Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

MỤC LỤC

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 1. TRÊN THẾ GIỚI

Ở VIỆT NAM

Hoạt động của du lịch phát triển theo hướng bền vững mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳng những không phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch, mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch đang là nỗ lực của các nước trên thế giới nhằm hấp dẫn du khách, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhất là khi chúng ta đang nhắm tới những mục tiêu vào năm 2010: Thủ đô cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

DU LỊCH SINH THÁI

  • DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

    Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành, tươi mát, để được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh, suối mát, bãi biển mênh mông…Loại hình du lịch này có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước; và là địa điểm thường đến là những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí…có cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng. Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên, học sinh yêu thích tiềm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học, các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài động – thực vật…của vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển…Du khách tham gia loại hình du lịch này, thường đến các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc biệt : có loài động, thực vật quý hiếm hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn hóa thế giới,…( Nam Cát Tiên, Cát Bà, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc…).

    ĐẶC ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ

    KHÁI QUÁT VỀ CẦN GIỜ

    Như vậy, ở Cần Giờ hai yếu tố rừng và biển là hai yếu tố quan trọng quyết định, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Trong những năm gần đây, chính nhờ lợi thế phát triển du lịch mà Cần Giờ được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, trong đó các tuyến đường giao thong được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tuyến đường rừng Sác là tuyến đường chính, xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.

    TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN

    Đây là một khu rừng mà theo các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Rừng ngập mặn Cần Giờ là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

    ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

    • ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
      • ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI RỪNG NGẠP MẶN CẦN GIỜ 1. VỀ THỰC VẬT

        Năm 1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm Trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình không bằng phẳng, không theo quy luật từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, có dạng là vùng trũng cao độ 0,0 – 1,5m, hướng nghiêng từ ba mặt Đông – Nam – Tây tạo thành lòng chảo ở trung tâm và lệch về hướng Đông Bắc, trừ núi Giồng Chùa cao 10,1m. • Trên tuyến sông Lòng Tàu _ Gò Gia – Thị Vải hiện tượng xói lở ở khu vực Cù Lao Phú Lợi, mũi Cần Giờ, mũi Đông Hòa vẫn tiếp tục và có xu thế mạnh hơn sông nên rừng ngập mặn có xu hướng bền và mở rộng về hướng Tây – Bắc.

        Huyện Cần giờ với mạng lưới sông rạch chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào bởi hai cửa chính hình phểu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, nguồn nước từ sông đổ ra là hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp. Như vậy, ta thấy rằng nếu so với các khu rừng ngập mặn khác trong nước cũng như các nước khác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương thì hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ mang tính đa dạng sinh học tương đối cao hơn và phong phú hơn.

        Bảng 1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ.
        Bảng 1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ.

        HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

        • CÁC DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
          • HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

            Trong hệ thực vật này có một kiểu rừng đặc biệt đó là rừng hỗn giao lá rộng mưa mùa nhiệt đới, kể cả kiểu rừng tre nứa qua nhiều năm chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề nhưng vẫn còn sót lại như rặng rừng , tre gai, táo rừng…còn lại chủ yếu là những loại cây sống trong vùng nước lợ và ngập mặn như: Hội đoàn chà là, ráng, chìa vôi thường mọc trên địa hình cao ít ngập nước. Tại đây du khách sẽ thấy hàng ngàn con theo bầy sống tự nhiên nơi rừng đước giữa đầm như bán đảo, vào tham quan bằng xuồng tam bàn, len lỏi vào khu rừng đước để tận mắt chứng kiến những con dơi quạ bay với sải cánh rộng cả thước sống tự nhiên. Ngoài việc là một khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn Cần Giờ trước đây còn là Căn cứ địa cách mạng, một di chỉ văn hóa – lịch sử nổi tiếng, ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

            Hiện tại, quy hoạch về một khu đô thị lấn biển ở khu vực này đã được chính phủ phê duyệt có diện tích khoảng 872 ha với mục tiêu xây dựng đến năm 2010, đưa Cần Giờ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch – thương mại, trong đó có cả khu bảo tồn về sinh thái biển. Cùng với cảnh quan, môi trường nghỉ ngơi giải trí của mình, rừng ngập mặn Cần Giờ đã tạo nên giá trị quan trọng nhất và vô giá của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đối với nhân dân thành phố hồ Chí Minh nói riêng, cả nước và thế giới nói chunh.

            Bảng   3:   Thống   kê   số   lượng   khách   tham   quan   Lâm   Viên   Cần   Giờ   từ  1997-1999 (nguồn: Lê Văn Sinh, Lâm viên Cần Giờ, 1999)
            Bảng 3: Thống kê số lượng khách tham quan Lâm Viên Cần Giờ từ 1997-1999 (nguồn: Lê Văn Sinh, Lâm viên Cần Giờ, 1999)

            MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN

            Như vậy nhìn chung, du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ đã có những bước phát triển đầu tiên nhưng để phát triển bền vững, lâu dài thì cần chú trọng đầu tư vào các khâu tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu….

            CẦN GIỜ

            • VỀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

              Trước khi thực hiện một dự án phát triển du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ cần xem xét những ảnh hưởng của nó đến môi trường, ví như việc làm thêm đường bộ ở rừng ngập mặn là không nên vì ta biết rằng đối với khu bảo tồn thêm một quãng đường 10km là rút ngắn 5 lần quãng đường sinh tồn của nó. Bên cạnh việc hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử và các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương, hướng dẫn viên cần phải có kiến thức vững vàng về sinh thái rừng ngập mặn để giải thích và hướng dẫn khách cách tham quan sao cho không làm tổn thương đến môi trường xung quanh. Trong lĩnh vực du lịch sinh thái, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải bảo vệ nghiêm ngặt sự toàn vẹn của môi trường và phải đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng dân cư trước hết là dân cư địa phương tại nơi có hoạt động du lịch sinh thái.

              • Cần trích một phần lợi nhuận từ hoạt động du lịch sinh thái cần được sử dụng vào hoạt động maketing về giáo dục cộng đồng liên quan đến hoạt động du lịch, trong đó có việc quảng bá, khuếch trương giá trị tài nguyên và các tác động của nó, trong đó có việc mở các lớp học ngắn ngày kết hợp lý thuyết với thực tiễn về nâng cao liên tục nhận thức của người dân. Một số mô hình gắn kết hoạt động của dân cư địa phương với các đơn vị tổ chức du lich sinh thái đã tỏ ra rất thành công như ở Bali (Indonesia), Phuket (Thai Lan), Tasmania (Australia), Abaca (Fiji)… trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần được trao đổi và tổ chức.

              PHẦN KẾT LUẬN

              Phát triển du lịch Cần Giờ là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, nâng cao dân trí,…của một huyện được coi là nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh. • Trong các kế hoạch tổ chức, các nhà đầu tư và các nhà quản lý cần phải nắm vững về sinh thái môi trường, đặc biệt là sinh thái môi trường của vùng rừng ngập mặn Cần Giờ để bảo vệ yếu tố môi trường đặc thù và nhạy cảm của nơi đây. Bên cạnh việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng, mỗi hướng dẫn viên cần được đào tạo một khóa về “Sinh thái phục vụ du lịch” (gọi tắt là Sinh Thái Du Lịch) để tạo cho du khách sự hứng thú cũng như hướng dẫn cách thức tham quan, tìm hiểu sao cho không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

              Tổ chức các lớp huấn luyện cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị đặc thù của thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ. • Phát triển Cần Giờ thành đô thị du lịch với rừng ngập mặn hết sức hấp dẫn du khách để có thể hòa chung tuyến du lịch : Cần Giờ - Vũng Tàu – Mũi Né mang ý nghĩa kinh tế - xã hội và môi trường sâu sắc.