1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng công tác đền bù giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng cơ sở 2 trường trung học giao thông vận tải huế đến người dân

77 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 505,24 KB

Nội dung

Trong những năm trở lại đây, công tác thu hồi đất đểphục vụ cho những mục đích trên diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cảnước.Việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để tiến hành các

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ ĐẾN NGƯỜI DÂN

NGUYỄN VĂN THANH PHÚC

Huế, Tháng 11 Năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ ĐẾN NGƯỜI DÂN

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Văn Thanh Phúc TS Lê Nữ Minh Phương Lớp: K49 KH-ĐT

Niên khóa: 2015-2019

Hu ế, tháng 11 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh tế Phá triển, Trường Đại học Kinh

tế Huế, sau ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sựhướng dẫn tận tình của thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế và các anh chị tại cơ quanthực tập phường Thủy Phương

Em chân thành cảm ơn cô giáo – TS Lê Nữ Minh Phương, người đã hướng dẫn cho

em trong suốt thời gian thực tập Cô luôn chỉ dẫn, định hướng đi cho em, để em hoànthành tốt nhiệm vụ Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sứckhoẻ

Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, cơ quan đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốtthời gian qua Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt cơ quan phườngThủy Phương, mặc dù số lượng công việc ở cơ quan ngày một tăng lên nhưng cơ quanvẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinhnghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rấtmong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiệnhơn

Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các cơ quan lờicảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Huế, tháng 11 năm2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

2.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

2.4 Phương pháp nghiên cứu 3

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: 3

2.4.2 Phương pháp phân tích: 4

2.5 Nội dung nghiên cứu: 4

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của công tác đền bù giải phóng mặt bằng đến người dân 5

1.1 Một số khái niệm liên về đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 5

1.1.1 Đất đai: 5

1.1.2 Thu hồi đất: 5

1.1.3 Giải phóng mặt bằng: 5

1.1.4 Bồi thường: 5

1.1.5 Hỗ trợ: 5

1.1.6 Tái định cư: 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.2 Đặc điểm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 6

1.2.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn gắn liền với các dự án đầu tư xây dựng: 6

1.2.2 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư mang tính đa dạng và phức tạp: 6

1.2.3 Tác động tới nhiều mặt kinh tế-xã hội: 7

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 7

1.3.1 Về vai trò Nhà nước: 7

1.3.2 Về giá đất và định giá đất 9

1.3.3 Thị trường bất động sản 10

1.4 Tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến người dân 10

1.4.1 Tác động đến nguồn lực tự nhiên của hộ nông dân: 10

1.4.2 Tác động đến kinh tế và việc làm: 10

1.4.3 Tác động đến môi trường sống: 10

1.4.4 Tác động về tài chính: 11

1.5 Ưu điểm và nhược điểm về tình hình giải phóng mặt bằng trong những năm qua 11 1.5.1 Ưu điểm: 11

1.5.2 Nhược điểm: 11

1.6 Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng 12

1.6.1 Kinh nghiệm từ một số dự án tiêu biểu 12

1.6.2 Kinh nghiệm từ một số địa phương 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CƠ SỞ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ 17

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 19

2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất của phường Thủy Phương 22

2.2 Giới thiệu chung về dự án 28

2.2.1 Tên dự án: 28

2.2.2 Địa điểm: 28

2.2.3 Chủ đầu tư: 28

2.2.4 Quy mô dự án: 28

2.3 Quá trình thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng 33

2.3.1 Trình tự thủ tục thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư 33

2.3.2 Phương án thu hồi GPMB và tái định cư 34

2.3.3 Các khoảng hỗ trợ của Nhà nước khi thu hồi đất 35

2.3.4 Tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng 36

2.4 Đánh giá ý kiến người dân tại khu vực giải phóng mặt bằng: 38

2.4.1 Đặc điểm của các hộ dân khảo sát: 38

2.4.2 Tình hình thu hồi đất và bồi thường thiệt hại: 39

2.4.3 Việc sử dụng tiền bồi thường: 40

2.4.4 Về việc làm 41

2.4.5 Đời sống 42

2.4.5 Đánh giá mức độ hài lòng của người dân 47

2.5 Thuận lời và khó khăn của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất những phương án giải quyết 49

2.5.1 Thuận lợi 49

2.5.2 Khó khăn 50

2.5.3 Đề xuất một số phương án giải quyết .50

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ

VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 52

3.1 Định hướng cho công tác bồi thường GPMB trong thời gian tới 52

3.1.1 Về phương hướng đền bù 52

3.1.2 Phướng hướng tái định cư 53

3.2 Giải pháp 54

3.2.1 Bồi thường thiệt hại về đất 54

3.2.2 Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất 55

3.2.3 Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống người dân 55

3.2.4 Các giải pháp cụ thế 56

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATXH An toàn xã hội

CNH Công nghiệp hóa

CCB Cựu chiến binh

CN-TTCN-XH Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

GPMB Giải phóng mặt bằng

HĐND Hội đồng nhân dân

KCN Khu công nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ trình tự thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư 33

Bản vẽ phân lô khu tái định cư tổ 11, phường Thủy Phương 37

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017 19

Bảng 2.2: Tình hình dân số giai đoạn 2015-2017 21

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017 23

Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017 25

Bảng 2.5: Hiện trạng đất chưa sử dụng phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017 27

Bảng 2.6: Dự toán bồi thường về đất của dự án năm 2011 30

Bảng 2.7: Dự toán bồi thường về tài sản trên đất của dự án năm 2011 32

Bảng 2.8: Diện tích đất thu hồi và lô đất TĐC 35

Bảng 2.10: Trình độ văn hóa của các hộ dân tái định cư 38

Bảng 2.11: Kết quả phỏng vấn về việc thu hồi đất và hỗ trợ bồi thường cho các hộ gia đình 39

Bảng 2.12: Phương thức sử dụng tiền bồi thường của các hộ gia đình 40

Bảng 2.13: Tình hình việc làm trước và sau khi thu hồi đất 41

Bảng 2.14: Tài sản của hộ trước và sau khi thu hồi đất 43

Bảng 2.15: Nguồn thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất 44

Bảng 2.16: Chỉ tiêu đời sống khác sau khi thu hồi đất 46

Bảng 2.17: Mức độ hài lòng của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án 48

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay việc thu hồi một số diệntích đất nông nghiệp, đất ở để xây dựng các khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng, côngtrình công cộng là vấn đề tất yếu Trong những năm trở lại đây, công tác thu hồi đất đểphục vụ cho những mục đích trên diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cảnước.Việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để tiến hành các dự án đây ảnh hưởng đếnđời sống của người dân có đất bị thu hồi

Việc thu hồi đất gây ra nhiều mặt, một mặt tác động tích cực như thúc đẩy chuyểndịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ CNH, HĐH đất nước tạocho người dân nhiều ngành nghề mới, nhiều cơ hội việc làm, giúp cho nền khoa học,công nghệ phát triển, nâng cao đời sống cho người dân, tạo tiền đề cho phát triển nềnkinh tế cả nước Mặt khác, việc thu hồi đất GPMB gây ra cho người dân nhiều vấn đềxấu như: việc chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn, mất đất canh tác, không có việc làm,thu nhập, sinh hoạt hàng ngày thay đổi,…

Xuất phát tầm ảnh hường của vấn đề GPMB và TĐC đối với người dân bị thu hồiđất, trong những năm qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC luôn được Nhà nước taquan tâm Nhưng trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC đã bộc lộ nhiều vấn đề bấtcập Cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, bồi thường, hỗ trợ,TĐC trên thực tế gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến các vấn đề về kinh tế, xãhội của đất nước

Phường Thủy Phương nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, có điều kiệngiao thông thuận lợi, tình hình công nghiệp hóa ngày càng được đẩy mạnh Vì thế việcchú trọng xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng nhằm phát triển côngnghiệp và dịch vụ là vấn đề tất yếu trên địa bàn Xây dựng cơ sở 2 Trường trung họcGiao thông vận tải Huế là dự án nhằm đẩy mạnh sự phát triển của địa bàn Tuy nhiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

trong công tác thu hồi đất, đền bù GPMB gặp nhiều khó khăn Đời sống người dânchịu ảnh hưởng của dự án thay đổi theo cả tích cực và tiêu cực.

Để đánh giá thực trạng, ảnh hưởng của dự án đến đời sống và việc làm của ngườidân bị thu hồi đất từ đó đề xuất ra những giải pháp tích trực trong việc quản lý, thuhồi, sử dụng đất đai có hiệu quả và giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân bị

ảnh hưởng của dự án nên em đã chọn đề tài: “ Ảnh hưởng công tác đền bù giải

phóng mặt bằng của dự án xây dựng cơ sở 2 Trường trung học Giao thông vận tải Huế đến người dân”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 M ục tiêu chung

Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đền bù và giải phóng mặt bằng đểnghiên cứu thực trạng tác động của công tác đền bù và giải phóng mặt bằng ảnh hưởngđến người dân phường Thủy Phương Từ việc lấy ý kiến của người dân có thể đưa racác giải pháp bồi thường giải phóng mặt bằng thỏa đáng

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Các vấn đề liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án tạiphường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế tác động đến ngườidân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

2.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: đề tài thực hiện nghiên cứu tại phường Thủy Phương, thị xãHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn năm 2011 đến nay có các dự ánnhư: dự án mở rộng xây dựng trường mầm non Sơn Ca, trường mầm non Nguyễn ViếtPhong, dự án tuyến đường Trưng Nữ Vương, dự án tuyến đường 135, dự án quy hoạchkhu hạ tầng kĩ thuật Thanh Lam giai đoạn 1,2,3, dự án mở rộng tuyến đường NguyễnVăn Chư,… Trong số các dự án đó dự án xây dựng cơ sở 2 Trường trung học Giaothông vận tải Huế tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

có quy mô lớn, ảnh hưởng rõ rệt đến người dân nên em chọn dự án làm đề tài để phântích tác động của dự án đến người dân bị ảnh hưởng

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến năm 2018, số liệu sơ cấp khảosát năm 2018

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung làm rõ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

và ảnh hưởng đến người dân tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp được thu thập cho đề tài này bao gồm các loại sau: tài liệu về bồithường và giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng cơ sở 2 Trường trung họcGiao thông vận tải Huế tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa ThiênHuế

Số liệu sơ cấp: khảo sát 10 hộ dân di dời tái định cư của dự án xây dựng cơ sở 2Trường trung học Giao thông vận tải Huế tại phường Thủy Phương, thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Đối tượng khảo sát: người dân di dời khi thực hiện dự án

+ Quy mô khảo sát: 10 hộ dân tái định cư

+ Cách thức khảo sát: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

+ Nội dung khảo sát: tập trung chủ yếu tìm hiểu những thông tin cơ bản của hộ giađình như: họ tên chủ hộ, thay đổi về thu nhập của họ, đời sống kinh tê trước và sau dựán,…

2.5 N ội dung nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của công tác đền bù giải phóngmặt bằng đến người dân

Chương 2: Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án

Chương 3: Định hướng và giải pháp thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặtbằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của công tác đền bù giải

phóng mặt bằng đến người dân 1.1 Một số khái niệm liên về đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư:

1.1.1 Đất đai:

Đất đai là sản phẩm tự nhiên, không ai làm ra được đất đai nên đất đai thuộc phạmtrù vĩnh viễn, là một hàng hóa quý hiếm Mặt khác, trong đất đai lại còn có công sứccủa con người khai hoang, phục hóa, cải tạo cho phù hợp với yêu cầu sử dụng, kể cảphải đổ xương máu để phải bảo vệ lãnh thổ

1.1.2 Thu h ồi đất:

Thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người đượcnhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm phápluật về đất đai

1.1.3 Gi ải phóng mặt bằng:

Giải phóng mặt bằng: giải phóng mặt bằng hay giải tỏa mặt bằng (còn gọi tắt là giảitỏa) là một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực hiện di dời các côngtrình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cư trên một diệntích đất nhất định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới

1.1.4 B ồi thường:

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả cho người dân có đất bịthu hồi những thiệt hại về quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất doviệc thu hồi đất gây ra

1.1.5 H ỗ trợ:

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất để

ổn định đời sống, sản xuất và phát triển thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làmmới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

1.1.6 Tái định cư:

Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải dichuyển chỗ ở Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được xây dựng cơ

sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ Hiện nay ở nước

ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trítái định cư bằng một trong các hình thức sau: bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằnggiao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở [1]

1.2 Đặc điểm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.2.1 Công tác b ồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn gắn liền với các dự án đầu tư xây d ựng:

Đối với các công trình xây dựng, các dự án đầu tư thì luôn đòi hỏi có mặt bằng đấtđai để có thể triển khai thực hiện Tuy nhiên, đất đai lại là nguồn lực hữu hạn và conngười phải biết sử dụng nó một cách hợp lý và tiết kiệm Phần lớn diện tích đất đai đềuđược sử dụng vào các mục đích khác nhau nhầm phục vụ cuộc sống con người, nhưng

nó không phải lúc nào cũng có sẵn để chúng ta tiếp tục sử dụng Vì thế khi muốn xâydựng một cơ sở hạ tầng mới chúng ta bắt buộc phải đánh đổi Điều quan trọng ở đây làlàm thế nào để có quyền được sử dụng đất, và người sử dụng đất phải được bồi thườnggiá trị sử dụng đất như thế nào Đó cũng chính là nhiệm vụ của công tác đền bù, hỗ trợ

và tái định cư Vì thế có thể nói rằng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn gắnliền với các dự án đầu tư xây dựng

1.2.2 Công tác b ồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư mang tính đa dạng và phức tạp:

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không chỉ bồi thường về giá trị sử dụng đất màcòn bồi thường về các tài sản khác gắn liền với diện tích đất đó như các công trình, câycối, hoa màu, Vì vậy đây là một công việc phức tạp bởi việc xác định giá trị của đất

và các tài sản khác trên đất là không hề đơn giản Việc định giá đó phải làm sao chophù hợp với khung giá quy định của nhà nước lại phải sát với giá thị trường để người

bị thu hồi đất càm thấy được thỏa đáng Bên cạnh đó, việc hỗ trợ tái định cư cho ngườidân sau khi bị nhà nước thu hồi đất cũng phải được tính toán một cách hợp lý, đảm bảocho người vị thu hồi đất có cuộc sống ổn định đảm, không làm ảnh hưởng đến tình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

hình kinh tế xã hội chung Ngoài ra, tính đa dạng của công tác bồi thường hỗ trợ, táiđịnh cư còn thể hiện ở chỗ mỗi dự án được tiến hành trên mỗi địa bàn khác nhau, cónhững đặc điểm về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí khác nhau nênviệc đền bù, hỗ trợ, tái định cư cũng mang những đặc thù riêng phù hợp với mỗi vùng.

1.2.3 Tác động tới nhiều mặt kinh tế-xã hội:

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất cảu nhà nước có ảnhhưởng khá lớn đến mọi mặt của kinh tế - xã hội Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhữngngười làm công tác giải phóng mặt bằng mà còn cần đến sự hỗ trợ của các cấp, cácngành Bồi thường, hỗ trợ tái định cư ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ngườidân bị thu hồi đất Không chỉ mỗi cá nhân mà đôi khi còn cả tổ chức kinh tế-xã hội bịảnh hưởng theo Vì vậy việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư ảnh hưởng trực tiếp đếnnhiều lĩnh vực khác nhau

Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đòi hỏi cần có một số vốn lớn Tùy theotừng dự án mà diện tích đất thu hồi lớn nhỏ khác nhau Mà đất đai là tài sản có giá trị,hơn nữa không chỉ phải đền bù giá trị sử dụng đất mà việc hỗ trợ tái định cư cũng cầnmột khoản chi phí không nhỏ, đặc biệt với các dự án lớn [2]

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Sau khi ban hành Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ hai lần trình Quốc hội sửa đổi,

bổ sung các quy định của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001 Năm 2003 Nhà nướcban hành Luật Đất đai 2003 đá ứng yêu cầu kinh tế - xã hội đất nước Chính sách bồithường, GPMB cũng được Chính phủ hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với tính hình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

thực tế Thời gian qua công tác GPMB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cơbản đá ứng được nhu cầu về mặt bằng cho các dự án phát triển các dự án đầu tư pháttriển đất nước Thực tiễn cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sửdụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB.

Việc thực hiện các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai đóng vai trò rấtquan trọng Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường cho thấy, nhận thức của người dân và bộ phận quản lý đất đai ở địaphương về chính sách pháp luật nhìn chung còn hạn chế, việc tuyên truyền, phổ biếncủa các cơ quan chưa tốt Việc áp dụng pháp luật còn thiếu dân chủ, chưa công khai,công bằng ở các địa phương chính là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành phápluật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và ảnh hưởng trực tiếpđến tiến độ giải phóng mặt bằng

1.3.1.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên đất không chỉ sẽ quyết định tương lai củanền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển

xã hội Quy hoạch sử dụng đất là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình pháttriển và quyết định tương lai của nền kinh tế

Bất kì một phương án bồi thường GPMB nào đều dựa trên một quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu phương án có hiệu quả kinh tế - xã hộicao nhất Quy hoạch sử dụng đất là công cụ “tạo cung” cho thị trường, là phương tiệnquan trọng nhất thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội hóa về công bằng, dân chủ,văn minh trong bồi thường GPMB

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất đểthực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy địnhcủa Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thuhồi đất đó của người đang sử dụng

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tốt ảnh hưởng tới giáchuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.3.1.3 Đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đất đai là một trong các tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng Người

sử dụng đất đai phải đăng kí quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý quyền sử dụng đất củacác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với những mảnh đất cụ thể, làm căn cứ cho việcthực hiện các quyền của người sử dụng đất và giải quyết các tranh chấp liên quan đếnquyền sử dụng đất

Trong công tác bồi thường GPMB, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ đểxác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường Hiện naycông tác bồi thường gặp nhiều khó khăn do công tác đăng kí đất đai còn yếu kém, việccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn tất Tiến độ công tác bồithường GPMB sẽ thuận lợi, nhanh hơn khi làm tốt công tác đăng kí đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất

- Do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định được công khaivào ngày 01 tháng 01 hàng năm

- Do đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất

- Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với người có liên quan khi thực hiệncác quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốnbằng quyền sử dụng đất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Định giá đất là những phướng pháp kinh tế nhằm tính toán lượng giá trị của đấtbằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm khi chúng tham gia trong một thị trường nhấtđịnh Hiện nay, việc định giá đất chủ yếu sử dụng một số phương pháp truyền thốngnhư các nước trên thế giới thực hiện, đó là phương pháp so sánh trực tiếp và phươngpháp thu thập.

1.3.3 Th ị trường bất động sản

Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản (thị trường nhà đất) đưa ra cácquan hệ giao dịch nhà đất (quan hệ mua bán, cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượngquyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) công khai trên thị trường và có sự kiểm soát,điều tiết của Nhà nước sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định giá đất đểtính đền bù thiệt hại, trong việc quản lý Nhà nước về đất đai nhà ở và chắc chắn việcnày sẽ đem đến lợi ích kinh tế to lớn cho Nhà nước cũng như nhân dân [3]

1.4 Tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến người dân

1.4.1 Tác động đến nguồn lực tự nhiên của hộ nông dân:

Đó chính là quỹ đất mà hộ nông dân đang được quyền sử dụng sẽ bị suy giảm vàmất đi Người dân mất đất sinh sống, mất đất sản xuất Vì vậy việc bồi thường, tái định

cư một cách thỏa đáng và phù hợp cho người dân là rất quan trọng

1.4.2 Tác động đến kinh tế và việc làm:

Diện tích đất sản xuất thu bị thu hẹp, người dân không có đất để sả xuất, thu nhậpbấp bênh, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.Tuy là việc giải phóng mặt bằngnhằm mục đích xây dựng các khu công nghiệp sẽ mở ra nhiều việc làm mới cho ngườidân nhưng trình độ dân trí của người dân đa phần thấp, trình độ tay nghề không cao vìvậy việc tìm kiếm một công việc, ngành nghề mới và ổn định được ngành nghề đó làmột vấn đề rất khó khăn về cả nguồn vốn lẫn con người

1.4.3 Tác động đến môi trường sống:

Một bộ phân dân cư nằm trong diện tích đất bị thu hồi sẽ phải tái định cư ở mộtvùng đất mới, họ sẽ phải xa quê hương, người dân để sinh sống ở một môi trường mới,với các mối quan hệ mới sẽ gây cho họ không ít khó khăn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.4.4 Tác động về tài chính:

Khi được bồi thường giải phóng mặt bằng, người dân sẽ nhận được một khoản tiền.Tuy nhiên, đa phần người dân sẽ sử dụng phần lớn số tiền đó vào các nục đích muasắm, vui chơi, đáp ứng các nhu cầu trước mắt của bản thân Ít ai dùng nó đề đầu tư tạosinh kế mới trong tương lai Vì vậy việc định hướng cho người dân sau khi tái định cưcũng là một vấn đề rất quan trọng [4]

1.5 Ưu điểm và nhược điểm về tình hình giải phóng mặt bằng trong những năm qua

1.5.2 Nhược điểm:

Sự thiếu minh bạch, công khai ở mức độ nào đó là sự áp đặt của một số bộ phậnquản lý dự án, các tổ chức có thẩm quyền gây đền bù không thỏa đáng cho người dân.Các quy định tại các văn bản pháp luật từ trung ương đến địa phương cứng nhắc,không linh hoạt, không phù hợp cho hoàn cảnh thực tế ở địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Công tác quản lý đất còn yếu kém, việc lấn chiếm, chuyển đổi mục đích, chuyểnnhượng trái phép rất nhiều nên khi thực hiện thu hồi đất mất rất nhiều thời gian và chiphí.

Các quy định về giá bồi thường và chính sách hỗ trợ còn chưa cân xứng với quyền

sử dụng đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người sử dụng đất: giá bồi thường còn thấphơn so với giá thị trường, giá bồi thường chưa đủ để người dân phục hồi lại tình hìnhkinh tế trước khi thực hiện thu hồi đất

1.6 Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng

1.6.1 Kinh nghi ệm từ một số dự án tiêu biểu

Dự án xây dựng KCN Bảo Minh (Nam Định): Thời gian đầu, việc triển khai diễn rakhá thuận lợi, 100% hộ dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp tự nguyện kí kếtphương án đền bù, hỗ trợ GPMB Chính vì vậy, vào thời điểm cuối năm 2007, khi tiếnhành chi trả tiền đền bù, Ban GPMB đã áp dụng biểu giá đất năm 2008 để người dân

đỡ thiệt thòi Thế nhưng, khi chủ đầu tư tiến hành san lấp mặt bằng phục vụ việc xâydựng cơ sở hạ tầng thì một số người dân có đất bị thu hồi lại làm đơn khiếu kiện, đềnghị nâng mức đền bù, hỗ trợ Do không thống nhất được mức giá đền bù nên công tácGPMB ở dự án KCN này kéo dài nhiều năm khiến các bên liên quan đều bị thiệt hại.[5]

1.6.2 Kinh nghi ệm từ một số địa phương

1.6.2.1 Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở Hà Tĩnh về siêu dự án nhà máy gang thép Formosa Dự án gang thép lớn nhất Đông - Nam Á do Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) đầu tư với số vốn lên đến 10 tỷ USD (giai đoạn 1), được khởi công xây dựng năm 2008 tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng.

Để triển khai dự án này, Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10 nghìn nhân khẩucùng 36 nhà thờ, hơn 16 nghìn ngôi mộ tại năm xã ở huyện Kỳ Anh để bàn giao hơn

ba nghìn ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư Chưa bao giờ Hà Tĩnh GPMB diện tíchlớn và di dời, tái định cư một số lượng dân đông như vậy Tỉnh Hà Tĩnh còn cam kết

sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư ngay trong năm 2010 Cũng thời gian này,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

huyện Kỳ Anh phải đối mặt nhiều khó khăn trong GPMB công trình trọng điểm - Nhàmáy Nhiệt điện Vũng Áng 1 Công việc này đã khó lại càng khó hơn vì ngay từ đầuchưa nhận được sự đồng thuận của cả cán bộ và người dân Khi tiến hành những phầnviệc đầu tiên như: tổ chức gặp gỡ, tuyên truyền hay cắm mốc dự án, khoan thăm dò địachất đến kiểm đếm tài sản, áp giá đền bù đều không nhận được sự hợp tác của ngườidân; thậm chí, một số đối tượng quá khích còn cản trở, tấn công người thi hành côngvụ; phá hỏng máy khoan, nhổ cọc mốc Theo đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viênT.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh (nay là Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư): HàTĩnh xác định, công tác tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân được đặt lênhàng đầu Tỉnh đã huy động cả hệ thống đoàn thể chính trị, các sở, ban, ngành từ tỉnhđến cơ sở cùng vào cuộc Huyện Kỳ Anh đã thành lập năm đoàn công tác do Thườngtrực Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy làm trưởng đoàn xuống các xã cùng ăn, ởvới bà con để tuyên truyền vận động Suốt hàng tháng trời, đoàn công tác của tỉnh,huyện phải chia nhỏ đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền vận động, theo kiểumột kèm một: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ vận động thanh niên, phụ nữ; Hội Cựuchiến binh (CCB), Hội Nông dân vận động CCB, nông dân Thậm chí, vào nhữngthời điểm căng thẳng, tỉnh vận động cả đội ngũ giáo viên, công chức, viên chức là con

em Kỳ Anh về địa phương vận động gia đình, bà con, dòng họ tham gia GPMB cho dựán

Nguyên Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Lương Ngọc Bính nhớ lại những công việc đầutiên trong "chuỗi" GPMB siêu dự án này là phải di dời 229 hộ dân ở thôn Tân PhúcThành thuộc xã Kỳ Lợi lên khu tái định cư (TĐC) để đặt đường ống hút cát cho dự án.Khi đó, nhiều gia đình không hợp tác (khóa cửa đi vắng, chủ nhà không ở nhà ), các

tổ công tác phải trường kỳ "mật phục" để gặp bằng được chủ nhà Kiên trì vận động,bình quân mỗi gia đình, Đoàn công tác phải đến gặp gỡ, vận động khoảng 25 đến 30lần, có nhiều hộ 40 đến 50 lần Bà Nguyễn Thị Điểu "nể các cô, các chú đã 87 lầnđến vận động, cho nên buộc phải đồng ý dù không muốn rời đất hương hỏa ra đi".Cũng theo ông Lương Ngọc Bính, kiên trì vận động cả tháng trời, đến khi cơ bản số hộtrong thôn đồng ý, trừ một số gia đình có đối tượng cầm đầu cản trở, huyện đã phải

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

quyết định bảo vệ, kiểm đếm số gia đình cản trở này đầu tiên Vừa tiến hành bảo vệkiểm đếm vừa vận động các đối tượng cầm đầu Sau đó, các đối tượng này đều nhậnthức được vấn đề, quay trở lại vận động nhiều gia đình khác hợp tác Từ thành công ởthôn Tân Phúc Thành, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức rút kinh nghiệm rồi tiếp tục triển khai tại

xã Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Phương theo phương châm: dễ, ít làm trước; gia đình cán

bộ, đảng viên, có con em giáo viên, công chức, viên chức gương mẫu thực hiệntrước

Đoàn công tác đặc biệt được thành lập gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành liênquan do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự (nay là Bí thư Tỉnh

ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn "cắm" chốt ở Kỳ Anh để trực tiếp xử lý

"ngay và luôn" các công việc liên quan Đoàn liên ngành đã kịp thời phát hiện nhiềusai sót một cách cụ thể trong công tác GPMB để điều chỉnh cho phù hợp thực tế có lợicho người dân, tạo sự lan tỏa cao Thí dụ như khi áp giá, đền bù ngư lưới cụ bằng 30đến 40% giá trị (theo quy định); nhưng khi được người dân phản ánh, lên khu TĐC,làm gì có biển mà sử dụng ngư lưới, Đoàn công tác đã ra quyết định hỗ trợ đền bù cácloại lưới cụ ở mức cao nhất theo quy định và được người dân đồng tình cao Riêngđồng chí trưởng đoàn công tác Võ Kim Cự luôn dành nhiều thời gian và công sức, gặp

gỡ đối thoại trực tiếp với người dân, kịp thời giải quyết những vướng mắc cũng như xử

lý dứt điểm các điểm nóng phát sinh Tại các địa phương, hằng ngày, các tổ công táctiến hành giao ban xử lý vướng mắc cho từng hộ dân Nếu người dân có đề xuất hợp

lý, có lợi mà trên cơ sở vận dụng được thì hội đồng đền bù xử lý ngay, tạo niềm tincho người dân Bên cạnh đó, Hà Tĩnh nhận được sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ,Quốc hội trong việc hỗ trợ kinh phí thỏa đáng để xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuậtnăm khu TĐC khang trang, hoành tráng hơn hẳn nơi ở cũ, được quy hoạch, đầu tưthành các khu phố, nhà vườn kiểu mẫu; các khu nghĩa trang cũng được quy hoạch vàđầu tư bài bản

Tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức các "ngày hội" để đưa người dân lên khu TĐC Vào nhữngngày này, đồng chí Võ Kim Cự luôn có mặt để trao Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất; trao quà, tiền hỗ trợ cho từng gia đình Tỉnh đã huy động lực lượng lớn gồm các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên trong tỉnh đến chi viện cùng nhiều phươngtiện để hỗ trợ, giúp bà con tháo dỡ nhà, vận chuyển đồ đạc, vật liệu, đào móng nhà liên tục nhiều tháng liền Những việc làm thiết thực nêu trên của cấp ủy, chính quyềncác cấp đã tạo niềm tin cho người dân Từ chỗ không đồng tình, người dân quay sangchấp thuận và ủng hộ Không kể ngày hè nắng cháy hay mùa đông giá buốt, họ khôngchỉ đồng loạt tháo dỡ nhà di dời lên khu TĐC theo yêu cầu mà còn cất bốc mồ mả lêntheo Trong số đó có hàng trăm ngôi mộ mới chôn cất được vài ba tháng Chúng tôithật sự cảm động khi chứng kiến các hộ gia đình, dòng họ vì yêu cầu GPMB, đã chấpnhận, bọc thêm một lớp áo quan mới bên ngoài áo quan cũ để đưa lên nghĩa trangmới Chỉ trong vòng hai năm, Hà Tĩnh đã cơ bản bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu

tư Formosa theo đúng cam kết [6]

1.6.2.2 Bài học kinh nghiệm cho công tác GPMB tại phường Thủy Phương

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn, lãnh đạo Hà Tĩnh qua các thời kỳluôn xác định, GPMB là ưu tiên số một để thu hút các dự án đầu tư lớn GPMB là giảipháp đầu tiên để thu hút đầu tư nhanh hơn và để thúc đẩy các dự án vượt tiến độ HàTĩnh đã ban hành Nghị quyết về công tác GPMB sạch Chính vì thế, từ năm 2008 đếnnay, Hà Tĩnh là điểm đến của các nhà đầu tư Hiện có khoảng 500 nhà đầu tư trong vàngoài nước đang triển khai dự án tại Hà Tĩnh với số vốn lên đến 20 tỷ USD Hà Tĩnh

là một đại công trường sôi động với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang đượctriển khai quyết liệt Chỉ tính riêng KKT Vũng Áng (Kỳ Anh) đã có 166 công trình, dự

án lớn nhỏ được triển khai; chưa kể một loạt công trình dự án trọng điểm ở các địaphương khác như: Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8A, quốc lộ 1A, Dự án thủy lợiNgàn Trươi - Cẩm Trang, dự án cấp nước cho KKT Vũng Áng Với phương châm chỉđạo: Khó như GPMB dự án Formosa mà còn làm được thì không có mặt bằng dự ánnào mà không hoàn thành và với cách làm quyết liệt như GPMB Formosa, đến nay HàTĩnh đều cơ bản bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư theo đúng cam kết Chẳnghạn, đối với các công trình dự án tại KKT Vũng Áng, đến nay Hà Tĩnh đã tổ chức didời, tái định cư cho 3.891 trong số 4.327 hộ (khoảng 20 nghìn nhân khẩu), di dời hơn

17 nghìn mồ mả, bàn giao 5.223 ha đất cho nhà đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Qua triển khai thành công công tác GPMB ở Hà Tĩnh thời gian qua, có thể rút ranhiều bài học kinh nghiệm quý báu Đó là từ chủ trương đúng, huy động cấp ủy Đảng,chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cùng toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc Công tác vậnđộng cần kiên trì, chia nhỏ đến từng gia đình, từng con người cụ thể và gắn tráchnhiệm với từng tổ chức, cá nhân lãnh đạo Chính sách bồi thường, hỗ trợ cần làm đúngquy định pháp luật Dân chủ, công khai, minh bạch các khoản đền bù, hỗ trợ, xuốngtận từng hộ dân Trả đúng, đủ, kịp thời các khoản đền bù, hỗ trợ, tạo sự đồng thuận củangười dân Nghiên cứu kỹ cơ chế chính sách Nguồn gốc đất đai cần được điều tra làm

rõ, xác định đúng và hết sức dân chủ và đúng pháp luật Ngoài nỗ lực cố gắng của địaphương, các tỉnh nghèo rất cần sự hỗ trợ của Trung ương trong việc xây dựng kết cấu,

hạ tầng kỹ thuật các khu TĐC; tạo điều kiện tốt nhất cho người dân sinh sống ở cáckhu TĐC mới Thật sự quan tâm đào tạo nghề, việc làm, nâng cao thu nhập để bà consớm ổn định cuộc sống và phát triển; Kiên trì thuyết phục, nhưng đối với các cá nhân,

tổ chức làm trái quy định, chây ỳ thì kết hợp thuyết phục với răn đe, kể cả thực hiệncác biện pháp hành chính (cá biệt); Đội ngũ cán bộ làm công tác đền bù được lựa chọn

là người có năng lực, am hiểu quy định pháp luật, công tâm, vận dụng phù hợp các chủtrương, chính sách Nhà nước để đền bù, hỗ trợ thỏa đáng cho người dân Lãnh đạo chủchốt của tỉnh được phân công chỉ đạo, điều hành GPMB luôn nhiệt tình bám và chỉđạo công việc một cách quyết liệt Ở các vùng có đông bà con theo đạo, cần phối hợpchặt chẽ với các chức sắc tôn giáo để cùng giải quyết các vấn đề liên quan một cáchthấu đáo Đồng thời, đưa ra khỏi danh sách những cán bộ thiếu nhiệt tình và xử lý kỷluật nghiêm đối với tập thể, cá nhân lợi dụng sơ hở trong GPMB để trục lợi [7]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CƠ SỞ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC GIAO THÔNG VẬN

TẢI HUẾ 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Phường Thủy Phương được thành lập trên cơ sở xã Thủy Phương theo Nghị quyết

số 08/NQ-CP ngày 09/02/2010 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Hương Thủy vàthành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phường Thủy Phương nằm ở phía tây thị xã Hương Thủy, ở vị trí trung tâm giữathành phố Huế và phường Phú Bài, có đường sắt Bắc Nam, đường Quốc lộ 1A vàđường tránh Huế đi qua, ngoài ra còn có Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 10A thuận lợi cho việcgiao thông và giao lưu buôn bán với các xã, phường khác trong thị xã và các địaphương khác trong tỉnh và trên cả nước

Địa giới hành chính của phường như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thủy Thanh

- Phía Nam giáp xã Phú Sơn

- Phía Đông giáp phường Thủy Châu

- Phía Tây giáp phường Thủy Dương

Tổng diện tích của phường Thủy Phương là 2.825 ha, chiếm 6,16% diện tích đất tựnhiên của thị xã Hương Thủy

2.1.1.2 Địa hình:

Toàn bộ diện tích phường Thủy Phương được chia làm 2 vùng với đặc điểm khác biệt

về điều kiện địa hình

- Vùng đồng bằng ven biển nằm phía bắc của đường Quốc lộ 1A, chiếm 25% diệntích đất tự nhiên Độ cao địa hình bình quân 1-1,5m; độ dốc <5% Đây là vùng sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

xuất nông nghiệp chính của phường, chủ yếu là đất trồng lúa nước 2 vụ, ngoài ra vùngnày được sử dụng để nuôi cá nước ngọt.

- Vùng gò đồi nằm phía Nam đường Quốc lộ 1A, chiếm 75% diện tích đất tự nhiên.Địa hình chủ yếu là gò đồi, bát úp với độ cao bình quân 20-50m, đặc biệt có núi ĐáNài cao 142 m, núi Mố Câu cao 203 m, độ dốc bình quân 5-20° dốc thoải về sườnĐông và Đông Bắc Nằm phía Đông, trên ranh giới với phường Thủy Châu có nhữngđỉnh trên 100 m Phần lớn diện tích gò đồi đã được trồng rừng

2.1.1.3 Khí hậu:

Khí hậu phường Thủy Phương mang đặc thù chung của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằmtrong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miềnBắc và mền Nam nước ta Với những đặc điểm cơ bản sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 24 - 25°C, chênh lệch nhiệt độ trungbình tháng thấp nhất so với tháng sao nhất khỏng 10°C

+ Mùa khô do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên khô hạn Nhiệt độ trungbình của các tháng mùa khô là 29 - 32°C

+ Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc nên mưa nhiều Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm khoảng 20 - 22°C, tháng

có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) khoảng 14,5°C

- Chế độ mưa: Thủy Phương là một phường có lượng mưa khá lớn ở tỉnh ThừaThiên Huế Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn phường đều trên 2.500 mm.Mùa mưa bắt đầu từ thàng 10 đến tháng 2 năm sau nhưng chủ yếu vào 4 tháng (đầutháng 9 đến gần cuối tháng 12, lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm) Sốngày mưa trong năm khoảng 150 ngày

- Độ ẩm bình quân năm là 85%, độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 10,11,12) độ ẩmthấp nhất là 72% (tháng 5,6,7)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Nhìn chung khí hậu có nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn thuận lợi cho sinh trưởng

và phát triển của cây trồng Tuy nhiên, mưa tập trung, cường độ lớn gây nên xói mònđất, lũ lụt, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn làm ngậpúng các công trình giao thông thủy lợi gây cản trở lớn đến đời sống sản xuất và sinhhoạt của người dân trên địa bàn phường

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình kinh tế giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội phường Thủy Phương)

Trong năm 2017, kinh tế phường Thủy Phương hoàn thành vượt mưc chỉ tiêu kinh

tế xã hội đề ra cụ thể như sau:

- Giá trị tổng sản xuất trên địa bàn phường Thủy Phương năm 2017 là 1.058 tỷ đạt100,28% kế hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

- Hoạt động CN – TTCN – XD trên địa bàn đang có chiều hướng phát triển tốt, cácngành nghề được quan tâm đầu tư Một số ngành nghề CN – TTCN đã bước đầu hìnhthành mới và phát triển góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành Trong lĩnh vực xâydựng, tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn trong năm 2017 đạt 160 tỷ đồng.

- Dịch vụ: giá cả thị trường thường xuyên biến động ảnh hưởng đến quá trình sảnxuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ sở dịch vụ Thu nhập từngành dịch vụ thực hiện năm là 395 tỷ đồng đạt 100,20% kế hoạch

- Nông nghiệp: Về trồng trọt, tổng diện tích gieo cấy hai vụ là 581,04 ha, tỷ lệgiống xác nhận đạt trên 99%, năng suất đạt 63,01 tạ/ha Về chăn nuôi, tổng đàn trâu,

bò, dê toàn phường hiện có 650 con, lợn 1.950 con, gia cầm 16.000 con, tình hình thủysản ổn định Về lâm nghiệp: tổng diện tích đất rừng toàn phường là 899,37 ha

Nhìn chung, tình hình kinh tế tại phương có sự biến động qua các năm:

- Năm 2016 so với năm 2015, CN-TTCN-XD tăng 123,16 tỷ đồng, tăng 34,32%;dịch vụ tăng 85,32 tỷ đồng, tăng 32,98%; nông nghiệp tăng 32,98 tỷ đồng, tăng25,56% Tổng cộng về cơ cấu giá trị sản xuất năm 2016 tăng 241,46 tỷ đồng,tăng 32,34% so với năm 2015 Nhìn chung các ngành đều tăng so với năm trước

- Năm 2017 so với năm 2016, CN-TTCN-XD tăng 27 tỷ đồng, tăng 5,60%; dịch

vụ tăng 51 tỷ đồng, tăng 14,83%; nông nghiệp giảm 8 tỷ đồng, giảm 4,94%.Tổng cộng về cơ cấu giá trị sản xuất năm 2017 tăng 70 tỷ đồng, tăng 7,09% sovới năm 2016 Ngành CN-TTCN-XD tăng ít, trong khi đó ngành nông nghiệplại giảm so với năm 2016 Do một phần địa phương đang tiến hành công nghiệphóa, hiện đại hóa, tập trung sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nên ngành nôngnghiệp giảm so với năm trước

Phương hướng, mục tiêu trong năm tới của phường tiếp tục đẩy mạnh phát triển sảnxuất, kinh doanh, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng có trọng tâm trọng điểm, chútrọng xây dựng và chỉnh trang phát triển đô thị Về các chỉ tiêu:

- CN-TTCN-XD: 591 tỷ đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Dịch vụ: 463 tỷ đồng

- Nông nghiệp: 171 tỷ đồng

- Tổng giá trị sản xuất toàn phương năm 2018 đạt 1.225 tỷ đồng

2.1.2.2 Tình hình xã hội giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.2: Tình hình dân số giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội phường Thủy Phương)

Nhìn chung dân số tại địa phương tăng qua các năm, năm 2016 tăng 604 người sovới năm 2015, năm 2017 tăng 743 người so với năm 2016 Tỷ lệ dân số tăng góp phầntạo nguồn lao động dồi dào giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu theo hướng CNH-HĐHđất nước

Tình hình văn hóa – xã hội trong năm 2017:

- Về giáo dục: Hệ thống giáo dục trên địa bàn được chú trọng cả về chất lượng lẫn

số lượng

+ Tổng số học sinh phường quản lý: 3.030 học sinh với 91 lớp của 3 cấp học Mầmnon: gồm 844 cháu với 26 lớp Tiểu học: có 1190 học sinh với 39 lớp THCS: có 999học sinh với 26 lớp

+ Tiến hành xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: trường mầm non Nguyễn ViếtPhong đang hoàn tất các hồ sơ đề nghị các cấp thẩm định trường đạt chuẩn quốc giatrong năm 2017

- Về văn hóa thông tin – thể dục thể thao: công tác thông tin tuyền truyền đã chủđộng tốt và thực hiện tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên địa bàn Tổ chức nhiều hoạtđộng văn nghệ tuyền truyền, thể dục thể thao trong địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

- Về y tế: công tác khám chữa bệnh trong năm có 14.720 lượt người, khám cho trẻdưới 6 tuổi là 1.763 lượt Phường tập trung nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chămsóc sức khỏe nhân dân, nhất là công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.

2.1.3 Hi ện trạng sử dụng đất của phường Thủy Phương

Trong năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 2.825,03 ha, trong đóđất nông nghiệp chiếm diện tích chủ yếu với diện tích 1.697,96 chiếm 60,10% so vớidiện tích đất tự nhiên của phường; đất phi nông nghiệp có diện tích 1.112.31 ha chiếm39,37% so với diện tích đất tự nhiên của phường; đất chưa sử dụng có diện tích 14,76

ha chiếm 0,52% so với diện tích đất tự nhiên của phường

2.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tăng, giảm (%)

Tăng, giảm (%)

(Nguồn: Kết quả thống kê đất đai năm 2017 phường Thủy Phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Qua số liệu thống kê ta thấy được, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm diệntích vừa phải với diện tích 738,44 ha (năm 2015) và giảm dần qua các năm, 725,57 ha(năm 2016) giảm 0,39% so với năm 2015; 733,55 ha (năm 2017) giảm 0,27% so vớinăm 2016 Năm 2016 so với năm 2015 giảm 039%, năm 2017 so với năm 2016 giảm0,27% Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 862,30 ha và không thay đổi trong

3 năm 2015,2016,2017 Đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chỉ chiếmmột phần nhỏ và không có sự thay đổi diện tích qua các năm

Tổng diện tích đất nông nghiệp từ 1.702.85 ha (năm 2015) giảm xuống 1.699,98 ha(năm 2016) và 1.697,96 ha (năm 2017) Năm 2016 diện tích giảm 0,17% so với năm

2015 và năm 2017 diện tích giảm 0,12% so với năm 2016

Tình hình đất nông nghiệp giảm một phần là do đất trồng cây lâu năm giảm vàchuyển sang đất ở

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm cho thấy địa phương đang pháttriển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung sản xuất công nghiệp, dịch

vụ Nguồn lao động, diện tích nông nghiệp bắt đầu có sự giảm thay vào đó là nhu cầu

sử dụng đất vào các việc khác tăng lên Ở địa phương, đất sử dụng lâm nghiệp vẫnchiếm chủ yếu, hơn 50% đất nông nghiệp của địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

2.1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tăng, giảm (%)

Tăng, giảm (%)

2.Đất chuyên dùng 715,76 64,67 716,54 64,54 716,54 64,42 +0,11 00,003.Đất cơ sở tôn giáo 1,83 0,17 1,82 0,16 1,82 0,16 00,00 00,004.Đất cơ sở tín

(Nguồn: Kết quả thống kê đất đai năm 2017 phường Thủy Phương)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Diện tích đất phi nông nghiệp: 1.112,3 ha, chiếm 39,27% so với diện tích đất tự nhiêncủa phường Trong đó đất chuyên dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 64,67% (năm 2015),64,54% (năm 2016), 64,42% (năm 2017) Đất chuyên dụng tăng từ 715,75 ha (năm 2015)lên 716,54 ha (năm 2016) và không có thay đổi trong năm 2017 so với năm 2016 Đất ở

có sự tăng lên qua các năm, năm 2016 tăng 2,18% so với năm 2015 và năm 2017 tăng1,6% so với năm 2016 Trong khi đó đất cơ sở tôn giáo; đất tín ngưỡng; đất nghĩa trang,nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nướcchuyên dùng không có sự thay đổi qua các năm

Nhìn chung đất phi nông nghiệp tăng qua các năm, năm 2016 tăng 0,31% so với năm

2015, năm 2017 tăng 0,18% so với năm 2016

Sự tăng về đất phi nông nghiệp là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng câylâu năm sang đất ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

2.1.3.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng

Bảng 2.5: Hiện trạng đất chưa sử dụng phường Thủy Phương giai đoạn 2015-2017

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tăng, giảm (%)

Tăng, giảm (%)

(Nguồn: Kết quả thống kê đất đai năm 2017 phường Thủy Phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Diện tích đất chưa sử dụng: 14,76 ha, chiếm 0,52% so với diện tích đất tự nhiên củaphường Trong đó đất đồng bằng chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 2015 chiếm91.98% đất chưa sử dụng, năm 2016 chiếm 91.67% đất chưa sử dụng, năm 2017 chiếm91.67% đất chưa sử dụng Đất đồng bằng chưa sử dụng có sự giảm diện tích từ 14,11 ha(năm 2015) xuống còn 13,53 ha (năm 2016) giảm 4,11%, tuy nhiên năm 2017 không có

sự thay đổi so với năm 2016 Đất đồi núi chưa sử dụng không có sự thay đổi qua các nămvẫn chiếm diện tích 1,23 ha Đất chưa sử dụng nhìn chung lại chỉ giảm từ 15,34 ha (năm2015) xuống còn 14,76 ha (năm 2016) giảm 3,78%, và trong năm 2017 không có sự thayđổi so với năm trước

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của phường Thủy Phương có sự chênh lệch lớn giữa cácnhóm đất Trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích chủ yếu hơn 60% diện tích đất toànphường và đất lâm nghiệp chiếm phần lớn Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ vừa phải gần40% diện tích đất toàn phường Đất chưa sử dụng không đáng kể chưa được 1% diện tíchđất toàn phường

2.2 Giới thiệu chung về dự án

tự nhiên đồi núi, đảm bảo nhu cầu sử dụng ưu điểm của phương án này đảm bảo điều

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

kiện thông thoáng, thông gió, chiếu sáng và hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào cácgiảng đường, đường giao thông nội bộ mạch lạc, hợp lý, đi lại thuận tiện, liên hệ chặt chẽvới các đường giao thông xung quanh Mật độ giao thông không lớn, san nên theo địahình tự nhiên, giảm chi phí đầu tư hạ tầng cây xanh, sân chơi bố trí hợp lí, hài hòa khônggian cảnh quan các khối nhà.

Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: san nền mặt bằng, hệ thống đường giao thông nội bộ

và bó vỉa, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống điện sinh hoạt vàtrạm biến áp, hệ thống điện thoại, cổng hàng rào

Các khối phòng học được quy định sắp xếp các dãy nhà được lợi về nắng và gió Tậndụng các mặt đường chính để kết hợp thực hành và kinh doanh dịch vụ, đồng thời kết hợpđan xen giữa các khối nhà với sân vườn, đường nội bộ tạo nên sự biến đổi sinh hoạt, hòaquyện

Mật độ xây dựng 12% đảm bảo yêu cầu quy hoạch chung và yêu cầu khoảng cách giữacác khối nhà, đặc biệt tỷ lệ cây xanh, sân chơi hợp lý để hòa nhập với tổng quan chungcủa khu vực

2.2.5 D ự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí tổ chức thực hiện GPMB:

Việc xác định khối lượng GPMB và kinh phí giải phóng mặt bằng tổng thể là côngviệc quan trọng cần phải điều tra đo đạc cụ thể để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư chi tiết rõ ràng và sát với thực tế

Căn cứ số liệu điều tra ban đầu của Trường Trung học Giao thông vận tải Huế phốihợp với Trung tâm Phá triển quỹ đất thị xã dự kiến kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư, kinh phí thực hiện GPMB để xây dựng Cơ sở 2 Trường Trung học giao thông vận tảiHuế là: 18.027.580.000 VNĐ

2.2.5.1 Bồi thường về đất:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 30/05/2021, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w