Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng dạy và học học phần thực tậpcộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tếThái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng
Trang 1NGUYỄN VĂN QUANG
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ THÁI NGUYÊN
LUÂṆ VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
Trang 2NGUYỄN VĂN QUANG
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng dạy và học học phần thực tậpcộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tếThái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của TS Trần Thế Hoàng.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Quang
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế công cộng – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn và khóa học này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Thế Hoàng - người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi trong quá trình học tập Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tôi vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Học viên
Nguyễn Văn Quang
Trang 5: Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Giáo dục sức khỏe
: Lập kế hoạch: Thực tập cộng đồng: Truyền thông giáo dục sức khỏe: Trung tâm y tế
: Trạm y tế
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học phần thực tập cộng đồng 3
1.1.1 Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa 3
1.1.2 Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa 4
1.1.3 Học phần Thực tập cộng đồng 4
1.2 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam 9
1.2.1 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới 9
1.2.2 Tình hình học thực địa ở Việt Nam 14
1.2.3 Một số nghiên cứu về dạy/học thực địa tại cộng đồng tại Việt Nam 18
1.3 Một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng 22
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26
2.2.1 Thời gian nghiên cứu 26
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu 28
2.4 Chỉ số nghiên cứu 29
2.5 Một số tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu 30
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 33
2.7 Hạn chế của nghiên cứu và cách khống chế 33
Trang 7Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Thực trạng dạy và học học phần TTCĐ tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 35
3.1.1 Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu 35
3.1.2 Thực trạng dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 36
3.1.3 Thực trạng học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 42
3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 52
3.2.1 Các yếu tố liên quan đến kết quả học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 52
3.2.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 60
Chương 4 BÀN LUẬN 61
4.1 Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017 61
4.2 Yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 72
KẾT LUẬN 77
KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của sinh viên tham nghiên cứu 35
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của sinh viên tham nghiên cứu 35
Hộp
Hộp 3.1 Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm, sinh viên về
thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng 41
Hộp 3.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động học tại cộng đồng 59
Hộp 3.3 Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy tại cộng đồng 60
Bảng
Bảng 3.1 Đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy học phần thực tập cộng
đồng của giảng viên từ phía sinh viên 36
Bảng 3.2 Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe
của giảng viên tại cộng đồng 37
Bảng 3.3 Hoạt động hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá
nhân, gia đình và cộng đồng 38
Bảng 3.4 Đặc điểm hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức
khỏe cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên 39
Bảng 3.5 Kết quả hoạt động giám sát học phần thực tập cộng đồng của
giảng viên từ phía sinh viên 40
Bảng 3.6 Hoạt động học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao
đẳng điều dưỡng đa khoa42
Bảng 3.7 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 43
Trang 9Bảng 3.9 Đánh giá hoạt động tư vấn cho người dân, gia đinh, cộng đồng
của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 45
Bảng 3.10 Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn
hóa – xã hội tại địa phương của sinh viên cao đẳng điều
dưỡng đa khoa 46
Bảng 3.11 Đánh giá hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại
cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 47
Bảng 3.12 Đặc điểm cán bộ cơ sở và bệnh nhân tham gia hỗ trợ thực
hành học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng
điều dưỡng đa khoa 48
Bảng 3.13 Phản hồi của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về thuận
lợi và khó khăn khi học tại cộng đồng 49
Bảng 3.14 Đặc điểm hoạt động lượng giá học phần thực tập cộng đồng
của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa 50
Bảng 3.15 Nhận xét của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về kết
quả học tập học phần thực tập cộng đồng 51
Bảng 3.16 Điểm tổng kết học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao
đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái
Trang 10Bảng 3.21 Mối liên quan giữa cơ sở học thực hành với kết quả học học
phần thực tập cộng đồng 55
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa hoạt động học tập học phần thực tập cộng
đồng với kết quả học học phần thực tập cộng đồng 56
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa hoạt động ban cán sự lớp, làm việc nhóm,
hiểu biết văn hóa địa phương với kết quả học phần thực tập
cộng đồng 57
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa hoạt động lượng giá học phần với kết quả
học học phần thực tập cộng đồng 58
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh Chămsóc sức khỏe cộng đồng là nâng cao sức khỏe của con người qua cách sốnglành mạnh và xây dựng những quan niệm về sức khỏe đúng đắn, khoa học cóthể thực hiện được tại cộng đồng [3] Nhằm đáp ứng hoạt động chăm sóc sứckhỏe cộng đồng cho người dân, người cán bộ y tế đã được đào tạo về vấn đềnày, thông qua công tác học tập tại trường Chương trình đào tạo cán bộ y tếtại các trường y (hệ đại học, cao đẳng và trung cấp) đều có học phần thực tậpcộng đồng Thực tế cho thấy việc đào tạo tốt kiến thức, thái độ và kỹ năng củangười cán bộ y tế tương lai về chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một yêu cầu
rõ rệt, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu thực tế trong chăm sóc sức khỏengười dân tại cộng đồng [3]
Thực tập cộng đồng nhằm tạo ra những cơ hội cho sinh viên hiểu đượccác yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ, hành vi tìm kiếm dịch vụ chămsóc sức khỏe của người dân và các vấn đề sức khoẻ đang xảy ra trong cộngđồng Đặc biệt, sinh viên có cơ hội thực hành chăm sóc sức khỏe cho ngườidân trong điều kiện thực tế tại cộng đồng thông qua thực hành tại các trạm y
tế xã và các hoạt động khác tại cơ sở thực địa Điều quan trọng là sau khi tốtnghiệp sinh viên có được những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết giúp
họ tự tin khi làm việc tại cộng đồng; đáp ứng được chuẩn đầu ra của Bộ Giáodục và Đào tạo; đáp ứng được nhu cầu xã hội [1]
Nghiên cứu cho thấy hoạt động dạy và học trong quá trình thực tập tạicộng đồng của sinh viên y khoa tương đối tốt [11], [20], [29] Tỉ lệ sinh viêncho rằng nội dung thực tập cộng đồng là phù hợp chiếm 95,5%; học tại cộngđồng là rất bổ ích cho sinh viên chiếm 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng là81,8%; có đủ tài liệu học tập là 90,9% [29]; tỉ lệ sinh viên cho rằng hình thứclượng giá phù hợp và phản ánh đúng khả năng học tập của sinh viên chiếm98,3% [20] Tuy nhiên, việc học tại cộng đồng của sinh viên cũng gặp một số
Trang 12khó khăn như: thời gian tập huấn trước khi đi cộng đồng còn ngắn; nhà trườngkhông có phương tiện hỗ trợ cho việc di chuyển xuống cộng đồng; giảng viênkiêm nhiệm còn ít kinh nghiệm giảng dạy; cơ sở vật chất trang thiết bị tạitrạm y tế thực tập còn thiếu; thời gian giám sát của giảng viên nhà trường còn
ít [11], [29]
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên được thành lập từ trường Trung học
Y tế Thái Nguyên theo quyết định số 6317/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2006 [7].Hiện trường đào tạo nhiều mã ngành trong đó mã ngành cao đẳng điều dưỡng
đa khoa giữ vai trò chủ đạo [23] Khung chương trình đào tạo cao đẳng điềudưỡng đa khoa bao gồm 100 tín chỉ, trong đó có học phần “Thực tập cộngđồng” Với học phần này sinh viên sẽ đi thực tập cộng đồng tại các trạm y tếxã/phường thuôcc̣ Trung tâm Y tếThành phốThái Nguyên [5], [23]
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu xã hội,trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã chuyển đào tạo mã ngành cao đẳngđiều dưỡng đa khoa từ hình thức học theo niên chế sang hình thức học theo tínchỉ [16] Sau khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ thì giả thuyết đặt
ra là các hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng sẽ có sự thay đổi.Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộngđồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa tại thực địa như thế nào?Yếu tố nào liên quan đến hoạt động dạy và học tại cộng đồng cho sinh viêncao đẳng điều dưỡng đa khoa? Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiêncứu này nhằm mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học phần thực tập cộng đồng
Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị,đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hànhnghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng có khả năng đảmtrách công tác ở các học viện, viện nghiên cứu, bệnh viện trung ương, bệnhviện tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện huyện/thị xã trựcthuộc tỉnh, các bệnh viện ngoài công lập, các trung tâm y tế (TTYT) quận(huyện), các trạm y tế (TYT) xã phường, thị trấn
1.1.1 Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa
- Bậc học:
- Nhóm ngành nghề đào tạo:
- Ngành đào tạo:
- Thời gian đào tạo:
- Phương thức đào tạo:
- Hình thức đào tạo:
- Đối tượng tuyển sinh:
Cao đẳngKhoa học sức khoẻĐiều dưỡng
3 nămChính quyTập trungTốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túctrung học phổ thông
- Cơ sở đào tạo:Các trường Đại học, Caođẳng Y - Dược được Bộ Giáo dục và Đào tạo
(BGD&ĐT), Bộ Y tế(BYT) cho phép
- Nơi làm việc: Các cơ sở y tế và các cơ sở đào tạo, nghiên
cứu, quản lý thuộc ngành y tế
Trang 14- Bậc học có thể tiếp tục:Các loại hình đào tạođại học và sau đại học theo quy định hiện hành [23].
1.1.2 Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa
Khối lượng kiến thức: 100 tín chỉ, chưa kể phần nội dung về giáo dục thểchất (2 tín chỉ) và giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ); trong đó có 40 học phần bắtbuộc gồm 98 tín chỉ, 02 học phần tự chọn gồm 04 tín chỉ [21], [22] (Phụ lục 10)
1.1.3 Học phần Thực tập cộng đồng
1.1.3.1 Giới thiệu học phần Thực tập cộng đồng
- Số tín chỉ: 2
- Số tiết: 80
-Thời điểm hoc:c̣ Hocc̣ kỳIII
- Điều kiêṇ tiên quyết: Sinh viên phải học qua học phần điều dưỡng cơ
sở, CSSK người lớn bênḥ nôịkhoa, ngoaịkhoa
- Hocc̣ phần TTCĐ trang bi c̣cho sinh viên kiến thức về: Đaịcương về chăm sóc sức khỏe côngc̣ đồng (CSSKCĐ), vai tròcủa người điều dưỡng trongCSSKBĐ taịcôngc̣ đồng Các vấn đềthuôcc̣ sức khỏe côngc̣ đồng (dicḥ tê ̃hoc,c̣ chẩn đoán vấn đềsức khỏe của môṭnhóm người, môṭgia đinh̀ hay môṭcôngc̣
đồng) Cách xác đinḥ tinh̀ trangc̣ sức khỏe của côngc̣ đồng, các yếu tốtác đôngc̣
tới sức khỏe côngc̣ đồng vàLKH can thiêpc̣ (LKH và thưcc hành CSSK taị côngc đồng, cung cấp các dicḥ vu cchăm sóc, quản lýsức khỏe, bênḥ tât,c thay đổi tâpc quán sống không cólơị cho sức khỏe) [23].
1.1.3.2 Kế hoạch học tập học phần Thực tập cộng
đồng * Mục tiêu
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
+ Trình bày khái niệm điều dưỡng cộng đồng, chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng cộng đồng
+ Mô tả các bước chẩn đoán cộng đồng
Trang 15+ Trình bày quy trình điều dưỡng cộng đồng.
+ Trình bày cách tổ chức, quản lý, ghi chép hồ sơ sức khoẻ tại TYT
+ Trình bày mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của TYT xã/phường
+ Trình bày các chương trình y tế triển khai tại y tế cơ sở
+ LKH CSSK cho cá nhân và cộng đồng
+ Thực hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe, bệnh tật
và các kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) tại cộngđồng [5], [23]
biên chế, chức năng nhiệm vụ của TYT
3 Điều tra thu thập một số chỉ số về kinh tế,văn hoá xã hội, sức khoẻ bệnh tật
Thu thập một số chỉ số về sức khoẻ bệnh
4 tật qua nghiên cứu sổ sách, báo cáo thống
kê tại TYT, ủy ban nhân dân và phỏng vấn
5 Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng quyết vấn đề sức khỏe
Trang 166 Tham gia công tác khám chữa bệnh,chămsóc bệnh nhân, thường trực, tuyên truyền
Trang 17giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
1.1.3.3 Đáp ứng của học phần thực tập cộng đồng với chuẩn năng lực cơ
bản của điều dưỡng Việt Nam
Môn học TTCĐ đáp ứng chuẩn đầu ra theo Quyết định số
1532/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012, 1532/QĐ-BYT ban hành Bộ chuẩn năng lực cơ bản
của Điều dưỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo, sử dụng điều dưỡng nghiên
cứu áp dụng và để thông tin cho các nước trong khu vực và Thế giới về chuẩn
năng lực điều dưỡng Việt Nam [8]
Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của
để xác định các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Tiêu chí 2: Ra các quyết định về chăm sóc cho người bệnh, gia đình và
cộng đồng an toàn và hiệu quả
Trang 18- Tiêu chí 3: Thực hiện các can thiệp điều dưỡng để hỗ trợ cá nhân, giađình và cộng đồng đáp ứng với các vấn đề về sức khỏe/bệnh tật phù hợp vớivăn hóa, tín ngưỡng của người bệnh, gia đình người bệnh.
- Tiêu chí 4: Theo dõi sự tiến triển của các can thiệp điều dưỡng đã thực
hiện Tiêu chuẩn 3: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia đình và cộng đồng.
- Tiêu chí 1: Phân tích và xác định được những nhu cầu chăm sóc ưu tiêncủa cá nhân, gia đình và cộng đồng
- Tiêu chí 2: Thực hiện các can thiệp chăm sóc đáp ứng nhu cầu chăm sóc ưu tiên của cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chuẩn 10: Thiết lập được mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình
nhà và thành viên trong nhóm chăm sóc
- Tiêu chí 3: Lắng nghe và đáp ứng thích hợp những băn khoăn, lo lắng của người bệnh và người nhà người bệnh
Tiêu chuẩn 11: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh
- Tiêu chí 1: Nhận biết tâm lý và nhu cầu của người bệnh qua những biểuhiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người bệnh
- Tiêu chí 2: Giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, gia đình, cộng đồng có các trở ngại về giao tiếp do bệnh tật, do những khó khăn về tâm lý
- Tiêu chí 3: Thể hiện lời nói, cử chỉ động viên, khuyến khích người bệnh an tâm điều trị
- Tiêu chí 4: Thể hiện sự hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng trong giao tiếp với người bệnh, gia đình và nhóm người
Trang 19Tiêu chuẩn 12: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh
- Tiêu chí 1: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn sẵn có để truyền thông
và hỗ trợ giao tiếp với người bệnh, người nhà và cộng đồng
- Tiêu chí 2: Sử dụng các phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả và thích hợp với người bệnh, người nhà người bệnh
Tiêu chuẩn 13: Cung cấp thông tin cho người bệnh, người nhà về tình trạng sức khỏe hiệu quả và phù hợp
- Tiêu chí 1: Xác định những thông tin cần cung cấp cho người bệnh và gia đình
- Tiêu chí 2: Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh và gia đình trước khi cung cấp những thông tin “xấu”
Tiêu chuẩn 14: Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân gia đình và cộng đồng
- Tiêu chí 1: Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu hiểu biết của cá nhân, gia đình, và cộng đồng và hướng dẫn GDSK
- Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, GDSK
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
- Tiêu chí 3: Xây dựng kế hoạch GDSK phù hợp với văn hóa, xã hội và tín ngưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng
- Tiêu chí 4: Xây dựng tài liệu GDSK phù hợp với trình độ của đối tượng
- Tiêu chí 5: Thực hiện tư vấn, TT-GDSK khỏe phù hợp, hiệu quả với cá
nhân, gia đình và cộng đồng
- Tiêu chí 6: Đánh giá kết quả GDSK và điều chỉnh kế hoạch GDSK dựa trên mục tiêu và kết quả mong chờ
Trang 20Tiêu chuẩn 22: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
- Tiêu chí 1 Xác định và lựa chọn các lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu phùhợp, cần thiết và khả thi
- Tiêu chí 2: Áp dụng các phương pháp phù hợp để tiến hành nghiên cứu những vấn đề đã lựa chọn
- Tiêu chí 3: Sử dụng phương pháp thống kê thích hợp để phân tích và diễn giải dữ liệu đã thu thập được
- Tiêu chí 4: Đề xuất các giải pháp thích hợp dựa trên kết quả nghiên cứu
- Tiêu chí 5: Trình bày, chia sẻ kết quả nghiên cứu với đồng nghiệp, người bệnh và những người có liên quan
- Tiêu chí 6: Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực hành điềudưỡng Sử dụng các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng thực thực hành chăm sóc điều dưỡng [8]
1.2 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới
Ở nhiều nước trên thế giới việc giảng dạy, học tập tại cộng đồng đượcnhiều nước chú ý Trường Đại học Y khoa Cơ đốc giáo Ấn Độ với chươngtrình “Dạy học dựa vào cộng đồng” nổi tiếng để sinh viên sớm được tiếp cậnvới cộng đồng Khoa khoa học sức khoẻ của viện đại học LinkoPing Thụy
Điển với việc bắt đầu học tập bằng chương trình “Con người với xã hội” để
cho sinh viên tiếp cận được với xã hội, nơi đang chờ đón sự phục vụ của cácbác sỹ tương lai Khoa Y học và khoa học sức khoẻ trường đại học Transket làmột địa chỉ hàng đầu đào tạo y khoa hướng cộng đồng của Cộng hòa NamPhi Đây thực sự là một mô hình cho những trường mong muốn đào tạo ranhững con người với tính nhậy cảm đối với nhu cầu cộng đồng và ý thức tráchnhiệm của một công dân
Trang 21Trường Đại học Y khoa Đại học Frontera ChiLe với một chương trìnhgiảng dạy vững chắc, đã mở rộng sự tham gia của chương trình đào tạo vàocộng đồng trong các lĩnh vực nâng cao sức khoẻ cộng đồng, đào tạo sinh viên
và cán bộ y tế (CBYT) thực hành để đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng đề
ra Họ đã khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc thay đổi chương trìnhgiảng dạy và đã mời các CBYT địa phương tham gia giảng dạy Họ đã tìmkiếm và đã nhận được nhiều nguồn tài trợ đã tác động trực tiếp vào việc cungcấp các dịch vụ y tế trong nhiều cộng đồng Trường đã mời cộng đồng thamgia vào các chương trình nghiên cứu của trường và đã nghiên cứu những chủ
đề phù hợp với cộng đồng Bằng cách đưa sinh viên và giảng viên đến cộngđồng, làm cho sinh viên trở nên thích thú phục vụ cộng đồng hơn Ở Cu Ba,
hệ thống đào tạo y khoa cung cấp đội ngũ cán bộ không chỉ biết điều trị màcòn biết CSSK cho gia đình và cộng đồng Cộng đồng đã đóng góp chủ yếuvào việc CSSK chủ yếu của họ vì mỗi cộng đồng đều có bác sỹ gia đình và y
tế hỗ trợ họ Mặt khác sinh viên nội trú và các bác sỹ cũng được học và gúpphần CSSK cho cộng đồng đó Tại Thái Lan việc đào tạo tại thực địa cho sinhviên cũng được các trường đại học y hết sức chú ý [12]
Nghiên cứu về đào tạo thông qua chăm sóc tại hộ gia đình cho sinh viênđiều dưỡng (thực hành chăm sóc tại cộng đồng) và điều dưỡng viên củaSakuyama T và cs (2004) cho kết quả rất rõ rệt về lợi ích của hoạt động đàotạo này Có tới 95,1% sinh viên và 97,8% của các điều dưỡng viên đến thăm
hộ gia đình đồng ý rằng chương trình này rất có ý nghĩa và cần phải được tiếptục Tỉ lệ sinh viên cho rằng chương trình đào tạo tại cộng đồng là phù hợpchiếm 70,0% và tỉ lệ điều dưỡng viên đánh giá nội dung chương trình phù hợpchiếm 48,0% Đánh giá về thời gian đào tạo tại cộng đồng; 80% sinh viên và87% y tá đến thăm hộ gia đình đồng ý thời gian đào tạo là phù hợp Cả sinhviên và điều dưỡng viên đến thăm hộ gia đình là đều đánh giá việc chăm
Trang 22sóc tại nhà là quan trọng; là một phương pháp tốt, hiệu quả để giáo dục sinhviên trong hoạt động học tập [51].
Nghiên cứu của Burke M và Smith L G (2005), thấy sinh viên y khoakhông được tiếp xúc đầy đủ với việc chăm sóc tại hộ gia đình Một chương trìnhgiảng dạy về khoa học và giáo khoa kéo dài một tuần được thực hiện bởi họcviên y tá trong chương trình bác sỹ thăm khám tại nhà, nhằm cung cấp chăm sóctại nhà cho sinh viên y khoa Chương trình nhấn mạnh các khía cạnh y tế, tâm lý
xã hội và giảm nhẹ của chăm sóc bệnh nhân Mô hình hóa vai trò và tính chuyênnghiệp được ghi nhận là có giá trị đối với sinh viên và được nghiên cứu sâu hơntrong bối cảnh chương trình học y tế dành cho chăm sóc tại nhà [30] Nghiên cứuJamison J R (2005), cho thấy tất cả các sinh viên có khả năng chuẩn bị mộtchương trình CSSK phù hợp với tư duy hiện tại trong CSSK hiện đại Một nhómnhỏ học sinh đánh giá cao sự đa dạng của các kinh nghiệm học tập được cungcấp Đánh giá đã cung cấp phản hồi hữu ích dẫn đến những thay đổi đáng kểchăm sóc sức khỏe [39] Nghiên cứu của McCallin A (2005) thấy các chuyên gia
y tế cần phải học cách cộng tác Phát triển thực tiễn liên chuyên nghiệp đòi hỏiphải cam kết tham gia vào việc chia sẻ học tập và đối thoại Đối thoại có tiềmnăng khuyến khích học tập, đổi mới tư duy, hỗ trợ các mối quan hệ làm việc mới
và cải thiện chăm sóc khách hàng [47]
Nghiên cứu của Cassidy I (2006), thấy hững rào cản về thể chất, tâm
lý, xã hội và sự nhiệt huyết trong giảng dạy làm thay đổi hoạt động chăm sócsức khỏe của sinh viên [31] Nghiên cứu của Lonser V M và cs (2006), sinhviên rất hài lòng với kết quả của một số đặc điểm, thúc đẩy sinh viên học tập:học tập tự định hướng, tương tác giữa sinh viên và học sinh và học nhóm[46]. Nghiên cứu của Curran V R và cs (2007), thấy tuổi, năm kinh nghiệmthực tiễn của một nhà giáo dục chuyên nghiệp về y tế dường như liên quanđến những phản ứng đối với đào tạo chuyên nghiệp [33] Nghiên cứu của
Trang 23Khademian Z và cs (2008) thấy việc chăm sóc nâng cao sức khoẻ của bệnhnhân tại các cộng đồng khác nhau có liên quan đến nhận thức về hành vichăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng [40].
Nghiên cứu của Mtshali N G (2009) về “Thực hiện giáo dục cộngđồng trong chương trình giáo dục điều dưỡng cơ bản tại Nam Phi” đã chothấy vai trò của việc đào tạo CSSKCĐ Nghiên cứu đã thảo luận về đánh giánội dung đào tạo dựa trên các khía cạnh: (1) Kinh nghiệm của cộng đồng vềđào tạo chăm sóc dựa vào cộng đồng; (2) Lợi ích cho cộng đồng từ sự thamgia chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng; (3) Mối quan hệ đối tác giữa cáccộng đồng và các trường đại học; (4) Chia sẻ trong các hoạt động học tập; (5)Nhận thức về các dịch vụ có sẵn của cộng đồng, nhân quyền và tự chủ củacộng đồng liên quan đến đào tạo Kết quả thảo luận cho thấy các cộng đồng
có sinh viên đi học tập đều thực sự được hưởng lợi trong việc tham gia vàochương trình đào tạo dựa vào cộng đồng [48]
Nghiên cứu của Gopalakrishnan S (2010) thấy những nơi có tầm quantrọng về sức khoẻ cộng đồng đối về đào tạo Kiểm tra đánh giá kiến thức vàđánh giá các kỹ năng đã đạt được của học sinh trong suốt quá trình thực hiện
Họ cũng đánh giá sự tự tin khi phải đối mặt Kiểm tra viên và xác định sinhviên bằng cách đánh giá hiệu quả chung [36] Nghiên cứu của Curran V R và
cs (2010) thấy có sự khác biệt đáng kể trong thái độ của sinh viên từ cácngành nghề khác nhau và sự hài lòng của họ với sự tham gia vào việc đào tạochuyên nghiệp hóa Nhìn chung, sự hài lòng của học sinh với đào tạo chuyênnghiệp hóa là tương đối tích cực và bị ảnh hưởng bởi hoạt động làm việc theonhóm chuyên nghiệp [32]
Nghiên cứu của Rikhotso S R và cs (2014) cho kết quả: cần xây dựngkhung chương trình đào tạo để hướng dẫn lâm sàng và hỗ trợ sinh viên điềudưỡng tại bệnh viện nông thôn được lựa chọn Việc quản lý trường đại học và
Trang 24bệnh viện nên thúc đẩy sự hợp tác giữa những người dạy kèm đại học và y táchuyên nghiệp để đảm bảo hướng dẫn và hỗ trợ đầy đủ cho sinh viên điềudưỡng [49] Nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy trong CSSKCĐ – kinhnghiệm của các nhân viên y tế ở Iran” của Eshagh Ildarabadi và cs (2014) chothấy có nhiều phương pháp giảng dạy tại cộng đồng cho sinh viên được ápdụng như: bài giảng, trình diễn, làm, thăm và đi thực tế Việc sử dụng cácphương pháp dựa trên sự sẵn sàng của giảng viên, dựa trên điều kiện của các
cơ sở, dịch vụ và khả năng riêng của giảng viên kiêm nhiệm Khi sinh viênđến học tại các TYT, thì các giảng viên thường giới thiệu cho sinh viên đến tổchức, hoạt động và tiềm năng của TYT trong việc cung cấp các dịch vụ y tếđến với khách hàng Sinh viên cũng được mô tả về quá trình làm việc của cácđiều dưỡng viên/CBYT tại cộng đồng một cách chi tiết; đồng thời giảng viêncũng sẽ trao đổi về bệnh tật, vì sinh viên quan tâm đến vấn đề đó Thậm chí,giảng viên còn thao tác trực tiếp việc hướng dẫn một bà mẹ cho con uốngthuốc như thế nào trong sự hiện diện của các sinh viên Trình diễn là phươngpháp giảng dạy đã được sử dụng thường xuyên nhất cho tiêm chủng và cáchoạt động khám thai/đỡ đẻ/cân nặng trẻ trong các phần giảng dạy của nữ hộsinh Các CBYT cơ sở - giảng viên kiêm nhiệm luôn cố gắng chia sẻ với cácsinh viên, thông tin về việc chuẩn bị và hoàn thành các tập tin và quản lý bệnhnhân tại cộng đồng Các giảng viên kiêm nhiệm sẽ đi cùng với sinh viên đếnthăm các hộ gia đình để hiểu được phong tục tập quán/thói quen sinh hoạt củangười dân; đồng thời giảng viên sẽ giải thích vấn đề thực tế trong các chuyếnthăm Giảng viên kiêm nhiệm cũng giảng dạy, giải thích về thực hành y tế và
vệ sinh môi trường, chương trình y tế học đường cho sinh viên Kết quảnghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy cho sinhviên, đặc biệt là quan sát, phân tích thực tế đã thực sự nâng cao chất lượngđào tạo dựa vào cộng đồng [38]
Trang 25Nghiên cứu tại Úc của Spiers M C và cs (2015), việc học lâm sàng tại vùng nông thôn và từ xa cho các sinh viên là một người hỗ trợ quan trọng[52]. Nghiên cứu của Loke J.C và cs (2015) phát hiện thấy có sự giảm đáng
kể về mặt mức độ chăm sóc của các sinh viên năm đầu đến năm cuối [45]
Nghiên cứu của Dobrowolska B và cs (2016), thấy có sự căng thẳng cụthể giữa lý tưởng của họ về chăm sóc và kinh nghiệm thực tế của họ về chămsóc trong thực tế lâm sàng [34] Nghiên cứu của Li Y.S và (2016) thấy hành
vi chăm sóc quan trọng nhất là “biết bệnh nhân”, trong khi đó ít nhất là “ủng
hộ cho bệnh nhân”, bao gồm các hành vi chăm sóc để tôn trọng lợi ích tốtnhất của bệnh nhân và gia đình, và cho họ biết, có thể bởi vì hành vi này khókhăn hơn cho y tá để thực hành trong văn hoá Đài Loan [44]
1.2.2 Tình hình học thực địa ở Việt Nam
Tại Việt Nam việc cải tiến chương trình giảng dạy trong trường Đại học
Y nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sức khỏe nhân dân là một vấn đề cấp thiết
và phù hợp với chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước trong sựnghiệp phát triển giáo dục và đào tạo Trên thực tế cho thấy chương trìnhgiảng dạy truyền thống đào tạo bác sĩ đa khoa còn có mặt chưa hợp lý cho nênkhi bác sĩ mới ra trường đã gặp không ít khó khăn trong nhiệm vụ CSSK nhândân tại khu vực họ phụ trách
Thiếu bác sĩ, điều dưỡng làm việc đặc biệt là ở khu vực nông thôn miềnnúi, vùng sâu, vùng xa đang là vấn đề cấp thiết của ngành y tế Việt Nam Để giảiquyết vấn đề này, trong nhiều năm qua Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiềuchính sách khuyết khích đào tạo CBYT cho khu vực này Được cụ thể hóa quanghị định số 134/2006 NĐ-CP “quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáodục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân’’, vàquyết định của thủ tướng chính phủ số 1544/QĐ-TTg, ‘‘phê duyệt đề án đào tạonhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh
Trang 26thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyêntheo chế độ cử tuyển’’ [9], [10] Quá trình đào tạo diễn ra trong cơ sở đào tạo,bản chất là quá trình giảng dạy và học tập, là sự tương tác giữa giảng viên vàsinh viên, kết quả đó là sản phẩm của quá trình đào tạo, là kiến thức, kỹ năng
và thái độ người học sau một khóa đào tạo [18] Tại trường Đại học Y tế Côngcộng đã trình bày tóm tắt nội dung học thực địa đối tượng y sỹ thực hiện tạiTYT xã và cộng đồng dân cư để giúp học sinh thực hành các kỹ năng xác địnhvấn đề sức khỏe, lập và thực hiện kế hoạch tuyên truyền giáo dục, chăm sócsức khỏe tại cộng đồng [28] Tại hội thảo 8 trường Đại học Y trong toàn quốc(2001) về giảng dạy thực địa cho thấy: hầu hết các trường Đại học
Y khoa ở Việt Nam đã tiến hành giảng dạy theo định hướng cộng đồng,nhưng ở các mức độ khác nhau và phương pháp làm cũng khác nhau Một sốtrường đã có một số kinh nghiệm về vấn đề đào tạo thực địa như; Đại học YDược Huế, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trung tâm đào tạo CBYT thànhphố Hồ Chi Minh Tuy nhiên cách làm ở mỗi trường khác nhau, việc chia sẻ
và thống nhất giữa các trường là rất cần thiết [13]
Bên cạnh đó, việc giảng dạy thực địa tại các trường cao đẳng/trung học
y tế trên toàn quốc cũng được thực hiện thông qua học phần TTCĐ trongkhung chương trình đào tạo của BGD&ĐT Tuy nhiên, số đơn vị học trình,thời gian đào tạo, hoạt động giảng dạy và học tập có sự khác biệt đôi chútgiữa các trường Trường Đại học Y Dược Huế, với sự hỗ trợ của Chinh phủ
Hà Lan trong dự án “Tăng cường giảng dạy dịch tễ và CSSKBĐ” và dự án
“Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong 8 trường đại học y của ViệtNam “ cho thấy việc tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thựcđịa là hết sức cần thiết Do vậy trường Đại học Y Dược Huế đã làm quen vớiviệc giảng dạy hướng cộng đồng và giảng dạy thực địa Ngoài ra trường Đạihọc Y Dược Huế cũng nhận được sự hỗ trợ của dự án sức khoẻ
Trang 27sinh sản nhằm đầy mạnh công tác giảng dạy thực địa, bước đầu đã đáp ứng tốttrong việc học tập thực địa cho sinh viên Đối với sinh viên chính quy nămthứ 5 của trường đại học Y Dược Huế có thời gian đi thực địa là 2 tuần Mụctiêu của đợt thực tế được đặt ra là:
-Trình bày và tiến hành được 3 bước của chẩn đoán cộng đồng
-Thực hiện một số điều tra định lượng dựa vào các bộ câu hỏi
- Thực hiện được các phương pháp nghiên cứu định tính có sự tham giacủa cộng đồng trên một số chủ đề thích hợp, phân tích và báo cáo các kết quảthu được
Tiến hành khám sức khoẻ cho các hộ gia đinh nơi sinh viên đang cư trú
và xây dựng được 01 dự án nhỏ về giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng và tuỳmỗi đợt đi thực địa các bộ môn phụ trách có thể kết hợp thực hiện một số đềtài nghiên cứu nhỏ Với sự cố gắng của mạnh Đại học Y Dược Huế cũng đãđạt được một số thành công nhất định, tuy còn rất nhiều khó khăn về vấn đềkinh phí, kinh nghiệm giảng dạy ở cộng đồng [13]
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: công tác giảng dạythực địa với 3 nội dung tổ chức hoạt động của TYT, can thiệp vấn đề sức khoẻ
ưu tiên, trình bày một tiểu luận tốt nghiệp qua thực địa cộng đồng Có điểmđặc biệt khác ở đây là sinh viên trước khi đi cộng đồng đã được bố trí 20 tuầnthực tập chuyên môn lâm sàng (nội, ngoại, sản, nhi, y học cổ truyền) do cácgiảng viên trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy, phốihợp hướng dẫn của bác sỹ lâm sàng bệnh viện thành phố
Sự đánh giá thực hành chuyên môn cũng phối hợp giữa giảng viên bộmôn của nhà trường và bác sỹ mời giảng bệnh viện thành phố Qua đâytrường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thu được kết quảkhả quan, thực hiện tương đối tốt mục tiêu giảng dạy của nhà trường [26]
Trang 28Trường Đại học Y Dược Hà Nội với mục tiêu yêu cầu đào tạo bác sỹ đakhoa hướng cộng đồng và dựa vào cộng đồng là trang bị cho họ những kiếnthức, kỹ năng cần thiết, phự hợp với nơi làm việc sau khi tốt nghiệp Nhàtrường đã có quy trình tổ chức dạy và học tại cộng đồng rất cụ thể, chi tiết,mọi việc được chuẩn bị rất chu đáo [27] Sinh viên năm thứ năm nhà trườngthời gian học một tuần tại trường, hai tuần tại cộng đồng, với mục tiêu sau đợtthực địa có khả năng thiết kế và thực hiện, chẩn đoán vấn đề sức khoẻ cộngđồng và bước đầu LKH can thiệp Dưới sự hỗ trợ, giám sát của các giảng viên
và ban điều hành chương trình Sau mỗi đợt dạy/học tại cộng đồng, nhàtrường tổ chức buổi họp rút kinh nghiệm về mọi mặt cho đợt học sau gồm:ban điều hành, các giảng viên, đại diện các lớp sinh viên Trong tài liệu họctập của mình, mỗi sinh viên đều có một nội qui học tập cộng đồng với 10 điềurất cụ thể hướng dẫn cho sinh viên khi về với cộng đồng, tránh được nhữngsai lầm đáng tiếc xảy ra Qua đó việc đào tạo bác sĩ đa khoa theo hướng cộngđồng và dựa vào cộng đồng đã thu được những thành công nhất định tuy cònrất nhiều khó khăn cần phải vượt qua [27]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Y Dược Thái Bình, Đạihọc Y Dược Cần Thơ, Khoa Y - Đại học Tây Nguyên… cũng đã và đang chútrọng kết hợp đào tạo sinh viên có kiến thức y học cơ sở vững chắc, kỹ năngkhám, điều trị lâm sàng với thực hiện các chương trình CSSK cho nhân dân ởtrong vùng [17], [24], [25] Các nhà trường luôn tạo điều kiện tổ chức đưasinh viên học tập ở thực địa Mặc dù chương trình học tập, cách thức tổ chứcđào tạo thực địa có khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu nâng cao khả nănggiao tiếp, tiếp cận cộng đồng, biết cách thu thập các dữ liệu phục vụ chẩnđoán cộng đồng và LKH can thiệp Để bệnh nhân và những người dân nơisinh viên thực địa có điều kiện tiếp cận với thông tin về sức khoẻ, điều này cólợi cho việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho họ
Trang 29Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đào tạo các bác sĩ đa khoa đểphục vụ các tỉnh trung du và miền núi phía bắc của Việt Nam Hầu hết cáctỉnh này được coi là những vùng khó khăn Các bác sĩ chỉ được đào tạo thôngqua giáo dục trong nhà trường và bệnh viện lâm sàng sẽ gặp rất nhiều khókhăn sau khi ra trường về phục vụ các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa Do
đó, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đang thực hiện chương trình đào tạohọc phần thực hành cộng đồng I theo hình thức tín chỉ Trong học phần này,hoạt động, học tập của sinh viên không chỉ tập trung tại trường, giảngđường mà cả thầy và trò cùng gắn bó với cộng đồng, nơi người dân đangsống và làm việc CBYT huyện, xã trở thành những giảng viên kiêm nhiệm vàtrực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên tạicộng đồng Đối tượng học tập chủ yếu là sinh viên y đa khoa hệ chính quynăm thứ năm (sinh viên được thực tập tại bệnh viện và TTYT huyện (2 tuần),TYT xã và cộng đồng (3 tuần)) và sinh viên hệ liên thông năm thứ 3 (02 tuần
ở bệnh viện và TTYT huyện, 02 tuần ở TYT xã và cộng đồng) [6]
1.2.3 Một số nghiên cứu về dạy/học thực địa tại cộng đồng tại Việt Nam
Quản lý sức khỏe tại cộng đồng là một biện pháp tốt nhất, tiên tiến nhấtcủa ngành y tế vì nó toàn diện, có hệ thống và có tổ chức chặt chẽ, có tínhchất khoa học nhằm nâng cao CSSKBĐ cho người dân [4] Đã có một sốnghiên cứu về giảng dạy tại cộng đồng Nghiên cứu của Nguyễn Đức Yên(2005) về “Giảng dạy thực tập tại cộng đồng của trường Trung cấp Y PhúThọ” cho kết quả; hàng năm nhà trường tổ chức cho học sinh điều dưỡng nămthứ hai thực hành cộng đồng trong 2 tuần tại 6 TYT tại 6 xã điểm Mỗi xãTTCĐ có từ 10 – 12 học sinh Giảng viên hướng dẫn là giảng viên các bộmôn y tế cộng đồng, điều dưỡng, lâm sàng tham gia giảng dạy thực địa đãđược tập huấn về giảng dạy thực địa Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm làCBYT thuộc TYT xã cũng đã được tập huấn Các phương pháp giảng dạythực địa chủ yếu là dựa trên vấn đề, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu từng
Trang 30ca, đóng vai Nội dung thực hành là cho học sinh tiếp xúc với người dân, rèn
kỹ năng được học tập tạị trường và vận dụng các kiến thức kỹ năng đã họcvào thực tế CSSKCĐ và người bệnh đến khám chữa bệnh tại TYT [29]
Đánh giá kết quả học phần thực hành cộng đồng cho thấy; hầu hết họcsinh đều cho là nội dung thực hành cộng đồng đều phù hợp là 95,5%; học tậptại cộng đồng rất bổ ích cho học sinh là 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng chiếm81,8%; học sinh có đủ tài liệu học tập chiếm 90,9%; lượng giá chủ yếu chấmbản thu hoạch đạt 100% và dựa vào chỉ tiêu tay nghề của học sinh để chođiểm đạt 90,9% [29] Học tập tại cộng đồng rất bổ ích cho học sinh là 90,9%
và được sự hỗ trợ cộng đồng là 81,8% Sinh viên có đủ tài lịệu học tập tạịcộng đồng bổ ích cho học sinh là 90,9% Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho họctập tại các TYT phục vụ cho học tập chưa đầy đủ còn thiếu thốn đạt 65,0%.Phương tiện đưa đón học sinh đi lại của học sinh chưa được quan tâm nhiềusinh viên còn tự túc phương tiện đạt 45,5% Học tại cộng đồng giúp sinh viênbiết cách tư vấn cho người nhà, người bệnh đến khám bệnh tại trạm là 95,5%;học tập tại cộng đồng giúp ích nhiều cho học sinh là 95,5%; hiểu được chứcnăng, nhiệm vụ, hoạt động cuả một TYT là 90,9%; biết LKH chăm sóc bệnhnhân tại trạm và hộ gia đình đạt 90,9% [29]
Về hoạt động giảng dạy của giảng viên thì kết quả nghiên cứu cho thấy:thời gian thực tập 2 tuần để giảng viên hướng dẫn học sinh tại cộng đồng nhưvậy là ngắn cho chiếm 50,0% và trong quá trình giảng dạy khi tiếp xúc vớicộng đồng vẫn còn những khó khăn chiếm 50,0% [29]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) về “Học thực địa củasinh viên năm thứ năm tại Trường đại học Y khoa Thái Nguyên” cho thấy:Thực trạng học tập của sinh viên Y5 – Trường đại học Y – Dược Thái Nguyêntương đối tốt Từ các khâu chuẩn bị tại trường và tại cộng đồng, việc học tậptại cộng đồng… đều có kế hoạch cụ thể và được thực hiện đầy đủ
Trang 31Sau đợt học thưc địa sinh viên không những củng cố được kiến thức vềchuyên môn mà còn mở rộng kiến thức về xã hội [11] Kết quả nghiên cứucho thấy; 92,08% sinh viên cho rằng nội dung tập huấn phù hợp với học thựcđịa; 92,08% cho rằng nội dung tài liệu phù hợp với học thực địa; 89,1% ý kiếnchỉ ra rằng tài liệu học tập dễ hiểu; 11,88% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất,trang thiết bị tại nơi thực địa là đầy đủ, đảm bảo; 66,83% sinh viên cho rằngphương tiện giảng dạy hiện có tại thực địa là thích hợp; 59,90% sinh viên chorằng thời gian học tập thực địa 4 tuần là phù hợp; 61,88% sinh viên cho rằnghọc tập thực địa đã hoàn toàn là bài học thực hành; 95,55% sinh viên có ýkiến cho rằng học thực địa rất bổ ích cho sinh viên; 94,55% sinh viên đượcngười dân ủng hộ việc học thực địa; 90,10 % sinh viên nhận được sự hỗ trợcủa cộng đồng; 41,09% sinh viên không khó khăn khi học thực địa [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Mạnh và cs (2011) về “Đánh giá thựctrạng học tích cực tại thực địa của sinh viên y khoa trường Đại học Y DượcThái Nguyên”, cho kết quả: Trong quá trình học thực địa, khoảng 20 – 22%sinh viên thường xuyên hoặc rất thường xuyên thảo luận với lãnh đạo cộngđồng để xác định và LKH giải quyết vấn đề sức khỏe Tần suất trao đổi giữagiảng viên với sinh viên ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng là chủ yếu
60 – 70% Tuy nhiên, khoảng 13 – 27% ý kiến cho sự phản hồi hiếm khi đượclàm và đặc biệt 5 – 12% cho rằng không bao giờ làm Về cách tổ chứcdạy/học, phần lớn 48,4% hài lòng và rất hài lòng Về nội dung chương trìnhgiảng dạy, 44,4% sinh viên hài lòng và 6,6% rất hài lòng Tuy nhiên số lượngsinh viên không hài lòng về nội dung giảng chiếm tỉ lệ đáng kể 22,4% Vềphương pháp giảng dạy, chỉ có 34.0% sinh viên hài lòng và 7,5% rất hài lòng.Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình học tập tại thực địa được chialàm 3 mức: cao, trung bình và thấp Kết quả nghiên cứu thấy số sinh viên hàilòng ở mức cao còn thấp 20,9%; phần lớn sinh viên hài lòng ở mức trung bình
Trang 3254,9%; đặc biệt có tới 20,9% hài lòng ở mức thấp [19].
Từ khi chuyển sang đào tạo theo hệ tín chỉ, Trường Đại học Y DượcThái Nguyên đã đổi mới đào tạo học phần Thực hành cộng đồng I Nghiêncứu của Đoàn Văn Thương và cs (2012) về “Phản hồi của sinh viên đối vớihoạt động dạy/học học phần thực hành cộng đồng I theo phương pháp mớicủa khoa y tế công cộng” cho kết quả: Khi thực hiện phương pháp mới thì tỉ
lệ sinh viên đánh giá về thời gian tập huấn đảm bảo chất lượng rất cao là94,5% và phù hợp là 97,5% Tuy nhiên có 27,0% sinh viên cho rằng chỉ tiêuhọc tập tại huyện là nhiều/quá nhiều so với thời gian học Phần lớn 73,2%sinh viên thực hiện học tập theo đúng kế hoạch, tỉ lệ ỷ lại của sinh viên tronghoạt động học tập tại cộng đồng chiếm 15,8% Tỉ lệ sinh viên cho rằng gặpkhó khăn về phương tiện đi lại và nơi ăn ở bất tiện chiếm 45,0% và 37,0% Tỉ
lệ sinh viên có phản hồi thời điểm giảng viên xuống giảng dạy là phù hợpchiếm rất cao 94,8% Có 15,3 % sinh viên phản hồi là phương pháp giảng dạycủa giảng viên kiêm nhiệm chưa phù hợp Hầu hết 98,3% sinh viên cho rằnghình thức lượng giá mới phản ánh đúng khả năng của sinh viên Tỉ lệ sinhviên hài lòng với kết quả học tập chiếm 78%; Khi xuống cộng đồng thực tậpsinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng [20]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà, Nguyễn Quang Mạnh (2010), “Pháttriển công cụ đo lường thái độ sinh viên hướng đến sống và làm việc ở khu vựcnông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa”, cho kết quả: đặc điểm chung của sinhviên tuổi 23 và 24 chiếm phần lớn 47,0% và 30,6% theo thứ tự; thấp nhất là 22tuổi 3%; cao nhất là 28 tuổi 0,4%; tuổi trung bình là 23,78% Tỉ lệ nam và nữtương đương 49,6% và 50,4% Dân tộc Kinh chiếm đa số 77.6%; nhóm dân tộcthiểu số cũng chiếm tỉ lệ đáng kể chiếm 22.4% Phần lớn sinh viên đến từ khuvực miền núi, vùng sâu vùng xa 72.0% Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đa phầnsinh viên không có nguyện vọng làm việc tại y tế cơ sở chiếm
Trang 3380.6% Phân tích nhân tố khám phá (Scree plot) đã chỉ ra thái độ sinh viênhướng đến sống và làm việc ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa phụ thuộc
ba yếu tố: (i) yếu tố thuộc cộng đồng và xã hội; (ii) yếu tố thuộc cá nhân vàgia đình; và (iv) yếu tố thuộc nghề nghiệp [14]
1.3 Một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng
Hoạt động dạy/học tại cộng đồng dành cho sinh viên bị ảnh hưởng bởinhiều yếu tố, nhưng có thể gộp thành 04 nhóm yếu tố chính là: (1) yếu tố từphía giảng viên; (2) yếu tố từ phía sinh viên; (3) yếu tố từ cơ sở thực địa và
(4) yếu tố từ nhà trường Các yếu tố từ phía nhà trường có thể kể đến nhưviệc; sắp xếp giờ học, lịch học của từng lớp từng khóa ; chế độ chi trả chogiảng viên đi giảng dạy tại cộng đồng; mối quan hệ nhà trường với cơ sở thựcđịa; tài liệu học tập, quy chế thực hành tại cộng đồng cho sinh viên các yếu
tố về phía giảng viên bao gồm: trình độ chuyên môn của giảng viên; sự nhiệttình của giảng viên; khối lượng lớp giảng viên được giao yếu tố từ cơ sởthực địa như: chất lượng giảng viên kiêm nhiệm, khả năng cung cấp dịch vụ y
tế của cơ sở thực địa cho người dân trong cộng đồng; điều kiện cơ sở vật chấtcho học tập; trang thiết bị y tế tại cơ sở thực địa; tài liệu học tập/sách vở tại cơ
sở thực địa các yếu tố về phía sinh viên bao gồm: nhận thức của sinh viên
về vai trò môn học, khả năng chuyên cần của sinh viên, ý thức học tập của sinh viên, học lực của sinh viên, khả năng làm việc nhóm của sinh viên Nghiên cứu của Sakuyama T và cs (2004) cho thấy một số yếu tố liênquan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng: (1) Các khóa đào tạo chăm sóc tạicộng đồng không được thực hiện đầy đủ/không được quan tâm đúng mứctrong giáo dục y tế hiện nay bởi vì hầu hết các hoạt động đào tạo hiện nay tậptrung vào tại bệnh viện (2) Quá trình học chăm sóc tại cộng đồng của sinhviên bị ảnh hưởng bởi sự tiến triển của bệnh/bệnh nhân với thời gian thực tập
Trang 34tại cộng đồng mà sinh viên có (ví dụ bệnh nhân tiến triển bệnh kéo dài màtrong khi đó thời gian thực tập tại cộng đồng có 02 tuần) [51].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Yên cho thấy các bất cập trong dạy
và học tại cộng đồng, bao gồm: (1) bất cập trong khâu chuẩn bị: điều kiện cơ
sở vật chất của các TYT – nơi thực hành cộng đồng còn thiếu thốn, gây nhiềukhó khăn cho học sinh; học sinh thiếu tài liệu tập huấn cho học sinh (2) bấtcập trong khâu tổ chức giảng dạy thực hành; thời gian thực hành ngắn; việcrèn luyện kỹ năng của học sinh còn khó khăn, chưa đạt yêu cầu, chế độ giảngthực hành cộng đồng cho giảng viên còn thấp chưa khuyến khích được ngườidạy (3) Bất cập trong khâu đánh giá kết quả thực hành; theo dõi giám sátchưa chặt chẽ Đánh giá mới chỉ là dựa vào bản viết thu hoạch của học sinhchưa đi sâu vào đánh giá kỹ năng tay nghề Giảng viên chưa thường xuyênđánh giá học sinh chủ yếu dựa vào cán bộ trạm [29]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2006) thì hoạt động họctập tại cộng đồng bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề bất cập ảnh hưởng như làviệc tập huấn cho sinh viên trước khi đi cộng đồng còn ngắn; Không cóphương tiện hỗ trợ của nhà trường từ huyện về xã và ngược lại Khi học tạicộng đồng sinh viên gặp phải những khó khăn như nơi ở không bảo đảm chosinh hoạt và học tập CBYT cơ sở chưa có kinh nghiệm giảng dạy, cơ sở vậtchất trang thiết bị còn thiếu, sinh viên áp dụng phương pháp học tập chưa phùhợp, khó khăn khi giao tiếp với cộng đồng…Ngoài ra thời gian kiểm tra, giámsát và hướng dẫn cho sinh viên của giảng viên nhà trường còn ít nên sinh viênchưa đạt được kết quả học tập cao [11]
Nghiên cứu của Mtshali N.G (2009) cho thấy yếu tố liên quan đến hoạtđộng thực hiện đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng là mốiquan hệ đối tác/liên lạc thường xuyên giữa nhà trường/giảng viên với cơ sởthực địa/giảng viên kiêm nhiệm Bên cạnh đó là vai trò và sự tham gia của
Trang 35cộng đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy/học tại cộng đồngcho sinh viên điều dưỡng [48] Nghiên cứu cũng đã đề xuất việc thực hiệnquan hệ đối tác bền vững hơn thông qua các mối quan hệ chặt chẽ và tươngtác và nâng cao vai trò, sự tham gia của cộng đồng nâng cao chất lượngchương trình đào tạo dựa vào cộng đồng cho sinh viên điều dưỡng [48].
Nghiên cứu của Takahashi S và cs (2010), các sinh viên cho biết họ đãhiểu rõ hơn về vai trò của mình và của người khác và quan điểm toàn diệnhơn về bệnh nhân và gia đình và chứng tỏ khả năng làm việc theo nhóm đểtạo ra các kế hoạch chăm sóc hợp tác Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi làmột đội ngũ chuyên nghiệp hiện có mạnh mẽ, sự mua bán và hỗ trợ hànhchính, sự tham gia của chuyên gia y tá lâm sàng phù hợp và sinh viên nhiệttình Thách thức cho hoạt động học tập của sinh viên y khoa bao gồm hậu cần,thời gian đi lâm sàng thường xuyên của sinh viên, thời gian cần thiết của nhânviên để LKH và thực hiện chương trình, và khó khăn trong việc đánh giá tácđộng đối với chăm sóc bệnh nhân [53]
Nghiên cứu của Ildarabadi E và cs (2013) về nền tảng lý thuyết áp dụngtrong quá trình đào tạo điều dưỡng cộng đồng cho thấy các yếu tố có liênquan đến hoạt động đào tạo bao gồm; quan điểm của sinh viên đối với vai tròcủa các điều dưỡng viên trong CSSKCĐ, thái độ của sinh viên đối với khóahọc, định hướng y tế của mối sinh viên, kỹ năng điều kiện tiên quyết/kiếnthức của sinh viên, quản lý của nhà trường/cơ sở thực địa kém, hoạt động dichuyển tại cộng đồng của sinh viên, số lượng chỉ tiêu/hoạt động của sinh viêntại cộng đồng, trách nhiệm của sinh viên tại cộng đồng [37] Nghiên cứu cũng
đề xuất việc cần thiết phải loại bỏ những rào cản đối với việc học tập điềudưỡng cộng đồng, xác định rõ hơn vai trò của sinh viên và tạo điều kiện hơn
để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng [37]
Trang 36Nghiên cứu của Lekalakala-Mokgele E và cs (2015) cho kết quả: Sinhviên cảm thấy an toàn học tập khi họ được nhân viên y tế hỗ trợ Họ cảm thấymột cảm giác thoải mái khi nhân viên tỏ ra quan tâm và hoan nghênh họ Việchọc bị cản trở khi học sinh gặp phải những lời bình luận rất dè dặt, bạo lựcgây cản trở việc học trong môi trường học tập lâm sàng và cộng đồng [42].
Nghiên cứu Roberts C và cs (2015) thấy sinh viên nên sử dụng lý thuyết mộtcách hợp lý và nhất quán và cho rằng nhận dạng nghề nghiệp và các khungvăn hoá xã hội cung cấp những con đường đầy hứa hẹn cho việc thúc đẩy sựhiểu biết về học tập của học sinh và phát triển nhận dạng chuyên nghiệp trongmôi trường làm việc chuyên nghiệp [50]
Nghiên cứu của Khan M K và cs (2017): Giảng dạy là một hoạt độngphức tạp và đòi hỏi phải nắm vững nội dung, kiểm soát lớp học, kỹ thuật tổchức và kỹ năng giảng dạy Sự chủ động liên tục của giảng viên trong việchọc hỏi, thu nhận kỹ năng và sàng lọc để thực hành là điều cần thiết để đápứng nhu cầu học tập của học sinh Đánh giá việc giảng dạy là rất quan trọngtrong quá trình dạy và học [41] Nghiên cứu của Sara Donetto và cs (2017);nghiên cứu định tính về vai trò của không gian và nơi để tạo ra “cộng đồnghọc tập”, nhằm đáp ứng với việc mở rộng nguồn nhân lực theo chính sáchtheo định hướng của Anh Có các ảnh hưởng có thể có của không gian đối vớikinh nghiệm học tập của sinh viên và khách tham quan sức khoẻ vừa mới đủđiều kiện và về mối quan hệ đội một cách rộng rãi hơn [35]
Trang 37
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa (CĐĐDĐK), Trường Cao đẳng
Y tế Thái Nguyên
- Đại diện phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
- Giảng viên bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái
Nguyên
- Giảng viên kiêm nhiệm (cán bộ TYT cơ sở)
- Người bệnh, người dân tại cộng đồng
* Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Sinh viên CĐĐDĐK đã học hoàn thành học phần TTCĐ sau 01tuần
+ Giảng viên bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã tham gia giảng dạy học phần TTCĐ
+ Giảng viên kiêm nhiệm (cán bộ TYT cơ sở) trực tiếp quản lý/giảng dạy sinh viên trong quá trình thực tập tại cộng đồng
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 05/2016 – 05/2017
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
+ Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
+ TYT cơ sở học thực hành của sinh viên CĐĐDĐK trường Cao đẳng
Y tế Thái Nguyên
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang, kết hợp định lượng với định tính
Trang 382.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
2.3.2.1 Cỡ mẫu định lượng
* Cỡ mẫu cho đối tượng nghiên cứu là sinh viên
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo nghiên cứu mô tả [15], [43]
n
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu nghiên cứuα: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z1-α/2 = 1,96
với độ tin cậy 95%
p: Lấy p = 0,49 (Nghiên cứu của Nguyễn QuangMạnh và cs năm 2011: 49,0% sinh viên không hài lòng vềnội dung giảng dạy tại cộng đồng)
q: q = 1– p = 1 – 0,49 = 0,51
d: Độ sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu
và tỉ lệthực của quần thể chọn d = 1/10p; p = 0,049Thay số n = 400, lấy n = 400; vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là
400 sinh viên
2.3.2.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
Thực hiện 03 cuộc thảo luận nhóm (01 cuộc thảo luận nhóm với nhómsinh viên có thành tích điểm học tập kết quả cao; 01 cuộc thảo luận nhóm cóthành tích điểm học tập thấp và 01 cuộc thảo luận nhóm với tất cả giảng viên(07 giảng viên) tham gia giảng học phần TTCĐ)
Thực hiện 04 cuộc phỏng vấn sâu (01 với đại diện phòng đào tạo; 01với giảng viên nhà trường tham gia giảng dạy học phần TTCĐ cộng đồng; 02với giảng viên kiêm nhiệm)
Trang 392.3.3 Phương pháp chọn mẫu
2.3.3.1 Chọn mẫu định lượng
- Chọn sinh viên CĐĐDĐK: Trong thời gian làm nghiên cứu, chọn sinhviên cao đẳng điều đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là sinh viênvừa kết thúc học tập học phần TTCĐ Tiến hành chọn ngẫu nhiên sinh viêntheo phương pháp chọn mẫu hệ thống:
+ Lấy danh sách sinh viên CĐĐDĐK khóa 8, 9 từ danh sách sinh viên của phòng đào tạo
+ Chọn sinh viên tham gia nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu hệthống: Chọn 400 sinh viên từ 910 sinh viên CĐĐDĐK khóa 8, 9 trong nămhọc 2016 – 2017
Chọn 200 sinh viên từ 520 sinh viên cao đẳng khóa 8: k = 520/200 = 2,6.Vậy lấy k = 2 dựa trên danh sách sinh viên chọn ra 200 sinh viên với hệ số k
= 2 tham gia nghiên cứu Tương tự, chọn 200 sinh viên từ 390 sinh viên caođẳng điều dưỡng khóa 9: k = 390/200 = 2.45 lấy k = 2 dựa trên danh sách sinhviên chọn ra 200 sinh viên với hệ số k = 2 tham gia nghiên cứu
2.3.3.2 Chọn mẫu định tính
Chọn giảng viên nhà trường/giảng viên cơ hữu tham gia thảo luận nhóm:
Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện; chọn chủ đích toàn bộ giảng viênnhà trường tham gia giảng dạy học phần TTCĐ (07 giảng viên bộ môn Y họccộng đồng Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên)
Chọn giảng viên kiêm nhiệm: chọn ngẫu nhiên 02 giảng viên kiêmnhiệm từ 14 CBYT/giảng viên kiêm nhiệm thuộc 14 TYT là cơ sở thực địacủa Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Phỏng vấn cán bộ phòng đào tạo: Chọn chủ đích cán bộ đại diện phòngđào tạo – cán bộ trực tiếp phụ trách, quản lý hoạt động đào tạo tại cộng đồng
Phỏng vấn sâu 01 giảng viên: Chọn chủ đích 01 giảng viên phụ trách
bộ môn Y học cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Trang 40Chọn sinh viên tham gia thảo luận nhóm: Chọn chủ đích 02 nhóm sinhviên đã hoàn thành học học phần TTCĐ với 01 nhóm có kết quả học tập cao
và 01 nhóm có kết quả học tập trung bình (mỗi nhóm 10 sinh viên)
2.4 Chỉ số nghiên cứu
* Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu
- Đặc điểm giới tính và dân tộc của đối tượng nghiên cứu
* Thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng
- Đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên từ phía sinh viên
- Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe của giảng viên tại cộng đồng
- Giảng viên hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá nhân, gia đình và cộng đồng
- Hướng dẫn TT-GDSK cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên
- Hoạt động giám sát học phần TTCĐ của giảng viên
- Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm và sinh viên về thựctrạng dạy học phần TTCĐ
- Hoạt động học học phần TTCĐ của sinh viên CĐĐDĐK
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của
sinh viên CĐĐDĐK
- Đặc điểm hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng
- Hoạt động tư vấn cho người dân, gia đình và cộng đồng
- Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn hóa - xã
hội tại địa phương của sinh viên CĐĐDĐK
- Hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại cộng đồng
- Hỗ trợ học tại cộng đồng từ phía cơ sở dành cho sinh viên CĐĐDĐK