kiểm toán viên được khách hàng mời trực tiếp nếu được. Cần chú ý lựa chọn những kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. ¾ Các công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm. ¾ Kiểm toán viên được chỉ định phải thoả mãn các nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý, đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên ph ải đảm bảo tính độc lập về kinh tế, quan hệ. (kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế). Sau khi đã cử kiểm toán viên, công ty kiểm toánkiểm toán viên chính cùng đại diện khách hàng phải ký kết hợp đồng kiểm toán. 2.1.4. Hợp đồng kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210, hợp đồng kiểm toán: là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và đ iều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của các bên, hình thức cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi có tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán và khách hàng khi ký k ết hợp đồng kiểm toán, hợp đồng dịch vụ hoặc ký văn bản cam kết khác thay cho hợp đồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ các điều khoản chung của hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành, có thể thay đổi phù hợp với sự thoả thuận của các bên. Ngoài những yế u tố cơ bản của hợp đồng kinh tế nói chung, hợp đồng kiểm toán còn có những điều khoản mang tính đặc thù của nghề kiểm toán như: ¾ Mục đích, phạm vi và nội dung kiểm toán hoặc dịch khác; ¾ Trách nhiệm của Giam đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính; ¾ Trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp chứng t ừ, tài liệu kế toán và những thông tin khác liên quan đến công việc kiểm toán; ¾ Phạm vi kiểm toán phải phù hợp và tuân thủ pháp luật và các chính sách, chế độ hiện hành; ¾ Hình thức báo cáo kiểm toán hoặc hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán; ¾ Có điều khoản nói rõ là trên thực tế có những rủi ro khó tránh khỏi do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. như của hệ thống kiểm soát, do ngoài khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện ra những sai sót. Ngoài ra, công ty kiểm toán có thể bổ sung thêm các nội dung sau vào hợp đồng kiểm toán: ¾ Những điều khoản liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán; ¾ Trách nhiệm của khách trong việc cung cấp bằng văn bản sự đảm bảo về những thông tin đã cung cấp liên quan đến kiểm toán; ¾ Mô t ả hình thức các loại thư, báo cáo khác mà công ty kiểm toán có thể gửi cho khách hàng (như thư quản lý, bản giải trình của Giám đốc, thư xác nhận của người thứ 3 .) ¾ Cơ sở tính phí kiểm toán, loại tiền dùng để thanh toán, tỷ giá (nếu có). Trong một số trường hợp cần thiết, các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận để bổ sung vào hợp đồng kiểm toán một số nội dung sau: ¾ Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của kiểm toán viên và các chuyên gia khác vào một số công việc trong quá trình kiểm toán; ¾ Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của các kiểm toán viên nội bộ và nhân viên khác của khách hàng; ¾ Đối với trường hợp kiểm toán lần đầu, những thủ tục cần thực hiện với kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã kiểm toán năm trước (nếu có) ¾ Giới h ạn trách nhiệm tài chính của công ty kiểm toánkiểm toán viên khi xảy ra rủi ro kiểm toán; Truờng hợp hai hoặc nhiều công ty kiểm toán cùng thực hiện chung một cuộc kiểm toán thì hợp đồng kiểm toán phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến các bên và phải có đủ chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu các bên tham gia hợp đồng. Công ty kiểm toán và khách hàng được phép ký hợp đồng kiểm cho nhiều năm tài chính. Trường hợp hợp đồng kiể m toán đã được ký cho nhiều năm, trong mỗi năm công ty kiểm toán và khách hàng phải cân nhắc xem nếu có những điểm cần phải thay đổi, bổ sung thì phải thoả thuận bằng văn bản về những điều khoản và điều kiện thay đổi của hợp đồng cho năm kiểm toán hiện hành. Văn bản này được coi là phụ lục của hợp đồng kiểm toán đã ký trướ c đó. Hợp đồng kiểm Đề án môn học Sinh viên thực hiện: Đỗ Quốc Tuyển. toán được lập lại cho năm kiểm toán hiện hành khi phát sinh những thay đổi mục đích, phạm vi kiểm toán, có sự thay đổi một số điều khoản quan trọng của hợp đồng, khi khách hàng có sự thay đổi lớn về tổ chức, hoạt động kinh doanh và yêu cầu pháp lý. Trong quá trình thực hiện kiểm toán theo hợp đồng, trường hợp khách hàng có yêu cầu sửa đổi một số điều khoản của hợ p đồng làm cho mức độ đảm bảo của kiểm toán giảm đi thì công ty kiểm toán phải xem xét có chấp nhận yêu cầu này của khách hàng hay không? Khi khách hàng yêu cầu công ty kiểm toán sửa đổi hợp đồng kiểm toán vì các lý do như có sự hiểu nhầm về tính chất của kiểm toán hay dịch vụ liên quan khác đã nêu trong hợp đồng ban đầu, hoặc yêu cầu giới hạn phạm vi kiểm toán ., thì công ty kiểm toán phải xem xét kỹ lưỡng lý do của nhữ ng yêu cầu này, đặc biệt là những hậu quả do giới hạn phạm vi kiểm toán. Lý do sửa đổi hợp đồng được coi là hợp lý nếu có những biến động lớn trong kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng hoặc có những hiểu lầm về tính chất của dịch vụ. Ngược lại, nếu những biến động này dựa trên những thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặ c không hợp lý thì các lý do khách hàng yêu cầu sửa đổi hợp đồng là không được chấp nhận. Trước khi chấp nhận sửa đổi hợp đồng kiểm toán, ngoài những vấn đề nêu trên, công ty kiểm toán phải tính đến những hậu quả của sự sửa đổi hợp đồng về mặt pháp lý hoặc các nghĩa vụ khác. Mọi trường hợp có sửa đổi các điều khoản của hợp đồng, công ty kiểm toán và khách hàng đều phải thống nhất bằng văn bản về những điều khoản mới. Nếu công ty kiểm toán không thể chấp nhận sửa đổi hợp đồng và không được phép tiếp tục thực hiện hợp đồng ban đầu, thì công ty kiểm toán phải đình chỉ ngay công việc kiểm toán và phải thông báo cho các bên theo quy định của hợp đồng và các quy định có liên quan, như người đại diện ký hợp đồng, Hộ i đồng quản trị hoặc các cổ đông về những lý do dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng kiểm toán. Ví dụ Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục số 02). Ví dụ Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 02 công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộc kiểm toán – Phụ lục số 03). Sau khi đã ký kết hợp đồng kiểm toán, người được giao trách nhiệm kiểm toán viên chính (Chủ nhiệm kiểm toán) có nhiệm vụ đầu tiên là Lập kế hoạch kiểm toán. [...]... hin: L ri ro xy ra sai sút trng yu trong tng nghip v, tng khon mc trong bỏo cỏo ti chớnh khi tớnh riờng r hoc tớnh gp m trong quỏ trỡnh kim toỏn, kim toỏn viờn v cụng ty kim toỏn khụng phỏt hin c Trong giai on lp k hoch kim toỏn viờn ch c lng ri ro phỏt hin trờn c s ú c lng v ri ro kim toỏn Sinh viờn thc hin: Quc Tuyn ỏn mụn hc Mi quan h gia trng yu v ri ro: Trong mt cuc kim toỏn, mc trng yu v... toỏn c thit k ngay trong giai on u ca cuc kim toỏn Nhng thay i trong k hoch kim toỏn tng th v chng trỡnh kim toỏn K hoch kim toỏn tng th v chng trỡnh kim toỏn s c sa i, b sung trong quỏ trỡnh kim toỏn nu cú nhng thay i v tỡnh hung hoc do nhng kt qu ngoi d oỏn ca cỏc th tc kim toỏn Ni dung v nguyờn nhõn thay i k hoch kim toỏn tng th v chng trỡnh kim toỏn phi c ghi rừ trong h s kim toỏn Trong thc t, chng... hoch chin lc xem Ph lc s 05 Trng hp cụng ty kim toỏn ó lp k hoch chin lc cho cuc kim toỏn thỡ cỏc ni dung ó nờu trong k chin lc khụng phi nờu trong li trong k hoch kim toỏn tng th 2.2.4 Lp chng trỡnh kim toỏn Theo chun mc kim toỏn Vit Nam s 300, Chng trỡnh kim toỏn phi c lp cho mi cuc kim toỏn, trong ú xỏc nh ni dung, lch trỡnh v phm vi ca cỏc th tc kim toỏn cn thit thc hin k hoch kim toỏn tng th Chng... chớnh thng dựng trong phõn tớch dc cú th l cỏc t sut v kh nng thanh toỏn, cỏc t sut v kh nng sinh li, cỏc t sut v hiu qu s dng vn, cỏc t sut v c cu vn Cỏc t sut ti chớnh ch yu T sut thanh toỏn ngn hn = Vốn bằng tiền +Các khoản phải thu Tổng Nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền T sut thanh toỏn tc thi = Nợ đến hạn T sut thanh toỏn = Tài sản l-u động Nợ ngắn hạn hin hnh T sut thanh toỏn di hn = Tổng Tài sản l-u động... i li ni dung, lch trỡnh v phm vi ca nhng th tc kim tra chi tit ó d kin Trong giai on lp k hoch tng th v nhng cụng vic ca cuc kim toỏn chu nh hng ca mụi trng tin hc, kim toỏn viờn v cụng ty kim toỏn phi hiu bit tm quan trng v phc tp ca s vn hnh h thng mỏy tớnh v kh nng trong vic cung cp thụng tin cn thit cho cuc kim toỏn Ngoi ra, trong k hoch kim toỏn tng th kim viờn s phi trỡnh by ni dung, lch trỡnh... hoch kim toỏn tng th phi c lp cho mi cuc kim toỏn, trong k hoch tng th mụ t phm vi d kin v cỏch thc tin hnh cụng vic kim toỏn Hỡnh thc v ni dung ca k hoch kim toỏn tng th thay i tựy theo qui mụ ca khỏch hng, tớnh cht phc tp ca cụng vic kim toỏn, phng phỏp v k thut c thự do kim toỏn viờn s dng Chng trỡnh kim toỏn c lp v thc hin cho mi cuc kim toỏn, trong ú xỏc nh ni dung, lch trỡnh v phm vi ca cỏc th... hoc nhúm ngi c u quyn thay i chớnh sỏch ú Vic a vo h s kim toỏn chung cỏc nguyờn tc k toỏn ó c tha nhn l c bit hu ớch trong vic giỳp kim toỏn viờn xỏc nh liu khỏch hng ó thay i cỏc nguyờn tc k toỏn hay khụng Vic xem xột nh k cỏc thụng tin cng quan trng Nhn din cỏc bờn liờn quan: Trong giai on lp k hoch kim toỏn, kim toỏn viờn cn xỏc nh tt c cỏc bờn hu quan vi khỏch hng Theo chun mc Sinh viờn thc hin:... thc ca cụng ty khỏch hng hay bt k cụng ty, chi nhỏnh, mt cỏ nhõn hay t chc no m cụng ty khỏch hng cú quan h v cỏc cỏ nhõn, t chc ú cú kh nng kim soỏt hoc cú nh hng ỏng k i vi bờn kia trong vic ra quyt nh ti chớnh v hot ng Trong ú nh hng ỏng k c hiu l: Kt qu ca vic tham gia vo vic ra cỏc chớnh sỏch ti chớnh v hot ng ca doanh nghip, nhng khụng kim soỏt chớnh sỏch ú Giao dch gia cỏc bờn liờn quan: L vic... chớnh, bỏo cỏo kim toỏn, thanh tra hay kim tra ca nm hin hnh hay trong vi nm trc: Cỏc Bỏo cỏo ti chớnh cung cp d liu v tỡnh hỡnh ti chớnh v kt qu hot ng kinh doanh ca n v, giỳp kim toỏn viờn nhn thc c tng quỏt v vn ú v da trờn c s ú, ỏp dng cỏc k thut phõn tớch cỏc bỏo cỏo ny nhn thc c xu hng phỏt trin ca khỏch hng õy l ti liu quan trng nht trong mt cuc kim toỏn Bỏo cỏo ti chớnh Ngoi ra vic xem xột cỏc... thc cỏc thụng tin trờn Bỏo cỏo ti chớnh Cỏc hp ng v cam kt quan trng: Cỏc hp ng v cam kt quan trng nh: hp ng mua, bỏn hng l mi quan tõm hng u cỏc b phn cỏ bit ca cuc kim toỏn v c bit l trong sut giai on kho sỏt chi tit Trong giai on lp k hoch kim toỏn, vic xem xột s b cỏc hp ng ú s giỳp kim toỏn viờn tip cn vi cỏc hot ng chớnh ca khỏch hng, hỡnh dung nhng khớa cnh phỏp lý cú nh hng n tỡnh hỡnh ti chớnh . chọn đề tài Trình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính . Với phạm vi của một đề tài môn học em chỉ trình bày trình tự chuẩn bị kiểm toán. đoạn chuẩn bị kiểm toán trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính nó chuẩn

Ngày đăng: 12/12/2013, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w