Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
177,84 KB
Nội dung
Bệnhquaibịcógâynêntìnhtrạngvôsinhhaykhông?Bệnhquaibị không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Thế nhưng trong dân gian người ta thường hay truyền miệng là bệnh quaibịgâyvô sinh, và điều đó khiến rất nhiều người lo lắng. Webtretho xin cung cấp cho các bạn một vài kiến thức cơ bản về bệnhquaibị . Bệnhquaibị là bệnh gì? Bệnhquaibị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Bệnhquaibị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên. Bệnhcó trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi nào và có khả năng gây thành dịch haykhông? Tuổi nào cũng có thể bịbệnhquai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Khảo sát huyết thanh cho thấy gần 90% người lớn có phản ứng huyết thanh xác định đã bị nhiễm siêu vi quaibị từ trước It gặp quaibị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnhquai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Tuy vậy những nguy cơ mắc bệnhquaibị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quaibị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này. Bệnhquaibị thường xảy ra vào mùa thu, mùa đông khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, và bệnh gia tăng theo mùa. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá v.v… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Nước bọt của người bịbệnhquaibịcó thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh rất dễ lây và cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần 2). Bệnhcó khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng. Làm sao để phát hiện bệnh? Khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2-3 tuần, thông thường vào khoảng 17-18 ngày, trong thời gian này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó người bệnhcó biểu hiện sốt nhẹ , đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi. Người bệnh cảm thấy khó nuốt và đặc biệt rất đau đớn khi nhai thức ăn hoặc uống các loại nước trái cây có vị chua như nước cam, nước chanh. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để phát hiện những bệnhquaibị trong những thể không điển hình. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quaibị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Đôi khi, bệnhquaibị qua đi mà không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn (một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bịquaibị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành) nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to. Bệnh quaibịcógâyvôsinh hay không? Nói chung, bệnhquaibịcó diễn biến lành tính, các triệu chứng thoái lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) tăng hơn, các biến chứng hay gặp hơn và thường có thể để lại hậu quả xấu. Tỷ lệ tử vong do quaibị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc). Biến chứng thường gặp: 1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tìnhtrạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tìnhtrạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Lưu ý: Trong dân gian, thường hay truyền miệng là bệnh quaibịgâyvô sinh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Vì: - Không phải trường hợp nào cũng có biến chứng viêm tinh hoàn. - Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh. - Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con. Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn, gâyvô sinh. 2. Nhồi máu phổi: Là tìnhtrạngcó vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quaibị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. 3. Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh. 4. Viêm tụy: Có tỷ lệ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. 5. Các tổn thương thần kinh: - Viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. - Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến điếc, mù. - Viêm tủy sống cắt ngang. - Viêm đa rễ thần kinh. 6. Bệnh quaibị ở phụ nữ có thai: - Những phụ nữ bịquaibị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. - Bịquaibị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. 7. Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời trong 10-20 ngày), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến vì sỏi; và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: - Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. - Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hòa bổ thể. Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc như thế nào? Người bệnhnên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Với trường hợp viêm tuyến mang tai không biến chứng thì nên nằm nghỉ nhiều, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học. Đắp ấm vùng tuyến mang tai, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Điều trị triệu chứng bằng thuốc hạ nhiệt, thuốc giảm đau khi đau nhiều và thuốc chống viêm Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức, dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. Và bệnh nhân phải phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là cần tránh bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai… ở tuyến mang tai để tránh tìnhtrạng nhiễm độc. Chích ngừa quaibịcó phòng ngừa được bệnh và chích lúc nào là tốt nhất? Bệnhcó thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Các vắc xin quaibị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực, chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gâybệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gâybệnhquai bị. Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, không [...].. .gây sốt, khả năng bảo vệ cao Hơn 95% trường hợp đã tiêm chủng được miễn dịch kéo dài rất lâu, có thể suốt đời và thuốc có thể sử dụng cùng lúc với các vaccin khác như sởi, sốt bại liệt v.v… Không nên tiêm vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với thuốc chủng, người đang dùng thuốc gây giảm... thời gian dịch phát triển mọi người nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng có bán tại các hiệu thuốc tây Hạn chế tiếp xúc với người bệnh Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch Tăng cường sức khỏe bằng ăn... đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh . Bệnh quai bị có gây nên tình trạng vô sinh hay không? Bệnh quai bị không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng con. cơ bản về bệnh quai bị . Bệnh quai bị là bệnh gì? Bệnh quai bị đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ V trước công nguyên. Bệnh quai bị là một bệnh truyền