1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

067 phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty everich viet nam LTD

19 756 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

luận văn quản trị rủi ro, luận văn khách sạn, luận văn du lịch vip, chuyên đề khách sạn du lịch, luận văn quản trị trực tuyến, chuyên đề dịch vụ bổ sung

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: “Phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của Công ty Everich Viet Nam.LTD”. 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và mạnh đã kéo theo một loạt các hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó là dịch vụ logistics với những bước phát triển đáng kể. Trong đó có hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện nay, có trên 900 doanh nghiệp lớn và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy, đường bộ , đường hàng không và đường ống. Đây là một ngành khá mới mẻ nhưng đã góp một phần lớn và sự phát triển của ngành vận tải nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Năm 2010, khối lượng vận chuyển hàng hóa nội địa là 526.539,3 nghìn tấn bằng 113,1% so với so với năm trước, khối lượng luân chuyển 23.894,4 triệu tấn.km bằng 114,3% so với năm trước. Vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 75%, các loại hình vận tải còn lại chiếm 25%. Như vậy, khối lượng vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ tăng mạnh trong những năm gần đây, cho thấy rằng vai trò quan trọng của hoạt động vận chuyển đường bộ trong giao nhận vận tải nội địa. Công ty Everich Vietnam.LTD là một công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics với các chức năng như làm thủ tục xuất nhập khẩu, đại lý giao nhận hàng hóa quốc tế, vận chuyển nội địa, đóng gói đóng kiện…Vận chuyển hàng hóa là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất của công ty gồm vận chuyển đường biển và vận chuyển đường bộ. Đa dạng hóa các hình thức vận chuyển hàng hóa là một trong những mục đích phát triển kinh doanh hàng đầu của công ty trong những năm tới. Song cũng đặt ra cho công ty không ít những thách thức như vấn đề huy động nguồn vốn, nguồn lực cho vận chuyển, SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại phương tiện vận chuyển. Hiện nay, công ty chỉ tập trung chủ yếu vận chuyển nội địa hàng hóa cho khách hàng đường bộ bằng các phương tiện vận tải của công ty. Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty em đã đề xuất đề tài nghiên cứu: “Phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của Công ty Everich Viet Nam.LTD”. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn được vận dụng vào một công ty cụ thể về phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ, với hy vọng sẽ giúp cho Nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về những khó khăn và thách thức mà công ty gặp phải liên qua tới hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa. Từ đó đề xuất một số giải pháp cần thiết và phù hợp nhằm tiến hành nâng cao chất lượng vận chuyển của công ty. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Vận chuyển hàng hóa là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển của công ty Everich Vietnam.LTD. Trong đó vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộhoạt động chủ yếu được công ty chú trọng phát triển nhất. Xuất phát từ những vấn đề thực tế về chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của các công ty nói chung và vấn đề chất lượng dịch vụ vận chuyển nội địa hàng hóa của công ty Everich Vietnam.LTD nói riêng, qua thời gian thực tập tại công ty em rất quan tâm tới vấn đề chất lượng dịch vụ vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ. Vì vậy đề tài: “Phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của Công ty Everich Vietnam.LTD” nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp để giải quyết các vấn đề còn yếu kém trong công ty và góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng vận chuyển hàng hóa của công ty để đưa tới những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các số liệu và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đề tài nghiên cứu hướng vào giải quyết các vấn đề sau: SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại • Hoàn thiện công tác vận tải nội địa đường bộ, chất lượng dịch vụ của công ty Everich Vietnam.LTD • Hệ thống lý luận về công tác vận chuyển nội địa hàng hóa đường bộ, chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Công ty Everich Vietnam.LTD. Trên cơ sở đó phát hiện những thiếu sót, tồn tại, hạn chế của công ty và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại công ty Everich Vietnam.LTD 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Chủ thể nghiên cứu: Công ty Everich Vietnam.LTD (Chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế). Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty Everich Vietnam.LTD Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu kết quả hoạt động vận cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải của công ty Everich Vietnam.LTD trong 3 năm: Từ 2007 – 2009. Giới hạn nghiên cứu: Chuyên đề chỉ giới hạn nghiên cứu về hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ tại công ty Everich Vietnam.LTD. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ tại công ty Everich Vietnam.LTD Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế… 1.5 Một số khái niệm cơ bản và phân định nội dung nghiên cứu đề tài 1.5.1 Khái niệm về logistics, Logistics kinh doanh thương mại. Thuật ngữ logistics trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu, cho đến nay thuật ngữ logistics vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam. Trải qua quá trình phát trình phát triển của mình, con người đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics, trên đây là một số khái niệm được sử dụng phổ biến nhất: - Theo từ điển Oxford thì logistics trước tiên là: “Khoa học của sự di SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường” - Theo quan điểm chuỗi cung ứng, logistics được hiểu là: “Quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. - Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM – Council of Logistics Management) thì: Logistics là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động và dự trữ một cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, thành phẩm và thông tin từ điểm tiêu dùng nhằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. - Các chuyên gia về marketing và logistics cũng có định nghĩa tương tự. Như vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp vật liệu và kết thúc khi đã phân phối hàng hóa cho người tiêu dung cuối cùng. Vậy: Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp - logistikos - phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Thông qua định nghĩa, chúng ta nhận thấy rằng: • Logistics là quá trình quản trị, là chức năng cơ bản của doanh nghiệp thương mại; Kinh doanh thương mại là kinh doanh dịch vụ logistics. • Logistics thương mại là quá trình dịch vụ khách hàng thông qua các hành vi mua, bán hàng hóa. • Nhu cầu của khách hàng trong logistics là nhu cầu mua hàng: Những lợi ích có được khi mua hàng – dịch vụ mặt hàng về số lượng, cơ cấu, và chất lượng; nhu cầu dịch vụ về thời gian cả về tốc độ, độ ổn định, và tính linh hoạt; nhu cầu dịch vụ về địa điểm; nhu cầu lựa chọn hàng hóa và nhu cầu dịch vụ bổ sung. 1.5.2 Khái niệm về vận chuyển hàng hóa, giao nhận vận tải - Khái niệm về vận chuyển hàng hóa: SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di động hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất – kinh doanh. - Vai trò, chức năng của vận chuyển hàng hóa: Trong hệ thống logistics của doanh nghiệp thương mại, vận chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa cơ bản là tốc độ, độ ổn định, và tính linh hoạt trong cung ứng hàng hóa cho khách hàng. Thời gian và độ ổn định cung ứng hàng hóa cho khách hàng chủ yếu là do vận chuyển hàng hóa đáp ứng. Chính vì vậy, tốc độ và độ ổn định là những mục tiêu chủ yếu của vận chuyển hàng hóa. Hoạt động vận chuyển hàng hóa đáp ứng tốt các mục tiêu dịch vụ sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu mua hàng của khách hàng, phát triển doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vận chuyển ảnh hưởng lớn đến chi phí của cả hệ thống logistics, bao gồm chi phí vận chuyển, dự trữ (trên đường và trong mạng lưới logistics). Xuất phát từ bản chất logistics, vận chuyển có 2 chức năng: Chức năng di chuyển và chức năng dự trữ. Chức năng di chuyển: Đây là chức năng chủ yếu của vận chuyển. Thực hiện chức năng này, vận chuyển tiêu tốn các nguồn lực: Thời gian, tài chính và môi trường. Chức năng dự trữ hàng hóa: Dự trữ hàng hóa trong vận chuyển phụ thuộc vào tốc độ và cường độ vận chuyển. Phương tiện vận tải có tốc độ càng cao thì dự trữ trên đường càng nhỏ. Đồng thời có thể lợi dụng chức năng này để sử dụng phương tiện vận tải dự trữ hàng hóa thay cho kho trong những trường hợp nếu sử dụng phương tiện vận tải để dự trữ tốt hơn kho: Thiếu kho, thay thế kho dự trữ ngắn ngày để tiết kiệm chi phí bốc dỡ… - Vận chuyển nội địa: là vận chuyển bằng các hình thức và phương thức vận chuyển đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong phạm vi một quốc gia. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại - Vận chuyển nội địa bằng đường bộ: Sử dụng các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ như: Xe Container, xe chuyên dụng, xe ben, xe tải, ôtô chở khách, ôtô chở hàng…để vận chuyển hàng hóa và hành khách đến những nơi yêu cầu trong phạm vi quốc gia. - Khái niệm dịch vụ giao nhận vận tải Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận hàng hóa: Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam thì: “Giao nhận hàng hóahàng vi thương mại mà theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)” Khái niệm chung nhất được sử dụng làm tài liệu tham khảo hoặc căn cứ để đối chiếu định nghĩa nghiệp vụ giao nhận là: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là loại hình dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ thương mại. Nó có vai trò hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi mua bán sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Giao nhận hàng hóa là tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan tới quá trình vận tải nhằm thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Đó là hoạt động kinh tế nhằm cung cấp hoặc bán dịch vụ của các chủ thể khác nhau trên thị trường nhưng gắn liền với một hoạt động thương mại khác”. “Vận chuyển hàng hóa là sự di động hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ. Vận tải có vị trí quan trọng trong mọi giao dịch mua bán trong nước và quốc tế, cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh của hầu hết các công ty. 1.5.3 Các loại hình vận chuyển hàng hóa  Theo đặc trưng của con đường vận chuyển và phương tiện vận tải - Đường sắt (railway): Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp; - Đường thủy (waterway): Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp; SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại - Đường bộ (motorway): Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi trung bình; - Đường không (airway): Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao; - Đường ống (pipelines): Chi phí cố định rất cao, chi phí biến đổi rất thấp.  Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của Nhà nước. • Vận chuyển riêng là loại hình vận chuyển trong đó, các doanh nghiệp (không phải kinh doanh vận tải) có phương tiện vận tải và tự cung cấp dịch vụ vận chuyển cho riêng mình. • Vận chuyển hợp đồng: Người vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng có chọn lọc. Cơ sở của hợp đồng là sự thỏa thuận về chi phí và dịch vụ giữa người vận chuyển và chủ hàng mà không bị nhà nước chi phối. • Vận chuyển chung (công cộng): Vận chuyển chung có trách nhiệm cung cấp dịch vụ với mức giá chung (được quy định) cho công chúng. Quyền hạn vận chuyển chung có thể cho mọi hàng hóa, hoặc giới hạn chuyên môn hóa cho các loại hàng hóa. Đồng thời người vận chuyển chung được định rõ khu vực địahoạt động.  Theo số lượng phương tiện và mức độ tập trung vận chuyểnVận chuyển đơn thức (Single – mode transportation): Cung cấp dịch vụ sử dụng một loại phương tiện vận tải. Loại hình này cho phép chuyên doanh hóa cao, tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả. • Vận chuyển đa thức (Intermodal transportation): Sử dụng nhiều phương tiện vận tải, nhưng chỉ với một chứng từ vận tải và do một tổ chức chịu trách nhiệm. • Vận chuyển đứt đoạn (Separate transportation): Sử dụng nhiều phương tiện vận tải, với nhiều chứng từ vận tải và do nhiều tổ chức chịu trách nhiệm. 1.5.4 Nội dung cơ bản của quản trị vận chuyển hàng hóa trong DN. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại  Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vận chuyển hàng hóa. • Chi phí vận chuyển: - Khoảng cách: là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do tăng chi phí vận chuyển biến đổi như lao động, nhiên liệu, chi phí bảo quản… - Khối lượng hàng hóa vận chuyển là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, cũng như nhiều hoạt động logistics, tính kinh tế nhờ quy mô đúng với vận chuyển hàng hóa. - Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ. Nhân tố này khá quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng. Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp. • Các chính sách giá cước của đơn vị vận tải. Giá cước mà nhà quản trị logistics phải trả tương ứng với các đặc trưng chi phí của mỗi loại hình dịch vụ vận chuyển. Giá cước vận chuyển hợp lý thường có xu hướng phù hợp với chi phí sản xuất ra dịch vụ vận chuyển. Dịch vụ vận chuyển phải gánh chịu nhiều chi phí như: Lao động, xăng dầu, bảo dưỡng, lệ phí hành chính, và những chi phí khác. Phối thức các chi phí này được chi thành 2 loại: Chi phí cố định, chi phí biến đổi. Chi phí cố định bao gồm lệ phí con đường, bảo dưỡng, chi phí nhà ga bến cảng, thiết bị vận tải, chi phí quản lý hành chính; Chi phí biến đổi thường là những chi phí gắn liền với quá trình vận chuyển như xăng dầu và lao động, bảo dưỡng thiết bị, bảo quản hàng hóa, và những chi phí tạo lập lô hàng và cung ứng. Các đơn vị vận chuyển thường sử dụng các chiến lược giá cước: Chiến lược cước giá chi phí, chiến lược giá cước giá trị dịch vụ, và chiến lược giá cước ổn định.  Quyết định mục tiêu vận chuyển. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Đối với các doanh nghiệp thương mại, có 3 mục tiêu vận chuyển hàng hóa. Đó là mục tiêu chi phí, mục tiêu tốc độ và mục tiêu ổn định. Mục tiêu chi phí là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển hàng hóa. Quản trị phải đưa ra những quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ thống logistics. Tốc độ là mục tiêu dịch vụ hàng đầu của vận chuyển. Trình độ dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí thời gian vận chuyển. Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng, thì thời gian vận chuyển chiếm nhiều thời gian nhất, và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp ứng kịp thời hàng hóa cho khách hàng, đến dự trữ hàng hóa của khách hàng. Độ ổn định vận chuyển là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện quá trình di chuyển xác định đối với các lô hàng giao, nhận. Độ ổn định vận chuyển ảnh hưởng lớn đến cả dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh. Tốc độ và độ ổn định tạo nên chất lượng dịch vụ của vận chuyển.  Quyết định hình thức vận chuyển Hình thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hóa từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hóa sự vận động của hàng hóa trong kênh logistics doanh nghiệp. Có 2 hình thức vận chuyển: vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho (Kênh logistics trực tiếp và kênh gián tiếp). Vận chuyển thẳng là sự di động của hàng hóa từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở logistics của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào. Hình thức vận chuyển phổ biến hơn cả vẫnvận chuyển qua kho. Đó là hình thức vận chuyển trong đó, hàng hóa từ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng phải qua ít nhất một khâu kho. Thực chất của hình thức vận chuyển qua kho là triển khai kênh logistics gián tiếp trong doanh nghiệp.  Quyết định phương thức vận chuyển SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương Mại Doanh nghiệp thương mại phải lựa chọn phương thức vận chuyển đơn thức, đa thức hay đứt đoạn. Để xác định phương thức vận chuyển, cần căn cứ những yếu tố sau: - Loại hình giao nhận: FOB giao, FOB nhận - Điều kiện vận chuyển: Cự ly, tính phức tạp của con đường, phương tiện. - Sự hiện diện của các tổ chức dịch vụ giao nhận, đa phương thức. - Khả năng vận chuyển riêng. - Tốc độ, độ ổn định và chi phí của từng phương thức.  Quyết định phương tiện vận tải hợp lý Quyết định phương tiện vận tải nhằm tạo ra cơ cấu phương tiện đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt nhất và chi phí thấp nhất. Quyết định phương tiện vận tải căn cứ vào những yếu tố sau: - Căn cứ vào mục đích vận chuyển để xác định mục tiêu phương tiện vận tải: chi phí hay dịch vụ - Căn cứ vào những đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải để lựa chọn phương tiện vận tải đáp ứng được những yêu cầu dịch vụ với tổng chi phí thấp nhất. - Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu của khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhằm xác định loại phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh – dịch vụ của doanh nghiệp. - Căn cứ vào việc phân tích khả năng lợi nhuận để chọn phương tiện. - Căn cứ vào việc phân tích tổng chi phí liên quan đến loại phương tiện. - Căn cứ vào tình hình phân bổ nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao thông vận tải.  Quy trình nghiệp vụ vận chuyển Chuẩn bị gửi hàng: Bao gồm những mặt công tác đảm bảo sẵn sàng để vận chuyển hàng hóa. Yêu cầu của giai đoạn này là: Lô hàng vận chuyển phải phù hợp với lịch giao hàng và hợp đồng, đảm bảo những điều kiện giao nhận vận chuyển và phải thuận tiện để thực hiện các khâu nghiệp vụ khác. SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyên Lớp: K43C6 . nhận vận chuyển của công ty Everich Vietnam .LTD. Trong đó vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ là hoạt động chủ yếu được công ty chú trọng phát triển. trường đến hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty Everich Vietnam .LTD. 2.2.1 Khái quát chung về công ty Everich Vietnam .LTD 2.2.1.1

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Everich Vietnam.LTD từ năm 2007 – 2009 - 067 phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty everich viet nam LTD
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Everich Vietnam.LTD từ năm 2007 – 2009 (Trang 15)
Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty Everich Vietnam.LTD từ 2007 – 2009 - 067 phát triển hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty everich viet nam LTD
Bảng 2.4 Tình hình kinh doanh vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường bộ của công ty Everich Vietnam.LTD từ 2007 – 2009 (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w