1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KINH TẾ BẢO HIỂM

19 2,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm và kinh tế bảo hiểm 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm? Tại sao bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc khắc phục những khó khăn về mặt tài chính do rủi ro bất ngờ gây ra. 2. Các phương thức xử lý khi gặp rủi ro? Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay 3. Bản chất và vai trò của bảo hiểm?. Mối quan hệ giữa bảo hiểm với phát triển kinh tế- xã hội 4. Trình bày các yếu tố cấu thành bảo hiểm? Cho ví dụ minh họa. 5. Các hình thức bảo hiểm trong nền kinh tế 6. Nội dung cơ bản của kinh tế bảo hiểm

HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP KINH TẾ BẢO HIỂM *** Phần 1: HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm kinh tế bảo hiểm 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm? Tại sao bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc khắc phục những khó khăn về mặt tài chính do rủi ro bất ngờ gây ra. 2. Các phương thức xử lý khi gặp rủi ro? Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay 3. Bản chất vai trò của bảo hiểm?. Mối quan hệ giữa bảo hiểm với phát triển kinh tế- xã hội 4. Trình bày các yếu tố cấu thành bảo hiểm? Cho ví dụ minh họa. 5. Các hình thức bảo hiểm trong nền kinh tế 6. Nội dung cơ bản của kinh tế bảo hiểm Chương 2: Bảo hiểmhội 1. Bản chất đặc điểm của bảo hiểm xã hội? 2. Chức năng của BHXH ? Liên hệ với thực hiện các chức năng này ở Việt nam. 3. Quỹ BHXH mục đích sử dụng quỹ BHXH 4. Các chế độ BHXH được triển khai ở Việt Nam hiện nay? Vai trò của mỗi chế độ? Cho biết chế độ nào vừa là chế độ dài hạn vừa là chế độ ngắn hạn?. Giải thích? 5. Nội dung quản lý quỹ BHXH? Tại sao nhà nước phải tổ chức quản lý thống nhất việc thực hiện BHXH? 6. Giải pháp cân đối quỹ BHXH? Liên hệ với thực tế ở Việt nam hiện nay. Chương 3: Bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp 1. Đối tượng phạm vi của BHYT? 2. Nguồn hình thành sử dụng quỹ BHYT? 3. Nguyên nhân hậu quả của thất nghiệp? Liên hệ vấn đề này ở Việt Nam hiện nay? 4. Đối tượng phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp? 5. Nguồn hình thành mức trợ cấp thất nghiệp? Chương 4: Bảo hiểm thương mại 1. Khái niệm đặc điểm hoạt động của BHTM 2. Nguyên tắc hoạt động vai trò của BHTM? 3. So sánh BHXH BHTM? Bảo hiểm con người trong BHXH bảo hiểm con người trong BHTM khác nhau như thế nào? 4. Phân loại BHTM? Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm 6. Các loại hợp đồng bảo hiểm. 7. Các loại rủi ro tổn thất trong vận chuyển XNK hàng hóa bằng đường biển? 8. Đối tượng của bảo hiểm thân tàu?. Tai nạn đâm va cách giải quyết trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 1 9. Tại sao BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 được triển khai theo hình thức bắt buộc?. 10.Đặc điểm các loại hình bảo hiểm nhân thọ? Chương 5: Thị trường bảo hiểm 1. Đặc điểm của thị trường bảo hiểm 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm 3. Các chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm Phần 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP Bài 1 : Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau: - Giá trị bảo hiểm: 500.000.000 đồng - Số tiền bảo hiểm: 420.000.000 đồng - (Số tiền bảo hiểm được khôi phục sau mỗi lần bồi thường của bảo hiểm (bảo hiểm theo tỷ lệ ) - Mức khấu trừ cho tổn thất/1 sự cố là 10% giá trị tổn thất không thấp hơn 2.000.000 đồng (Mức khấu trừ được tính sau khi áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ) Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã phát sinh các sự cố được bảo hiểm với giá trị thiệt hai như sau: Ngày tháng xảy ra Trị giá thiệt hại Giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm trước thời điểm xảy ra sự cố (đồng) 15/4 100.000.000 500.000.000 10/8 10.000.000 480.000.000 20/11 50.000.000 480.000.000 Yêu cầu: Xác định tổng số tiền bồi thường của bảo hiểm Bài 2 : Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau: - Giá trị bảo hiểm: 1.000.000.000 đồng - Số tiền bảo hiểm: 840.000.000 đồng - (Số tiền bảo hiểm được khôi phục sau mỗi lần bồi thường của bảo hiểm (bảo hiểm theo tỷ lệ) - Mức khấu trừ cho tổn thất/1 sự cố là 10% giá trị tổn thất không thấp hơn 4.000.000 đồng (Mức khấu trừ được tính sau khi áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ) Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã phát sinh các sự cố được bảo hiểm với giá trị thiệt hai như sau: NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 2 Ngày tháng xảy ra Trị giá thiệt hại Giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm trước thời điểm xảy ra sự cố (đồng) 5/7 200.000.000 1.000.000.000 19/8 30.000.000 960.000.000 26/12 100.000.000 960.000.000 Yêu cầu: Xác định tổng số tiền bồi thường của bảo hiểm Bài 3: Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau: - Giá trị bảo hiểm :600.000.000 đồng - Số tiền bảo hiểm: 540.000.000 đồng - Phí bảo hiểm đã nộp một lần toàn bộ theo tỉ lệ phí 5 0 / 0 Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra sự cố được bảo hiểm với giá trị thiệt hai của tổn thất là 60.000.000 đồng. Khi giám định tổn thất đã phát hiện có sự khai báo rủi ro sai sót không cố ý của người tham gia bảo hiểm. Nếu khai báo chính xác tỉ lệ phí bảo hiểm phải là 6 0 / 0 Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm Bài 4: Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau: - Giá trị bảo hiểm :900.000.000 đồng - Số tiền bảo hiểm: 810.000.000 đồng - Phí bảo hiểm đã nộp một lần toàn bộ theo tỉ lệ phí 7/ 0 Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra sự cố được bảo hiểm với giá trị thiệt hai của tổn thất là 90.000.000 đồng. Khi giám định tổn thất đã phát hiện có sự khai báo rủi ro sai sót không cố ý của người tham gia bảo hiểm. Nếu khai báo chính xác tỉ lệ phí bảo hiểm phải là 9 0 / 0 Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm Bài 5: Một hợp đồng bảo hiểm như sau: - Giá trị bảo hiểm: 4.500 triệu đồng - Số tiền bảo hiểm: 4.000 triệu đồng - Mức khấu trừ :10% giá trị thiệt hai nhưng không thấp hơn 200 triệu đồng - Giá trị thiệt hai: 1.500 triệu đồng Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm? NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 3 Bài 6 : Một tài sản trị giá 30.000 trđ được bảo hiểm bằng 2 hợp đồng bảo hiểm - Hợp đồng 1 số tiền bảo hiểm = 16.000 trđ - Hợp đồng 2 số tiền bảo hiểm = 18.000 trđ - Mức khấu trừ :10% giá trị thiệt hai nhưng không thấp hơn 120 triệu đồng - Giá trị thiệt hai: 11.550 trđ triệu đồng Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm ? Bài 7: Giá bán 1 tấn café là 1.600 USD (FOB Cảng Sài Gòn), cước phí vận chuyển 1 tấn là 6 USD, tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,3%. Xác định số tiền bảo hiểm phí bảo hiểm cho lô hàng 1.000 tấn café với mức lời dự tính là 10%. Bảo hiểm ngang giá trị. Bài 8: Công ty vật tư nông nghiệp II, nhập 15000 tấn phân bón trị giá 20.500.637 USD (giá C&F). Hợp đồng chuyên chở từ Nga về cảng Hải Phòng. Công ty tham gia bảo hiểm lô hàng trên tại Bảo Việt theo điều kiên A Bảo Việt chấp nhận bảo hiểm toàn bộ lô hàng theo giá CIF cộng lãi ước tính 10%, tỉ lệ phí bảo hiểm là 0,7%. Xác định phí bảo hiểm lô hàng. Bài 9 : Tổng công ty vật tư nông nghiệp nhập 100.000 tấn UREA đóng bao (50kg/1 bao) theo giá CFR là 25.600.000 USD. Theo yêu cầu của chủ hàng, lô hàng trên đã được bảo hiểm tại PJICO theo điều kiện BH A. Số tiền BH ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm mà PJICO đã cấp bao gồm cả 10% lãi dự tính. Yêu cầu: 1. Xác định phí bảo hiểm mà chủ hàng phải đóng nếu tỉ lệ phí áp dụng cho lô hàng này là 0,25%. 2. Tính số tiền bồi thường của PJICO cho chủ hàng, nếu quá trình bốc dỡ ở cảng Hải Phòng có 2.500 bao bì rách vỡ do bốc dỡ nặng tay. Trong đó, trọng lượng hàng tốt thu hồi đóng gói lại được 1.200 bao. Trọng lượng hàng quét hót được lẫn tạp chất giảm giá trị 20% là 10 tấn. Chi phí thu hồi đóng gói lại là 10.600.000 đồng. Chi phí giám định 6.500.000 đồng. Bài 10 : VINAFOOD nhập 10.000 tấn bột mỳ trị giá 15.650.000 USD. Hợp đồng chuyên chở từ Hamburg về Hải Phòng. Theo yêu cầu của chủ hàng, lô hàng trên đã được bảo hiểm tại Bảo Việt theo điều kiện A. Số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là 2.660.000 USD. Khi tàu trở hàng về gần đến Hải Phòng thì gặp bão lớn làm 1 phần hàng bị ướt nước. Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của Bảo Việt trong vụ tổn thất trên Biết rằng: NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 4 Biên bản giám định tại Hải Phòng có ghi + 8.500 bao bị ướt nước trong đó 7.200 bao bị mốc đen, 1.300 bao giảm giá trị 30% (mỗi bao 50kg) + 1500 bao bì rách vỡ, trọng lượng hàng tốt quét hót được đóng gói lại là 800 bao, trọng lượng hàng quét hót được lẫn tạp chất giảm giá trị 20% là 20 tấn. -Biên bảo kết toán giao nhận hàng với tàu ghi nhận phía tàu giao thiếu 280 bao. -Chi phí quét hót, đóng gói lại: 8.200.000 đồng -Chi phí giám định 7.500.000 đồng Bài 11: Tàu Nam Việt chở hàng nhập khẩu cho Việt Nam bị mắc cạn ngoài khơi biển Đông do gặp bão lớn. Để đưa tàu ra khỏi cạn, chủ tàu phải thuê sà lan để dỡ hàng, thuê tàu kéo, đồng thời thúc máy tàu chạy làm 1 máy tàu bị hỏng. Về đến cảng Sài Gòn, hãng tàu thông báo tổn thất chung yêu cầu các bên cam kết đóng góp. Yêu cầu: Hãy tính toán phân bổ tổn thất chung xác định số tiền bồi thường của công ty Bảo Hiểm cho các chủ hàng. Biết rằng: a. Tổn thất chi tiêu của chủ tàu: - Tổn thất về vỏ tàu do mắc cạn: 20.000 USD - Dự kiến sửa chữa máy tàu hỏng 15.000 USD - Tiền thuê sà lan, dỡ hàng xếp trở lại tàu: 10.000 USD - Tiền thuê tàu kéo 15.000 USD b. Tổn thất của các chủ hàng - Hàng phân đạm UREA bị hỏng do tàu mắc cạn: 50.000 USD - Hàng bách hóa hỏng do phải dỡ hàng bắt buộc, lưu kho sà lan xếp trở lại tàu: 5.000 USD c. Giá trị đến bến của tàu trong trạng thái tổn thất: 985.000 USD d. Giá trị đến bến của hàng hóa trong trạng thái tổn thất: - Hàng phân đạm UREA: 350.000 USD - Hàng bách hóa: 145.000 USD e. Hàng phân đạm bảo hiểm dưới giá trị (STBH= 80% giá trị hàng). Hàng bách hóa bảo hiểm đúng giá trị. Bài 12: Tàu Nam Việt chở hàng nhập khẩu cho CTXNK Thiên AN bị mắc cạn ngoài khơi biển Đông do gặp bão lớn. Để đưa tàu ra khỏi cạn, chủ tàu phải thuê sà lan để dỡ hàng, thuê tàu kéo, NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 5 đồng thời thúc máy tàu chạy làm 1 máy tàu bị hỏng. Về đến cảng Sài Gòn, hãng tàu thông báo tổn thất chung yêu cầu các bên cam kết đóng góp. Yêu cầu: Hãy tính toán phân bổ tổn thất chung xác định số tiền bồi thường của công ty Bảo Hiểm cho các chủ hàng. Biết rằng: f. Tổn thất chi tiêu của chủ tàu: - Tổn thất về vỏ tàu do mắc cạn: 15.000 USD - Dự kiến sửa chữa máy tàu hỏng 5.000 USD - Tiền thuê sà lan, dỡ hàng xếp trở lại tàu: 10.000 USD - Tiền thuê tàu kéo 7.500 USD g. Tổn thất của các chủ hàng - Hàng phân đạm UREA bị hỏng do tàu mắc cạn: 40.000 USD - Hàng bách hóa hỏng do phải dỡ hàng bắt buộc, lưu kho sà lan xếp trở lại tàu: 5.000 USD h. Giá trị đến bến của tàu trong trạng thái tổn thất: 900.000 USD i. Giá trị đến bến của hàng hóa trong trạng thái tổn thất: - Hàng phân đạm UREA: 420.000 USD - Hàng bách hóa: 125.000 USD j. Hàng phân đạm bảo hiểm dưới giá trị (STBH= 80% giá trị hàng). Hàng bách hóa bảo hiểm đúng giá trị. Bài 13: Một lô hàng xuất khẩu có tổng giá trị bảo hiểm (giá CIF) là 200.000 USD. Trong đó của: + Chủ hàng A: 120.000 USD + Chủ hàng B: 80.000 USD Con tàu tham gia bảo hiểm ngang giá trị với số tiền là 300.000 USD. Trong chuyến hành trình, tàu bị mắc cạn, thân tàu bị hỏng dự kiến phải sửa chữa hết 2.000 USD. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh phải ném một số hàng hóa của chủ hàng B xuống biển trị giá 20.000 USD, chi phí có liên quan là 2000 USD .Tới cảng đến, trong khi bốc dỡ, một kiện hàng của chủ hàng A rơi xuống biển mất tích trị giá 10.000 USD. Về nước, thuyền trưởng tuyên bố đóng góp tổn thất chung. Yêu cầu: Hãy xác định số tiền bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm Biết rằng: Chủ hàng A mua bảo hiểm theo điều kiện C, Chủ hàng B mua bảo hiêm theo điều kiện B, con tàu mua bảo hiểm theo điều kiện moi rủi ro. Bài 14: Một lô hàng xuất khẩu có tổng giá trị bảo hiểm (giá CIF) là 240.000 USD. Trong đó của: NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 6 + Chủ hàng A: 160.000 USD + Chủ hàng B: 80.000 USD Con tàu tham gia bảo hiểm ngang giá trị với số tiền là 360.000 USD. Trong chuyến hành trình, tàu bị mắc cạn, thân tàu bị hỏng dự kiến phải sửa chữa hết 5.000 USD. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh phải ném một số hàng hóa của chủ hàng B xuống biển trị giá 30.000 USD, chi phí có liên quan là 2000 USD. Về nước, thuyền trưởng tuyên bố đóng góp tổn thất chung. Yêu cầu: Hãy xác định số tiền bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm Biết rằng: Chủ hàng A mua bảo hiểm theo điều kiện C, Chủ hàng B mua bảo hiêm theo điều kiện B, con tàu mua bảo hiểm theo điều kiện moi rủi ro. Bài 15: Một lô hàng xuất khẩu có tổng giá trị bảo hiểm (giá CIF) là 300.000 USD trong đó: - Chủ hàng A: 100.000 USD - Chủ hàng B: 160.000 USD - Chủ hàng C: 40.000 USD Giá trị con tàu trước khi rời khỏi cảng là: 200.000 USD. Trong quá trình vận chuyển, tàu bị đâm va, vỏ tàu bị hỏng nên nước biển tràn vào tàu làm cho chủ hàng A thiệt hại: 10.000 USD, chủ hàng C thiệt hại: 6.000 USD. Thuyền trưởng ra lệnh dùng 2 kiện hàng của chủ hàng B trị giá 20.000 USD để bịt lỗ thủng. Về đến cảng chủ tàu phải sửa chữa hết 6.000 USD thuyền trưởng tuyên bố đóng góp tổn thất chung. Yêu cầu: Xác định mức đóng góp tổn thất chung của mỗi bên số tiền bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm? Biết rằng: - Chủ hàng A mua bảo hiểm theo điều kiện C - Chủ hàng B C mua bảo hiểm theo điều kiện B - Chủ tàu mua bảo hiểm theo điều kiện mọi rủi ro. Bài 16 : Đầu năm 2008, Công ty giầy Thượng Đình ký hợp đồng bảo hiểm với Bảo Việt cho một lô hàng trị giá 14 triệu USD.(giá CIF). Đội tàu Nam Việt hợp đồng vận chuyển lô hàng này từ Hải Phòng sang Nhật bản.Trong năm này xảy ra hai vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Vụ tai nạn 1: Tàu Nam Việt 03 gặp bão lớn, gió bão làm hư hỏng một lượng hàng trị giá 6.000 USD một số trang thiết bị trên tàu trị giá 2.500 USD. Thuyền trưởng ra lệnh phải vào cảng lánh nạn, chi phí cảng vụ phải trả là 12.000 USD (chủ tàu chi) Vụ tại nạn 2: Tàu Nam Việt 05 đâm va với tàu X của Ấn Độ.Theo giám định tàu Nam Việt lỗi 60%, hư hỏng phải sửa chữa hư hỏng thân tàu phải sửa chữa hết 40.000 USD. Tàu X lỗi 40% hư hỏng phải thân tàu phải sửa chữa hết 25.000 USD, thiệt hại kinh doanh là 8000 USD. NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 7 Yêu cầu: - Hãy xác định số tiền phải bồi thường của mỗi công ty bảo hiểm - Xác định lỗ, lãi của Bảo Việt khi nhận bảo hiểm lô hàng trên Biết rằng: Tàu Nam Việt 03 trước khi rời cảng trị giá 40.000 USD, hàng hóa trên tàu này trị giá 600.000 USD (giá CIF) -Tỷ lệ phí bảo hiểm R= 0,4%, lãi suất do đầu tư mang lại là 2% so với tổng phí thu. - Đội tàu Nam Việt mua bảo hiểm thân tàu bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở Bảo Minh, tàu X mua bảo hiểm thân tàu bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở công ty bảo hiểm Ấn Độ. Tất cả đều mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức 3/4, phí bảo hiểm mà đội tàu Nam Việt nộp cho Bảo Minh là 35.000 USD. Bài 17 : Trong năm 2009, Công ty giầy Bảo Long ký hợp đồng bảo hiểm với Bảo Việt cho một lô hàng trị giá 30 triệu USD (giá CIF). Đội tàu Sông Lô hợp đồng vận chuyển lô hàng này từ Hải Phòng sang Nhật bản.Trong năm này xảy ra hai vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Vụ tai nạn 1: Tàu Sông Lô 05 gặp bão lớn, gió bão làm hư hỏng một lượng hàng trị giá 10.000 USD một số trang thiết bị trên tàu trị giá 4.500 USD. Thuyền trưởng ra lệnh phải vào cảng lánh nạn, chi phí cảng vụ phải trả là 10.000 USD (chủ tàu đã chi trả) Vụ tại nạn 2: Tàu Sông Lô 07 đâm va với tàu X của Trung Quốc.Theo giám định tàu Sông Lô lỗi 70%, hư hỏng phải sửa chữa hư hỏng thân tàu phải sửa chữa hết 60.000 USD. Tàu X lỗi 30% hư hỏng phải thân tàu phải sửa chữa hết 35.000 USD, thiệt hại kinh doanh là 12.000 USD. Yêu cầu: - Hãy xác định số tiền phải bồi thường của mỗi công ty bảo hiểm - Xác định lỗ, lãi của Bảo Việt khi nhận bảo hiểm lô hàng trên Biết rằng: Tàu Sông Lô 02 trước khi rời cảng trị giá 50.000 USD, hàng hóa trên tàu này trị giá 700.000 USD (giá CIF) -Tỷ lệ phí bảo hiểm R= 0,4%, lãi suất do đầu tư mang lại là 2% so với tổng phí thu. - Đội tàu Sông Lô mua bảo hiểm thân tàu bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu ở Bảo Minh, tàu X mua bảo hiểm thân tàu bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở công ty bảo hiểm Trung Quốc. Tất cả đều mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức 3/4, phí bảo hiểm mà đội tàu Sông Lô nộp cho Bảo Minh là 45.000 USD. NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 8 Bài 18: Công ty A ký hợp đồng với Bảo Minh tham gia bảo hiểm một lô hàng theo điều kiện Bảo hiểm C. Đồng thời ký kết với đội tàu B vận chuyển lô hàng này từ Sài Gòn sang Ấn độ từ ngày 1/1/2008. Trong năm 2008, xảy ra 2 vụ tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. a. Vụ 1: Tàu B1 đâm va với tàu X, theo giám định B1 có lỗi 60%, hư hỏng sửa chữa hết 4.000 USD, thiệt hại kinh doanh 8.000 USD, hàng hóa chở trên tàu thiệt hại 10.000 USD. Tầu X có lỗi 40%, hư hỏng sửa chữa hết 16.000 USD. Thiệt hại kinh doanh 6.000 USD. b. Vụ 2: Tầu B2 gặp bão, gió bão làm hư hỏng một số trang thiết bị trên tàu thiệt hại 4.000 USD, làm ướt một lượng hàng thiệt hại 2.000 USD. Thuyền trưởng ra lệnh vào cảng lánh nạn, chi phí hoa tiêu cảng vụ là 20.000 USD. Yêu cầu: Xác định số tiền phải bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm? Biết rằng: a. Đội tàu B, mua bảo hiểmBảo Việt Đà Nẵng theo điều kiện ITC, tàu B2 trước khi rời cảng trị giá 200.000 USD, hàng hóa chở trên tàu trước khi rời cảng trị giá 300.000 USD. b. Tàu X mua bảo hiểm ở công ty Bảo hiểm Tô- Ky-ô theo điều kiện ITC. c. Tất cả các tàu nói trên đều mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức 3/4 Bài 19 : Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự như sau: -Giới hạn trách nhiệm: + Đối với thiệt hại về tài sản -1.000.000 USD/1 vụ - Tổng hạn mức bồi thường: 200.000 USD -Mức khấu trừ 500 USD/mỗi vụ + Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe 2.000 USD/mỗi người; 8.000 USD/1 vụ Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra các sự cố được bảo hiểm như sau: Sự cố (vụ) Nạn nhân (người thứ 3) Thiệt hại tài sản thuộc trách nhiệm bồi thường (USD) Thiệt hại về tính mạng sức khỏe thuộc trách nhiệm bồi thường (USD) 1 A B 5.000 120.000 - 500 2 C 500 - 3 D E F 70.000 30.000 - 2.500 2.000 1.000 NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 9 G H - - 3.000 10.000 4 I 200.000 2.500 Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm Bài 20: Có vụ tai nạn đâm va xe giữa hai xe: xe A xe B. Lỗi thiệt hại của các bên được xác định như sau: Lỗi thiệt hại Xe A Xe B Lỗi 70% 30% Thân vỏ 10.000.000 20.000.000 Động cơ 4.000.000 6.000.000 Hàng hóa Không 4.000.000 Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường trong thực tế trong hạch toán nghiệp vụ của Bảo Việt Hà Nội, biết rằng: a. Cả hai xe A B đều tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3 (mức trách nhiệm bắt buộc tối thiểu tại Bảo Việt) b. Xe A tham gia bảo hiểm bộ phận thân vỏ (Bảo hiểm bằng giá trị) tại Bảo Việt Hà Nội c. Xe B tham gia bảo hiểm thân xe (thân vỏ + động cơ )(số tiền bảo hiểm bằng 80% giá trị xe) tại Bảo Việt Hà Nội. Bài 21: Ngày 15/7/X Có vụ tai nạn đâm va xe giữa hai xe: xe A xe B. Lỗi thiệt hại của các bên được xác định như sau: Lỗi thiệt hại Xe A Xe B Lỗi 60% 40% Thân vỏ 15.000.000 30.000.000 Động cơ 7.000.000 8.000.000 Hàng hóa Không 5.000.000 Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường trong thực tế trong hạch toán nghiệp vụ của PJICO, biết rằng: d. Cả hai xe A B đều tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3 (mức trách nhiệm bắt buộc tối thiểu tại PJICO) e. Xe A tham gia bảo hiểm bộ phận thân vỏ (Bảo hiểm bằng giá trị) tại PJICO f. Xe B tham gia bảo hiểm thân xe (thân vỏ + động cơ )(số tiền bảo hiểm bằng 80% giá trị xe) tại PJICO. NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN 08.09 10 . HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KINH TẾ BẢO HIỂM *** Phần 1: HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm và kinh tế bảo hiểm. hưởng đến thị trường bảo hiểm 3. Các chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm Phần 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP Bài 1 : Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau:

Ngày đăng: 10/12/2013, 09:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

9. Tại sao BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 được triển khai theo hình thức bắt buộc?. - HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP  KINH TẾ BẢO HIỂM
9. Tại sao BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 được triển khai theo hình thức bắt buộc? (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w