1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giáo trình lịch sử học thuyết kinh tế - Đại học công đoàn

206 915 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 916,5 KB

Nội dung

Chương 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Lịch sử phát triển của nhân loại là sự kế tiếp và thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) con người có cách giải thích khác nhau đối với các hiện tượng và quá trình kinh tế tương ứng với trình độ hiểu biết và nhận thức của họ. Ban đầu chỉ là các tư tưởng kinh tế riêng lẻ được trình bày lẫn trong các ca dao tục ngữ truyền miệng lại cho các thế hệ sau. Khi sức sản xuất của xã hội phát triển, trí tuệ và sự hiểu biết của con người tăng lên và thực tiễn đòi hỏi không chỉ nhận thức, giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế đang diễn ra, mà còn phải vận dụng tri thức đó vào chỉ đạo thực tiễn. Trong điều kiện đó những hiểu biết về các quá trình kinh tế phải được được trình bày theo một hệ thống những phạm trù, quy luật kinh tế, từ đó hình thành ra các học thuyết kinh tế. Từ các học thuyết kinh tế phát triển thành chuyên ngành lịch sử các học thuyết kinh tế cũng trải qua một quá trình phát triển từ giản đơn đến phức tạp, từ ít hoàn thiện đến ngày một hoàn thiện hơn. Đó là tư tưởng của nhân loại về kinh tế thuộc kiến trúc thượng tầng, trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 1.1. Quá trình hình thành, phát triển lịch sử các học thuyết kinh tế Các tư tưởng kinh tế của loài người được hình thành từ thời Cổ đại, trong tác phẩm của cac nhà lý luận nổi tiếng như: Xenophone, Aristots, Platon, Mạnh tử, Copecnic… họ đã đề cập đến các vấn đề như: ruộng đất, thuế khóa, phân công lao động xã hội, phân phối thu nhập, tiền tệ, phân chia - 1 - xã hội thành giai cấp nhằm hướng vào giải quyết vấn đề luân lý về đạo đức, chính trị, đẳng cấp… đặc biệt là vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, những tư tưởng của họ chưa mang tính khái quát, hệ thống được trình bày lẫn trong các tác phẩm triết học, văn học, luật pháp… nên chưa xây dựng được lý luận kinh tế khoa học riêng biệt. Đến cuối thế kỷ XV, nền sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển trong phương thức sản xuất phong kiến đang từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn, thúc đẩy phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản ra đời, từ đó các tư tưởng kinh tế được hình thành có tính hệ thống thành các học thuyết kinh tế. Tư tưởng kinh tế của những người trọng thương được coi là học thuyết kinh tế đầu tiên, nó được hình thành, phát triển ở nhiều nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,… Đó là những lý luận kinh tế đầu tiên nghiên cứu về sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính sách kinh tế của nhà nước trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chỉ rõ vai trò của lao động trong ngành sản xuất vật chất là nguồn gốc sáng tạo ra của cải vật chất làm cho lý luận kinh tế của chủ nghĩa trọng thương bị lỗi thời, tan rã, nhường chỗ cho sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp và kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh. W.Petty là cha đẻ của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển và nó phát triển đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với tư tưởng kinh tế của Adam Smith và David Ricardo. Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển tuy xuất phát từ lợi ích kinh tế của giai cấp tư sản, song mang tính khoa học cao. Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng , thực tiễn đã bộc lộ rõ ràng, những mâu thuẫn, hạn chế vốn có của chủ nghĩa tư bản. Để bào chữa, che đậy những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, học - 2 - thuyết kinh tế của trường phái kinh tế chính trị tầm thường xuất hiện, đứng đầu là Jean Baptitste Say và Thomas Robert Malthus. Chủ nghĩa tư bản phát triển làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ, hình thành đội quân thất nghiệp ngày càng đông đảo. Do đó, xuất hiện dòng tư tưởng kinh tế phê phán chủ nghĩa tư bản, bảo vệ lợi ích của những người sản xuất nhỏ, những người làm thuê đó là học thuyết kinh tế Tiểu tư sản do S. Sismondi và P.J Proudhon sáng lập. Trước sự áp bức bóc lột nặng nề do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra, những tư tưởng kinh tế hướng đến xây dựng một nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và xây dựng một xã hội công bằng bình đẳng, bác ái xuất hiện trong phương thức sản xuất nô lệ được các nhà XHCN không tưởng ở Pháp và Anh như S. Simon, F.C. Fourier, R. Owen phát triển thành trào lưu tư tưởng tiến bộ. Trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các quốc gia Âu – Mỹ phát triển, từ đòi hỏi thực tiễn đó học thuyết kinh tế của C. Mác và Ph. Ăngghen ra đời đưa phong trào đấu tranh tự giác đi tới giành chính quyền về tay vô sản. Học thuyết kinh tế của C. Mác và Ph. Ăngghen được V.I Lênin phát triển thành nền tảng tư tưởng lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin và được vận dụng thành công vào nước Nga. Đây là nền tảng lý luận cho sự hình thành đường lối cách mạng của các Đảng cộng sản trên toàn thế giới và là kim chỉ nam cho sự thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 chuyển CNXH từ lý luận thành hiện thực. Cuối thế kỳ XIX, đầu thế kỷ XX, sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kỹ thuật làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng - 3 - sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên nổ ra đòi hỏi phải có lý do thuyết kinh tế mới làm cơ sở lý luận cho việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của sản xuất kinh doanh cũng như điều tiết nền kinh tế ở các nước tư bản nhằm cứu CNTB khỏi sụp đổ. Do đó, các học thuyết kinh tế mới ra đời như: học thuyết kinh tế cổ điển mới, học thuyết kinh tế thị trường phái J. Keynes, học thuyết của chủ nghĩa tự do mới, học thuyết kinh tế của P.A. Samuelson… 1.2. Đối tượng nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sản phẩm tư duy kinh tế của con người về quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh, kế thừa và thay thế lẫn nhau của hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong lịch sử phát triển kinh tế của xã hội loài người. Trong các hoạt động của con người thì hoạt động kinh tế giữ vị trí trung tâm. Từ thời Cổ đại đến nay, con người đã có nhiều quan điểm, tư tưởng kinh tế khác nhau tương ứng với từng trình độ phát triển lịch sử của xã hội loài người, do đó nó giữ vị trí nền tảng trong hình thành các quan điểm cơ bản về chính trị, xã hội. Tư tưởng kinh tế khi nó phát triển đến giai đoạn cao, có tính hệ thống và có tác dụng trực tiếp chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội thì trở thành học thuyết kinh tế. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp khác nhau trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, không chỉ phản ánh sự nhận thức về các hiện tượng và quá trình kinh tế, mà còn phản ánh lợi ích giai cấp ở các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người. Nó chỉ ra những giá trị khoa họcsự vận dụng những giá trị đó vào thực tiễn cũng như phê phán có tính lịch sử đối với những sai lầm của các đại biểu khoa học của những giai cấp khác nhau ở các giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế dựa trên lập trường của một giai cấp nhất định. - 4 - Ngoài việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm của các nhà tư tưởng kinh tế thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị, lịch sử các học thuyết kinh tế còn nghiên cứu hệ thống các quan điểm của các nhà tư tưởng kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế học, quản lý kinh tế,… Vậy, không thể đồng nhất đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế với đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế chính trị hay các môn kinh tế cụ thể. Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ là một bộ phận của lịch sử tử tưởng kinh tế. II. PHƯƠNG PHÁP, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 1.1. Phương pháp nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội mang tính hiện thực khách quan, do đó phương pháp nghiên cứu đặc thù là phương pháp biện chứng duy vật kết hợp với lịch sử và cụ thể. Phương pháp duy vật biện chứng là hệ thống các quan điểm và phương pháp luận phân tích sự phản ánh thực tiễn sự phát triển của các quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong lịch sử phát triển, chuyển hóa giữa các quá trình kinh tế, hình thành và phát triển theo các xu hướng tất yếu mang tính quy luật dưới sự hoạt động của con người. Phương pháp lịch sử: nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời đánh giá đúng công lao động, hạn chế của các nhà kình tế trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Điều đó đòi hỏi việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế phải tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc lịch sử. Không nên xem xét lại các di sản lý luận kinh tế của giai đoạn quá khứ - 5 - bằng tiêu chuẩn hiện tại mà phải đánh giá ý nghĩa của chúng căn cứ vào trình độ phát triển khoa học kinh tế của thời đại ấy. Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế đòi hỏi phải sử dụng phương pháp phê phán, phương pháp tiếp cận hệ thống, tính kế thừa và phát triển của các trường phái kinh tế trong lịch sử. Sự tồn tại, phát triển của hoạt động thực tiễn và các lý luận kinh tế đều mang tính lịch sử cụ thể sự tồn tại, phát triển của hoạt động thực tiễn và các lý luận kinh tế đều có tính lịch sử, trong đó con người luôn phê phán kinh nghiệm cũng như lý luận của các thế hệ trước đó mà kế thừa, phát triển lý luận đó vào hoạt động kinh tế - xã hội của thời đại mình. Chính vì vậy, các học thuyết kinh tế bản thân nó có tính độc lập tương đối và có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. I.2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm hiểu rõ sự phát sinh, phát triển và thay thế lần nhau giữa các quan điểm kinh tế của các trường phái kinh tế trong lịch sử. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc và cặn kẽ về thành tựu lý luận kinh tế của loài người, nâng cao trình độ tư duy kinh tế, trên cơ sở đó vận dụng vào hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế có các chức năng: chức năng nhận thức, chức năng tư tưởng, chức năng thực tiễn và chức năng phương pháp luận. Lịch sử các học thuyết kinh tế không chỉ dừng lại ở việc tiếp cận một cách giản đơn các quan điểm kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp mình, mà còn trang bị cho người học tri thức khoa học để nhận thức, cải tạo thực tiễn trong hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu được hoàn cảnh ra đời và đặc điểm (cả về nội dung và phương pháp) của các lý thuyết kinh tế; nắm được nội dung cơ bản của các lý thuyết kinh tế; đánh giá đúng - 6 - thành tựu, hạn chế của các lý thuyết đó. Các học thuyết kinh tế thị trường trang bị cho chúng ta những kiến thức giúp việc nghiên cứu tốt hơn các môn học Kinh tế chính trị học, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế phúc lợi, Thương mại quốc tế và các lĩnh vực khác của kinh tế thị trường như tiền tệ và lưu thông tiền tệ, ngân hàng và hoạt động tín dụng… Đồng thời, nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở lý luận để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; hoạch định chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước. Tóm lại, việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ đối tượng, mục đích, ý nghĩa của lịch sử các học thuyết kinh tế để khẳng định: nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận không thể tách rời việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Các nhà khoa học kinh tế, nhà quản lý kinh tế chỉ khi nắm chắc và hiểu sâu sắc, hoàn chỉnh các tư tưởng, các học thuyết kinh tế mới có đầy đủ hơn những kiến thức cơ bản về các phạm trù, quy luật, lý luận kinh tế để hoạch định, chỉ đạo, thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thị trường. Câu hỏi ôn tập 1. Quá trình hình thành, phát triển lịch sử các học thuyết kinh tế? 2. Đối tượng nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế? - 7 - 3. Phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế? Tài liệu tham khảo - LÞch sö c¸c häc thuyÕt kinh tÕ, Nxb Thèng kª, Hµ Néi 1997 - Gi¸o tr×nh lÞch sö c¸c häc thuyÕt kinh tÕ, Nxb CTQG, Hµ Néi 2000, Chương 2 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG - 8 - I. HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 1. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm lý luận 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa Trọng thương Chủ nghĩa trọng thương hay trường phái coi trọng thương mại là học thuyết kinh tế đầu tiên về phương thức sản xuất TBCN, tồn tại từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII ở nhiều nước châu Âu mà điển hình ở Anh, Pháp, Hà Lan. Về mặt lịch sử: đây là giai đoạn tiền TBCN hay tích luỹ nguyên thủy TBCN từ giữa thế kỷ XV – XVII, thực chất của tích luỹ nguyên thuỷ TBCN là tách những người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất bằng bạo lực và cướp bóc nhằm tạo ra người vô sản đi làm thuê cho tư bản và tạo ra các nhà tư bản có nhiều tư liệu sản xuất và tiền để bóc lột lao động làm thuê. Giai đoạn này bóc lột siêu kinh tế bằng bạo lực, biểu hiện bằng xâm chiếm thuộc địa, buôn bán nô lệ, cướp biển . hay còn gọi là giai đoạn "cừu ăn thịt người" đuổi nông dân khỏi ruộng đất của mình, tước đoạt bằng bạo lực, cướp bóc, trao đổi không ngang giá "mua rẻ, bán đắt". Về điều kiện kinh tế: kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển mạnh. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học lúc này là lĩnh vực lưu thông. Các đại biểu của chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền tệ trong việc tích luỹ của cải, tạo điều kiện cho sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN. Họ nhìn thấy con đường để làm tăng của cải thương nghiệp, là ngoại thương thực hiện bán nhiều, mua ít. Về mặt chính trị: giai cấp tư sản non trẻ ra đời chưa nắm được chính quyền (chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc) do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại giai cấp phong kiến. - 9 - Về mặt tư tưởng và khoa học: là thời kỳ phát triển của chủ nghĩa duy vật đấu tranh với những thuyết tôn giáo, đặc biệt là những phát kiến địa lý (TK XV - XVI) tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang Ấn Độ . tạo điều kiện mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa, làn sóng du thương vàng từ châu Mỹ về châu Âu . vai trò của tư bản thương nghiệp được nêu cao đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chỉ đạo. Chủ nghĩa trọng thương không những ra đời ở các nước Tây Âu mà còn xuất hiện ở các nước khác. Ngoài những đặc điểm chung nó cũng có những đặc điểm khác nhau phù hợp với điều kiện lịch sử mỗi nước. Các đại biểu điển hình của Chủ nghĩa trọng thương: Antoine de Montchretien (1575-1622) người đầu tiên dùng từ kinh tế chính trị để chỉ môn học, Jean Baptiste Colbert (1619-1683), Thomas Mun (1571-1641), Williams Stafford (1554 - 1612). Chủ nghĩa trọng thương xuất hiện nhằm hướng dẫn hoạt động thương nghiệp, đẩy nhanh sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN và trực tiếp bảo vệ lợi ích của tư bản thương nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm lý luận Chủ nghĩa trọng thương nghiên cứu thương nghiệp đặc biệt là lĩnh vực lưu thông trao đổi. C.Mác đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XVI - XVII đã đi theo "cái hình thái chói lọi của giá trị để xem xét nền sản xuất TBCN" Những tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương ở các nước có những sắc thái riêng phản ánh đặc điểm riêng của từng nước ở Pháp là trọng thương công nghiệp, ở Anh gọi là trọng thương vàng. Tuy nhiên chủ nghĩa trọng thương đều có những tư tưởng kinh tế chung, đó là: Thứ nhất, tiền là của cải thực sự của xã hội: những người trọng thương coi tiền là của cải quốc gia, càng nhiều tiền quốc gia càng giàu có. Theo họ, - 10 - [...]... tham kho - C Mác, T bản, quyển I, chơng 24: Tích lũy nguyên thủy t bản - C.Mác, T bản, quyển III, chơng 20: Lịch sử về t bản thơng nghiệp - C.Mác, T bản, quyển II, chơng 10: Lý luận về t bản cố định và t bản lu động Chng 3 - 29 - HC THUYT KINH T T SN C IN ANH I HON CNH LCH S V C IM Lí LUN CA HC THUYT KINH T T SN C IN ANH 1 1 Hon cnh lch s ca hc thuyt kinh t chớnh tr t sn c in Anh Cỏc hc thuyt kinh t... là sản xuất nông nghiệp, đổi mới phơng thức kinh doanh trong nông nghiệp Tuy vậy, chủ nghĩa trọng nông cũng có những hạn chế do điều kiện lịch sử lúc đó nh: - 27 - - Họ cha hiểu thực tế giá trị tự nhiên nên cha hiểu giá trị thặng d, chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi - Họ hiểu sai ngành sản xuất và lao động sản xuất Cõu hi ụn tp - 28 - 1 Ti sao nhng ngi theo ch ngha trng thng ỏnh... nhn cụng nghip khai thỏc vng, cỏc kim loi quý - Quỏ sựng bỏi tin t, bng mi cỏch tớch lu tin 1.3.2 u im - 16 - Nhng quan im kinh t ca CNTT ó tin b hn so vi quan im kinh t ca phong kin, khc phc nhng nhc im ca kinh t phong kin (trung c) on tuyt vi nn kinh t t nhiờn, t cung t cp v nhng giỏo lý phong kin phỏt trin kinh t hng húa, m ng cho s phỏt trin ca kinh t hng húa ng thi to ra iu kin ra i v phỏt... ca mỡnh Ni dung ca Biu kinh t - phõn tớch Biu kinh t F.Quesnay ó a ra cỏc gi nh: + Nghiờn cu tỏi sn xut gin n - 23 - + Tru tng húa s bin ng ca giỏ c + Khụng xột n ngoi thng + Xó hi ch cú 3 giai cp c bn - Trong tay giai cấp sở hữu đã có sẵn 2 tỷ tiền thu tô - Giá trị tổng sản phẩm có 7 tỷ đồng, trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp là 5 tỷ, giá trị sản phẩm công nghiệp là 2 tỷ - Trong 5 tỷ sản phẩm... quy lut vt lý ễng a ra ni dung ca lý thuyt Trt t t nhiờn l: - 19 - - Tha nhn vai trũ ca t do cỏ nhõn, coi ú l lut t nhiờn ca con ngi khụng th thiu c, chng li ch phong kin v xem nú l ch khụng bỡnh thng - Ch trng thc hin t do cnh tranh gia nhng ngi sn xut hng húa - Tha nhn quyn bt kh xõm phm i vi ch t hu - Nh nc khụng nờn can thip sõu vo kinh t, nh nc nh ngi lm vn khụng nờn ng chm n r cõy (doanh nghip)... phng phỏp mụ t v dựng kinh nghim a ra cỏc kt lun cú tớnh khỏi quỏt nờn vp phi sai lm Nhng sai lm ca h thng l c s cho s ra i ca lý lun kinh t chớnh tr hc tm thng - 31 - H cao t tng t do kinh t, tớnh quy lut ca cỏc hin tng v quỏ trỡnh kinh t H thng xõy dng phm trự xut phỏt t ú hỡnh thnh h thng lý lun ca mỡnh nờn logic trỡnh by l cht ch II THN TH, S NGHIP V CC Lí THUYT C BN CA CC NH KINH T T SN C IN ANH... nghĩa trọng thơng, đặc biệt là trọng thơng Pháp một cách sâu sắc và khá toàn diện, Công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích t bản trong giới hạn của tầm mắt t sản Chính công lao này làm cho họ trở thành ngời cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại Hai là, Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng d từ lĩnh vực lu thông sang lĩnh... tích nền sản xuất t bản chủ nghĩa Ba là, nghiên cứu sản xuất không chỉ là quá trình sản xuất, sản xuất cá biệt đơn lẻ mà quan trọng hơn là đã biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội, một vấn đề hết sức to lớn của kinh tế chính trị Bốn là, lần đầu tiên tạo ra một hình ảnh có hệ thống và mô hình hóa về nền kinh tế thời họ, đây là nền móng cho sơ đồ tái sản xuất xã hội của C.Mác sau này... quỏ trỡnh sn xut ch khụng phi trong lu thụng Trao i ngang giỏ biu hin s hy sinh li ớch, cp búc thuc a, tớnh dõn tc hp hũi - 11 - Th t, vai trũ kinh t ca nh nc: ch ngha trng thng ỏnh giỏ cao cỏc chớnh sỏch kinh t ca nh nc i vi cỏc hot ng kinh t, cao s can thip ca nh nc trong nn kinh t a s cỏc bin phỏp m ch ngha trng thng xng u a vo bo lc v theo h cn cú quyn lc mi cú th thc hin c; iu tit lu thụng tin... cú khỏc nhau v phng phỏp thc hin v chu s tỏc ng ca hon cnh kinh t - xó hi So vi Anh thỡ Phỏp ch ngha trong thng ớt tớnh lý lun, thiờn v hot ng thc tin, tớnh cht trng thng cú phn khụng trit v bt u ca s tan ró - 15 - 1.2.3 Ch ngha trng thng Anh Ch ngha trng thng ra i sm nht v chớn mui Anh th k XVI - XVII chia lm 2 giai on: Giai on 1: (TK XV - XVI) c gi l giai on h thng v "Bng cõn i tin t", cm xut khu . môn học Kinh tế chính trị học, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế phúc lợi, Thương mại quốc tế và các lĩnh vực khác của kinh tế. tưởng kinh tế được hình thành có tính hệ thống thành các học thuyết kinh tế. Tư tưởng kinh tế của những người trọng thương được coi là học thuyết kinh tế

Ngày đăng: 12/12/2013, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w