Lách luậtđểgiữchânngườitài Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng các nhà quản trị cấp cao với năng lực và kiến thức chuyên môn nên được trả công xứng đáng cho những công việc họ làm thực sự tốt. Nhưng tại Mỹ, nhiều khi chính việc quá phụ thuộc vào các nhà quản trị cũng như để lôi kéo và giữ chânngười tài, nhiều quy định của pháp luật đã bị “lách” để ngày một tăng cao những khoản tiền khổng lồ mà các nhà quản trị cấp cao được trả như một phần cho những đóng góp “hết mình” của họ. Trong danh sách hàng nghìn công ty trên thị trường chứng khoán Mỹ, có rất nhiều top-manager được trả công rất cao cho những công việc của họ. Mặc dù có những phàn nàn về việc trả công cho các nhà quản trị đang tăng cao nhưng rất nhiều trong số họ vẫn mang về nhà trên 10 triệu USD, cho dù lương của họ đã bị giảm phần nào. Điều đáng quan tâm là số tiền mà các nhà quản trị có được phần lớn là nhờ “công lao lách luật” của các công ty, các tập đoàn kinh tế đã thuê họ về làm việc và ký kết hợp đồng lao động. Nhiều thập kỷ nay, lương của các nhà quản lý Mỹ chịu sự quản lý của Luật lương không dự tính trước, một bộ luật được đánh giá rằng chỉ ra mọi nỗ lực nhằm giảm bớt mức lương của các nhà quản lý nhưng rốt cuộc chỉ làm con số này tăng thêm mà thôi. Lịch sử đã cho thấy khi chính phủ tìm cách đánh thuế lên các khoản thu nhập khổng lồ của các CEO thì các công ty cũng tìm được ra cho mình những phương thức đểlách luật. Không quy định nào là không bị “lách” Năm 1989, nhằm hạn chế những khoản tiền lớn hứa hẹn trong Hợp đồng lao động, Quốc hội Mỹ đã đánh thuế tiêu dùng lên những mức lương cao hơn 2,99 lần lương cơ bản. Kết quả là các công ty trả lương cho các nhà quản lý, các giám đốc điều hành mức tối thiểu bằng 2,99 lương cơ bản và thanh toán bất kỳ khoản thuế tiêu dùng nào cho các nhà quản lý và giám đốc điều hành. Năm 1992, để các nhà quản lý và các giám đốc tự phải hổ thẹn, chính phủ Mỹ yêu cầu họ khai báo đầy đủ về các khoản thu. Kết quả là các giám đốc có cơ hội quan sát lẫn nhau, người này thấy người kia hơn mình và ra sức kiếm nhiều hơn nữa. Năm 1993, Quốc hội tuyên bố các mức lương trên 1 triệu USD phải đóng thuế. Kết quả là các công ty ban cho các giám đốc và các nhà quản lý những quyền lựa chọn chứng khoán (option) khổng lồ và trả lương tối đa là 1 triệu USD. Những khoản tiền khó hiểu Để có cái nhìn rõ hơn, mọi người có thể nhìn vào Hợp đồng lao động của Bod Nardelli, một nhà quản trị cao cấp của General Electric, người đã giữ chiếc ghế giám đốc điều hành Home Depot vào cuối năm 2001. Trong hợp đồng lao động của Nardelli có điều khoản “Thanh toán toàn bộ”, có nghĩa là Nardelli sẽ được hoàn lại tất cả những quyền lợi mà ông phải từ bỏ khi rời khỏi General Electric, tương đương với 50.400 USD tiền mặt, 10 triệu USD tiền nợ và 3,5 triệu option cổ phiếu. Toàn bộ ý nghĩa của “Luật từ bỏ”, một đạo luật bất thành văn khi các công ty thuê các nhà quản trị cấp cao, nhằm giữ các nhà quản trị cấp cao ở nguyên vị trí. Còn điều khoản thanh toán toàn bộ nhằm hạ uy tín của các nhà quản trị. Đây quả là một vòng tròn luẩn quẩn cho họ. Như trường hợp của Carly Fioria, nhà quản trị đã được HP trả “toàn bộ” những option cổ phiếu của Lucnet chỉ để rồi bà phải chứng kiến nhừng option của mình chìm sâu trong biển thua lỗ. Ngoài ra, điều khoản “Thưởng bảo đảm” thường xuất hiện trong Hợp đồng lao động được ký kết giữa các công ty với các nhà quản trị cấp cao cũng là một điều khá thú vị. Thưởng, nghĩa là cái gì đó vượt trên mức trông đợi bình thường. Hợp đồng lao động của Nardelli gọi thẳng đây là “thưởng mục tiêu”. Mà mục tiêu, tức là một cái đích để đạt tới. Tuy vậy, thưởng mục tiêu hay thưởng bảo đảm trong các Hợp đồng lao động cũng như nhau cả. Điều này có nghĩa là dù Nardelli có khiến cho cổ phiếu tụt giảm thì mức thưởng tối đa của ông cũng sẽ không dưới 4 triệu USD. Nói cách khác, 4 triệu USD có thể coi là mức thưởng tối đa nhưng đồng thời cũng là tối thiểu, tiếc là không có cái gọi là mức “tối đa tuyệt đối”. Dĩ nhiên, Home Depot đồng ý với những điều khoản trên vì họ muốn có được một nhà quản trị đáng “đồng tiền bát gạo”, mà Nardelli, một trong những trợ thủ đắc lực cuối cùng cho Jack Welch tại General Electric thì quá phù hợp. Tuy nhiên, sự việc thật trớ trêu, kể từ khi Nardelli nhận chức, tổng lợi nhuận của Home Depot giảm 43,3 %. Năm 2002, Home Depot là cổ phiếu tệ nhất trên chỉ số DowJone. Còn với Nardelli, ông sẽ chẳng quan tâm bởi chẳng những số cổ phiếu khuyến khích trên sẽ được chuyển thành tiền mặt ngay tức thì mà Home Depot còn buộc phải bán cho ông một lượng cổ phiếu nhất định khi ông này ra đi. Và ngoài 20 triệu USD tiền mặt thể theo Hợp đồng lao động, Home Depot cũng sẽ miễn món nợ 10 triệu USD của ông. Không những thế, để Nardelli không phải đóng thuế cho những khoản thu lớn, Home Depot sẽ thanh toán toàn bộ hoá đơn thanh toán tổng, trong đó những khoản thanh toán tự thân đã chịu thuế. Cả thẩy, theo tính toán của Corporate Library, một hãng phân tích tài chính, Nardelli sẽ có thể ra đi với 82 triệu USD, chưa kể con số đó không bao gồm những khoản lương trả chậm hay những lợi ích khác. Một bộ luật mới có hiệu lực từ giữa năm 2005 sẽ có thể thực hiện việc hạn chế sự gia tăng không ngừng của những “khoản tiền khổng lồ láchluật của các nhà quản trị cấp cao”. Điều đó có thành hiện thực hay không? Rất có thể đó lại là một sự chắp vá mang tính thủ tục khác. Nhưng dù sao thì đây cũng là một cái gì đó để hy vọng và ngẫm nghĩ lại. Các nhà quản trị cấp cao đã chứng tỏ họ có thể nhận tiền “lách luật” mà không biết “ngượng”. Nhưng rõ ràng các công ty, các tập đoàn kinh tế, người thuê họ và trả công cho họ, thì không hẳn thế. Nếu vậy, có lẽ cuối cũng sẽ không cần nhờ để các quy định pháp luật chặt chẽ mà chính họ sẽ là người tạo ra sự chặt chẽ và hợp lý trong các Hợp đồng lao động ký kết với những nhà quản trị cấp cao. . Lách luật để giữ chân người tài Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng các nhà quản trị cấp cao với năng. phụ thuộc vào các nhà quản trị cũng như để lôi kéo và giữ chân người tài, nhiều quy định của pháp luật đã bị lách để ngày một tăng cao những khoản tiền