1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN tìm hiểu đặc điểm tính cách của học sinh dân tộc thái và dân tộc mường nhằm hoàn thiện một số kỹ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở giao thiện

24 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNHSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THÁI VÀ HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG NHẰM HOÀN THIỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THÁI VÀ HỌC SINH DÂN TỘC MƯỜNG NHẰM HOÀN THIỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAO THIỆN,

HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Trang 2

Nội dung Trang

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4

2.3.1.1.Tìm hiểu các kiểu tính cách trước thực nghiệm 82.3.1.2 Tìm hiểu các đặc điểm tính cách trước thực nghiệm 82.3.1.3 Tìm hiểu khả năng ứng xử trước thực nghiệm 9

2.3.2.4 Tổ chức ngoại khóa về kĩ năng lãnh đạo 14

Trang 3

1 MỞ ĐẦU.

1.1 Lý do chọn đề tài

Tính cách của một con người là mặt quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyếtđịnh đối với toàn bộ nhân cách con người Nghiên cứu tính cách của học sinh dântộc ít người là một nội dung trong tâm lý học dân tộc, tâm lý học tộc người - mộtlĩnh vực còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu các biểu hiện đặc trưng về nhân cách và tính cách của HSDT

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho việc làm bộc lộ bản sắc tính cách dân tộccủa học sinh, giúp người học tiếp tục hoàn thiện và phát huy các đặc điểm nhâncách và tính cách tốt khắc phục những nét nhân cách và tính cách còn hạn chế

Nghiên cứu riêng về đặc điểm tính cách của HSDT Thái và HSDT Mườngthì hầu như chưa có

Trường PTDTBT THCS Giao Thiện mang nét đặc trưng riêng của vùngmiền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa, học sinh chủ yếu là HSDT, các bạn cóphong tục tập quán và tính cách riêng của đồng bào dân tộc Vì vậy, sự hiểu biếtnhân cách, tính cách của HSDT là điều kiện quan trọng để góp phần nâng caochất lượng giáo dục nói chung, hình thành và hoàn thiện một số kĩ năng sống choHSDT bán trú của nhà trường nói riêng

Xuất phát từ những nội dung trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu đặc điểm tính cách của học sinh dân tộc Thái và dân tộc Mường nhằm hoàn thiện một số kỹ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Giao Thiện, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu lí luận và thực trạng một số đặc điểm tính cách của học sinhTHCS dân tộc Thái và dân tộc Mường, các giải pháp thực nghiệm nhằm gópphần hoàn thiện một số kĩ năng sống cho HSDT Thái và HSDT Mường tại trườngPTDTBT THCS Giao Thiện

- Khảo sát thực trạng một số đặc điểm tính cách của học sinh dân tộc Thái

và dân tộc Mường của nhà trường nhằm lý giải nguyên nhân của thực trạng Tìm

ra được tính cách HSDT Thái khác tính cách của HSDT Mường, ưu điểm và tồntại để nhà giáo dục có giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của HStừng dân tộc

- Đề xuất một số giải pháp tác động nhằm góp phần rèn luyện tính cách của

HSDT Thái và HSDT Mường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nóichung, hình thành và hoàn thiện một số kĩ năng sống cho HSDT nói riêng

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Một số biểu hiện đặc điểm tính cách của HSDT Thái và dân tộc Mườngcủa trường PTDTBT THCS Giao Thiện

1.3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu thực trạng bao gồm:

Trang 4

Năm học 2020-2021: 243 trong đó HSDT Thái (84 chiếm 34,57%), dân tộcMường (153 chiếm 62,96%); dân tộc Kinh (06 chiếm 2,47%); HS bán trú đanghọc ở nhà trường 115 em.

- Khách thể hỗ trợ:

+ Giáo viên nhà trường: Giáo viên dân tộc Thái, giáo viên dân tộc Mường

và các vị cao tuổi có hiểu biết về truyền thống dân tộc Thái và dân tộc Mường

+ Khảo sát thêm đối tượng tại các trường THCS khác trong huyện LangChánh (trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Lang Chánh, trường phổ thôngTHCS Tân Phúc vì có tỷ lệ số HSDT Thái và HSDT Mường gần tương đương)

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản.

Phương pháp này nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

+ Khảo sát, điều tra thực tế

+ Phương pháp trắc nghiệm, điều tra viết bằng bảng hỏi

+ Phương pháp giải bài tập tình huống

+ Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

1.5 Điểm mới của đề tài

- Điểm mới: Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều công trình nghiên

cứu tính cách HSDT, nhưng số công trình nghiên cứu riêng về đặc điểm tính cáchcủa học sinh THCS dân tộc Thái và dân tộc Mường thì chưa có

Tính cách của một con người là mặt quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyếtđịnh đối với toàn bộ nhân cách con người Nghiên cứu tính cách của HSDT làmột nội dung trong tâm lý học dân tộc, tâm lý học tộc người Vì vậy nghiên cứu

về đặc điểm tính cách của học sinh THCS dân tộc Thái và dân tộc Mường có ýnghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn

- Hi vọng đạt được

Nghiên cứu thành công một số đặc điểm tính cách của HSDT Thái và dântộc Mường, điểm khác nhau về tính cách, khả năng của học sinh hai dân tộc này,góp phần rèn luyện, phát triển một số nét tính cách tích cực và khắc phục nhữngnét tính cách còn hạn chế của HSDT Thái và dân tộc Mường

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

2.1 Một số vấn đề lý luận về nhân cách, tính cách, tính cách dân tộc

2.1.1 Khái niệm nhân cách.

Khi nghiên cứu về nhân cách, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác, các nhà

tâm lý học Mác xít cho rằng: Khái niệm nhân cách là phạm trù xã hội có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch

sử của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người.

2.1.2 Khái niệm tính cách.

Trang 5

Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của con người trong điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân - Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Lê Khanh.

2.1.3 Khái niệm dân tộc

Khái niệm dân tộc được dùng trong đề tài là: Các dân tộc thành phần trongmột dân tộc quốc gia được gọi là tộc người Như vậy, trong một dân tộc có thể cónhiều tộc người

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khi nói về dân tộc đã chỉ ra tiêu chí

quan trọng của khái niệm này: "Dân tộc là cộng đồng được liên kết với nhau bằng đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nhất là ý thức tự giác tộc người".

2.1.4 Tính cách dân tộc.

Tính cách dân tộc là những đặc điểm tâm lý dân tộc hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, nó phản ánh điều kiện sống của dân tộc, bao gồm toàn bộ những ấn tượng tiếp thu ở môi trường xung quanh - Nguyễn Hồng Phong.

Tính cách dân tộc là những đặc điểm tâm lý bền vững của một dân tộc, được hình thành và biểu hiện trong hoạt động thực tiễn và trong giao tiếp- Vũ Dũng.

- Một số đặc điểm văn hóa truyền thống dân tộc Thái và dân tộc Mường.

+ Giới thiệu vài nét về dân tộc Thái

Dân tộc Thái có trên một triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại cáctỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa ;Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, TáyKhao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc Tiếng Tháithuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái

Bản Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục đến hơntrăm nóc nhà kề bên nhau, người Thái ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, với nhữnghàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao Về văn học nghệ thuật, dongười Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân gian như truyền thuyết, cadao, truyện thơ, văn học, dân ca Người Thái có nhiều điệu múa như múa xòe,múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu, hấp dẫn đôngđảo khán giả Vào dịp lễ hội, hạn khuống và ném còn là hai trò chơi mang nét đặctrưng văn hóa nổi tiếng của người Thái

+ Giới thiệu sơ lược về dân tộc Mường

Người Mường (còn có tên gọi Mol, Mual, Moi) có dân số hơn một triệungười Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnhphía Bắc, tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình và một số huyện miền núi củatỉnh Thanh Hóa Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường gắn liền với nền văn hóaHòa Bình ra đời cách đây hơn một vạn năm

Do người Mường có nguồn gốc gần với người Kinh nên ngôn ngữ của họthuộc nhóm Việt-Mường Đồng bào Mường định canh định cư ở miền núi, nơi cónhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn Người

Trang 6

Mường có truyền thống làm ruộng và cây lúa nước là cây lương thực chủ yếu.đồng bào Mường ở nhà sàn dựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra cánh đồng xanhbát ngát

Mộc mạc và giản dị nhưng nền văn hóa đặc sắc của người Mường cùngtrường ca “Đẻ đất đẻ nước”đã được truyền lại qua bao thế hệ, để ngày nay mangtrong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền Mang trong mình dòng máu con Lạccháu Hồng, những thế hệ đồng bào Mường cùng nhau xây dựng bản làng, pháttriển đời sống văn hóa tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc… vàcùng các dân tộc anh em xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh

2.1.5 Khái niệm về kĩ năng.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiếnthức thu nhận được vào thực tế

Theo từ điển Wikipedia Tiếng Việt: Kĩ năng là khả năng của con ngườitrong việc vận dụng kiến thức để vận dụng một số nhiệm vụ nghề nghiệp mangtính kĩ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp Kĩ năng là sự thôngthạo được phát triển thông qua quá trình đào tạo và kinh nghiệm

- Kĩ năng cứng:

Kĩ năng cứng là những kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng chuyên môn, giúp conngười thực thi những công việc cụ thể đạt được những tiêu chuẩn nhất định Kĩnăng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp vàchứng chỉ chuyên môn

- Kĩ năng mềm:

Theo từ điển Wikipedia Tiếng Việt: Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉcác kĩ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Kĩ năng sống, giao tiếp,lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo

và đổi mới

- Kĩ năng sống:

Theo từ điển Wikipedia Tiếng Việt: Là tập hợp các hành vi tích cực và khảnăng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và tháchthức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội Đó là tậphợp các kĩ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếpđược dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người.Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộngđồng Kĩ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trởthành người tích cực và có ích cho cộng đồng

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đặc điểm nhân cách, tính cách, tính cáchdân tộc là công cụ làm cơ sở lý luận của đề tài

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng.

2.2.1.Vài nét về xã Giao Thiện.

- Vị trí địa lý: Giao Thiện là một xã miền núi nằm ở phía tây của tỉnh

Thanh, nằm trên dãy núi Pù Rinh là căn cứ của khởi nghĩa Lam sơn, phía Bắc và

Trang 7

tây bắc giáp xã Giao An, xã Trí Nang, phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc, phía Tây

và phía Nam giáp huyện Thường Xuân Có tổng diện tích tự nhiên là: 7369,2 ha.Dân số 4864 người, đây là nơi hội tụ, sinh sống của 3 dân tộc trong đó dân tộcThái chiếm 37%, dân tộc Mường là 60%, dân tộc kinh 3% Xã Giao thiện có 6thôn, các dân tộc chủ yếu cư trú như sau: 3 thôn dân tộc Mường; 2 thôn dân tộcThái; 01 thôn gồm cả 3 dân tộc

- Thắng cảnh và di tích: Đền Tên Púa (vua Lê) là di tích lịch sử cấp tỉnh;

thác Hón lối là thắng cảnh cấp tỉnh

- Kinh tế: Là xã miền núi thuộc xã nghèo theo nghị quyết 30a /2008/NQ

CP hiện nay Tính đến tháng 4 năm 2020, tỷ lệ hộ đói nghèo là 9,7%

2.2.2 Vài nét về trường PTDTBT THCS Giao Thiện.

Trường PTDTBT THCS Giao Thiện là trường chuyên biệt được thành lậpngày 9 tháng 10 năm 2012 theo Quyết định số 1068/QĐ-UBND của Chủ tịchUBND huyện Lang Chánh

Nhà trường nằm trong tốp đầu của huyện về học sinh giỏi và giáo viêngiỏi Tuy là trường vùng sâu nhưng nhà trường đã có 5 học sinh giỏi văn hóa, 3giải khoa học kỹ thuật cấp tỉnh Trường được công nhận trường đạt chuẩn quốcgia năm 2018 Nhà trường được tặng Danh hiệu cờ thi đua cấp tỉnh năm học2019-2020

2.2.3 Khái quát về đặc điểm tính cách HSDT của nhà trường

Ngoài đặc điểm tâm lý chung như những học sinh phổ thông THCS khác.Bên cạnh đó các em có những đặc điểm riêng, đặc điểm tình cảm của học sinhdân tộc như sau:

Tình cảm của học sinh rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không cóhiện tượng quanh co Tình cảm của các em rất thầm kín, ít bộc lộ ra ngoài Chúng

ta khó thấy HSDT bộc lộ tình cảm của mình một cách rõ rệt, sôi nổi mạnh mẽ Sựbiểu lộ thình cảm này tương đối ổn định, kéo dài đến các lứa tuổi sau, thậm chíđến cả tuổi thanh niên

Về tình cảm của gia đình của đồng bào dân tộc ở địa phương rất sâu nặng.Các em HS rất gắn bó với gia đình, bản làng quê hương Hầu hết các em khôngmuốn xa gia đình Khi phải đi học xa như đi học bán trú, các em rất nhớ nhà, họcsinh lớp 6 có nhiều em nằm khóc hàng tuần, nhiều em trốn về, bắt bố mẹ đếnthăm, hoặc yêu cầu bố mẹ đưa đón đi học không muốn ở lại nội trú

Tình cảm HSDT rất độc đáo, bốn, năm em cùng tuổi, hợp tính, cùnglàng chơi thân với nhau là kết bạn tri kỷ Đó là tình bạn dựa trên đặc điểm cùngtuổi, cùng cảnh, cùng làng và cùng học Tình cảm đó được các em giữ gìn đến hếtcuộc đời Người dân tộc khi kết bạn tri kỉ thì họ thân nhau như anh em ruột Họphân thứ bậc và quy định tất cả những mối quan hệ như trong gia đình Họ có tráchnhiệm với nhau hết cả cuộc đời, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cho nhau

Trang 8

Bên cạnh ưu điểm tình cảm bạn bè như trên thì cũng có một vài hạn chế.Bởi vì các em đã thân nhau thì sẻ bảo vệ nhau đến cùng, các em trong nhóm thìnghe lời của trưởng nhóm (thủ lĩnh) kể cả đúng và sai

Học sinh dân tộc bán trú lứa tuổi 12-15 có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả vềthể chất và tâm lí Các em dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá thiếu côngbằng của người lớn đôi khi có phản ứng tiêu cực như bỏ học, bỏ nhà, đánh nhau, bỏ

ký Túc xá, bỏ ăn Các em sống tình cảm và muốn giải quyết các vấn đề bằng tìnhcảm Mỗi khi các bạn mắc khuyết điểm, nếu giáo viên biết thuyết phục, giải quyếtnhẹ nhàng, tình cảm và phân tích nhẹ nhàng, đúng sai thì hiệu quả giáo dục cao hơn.Nếu cứng nhắc dùng biện pháp đe dọa thì các em phản ứng lại mạnh mẽ

Một điều cần lưu ý là lứa tuổi này các em bước vào tuổi dậy thì Đối vớiHSDT do ảnh hưởng của ảnh hưởng của môi trường sống, phong tục tập quánsớm gả chồng, lấy vợ cho con để có nhiều con để lao động Đời sống tinh thầncủa các em vốn phóng khoáng, ít căng thẳng nên tình yêu đôi lứa sớm nảy nởhơn, nên ảnh hưởng đến tình cảm khác giới của các em Đôi khi các bạn nhậnthức vấn đề này còn đơn giản, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý của bản thân

Do đó, tư vấn cho các bạn HSDT là rất cần thiết nhằm giúp các em tránh đượchành vi không mong muốn và để lại những hậu quả đáng tiếc

Các bạn HSDT ở trường PTDTBT sống trong môi trường nam nữ gầnnhau, học buổi tối tập trung, ngủ gần phòng nhau là môi trường thuận lợi chocác em yêu đương sớm

Các em HSDT ở trường PTDTBT còn những nét ngây thơ, chưa hiểu hếttình cảm và hành vi của mình, cũng như chưa biết xây dựng mối quan hệ với bạnkhác giới Do đó các em cần được sự giúp đỡ để hiểu biết đúng đắn về sự pháttriển tình cảm, không làm cho các em e ngại, xấu hổ, bi quan, dẫn đến bỏ học.Đây là lứa tuổi khó khăn về tâm lý, đặc biệt là vấn đề tình cảm Tình cảm của các

em còn mang tính bồng bột, dễ xúc động, dễ vui buồn,

* Đặc điểm tính cách của học sinh dân tộc.

Các em sống rất hồn nhiên, giản dị, thật thà, chất phác Trong quan hệ vớimọi người các em rất trung thực, ít có sự gian dối Các em thường nghĩ thế nàothì nói ra tương ứng, không có chuyện thêm bớt nội dung câu chuyện Vốn mộcmạc, chân thành nên các em cũng muốn mọi người cũng phải sống chân thànhvới các em Các em muốn mọi người tôn trọng các em trong mọi trường hợp vàkhông muốn ai xúc phạm mình

Nét tính cách của HSDT là rụt rè, ít nói, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ.Nguyên nhân là do các em còn hạn chế về ngôn ngữ Tiếng Việt và ít cơ hội giaotiếp xã hội và tham gia các hoạt động tập thể Ngoài ra, do sự hiểu biết về kiếnthức còn hạn chế, nói ra sợ sai, sợ thầy cô, sợ các bạn bè chê cười nên các em ítnói, ít phát biểu trong lớp Sự rụt rè, ít nói, tự ti khiến các em ngại va chạm,không giám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn bè xung quanh đồngthời cũng không muốn ai đụng chạm đến mình Chúng ta có thể thấy tính cách

Trang 9

này của HSDT Thái khi tiếp xúc lần đầu với người lạ (đặc biệt HS lớp 6 mới vàotrường và ở Ký túc xá) các em thường co cụm lại từng nhóm Tuy nhiên các emđược tạo điều kiện tham gia các hoạt động tập thể, thì các em trở nên mạnh dạnhơn, tự tin hơn và hòa đồng với các bạn và mọi người xung quanh.

HSDT có lòng tự trọng cao, đặc biệt hay tự ái và tủi thân, nếu các em cảmthấy không được tôn trọng, hoặc thái độ đối xử của giáo viên không thân thiện, quáttháo, đe nẹt thì dẫn đến các em sẽ bỏ học và trong nhiều trường hợp không nhữngchỉ một em mà còn kéo theo nhiều bạn cùng làng (nhất là học sinh nam) Ở trườngPTDTBT THCS do các em chưa thích nghi môi trường mới nên sinh hoạt chưangăn nắp, chưa hợp vệ sinh Cách nói năng của các em HSDT cũng tự do, nói thiếuchủ ngữ là do thói quen của các em ở gia đình Do đó cần hỗ trợ các em để hòa nhậpvới cuộc sống mới và thực hiện nội quy của trường PTDTBT

Một đặc điểm tính cách quan trọng nữa của HSDT là rất dễ tin người,song cũng dễ nghi ngờ Khi các bạn đã tin tưởng ai thì dường như không có bất

cứ sự e ngại nào nữa Tuy nhiên nếu các em phát hiện ra bị lừa dối thì niềm tin

đó không thể nào lấy lại được nữa HSDT không ưa dối trá và thường là thẳngthắn, chân thật Khi đã tin và yêu quý ai thì sẵn sàng giúp đỡ người đó nhiệt tình

và lâu dài

*Đặc điểm giao tiếp, ứng xử.

Trong giao tiếp HSDT bộc lộ cảm xúc rõ rệt, song thiếu kỹ năng định vị.Khi giao tiếp với người lớn với bạn bè, các em đều thẳng thắn, bình đẳng, lời nói

ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với thầy cô ít thưa gửi Gặp người

lạ các bạn ngại tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò, quan sát Kĩ năng giaotiếp chưa được hình thành chắc chắn

Như vậy có thể nói, trong giao tiếp, HSDT thường rụt rè, chưa mạnh dạntrong các hoạt động, chưa chủ động trong mối quan hệ giao tiếp Điều này đã cảntrở sự tiếp xúc và thiết lập các mối quan hệ mới

*Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc.

Độ tuổi này về thể lực HSDT có phần trội hơn người Kinh Tuy nhiên ngàynay học sinh đi học đúng độ tuổi thì sự chênh lệch không đáng kể Trong quan hệcộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng niềm tin, thẳng thắn yêu gét rạch ròi,các em yêu lao động quý trọng tình thầy trò, tình bạn trung thực gắn bó, tronghọc tập và rèn luyện ở môi trường nội trú phần lớn các em có tâm lý tự ti, mặccảm và đôi khi có tính tự ái dân tộc khá cao, tính cách này thể hiện nhiều trongcác sinh hoạt tập thể vui chơi giải trí Vì là HSDT đến từ các thôn bản khác nhau,thành phần dân tộc khác nhau, có ngôn ngữ phong tục tục tập quán riêng, hơnnữa khả năng tư duy, nhận thức có mặt hạn chế nên còn có tư tưởng ngại học, sợhọc Các bạn thường thích sống tự do, không thích bị ràng buộc bởi nề nếp, quyđịnh tập thể, nhiều thói quen không tốt như tác phong lề mề, chậm chạp, thiếungăn nắp Tình cảm của HSDT thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ, khi hòa nhập với cuộc sống tập thể các bạn còn bỡ ngỡ, lúng túng

Trang 10

2.3 Các giải pháp đã sử dụng

2.3.1 Khảo sát điều tra, phân tích dữ liệu

2.3.1.1 Tìm hiểu các kiểu tính cách trước thực nghiệm.

Bảng 1: Kết quả trước thực nghiệm: Khảo sát các kiểu TC của HSDT Thái và HSDT Mường giữa lớp TN và lớp ĐC tháng 9 năm 2020.

TT Kiểu tính cách Điểm số Lớp 8A T9/2020 Lớp 8B T9/2020

Bảng 1 Được biểu diễn bằng biểu đồ giữa lớp TN 8A và lớp ĐC 8B

Nhận xét: Cơ bản các kiểu tính cách gần bằng nhau

2.3.1.2 Tìm hiểu các đặc điểm tính cách trước thực nghiệm

Bảng 2: Tổng hợp 5 đặc điểm tính cách trước thực nghiệm (TL = tỷ lệ)

TT Đặc điểm tính cách

Số HS khảo sát mỗi lớp

Số điểm tối đa

Số lượng

TL/5 đặc điểm

TL/ mỗi đặc điểm

Số lượng

TL/5 đặc điểm

TL/ mỗi đặc điểm

Trang 11

Bảng 2 được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Bảng 3: Biểu diễn trên biểu đồ sau:

Nhận xét: Khả năng ứng xử của HS nhóm đối chứng và thực ngiệm trước

khi tiến hành các biện pháp tác động là tương đương nhau

2.3.1.4 Tìm hiểu khả năng học tập.

Tìm hiểu qua kết quả chất lượng xếp loại học lực học kỳ 1 năm học

2020-2021 của ba trường THCS có môi trường tương đồng:

Bảng 4: Xếp loại học lực HSDT Thái học kỳ 1 năm học 2020-2021 của ba trường THCS có cả HSDT Thái và HSDT Mường và thành phần chính của HS hai dân tộc này là chủ yếu (Bảng 4 là bảng ngang có ở phần phụ lục) Từ bảng 4 có các bảng 4.1 và bảng 4.2

Trang 12

Bảng: Được biểu diễn bởi biểu đồ sau:

Bảng 4.2 Được biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Bảng 5 Thống kê học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2020-2021(Tỷ lệ %)

Ngày đăng: 09/06/2021, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w