Tài liệu Luật phá sản Mỹ, cái gậy cho các công ty “sống dở chết dở” docx

4 421 3
Tài liệu Luật phá sản Mỹ, cái gậy cho các công ty “sống dở chết dở” docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luật phá sản Mỹ, cái gậy cho các công ty “sống dở chết dở” Rất nhiều người chỉ trích Luật phá sản Mỹ cho rằng nó kéo dài cuộc sống của các công ty quá giới hạn nhạy cảm, gây ảnh hưởng xấu đến những đối thủ cạnh tranh bình thường khác trên thị trường. “Công việc kinh doanh vẫn bình thường” là thông điệp được đưa ra trước đây của hãng hàng không United Airlines (UA). UA từng là hãng hàng không mạnh nhất thế giới, nhưng cũng là hãng hàng không bị phá sản lớn nhất thế giới. Lúc đó, khi UA đang hoạt động dưới sự bảo trợ của Chương thứ 11, Luật phá sản Mỹ, các quan chức UA vội vàng trấn an khách hàng và khẳng định sẽ cung cấp dịch vụ “thậm chí còn tốt hơn trước”… Chương thứ 11 Luật phá sản Mỹ thực sự là một cú hích cho các công ty muốn bắt đầu kinh doanh lại. Thay vì đóng cửa một công ty vì không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình với chủ nợ như các nước khác thường làm thì chương 11 đưa ra một sự bảo vệ tạm thời cho công ty trước các chủ nợ nếu họ phát hiện ra rằng công ty này vẫn còn lại chút tài sản nào đó. Dù vậy, người ta vẫn đang xem xét kỹ lưỡng hơn tác dụng của chương 11. Điều được quan tâm đặc biệt trong những ngành như viễn thông, hàng không là những công ty bị phá sản sẽ phục hồi với khả năng trả được nợ nần và do đó, sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn và kết quả là điều này khiến cho những đối thủ cho đến nay vẫn còn “mạnh khoẻ” sẽ lâm vào tình trạng phá sản thay. Liệu chương 11 có tạo ra những công ty “sống dở chết dở”, sống dựa dẫm vào người khác chỉ để kéo những công ty khác xuống mồ cùng với mình không? Không hiếm những công ty đang sống dở chết dở như vậy, Trong những phiên toà về phá sản ở Delaware, New York, Chicago, người ta toàn thấy hồ sơ của những tập đoàn khổng lồ. Trong số 10 vụ phá sản lớn nhất kể từ năm 1978 thì 7 công ty hiện nay đang phải hầu toà, kéo theo sau họ là tổng tài sản lên tới 300 tỷ USD. Vậy rốt cục chương 11 này có thực sự hữu ích không? Sự phản đối với quy định buộc các chủ nợ phải chịu kiểm soát của quá trình phá sản đang ngày một lớn thêm. Một luật sư về phá sản cho biết quy định này khiến người nước ngoài phải sửng sốt. Quy định này đồng nghĩa với việc các giám đốc của một công ty bị phá sản có thể tiến hành tái cơ cấu để giữ cho nó tồn tại. Và họ thường chọn lựa cách này hơn là thanh lý công ty. Trong làn sóng phá sản công ty cuối những năm 80 và đầu những năm 90, giá trị của quy định này càng rõ ràng hơn. Rất nhiều công ty bị phá sản vì họ đã vay nợ quá nhiều trong thời kỳ bùng nổ kinh tế đã tiến hành tái cơ cấu các khoản nợ cần thiết dưới chiêu bài vực dậy công ty. Người ta còn chưa chắc rằng liệu công việc kinh doanh của hơn 50 công ty viễn thông bị phá sản gần đây có đáng để cứu vớt hay không? Hơn nữa, việc có thể định đoạt sứ mệnh của công ty đang đem lại nhiều lợi ích hơn là mất mát cho các giám đốc công ty. Chẳng hạn, chương 11 cho phép các công ty này được quyền công bố một kế hoạch tái cơ cấu trong vòng 120 ngày, nhưng toà án thường gia hạn thêm. Trước kia, rất hiếm khi toà án cho phép các công ty bán đấu giá tài sản sản trước khi tất cả các chủ nợ thông qua một kế hoạch tái cơ cấu. Gần đây, toà án đã cho phép giám đốc hàng Polaroid và Eron bán tài sản thậm chí trước khi soạn thảo kế hoạch tái cơ cấu để tránh một cuộc bỏ phiếu chính thức của các chủ nợ, kèm theo đó là hàng trăm trang thông tin quan trọng. Kể từ khi nộp hồ sơ phá sản vào tháng 12 năm 2001, Enron đã bán một nhà máy điện và một công ty xây dựng. Các quan chức của tập đoàn đảm bảo việc bán tài sản này được sự ủng hộ của các chủ nợ, nhưng không ai biết chắc chắn rằng liệu Enron có đang bán tài sản cho đúng người với giá cả hợp lý không. Sự thực là các công ty chỉ có thể hồi phục được theo chương 11 nếu như các chủ nợ cho rằng nó đáng được sống hơn là chết. Tuy vậy, cho đến bây giờ, việc đưa ra một ví dụ về sự thành công của một công ty lớn bị phá sản, được tái cơ cấu và hoạt động tốt trở lại là điều khó khăn. Nếu như vụ phá sản hiện nay của UA kết thúc với chi phí lớn và thất bại thì sẽ còn khó hơn để xua tan cái ý nghĩ rằng tất cả những nỗ lực của chương 11 là không đáng giá một xu. . Luật phá sản Mỹ, cái gậy cho các công ty “sống dở chết dở Rất nhiều người chỉ trích Luật phá sản Mỹ cho rằng nó kéo dài cuộc sống của các công ty quá. cho những đối thủ cho đến nay vẫn còn “mạnh khoẻ” sẽ lâm vào tình trạng phá sản thay. Liệu chương 11 có tạo ra những công ty “sống dở chết dở , sống dựa dẫm

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan