Loạn 12 sứ quân (966-968)
Loạn 12 sứ quân - Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước : Từ những năm 960, đất nước càng rối loạn. Ngô Xương Văn (Xương Ngập chết vào năm 954) nhiều lần đem quân đi đàn áp các cuộc nổi loạn nhưng không có kết quả. Năm 965, Xương Văn chết. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu mà sử cũ gọi là 12 sứ quân :1 Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế chiếm giữ Phong Châu (Phú Thọ)2. Nguyễn Khoan tự xưng là Nguyễn Thái Bình chiếm giữ Tam Đái (Phú Thọ),Yên Lạc (Vĩnh Phúc)3. Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công chiếm giữ Đường Lâm (Hà Tây)4. Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ vùng Bảo Đà (Thanh Oai - Hà Tây)5. Ngô Xương Xí - con của Ngô Xương Ngập - chiếm giữ Bình Kiều (Thanh Hóa) 6. Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công giữ đất Siêu Loại (Bắc Ninh)7. Nguyên Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công chiếm giữ Tiên Du (Bắc Ninh)8. Lữ Đường tự xưng là Lữ Tá Công chiếm giữ Tế Giang(Văn Giang–Hưng Yên)9. Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì - Hà Nội)10 Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công chiếm giữ vùng Cẩm Khê (Hà Tây) 11 Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át chiếm giữ Đằng Châu(Hưng Yên) 12. Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình) Ngoài ra còn một số thế lực khác như Ngô Xử Bình, Dương Huy và đặc biệt là Đinh Bộ Lĩnh mà sử cũ không xếp vào hàng ngũ các sứ quân. Có thể thấy, trong số sứ quân này có một số vốn là tướng lĩnh của họ Ngô, một số là con cháu của các quan chức nhà Đường cũ. Cùng thời gian này, từ năm 960, Ở Trung Quốc nhà Tống thành lập, chấm dứt thời kì "ngũ đại thập quốc” và bắt đầu mở rộng thế lực xuống phía nam. Nguy cơ ngoại xâm lại xuất hiện và đe dọa. Đất nước đứng trước một thử thách lớn. Từ đất Hoa Lư (Ninh Bình) nổi lên người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người làng Đại Hữu (huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình) là con trai của thứ sử Đinh Công Trứ. Thủa nhỏ sống với mẹ ở Đàm Gia, thường cùng lũ trẻ chăn trâu trong vùng chơi trò đánh nhau, lấy bông lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy, lại có chí lớn nên được bạn bè kính phục. Lớn lên vào lúc nhà Ngô suy, ông đã cùng các bạn thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư. Nhân dân địa phương cũng suy tôn và ủng hộ ông nhiệt liệt. Từ đầu những năm 50, thanh thế của quân ông đã nổi, khiến Nam tấn vương lo sợ, đem quân đến đánh. Nhờ sức chiến đấu quyết liệt và sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh đã buộc Nam Tấn vương phải rút quân. Nhà Ngô đổ. Tình hình đất nước rối loạn. Đinh Bộ Lĩnh quyết định tiến quân đánh các sứ quân. Để tăng thêm lực lượng, ông đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, sau đó chiêu dụ được sứ quân Phạm Phòng Át, rồi tiến ra Giao Châu. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Đến cuối năm 967, đất nước trở lại yên bình trong thống nhất. . rút quân. Nhà Ngô đổ. Tình hình đất nước rối loạn. Đinh Bộ Lĩnh quyết định tiến quân đánh các sứ quân. Để tăng thêm lực lượng, ông đã liên kết với sứ quân. Loạn 12 sứ quân - Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước : Từ những năm 960, đất nước càng rối loạn. Ngô Xương Văn (Xương Ngập