1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xuất khẩu nông sản của việt nam sau khi gia nhập WTO

135 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Nền kinh tế nói chung, nền nông sản xuất nông nghiệp nói riêng trong đó cóxuất khẩu nông sản có điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả cácnước thành viên một cách bìn

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên các nguồn thông tin tư liệu chính thức với độ tin cậy cao và chưa từng được ai công nhận trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Hà

i

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Hà

ii

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các biểu đồ, hình vẽ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5

5 Những đóng góp của đề tài 8

6 Cấu trúc của đề tài 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ WTO 9

1.1 Cơ sở lý luận về xuất, nhập khẩu 9

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 9

1.1.2 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và những cam kết về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong khuôn khổ WTO 13

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 18

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO 22

1.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 24

Tiểu kết chương 1 28

iii

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 2 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU

NÔNG SẢN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 29

2.1 Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam -Cơ sở hàng hóa cho xuất khẩu nông sản 29

2.1.1 Các tiềm năng sản xuất nông nghiệp Việt Nam 29

2.1.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam 34

2.1.3 Tình hình phát triển các ngành nông sản xuất khẩu chủ lực 38

2.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO 50

2.2.1 Những nét chung về xuất khẩu nông sản Việt Nam 50

2.2.2 Phân tích sự thay đổi các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trước và sau khi gia nhập WTO 53

2.3.1 Thành tựu 78

2.3.2 Khó khăn và hạn chế 79

Tiểu kết chương 2 81

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 82

3.1 Định hướng về chiến lược xuất khẩu nông sản của Việt Nam 82

3.1.1 Định hướng chung về xuất khẩu của Việt Nam 82

3.1.2 Định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 83

3.2 Mục tiêu xuất khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2020 87

3.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam 88

3.3.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật 88

3.3.2 Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông sản 89

3.3.3 Phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư công nghệ 89

3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 90

3.3.5 Nâng cao chất lượng hàng nông sản 91

3.3.6 Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững 92

3.3.7 Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản 93

3.3.8 Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam 94

iv

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.3.9 Giải pháp thực hiện tốt liên kết ‘‘4 nhà’’: Nhà nước - nhà khoa học

- doanh nghiệp - nhà nông 95

Tiểu kết chương 3 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC

v

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- : Không tồn tại

AFTA : Hiệp định thương mại tự do ASEAN

ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNH : Công nghiệp hóa

CIF : Giá thành, Bảo hiểm và Cước

EU : Liên minh châu Âu

FOB : Giao lên tàu

GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mạiGDP : Tổng thu nhập quốc nội

Ha : Héc ta

HĐH : Hiện đại hóa

IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới

ISO : Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2003 - 2006 22

Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006 23

Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD trong năm 2007 và 2013 27

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp 2006 -2013 36

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm giai đoạn 2004 - 2006 38

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2007 - 2013 40

Bảng 2.4: Diện tích trồng cà phê của cả nước giai đoạn 2007 - 2013 41

Bảng 2.5: Năng suất và sản lượng cao su giai đoạn 2000- 2006 43

Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng hồ tiêu giai đoạn 2001 - 2006 45

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất điều giai đoạn 2000 - 2006 46

Bảng 2.8: Diện tích và năng suất điều giai đoạn 2007 - 2013 47

Bảng 2.9: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2004 - 2006 53

Bảng 2.10: Một số thị trường xuất khẩu gạo lớn năm 2006 54

Bảng 2.11: Một số loại gạo xuất khẩu chính năm 2006 55

Bảng 2.12: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2004 - 2006 58

Bảng 2.13: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu giai đoạn 2001 - 2006 65

Bảng 2.14: Sản lượng và kim ngạch hồ tiêu xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2013 66

Bảng 2.15: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều giai đoạn 2004 - 2006 68

Bảng 2.16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su giai đoạn 2011 - 2013 74

Bảng 2.17: Sản lượng chè xuất khẩu qua các năm từ 2007 -2013 76

v

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2013 25

Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người từ 2007 - 2013 26

Hình 1.3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 27

Hình 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010 35

Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2013 36

Hình 2.3: Lược đồ Nông nghiệp chung Việt Nam 37

Hình 2.4: Lược đồ sản lượng một số nông sản chủ lực của Việt Nam năm 2012 39

Hình 2.5: Diện tích trồng hồ tiêu giai đoạn 2007 - 2013 46

Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013..51

Hình 2.7: Tỷ trọng % một số mặt hàng nông sản 52

trong tổng xuất khẩu nông sản năm 2013 52

Hình 2.8: Sản lượng, kim ngạch gạo xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2013 56

Hình 2.9: Cơ cấu xuất khẩu cà phê sang các châu lục năm 2005 59

Hình 2.10: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 60 Hình 2.11: Xuất khẩu cà phê theo châu lục năm 2013 63

Hình 2.12: Thị phần của các thị trường nhập khẩu hồ tiêu năm 2004 65

Hình 2.13: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều giai đoạn 2007 - 2013 69

Hình 2.14: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2000 - 2006 71

Hình 2.15: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2007 - 201372Error! Bookmar Hình 2.16: Kim ngạch chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 77

vi

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Viêṭ Nam có nhiều điều kiêṇ thuận lơị đểphát triển nông nghiêp,,̣ từ điều kiêṇ

tư ,̣nhiên (đất đai, điạ hình, nguồn nước, khíhâụ ) đến điều kiêṇ kinh tế- xa ̃ hội (dân

cư và lao động, nguồn vốn, cơ sở kỹ thuâṭ ha ,̣tầng, chinhh́ sách, thi ,̣ trường ) Trong thời kỳhội nhâp,̣ kinh tếquốc tếđang được đẩy manh,,̣ ViêṭNam đang mở rông,̣ cánh cửagiao lưu buôn bán với các quốc gia trên thếgiới, mỗi nước có lơị thếso sánh riêng của mình thìhàng hóa nông sản đươc,̣ coi làmôṭthếmanḥ của nước ta Việc tăng cường xuấtkhẩu nông sản làmôṭtrong những hướng đi mũi nhọn của nền kinh tế hiện nay cũng như trong tương lai để khai thác cóhiêụ quả nguồn lực sẵn có vềđiều kiêṇ khíhâu,,̣ tài nguyên, nguồn nhân lực, taọ công ăn viêc,̣ làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xa ̃hôị Đồng thời tranh thủnhững lơị thếtừ bên ngoài cho viêc,̣ phát triển kinh tế- xa ̃hôịcủa đất nước

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổchức Thương mại thế giới (WTO), kết thúc quá trình đàm phán lâu dài 11 năm (1995

- 2006) Tham gia WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đấtnước Nền kinh tế nói chung, nền nông sản xuất nông nghiệp nói riêng (trong đó cóxuất khẩu nông sản) có điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả cácnước thành viên một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, tạo cơ hội cho nước

ta mở rộng thị trường xuất khẩu, có điều kiện để đấu tranh bảo vệ sự công bằng vàhợp lý hơn các lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp cũng như của người dân.Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt được những thành tựu

to lớn, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước [19] Đăc,̣biêṭlàởmôṭsốmăṭhàng như gao,,̣ càphê, cao su đãđóng góp môṭphần không nhỏ vàotổng kim ngacḥ xuất khẩu của nước ta nói riêng vàtổng sản phẩm GDP nói chung.Bên cạnh những thành tựu đó cũng xuất hiện những thách thức không nhỏ vì cạnhtranh ngày càng gay gắt hơn Nông sản xuất khẩu sản xuất manh mún nhỏ lẻ, phụthuộc vào mùa vụ, chủ yếu là các sản phẩm thô, có tính cạnh tranh thấp trên thịtrường toàn cầu Từ thực tế đó, để có thể tận dụng hết lợi thế, cơ hội và vượt qua

1

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

những thách thức, thì Việt Nam phải có những hướng đi đúng đắn và có biện phápthích hợp nhằm khai thác thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản hiệu quả, nângcao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

Tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu cấp thiết Nghiên cứu

nhằm tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu về xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gianhập WTO, qua đó rút ra những kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về tiềmnăng, thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO Luận văncũng nhằm nhận diện đầy những cơ hội và thách thức của việc xuất khẩu nông sảnViệt Nam từ đó đưa ra các giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh, khai thác có hiệuquả thị trường xuất khẩu nông sản

độ tăng trưởng ổn định Vấn đề này được đề cập khá nhiều trong các báo cáo, côngtrình nghiên cứu, các tạp chí… cụ thể:

- “Báo cáo khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA” Quỹ nghiên cứu ICARD - MISPA/1003/06,

tháng 8 năm 2005 của nhóm tác giả Thạc sĩ Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn,Nguyễn Thị Kim Dung Các tác giả phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ nôngsản của các nước trong khu vực AFTA, từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh một sốnông sản của Việt Nam trong hội nhập tự do thương mại các nước Đông Nam Á [5]

- “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều”, Nguyễn Xuân Trình chủ

biên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 Tác giả nghiên cứu quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp nước ta, trong đó nghiên cứu một số mặthàng tiêu biểu là chè, cà phê, hạt điều đến năm 2005 [15]

2

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Luận án Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc

Gia Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (năm 2009) với đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam” Đề tài

phân tích những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản và những tác động củaviệc gia nhập WTO đến xuất khẩu nông sản, đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến năm 2020 [9]

- “Báo cáo ngành hàng nông sản Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”

năm

2012 Báo cáo đã phân tích những thay đổi của các ngành hàng nông, lâm, thủy sảncủa nước ta 5 năm trước và sau khi gia nhập WTO với những phân tích cụ thể vềtình hình sản xuất, chế biến, thương mại trong và ngoài nước, biến động giá, cácchính sách và những thách thức trong quá trình hội nhập của từng ngành hàng [1]

- Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương có bài viết “Xuất khẩu gạo của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Văn

Hùng (trường Đại học Thương mại) và PGS.TS Phạm Văn Dũng (trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội), số 367 tháng 6 năm 2012 Tác giả đã đi sâuphân tích thực trạng xuất khẩu gạo của nước ta sau 5 năm gia nhập WTO và đưa racác giải pháp thúc đẩy xuất gạo trong thời kỳ tới [6]

- Trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập có bài viết “Xuất khẩu nông sản Việt

Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Thuận lợi và thách thức” của TS Nguyễn Ngọc

Vinh (Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), số 7 tháng 11 - 12 năm

2012 Tác giả đã phân tích thuận lợi và thách thức của việc xuất khẩu nông sản củanước ta trước và sau khi gia nhập WTO Trên cơ sở phân tích tác giả đã gợi ý một sốchính sách nhằm hướng tới khai thác thị trường xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả

Phan Tiến Ngọc (năm 2014) với đề tài: “Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” Đề tài đi sâu phân tích thực trạng đa dạng

hóa mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1991 - 2011, đồng thời đánh giá tácđộng của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm,định hướng và một số giải pháp thực hiện đa dạng hóa mặt hàng xuất nhằm đảm bảotăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian tới [8]

3

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Ngoài ra, trong một số nghiên cứu về hội nhập quốc tế của Việt Nam

“Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tháng 12 năm 2010 Nghiên

cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế trong tất cả các lĩnh vực: tăng trưởng kinh

tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, xã hội, thể chế kinh tế Qua đó, đánhgiá những thành tựu đạt được và các khó khăn gặp phải, lý giải nguyên nhân, đồng thờiđưa ra một số kiến nghị nhằm tạo sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế Báo cáo

tóm tắt “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 năm 2013 Trong báo

cáo có nội dung đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của nước ta sau khi gia nhập WTO

và tác động xuất nhập khẩu theo từng quốc gia, vùng lãnh và theo ngành hàng

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã dự báo, tổng kết tình hìnhphát triển của xuất khẩu nông sản nước ta trong bối cảnh hội nhập WTO Các đề tàinghiên cứu, các báo cáo trên là nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả

để vận dụng nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình trong bối cảnh hiện nay, qua đóđưa ra các định hướng, giải pháp phát triển trong thời gian tới

3 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nôngsản và WTO, đề tài phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi gianhập WTO Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị nhằm góp phầnnâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xuất khẩu nông sản vàWTO

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

- Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

- Đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung, phân tích tình hình xuất khẩu nông sản Việt

Nam sau khi gia nhập WTO, (không tính hàng thủy sản và lâm sản) Tập trung phântích các nông sản chính: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu xuất khẩu nông sản Việt Nam

từ sau gia nhập WTO (năm 2007) đến năm 2013 Đây là thời điểm quan trọng vớinền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là với hoạt động xuất nhập khẩu nông sản đã cónhiều biến chuyển, đồng thời được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với nhiềutiềm lực sẵn có

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí kinh

tế - xã hội nói riêng Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí đều được gắn với mộtlãnh thổ cụ thể Xuất khẩu nông sản, phát triển kinh tế, xã hội có mối quan hệ mậtthiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản củamột vùng, một nước nào đó phải dựa trên nhiều yếu tố, xem xét trong mối quan hệtổng hợp tự nhiên, kinh tế, xã hội để làm cho hoạt động xuất khẩu có mức tăngtrưởng khá nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội

4.1.2 Quan điểm hệ thống

Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trongmột hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thayđổi phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống,làm cho các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thốngthay đổi

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cóvai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước Xuất khẩu hàng hóa nôngsản tăng sẽ tác động đến mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, phát triển cácngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại, đồngthời thể hiện năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu…

5

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các hiện tượng địa lí đều tồn tại trong một thời gian nhất định, đều có quátrình phát sinh, phát triển, suy vong và không ngừng thay đổi theo thời gian vàkhông gian Vì vậy, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện tại và dự báo sự pháttriển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch sử, nghiên cứu quákhứ, hiện tại và dự báo tương lai mới đảm bảo sự chính xác

Xuất khẩu nông sản ở Việt Nam được tiến hành, phát triển từ khi đất nướcđổi mới đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều biến động qua từngthời kì Mỗi giai đoạn có một chính sách phát triển kinh tế khác nhau và đã tác độngđến xuất khẩu nông sản Vận dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh để nghiên cứu xuấtkhẩu nông sản ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO, luận văn phân tích thực trạngxuất khẩu nông sản từ sau năm 2007 đến 2013, nhưng cũng chú ý đến những biếnđộng về kinh tế - xã hội tác động đến lĩnh vực thương mại

4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu của nhân loại hiện nay Tính bềnvững của hoạt động xuất khẩu thể hiện ở chỗ góp phần tăng giá trị sản xuất khẩuchung của cả nước, mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường, nâng cao thương hiệuhàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới Mặt khác, xuất khẩu hàng hóanông sản phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó sản xuất nông nghiệpchủ yếu dựa vào tự nhiên Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nông sản theo chiềurộng làm thu hẹp diện tích rừng, phá vỡ hệ sinh thái trên cạn và ven biển Đồng thờiviệc mở rộng diện tích trồng trọt cũng như thâm canh tăng vụ là nguyên nhân dẫnđến thoái hóa đất nông nghiệp… Vì vậy, phát triển nông nghiệp cần phải gắn liềnvới bảo vệ môi trường và phát triển môi trường sinh bền vững, không làm tổn hạiđến môi trường

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý các số liệu, tài liệu

Trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu tác giả sắp xếp, xử lý, phân loại các thôngtin về xuất khẩu nông sản ở Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO, đưa ra những đánhgiá chính xác về thực trạng tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam Tất cả các số

6

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp cận,chọn lọc và vận dụng trong nghiên cứu đề tài

4.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy luận văn đã

sử dụng và phân tích, tổng hợp cơ sở số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu và kết quảcủa Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê của Tổng cục Hải quan, Báo cáo củaCục xúc tiến Thương mại, các từ liệu từ các báo cáo, các tạp chí…Trên cơ sở số liệuthu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại, so sánh sự khác biệt về tình hình xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, nêu nguyên nhân có

sự khác biệt đó Các nguồn tài liệu này là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng tìnhhình xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

4.2.3 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được tác giả thực hiện bằng cách gặp gỡ trực tiếp một sốchuyên gia trong lĩnh vực kinh tế nhằm so sánh, đối chiếu giữa các thông tin cómang tính đồng nhất hay mâu thuẫn, từ đó tìm cách lý giải nguyên nhân Tác giảthực hiện phỏng vấn các chuyên gia dựa trên các câu hỏi đã được chuẩn bị trước cóliên quan đến nội dung nghiên cứu Các câu hỏi tại sao được tác giả ưu tiên chọntrong nội dung cuộc phỏng vấn nhằm đối chiếu với số liệu đã thu thập được và bổsung những thông tin mới thu thập

4.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng thìphương pháp bản đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoahọc địa lí Bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, xúc tích - là phương tiện trựcquan hóa các yếu tố địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của lãnh thổ Các bản đồ chophép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện trong việc

so sánh, đánh giá Biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu, động lực củacác sự vật hiện tượng và các quá trình kinh tế - xã hội theo thời gian

4.2.5 Phương pháp dự báo

Đây là phương pháp khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằmxác định và dự báo một vấn đề trong tương lai Phương pháp dự báo mang tính chất

7

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

phức tạp và tính xác suất, tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động kinh tế - xã hội của đất nước

- Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng khả năng cạnh tranh, khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu nông sản

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản và WTO.

Chương 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng xuất khẩu nông sản sau khi Việt

Nam gia nhập WTO

Chương 3: Định hướng và giải pháp xuất khẩu nông sản Việt Nam.

8

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ WTO

1.1 Cơ sở lý luận về xuất, nhập khẩu

Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới(thương mại quốc tế) Trong hoạt động ngoại thương thường gắn với một số thuậtngữ sau: xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu, cán cânxuất nhập khẩu, giá FBO, giá CIF,… [18, tr 14]

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hànghóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theoIMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Theo điều 28, mục I, chương 2, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quyđịnh “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namđược coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Xuất khẩu là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài; gồm hailoại hình: xuất khẩu hàng hóa (còn gọi là xuất khẩu hữu hình), xuất khẩu dịch vụ(còn gọi là xuất khẩu vô hình)

Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất đượcđưa ra nước ngoài, đưa vào kho ngoại quan hoặc đưa vào khu vực mậu dịch tự do,trong số đó:

Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chếbiến trong nước theo quy tắc xuất xứ của quốc gia đó, kể cả sản phẩm hoàn trả chonước ngoài sau khi gia công trong nước;

9

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hàng hóa tái xuất là những hàng hóa đã nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩunguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất

cơ bản của hàng hóa đó [18, tr 14]

Hàng hóa xuất khẩu còn là hàng hóa sản xuất để đưa ra thị trường, mua bántrao đổi trên thị trường nhưng là thị trường nước ngoài Hàng hóa này phải dichuyển qua biên giới của quốc gia, đồng thời cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩnchất lượng mà thị trường nhập khẩu đó đòi hỏi Như vậy so với hàng hóa sản xuất

để bán trên thị trường nội địa nó phức tạp hơn rất nhiều

Giá cả xuất khẩu là mức giá của hàng hóa xuất khẩu, nó được đưa ra dựa trênmức giá quốc tế và có sự chấp nhận của cả hai bên xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu được hiểu là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một doanhnghiệp, một đơn vị kinh tế hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định

Hạn ngạch xuất khẩu là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, được hiểu

là quy định của Nhà nước về sản lượng hay giá trị của một mặt hàng, hay nhóm mặthàng sang một thị trường nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định thông quamột hình thức cấp giấy phép xuất khẩu

1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu

a) Góp phần tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng và sự tăng trưởngkinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nền kinh tế nước ta đang bước đầu pháttriển, cơ sở hạ tầng còn kém, không đồng bộ, dân số đông nên việc đẩy mạnh xuấtkhẩu có vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Xuất khẩu

có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại nguồn ngoại

tệ lớn cho đất nước, đóng góp lớn vào GDP của cả nước (năm 2013, xuất khẩu đạt132.175 triệu USD)

Xuất khẩu nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Kim ngạch xuất khẩu nôngsản càng lớn thì GDP tăng càng tăng cao, đồng thời thể hiện năng lực cạnh tranh củađất nước về xuất khẩu

b) Xuất khẩu góp phần tăng trưởng nông nghiêp,̣ và nông thôn

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế, việc sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh

10

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tế mà còn đối với tăng trưởng nông nghiệp Những năm gần đây, Việt Nam là nướcxuất khẩu nông sản với những mặt hàng giữ vị trí cao so với khu vực và thế giớinhư gạo, cà phê, hạt điều, cao su… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nôngsản đối với tăng trưởng nông còn chưa ổn định, mang tính bấp bênh phụ thuộc vàonhiều yếu tố thời tiết, khí hậu, giá cả thị trường Xuất khẩu nông sản giúp mở rộngquy mô sản xuất nông nghiệp: Xuất khẩu nông sản tăng, khối lượng nông sản ngàycàng nhiều, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp

Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết việc làm Việt Nam là mộtquốc gia có dân số đông 89,71 triệu người (năm 2013), đứng thứ 3 trong khu vựcĐông Nam Á, thứ 14 trên thế giới, có nguồn lao động dồi dào nên việc làm là vấn

đề cấp thiết ở nước ta cần phải giải quyết Vì thế, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sởnhững thế mạnh sẵn có của nước ta góp phần đáng kể để giải quyết việc cho đôngđảo lực lượng lao động [18, tr 81]

Xuất khẩu nông sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trongnông nghiệp như đất đai, khí hậu, người lao động, cơ sở hạ tầng,… Nước ta sản xuất vàđẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo chủ yếu ở hai đồng bằng lớn (sông Hồng và sông CửuLong) là dựa vào tiềm năng đất đai phù sa màu mỡ Ngoài ra, tận dụng tài nguyên đất

đỏ ba dan ở vùng Tây Nguyên để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê

Xuất khẩu nông sản góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệpnông thôn CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến vàthị trường, đưa các thiết bị, công nghệ hiện đại, ứng dụng các thành tựu khoa học,công nghệ sinh học,… vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnhtranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường Vì vậy, xuất khẩu nông sản tạo điềukiện giải quyết tốt khâu đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp pháttriển theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất

Xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, làm

đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu Xuất khẩu nông sản giúp chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, đảm bảo vấn đề vệsinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới.Xuất khẩu nông sản góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa quy

mô lớn: vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm (đồng bằng sông Hồng và sông

11

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Cửu Long); vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung

du và miền núi Bắc Bộ)

c) Góp phần tăng kim ngacḥ xuất khẩu

Xuất khẩu hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực củanước ta Xuất khẩu nông sản của nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh đặcbiệt là khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu nói chung và kim ngạchxuất khẩu nông sản tăng cao Giai đoạn 2007 - 2013, kim ngạch xuất khẩu nông sản

có xu hướng tăng từ 6,2 tỷ USD (2007) lên 13,1 tỷ USD (2013), tăng 6,9 tỷ USDchiếm 9,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

d) Góp phần chuyển dicḥ cơ cấu kinh tế

Xuất khẩu góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH,phát huy được lợi thế của đất nước Xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐHgiảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp vàxây dựng; dịch vụ

Xuất khẩu không những góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mà còngóp phần chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Thành phần kinh tế Nhà nước,ngoài Nhà nước có xu hướng giảm dần, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xuhướng tăng nhanh do mở cửa thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoàivào các lĩnh vực kinh tế nhằm phát huy thế mạnh của đất nước, tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường thế giới Tuy nhiên thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vaitrò chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước, vì tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tếvẫn chịu sự quản lý của Nhà nước

Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế thể hiện: xuất khẩumang lại nguồn thu ngoại tệ cho các vùng kinh tế, từ đó có điều kiện đầu tư, pháttriển, phát huy thế mạnh của từng vùng, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, cácvùng chuyên canh quy mô lớn Như vậy, kinh tế - xã hội của các vùng, các địaphương có sự thay đổi theo hướng tích cực

e) Taọ điều kiêṇ cho công nghiêp,̣ chếbiến phát triển

12

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Việc xuất khẩu hàng nông sản là điều kiện cho các ngành công nghiệp chế biếnlương thực, thực phẩm phát triển Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, là trụ đỡ củanền kinh tế Nông sản là sản phẩm của nông nghiệp, việc xuất khẩu nông sản sẽ tạođiều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển Hiện nay, nhu cầu lươngthực, thực phẩm của xã hội ngày càng cao nên để đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng cầnphải phát triển khâu chế biến để đảm bảo yêu cầu của thị trường ngày càng cao

1.1.1.3 Khái niệm về nhập khẩu

Nhập khẩu là việc mua bán hoặc dịch vụ từ thị trường nước ngoài Hàng hóanhập khẩu là hàng hóa nước ngoài và hàng tái nhập, được đưa từ nước ngoài, từ khongoại quan hoặc đưa từ khu vực tự do vào trong nước, làm tăng nguồn vật chấttrong nước, trong số đó:

Hàng hóa ngoài nước là những hàng hóa có xuất xứ nước ngoài, kể cả sảnphẩm được hoàn trả sau khi gia công ở nước ngoài;

Hàng hóa tái nhập là những hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài, sau đóđược nhập khẩu trở lại nguyên dạng hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản, đóng gói lại,tính chất cơ bản của hàng hóa không thay đổi [18, tr 14-15 ]

1.1.2 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và những cam kết về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong khuôn khổ WTO

1.1.2.1 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organisation - WTO) là một

trong những tổ chức đa phương, được thành lập ngày 01/01/1995, tiền thân là GATT(Hiệp định chung về thuế quan và thương mại), tính đến năm 2011 có 154 thànhviên WTO là một tổ chức để thảo luận, đàm phán và giải quyết những vấn đềthương mại, bao gồm hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ

WTO là một tổ chức quốc tế duy nhất giải quyết với những quy tắc thương mạitoàn cầu giữa các quốc gia, chức năng chính yếu của nó là bảo đảm cho dòng thương mạivận động thông suốt, dễ dự đoán và tự do đến mức có thể WTO ngày càng kết nạp nhiềuthành viên, tiếp tục đàm phán để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường hơn nữa và đã trởthành tổ chức thương mại lớn nhất Tổ chức Thương mại thế giới thúc đẩy quá trình tự dohóa thương mại toàn cầu theo nguyên tắc: minh bạch, đối xử tối huệ quốc, thương mạikhông phân biệt đối xử, đối xử quốc gia, mở cửa thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ

13

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

để thương mại toàn cầu phát triển thông qua đàm phán

Chức năng cơ bản của WTO: tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành vàthúc đẩy mục tiêu của các Hiệp định của WTO; Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phánthương mại đa phương; Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trên cơ sở Quy định vàThủ tục Giải quyết Tranh chấp; Giám sát chính sách thương mại quốc gia; Hợp tác với các

tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu như IMF, WB

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình đổi mới và pháttriển Đồng thời với quá trình đổi mới các hoạt động bên trong nội bộ từng ngànhtrong nước Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và gửi đơn xin gia nhậpWTO Sau 11 năm đàm phán căng thẳng với hơn 200 phiên, trong đó có 14 phiênđàm phán đa phương và đàm phán song phương với 28 đối tác, Việt Nam chính thứctrở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/01/2007

1.1.2.2 Cam kết của WTO với sản xuất nông nghiệp xuất khẩu

a) Cam kết về mở cửa thị trường

Đối với nông nghiệp điều khoản mở cửa thị trường cũng phải tuân theonhững nguyên tắc chung Theo quy định của WTO, để đổi lại được hưởng sự ưu đãi

về tiếp cận thị trường các nước thành viên WTO, nước xin gia nhập phải đàm phánvới bất kỳ các nước thành viên WTO có nhu cầu đàm phán về mở cửa thị trường vớiViệt Nam Nội dung đàm phán gồm việc cắt giảm thuế quan

Tuy nhiên cũng có điều khoản cho phép các nước tự vệ trong một số trườnghợp đặc biệt: Theo GATT năm 1994 (điều khoản XIX), các thành viên có quyền ápdụng các biện pháp tự vệ để hạn chế trào lưu ồ ạt làm thiệt hại đến sản xuất trongnước Hiệp định nông nghiệp cũng cho phép các thành viên của WTO áp dụng cácbiện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) mà không yêu cầu chỉ ra sự tổn hại đối với sản xuấttrong nước Đối với nông sản, biện pháp tự vệ đặc biệt được áp dụng khi giá cả củamột mặt hàng nông sản nhập khẩu nào đó giảm xuống dưới mức có thể hoặc khốilượng mặt hàng nhập khẩu đó tăng đến mức gây ra nguy hại đến kinh tế của nướcnhập khẩu

b) Cam kết cắt giảm hỗ trợ sản xuất trong nước cho nông nghiệp

Theo quy định của WTO, chính sách hỗ trợ trong nước được chia thành ba nhóm (3 loại hộp khác nhau: Hộp xanh lá cây, hộp xanh lam, hộp đỏ)

14

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhóm chính sách thuộc hộp xanh lá cây được hoàn toàn loại khỏi cam kết cắtgiảm Đó là những biện pháp hỗ trợ, nhưng không làm bóp méo giá trị thương mại,bao gồm: các chương trình trợ cấp lương hưu cho người sản xuất nông nghiệp; cácchương trình bảo vệ môi trường; các chương trình hỗ trợ vùng; dự trữ quốc gia vìmục tiêu an ninh lương thực; xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn;phòng chống thiên tai; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Nhóm chính sách thuộc hộp xanh lam, là những biện pháp có thể bóp méogiá trị thương mại nhưng ở mức tối thiểu, không yêu cầu phải cam kết cắt giảm, baogồm các điều khoản: chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất; cácnhóm chính sách thuộc “chương trình phát triển” đây là sự ưu đãi đặc biệt và khácbiệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển bao gồm: trợ cấp đầu tư;trợ cấp các loại vật tư cho người nghèo, có thu nhập thấp hoặc nông dân ở các vùngkhó khăn; hỗ trợ để chuyển đổi cây thuốc phiện sang trồng cây khác

Nhóm chính sách hộp đỏ, là loại hỗ trợ làm bóp méo thương mại, buộc phảicam kết cắt giảm khi vượt mức tối thiểu về tổng mức hỗ trợ gộp Thông thường thìđây là những chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm can thiệp thị trường nông sản.Tổng mức hỗ trợ gộp được xác định từ nguồn chi ngân sách của Chính phủ, WTOquy định loại trừ mức tối thiểu đối với các nước phát triển là 5% giá trị sản lượngnông nghiệp và dành cho các nước đang phát triển là 10% giá trị sản lượng nôngnghiệp Tuy nhiên các nước đang phát triển sử dụng biện pháp thuộc nhóm hộp đỏthường trở thành đối tượng cho các đối tác thương mại khác xem xét và áp dụng cácbiện pháp thuế đối kháng, thuế chống phá giá

c) Cam kết giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản

Trợ cấp xuất khẩu là các chính sách được quy cho là có tác động bóp méothương mại trên thị trường thế giới về cả giá về bất ổn thị trường Trợ cấp xuất khẩu

có tác động trực tiếp và ngay lập tức đến thị trường nông sản Tuy nhiên theo Hiệpđịnh Nông nghiệp, mọi hình thức trợ cấp xuất khẩu nông sản đều bị nghiêm cấm ápdụng Có 6 hình thức trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp trự tiếp cho người sản xuất hàngxuất khẩu; Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ xuất khẩu với giá rẻ hơn; Tài trợ cáckhoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoảnđược để lại; Trợ cấp cho nông sản trên tỷ lệ xuất khẩu; Trợ cấp để giảm chi phí tiếp

15

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thị, kể cả cho phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phívận chuyển; Ưu đãi cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơnhàng tiêu thụ nội địa Các nước đang phát triển được phép áp dụng hai hình thức 5 và 6

Những nước thành viên WTO đang áp dụng các chính sách trợ cấp xuất khẩuphải kê khai và cam kết cắt giảm về giá trị trợ cấp và khối lượng sản phẩm nhậnđược trợ cấp Các nước phát triển phải tiến hành cắt giảm 36% về giá trị và 21% vềkhối lượng sản phẩm trong vòng 6 năm (1995 - 2000); các nước đang phát triển tiếnhành cắt giảm 24% về giá trị và 14% về khối lượng sản phẩm trong vòng 9 năm(1995 - 2004) Bất kỳ một hình thức trợ cấp mới nào, một loại mặt hàng nào không

có trong biểu cam kết đều không được trợ cấp

d) Các quy định khác liên quan đến nông sản xuất khẩu

Hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động, thực vật (SPS): Hiệp định này gồm 14điều và 3 phụ lục áp dụng cho cả nông sản xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm mục đíchbảo vệ sức khỏe của con người, cây trồng và gia súc, tránh nguy cơ bị xâm nhập, lâylan các dịch bệnh Nghiêm cấm áp dụng các biện pháp này một cách trá hình nhưmột rào cản thương mại để bảo hộ cho sản xuất trong nước; Khuyến khích áp dụngcác tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm do các tổ chức chuyên mônquốc tế hoặc khu vực ban hành và thừa nhận lẫn nhau Các nước có thể áp dụng cácbiện pháp cao hơn chuẩn mực quốc tế hoặc khu vực nhưng phải dựa trên bằngchứng khoa học Mỗi nước phải thành lập điểm hỏi đáp quốc gia nhằm thực hiệnnghĩa vụ minh bạch hóa chính sách trong khuôn khổ Hiệp định này

Hiệp định về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT): Hiệp định này có hiệu lực

từ ngày 01/01/1980, gồm có 15 điều khoản và 3 phụ lục áp dụng cho tất cả các quốcgia thành viên của WTO kể từ vòng đàm phán Tokyo Hiệp định bao gồm tất cảnhững quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn tự nguyện, thủ tục tiến hành để thực thi cácquy định này Hiệp định yêu cầu tất cả các thành viên phải cam kết: tôn trọngnguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong việc áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thươngmại; giám sát quá trình xây dựng các quy định kỹ thuật; ban hành các quy định kỹthuật; thiết lập điểm hỏi đáp; thông báo cho WTO và tạo điều kiện cho các thànhviên góp ý kiến cho những quy định kỹ thuật nếu các quy định kỹ thuật đó tác độngđến thương mại quốc tế,

16

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Dịch vụ trong nông nghiệp: quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tức là cácdoanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sảnngay khi gia nhập WTO, trừ xuất khẩu gạo đến năm 2011

1.1.2.3 Những cam kết gia nhập WTO của ViêṭNam liên quan đến nông nghiệp

Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 chính thức của Tổ chức Thương mạithế giới WTO sẽ dẫn đến những thay đổi trong các ngành kinh tế nước ta, trong đó

có ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản Các cam kết của ViệtNam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và tác động của nó đối với sản xuất, xuấtkhẩu hàng nông sản Việt Nam được thể hiện qua các nội dung:

a) Cam kết đa phương

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tínhchất ràng buộc của WTO tại thời điểm gia nhập Việt Nam là nước đang phát triển ởtrình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên đã yêu cầu và WTO đã chấpnhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đếntiêu thụ đặc biệt, trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, bao gồm cáccam kết chính thức sau đây:

Kinh tế phi thị trường: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thịtrường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018)

Trợ cấp nông nghiệp: Nước ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đốivới nông sản từ thời điểm gia nhập WTO Tuy nhiên Việt Nam bảo lưu quyền đượchưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnhvực này

Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam tuânthủ quy định WTO cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuấtnhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam trừ khi gia nhập (trừ các mặt hàng thuộcdanh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, báo chí, băngđĩa hình và một số hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gianchuyển đổi như gạo, dược phẩm)

b) Cam kết về thuế nhập khẩu

Cam kết chung: Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế

17

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

(10.600 dòng) từ mức hiện hành là 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện trong 5 - 7năm Hàng nông sản từ mức 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5 - 7 năm

Cam kết cụ thể: có khoảng hơn 1/3 dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu làcác dòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh

tế như nông sản vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định Những ngành nông sản cómức giảm thuế nhiều nhất: cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy Hạn ngạch thuế quanđược bảo lưu quyền áp dụng đối với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối ViệtNam không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm nông nghiệp

c) Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối

Dịch vụ phân phối khá chặt chẽ so với các nước mới gia nhập Những camkết trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam khi gia nhập WTO là một vấn đề hếtsức phức tạp và nhạy cảm Nó ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực và nhiều mối quan hệtrong xã hội Đồng thời liên quan và ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp tớingười lao động nói chung và nông dân nói riêng

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

1.1.3.2 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Địa hình

Địa hình ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớnđến việc lựa chọn cơ cấu cây trồng và vật nuôi Những nơi có địa hình bằng phẳng,rộng lớn thuận lợi cho quá trình thủy lợi hóa, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiếnvào quá trình sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn

Địa hình có sự phân hóa theo hóa theo độ cao nên giúp đa dạng các sản phẩmcây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới

b)Tài nguyên đất

18

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đất đai quy định quy mô, cơ cấu, năng suất và phân bố cây trồng Đất ảnhhưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp thông qua quỹ đất, tính chất, độ phìcủa đất Quỹ đất rộng hay hẹp ảnh hưởng đến quy mô, hình thức tổ chức lãnh thổnông nghiệp Tính chất, độ phì của đất ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại câytrồng phù hợp hơn

c)Tài nguyên khí hậu:

Mỗi loại cây trồng, vật nuôi thích ứng với một giới hạn nhiệt nhất định Sựphát triển nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu Khí hậu quy địnhthời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tính chất ổn định hay bấp bênh của sản xuấtnông nghiệp., đa dạng sản phẩm nông nghiệp: chè, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.d) Tài nguyên nước:

Trong sản xuất nông nghiệp nước luôn được đặt lên vị trí hàng đầu “Nhấtnước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Thực tế cho thấy những nơi có nguồn nước dồidào đặc biệt là gần các con sông lớn là nơi phát triển các nền văn minh lớn thời cổđại như: nền văn minh sông Ấn, sông Hằng, Ai Cập (bên sông Nin) Tài nguyênnước phong phú và đa dạng chủ yếu là nước trên mặt và nước ngầm

e) Tài nguyên sinh vật:

Sinh vật là cơ sở để lai tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao,phẩm chất tốt Các sinh vật hoang dã trước kia là cơ sở để lai tạo ra các giống câytrồng, vật nuôi

Các nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơcấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng điều kiện sinh thái của mỗi vùng, mỗi địaphương; đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tăng năng suất, việc áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất

1.1.3.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội

a) Dân cư và lao động

Dân cư và lao động vừa lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ sảnphẩm nông nghiệp Dân cư là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên sốlượng, chất lượng nguồn lao động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nôngnghiệp Ngoài ra, dân cư và lao động còn ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố của câytrồng, vật nuôi do tập quán tiêu dùng của mỗi vùng lãnh thổ

19

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

b) Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật:

Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệpthông qua hệ thống đường giao thông, các cơ sở chế biến Muốn sản phẩm nôngnghiệp tiêu thụ được cần phải vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và phải

có các biện pháp bảo quản sản phẩm nông nghiệp

c) Khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến:

Khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến ảnh hưởng đến năng suất vàchất lượng sản phẩm nông nghiệp

Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệpgiúp giảm bớt lao động thủ công, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi vàkhắc phục được những hạn chế về tự nhiên

d) Nguồn vốn

Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và pháttriển nông nghiệp nói riêng Nguồn vốn tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất nôngnghiệp và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất,chất lượng, sản lượng nông nghiệp

e) Đường lối chính sách

Đường lối chính sách nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn các hìnhthức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, mục tiêu phát triển nông nghiệp trong từng giaiđoạn Đường lối chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thấtbại của con đường phát triển nông nghiệp Nếu đường lối chính sách nông nghiệpđúng đắn sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp Ngược lại đường lối chính sách khôngphù hợp sẽ kìm hãm con đường phát triển nông nghiệp

f) Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ gồm thị trường trong nước và ngoài nước Thị trường cótác dụng điều tiết mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyênmôn hóa nông nghiệp Thị trường là yếu tố đầu ra tác động đến quy mô, cơ cấu,định hướng phát triển nông nghiệp Thị trường luôn luôn có sự biến động nên sảnxuất nông nghiệp phải thường xuyên cập nhật thị trường để thay đổi quy mô, cơ cấucây trồng, vật nuôi

1.1.3.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản

20

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninhlương thực quốc gia Tại các nước đang phát triển, nông nghiệp cung cấp lươngthực, thực phẩm quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, việc thặng dư trongsản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các ngành kinh tếkhác Việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm có thể bù đắp thông qua nhập khẩu,nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay

Các nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trongnước và một phần cho xuất khẩu Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại nông sản cógiá trị kinh tế cao như gạo, cà phê, cao su, tiêu, Lúa gạo là cây lương thực có hạtđược trồng nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, được coi là nguồn dự trữ quốc gia, khinhu cầu tiêu dùng lương thực trong nước được đảm bảo thì phần thặng dư sẽ phục vụcho nhu cầu xuất khẩu Trên thực tế, lúa gạo là cây lương thực chính của Việt Nam,việc sản xuất ra lúa gạo là một hoạt động kinh tế đứng hàng đầu, không chỉ đảm bảođời sống cho nhân dân, mà còn góp phần rất lớn vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thúcđẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Các cây công nghiệp: cà phê, cao su, tiêu, điều

là những loại nông sản xuất khẩu chủ lực có giá trị kinh tế cao

Việc phát triển và đẩy mạnh công nghiệp chế biến góp phần nâng cao giá trịsản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy

mô lớn, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại sản xuất hàng hóaphục vụ cho nhu cầu xuất khẩu Công nghiệp chế biến chính là thị trường đầu ra củasản xuất nông nghiệp, có tác dụng định hướng về quy mô, cơ cấu, chất lượng, giá cảnông sản một cách trực tiếp Việc nông nghiệp sản xuất những sản phẩm nào phụthuộc nhiều vào công nghiệp chế biến, nếu không có công nghiệp chế biến thì sảnphẩm nông sản khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

1.2 Cơ sở thực tiễn

Sau Đổi mới (năm 1986), thị trường buôn bán nước ta ngày càng mở rộngtheo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa Với những chính sách đổi mới, mở cửa thịtrường, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hộichủ nghĩa, đặc biệt là khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và việc gianhập ASEAN vào năm 1995 là điều kiện để nước ta thực hiện giao lưu buôn bán

21

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

với nhiều nước trên thế giới Đồng thời thực hiện CNH, HĐH đã tạo cho nước ta

những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên,

nguồn lao động (dồi dào, cần cù sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất), sử dụng

các lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều, mang

lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phục vụ cho

quá trình CNH Trong thời kỳ Đổi mới, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày

càng tăng Nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu phát

triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hàng hóa xuất khẩu sang 219 nước Cơ cấu

các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng bao gồm hàng công nghiệp nặng và

khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản

và các hàng hóa khác Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta là Hoa Kỳ, Nhật

Bản, Trung Quốc

1.2.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Về quy mô và tốc độ: Xuất khẩu của nước ta có những đóng góp to lớn vào

tăng trưởng kinh tế và tốc độ cao liên tục, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế

của đất nước Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hàng năm thời kỳ

2000 - 2006 là 19,3%, được xếp vào mức cao nhất trong khu vực, chỉ đứng sau

Trung Quốc Hoạt động xuất khẩu được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước thông

qua các chính sách khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường nên quy mô giá trị

xuất khẩu không ngừng tăng lên

Bảng 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

giai đoạn 2003 - 2006

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng xuất

Nguồn: [13] và xử lý tính toán của tác giả.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao, trung bình đạt 24,3%

giai đoạn 2003- 2006 Tốc độ tăng trưởng xuất nhìn chung là tăng nhưng không ổn

định, đạt cao nhất 31,4% (2004), đến năm 2005 giảm xuống còn 22,5%, giảm 8,9%

Trang 33

22

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Quy mô giá trị xuất không ngừng tăng lên từ 20.149 triệu USD (2003) lên 39.826triệu USD (2006), tăng 19.677 triệu USD và gấp 1,97 lần so với năm 2003 Kimngạch xuất khẩu bình quân đầu người không ngừng tăng lên từ 250,4 USD (2003)lên 478,0 USD (2006), tăng 227,6 USD, gấp 1,94 lần năm 2003

Cơ cấu hàng xuất khẩu khá đa dạng do khai thác được lợi thế về tài nguyênthiên nhiên, nguồn nhân lực Các mặt hàng gồm hàng công nghiệp nặng và khoángsản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản

Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006

NămMặt hàng

sự biến động: xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệpnhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng từ 32,2 % (2003) lên 36,2% (2006),tăng 4,0% Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm nhẹ từ42,7% (2003) xuống còn 41,2% (2006), giảm 1,5% Hàng nông, lâm, thủy sản có xuhướng giảm còn 22,6% năm 2006, giảm 2,5% so với năm 2003

Tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế còn cao nhưng có xu hướng giảm dần 1996

-2000 là 54,8% đến năm 2006 còn 48,3% Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, dầu thô là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt 8.323 triệu USD (2006)

Trang 35

23

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Số mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm có xu hướng tăng dần:giai đoạn 2001 - 2003 gồm hàng dệt may, hàng thủy sản và giày dép Giai đoạn 2004 -2006: có thêm dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng điện tử, máy tính và linh kiện (2004);năm 2005 thêm mặt hàng gạo; năm 2006 có thêm cao su và cà phê [14]

Cơ cấu xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế: Với chính sách mở cửa thị trườngtăng cường xuất khẩu đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu Tỷtrọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước có xu hướng giảm nhưng còn chậm,giảm 2,8% so với năm 2003 Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

có xu hướng tăng từ 54,9% (2003) lên 57,7% (2006), tăng 2,8%

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa.Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản Năm 2006, quan hệthương mại với 181 nước/vùng lãnh thổ Thị phần các nước châu Á vẫn chiếm tỷtrọng lớn nhất đạt 64,4%, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản là một trong hai đối tácthương mại lớn nhất của Việt Nam [14] Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường khu vựcchâu Âu có xu hướng giảm nhưng vẫn đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nước Xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ có sự tăng lên đột biến,

từ chiếm tỷ trọng 8,9% (2001) tăng lên 23,2% (2006), chủ yếu là do xuất khẩu vàothị trường Hoa Kỳ [14], [8] Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2%(2001) lên 2,1% (2005) Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăngchậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005

1.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO quy mô xuất khẩu không ngừng tăng lêngóp phần thực hiện CNH, HĐH đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệptheo hướng hiện đại vào năm 2020

24

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

giai đoạn 2007 - 2013

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam và tính toán của tác giả Về tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu, nhìn chung là cao nhưng không ổn định, tốc độ tăng trưởng xuất

khẩu đạt cao nhất đạt 34,1 % (2011); thấp nhất vào năm

2009 thậm chí tốc độ tăng trưởng ở con số âm - 8,9% do khủng hoảng kinh tế toàncầu Như vậy, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam kém bền vững, tiềm ẩn nhiềunguy cơ gây bất ổn nền kinh tế Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại được phục hồi vàocác năm 2010, 2011 nhưng năm 2012, 2013 lại có xu hướng giảm chỉ còn 15,3%(2013) Tốc độ tăng xuất khẩu trung bình giai đoạn 2007 - 2013 chỉ đạt 19,5%, giảm4,8% so với giai đoạn 2003 - 2006 Giá trị xuất khẩu sau 7 năm gia nhập WTO tănggấp 3,3 lần so với năm 2006

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người giai đoạn 2007 - 2013 có xuhướng tăng, từ 576,6 USD (2007) lên 1473,4 USD (2013), tăng 896,8 USD, gấp2,56 lần so với năm 2007 Điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệuphục hồi và phát triển Nhà nước đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm khuyếnkhích xuất khẩu

Trang 38

25

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Hình 1.2: Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người từ 2007 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám Thống kê Việt Nam các năm Cơ cấu mặt

hàng xuất khẩu sau khi gia nhập WTO có sự thay đổi: nhóm hàng công nghiệp nặng

và khoáng sản có xu hướng tăng nhưng không ổn định từ34,3% (2007) lên 44,3% (2013), tăng 10%; năm 2009 lại giảm còn 30,9%, giảm6,1% so với năm 2008 Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xuhướng giảm nhưng tương đối ổn định từ 42,6% (2007) xuống 38,1% (2013), giảm4,5%, năm 2010 đạt mức cao nhất 46,1% Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản có xuhướng giảm từ 23,1% (2007) xuống 17,6% (2013), giảm 5,5% nhưng lại tăng tronghai năm 2008 và năm 2009, năm 2009 đạt 24,3 %, tăng 1,2% so với năm 2007

Trang 40

26

Ngày đăng: 08/06/2021, 12:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w