ĐỐI VỚI NHỮNG CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN

5.2.3.ĐỐI VỚI NHỮNG CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Trong lĩnh vực du lịch sinh thái, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải bảo vệ nghiêm ngặt sự toàn vẹn của môi trường và phải đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng dân cư trước hết là dân cư địa phương tại nơi có hoạt động du lịch sinh thái. Hiện nay, dân cư tại Cần Giờ đa phần vẫn còn hoạt động lẻ tẻ, tham gia tự phát, thậm chí không được chấp nhận vào các dịch vụ du lịch sinh thái. Và bộ phận này thường gây ra những tác động tiêu cực cho tài nguyên, môi trường du lịch và cả cho khách du lịch. Vì vậy, cần nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của dân cư địa phương với hoạt động du lịch sinh thái để tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cho họ có đầy đủ phẩm chất, năng lực tham gia như

những chủ nhân quan trọng và không thể thiếu được. đưới đây là một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của người dân địa phương trong hoạt động du lịch sinh thái tại Cần Giờ:

• Mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn thiên nhiên của khu vực.

• Các kế hoạch tổ chức du lịch sinh thái cần tôn trọng nền văn hóa địa phương, tránh xung đột giữa cư dân địa phương với những nền văn hóa xa lạ do khách du lịch mang lại.

• Cần tổ chức các lớp giáo dục về môi trường cho cư dân địa phương để nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của sinh thái và môi trường. Cần cho họ hiểu rằng: Mất đi tài nguyên rừng là một thiệt thòi không thể tính bằng tiền và nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho môi trường sống của chính chúng ta.

• Khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lý và hướng dẫn khách trong các khu du lịch sinh thái.

• Cần trích một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch sinh thái cần được sử dụng vào hoạt động maketing về giáo dục cộng đồng liên quan đến hoạt động du lịch, trong đó có việc quảng bá, khuếch trương giá trị tài nguyên và các tác động của nó, trong đó có việc mở các lớp học ngắn ngày kết hợp lý thuyết với thực tiễn về nâng cao liên tục nhận thức của người dân.

Những người tổ chức hoạt động du lich sinh thái, đơn vị chủ trì khai thác và bảo vệ tài nguyên trước hết phải là những tổ chức giáo dục cộng

đồng dân cư nhận thức về môi trường sinh thái, là những người có khả năng diễn giải môi trường hoặc gián tiếp tới khai thác bảo vệ tài nguyên. Họ phải biết kết hợp chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch đem lại với người dân tham gia và với cả cộng đồng. Một số mô hình gắn kết hoạt động của dân cư địa phương với các đơn vị tổ chức du lich sinh thái đã tỏ ra rất thành công như ở Bali (Indonesia), Phuket (Thai Lan), Tasmania (Australia), Abaca (Fiji)… trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần được trao đổi và tổ chức. việc chia sẻ lợi ích từ du lịch sinh thái với dân cư địa phương cùng quá trình giáo dục sẽ đảm bảo sự bền vững trong phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ nói riêng và trên cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 56 - 58)