1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, đánh giá chất lượng nước của sông Tô Lịch và đề xuất giải pháp xử lý

79 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN

    • 1.4. Một số nghiên cứu về chất lượng nước sông Tô Lịch thời gian qua.

    • 1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải

      • 1.5.1. Các phương pháp sinh học.

      • 1.5.2. Các phương pháp hóa lý

      • 1.5.3. Các phương pháp hóa học

  • CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

      • 2.4.1. Xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước

      • 2.4.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

      • 2.4.2.1. Xác định COD

      • 2.4.2.2. Xác định hàm lượng amoni [NH4+] trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler

      • 2.4.2.3. Xác định hàm lượng Nitrit (NO2-) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griss

      • 2.4.2.4. Xác định nitrat (NO3-) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử phenoldisunfonic

      • 2.4.2.5. Xác định PO43- trong nước theo phương pháp so màu với amoni molipdat

      • 2.4.3. Phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICP-MS

      • Khoảng tuyến tính

      • 2.4.4. Phương pháp định lượng Coliforms bằng phương pháp MPN

    • 3.1. Đánh giá hiện trạng các thiết bị phân tích của Phòng Thí nghiệm – Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng.

      • 3.1.1. Hiện trạng máy ICP-MS [4]

      • 3.1.1.1. Đường chuẩn

      • 3.1.1.2. Độ chính xác của máy ICP-MS

    • 3.1.2. Hiện trạng máy quang phổ tử ngoại khả kiến.

      • 3.1.2.1. Xác định COD trong nước

      • 3.1.2.2. Xác định amoni (NH4+) trong nước

      • 3.1.2.3. Xác định nitrit (NO2-) trong nước

      • 3.1.2.4. Xác định nitrat (NO3-) trong nước

      • 3.1.2.5. Xác định PO43- trong nước

    • 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch

      • 3.3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý COD trong nước sông Tô Lịch.

      • 3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý TSS trong nước sông Tô Lịch

      • 3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý amoni trong nước sông Tô Lịch

      • 3.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý PO43- trong nước sông Tô Lịch

      • 3.3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý Coliforms trong nước sông Tô Lịch.

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Phân tích, đánh giá chất lượng nước của sông Tô Lịch và đề xuất giải pháp xử lý LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hồng Côn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn thuộc phòng thí nghiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc phòng sau đại học, khoa hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Vũ Thị Hiền   LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hồng Côn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân thành cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn thuộc phòng thí nghiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên khoa hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Vũ Thị Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 2 1.1.Ảnh hưởng của sông Tô Lịch đến đời sống người dân và mỹ quan đô thị. 2 1.2.Nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch 3 1.3.Cấp hàm lượng cho phép với chất lượng nước mặt 4 1.4.Một số nghiên cứu về chất lượng nước sông Tô Lịch thời gian qua. 5 1.5.Một số phương pháp xử lý nước thải 7 1.5.1. Các phương pháp sinh học. 7 1.5.2. Các phương pháp hóa lý 8 1.5.3. Các phương pháp hóa học 9 CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 10 2.1.1. Địa điểm và thời điểm lấy mẫu 10 2.1.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 10 2.2. Hóa chất và dụng cụ 10 2.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu 11 2.4. Các phương pháp phân tích đánh giá chất lượng nước sông. 11 2.4.1. Xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước 11 2.4.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UVVIS 12 2.4.2.1. Xác định COD trong nước 13 2.4.2.2. Xác định hàm lượng amoni (NH4+) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler 14 2.4.2.3. Xác định hàm lượng Nitrit (NO2) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griss 16 2.4.2.4. Xác định hàm lượng nitrat (NO3) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử phenoldisunfonic 17 2.4.2.5. Xác định hàm lượng PO43 trong nước theo phương pháp so màu với amoni molipdat 18 2.4.3. Phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICPMS 19 2.4.4. Định lượng Coliforms trong nước bằng phương pháp MPN 22 CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 3.1. Đánh giá hiện trạng các thiết bị phân tích của Phòng Thí nghiệm – Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng 25 3.1.1. Hiện trạng máy ICPMS 25 3.1.1.1. Đường chuẩn 25 3.1.1.2. Độ chính xác của máy ICPMS 26 3.1.2. Hiện trạng máy quang phổ tử ngoại khả kiến 28 3.1.2.1. Xác định COD trong nước 28 3.1.2.2. Xác định amoni (NH4+) trong nước 29 3.1.2.3. Xác định nitrit (NO2) trong nước 31 3.1.2.4. Xác định nitrat (NO3) trong nước 32 3.1.2.5. Xác định PO43 trong nước 34 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch 35 3.3. Nghiên cứu khả năng giảm thiểu ô nhiễm nước sông Tô Lịch bằng phương pháp keo tụ với PAC…………………………………………………………………..47 3.3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý COD trong nước sông Tô Lịch. 47 3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý TSS trong nước sông Tô Lịch. 48 3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý amoni trong nước sông Tô Lịch 50 3.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý PO43 trong nước sông Tô Lịch 50 3.3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý Coliforms trong nước sông Tô Lịch. 51 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56   DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt……………………….4 Bảng 1.2: Tính chất nước sông Tô Lịch đoạn chảy qua khu công nghiệp Thượng Đình………………………………………………………………………………….6 Bảng 1.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch tại một số điểm trong năm 20092010……………………………………………………………………...6 Bảng 2.1: Giá trị chuẩn Q dùng để loại bỏ giá trị bất thường……………………...23 Bảng 2.2: Quan hệ giữa nồng độ chất phân tích và độ lệch chuẩn tương đối (RSD) cho phép với phương pháp phân tích………………………………………………24 Bảng 3.1 : Kết quả đánh giá độ đúng của thiết bị đo ICPMS……………………..27 Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ chính xác của thiết bị phân tích COD trong nước..29 Bảng 3.3. Kết quả xây dựng đường chuẩn Amoni trong nước…………………… 29 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá độ chính xác của thiết bị phân tích NH4+ trong nước………………………………………………………………………………...30 Bảng 3.5: Kết quả xây dựng đường chuẩn nitrit (NO2) trong nước………………31 Bảng 3.6: Kết quả đánh giá độ chính xác của thiết bị phân tích nitrit (NO2) trong nước. ……………………………………………………………………………….32 Bảng 3.7: Kết quả xây dựng đường chuẩn nitrat (NO3) trong nước……………....32 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ chính xác của thiết bị phân tích nitrat (NO3) trong nước………………………………………………………………………………...33 Bảng 3.9: Kết quả xây dựng đường chuẩn P trong nước…………………………..34 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá độ chính xác của thiết bị phân tích PO43 trong nước………………………………………………………………………………...35 Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước sông Tô Lịch…………………………….35 Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu nước sông Tô Lịch (tóm gọn)…………………42 Bảng 3.13: Chất lượng nước sông Tô Lịch dùng để nghiên cứu. …………………47 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý COD trong nước sông Tô Lịch.………………………………………………………………...47 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý TSS trong nước sông Tô Lịch.………………………………………………………………...48 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý amoni trong nước sông Tô Lịch.………………………………………………………………...50 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý PO43 trong nước sông Tô Lịch.………………………………………………………………...50 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý Coliforms trong nước sông Tô Lịch.………………………………………………………….51   DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Phương trình đường chuẩn xác định COD trong nước………………….28 Hình 3.2: Phương trình đường chuẩn xác định NH4+ trong nước………………….30 Hình 3.3: Phương trình đường chuẩn xác định nitrit (NO2) trong nước ………….31 Hình 3.4: Phương trình đường chuẩn xác định nitrat (NO3) trong nước…………33 Hình 3.5: Phương trình đường chuẩn xác định PO43 trong nước…………………34 Hình 3.6: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý COD trong nước sông Tô Lịch.…………………………………………………………..48 Hình 3.7: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý TSS trong nước sông Tô Lịch…………………………………………………………………49 Hình 3.8: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý PO43 trong nước sông Tô Lịch.…………………………………………………………..51 Hình 3.9: Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ PAC đến hiệu suất xử lý Coliforms trong nước sông Tô Lịch.…………………………………………………………..52   BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TSS Tổng chất rắn lơ lửng COD Nhu cầu oxy hóa học BOD Nhu cầu oxy sinh hóa PAC Polyme nhôm clorit  MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường đã và đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thực về ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí… Đặc biệt ở những thành phố đông dân cư, đông nhà máy, xí nghiệp như Hà Nội thì vấn đề này càng nóng bỏng hơn. Việc xả rác, xả nước thải chưa qua xử lý ra các con sông vẫn diễn ra hàng ngày gây lên tình trạng báo động về ô nhiễm các con sông, một trong số đó phải kể đến là sông Tô Lịch. Trên báo đài thời gian qua đã phản ánh rất nhiều về tình trạng ô nhiễm nước sông Tô Lịch, đứng trước tình hình đó nhà nước cũng đã nhanh chóng vào cuộc, phát động các phong trào vì một môi trường không ô nhiễm và chú ý hơn đầu tư vào lạo vét sông, đắp bờ, kê bờ. Thêm vào đó việc xử phạt nghiêm ngặt của cơ quan quản lý môi trường với những đối tượng gây ô nhiễm nên việc xả thải trực tiếp có phần giảm thiểu đi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn băn khoăn liệu nhờ vào những giải pháp đó thì chất lượng nước sông đã được cải thiện hay chưa. Nhìn qua thì nước sông vẫn đen ngòm và có mùi hôi nhưng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước có nằm trong hay vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép. Để có được câu trả lời chính xác nhất không có cách nào ngoài việc phân tích chất lượng nước. Xuất phát từ mục đích trên, tôi thực hiện đề tài “Phân tích, đánh giá chất lượng nước của sông Tô Lịch và đề xuất giải pháp xử lý” như một việc làm giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng nước sông Tô Lịch hiện nay.  CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN Ảnh hưởng của sông Tô Lịch đến đời sống người dân và mỹ quan đô thị. Xưa kia, sông Tô Lịch vốn là một con sông khá rộng, nước trong xanh và thuyền bè có thể qua lại được. Vậy mà ngày nay, lòng sông cứ ngày càng bị thu hẹp dần, nước chảy lờ đờ chẳng khác nào con mương và được người dân gọi là con sông chết. Ở bất kỳ đoạn nào cũng thấy dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối vô cùng khó chịu. Những khu dân cư giáp bờ sông hầu như không thể đón gió từ sông thổi vào nhất là vào mùa khô, còn vào mùa mưa những ngày nước dâng cao, ngập bờ sông là nỗi ám ảnh của người dân bởi nước sông mang theo hàng nghìn, hàng triệu loại rác thải, chất bẩn tràn vào nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt người dân. Việc sử dụng nước sông cho hoạt động sinh hoạt như rửa tay chân, rửa xe, rửa sân nhà… là điều không thể. Tuy nhiên nước sông còn ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người dân thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại một số vùng, người dân vẫn sử dụng nước sông để tưới rau, hoa màu. Điều này làm tích tụ kim loại nặng, vi khuẩn trong rau gây lên một số bệnh như ung thư, tiêu chảy, bệnh ngoài da… Hệ động thực vật dưới sông cũng thưa thớt dần. Mặc dù các cơ quan quản lý đã chỉ huy trồng các hệ thống cây thủy sinh lọc nước nhưng hầu như ta không hề thấy sự tồn tại của đời sống thủy sinh dưới lòng sông, cá tôm không còn tung tăng bơi lội như xưa. Đó cũng là lý do chính vì sao người dân coi đây là một con sông chết. Trước đây, hai bên bờ sông Tô Lịch đoạn từ ngã tư Lê Văn Lương – Láng và Láng Hạ đến cầu Cống Mọc (thuộc địa phận quận Đống Đa) là những thảm cỏ và tiểu cảnh chay dọc ven sông nhưng gần đây đã mọc lên một dãy nhà tôn để làm chợ tạm bợ cho người dân buôn bán kinh doanh. Họ không chỉ dừng ở mục đích kinh doanh mà còn cơi nới, cải tạo thành nhà cho dân tứ xứ đến thuê. Khu nhà này không có hệ thống công trình phụ, nên nước và rác thải sinh hoạt xả thẳng xuống sông, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và gây mất mỹ quan đô thị. Hàng ngày đi dọc bờ sông thấy nước sông đen ngòm và bốc mùi khó chịu. Thử hỏi giữa thủ đô đã có hơn 1000 năm lịch sử lại có những con sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng vậy thì mọi người suy nghĩ ra sao đây? Nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề là hậu quả của tốc độ tăng dân cư quá nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xuống sông. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sông Tô Lịch có hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống tròn đường kính từ 300 – 1.800 mm và hàng ngàn cống nhỏ dân sinh đổ ra sông. Trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch tiếp nhận trên 100.000 m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, có đến khoảng 13 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành Hà Nội khoảng 500.000 m3 ngày – đêm. Toàn bộ lượng nước thải này đều tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 con sông tiêu chính là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu, song sông Tô Lịch lại là sông mẹ của ba con sông còn lại. Đó là lí do vì sao sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề nhất. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý, chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp và dịch vụ trên toàn thành phố xả thẳng vào nguồn nước mặt. Bên cạnh đó việc vứt rác bừa bãi do người dân sống hai bên bờ sông cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng nước sông bị ô nhiễm. Ngoài nước thải, còn rất nhiều các chất thải rắn khác được người dân xả xuống. Chỉ với đoạn sông dài 7km từ đường Hoàng Quốc Việt đến Cầu Mới (khu vực Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân), xí nghiệp thoát nước số 1 thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội đã phải bố trí 22 công nhân suốt ngày thu gom rác thải trên sông. Lượng rác thu về trung bình mỗi ngày khoảng 2,5 tấn. Thử nhân con số 2,5 tấnngày với 365 ngày trong năm, ta không thể tưởng tượng được con sông Tô Lịch đã phải chứa đựng lượng rác thải khổng lồ như thế nào. Mặc dù đã có những tấm biển nhắc nhở người dân không vứt rác, nhưng ý thức của một bộ phận dân cư trong việc giữ gìn môi trường đô thị còn rất kém. Nhiều người dân thường đổ phế thải xây dựng và tống đủ các loại rác thải sinh hoạt xuống sông khiến lòng sông bị đầy ứ vì rác, nước sông bị ô nhiễm nặng nề. Cấp hàm lượng cho phép với chất lượng nước mặt 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008 BTNMT) đã quy định về giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt dùng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Bảng 1.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 68,5 68,5 5,59 5,59 2 Oxy hòa tan (DO) mgL ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mgL 20 30 50 100 4 COD mgL 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mgL 4 6 15 25 6 Amoni (NH4+) tính theo N mgL 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl) mgL 250 400 600 8 Florua (F) mgL 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO2) tính theo N mgL 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO3) tính theo N mgL 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43) tính theo P mgL 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Asen (As) mgL 0,01 0,02 0,05 0,1 13 Cadimi (Cd) mgL 0,005 0,005 0,01 0,01 14 Chì (Pb) mgL 0,02 0,02 0,05 0,05 15 Crom III (Cr3+) mgL 0,05 0,1 0,5 1 16 Crom VI (Cr6+) mgL 0,01 0,02 0,04 0,05 17 Đồng (Cu) mgL 0,1 0,2 0,5 1 18 Kẽm (Zn) mgL 0,5 1,0 1,5 2 19 Niken (Ni) mgL 0,1 0,1 0,1 0,1 20 Sắt (Fe) mgL 0,5 1 1,5 2 21 Thủy ngân (Hg) mgL 0,001 0,001 0,001 0,002 22 Coliform MPN100ml 2500 5000 7500 10000 Một số nghiên cứu về chất lượng nước sông Tô Lịch thời gian qua. Chất lượng nước sông Tô Lịch là một trong những vấn đề nhức nhối thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải và cộng sự cho thấy giá trị BOD5, COD của nước sông Tô Lịch cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Giá trị TSS của nước sông đo được dao động từ 448 đến 553mgL, giá trị này vượt quá tiêu chuẩn QCVN 08:2008BTNMT cho phép nhiều lần (từ 4 đến 6 lần). Đặc biệt, giá trị NH4+ của nước sông dao động từ 13,5 đến 28,4 mgl vượt quá tiêu chuẩn từ 14 đến 28 lần. Giá trị này biến đổi theo từng vị trí lấy mẫu có thể do sông Tô Lịch có nhiều cửa xả lớn và là điểm hội tụ của các mương nhánh.2 Nguyễn Quang Trung với luận án “Xác định mô hình điều khiển hệ thống thủy nông xử lý ô nhiễm nước (thuộc hệ thống thủy nông sông Nhuệ), 2001” đã chỉ ra nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề. Hàm lượng BOD5 lớn gấp 3÷5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng H2S lên tới 29,75mgL. Tại cửa xả khu công nghiệp Thượng Đình, hàm lượng BOD5 lên từ 176÷712 mgL. Đặc biệt nước thải của nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông có hàm lượng độc tố xianua lên tới 224mgL 9. Phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch tại một số điểm như bảng 1.2 Bảng 1.2: Tính chất nước sông Tô Lịch đoạn chảy qua khu công nghiệp Thượng Đình Chỉ tiêu Tại Cầu Mới Tại Kim Ngưu pH 7,78,2 7,5 TSS (mgL) 230570 545 COD (mgL) 183328 242 BOD5 (mgL) 21120 1725 NO2 (mgL) 0,39 0,66 NH4+ (mgL) 5,217,4 9,7 DO (mgL) 22,6 3 H2S (mgL) 3,2 29,75 Đào Thị Hồng Vân với luận án “Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật bản địa nhằm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Hà Nội, 2012” đã chỉ ra kết quả phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch tại một số điểm trong năm 20092010.11 Bảng 1.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch tại một số điểm trong năm 20092010. STT Chỉ tiêu QCVN 08:2008 BTNMT (cột B2) Cầu Trung Hòa (sông Tô Lịch) Tháng 112009 Vượt so với QCVN (lần) Tháng 42010 Vượt so với QCVN (lần) 1 pH 5,59,0 7,3±0,01 7,3±0,09 2 DO (mgL) >2,0 2,4±0,03 1,9±0,1 3 TSS (mgL) 100 65±2,83 55,5±4,95 4 BOD5 (mgL) 25 64,5±3,54 2,68 85,5±2,12 3,42 5 COD (mgL) 50 166,5±4,95 3,33 174±11,31 3,48 6 NO2 (mgL) 0,05 0,1±0,01 2,0 0,13±0,04 2,6 7 NO3 (mgL) 15 3,6±0,41 4,5±0,05 8 N tổng (mgL) 43,7±6,43 47,1±5,52 9 P tổng (mgL) 4,5±1,78 4,2±0,98 10 Coliform (CFU100ml) 104 2,8 x 106 6,2 x 106 Ghi chú: () không quy định Một số phương pháp xử lý nước thải Trong thành phần nước ô nhiễm có chứa nhiều loại tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau: từ các loại chất không tan, đến các chất ít tan và những hợp chất tan trong nước. Để xử lý nước ô nhiễm chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp 5. Thông thường có các phương pháp xử lý sau: Xử lý bằng phương pháp sinh học. Xử lý bằng phương pháp hóa lý. Xử lý bằng phương pháp hóa học. Các phương pháp sinh học. Thực chất của biện pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bền hữu cơ trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối được tăng lên. Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch các loại có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, chúng thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học gồm các phương pháp sau: Phương pháp hiếu khí Phương pháp kỵ khí Phương pháp thiếu khí Các phương pháp này có những ưu điểm sau: Có thể xử lý nước thải có phổ nhiễm bẩn các chất hữu cơ tương đối rộng. Hệ thống có thể tự điều chỉnh theo phổ các chất nhiễm bẩn và nồng độ của chúng. Thiết kế và trang thiết bị đơn giản. Đồng thời chúng cũng có những nhược điểm sau: Đầu tư cơ bản cho việc xây dựng khá tốn kém. Phải có chế độ công nghệ làm sạch đồng bộ và hoàn chỉnh. Các chất hữu cơ khó phân hủy cũng như các chất vô cơ có độc tính ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm sạch. Các chất có độc tính tác động đến quần thể sinh vật nói chung và trong bùn hoạt tính làm giảm hiệu suất xử lý của quá trình. Có thể phải làm loãng nước thải có nồng độ chất bẩn cao, như vậy sẽ làm tăng lượng nước thải và cần diện tính mặt bằng rộng 8. Các phương pháp hóa lý Làm sạch sinh học chỉ được ứng dụng trong trường hợp cần loại ra khỏi nước các chất hữu cơ, nếu các chất bẩn có nguồn gốc vô cơ thì phương pháp này không phù hợp. Các phương pháp hóa lý được ứng dụng để xử lý nước thải gồm lọc, đông tụ và keo tụ, tuyển nối, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc, thẩm tách và điện thẩm tách… Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước thải các hạt phân tán lơ lửng (rắn và lỏng), các khí tan những chất vô cơ và hữu cơ hòa tan. Việc ứng dụng các phương pháp hóa lý để xử lý nước thải có những ưu điểm sau: Có khả năng loại các chất độc hữu cơ không bị oxy hóa sinh học Hiệu quả xử lý cao hơn Kích thước hệ thống xử lý nhỏ hơn Độ nhạy đối với sự thay đổi tải trọng thấp hơn Có thể tự động hóa hoàn toàn Không cần theo dõi hoạt động của sinh vật Có thể thu hồi các chất khác nhau. Các phương pháp hóa học Các phương pháp hóa học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hóa học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi các phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học hay sau công đoạn này như một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước 1.   CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm và thời điểm lấy mẫu Địa điểm lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu tại 3 điểm chạy dọc con sông là Cầu Bươu, Cầu Mới và Cầu Giấy. Thời điểm lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu vào các thời điểm khác nhau trong năm là mùa mưa (tháng 82014) và mùa khô (tháng 12015). 2.1.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung và phương pháp nghiên cứu bao gồm: Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong nước bằng các phương pháp tiêu chuẩn để xác nhận giá trị sử dụng của các thiết bị phân tích tại phòng Thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Phân tích mẫu nước thực tế lấy trên sông Tô Lịch để đánh giá mức độ ô nhiễm nước sông. Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm nước. 2.2. Hóa chất và dụng cụ Hóa chất được sử dụng là các loại hóa chất tinh khiết của Merck như: HNO3, H2SO4,…. , dung dịch chuẩn đa nguyên tố dùng cho phân tích ICPMS. Dụng cụ thí nghiệm: Các dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm như bình định mức, phễu lọc, pipet các loại… Thiết bị: + Bộ phá mẫu phân tích COD + Máy quang phổ tử ngoại khả kiến (model: UVD – 3200) của Labomed. + Hệ thống khối phổ plasma cảm ứng LCICPMS (model: 1260 HPLCICPMS) của Agilent Technologies. + Một số thiết bị phụ trợ khác 2.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu 10 Trước khi lấy mẫu, cần súc rửa bình lấy mẫu (chai nhựa PE) bằng cách lấy đủ nước tại vị trí lấy vào bình rồi xoay bình để nước láng đều tất cả bề mặt bên trong của bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình sao cho nước súc rửa đó không làm nhiễm bẩn nước nơi được lấy mẫu. Lấy mẫu trực tiếp vào bình bằng cách nhúng ngập bình vào trong nước tại vị trí lấy mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảy của nước. Đưa cổ bình xuống dưới mặt nước cho đến khi ngập ở độ sâu khoảng 25 cm. Tránh không để nước lấy được bị nhiễm bùn đáy. Nghiêng cổ bình sao cho bình hướng hơi nghiêng về phía mặt nước và về phía dòng chảy. Để cho nước chảy vào bình với lượng mẫu cần yêu cầu (lấy đầy đúng đến miệng bình để đẩy được hết không khí trong bình ra). Nhấc bình ra khỏi nước và đậy nắp bình lại thật kỹ, dán nhãn lên bình. Sau khi đã lấy được mẫu, mẫu được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 40C trong phòng thí nghiệm và phân tích càng sớm càng tốt. 2.4. Các phương pháp phân tích đánh giá chất lượng nước sông. Xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước Nguyên tắc: Tổng chất rắn lơ lửng là tổng lượng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) trong nước. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng hoặc hàm lượng chất rắn có khả năng lắng tụ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Phương pháp xác định: TSS được xác định theo phương pháp khối lượng Tiến hành định lượng: Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 105oC trong 2 giờ Cân giấy lọc vừa sấy xong: m1 (mg) Lọc V ml mẫu nước qua giấy lọc đã xác định khối lượng Để ráo Dùng kẹp (không dùng tay) đưa miếng giấy lọc vào sấy ở nhiệt độ 105oC trong 2 giờ Làm nguội, rồi cân giấy lọc: m2(mg) Công thức tính: TSS (mgL) =(m_2m_1)V.1000 Trong đó: m1= Khối lượng ban đầu của giấy lọc (mg) m2= Khối lượng sau của miếng giấy lọc và phần vật chất lọc được (mg) V= Thể tích mẫu nước đem lọc (ml) hệ số chuyển đổi thành 1 lít 2.4.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UVVIS Nguyên tắc: Phương pháp phân tích này dựa trên nguyên tắc chuyển cấu tử thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng. Sau đó đo sự hấp thụ ánh sáng của hợp chất tạo thành và suy ra hàm lượng chất cần xác định. Cơ sở định lượng: Cơ sở để định lượng chất theo phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử là dựa trên định luật Lamberbeer. Khi chiếu một chùm photon đơn sắc qua dung dịch thì mức độ hấp thụ của dung dịch tỉ lệ thuận với công suất chùm photon và nồng độ các phân tử hấp thụ: A = Ɛ.b.C Trong đó A là độ hấp thụ quang Ɛ là hệ số hấp thu phân tử C là nồng độ dung dịch (molL) b là độ dày truyền ánh sáng (cm) Phương pháp đường chuẩn: + Pha một loạt dung dịch chuẩn có nồng độ tăng dần một cách đều đặn. Các dung dịch chuẩn phải có cùng điều kiện như dung dịch xác định. + Tiến hành đo độ hấp thụ quang A của dãy chuẩn ở bước sóng đã chọn + Dựng đồ thị Ax = f(x). Viết phương trình hồi quy tuyến tính của đường chuẩn + Tiến hành pha chế dung dịch xác định + Đo độ hấp thụ quang A của mẫu + Căn cứ vào phương trình hồi quy tuyến tính của dãy chuẩn và độ hấp thụ quang của mẫu mà xác định nồng độ của chất trong mẫu. 2.4.2.1. Xác định COD Nguyên tắc: COD được xác định theo phương pháp bicromat. Theo phương pháp này mẫu được đun hồi lưu trong 2h ở 150oC với K2Cr2O7 trong môi trường axit đặc có Ag2SO4 làm xúc tác (Ag2SO4 được dùng để thúc đẩy quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng thấp) theo phản ứng: Cr2O72 + 14H+ + 6e □(→┴Ag2SO4 ) 2Cr3+ + 7 H2O Nếu trong nước có hàm lượng Cl cao (≥300 mgL) xảy ra phản ứng: Cr2O72 + 14H+ + 6Cl → 3Cl2 +2Cr3+ + 7H2O Điều này cản trở quá trình xác định COD, vì vậy để tránh ảnh hưởng của ion này ta thêm HgSO4 để tạo phức với Cl. Sau quá trình oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7, chỉ số COD được xác định bằng cách xác định hàm lượng Cr3+ sau phản ứng bằng phương pháp so màu ở bước sóng 600nm. Hóa chất: Pha hỗn hợp phản ứng: Sấy K2Cr2O7 ở 105oC trong 2h, cân 10,216g K2Cr2O7 hòa tan trong 500ml nước, thêm 167ml dung dịch H2SO4 đặc và 33,3 g HgSO4. Để nguội rồi định mức lên 1000ml với nước cất. Pha thuốc thử axit: Hòa tan 4,96g Ag2SO4 trong 500ml H2SO4 (pha thuốc thử theo tỷ lệ 22g4kg H2SO4. Để dung dịch đã pha trong 2 ngày trước khi sử dụng để lượng Ag2SO4 tan hoàn toàn). Dung dịch chuẩn kaliphtalat: Sấy khô Kaliphtalat (HOOCC6H4COOK) ở 120oC trong 2 giờ, cân 850 mg Kaliphtalat hòa tan trong nước cất và định mức đến1000ml với nước cất. Được dung dịch chuẩn có nồng độ 1000 mgO2L. Đường chuẩn: Lần lượt lấy 2,5ml dung dịch chuẩn có nồng độ là 0; 20; 50; 100; 200; 400; 600 mgL vào ống phá mẫu. Thêm 1,5ml hỗn hợp phản ứng và 3,5ml thuốc thử axit, lắc đều đem phá mẫu ở 150oC trong 2h. Để nguội đem đo quang ở bước sóng 600nm. Xác định COD: Lấy 2,5ml vào ống phá mẫu, thêm 1,5ml hỗn hợp phản ứng và 3,5ml thuốc thử axit, lắc đều đem phá mẫu ở 150oC trong 2h. Để nguội đem đo quang ở bước sóng 600nm. Xác định hàm lượng amoni NH4+ trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Nessler Nguyên tắc: Amoni trong môi trường kiềm phản ứng với thuốc thử Nessler (K2HgI4) tạo phức có màu vàng hay nâu sẫm phụ thuộc vào hàm lượng amoni có trong nước. Cường độ màu này được định lượng gián tiếp bằng máy đo quang ở bước sóng 420nm. Phương trình phản ứng như sau: 2K2HgI4 + NH3 + KOH→ NH2Hg2I3 + 5KI + H2O Một số ion kim loại trong nước có thể gây cản trở đến phản ứng như: ion sắt, Ca2+, Mg2+… Chúng cần phải loại bỏ bằng dung dịch Xetnhet hay dung dịch Complexon III. Nước đục được xử lý bằng dung dịch ZnSO4 5%. Clo dư trong nước được loại trừ bằng dung dịch natrithiosunfat 5%. Chuẩn bị hóa chất: Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn NH4+: + Dung dịch A (dung dịch NH4+ 1000mgL): Hòa tan 2,9722g NH4Cl tinh khiết (đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105110o C trong 2h) bằng nước cất trong bình định mức dung tích 1 L, thêm nước cất đến vạch và thêm 1ml Clorofoc (để bảo vệ), 1ml dung dịch này có 1 mg NH4+. + Dung dịch B (dung dịch NH4+ 10 mgL): Lấy 10ml dung dịch A pha loãng bằng nước cất đến vạch 1 L và thêm 1ml clorofoc, 1ml dung dịch này có 0,01mg NH4+ Dung dịch muối Xetnhet: Hòa tan 50g KNaC4H4O6.4H2O trong nước cất và thêm nước đến 100ml. Dung dịch cần lọc, sau đó thêm 5ml dung dịch NaOH 10% và đun nóng một thời gian để đuổi hết NH3, thể tích dung dịch sau khi đun còn 100ml. Chuẩn bị dung dịch Nessler: Cân 4,55 g KI2, sau đó trộn đều rồi hòa tan trong một lượng nước cất nhỏ (khoảng 30ml). Cân 11,2 g KOH pha riêng trong khoảng 3040 ml nước cất 2 lần, để nguội. Đổ dung dịch KOH sau khi để nguội vào hỗn hợp dung dịch trên. Định mức đến 100ml, để lắng tủa vài ngày (chỗ tối) và gạn dung dịch trong suốt vào lọ có nút cao su, để chỗ tối. Thuốc thử có màu vàng yếu. Sau một tuần thì dùng được. Tiến hành phân tích: Phân tích mẫu thực: Pha loãng mẫu bằng nước cất sao cho nồng độ mẫu nằm trong khoảng đường chuẩn. Lấy 5ml mẫu cho vào ống nghiệm khô, thêm 0,2ml Xetnhet và 0,3 ml Nessler, lắc đều để yên 10 phút cho màu ổn định và đo quang ở bước sóng 420nm. Tính toán nồng độ mẫu theo phương trình đường chuẩn. Dựng đường chuẩn: Lấy vào các ống nghiệm khô lượng các dung dịch tiêu chuẩn B (từ dung dịch gốc 0,01mgml NH4+). Sau khi cho thuốc thử gồm 0,2ml xetnhet và 0,3 ml nessler, lắc đều ống nghiệm, để yên 10 phút rồi đem đo màu ở bước sóng 420nm. Từ kết quả đo mật độ quang thu được ta xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ amoni trong mẫu. Xác định hàm lượng Nitrit (NO2) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griss Nguyên tắc: Trong môi trường acetic, ion nitrit (NO2) phản ứng với axit sunfanilic và α – naphtylamin tạo thành hợp chất có màu đỏ. Cường độ màu tỷ lệ với hàm lượng nitrit trong nước. Đem đo quang ở bước sóng 520nm, từ giá trị mật độ quang thu được và dựa vào phương trình đường chuẩn ta rút ra hàm lượng Nitrit tương ứng. Ion NO3 không gây ảnh hưởng gì cho việc xác định. Hóa chất cần thiết: Chuẩn bị thuốc thử Griss: + Dung dịch axit sunfanilic: Hòa tan 0,5g axit sunfanilic trong 150 ml dung dịch axit acetic 12%, dung dịch này được giữ trong lọ tối. + Dung dịch α – naphtylamin: Cân 0,1g α – naphtylamin trong 200ml nước cất, đun cách thủy trên bếp khoảng 30 phút cho tan hết. Sau đó để nguội, thêm 150ml CH3COOH 12%. Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn nitrit (NO2): + Dung dịch 1 (NO2 100mgL): Hòa tan 0,150 g NaNO2 tinh khiết hóa học (đã sấy khô ở 150oC trong 2h) bằng nước cất, pha loãng đến vạch định mức 1 L, 1ml này có 0,1mg NO2 . + Dung dịch 2 (NO2 1mgL): Pha loãng dung dịch 1(NO2 100mgL) 100 lần để được dung dịch 2 có hàm lượng NO2 1mgL. 1ml dung dịch này có 0,001mg NO2. Tiến hành phân tích: Lấy 5ml mẫu nước cho vào ống nghiệm khô, thêm 1ml axit sunfanilic và 1ml α – naphtylamin. Lắc đều, để yên 20 phút rồi đem đo mật độ quang ở bước sóng 520nm. Lập đường chuẩn: Lần lượt cho vào các ống nghiệm khô những thể tích dung dịch tiêu chuẩn NO2 0,001mgml, sau đó cho thuốc thử, lắc đều để yên 10 phút rồi đem đo quang ở bước sóng 520nm. Xác định nitrat (NO3) trong nước bằng phương pháp so màu với thuốc thử phenoldisunfonic Nguyên tắc: Ion nitrat (NO3) tác dụng với phenoldisunfonic tạo thành axit nitrophenoldisunfonic. Axit này khi phản ứng với ammoniac tạo phức màu vàng. Cường độ màu tỷ lệ với hàm lượng nitrat trong dung dịch. Có thể đo độ hấp thụ quang trên máy đo màu ở bước sóng 410nm. Chuẩn bị hóa chất: Dung dịch axit phenoldisunfonic: Hòa tan 50 g phenol trong 100 ml axit sunfuric đặc, đun hồi lưu hỗn hợp dung dịch trong khoảng 12 giờ để tan hết phenol. Sau đó để nguội, dung dịch thu được có màu nâu đỏ, sánh. Dung dịch Amoniac đặc (25%) Phép phân tích: Phân tích mẫu thực: Lấy 5ml mẫu cho vào cốc, đun cạn. Thêm 0,5ml axit phenoldisunfonic, lắc đều. Thêm khoảng 10ml nước cất, lắc đều. Chuyển tất cả vào bình định mức 25ml, và định mức. Sau đó, để yên 10 phút, đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 410nm. Xác định PO43 trong nước theo phương pháp so màu với amoni molipdat Nguyên tắc: Phản ứng giữa ion octophosphat và một dung dịch axit chứa molipdat và ion antimony tạo ra phức chất antimon phosphomolipdat. Khử phức chất bằng axit ascorbic tạo thành phức chất molipden màu xanh đậm. Đo độ hấp thụ của phức chất để xác định nồng độ octophosphat. Chuẩn bị hóa chất: Dung dịch axit ascorbic 100gl: Hòa tan 10g ± 0,5 g axit ascorbic (C6H8O6) trong 100ml ± 5ml nước. Dung dịch molipdat trong axit (dung dịch I): Hòa tan 13 g ± 0,5 g amoni heptamolipdat ngậm bốn nước (NH4)6Mo7O24.4H2O) trong 100 ml ± 5 ml nước. Hòa tan 0,35 g ± 0,05 g antimon kali tartrat ngậm 12 nước K(SbO)C4H4O8.12 H2O trong 100 ml ± 5 ml nước. Cho dung dịch molipdat vào 300 ml ± 5 ml dung dịch axit sulfuric 9M, khuấy liên tục. Thêm dung dịch tartrat và trộn đều. Dung dịch molipdat trong axit (dung dịch II): Hòa cẩn thận 230 ml ± 0,5 ml dung dịch axit sulfuric 9M trong 70 ml ± 5 ml nước, làm nguội. Hòa tan 13 g ± 0,5 g amoni heptamolipdat ngậm bốn nước (NH4)6Mo7O24.4H2O) trong 100 ml ± 5 ml nước. Thêm dung dịch axit và trộn đều. Hòa tan 0,35 g ± 0,05 g antimon kali tartrat ngậm 12 nước K(SbO)C4H4O8.12 H2O trong 100 ml ± 5 ml nước. Thêm dung dịch axit – molipdat và trộn đều. Dung dịch chuẩn gốc P 2 mgl Sấy khô vài gam KH2PO4 tới khối lượng không đổi ở 105oC. Hòa tan 0,2197 g ± 0,0002 g KH2PO4 trong khoảng 800 ml ± 10 ml nước trong bình định mức 1000ml. Thêm 10 ml ± 0,5 ml dung dịch H2SO4 4,5M và thêm nước tới vạch. Dùng pipet lấy 20 ml ± 0,01 ml dung dịch chuẩn gốc P 2 mgl cho vào bình định mức 500 ml. Thêm nước tới vạch và trộn đều. Lập đường chuẩn: Dùng pipet lấy tương ứng những thể tích dung dịch chuẩn 1,0 ml; 2,0 ml; 3,0 ml; 4,0 ml; 5,0 ml; 6,0 ml; 7,0 ml; 8,0 ml; 9,0 ml; 10,0 ml dung dịch chuẩn P 2mgL cho vào bình định mức 50 ml. Pha loãng với nước tới khoảng 40 ml. Những dung dịch này chứa các nồng độ P = 0,04 mgl đến 0,4 mgl. Thêm vào mỗi bình 1 ml dung dịch axit ascorbic 100gl, tiếp theo là 2 ml dung dịch axit molipdat (dung dịch I). Thêm nước tới vạch và lắc kỹ. Sau 30 phút, đo độ hấp thụ quang của mỗi dung dịch bằng máy đo phổ ở bước sóng 880nm. Dùng nước để đối chứng. 2.4.3. Phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng ICPMS Nguyên tắc: Phương pháp phân tích này dựa trên nguyên tắc của sự bay hơi, phân tách, ion hóa của các nguyên tố hóa học khi chúng được đưa vào môi trường plasma có nhiệt độ cao. Sau đó các ion này được phân tách ra khỏi nhau theo tỷ số khối lượng điện tích (mz) của chúng, bằng thiết bị phân tích khối lượng có từ tính và độ phân giải cao phát hiện, khuếch đại tín hiệu và đếm bằng thiết bị điện tử kĩ thuật số. Dưới tác dụng của nguồn ICP, các phân tử trong mẫu phân tích được phân li thành các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi. Các phần tử này khi tồn tại trong môi trường kích thích phổ ICP năng lượng cao sẽ bị ion hóa, tạo ra đám hơi ion của chất mẫu (thường có điện tích +1). Nếu dẫn dòng ion đó vào buồng phân cực để phân giải chúng theo số khối (mz) sẽ tạo ra phổ khối của nguyên tử chất cần phân tích và được phát hiện nhờ các detector thích hợp. Các quá trình xảy ra trong nguồn ICP: + Hóa hơi chất mẫu, nguyên tử hóa các phân tử, ion hóa các nguyên tử, sự phân giải của các ion theo số khối sẽ sinh ra phổ ICPMS: Hóa hơi: MnXm (r) → MnXm (k) Phân li: MnXm (k)→ nM (k) + mX (k) Ion hóa: M (k)0 + E nhiệt → M (k)+ + Thu toàn bộ đám hơi ion của mẫu, lọc và phân ly chúng thành phổ nhờ hệ thống phân giải khối theo số khối của ion, phát hiện chúng bằng detector, ghi lại phổ. + Đánh giá phổ thu được: Như vậy thực chất phổ ICPMS là phổ của các nguyên tử ở trạng thái khí tự do đã bị ion hóa trong nguồn năng lượng cao tần ICP theo số khối các chất. Khoảng tuyến tính Trong phép đo ICPMS, việc định lượng một nguyên tố dựa vào phương trình cơ bản: Ims = K.Cb Trong đó: Ims là cường độ của vạch phổ K là hằng số thực nghiệm C là nồng độ của nguyên tố trong dung dịch mẫu phân tích b là hằng số (0 < b≤ 1) Trong một khoảng nồng độ nào đó thì b có giá trị bằng 1. Khi đó, mối quan hệ giữa Ims và C là tuyến tính : Ims = K.C Khoảng nồng độ này gọi là khoảng tuyến tính của nguyên tố phân tích. Khoảng tuyến tính của mỗi nguyên tố ở mỗi số khối (mz) khác nhau là khác nhau. Do đó để định lượng các nguyên tố kim loại nặng ta phải xác định khoảng tuyến tính của phép đo, từ đó xây dựng đường chuẩn và tiến hành các thí nghiệm để xác định hàm lượng kim loại nặng trong khoảng tuyến tính. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng Giới hạn phát hiện (limit of detection – LOD) LOD được xem là nồng độ thấp nhất (xL) của chất phân tích mà hệ thống phân tích còn cho tín hiệu phân tích (yL) khác có nghĩa với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. Tức là : yL = y ̅_b + k.Sb Với y ̅_b là tín hiệu trung bình của mẫu trắng sau n thí nghiệm (lớn hơn 10 thí nghiệm). Sb là độ lệch chuẩn tín hiệu của mẫu trắng, k là đại lượng số học được chọn theo độ tin cậy mong muốn. Như vậy x_L=x ̅_b+(k.S_b)b ( b: là hệ số góc trong phương trình đường chuẩn dạng y = a + bx Mẫu trắng được pha với nồng độ chất phân tích xb = 0. Do đó giới hạn phát hiện LOD = (k.S_b)b Giới hạn định lượng : LOQ được xem là nồng độ thấp nhất (xQ) của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích (yQ) khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền : y_Q= y ̅_b+ k.S_b Phương pháp định lượng Coliforms bằng phương pháp MPN Nguyên tắc: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc mẫu được pha loãng thành một dãy thập phân (hai nồng độ kế tiếp nhau khác nhau 10 lần); 3 hoặc 5 mẫu có độ pha loãng thập phân liên tiếp được ủ trong ống nghiệm chứa môi trường thích hợp có ống bẫy khí Durham. Mỗi nồng độ pha loãng được ủ từ 3 đến 5 ống lặp lại. Theo dõi sự sinh hơi và đổi màu để tính sự hiện diện trong từng ống thử nghiệm; đây là các ống dương tính. Ghi nhận số ống nghiệm cho phản ứng dương tính ở mỗi nồng độ pha loãng và dựa vào bảng tính MPN để suy ra số lượng nhóm vi sinh vật tương ứng hiện diện trong 1ml mẫu ban đầu. Môi trường và hóa chất + Môi trường lòng Lauryl Sulphate Broth LSB (canh Lauryl Sulphate) + Môi trường lòng Brilliant Green Lactose Bile Salt (canh BGBL) Các môi trường lòng trên được chuẩn bị trong các ống nghiệm chứa ống Durham úp ngược. Sau khi khử trùng, chỉ sử dụng các ống nghiệm không có bọt khí bên trong ống Durham. Quy trình phân tích + Chuẩn bị đồng nhất mẫu hoặc pha loãng mẫu để có dịch mẫu có độ pha loãng 101. + Tuần tự cấy 1ml dịch mẫu đã pha loãng 101 vào 3 ống nghiệm giống nhau, mỗi ống chứa 10ml canh LSB. Thực hiện tương tự với dịch mẫu đã pha loãng 102 và 103. Đây là trường hợp xác định MPN bằng hệ 3 dãy nồng độ và 3 ống nghiệm lặp lại (hệ 3x3 hay 9 ống nghiệm). Nếu nghi ngờ số lượng Coliforms trong mẫu quá cao, phải sử dụng các mẫu có bậc pha loãng cao hơn. Ủ các ống nghiệm ở 370C trong 48 giờ. Ghi nhận số ống có sinh hơi. Dùng que cấy vòng (khuyên cấy) cấy chuyển dịch mẫu từ các ống LSB (+) sang các ống có chứa canh BGBL và ủ ở 370C trong 48 giờ. Ghi nhận số ống cho kết quả (+) (có sinh hơi) ứng với mỗi độ pha loãng. Đọc kết quả: Dùng bảng MPN thích hợp (bảng 3x3 tức 9 ống nghiệm) để tính ra mật độ vi sinh vật trong mẫu và biểu diễn dưới dạng trị số MPNml mẫu ban đầu chưa pha loãng. 2.5. Xử lý số liệu: 7 Loại bỏ sai số thô. Sử dụng chuẩn Dixon (Qtest) để loại bỏ sai số thô: Nguyên tắc: Sắp xếp các số liệu thu được theo chiều tăng hoặc giảm dần và dùng Q – test để đánh giá kết quả nghi ngờ khác xa bao nhiêu so với số còn lại trong tập số liệu.Tính giá trị Q (kí hiệu là Q tính) và so sánh với giá trị Q chuẩn (hay Q bảng) như sau: Q_tính=|x_(nghi ngờ)x_(lân cận) |(x_maxx_min ) So sánh Q tính và Q bảng (P; n). Giá trị nghi ngờ sẽ là giá trị bất thường nếu Q tính > Q bảng Bảng 2.1. : Giá trị chuẩn Q dùng để loại bỏ giá trị bất thường N Độ tin cậy thống kê 90% 95% 99% 3 0,89 0,94 0,99 4 0,68 0,77 0,89 5 0,56 0,64 0,76 6 0,48 0,56 0,70 7 0,43 0,51 0,64 8 0,47 9 0,44 10 0,41 Khoảng tin cậy, giới hạn tin cậy: Khoảng tin cậy của đại lượng đo là giá trị thực biểu thị khoảng tồn tại giá trị trung bình hay còn gọi là khoảng bất định của số liệu thực nghiệm trung bình. Với một tập số liệu tuân theo phân bố chuẩn (N>30 nhưng xác định), khi biết độ lệch chuẩn sigma, thì sự sai khác giữa giá trị thực µ và giá trị trung bình x ̅ không lớn hơn Z lần độ sai chuẩn của tập hợp. Nói cách khác: |µx ̅ | < Z δ√N Như vậy, giới hạn tin cậy của giá trị thực được tính theo phương trình: µ=x ̅±z δ√N Ở đây Z là giá trị chuẩn thống kê Gauss, liên quan tới độ tin cậy thống kê, thường là 90%, 95%, 99% (tương ứng với xác suất hiện giá trị x là 1,64; 1,96 và 2,58). Đối với các tập số liệu nhỏ (tức là các mẫu thống kê có số thí nghiệm lặp lại n 123doc -> Nguyễn Đức Trung -> Tất (chọn mục Thành viên) DANH MỤC TẠI LIỆU ĐÃ ĐĂNG A HỐ PHỔ THƠNG CHUN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 1, PDF CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 1, Word CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN PHẦN HỢP CHẤT CÓ NHÓM CHỨC CHUN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HĨA HỌC VƠ CƠ PHẦN CHUN Đề TRÌNH HĨA VƠ CƠ 10 VÀ 11 CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN PHẦN HỢP CHẤT CÓ NHÓM CHỨC BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MƠN HĨA HỌC 1-40 BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MƠN HĨA HỌC 41-70 ON THI CAP TOC HỌC HÓA HỮU CƠ PHẦN 1, PDF TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÓA HỌC PHỔ THÔNG 10 70 BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MƠN HĨA HỌC, word 11 CHUN ĐỀ VƠ CƠ, LỚP 11 – 12 ĐẦY ĐỦ CÓ ĐÁP ÁN 12 Bộ câu hỏi LT Hoá học 13 BAI TAP HUU CO TRONG DE THI DAI HOC 14 CAC CHUYEN DE LUYEN THI CO DAP AN 48 15 GIAI CHI TIET CAC TUYEN TAP PHUONG PHAP VA CAC CHUYEN DE ON THI DAI HOC 86 16 PHUONG PHAP GIAI NHANH BAI TAP HOA HOC VA BO DE TU LUYEN THI HOA HOC 274 17 TỔNG HỢP BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 12 18 PHAN DANG LUYEN DE DH 20072013 145 19 BO DE THI THU HOA HOC CO GIAI CHI TIET.doc 20 Tuyển tập Bài tập Lý thuyết Hoá học luyện thi THPT Quốc gia 21 PHÂN DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC ÔN THI THPT QUỐC GIA 57 22 BỘ ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MƠN HỐ CĨ ĐÁP ÁN 29 ĐỀ 145 23 BỘ ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MƠN HỐ CĨ ĐÁP ÁN PHẦN 24 Trắc nghiệm Lý thuyết Hóa vơ phần 25 Trắc nghiệm Lý thuyết Hóa Hữu phần 1, có đáp án đầy đủ 26 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa có giải chi tiết 01 27 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa có giải chi tiết 02 28 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa có giải chi tiết 04 29 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa có giải chi tiết 05 30 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa 2017 có giải chi tiết 07 31 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa 2017 có giải chi tiết 08 32 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa 2017 có giải chi tiết 09 33 Đề thi thử THPT Quốc gia Mơn Hóa 2017 có giải chi tiết 13 34 Bài tập ơn tập HKII Hóa 10 có giải chi tiết 35 Đề kiểm tra tiết Hóa 11 có đáp án Tuyển tập gồm nhiều đề 36 Đề kiểm tra tiết Hóa 12 37 Hệ thống kiến thức hóa học lớp hay 38 Bài tập, lý thuyết trọng tâm tuyển tập đề kiểm tra Hóa lớp 10 hay, đầy đủ 39 Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia mơn Hóa học http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/8792137 40 Kinh nghiệm làm thi đại học mơn Hóa chuyên đề hay 41 Bài tập lý thuyết Hóa 11 đầy đủ 42 Giáo án lớp 10 mơn Hóa học phần hay, có đề kiểm tra http://violet.vn/N_T_Q/present/show/entry_id/9606273 43 Giáo án lớp 10 mơn Hóa học phần hay, có đề kiểm tra 44 Giáo án lớp 10 mơn Hóa học tự chọn, có đề kiểm tra 45 Giáo án lớp 11 mơn Hóa học phần hay, có đề kiểm tra 46 Giáo án lớp 11 mơn Hóa học phần hay, có đề kiểm tra 47 Giáo án lớp 12 mơn Hóa học năm hay, đầy đủ, có đề kiểm tra http://violet.vn/N_T_Q/present/show/entry_id/9587141 http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/9519591 48 Phương pháp giải nhanh tập Hóa học hay, tổng hợp gồm bí giải, phương pháp giải http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/7939752 http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/8593544 49 Giáo án Hóa học 12 năm hay, đầy đủ, có đề kiểm tra 50 Giáo án Hóa học 12 năm hay, có đề kiểm tra B HỌC SINH GIỎI Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hoá THPT Lý thuyết Bài tập Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành học sinh giỏi-olympic Hoá học 54 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HOÁ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP 17 ĐỀ THI CHUN HỐ CĨ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT PHẦN ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ Tuyển tập Đề thi Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hoá THCS Lý thuyết Bài tập Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Hoá học, 12 phương pháp giải toán Hướng dẫn thực hành Hoá Hữu Olympic hay dành cho sinh viên đại học, cao đẳng Bài tập Hóa Vơ chun, dành cho sinh viên học sinh giỏi Bài tập Hữu chuyên, dành cho sinh viên học sinh giỏi 10 OLYMPIC HÓA 10 30 CÓ GIẢI CHI TIẾT 11 OLYMPIC HÓA 11 30 CĨ GIẢI CHI TIẾT 12 C HỐ ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG CỦA XÚC TÁC TRONG HÓA HỮU CƠ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỮU CƠ-TIỂU LUẬN TL HÓA HỌC CÁC CHẤT MÀU HỮU CƠ GIÁO TRÌNH HĨA HỮU CƠ DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ, ĐH, Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Đỗ Đình Rãng Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Đỗ Đình Rãng Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Đỗ Đình Rãng Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Thái Dỗn Tĩnh Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Thái Dỗn Tĩnh Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Thái Dỗn Tĩnh Cơ chế Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Thái Doãn Tĩnh Cơ chế Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Thái Dỗn Tĩnh Cơ chế Hóa học Hữu cơ, tập tác giả Thái Doãn Tĩnh VAI TRỊ SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT VƠ CƠ 44 BÀI TẬP NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 40 Giáo trình Hố học phân tích Giáo trình Khoa học mơi trường http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/489754 Giáo trình tập Hố Hữu 10 Giáo trình tập Hố Hữu 11 Giáo trình tập Hố Phân tích 12 Thuốc thử Hữu 13 Giáo trình mơi trường xây dựng 14 Bài tập Hóa mơi trường có đáp án đầy đủ dành cho sinh viên Đại học-Cao đẳng 15 Mơ hình, mơ hình hóa mơ hình hóa q trình mơi trường 16 Cây trồng yếu tố dinh dưỡng cần thiết 17 Đất đồng ven biển Việt Nam 18 Chất Hữu đất, Hóa Nơng học 19 Một số phương pháp canh tác đại,Hóa Nơng học 20 Bài tập Hố Đại cương có giải chi tiết dành cho sinh viên Đại học 21 Hướng dẫn học Hoá Đại cương dành cho sinh viên ĐH, CĐ 22 Bài giảng Vai trị chất khống thực vật PP 23 Giáo trình Thực hành Hố vơ dành cho sinh viên ĐH, CĐ 24 Bài tập Vô dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng có giải chi tiết 25 Bài tập Vô thi Olympic dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng có giải chi tiết 26 Bài giảng Hoá học Phức chất hay đầy đủ 27 Bài giảng Hoá học Đại cương A1, phần dung dịch 28 Bài tập Hoá lý tự luận dành cho sinh viên có hướng dẫn đầy đủ 29 Bài tập Hố lý trắc nghiệm dành cho sinh viên có đáp án đầy đủ 30 Khoá luận Tốt nghiệp tập Hố lý 31 Giáo trình Hố Phân tích dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 32 Bài giảng Điện hoá học hay dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 33 Bài tập Hoá học sơ cấp hay dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 34 Bài giảng phương pháp dạy học Hoá học 35 Bài giảng Cơng nghệ Hố dầu 36 Hóa học Dầu mỏ Khí 37 Bài tập Hóa dầu hay có hướng dẫn chi tiết dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 38 Bài tập Cơng nghệ Hóa dầu, cơng nghệ chế biến hay có hướng dẫn chi tiết dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 39 Bài giảng Hóa học Dầu mỏ hay dành sinh viên Đại học, cao đẳng 40 Hướng dẫn thực hành Hoá Hữu hay dành cho sinh viên đại học, cao đẳng 41 Phụ gia thực phẩm theo quy chuẩn quốc gia 42 Hướng dẫn thực hành Hố Vơ RC0 Các phản ứng Hoá học mang tên nhà khoa học hay dành cho sinh viên 43 Bài tập trắc nghiệm Hoá sinh hay dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 44 Bài tập Hố học Hữu có giải chi tiết dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng P1 45 Bài giảng Hoá học Hữu powerpoint hay 46 Bài tập chế phản ứng Hữu có hướng dẫn chi tiết dành cho sinh viên 47 Bài giảng Hoá học Hữu dành cho sinh viên 48 Bài tập Hố sinh học hay có đáp án dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 49 Hoá học hợp chất cao phân tử 50 Giáo trình Hố học Phức chất dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 51 Bài giảng Hoá học Đại cương dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 52 Bài giảng Cơ sở Lý thuyết Hoá Hữu dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng 53 Bài giảng Hoá Hữu dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng phần Hidrocacbon 54 Bài giảng Hoá Hữu dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng phần dẫn xuất Hidrocacbon kim 55 Bài giảng Hoá học Hữu file word đầy đủ hay 56 Kỹ thuật an tồn thí nghiệm, thực hành Hóa học 57 Báo cáo thực hành Hóa Hữu 58 Giáo trình Hóa học mơi trường 59 Bài tập Hóa Hữu hay 60 Bài tập Hóa Đại cương hay gồm Tự luận trắc nghiệm, có giải chi tiết 61 Giáo trình Hóa học Đại cương dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng 62 Giáo trình Hóa Đại cương tập I, Nguyễn Văn Đang, ĐHSP Đà Nẵng 63 Giáo trình Hóa Đại cương tập II, Nguyễn Văn Đang, ĐHSP Đà Nẵng http://violet.vn/vinhannan355/present/show/entry_id/10833446 64 Bài tập Hóa Phân tích có đáp số 65 Giáo trình Hóa Phân tích tập PGS TS Vo Thi Bach Hue http://documents.tips/download/link/baitap-hoa-phan-tich-co-loi-giai-chi-tiet-fullpdf 66 Bài tập hóa học ứng dụng, tác dụng sinh học hợp chất Hóa học 67 Bài tập Nhiệt động lực học có hướng dẫn chi tiết 68 Bài tập Hóa Phân tích có hướng dẫn chi tiết 69 BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỂN-TÀI LIỆU HAY D HIỂU BIẾT CHUNG TỔNG HỢP TRI THỨC NHÂN LOẠI 557 BÀI THUỐC DÂN GIAN THÀNH NGỬ-CA DAO TỤC NGỬ ANH VIỆT CÁC LOẠI HOA ĐẸP NHƯNG CỰC ĐỘC GIAO AN NGOAI GIO LEN LOP Điểm chuẩn trường năm 2015 Quy hoạch mạng lưới nghĩa trang năm 2020, tầm nhìn 2030 Tham nhũng phòng chống tham nhũng Tuyển tập ca dao Việt Nam hát ru hay 10 Nhị Thập tứ hiếu (24 gương hiếu thảo) 11 Bác sĩ giải đáp chuyện Giáo dục giới tính 12 Kinh nguyệt vấn đề liên quan 13 Các bệnh đại hay gặp chế độ ăn uống 14 Phong tục tập quán người Việt 15 Giải mộng-Đoán điềm 16 Điềm báo tốt xấu 17 Giáo trình Tin học văn phịng hay excel 18 Hỏi đáp Phong tục Người Việt K 19 Lịch sử Sài Gòn qua nhiều thời kỳ K 20 Tài liệu ôn thi công chức viên chức, thi nâng ngạch ngành hành 21 Tài liệu ơn thi cơng chức viên chức, thi nâng ngạch ngành Kế toán 22 Tài liệu ôn thi công chức viên chức, thi nâng ngạch 23 Bài tập trắc nghiệm học phần Quản trị sản xuất có đáp án đầy đủ 24 Bài tập trắc nghiệm học phần tài doanh nghiệp có đáp án hay 25 Bài tập trắc nghiệm học phần toán quốc tế có giải chi tiết http://tailieuhoctap.vn/chi-tietsach/2464-nganh-ke-toan-tai-chinh-thue/tai-chinh-kinh-doanh-tien-te/785498-de-thi-mon-marketingngan-hang-thang-06-2015 26 Tự chế tạo điều hịa khơng khí, đồ án tốt nghiệp 27 E DANH MỤC LUẬN ÁN-LUẬN VĂN-KHỐ LUẬN… Cơng nghệ sản xuất bia Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hạt tiêu đen Giảm tạp chất rượu Tối ưu hố q trình điều chế biodiesel Tinh dầu sả Xác định hàm lượng Đồng rau Tinh dầu tỏi Tách phẩm mầu Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm 10 Tinh dầu HỒI 11 Tinh dầu HOA LÀI 12 Sản xuất rượu vang 13 Vấn đề khó sách Giáo khoa thí điểm 14 Phương pháp tách tạp chất rượu 15 Khảo sát trạng ô nhiễm arsen nước ngầm đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng 16 REN LUYEN NANG LUC DOC LAP SANG TAO QUA BAI TAP HOA HOC 10 LV 151 17 Nghiên cứu đặc điểm phân loại vi sinh vật tomhum 18 Chọn men cho sản xuất rượu KL 40 19 Nghiên cứu sản xuất rượu nho từ nấm men chủng RV 40 20 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY DẤU DẦU LÁ NHẴN 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHẾ TẠO KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH ĐIỆN HỐ CỦA ĐIỆN CỰC 21 22 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LỒI THUỘC CHI UVARIA L - HỌ NA (ANNONACEAE) 23 Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học dịch chiết từ đài hoa bụp giấm file word RE023 24 Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học mặc nưa 25 Nghiên cứu xử lý chất màu hữu nước thải nhuộm …bằng phương pháp keo tụ điện hóa 26 Nghiên cứu đề xuất hướng giải vấn đề khó hố hữu sách giáo khoa hố học Trung học phổ thơng 27 Nghiên cứu chiết xuất pectin từ phế phẩm nông nghiệp, thực phẩm 28 Chiết xuất quercetin chất lỏng siêu tới hạn từ vỏ củ Hành tây 29 Thành phần Hóa học hoạt tính Kè bắc pp 30 Nghiên cứu phương pháp giảm tạp chất rượu Etylic 31 Tối ưu hố q trình điều chế biodiesel từ mỡ cá tra với xúc tác KOH/ γ-Al2O3 phương pháp bề mặt đáp ứng 32 Tối ưu hố q trình chiết ANTHOCYANIN từ bắp cải tím 33 Chiết xuất tinh chế CONESSIN, KAEMPFEROL, NUCIFERIN từ dược liệu (Ko) RE033 34 Phương pháp tính tốn số chất lượng nước cho số sông thuộc lưu vực sông Nhuệ - sơng Đáy 35 Xử lý suy thối mơi trường cho vùng nuôi tôm (Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiến tiến, phù hợp xử lý suy thối mơi trường nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho vùng nuôi tôm tỉnh ven biển Bắc vùng nuôi cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long) 36 Đánh giá học sinh dùng lý thuyết tập mờ, W-813E0036 (Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ đánh giá học sinh dùng lý thuyết tập mờ) 37 Công nghệ lên men mêtan xử lý chất thải làng nghề“Nghiên cứu trạng ô nhiễm công nghệ lên men mêtan nước thải chế biến tinh bột sắn số làng nghề thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội” 38 Tính chất xúc tác Fe2O3 biến tính Al2O3(Tổng hợp tính chất xúc tác Fe 2O3 biến tính Al2O3 anion hóa phản ứng đồng phân hóa n-ankan”) 39 Tác động mơi trường việc thu hồi đất, Word, 5, E0039 “Đánh giá ảnh hưởng môi trường việc thu hồi đất quận Tây Hồ, Hà Nội” 40 Không gian hàm thường gặp, W8, E40 (“Về số không gian hàm thường gặp” 41 Xác định hoạt chất thuốc kháng sinh, W 10, E41 (Nghiên cứu xây dựng phương pháp phổ hồng ngoại gần trung bình kết hợp với thuật toán hồi quy đa biến để định lượng đồng thời sốhoạt chất có thuốc kháng sinh thuộc họ β-Lactam” 42 Phát vi khuẩn lao kháng đa thuốc kỹ thuật sinh học phân tử-W10.2-E42 “Nghiên cứu phát vi khuẩn lao kháng đa thuốc kỹ thuật sinh học phân tử” 43 Động lực học sóng biển, W12, E43 NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC CỦA SÓNG SAU ĐỚI SÓNG ĐỔ TẠI BÃI BIỂN NHA TRANG 44 Xử lý chất thải nhà máy giấy hiệu quả, file word 13, E44 (NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO VI KHUẨN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY GIẤY 45 Định lượng Paraquat phương pháp sắc ký lỏng, W14, E45 (Nghiên cứu định lượng Paraquat mẫu huyết tương người phương pháp sắc ký lỏng hiệu cao) 46 Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường, W15, E46 “Nghiên cứu xác lập sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội Hòa Lạc xã lân cận” 47 Giải pháp thực quyền sử dụng đất hơ gia đình, cá nhân, W16, E47 “Nghiên cứu thực trạng đề xuất giải pháp thực quyền sử dụng đất hô gia đình, cá nhân địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” 48 Phức chất đa nhân đất phối tử hữu đa càng, W17, E48 “Phức chất đa nhân đất kim loại chuyển tiếp với số phối tử hữu đa càng” 49 Phép tính Xentơ ứng dụng học chất rắn (PHÉP TÍNH TENXƠ VÀ MỘT ỨNG DỤNG TRONG CƠ HỌC VẬT RẮN BIẾN DẠNG 50 Mơ hình vật lý Virut, W20, E50 51 Hệ Exciton dải băng Graphene, W22, E51 HỆ EXCITON TRONG DẢI BĂNG GRAPHENE 52 Phân tích biến đổi gen CXCL12 bệnh nhân ung thư đại trực tràng, W23, E52 53 Thành phần tinh dầu số loài Bạch đàn (Eucalyptus) trồng Việt Nam, W26, E53.( Đánh giá đặc tính thành thành phần tinh dầu số lồi Bạch đàn (Eucalyptus) trồng Việt Nam mối liên hệ với số vấn đề sinh thái mơi trường điển hình’’) 54 Quy trình xử lý tái sử dụng chất thải từ trình mài đá sản xuất đá nhân tạo 55 Xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn 56 Phân tích, đánh giá chất lượng nước sơng 57 Tán xạ hạt nhân nơtron phân cực mặt tinh thể 58 Nghiên cứu điều kiện phân tích sulfamit phương pháp sắc ký Bùi minh Thái 59 Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da cam/dioxin đánh giá hi qua thử nghiệm công ngh ê Hóa Cơ xử lý dioxin K 60 ẢNH HƯỞNG CỦA CO2 ĐẾN KHẢ NĂNG HÒA TAN PHYTOLITH TRONG TRO RƠM RẠ 61 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám mơ hình thuỷ văn thuỷ lực để thành lập đồ ngập lụt 62 PHÁT TRIỂN THIẾT bị PIN NHIÊN LIỆU TỪ VI SINH VẬT 63 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 64 Ứng dụng kít nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB 65 Định hướng nâng cao hiệu thu gom xử ký nước thải đô thị k 66 Nghiên cứu tác dụng chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh K 67 Nghiên cứu xây dựng lồng ghep nôi dung giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo cho học sinh K 68 TỔNG HỢP VẬT LIỆU HẤP PHỤ CĨ TỪ TÍNH VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TÁCH LOẠI PHẨM MÀU AZO TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 69 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÁNG NGUYÊN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮCXIN CÚM 70 070 (=051) HE EXCITON TRONG DAI BANG GRAPHENE LuanVanThacSi-DinhDangWord (23) 71 071H Nghiên cứu điều kiện phân tích sulfamit phương pháp sắc ký 72 072H Đánh giá đặc tính thành phần tinh dầu số lồi Bạch đàn (Eucalyptus) trồng Việt Nam mối liên hệ với số vấn đề sinh thái mơi trường điển hình 73 Nhà máy điện hạt nhân AP1000 74 NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ 75 Sử dụng liều kế nhiệt huỳnh quang (TLD) để đo liều xạ gamma môi trường 76 Một số phương pháp giải hệ phương trình chương trình tốn THPT 77 Thu hồi lượng từ chất thải nông nghiệp 78 Chế tạo phân tích nhanh Florua nước 79 Đặc trưng gió mùa hè 80 Nghiên cứu quy trình xử lý tái sử dụng chất thải từ trình mài đá sản xuất đá nhân tạo 81 Xử lý chất thải trại chăn nuôi lợn 82 Nghiên cứu phổ hấp thụ hồng ngoại hạt Nano ZnS pha tạp Mn 83 Nghiên cứu đặc điểm địa hóa phóng xạ nguyên tố U, Th K 84 Vectơ phân cự nơtron tán xạ tinh thể thuận từ 85 Phân tích, đánh giá chất lượng nước sông Tô Lịch đề xuất giải pháp xử lý” F TỐN PHỔ THƠNG TUYEN TAP CAC DANG VUONG GOC TRONG KHONG GIAN Luyện thi THPT Quốc gia mơn Tốn 500 câu có đáp án Phân dạng Luyện thi THPT Quốc gia mơn Tốn Bộ đề Trắc nghiệm Luyện thi THPT Quốc gia mơn Tốn Chuyên đề Trắc nghiệm Luyện thi THPT Quốc gia mơn Tốn Bộ đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia mơn Tốn Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm tiết phút mơn Tốn lớp 12 Bài tập trắc nghiệm mơn tốn lớp 12, luyện thi THPT quốc gia tổng hợp nhiều P1 Bài tập trắc nghiệm mơn tốn lớp 12, luyện thi THPT quốc gia tổng hợp nhiều P2 10.Bài tập trắc nghiệm mơn tốn lớp 12, luyện thi THPT quốc gia tổng hợp nhiều P3 11.Bài tập trắc nghiệm mơn tốn Giải tích lớp 12, luyện thi THPT quốc gia P1 có đáp án 12.Bài tập trắc nghiệm mơn tốn Giải tích lớp 12, luyện thi THPT quốc gia P2 13.Phân dạng Bài tập trắc nghiệm mơn tốn lớp 12, luyện thi THPT quốc gia 14.Bài tập trắc nghiệm mơn tốn Hình học lớp 12, luyện thi THPT quốc gia 15.Bài tập trắc nghiệm mơn tốn Hình học lớp 12, luyện thi THPT quốc gia có đáp án 16.Phân dạng Bài tập trắc nghiệm mơn tốn Hình học lớp 12, luyện thi THPT quốc gia 17.Đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia mơn Tốn 18.Đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia mơn Tốn có đáp án 19.Đề Thi thử Trắc nghiệm THPT Quốc gia mơn Tốn có giải chi tiết 20.Ơn tập Tốn 12, luyện thi THPT Quốc gia 21.Phân dạng tập hình học 11 hay có giải chi tiết dạng 22.Bài tập trắc nghiêm Toán 11 23.Đề trắc nghiệm toán đại số 12 dành cho kiểm tra tiêt, 15 phút có đáp án G LÝ PHỔ THÔNG GIAI CHI TIET DE HOC SINH GIOI LY THCS Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia mơn Vật lý, có đáp án Giáo án Vật lý 11 hay, đầy đủ Có http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/9519591 tập, có nhận xet rút kinh nghiệm Giáo án Vật lý 11 hay, đầy đủ Có tập cố H TOÁN ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC Bài tập Đại số Đại cương, NXB Giáo dục hay Bài tập Đại số Đại cương có giải chi tiết hay Bài tập đại số tuyến tính có giải chi tiết http://www.studyvn.com/formula/view-thematic/203?thematic_sub=208&post_url=DE-THI-DAI-SO725 I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TIỂU HỌC SKKN cấp thành phố nâng cao chất lượng dạy học thể dục Tiểu học SKKN dạy học tiếng anh Tiểu học SKKN đọc kể diễn cảm SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn Tin lớp 4, 5 Phương pháp bàn tay nặn bột ưu việt giáo án mẫu lớp 3,4,5 J SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP THCS Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học THCS Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lý THCS lớp http://quephong.violet.vn/present/list/cat_id/1327614/page/3 K SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP THPT L TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC NGÀNH Y TÀI LIỆU ÔN THI VIÊN CHỨC Y TẾ QUY TRÌNH KỸTHUẬT CHUYÊN NGÀNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG http://kgmc.edu.vn/NewsDetail.asp?ArtID=21446 QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH CHÂM CỨU TÀI LIỆU ÔN THI VIÊN CHỨC NGÀNH Y QUY TRÌNH KỸTHUẬT Y HỌC CỔ TRUYỀN Bài giảng Y học Cổ truyền Tập Đề cương ôn thi Lý thuyết viên chức Y tế Đề cương ôn thi Thực hành viên chức Y tế Tài liệu ôn thi viên chức y tế đầy đủ Tài liệu ôn thi viên chức y tế P1 Tài liệu ôn thi viên chức y tế, chăm sóc bệnh nhi 10.Đề cương ơn thi viên chức y tế, môn tin học cho bác sĩ 11.Đề cương ôn thi viên chức Y tế 12.Giáo trình bào chế thuốc dành cho dược sĩ 13.Giáo trình bào chế đối tượng dược sĩ Đại học 10 14.Phục hồi chức cho trẻ bại não 15.Tài liệu ôn thi viên chức y tế, Y học cổ truyền 16.Tài liệu ôn thi viên chức y tế, Điều dưỡng RHM 17.Tài liệu ôn thi viên chức y tế, Y sĩ http://kgmc.edu.vn/NewsDetail.asp?ArtID=21446 18.Câu hỏi ôn thi vấn đáp viên chức Y tế 19.Đề cương ôn thi viên chức ngành Y tế DSKHHGD 20.Đề cương ôn thi viên chức ngành Y tế tổng hợp http://soytetiengiang.gov.vn/SYT/41/659/1101/63802/Dao-tao -tuyen-dung/Cau-hoi-on-thi-tuyenvien-chuc-Y-te-2014.aspx M BÀI GIẢNG Y KHOA Đau ngực bệnh lý liên quan Bài giảng bỏng kỹ thuật sơ cấp cứu Lâm sàng siêu âm số bệnh lý bụng cấp không chấn thương Bài giảng xơ Gan, Ung thư Gan http://ykhoabooks.com/page/3/ Đái tháo đường phương pháp điều trị Lọc máu hồi sức tích cực, phương pháp Giáo trình viêm mũi dị ứng Chẫn đốn hình ảnh thủng tạng rỗng Các rối loạn phát triển trẻ em 10.Siêu âm vùng mặt cổ thai nhi 11.Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh 12.Kỹ thuật siêu âm tim thai 13.Bài giảng siêu âm tuyến giáp Giáo sư Phạm Minh Thông 14.Siêu âm bất thường nhiễm sắc thể thực hành 15.Chẫn đốn hình ảnh tắc ruột 16.Sử dụng thuốc phụ nữ cho bú 17.Siêu âm sản khoa khảo sát thực hành 18.Bệnh Bướu giáp đơn điều trị ngoại khoa 19.Bệnh học thận tiết niệu sinh dục lọc máu trẻ em 20.Tăng huyết áp đột quy bệnh sinh xử trí (clinical hypertension and vascular diseases 2016) http://ykhoabooks.com/page/5/ N SINH HỌC THPT Giáo án sinh học 11 đầy đủ hay http://violet.vn/N_T_Q/present/show/entry_id/9593008 11 O THAM KHẢO CHUNG Nhị Thập tứ hiếu (24 gương hiếu thảo) sách không cũ Bất kể trai hay gái đọc noi theo phần điều quý, đáng trân trọng cho gia đình, cho đất nước Ai thực theo gương hiền tài có ích cho xã tắc "Tu thân, tề gia, trị quốc, thiên hạ bình" Bác sĩ giải đáp chuyện Giáo dục giới tính tài liệu cần thiết cho lứa tuổi Hy vọng tài liệu giúp hiểu hơn, khỏe có sống hạnh phúc Những điềm báo tốt xấu bạn nên biết tài liệu hay, làm phong phú thêm sống muôn màu Dẫu điều ta chưa kiểm chứng tin: Có cử có thiên, có kiên có lành Xuất phát từ q trình tìm tịi, trao đổi tài liệu, chúng tơi nhận thấy để có tài liệu cần đủ điều khơng dễ, tốn nhiều thời gian, vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp tơi tổng hợp chuyển tải lên để quý vị tham khảo Qua gởi lời cảm ơn đến tác giả viết liên quan tạo điều kiện cho chúng tơi có sưu tập Trên tinh thần tôn trọng tác giả, giữ nguyên gốc Trân trọng cảm ơn 12 ... việc phân tích chất lượng nước Xuất phát từ mục đích trên, tơi thực đề tài ? ?Phân tích, đánh giá chất lượng nước sông Tô Lịch đề xuất giải pháp xử lý? ?? việc làm giúp người có nhìn cụ thể chất lượng. .. triển Vùng - Phân tích mẫu nước thực tế lấy sông Tô Lịch để đánh giá mức độ ô nhiễm nước sông - Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm nước 2.2 Hóa chất dụng cụ - Hóa chất sử dụng loại hóa chất tinh khiết... thường dựa vào đặc điểm loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp [5] Thơng thường có phương pháp xử lý sau: - Xử lý phương pháp sinh học - Xử lý phương pháp hóa lý - Xử lý phương pháp

Ngày đăng: 27/05/2021, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w