Hoạt động y tế thường bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Tùy theo tính chất và phạm vi hoạt động. BHYT ở mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau như BH sức khỏe (có thể bao gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh; chữa bệnh và phục hồi chức năng; hoặc cả ba) hay BHYT (thường chỉ bao gồm hoạt động chữa bệnh.
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com CHƯƠNG 3: BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 3.1 BẢO HIỂM Y TẾ 3.1.1 Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm y tế a, Đối tượng bảo hiểm y tế Hoạt động y tế thường bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Tùy theo tính chất và phạm vi hoạt động. BHYT ở mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau như BH sức khỏe (có thể bao gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh; chữa bệnh và phục hồi chức năng; hoặc cả ba) hay BHYT (thường chỉ bao gồm hoạt động chữa bệnh. - Cho dù gọi dưới tên gọi khác nhau nhưng đối tượng của BHYT đều là sức khỏe của người được bảo hiểm. - Đối tượng tham gia là các cá nhân hoặc có thể là một người đại diện cho một tập thể, một đơn vị, cơ quan… đứng ra ký kết hợp đồng BHYT cho tập thể, đơn vị, cơ quan đó. (trong trường hợp này mỗi cá nhân trong đơn vị sẽ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc thẻ bảo hiểm) b, Phạm vi bảo hiểm - Những người đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khỏe như: ốm đau, bệnh tật. Trừ trường hợp những người mắc bệnh nan y, hoặc cố tình hủy hoại sức khỏe bản thân trong tình trạng say, vi phạm pháp luật hoặc một số trường hợp khác theo quy định. 3.1.2 Phương thức bảo hiểm - BHYT trọn gói: Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT. - BHYT trọn gói, trừ các đại phẫu thuật: Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi Ebook.VCU – www.ebookvcu.com BHYT cho người được BHYT, trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu thuật (theo quy định của cơ quan y tế) - BHYT thông thường: Là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT. BHYT thông thường bao gồm: + BHYT bắt buộc: được thực hiện với một số đối tượng nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm. Dù muốn hay không những người thuộc đối tượng bảo hiểm đều phải tham gia. + BHYT tự nguyện: tùy theo nhu cầu và khả năng để tham gia. 3.1.3 Quỹ bảo hiểm a, Nguồn hình thành - Nguồn hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm. + Nếu người tham gia bảo hiểm là người lao động và người sử dụng lao động thì: 1. Người lao động đóng từ 34 -50% mức phí bảo hiểm 2. Người sử dụng lao động đóng 50 - 66% mức phí bảo hiểm. Công thức xác định phí BHYT P = f + d Trong đó: P: Phí BHYT/người/năm Tổng chi phí YT thuộc trách nhiệm BHYT f: phí thuần = ---------------------------------------------------- Tổng số người được BHYT trong năm d: Phụ phí thường được xác định khoảng 20- 30% so với phí BHYT. Ebook.VCU – www.ebookvcu.com + Nếu người tham gia là tự nguyện thì tùy theo từng hợp đồng BHYT để xác định cụ thể. - Nguồn hỗ trợ từ ngân sách, từ thiện, lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi…. Ví dụ: HIện nay theo quy định trong điều lệ BHYT bắt buộc, mức đóng BHYT như sau: + Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, mức đóng BHYT là 10% tổng qũy lương cấp bậc (chức vụ), trong đó cơ quan có trách nhiệm đóng 2/3 và CBCNV đóng 1/3. + Đối với các DN, mức đóng BHYT là 3% tổng thu nhập của người lao động, trong đó DN có trách nhiệm đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. + Đối với người nghỉ hưu và mất sức, mức đóng BHYT là 10% lương hưu và trợ cấp mất sức do cơ quan quản lý BHXH thanh toán. Toàn bộ số tiền đóng góp này được tập trung về BHYT tỉnh, thành phố. Quỹ này được sử dụng như sau: 1. 91,5% chi cho khám chữa bệnh, trong đó dành 5% lập quỹ dự phòng khám chữa bệnh. Nếu trong năm sử dụng không hết quỹ khám chữa bệnh, phần dư thừa sẽ được kết chuyển vào quỹ dự phòng, ngược lại sẽ được bổ sung từ quỹ dự phòng. 2. 8,5% chi cho quản lý thường xuyên của hệ thống BHYT việt namYT Việt nam. Đối với BHYT tự nguyện, đóng BHYT theo thỏa thuận với cơ quan BHYT. 80% số tiền này được tập trung về BHYT tỉnh, thành phố. 20% để lại đại lý xã, phường cho việc chăm sóc ban đầu của nhân dân, trong đó 15% dùng mua thuốc và trang thiết bị y tế; 5% chi phụ cấp cho người làm công tác BHYT b, Các khoản chi Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT: đây là khoản chi thường xuyên lớn nhất của quỹ BHYT. - Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn: Khoản chi này thường được tồn tích trong thời gian dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. - Chi đề phòng, hạn chế tổn thất - Chi quản lý: chi phí nhằm đảm bảo cho bộ máy BHYT hoạt động bình thường. 3.2 BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 3.2.1 Cơ sở ra đời và phát triển của bảo hiểm thất nghiệp a, Khái niệm thất nghiệp - Khái niệm: Theo ILO, “Người thất nghiệp là người lao động không có việc làm, không làm kể cả 1 giờ trong tuần lễ điều tra đang đi tìm việc làm và có điều kiện là họ làm ngay”. Như vậy: Một người lao động được coi là thất nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc trưng sau: 1. Là người lao động có khả năng lao động 2. Đang không có việc làm 3. Đang đi tìm việc làm - Nguyên nhân của thất nghiệp: 1. Chu kỳ kinh doanh 2. Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật 3. Sự gia tăng dân số và nguồn lao động 4. Người lao động không ưu thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc, họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới. - Hậu quả của thất nghiệp: 1. Đối với nền kinh tế: Làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm gia tăng lạm phát dẫn đến suy thoái… Ebook.VCU – www.ebookvcu.com 2. Đối với xã hội: Thất nghiệp làm cho người lao động hoang mang buốn chán và thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng lòng tin. Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người lao động đến chỗ bất chấp kỷ cương như tham gia trộm cắp, cờ bạc, mại dâm… 3.Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá uy tín của nhà cầm quyền. b, Sự ra đời và phát triển ( tài liệu) BHTN xuất hiện lần đầu tiên ở châu âu, tại Bécno thụy sỹ vào năm 1893. Tính đến năm 1981 có 30 nước thực hiện BHTN bắt buộc và 7 nước thực hiện BHTN tự nguyện, đén năm 1992 những con số trên là 39 và 12 nước. 3.2.2 Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp a, Đối tượng BHTN Cũng giống như BHXH, đối tượng của BHTN gồm: - Những người làm công ăn lương trong các DN có sử dụng một số lượng lao động nhất định. - Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (thường là một năm trở lên) trong các DN hoặc các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp( những không phải là viên chức và công chức) Lưu ý: Những viên chức, công chức nhà nước; những người lao động độc lập không có chủ; những người làm nghề thuê theo mùa vụ thường không thuộc đối tượng tham gia BHTN. b, Phạm vi BHTN Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro việc làm. Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm họ sẽ được hưởng trợ cấp BHTN. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN khá chặt chẽ. + Người tham gia BH phải nộp phí BH trong một thời gian nhất định + Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động + Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại cơ quan lao động có thẩm quyền do nhà nước quy định. + Phải sẵn sàng làm việc. + Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn quy định. Lưu ý: - Những người thất nghiệp mặc dù đóng BHTN nhưng không được hưởng trợ cấp khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bị xa thải do vi phạm kỷ luật lao động hoặc từ chối không đi làm việc do cơ quan lao động việc làm giới thiệu. - Để được hưởng trợ cấp BHTN, người lao động phải có một thời gian nhất định đã tham gia đóng vào quỹ BHTN - thời gian dự bị. 3.2.3 Quỹ bảo hiểm và mức trợ cấp thất nghiệp a, Quỹ BHTN Quỹ được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: - Người tham gia BHTN đóng. - Người sử dụng lao động đóng Mức đóng được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên tiền lương và tổng quỹ lương - Nhà nước bù thiếu. Nhà nước cũng có thể tham gia theo một trong hai hình thức sau đây: 1. Đóng góp thường xuyên thông qua việc trích ngân sách hỗ trợ quỹ BHTN Ebook.VCU – www.ebookvcu.com 2. Tham gia với tư cách là người bảo hộ khi đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không đủ bù đắp các khoản chi hoặc khi quỹ BHTN có những biến động lớn do lạm pháp … b, Mức trợ cấp BHTN Về nguyên tắc mức trợ cấp BHTN phải thấp hơn thu nhập của người lao động khi đang làm việc. Việc xác định mức trợ cấp phải dựa trên cơ sở đảm bảo cho người thất nghiệp đủ sống ở mức tối thiểu trong thời gian không có việc làm, đồng thời sao cho họ không thể lạm dụng để muốn hưởng trợ cấp hơn là đi làm. Vì vậy, hầu hết các nước đã triển khai BHTN, đều dựa trên những cơ sở sau đây để xác định mức trợ cấp BHTN. - Mức lương tối thiểu - Mức lương bình quân các nhân - Mức lương tháng cuối cùng trược khi bị thất nghiệp Theo ILO, mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu bằng 45% thu nhập trước khi thất nghiệp. Trong quá trình vận dụng có 3 phương pháp sau đây: - Phương pháp 1: Xác định theo một tỷ lệ đồng đều cho tất cả mọi ngời thất nghiệp căn cứ ào mức lương tối thiểu, mức lương bình quân cá nhân, hay mức lương tháng cuối cùng. - Phương pháp 2: Xác định theo tỷ lệ giảm dần so với tiền lương tháng cuối cùng. Ví dụ 3 tháng đầu trợ cấp 70% tháng lương cuối cùng; 6 tháng sau trợ cấp 50% tháng lương cuối cùng; 3 tháng cuối trợ cấp 40% tháng lương cuối cùng. - Phương pháp 3: Xác định theo tỷ lệ lũy tiến điều hòa, nghĩa là mức lương thấp thì được hưởng theo tỷ lệ trợ cấp cao, ngược lại mức lương cao thì tỷ lệ trợ cấp lại thấp nhằm duy trì mức sống tối thiểu, tránh tình trạng lợi dụng bảo hiểm thất nghiệp. Ebook.VCU – www.ebookvcu.com . Ebook. VCU – www.ebookvcu.com CHƯƠNG 3: BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 3. 1 BẢO HIỂM Y TẾ 3. 1.1 Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm y tế a,. mọi chi phí y tế thuộc phạm vi Ebook. VCU – www.ebookvcu.com BHYT cho người được BHYT, trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu thuật (theo quy định của