Chương 5 CÁCH XÁC ÐỊNH TỨ TRỤ Chú ý : bạn cần có : vạn niên lịch; bảng 60 hoa-giáp bảng 10 can, 12 chi nếu bạn chưa thuộc; --- Bạn có thể đi ngay vào việc học khoa Tử Bình với năm t
Trang 1Chương 5
CÁCH XÁC ÐỊNH TỨ TRỤ Chú ý : bạn cần có :
vạn niên lịch;
bảng 60 hoa-giáp
bảng 10 can, 12 chi nếu bạn chưa thuộc;
- Bạn có thể đi ngay vào việc học khoa Tử Bình với năm tháng ngày giờ sinh của 1 người tưởng tượng, hay của một người thân của mình, hay tại sao không là của chính mình ?
Trước hết, bạn có ngày sinh theo dương lịch, chỉ cần dùng vạn niên lịch để có năm tháng ngày giờ theo âm lịch, mà chưa cần phải mất thì giờ học cách định năm tháng ngày giờ âm lịch vội Mục đích của ta là học phương pháp mà, rồi sau mới vận dụng vào các trường hợp cụ thể
Ngày xưa khi kỹ thuật sao chép còn sơ khai, ngay cả người đọc thông viết thạo cũng rất hiếm, người ta mới đặt những bài vè, bài phú bằng văn vần để dễ nhớ, còn ngày nay, ta chỉ việc photocopy, tra cứu sách vở, ngay cả lập trình, để có được 1 bảng số nhanh chóng
Dĩ nhiên, trong sách này, tôi sẽ trình bày cách lập tứ trụ theo bài bản
Trong các khoa bói toán trung hoa , người ta chỉ dùng âm lịch Năm tháng ngày giờ nào
đó cũng là một tứ trụ, dù là của một lúc bất kỳ, hay là ngày sinh tháng đẻ của một người
Triết lý âm dương, ngũ hành, bát quái bắt nguồn từ văn minh nông nghiệp, nên thời tiết được theo dõi rất kỹ để có thể làm mùa Nói âm lịch, nhưng thực ra là lịch tiết khí Vậy bạn hãy quên đi dương lịch, quên luôn cả âm lịch theo như ta thường thấy khi lấy năm, tháng ngày giờ theo lịch treo tường , và ngày Tết (giao thưà) là đổi năm, mà chỉ dùng
âm lịch theo tiết khí
Lịch tiết khí có 12 tháng, gồm 12 tiết, và 12 khí (xem bảng sau đây) :
Trong dự đoán tứ trụ và bát quái chỉ dùng "tiết", không dùng "khí " Chúng ta không cần nhớ ý nghiã của tiết khí, nhưng chú trọng tới mùa và ngũ hành của mùa, của tháng
Ngày nay, chúng ta dùng dương lịch; vậy chúng ta phải chuyển từ dương lịch sang âm lịch
Năm tháng ngày giờ âm lịch đều gọi theo can chi, thứ tự cuả can-chi năm, tháng, ngày, giờ đều là thứ tự của bảng 60 hoa giáp Bảng này cứ 1 vòng 60 (năm, tháng, ngày, giờ) thì trở lại như cũ
Lúc mới học, bạn có thể dùng vạn niên lịch, để có tứ trụ, lập bảng số … rồi đọc sách, học cho nhanh
Về sau, khi cần coi mệnh thực sự, thì phải biết đổi lịch để xác định tứ trụ chính xác, trước khi lập bảng số
Trang 2Bảng Tháng / Tiết / Khí
Nên nhớ : năm âm lịch luôn luôn bắt đầu từ tháng Dần là tháng giêng 1 ; rồi mão là tháng 2…, đừng lầm với thứ tự điạ chi theo đó tý là 1, sửu là 2 …
1) Ðầu tiên phải để ý giờ sinh 1 ngày âm lịch có 12 giờ , 1 giờ dương lịch = 2 giờ âm lịch; bắt đầu từ sau 23 gìờ là đã bước sang ngày hôm sau theo âm lịch rồi, vậy phải nhớ để ý những trường hợp sinh từ 23 giờ đến 24 giờ ngày n, là đã rơi vào ngày n+1
Ví dụ sinh lúc 23 giờ 35 ngày 15/3/2003, ta có thể coi như sinh lúc 0 giờ 35 ngày 16/3/2003 cũng không sai, vì khi chuyển sang âm lịch thì đều như nhau Ðiểm này rất quan trọng, vì sang giờ khác nếu là ngày bình thường thì không nói gì, nhưng nếu ngày n+1 đó lại là ngày đổi tháng, thì cũng có thể là đổi mùa - làm ngũ hành vượng suy thay đổi ; và khi đổi tháng, nếu là tháng 12 qua tháng giêng thì cũng là đổi năm !
Do đó nếu đổi sai là sai hoàn toàn, và mệnh của người mà bạn muốn xem không ăn nhập gì với mệnh có ngày mà bạn tìm được; đó chỉ là một mệnh giả tưởng Vừa là công cốc, vừa được dịp để người ta cười cho, hay nghi ngờ khả năng của bạn
2) Cách sắp xếp can chi trụ năm : 1 vòng hoa giáp có 60 năm, theo thứ tự từ 1 đến
60, tạm gọi là số thứ tự hoa giáp ( tạm viết tắt là shg), ví dụ giáp tý là 1, ất sửu là 2 , bính dần là 3 …., đến quý hợi là 60; rồi trở lại giáp tý… (xem bảng 60 hoa giáp)
Ranh giới giữa 2 năm âm lịch là thời điểm lập xuân (chứ không phải mồng 1 tháng giêng – ngày Tết như chúng ta thường nghĩ) Nói thời điểm là nếu cần phải xuống đến giờ-phút lập xuân (trong vạn niên lịch), trên đây vừa nói lý do tại sao
- Hoặc bạn lấy vạn niên lịch, tra theo năm dương lịch để có năm can-chi; ví dụ 2002 là
nhâm ngọ Cách này là cách phổ thông; nhưng phải có vạn niên lịch;
- Hoặc bạn lấy năm dương lịch nào đó trong quá khứ mà bạn biết chắc là giáp tý; ví dụ
1924, hay 1864 làm chuẩn, rồi :
lấy năm sinh (hay năm muốn biết can chi, ví dụ trên đây là 2003 ) trừ năm chuẩn, cộng thêm 1 : (2003 - 1924) + 1 = 80;
Trang 3lấy modulo 60 cuả 80 (modulo a cuả b là số dư của b : a) 80/60 = 1 , dư 20; nếu là
chia chẵn thì coi như dư 60;
tìm số thứ tự hoa giáp (shg) = 20 trong bảng 60 hoa-giáp , ta sẽ có can chi năm của
2003 là quý mùi ; (ta cũng có ngay đại mệnh của người đó là dương liễu mộc ).
Cách này là cách thích hợp cho việc lập trình; hoặc chỉ cần bảng 60 hoa-giáp ;
3) Cách sắp xếp can chi trụ tháng :
Sau khi đã có trụ năm, ta sắp xếp trụ tháng Chi tháng ta đã có theo bảng trên đây, bắt đầu từ tháng giêng - dần Ðể tìm can của mỗi tháng, người xưa có bài vè “ngũ hổ độn” (năm AL luôn luôn bắt đầu bằng tháng Dần, dần là hổ, ngũ hổ độn là bấm tay để tìm Can cuả tháng giêng - Dần)
Ta có bảng sau đây :
Can năm Giáp, kỷ Ất, canh Bính, tân Ðinh, nhâm mậu, Quý Can Tháng
giêng
Khi đã có tháng can tháng giêng, ta tính tiếp can tháng 2, tháng 3 … theo thứ tự 10 can; và tháng thì theo thứ tự : dần 1, mão 2, thìn 3,…, sửu 12
Ví dụ : năm 2003 – quý mùi, tháng giêng là giáp dần, tháng 2 ất mão, tháng 3 bính thìn,… , tháng 12 là ất sửu
Trường hợp đặc biệt năm có tháng nhuận : cũng cùng 1 nguyên tắc với 1 tháng bình thường, là điạ chi của tháng cũng lấy tiết lệnh làm chuẩn; trước giao tiết thì lấy tiết lệnh
thì phải tra vạn niên lịch xem giao tiết là lúc mấy giờ để lấy trụ tháng cho chính xác
Như vậy ta đã có can-chi trụ tháng
3) Cách sắp xếp can chi Trụ ngày :
Trụ ngày cũng theo thứ tự can chi của 60 hoa-giáp , tức là vòng tuần hoàn 60 ngày Vì trong âm lịch, tháng có tháng đủ (30 ngày), có tháng thiếu (29 ngày), có tháng nhuận hay không, nên không có qui luật nào để tìm, bạn phải dùng vạn niên lịch để định can chi ngày , hoặc ngày nay với máy vi tính và kỹ thuật lập trình, bạn có thể chọn 1 ngày giáp tý nào đó làm chuẩn, sức chứa và tính của máy vi tính rất lớn, cả hàng triệu năm cũng trong nháy mắt
gọi ngày giáp tý chuẩn là d1 (và tại sao không là ngày giáp tý trong năm giáp tý chuẩn trên đây); và ngày bạn muốn tìm là d2
Tính số ngày giữa d2 và d1 : n = (d2 – d1) + 1 ;
lấy modulo 60 của n : n/60 = x , còn dư m (nếu m = 0 thì cho m = 60); tìm trong bảng 60 hoa-giáp, shg m tương ứng với can chi gì, đó là can chi trụ ngày Ví dụ :
m = 1 : giáp tý;
Trang 4m = 5 : mậu thìn, …
Như vậy ta đã có can-chi trụ ngày
4) Cách sắp xếp can chi Trụ giờ :
Chi Giờ trong ngày âm lịch luôn luôn bắt đầu bằng Tý là 1 giờ (nhắc lại : sau 23 giờ đêm là giờ tý của ngày hôm sau rồi), rồi theo thứ tự sửu 2, dần 3, …, hợi 12
giờ
AL
tý sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi
giờ
DL
23-1h
1-3h 3-5h 5-7h 7-9h
9-11h
11-13h
13-15h
15-17h
17-19h
19-21h
21-23h
Ðã có chi giờ , Chỉ còn tìm Can giờ Chỉ cần biết can giờ Tý rồi suy ra các can giờ khác theo thứ tự của 10 can
Ðể tìm can của mỗi giờ, người xưa có bài vè “ngũ thử độn” (giờ tý bắt đầu 1 ngày, tý là chuột (thử), ngũ thử độn là bấm tay để tìm Can cuả giờ Tý) cuả một Can Ngày nào đó
Ta có bảng sau đây :
Can ngày Giáp, kỷ Ất, canh Bính, tân Ðinh, nhâm mậu, Quý
Có can chi giờ tý, ta tính tiếp theo thứ tự 10 can, 12 chi
Ví dụ ngày canh dần hay ất mão sẽ có các giờ sau đây :
Bính tý (1), đinh sửu (2), mậu dần (3), …., bính tuất (11), đinh hợi (12)
Như vậy ta đã có can chi trụ giờ
Và như thế, ta có toàn bộ Can-Chi tứ trụ Bạn có thể bắt đầu lập bảng số
* * *