HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 28 - 31)

*Thuận lợi:

- Nhu cầu trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó du lịch sinh thái đã trở thành ngành “ công nghiệp không khói ” đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, vừa để phát triển du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như : có rừng, có núi, sông suối dồi dào và những biển đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung các loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới hoặc di sản thế giới. Ngoài ra còn có các tài nguyên du

lịch văn hóa như : đình chùa, di tich lịch sử, di tích khảo cổ, lễ hội…

- Trong năm 2002, du lịch tăng 11-12% lượng khách quốc tế, đã chứng tỏ tiềm năng kinh tế về ngành du lịch là rất lớn, trong đó du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên đều tăng nhiều như : Phú Quốc có hơn 25.000 du khách đến từ Thái Lan…

- Nhà nước tiếp tục nâng cấp các khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn Quốc gia dể tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch sinh thái.

*Khó khăn :

- Tại các khu bảo tồn thiên nhiên công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa được rõ ràng, chi tiết, cụ thể. - Việc xây dựng cơ sở vật chất như : đường sá, nhà nghỉ…chưa

đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lý và ngay cả những người làm bảo vệ.

- Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước, cũng như nước ngoài cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng ở các khu du lịch sinh thái.

- Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu du lịch sinh thái chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. - Thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển,

nghiên cứu khoa học và tổ chức khoa học trong và ngoài nước để phục vụ cho việc bảo tồn, phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái.

- Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp.

- Người dân có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn, lạc hậu, cũng gặp khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái.

- Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các skhu du lịch sinh thái hiện nay.

- Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ (Trang 28 - 31)