Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa, con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phánhững chân trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng củamình trên toàn thế giới Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO đãviết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý, không cònnhững lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới,không còn những hòn đảo bí ẩn Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫncòn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu,những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là thứ mà những dân tộckhác chẳng mấy biết đến…”(12/1989) Các nhà du lịch thời nay vẫn mangnguyên vẹn trong mình trái tim nóng bỏng lòng đam mê khám phá nhữngchân trời xa lạ, những núi cao, vực thẳm, những sông dài, biển rộng…Tiếng gọi của thiên nhiên hùng vĩ, của rừng vàng biển bạc vẫn còn vangvọng và lôi kéo bước chân của những “kẻ lang thang” trên bước đường dungoạn Thêm vào đó, con người luôn bị quyến rũ bởi những gì đối lập vớithực tế mình đang sống, họ khao khát một cảm giác mới lạ, một chất xúctác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình Khi ống khói của các nhàmáy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh củabầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướngchung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giaothông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu.Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiềuquốc gia dưới góc độ tiếp cận này
Trang 2Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh
mẽ trong vài năm trở lại đây Đối với một số quốc gia như Kenya, Ecuado,Nepal, Costarica, Madagasxca,… du lịch sinh thái không phải là hoạt độngbên lề nữa, nó thực sự là một nguồn lợi quốc gia đem về một khoản ngoại
tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia
Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịchdựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế Một đặc điểm rất quantrọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồnmôi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triểnkinh tế xã hội Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc
tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm vớigiới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộcsống của người dân bản địa”
Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương(PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một
bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch.Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng pháttriển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và
ổn định Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái TừSapa – Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ởĐông Bắc Việt Nam, xuống Ba Vì, Cúc Phương, qua miền trung có Huế -Sơn Trà, lên Tây Nguyên có Đà Lạt – Buôn Đôn (Dak Lak), vô miền nam
có Cần Giờ - Vũng Tàu – đồng bằng Sông Cửu Long… tất cả đều có thểxây dựng và phát triển du lịch sinh thái với việc kết hợp các yếu tố tài
Trang 3nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du lịch đưa con ngườiđến với cảnh quan, khí hậu, các giá trị văn hóa lịch sử Các khu bảo tồnthiên nhiên, các vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch
Mã, Bà Nà, Yok Don, Cát Tiên, Dakina – Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo…
Hệ thống bãi biển, đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến PhúQuốc cũng được nhìn nhận như nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng chohoạt động du lịch sinh thái
Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, rừng ngậpmặn Cần Giờ đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển củathế giới Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinhthái
trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau Có một số loài cótên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạpnong,…Từ năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõicủa khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập Đến tháng 2/2003 tổchức du lịch thế giới công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu
du lịch sinh thái phát triển của thế giới
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinhthái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giaothông vận tải, nhân lực…Vì vậy, đề tài “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINHTHÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦNGIỜ” trên cơ sở phân tích hiên trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặnCần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trướcyêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù,
Trang 4xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơixây dựng khu du lịch sinh thái….Qua đề tài lần này hy vọng sẽ mang đếnmột con đường phát triển mới trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên cho rừngngập mặn Cần Giờ Đồng thởi góp phần quảng bá cho du lịch Cần Giờ -Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch sinh thái nước ta nói chung.
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyệnCần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ởCần Giờ
- Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nóichung và du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng
2.2 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụcho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài
- Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phântích tài liệu để hoàn thành đề tài
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngậpmặn Cần Giờ
- Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịchsinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ
Trang 5- Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ, từ đó đểkhai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây.3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khu du trữ sinh quyển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Thànhphố Hồ CHí Minh
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điềukiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịchsinh thái Cần Giờ qua sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực địa
5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang đượcnhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh
du lịch Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút cácchuyên gia về du lịch Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về dulịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam
5.1 TRÊN THẾ GIỚI
Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu dulịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á Ta có thể kẻ tên một số chương trìnhnghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái ( 1992-1993 ); chương trình môitrường Liên hợp quốc ( 1979 ), Tổ chức du lịch thế giới ( 1994 ), đặc biệt
là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden ( 1995 ); PATA ( 1993 );
Trang 6Cater ( 1993 ); Glaser ( 1996 ); wright ( 1993 ) Đáng chú ý là công trìnhnghiên cứu “ Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch vàquản lý “ của Kreg Lindberg ( 1999 ) và các chuyên gia của Hội Du lịchsinh thái quốc tế Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học
và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam
5.2 Ở VIỆT NAM
Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20năm trở lại đây Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫncòn hạn chế, đặc biệt là vấn đề du lịch sinh thái
Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “ Đánh giátài nguyên du lịch Việt Nam “ do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch;công trình “ Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên huyện Ba Vì ( Hà Tây ) phục vụ mục đích du lịch “ của Phótiến sĩ Đặng Duy Lợi( 1992 ); công trình “ Những định hướng lớn về pháttriển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ “ của Tổng cục du lịch( 1993 ); và công trình “ Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài
TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 “ của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist(1995 ) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phầnnào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưngchưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện cáccông trình nghiên cứu về du lịch sinh thái
Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện
đề tài “ Hiện trạng và những định hướng cho công tác qui
Trang 7hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL ( 1996-2010 ) với mụctiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch
và đề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCLcùng các phương án phát triển cụ thể Nghiên cứu này căn cứvào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùngĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan,vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu
về loại hình du lịch sinh thái cụ thể
Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của PhanHuy Xu và Trần Văn Thanh về “ Đánh giá tài nguyên du lịch
tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái ở ĐBSCL
“ Công trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa họccho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch sinh thái ởvùng ĐBSCL Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm du lịchsinh thái đa dạng nhằm phát triển du lịch bền vững…
Năm 2000, bài báo cáo khoa học về “ Định hướng qui hoạch
du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL “ của Trần VănThành và Phạm Thị Ngọc đã điều tra bổ sung các điểm dulịch sinh thái , thiết kế các tuyến , cụm du lịch sinh thái tựnhiên vùng ĐBSCL
Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của NgôVăn Phong về “ Phân tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh quan thiênnhiên để phục vụ cho du lịch sinh thái “ Tác giả đã ứng
Trang 8dụng phương pháp luận trong phân tích cảnh quan để cungcấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian dulịch sinh thái theo 3 vùng với 4 cụm du lịch sinh thái và đềxuất các giải pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản lí,thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội.
Gần đây, Phân viện điều tra qui hoạch rừng II đã xây dựngnhiều dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc Gia, các khu Bảotồn thiên nhiên nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và khaithác du lịch sinh thái ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vàĐBSCL, trong đó có các Vườn Quốc Gia Tràm Chim( 1999 ), Phú Quốc ( 2001 ), U Minh Thượng ( 2001 ), khuBảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ( 2002 ) Các dự ánnày đã phác thảo các sản phẩm du lịch sinh thái cần đượcđưa vào khai thác du lịch sinh thái
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiệnđược hiện trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh thái, bên cạnh đócũng chưa nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái ,đặc biệt ở Cần Giờ
Trang 9xa xưa, du lịch đã được xem là một sở thích, hay niềm đam mê của conngười Đó là sự khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mớihay đơn giản chỉ là sự nghỉ dưỡng Tuy nhiên, trước đây du lịch có thể chỉdành cho những người trong giới quý tộc, thượng lưu Nhưng ngày nay, dulịch đã được phát triển rộng hơn, nó không chỉ dành cho một tầng lớp nào
cả, mà nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa
xã hội của tất cả mọt người trên trái đất này Không chỉ góp mặt vào đờisống xã hội, du lịch còn được xem là một ngành kinh tế quan trọng củamột số quốc gia phát triển hiện nay Có thể nói rằng, du lịch là một ngànhcông nghiệp-công nghiệp du lịch-và nó chỉ đứng sau ngành công nghiệpdầu khí và công nghiệp ô tô Nguồn lợi mà du lịch đem về có thể vực dậynền kinh tế đang ốm yếu của các nước đang phát triển hiện nay Vậy dulịch được định nghĩa như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi đang được bànluận nhiều và đến nay vẫn chưa được thống nhất
Trang 10Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ “ du lịch “ bắt nguồn
từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được La Tinhhóa thành “ tornus “ và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành nhữngngữ khác nhau Chẳng hạn như : tourisme ( tiếng Pháp ), tourism ( tiếngAnh ), mypuzy ( tiếng Nga )…Ngày này ta thường bắt gặp thuật ngữ “tourist ” (trong tiếng Anh cũng có nghĩa là du lịch ) Theo Robert Lanquar,
từ “ tourist “ lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những năm1800
Ở mỗi quốc gia đều có những quan niệm thật lý thú về du lịch.Không quan niệm nào giống quan niệm nào, mỗi quan niệm đều thể hiệnmột phần nào đó về du lịch Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “ tourist “ đượcdịch thông qua tiếng Hán có nghĩa như sau: du là đi chơi, lịch là từng trải.Còn người Trung Quốc gọi “ tourist “ là du lãm, tức là để nâng cao nhậnthức Từ góc độ là người đầu tiên kinh doanh du lịch, Thomas Cook chorằng du lịch giúp cho du khách thụ hưởng những hứng thú tình cảm xã hộicao nhất, là tổ chức mà người ta phải dành cho nó những trách nhiệm lớnnhất Du lịch đối với người Nhật là một “ ngành công nghiệp tin tức “, cóthể phản ánh tình thế chính trị, nếp sống xã hội và những thay đổi về mặttài chính Đặt biệt để nhấn mạnh sự giao tiếp giữa người với người trong
du lịch, người Anh coi trọng sự tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi du lịch là “ngành lễ tân với một nhiệt tình tốt đẹp “ Xuất thân từ một quốc gia đứngđầu về kinh tế và tài chính, người Mỹ cho rằng những cuộc khủng hoảng
về mặt chính trị, kinh tế, xã hội như các cuộc nội chiến, các cuộc chiếntranh trong khu vực, nạn khủng bố, việc tăng giá xăng dầu, cùng với những
Trang 11thiên tai như bão lụt, động đất, núi lửa… đều có tác động trực tiếp đến dulịch, vì thế mà học gọi du lịch là “ ngành công nghiệp béo bệu “ Cònngười Nam Tư thì xem du lịch là “ tấm hộ chiếu đi đến một thế giới hòabình “ Mỗi quan niệm của mỗi quốc gia là mỗi khía cạnh của du lịch.Nhung nếu nhìn một cách tổng quát, tập hợp những quan niệm này thi ta sẽthấy rõ hơn về khái niệm du lịch.
Tuy nhiên trong vòng 6 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệphội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO ( International of Union OfficialTravel Organization ) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luônđược tranh luận Trong những hoàn cảnh ( thời gian, không gian ) khácnhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi quốc gia và mỗi nhànghiên cứu đều có những cách hiểu khac nhau về khái niệm du lịch Mộtngười nghiên cứu về du lịch đã từng nhận định rằng :” Đối với du lịch cóbao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Đầu tiên du lịchđược hiểu là việc đi lại của một cá nhân hay một nhóm người rời khỏi chỗ
ở của mình để đi đến những khu vực xung quanh để nghỉ ngơi, thư giãn,khám phá những điều mới lạ hay để chữa bệnh Bên cạnh đó cũng còn rấtnhiều những khái niệm khác nhau Nhà nghiên cứu học Ausher và Viện sĩNguyễn Khắc Viện đã đưa ra những khái niệm về du lịch khá ngắn gon vàxúc tích Ausher định nghĩa rằng “ du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cánhân “, còn Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng “ du lịch là sự mở rộngkhông gian văn hóa của con người “ Trong quyển sách “ Du lịch và kinhdoanh du lịch “, PTS Trần Nhạn đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau “
Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương mình đến
Trang 12một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những gái trị vậtchất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằmmục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền “ Dưới góc độ nghiên cứu củanhững nhà kinh tế, khái niệm du lịch được hiện lên là một ngành kinh tếhiện đại, một ngành công nghiệp không khói Du lịch đối với họ là mộtngành kimh tế đem lại lợi nhuận rất lớn nếu biết khai thác hết tiềm năngcủa nó.
Trong từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam ( tập 1, Hà Nội,1996), khái niệm du lịch được chia thành 2 nội dung Trước hết, du lịch làmột ngành nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cưtrú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan những danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử , công trình văn hóa nghệ thuật…Về mặt kinh tế -xã hội, dulịch được xem là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiềumặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dântộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, đối vớingười nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình Ngoài ra du lịch còn
là một lĩnh vực kinh doanh giải trí mang lại hiệu quả cao, có thể coi là hìnhthức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ
Như vậy, khái niêm du lịch có thể được xác định như sau : “ Dulịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự
di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhậnthức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tựnhiên, kinh tế và văn hóa ( I.I Pirogionic, 1985 )
Trang 131.1.2 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
1.1.2.1 TRÊN THẾ GIỚI
Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú Có nhiều cách đểphân loại loại hình du lịch, ở những góc độ khác nhau ta có những tiêuchí khác nhau để phân biệt Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư-wikipedia, các loại hình du lịch được phân loại như sau:
*Du lịch mạo hiểm ( Adventure tourism ): là loại hình du lịch liênquan đến hoạt động khám phá những miền đất xa xôi hẻo lánh, hứa hẹnnhững cuộc phiêu lưu và những điều bất ngờ Khi giới trẻ có khuynhhướng muốn trải qua những cảm giác mạnh, những kinh nghiệm bấtngờ, khác với những kì nghỉ truyền thống thì du lịch mạo hiểm là lựachon số một cho họ Ngày nay, loại hình du lịch nay đang được pháttriển rộng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Phương Tây Tuy nhiên
du lịch mạo hiểm cũng rất kén các du khách, nó đòi hỏi ở du khách khảnăng chịu đựng và một mức độ dũng cảm nào đó vì nó rất nguy hiểmcho tính mạng của những du khách
*Du lịch nông trại hay làng quê ( Agritourism ): là những tour dulịch mà điểm đến của nó là những nông trại hay một làng quê diển hình.Tham gia tour du lịch này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về cuộc sống cũngnhư công việc của những bác nông dân
*Du lịch ghế bành ( Amchair Tourism ) hay còn gọi là du lịch ảo(virtual Tourism ) là hình thức mà ban không phải đi đâu khỏi chỗ ở củabạn Nếu bạn có một chiếc ti vi hay một chiếc may vi tính nối mạng bạn
Trang 14sẽ có thể có những chuyến du lịch đến những nơi ban muốn ngay tại nhàcủa bạn.
*Du lịch văn hóa ( Cultural tourism ) là loại hình phổ biến trong dulịch, tập trung mối quan tâm đến một quốc gia hay một vùng đất nào đóchủ yếu dưới góc độ văn hóa Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến dulịch đến một đô thị có một bề dày lịch sử hoặc những thành phố lớncùng các công trình văn hóa của nó như các viện bảo tàng, nhà hát…Hình thức này cũng bao gồm, mặc dù không phổ biến lắm, việc đưa các
du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thămnhững nơi ở của các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc haynhững thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chươnghội họa Thông thường, du khách có hứng thú thưởng thức các giá trịvăn hóa sẽ đi du lịch thường xuyên hơn, ổn định hơn các du khách cónhững mục đích khác
*Du lịch đến những điểm bị thảm họa ( Disaster Tourism ) lả loạihình du lịch mà những du khách vì sự hiếu kì đã tìm đến những nơi đãtừng xảy ra những vụ thảm họa lịch sử
*Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch trong đó hệ sinhthái vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ý nghĩa xã hội Nó được địnhnghĩa cả với tư cách là một trào lưu xã hội vừa lẫn lĩnh vực kinh doanh
du lịch
*Du lịc đào tạo ( Educational tourism ) là hoạt động đưa khách đếnmột nơi nào đó để học một khóa ngắn hạn về lĩnh vực nào đó, vd nhưnấu ăn,làm nghề thủ công…
Trang 15*Du lịch đánh bài (Gambling Tourism ) phổ biến ở một số thànhphố như Atlantic City, Las Vegas, Macau hoặc Monte Carlo với mụcđích chơi bài trong các sòng bài nổi tiếng ở đây.
*Du lịch di sản (Heritage Tourism ) là những cuộc tham quan đếnnhững địa danh có tính chất lịch sử, các di sản thiên nhiên, di sản vănhóa…
*Du lịch sức khỏe ( Health Tourism ) : mục đích chính của nhữngtour du lịch này và vấn đề sức khỏe Du khách tham gia những tour này
để được đến những nơi mà học có thể được điều trị hoặc tham gia vàonhững cuộc thi để giảm cân…
*Du lịch balo ( backpacking tourism ) là loại hình du lịch củanhũng người trẻ tuổi muốn sự độc lập Với một chiếc balo gon nhẹ, họ
đi du lịch với một kinh phí có hạn nhưng đầy thú vị
*Du lịch y tế (Medical tourism ) là loại du lịch kết hợp với chữabệnh với việc tham quan, nghỉ ngơi và thưởng lãm những cảnh đẹp tạimột địa điểm du lịch nào đó
*Du lịch khu vực (Regional tourism )
*Du lịch thể thao ( Sport tourism ) gắn liền với các sự kiên thểthao
*Du lịch vũ trụ (Space tourism ) là một loại hình du lịch mới nổilên trong những năm gần đây do nhu cầu của một số nhà tỷ phú Họmuốn được tận hưởng những điều khác thường khi được bay lên các vìsao và các hành tinh khác trong vũ trụ Mỗi tour du lịch này khá là tốnkém
Trang 16* Du lịch thời trang (Fashion tourism ) thường được tổ chức ở Pari(Pháp) hay Bắc Kinh (Trung Quốc), những tour du lịch này thường kếthợp với những sự kiện thời trang, và kết hợp với việc mua sắm ‘hànghiệu’.
* Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trường quay, rạp chiếuphim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…
Ngoài các du lịch trên, ở mỗi quốc gia đều có cho mình những đặctrưng của các loại hình du lịch
1.1.2.2 Ở VIỆT NAM
Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương, ngành du lịch đã vàđang trở thành kinh tế mũi nhọn Hoạt động của du lịch phát triển theohướng bền vững mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳngnhững không phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch,
mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và môi trường.Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch đang là nỗ lựccủa các nước trên thế giới nhằm hấp dẫn du khách, trong đó Việt Namcũng không ngoại lệ, nhất là khi chúng ta đang nhắm tới những mục tiêuvào năm 2010: Thủ đô cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 nămThăng Long - Hà Nội
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên bantặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam,thắng cảnh nổi tiếng Bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước vàgiữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử- văn
Trang 17hóa quý giá Bởi vậy loại hình du lịch đã và đang phát triển đầu tiên phải
*Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM…
*Tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà Nẵng, Phú Thọ…
* Du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ô tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xetrâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở TâyNguyên, du thuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long…
*Du lịch cuối tuần ở TPHCM, Hà Tây, Vũng Tàu…
*Du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo…
*Du lịch tham quan các bảo tàng ở các thành phố lớn
*Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
*Du lịch mua sắm bắt đầu phát triển ở TPHCM, Hà Nội, Huế…
Trang 18*Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội
*Du lịch mạo hiểm: lặn biển ở Nha Trang, leo núi Tây Bắc, xuyênrừng Cúc Phương…
*Du lịch thể thao: dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn ĐồngMô…
1.2 DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên Du lịch sinhthái đã và đang trên đà chuyển mình và trở nên phổ biến đối với nhữngngười yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới mẻ trong thiênnhiên Có thể nói du lịch sinh thái xuất phát từ những trăn trở về môitrường, kinh tế-xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môitrường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại
Du lịch sinh thái (ecotourism) là khái niệm tương đối mới và đãnhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trongnhiều lĩnh vực khác nhau Đây là một khái nhiệm rộng được hiểu theonhững cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời Cóngười quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít
có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơidiễn ra các hoạt động du lịch Cũng có ý kiến cho rằng: Du lịch sinh tháiđồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch
có lợi cho môi trường hay có tính bền vững
Trang 19Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển
Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa rađịnh nghĩa về du lịch sinh thái là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựavào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đónggóp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực củacộng đồng địa phương
Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số địnhnghĩa rộng hơn về du lịch sinh thái
“ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặcthù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiênnhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệsinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triểnkinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng nhưgiáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiênnhiên một cách bền vững.” (Lê Huy Bá, 2000)
“ Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không
bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt : nghiên cứu, thưởngngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và cac biểu thị vănhóa được khám phá trong khu vực này.(cebllos – Lascurain, H, 1987)
“ Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làmbiến đổi Nó phải đóng góp vào bảo vệ tài nguyên và phúc lợi của dân địaphương” (L.Hens, 1998)
(1) Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 79, 80
Trang 20“ Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích khác với các khu tự nhiên,hiểu biêt về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làmbiến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triểnkinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộngđồng địa phương” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998).
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, địnhhướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bềnvững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia)
“ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và vănhóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”(Đinh nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam)
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng : quá trình đô thị hóa, công nghiệphóa, một mặt góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng caođời sống nhân dân; mặt khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môitrường sinh thái : tài nguyên sinh vật đa dạng sinh học và đang bị đe dọađến mức báo động, các dạng tài nguyên môi trường đất, nước, không khícũng đang trên đà suy thái và ô nhiễm
Cho đến nay, khái niệm Du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dướinhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, nhữngtranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất
về Du lịch sinh thái, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu
về Du lịch sinh thái đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựavào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng,
Trang 21quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướngdẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng caohiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ranhững tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóabản địa Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội
tụ các yếu tố cần, đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; tráchnhiệm với xã hội và cộng đồng
Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trong điều kiện thiênnhiên đó không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành.Tuy nhiên, để cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhàđiều hành và quản lý du lịch Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên vànhân công địa phương, đây là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nướcđang phát triển Du lịch sinh thái tạo nên những khao khát và sự thõa mãn
về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúcđược ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cựclên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ
1.2.2 CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên vàtài nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xãhội Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không kể đến tàinguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tàinguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái.Như vậy :
Trang 22“ Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành cácđiểm, các tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm : các cảnh quanthiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo củanhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn chu cầu về du lịch sinhthái”.
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tàinguyên du lịch sinh thái là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch,bao gồm : các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể vàcác giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinhthái tự nhiên đó Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và vănhóa bản địa đều được xem là tài nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có cácthành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệsinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm
du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, dulịch sinh thái nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên đã và đang khaithác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác Khả năng khai thác tàinguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năngcủa tài nguyên
- Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãnnhu cầu ngày càng cao và càng đa dạng của du khách
(2) Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 105
Trang 23- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đadạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm( các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dựtrữ sinh quyển…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ( vườn cây ăn trái, làng hoa…)
- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắnliền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như:các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thốngdân tộc…
1.2.3 DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều dự án về du lịch sinh thái,dưới đây chúng tôi xinh đưa ra một số dự án điển hình:
“Khu dự trữ Khỉ đột ở Rừng Không thể băng qua Bwindi”
ở Uganda Đây là nơi có chứa khoảng một nữa (300) của
số khỉ đột
Trang 24miền núi còn lại, khu dự trữ này trích ra 60% thu nhậpròng của mình cho phát triển cộng đồng mà tương hợp vớiviệc bảo tồn Du lịch thưởng ngoạn này kiếm được vàokhoảng 400000 USD/năm, làm cho khu Bwindi trở thànhkhu kiếm được doanh thu cao nhất trong các khu công viêncủa Uganda (Honey-80).
“Khu bảo tồn Annapuma” ở Nepal Khởi đầu vào năm
1985 để chống chọi với các tác động về môi trường củanhững người tiên hành các cuộc hành trình bằng xe bò và
để tăng thu nhập của địa phương từ du lịch sinh thái Dự ánnày tạo ra hơn 500.000 USD/năm cho các nỗ lực bảo tồn ởđịa phương
“Công viên Quốc gia” ở Nam Phi là một trong những
công viên nhạy cảm đối với cộng đồng và đổi mới nhất ở
Nam Phi, Pilanesberg đã thiết lập những dự án chia phần
thu nhập thật sáng tạo với cộng đồng địa phương Mộtchương trình sinh lợi nhiều cho phép những người chơi thểthao săn bắn những con tê giác trắng có nguy cơ tuyệtchủng bằng các khẩu súng bắn phi tiêu tẩm thuốc ngủ vàsau đó, họ được chụp ảnh bên cạnh những chiến lợi phẩmcủa họ
Trang 25(3) Weaver, David B (1998) Du lịch sinh thái trên Thế giới các nước kém phát triển, New York : CAB International, trang 21
Có thể nói, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá pháttriển trên thế giới Du lịch sinh thái có nhiều ở các nước phát triển và
cả ở những nước đang phát triển, kém phát triển Nó thu hút đượckhá đông du khách và họ rất thích thú với loại hình du lịch này.Ngoài ra, du lịch sinh thái còn mang lại lợi nhuận khá cao cho cácQuốc gia này
1.2.4 DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
1.2.4.1 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh như : Vịnh Hạ Long – disản của thế giới, Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới, một số vườnQuốc gia có hệ sinh thái đa dạng nuôi dưỡng nhiều loại động, thực vậtquý hiếm với không gian thoáng đãng rừng xanh ngút ngàn, biển cả êmđềm…Bên cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có những nét tín ngưỡng đặcsắc, những di tích khảo cổ, di sản văn hóa lịch sử,…khêu gợi tính tò
mò, ham hiểu biết của con người Tất cả tạo nên một nước Việt Namxinh đẹp, rất gần gũi nhưng tinh khôi, rất độc đáo lại hiền hòa, duyêndáng…là điểm du lịch sinh thái đầy háp dẫn, quyến rũ du khách trong
và ngoài nước Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ, thích hợp cho các loại hình dulịch sinh thái, du khách có thể đến tham quan, nghiên cứu, hội họp, giảitrí…
Trang 26(4) Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 185, 186, 187
Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam như :
Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng
Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉđơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành, tươimát, để được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh, suốimát, bãi biển mênh mông…Loại hình du lịch này có thể thu hút mọitầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước; và là địa điểmthường đến là những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giảitrí…có cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, nghỉdưỡng
Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo
du lịch này, thường đến các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh tháiđặc biệt : có loài động, thực vật quý hiếm hay các khu di tích lịch sử,các khu di sản văn hóa thế giới,…( Nam Cát Tiên, Cát Bà, Bạch Mã,địa đạo Củ Chi, Phú Quốc…)
Du lịch hội nghị, hội thảo
Trang 27Một số khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh học đa dạng, đặcbiệt có : các loài thú quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng, một số disản văn hóa, lịch sử thế giới thu hút các nhà đầu tư thế giới hoặc cácnhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động vật,…đến để bàn luận vềcác vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trongquy hoạch, bảo vệ những di sản thế giới ( Vịnh Hạ Long, Cần Giờ,Phú Quốc…)
Du lịch về thăm chiến trường xưa
Loại hình du lịch này dành cho những du khách là nhữngchiến sĩ trong và ngoài nước đã từng sống, chiến đấu ở những vùngrừng núi, hải đảo trong chiến tranh Sau thời gian chuyển công táchoặc đi kinh tế ở nơi khác muốn trở về nơi xưa để ôn lại kỷ niệmmột thời Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu của dân tộc,hay học sinh, sinh viên đến đây để nghe thuyết minh viên địaphương kể về những cuộc chiến đấu và các chiến công hiển hách củanhân dân ta Du khách thường đến những khu bảo tồn thiên nhiên cócăn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử ( Phú Quốc, Bạch Mã,Nam Cát Tiên…)
Du lịch sinh thái rạn san hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức dulịch khá mới mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận.việc tận dụng các rạn sinh thái san hô cho phát triển DLST là hìnhthức bảo tồn không chỉ cho các tảng đá san hô mà còn cho cả nhữngsinh vật biển sống nhờ các bãi đá này Hệ sinh thái san hô là hệ sinh
Trang 28thái phong phú nhất trên trái đất, nó được ví như những khu rừngnhiệt đới về sự đa dạng và mức đô sinh sản.
Nhưng trong những năm gần đây, do sự nóng lên của toàncầu, sự ô nhiễm môi trường từ các hoạt động ven biển và sự khaithác quá mức của con người đã làm suy thái và biến mất nhiều rạnsan hô có tầm qua trọng và với quy mô không nhỏ Hiện nay, ở ViệtNam có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát triển dulịch sinh thái rạn san hô là:
- Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
- Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)
- Vùng vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hòa)
- Các quần đảo miền Trung
- Đảo Phú Quốc
1.2.4.2 HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
*Thuận lợi:
- Nhu cầu trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách Do đó
du lịch sinh thái đã trở thành ngành “ công nghiệp không khói
” đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, vừa để phát triển dulịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững Vìnước Việt Nam ta có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên
ưu đãi như : có rừng, có núi, sông suối dồi dào và những biểnđẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung
Trang 29các loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thếgiới hoặc di sản thế giới Ngoài ra còn có các tài nguyên dulịch văn hóa như : đình chùa, di tich lịch sử, di tích khảo cổ, lễhội…
- Trong năm 2002, du lịch tăng 11-12% lượng khách quốc tế,
đã chứng tỏ tiềm năng kinh tế về ngành du lịch là rất lớn,trong đó du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên đềutăng nhiều như : Phú Quốc có hơn 25.000 du khách đến từThái Lan…
- Nhà nước tiếp tục nâng cấp các khu bảo tồn thiên nhiên thànhVườn Quốc gia dể tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịchsinh thái
Trang 30- Chưa có luật về du lịch sinh thái.
- Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu
du lịch sinh thái chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao
- Thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển,nghiên cứu khoa học và tổ chức khoa học trong và ngoài nước
để phục vụ cho việc bảo tồn, phát triển các hệ sinh thái rừngcũng như hoạt động du lịch sinh thái
- Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viênbảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp
- Người dân có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn, lạc hậu,cũng gặp khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển du lịchsinh thái
- Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở cácskhu du lịch sinh thái hiện nay
- Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quanthiên nhiên hiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CẦN GIỜ
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ ChíMinh, nằm án ngữ ở vùng biển phía Đông Nam thành phố và cách trungtâm thành phố khoảng 50km
Bán đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh Diện tích tự nhiên của huyệnCần Giờ là 71.642 ha (chiếm trên 30% diện tích của toàn thành phố), trong
đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33129 ha) là đấtrừng và rừng Theo thống kê của huyện năm 1999, dân số Cần Giờ là
58819 người, gồm 28645 nam và 29912 nữ thuộc 11842 hộ; trong đó
31363 người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc 24500 người
Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,23% Mật độ dân số trung bìnhtoàn huyện là 82 người/km2
Cần giờ là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng vàđánh bắt thủy sản, về lâm nghiệp, về nông nghiệp, và đặc biệt là về du lịchsinh thái Cần Giờ hội đủ các yếu tố cần cho phát triển du lịch sinh tháinhư: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên,truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian Là huyện duynhất của thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn gắn với mạng lướisông rạch quanh co uốn khúc Hơn nữa, Cần Giờ còn có khu di tích lịch sửcách mạng rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà
Trang 32vườn cây trái và nuôi trồng thủy hải sản; khu Lâm Viên Cần Giờ với nhiềukhả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Như vậy, ở Cần Giờ hai yếu tố rừng và biển là hai yếu tố quantrọng quyết định, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và pháttriển kinh tế-xã hội của huyện Cần Giờ nói chung Trong những năm gầnđây, chính nhờ lợi thế phát triển du lịch mà Cần Giờ được đầu tư nhiều về
cơ sở hạ tầng, trong đó các tuyến đường giao thong được ưu tiên hàng đầu.Hiện nay, tuyến đường rừng Sác là tuyến đường chính, xuyên suốt từ phàBình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao
2.2 TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN
Nói đến du lịch Cần Giờ, yếu tố đầu tiên thu hút khách du lịch làcảnh quan tuyệt vời của khu rừng ngập mặn Cần Giờ Rừng ngập mặn CầnGiờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệsinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn RừngCần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnhhưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rấtphong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn vànơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh,cá và động vật có xương sống khác.Động vật ở đây cũng đa dạng không kém thực vật Khu hệ động vật thủysinh không xương sống trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ độngvật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú Trong
đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè ( gekogecko), kỳ đà nước ( varanus salvator)…Khu hệ chim có khoảng 130 loàithuộc 47 họ, 17 bộ Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải
Trang 33chim nước sống trong nhiều sinh cánh khác nhau Đây là một khu rừng màtheo các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệthuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ làđịa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.2.3 TIỀM NĂNG BIỂN
Cần Giờ có bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi ĐồngTranh Mũi Cần Giờ cách mũi Nghinh Phong Vũng Tàu 10km đường biểnbăng qua vịnh Ghềnh Rái Từ bờ biển nhìn ra là một bãi triều rộng hàngcây số khi triều thấp với khoảng cách từ bờ trên 4km ở phía mũi Cần Giờ
và trên 1km ở phía mũi Đồng Tranh Nhìn chung, toàn bãi Cần Giò là mộtbãi bồi rộng trên 100km2 Cũng cần phải nói thêm rằng, bãi Cần Giờ làđoạn bờ biển phía Đông cuối cùng của dải bờ biển Việt Nam ( tính từ Bắcvào Nam) có khả năng cải tạo phục vụ du lịch , tắm biển Đi xa hơn xuốngphía Nam, bờ biển bị sình lầy khống chế và ít có giá trị phục vụ du lịch-nghỉ ngơi giải trí
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, trong những năm qua, huyện CầnGiờ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một số lĩnh vực kinh tế then chốt như:nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, thu hút du lịch, nôngnghiệp và một số dịch vụ nhằm đưa dân chúng thoát ra khỏi sự nghèo đói
và từng bước đuổi kịp các quận huyện khác của thành phố
Trang 34CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DỰ TRỮ SINH
QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
3.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm cấc loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của câc sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây
Trước chiến tranh Cần Giờ thuộc tỉnh Đòng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú Rừng ngập mặnCần Giờ được che phủ dày trên diện tích hơn 40000 ha Các loài cây rừng chịu mặn, chịu lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25-40cm
là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng cho thành phố Sài Gòn xưa kia, Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loại cua biển, tôm cá, nghêu sò nước
lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đong Nam Bộ Trong các thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ, rừng Sác nằm trên con đường giao thông huyết mạch, là cửa ngõ đuongef thủy yếu hầu của Sài Gòn Nhân dân và bộ đội đặc công rừng Sác anh hung là nỗi kinh hoàng của bọnxâm lược Từ đó chúng cho rằng: Còn rừng Sác thì Sài Gòn không ổn định.Cho nên với phương châm chiến tranh hiện đại, Mỹ quyết tâm lột da rừng Sác Từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuông khu rừng này
1017515 galons chất khai hoang trong đó có 62,2% là hợp chất màu da cam Mất rừng đất trở nên cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn nghiêm trọng, nhiều vùng đất đã trở thành sa mạc mặn Sau ngày đất nước giải phóng, cấc nhà sinh thái học người Mỹ như Pleifer, Wasting sau khi xem tận mắt
Trang 35khu rừng Sác, đã phát biểu: Phải cần khoảng 100 năm để khôi phục hệ sinhthái Cần Giờ Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh Năm 1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm Trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn Sau 20 năm với biết bao công sức và tiền bạc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được chương trình Con Người
và Sinh Quyển_ MAB của UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyểnđầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển củathế giới Các nhà khoa học trên thế giới đã đến thăm và không khỏi thánphục : Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng trồng được chăm sóc tốt nhấttrên thế giới nó không chỉ là tài sản của nhân dân Việt Nam mà đã trởthành tài sản của nhân loại trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển củathế giới
3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ, Thànhphố Hồ Chí Minh Khu dự trự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đượchình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, nằm ở cửa ngỏ Đông NamThành phố Hồ Chí Minh
Tọa độ:
Trang 36Vĩ độ Bắc: 10022’B – 10040’B
Vĩ độ Đông: 106046’B – 107001’ĐGiới hạn bởi các đoạn song, rạch, tắc: Sông Soài Rạp – sông VàmSát – rạch Đôn – tắc An Nghĩa – sông Lòng Tàu – tắc Rổi – sông ĐồngTranh – tắc Nước Hội – sông Thị Vải – sông Gò Gia – sông Cái Mép vàBiển Đông
Từ Bắc xuống Nam dài 28km; từ Đông sang tây dài 30km
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữsinh quyển cần Giờ giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây; và giáptỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đông
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là
75740 ha, trong đó vùng lõi 4721 ha, vùng đệm 41319 ha, và vùng chuyểntiếp 29880 ha
3.2.2 ĐỊA HÌNH
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình không bằngphẳng, không theo quy luật từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, có dạng làvùng trũng cao độ 0,0 – 1,5m, hướng nghiêng từ ba mặt Đông – Nam –Tây tạo thành lòng chảo ở trung tâm và lệch về hướng Đông Bắc, trừ núiGiồng Chùa cao 10,1m Có thể chia thành 5 dạng địa hình theo bảng sau:
Trang 374 Ngập theo chu kỳ năm 1,0 – 1,5
5 Ngập theo chu kỳ nhiều
năm
> 1,5
Bảng 1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ
Do lực tương tác sông – biển vùng rừng ngập mặn Cần Giờ có thểthấy rõ nét:
Trên tuyến sông Soài Rạp hiện tượng bồi đắp các cửa sông và lònglạch làm cho cạn dần ở khu vực Lâm Viên Cần Giờ (xã Long Hòa),rừng ngập mặn có xu hướng thu hẹp theo hướng Tây – Đông
Trên tuyến sông Lòng Tàu _ Gò Gia – Thị Vải hiện tượng xói lở ởkhu vực Cù Lao Phú Lợi, mũi Cần Giờ, mũi Đông Hòa vẫn tiếp tục
và có xu thế mạnh hơn sông nên rừng ngập mặn có xu hướng bền và
mở rộng về hướng Tây – Bắc
3.2.3 THỔ NHƯỠNG
Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới do phù
sa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nềnđất Đất ở Cần Giờ được cấu tạo bởi các quá trình trầm tích sét, quá trìnhphèn hóa và quá trình nhiễm mặn
Có 5 loại đất cơ bản:
Đất mặn
Trang 38Thấp nhất Thành phố Hồ Chí Minh, với lượng mưa trung bình từ
1300 – 1400 mm/năm, có xu hướng giảm dần từ bắc xuống Nam: Cần Giờ1557mm/năm; Tam Thôn Hiệp 1504mm/năm; và ở Mũi Nhà Bè 1744mm/năm Số ngày mưa không quá 160 ngày/ năm Mùa mưa thường bất đầu từtháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm, tập trung vào tháng 6 và tháng9