Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
132,5 KB
Nội dung
Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm Chương I LỜI MỞ ĐẦU “Giá cả là một vấn đề khá nhạy cảm giữa người bán và người mua; và cách làm giá là cả một nghệ thuật.” Trong thời đại ngày nay, sự khác biệt giữa chất lượng các sản phẩm ngày càng bị thu hẹp, các công ty tận dụng khả năng để tạo ra sự khác biệt ở các mức độ và phạm vi cung ứng các dịch vụ. Giá cả đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc đạt được một khả năng cạnh tranh. Mặc dù hiện nay khách hàng có sức mua ngày càng tăng và ngày càng đánh giá các yếutố chất lượng, dịch vụ, hình ảnh, trách nhiệm xã hội và sự thuận tiện như những nhân tố quan trọng trong việc quyết định mua sắm, tầm quan trọng của giá cả không nên bị xem nhẹ. Khách hàng có thể vui lòng trả một mức giá cao hơn nếu nhữngyêu cầu của họ về chất lượng, dịch vụ, hình ảnh, và sự thuận tiện được đáp ứng, chúng ta không được quên rằng sự cạnh tranh là khốc liệt giữa các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh với nhau . Vì thế giá cả sẽ vẫn là một nhân tố quan trọng và là nhân tố quyết định trong quá trình mua sắm. Điều này được thể hiện bởi sự phổ biến của các nhãn hiệu riêng. Chất lượng của các sản phẩm dán nhãn hiệu riêng là tốt và giá cả thấp hơn giá của các sản phẩm mang nhãn hiệu A. Giá cả vẫn là một nhân tố quyết định trong quá trình mua sắm đối với tiếp thị công nghiệp. Mặc dù sự hợp tác thông qua các hợp đồng nhỏ hoặc các hợp đồng cùng làm ăn đang ngày càng quan trọng, sự cạnh tranh quyết liệt luôn đặt giá cả dưới một áp lực liên tục. Các nhà cung cấp ở các nước phát triển vì thế nên phấn đấu để đạt được mức độ hiệu quả cao trong sản xuất để có thể đưa ra mức giá thích hợp nhất. Lý luận cơ bản về giá : Số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. 1 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm Tầm quan trọng của giá cả • Khách hàng : là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. • Doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chương trình marketing chung. Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ CẢ” Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã cùng nhau góp những ý kiến, ra sức tìm kiếm tàiliệu để bài tiểu luận này được hoàn thiện và phong phú hơn. - Tập thể nhóm chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong trong quá trình làm bài tiểu luận, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và những nhận xét chân tình của Cô Ngọc Trâm. Để bài tiểu luận của chúng tôi được đầy đủ hơn. Tập thể nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 2 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm Chương II Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải đương đầu với việc xác địnhgiá cả sản phẩm hay dịch vụ của mình. Giá cả hàng hóa là một số tiền hoặc những vật gì khác cần để đổi được một sản phẩm. Giá cả có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, công ty kinh doanh và trong tâm lý của khách hàng. Nền kinh tế: Điều chỉnh cơ bản của hệ thống kinh tế bởi vì nó ảnh hưởng đến sự phân phối các yếutố sản xuất. Đơn vị công ty: Giá cả có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tâm trí khách hàng: Trước khi công ty bạn đưa ra một giải pháp đáp ứng cho khách hàng, các nhân viên kinh doanh của bạn cần phải hiểu rõ được những thách thức mà khách hàng đang gặp phải. Khả năng hiểu được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và giúp họ nhận thức được tình trạng khó khăn của mình chính là yếutố giúp tạo nên sự khác biệt giữa công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hầu hết các nhân viên kinh doanh ngày nay lại chỉ thiên về việc phô trương danh tiếng, uy tín của công ty, những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời mà công ty mình cung cấp trong các buổi nói chuyện với khách hàng. Hầu như không nhân viên kinh doanh nào nhận thức được một điều rằng, để có được mối quan hệ lâu bền với khách hàng, trước hết họ phải tạo ra được sự gần gũi với khách hàng, và sự gần gũi này chính là bắt nguồn từ những buổi trò chuyện thân mật với khách hàng. Điều này có vẻ không dễ dàng chút nào như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế, đó chính là một yêu 3 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm cầu bức thiết và là một thách thức lớn trong môi trường kinh doanh phức tạp với các mối quan hệ được thiết lập từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Công việc kinh doanh ngày nay không chỉ giới hạn trong việc đưa ra được các giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công ty bạn có thể xây dựng và đưa ra nhiều giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Không may thay, khách hàng của của bạn cũng dễ dàng hiểu được rằng, họ có nhiều sự chọn lựa, và những giải pháp bạn đưa ra cũng không có gì khác các đối thủ của bạn. Vần đề đặt ra của công việc kinh doanh ngày nay là chúng ta phải tìm cách nắm bắt được tâm lý khách hàng hơn là việc chỉ đưa ra các giải pháp đơn thuần. Chúng ta thường có khuynh hướng trình bày và để xuất các giải pháp chẳng liên quan gì với mong mỏi thực tế của khách hàng. Có thể nói những giải pháp đó "thiếu tính gần gũi". Hãy thử ngồi nghiền ngẫm lại bài thuyết trình, hay đề xuất gần đây nhất của bạn: Những thông tin về công ty bạn, về các giải pháp của bạn chiếm bao nhiêu phần trăm nội dung bài thuyết trình đó? Những thông tin về khách hàng, về công việc kinh doanh của khách hàng chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Nếu bài thuyết trình của bạn chủ yếu chỉ trình bày về bản thân công ty mình, bạn cũng như bao nhiêu đối thủ cạnh tranh khác, không tạo ra được sự khác biệt nào cho mình. Khảo sát cho thấy rằng các khách hàng ngày nay thường quyết định có sử dụng sản phẩm của bạn hay không khi họ thực sự thấy được những tổn thất nếu họ không làm điều đó. Lý do này mạnh mẽ hơn việc họ tìm thấy được ở công ty bạn một sản phẩm và rồi phải tự xem sản phẩm đó có phù hợp với mình hay không. Khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn khi họ nhận ra rằng bạn hiều công việc kinh doanh của họ và biết họ đang cần gì. Trong một cuộc "trò chuyện thân mật", bạn phải thăm dò, nắm bắt, ước lượng, và đánh giá được vấn đề đang gặp phải của khách hàng. Bạn phải tập trung vào những mong mỏi thực tế của khách hàng chứ không phải vào những giải pháp vốn chỉ mang tính phỏng đoán. Mục đích của buổi nói chuyện thân mật này là bạn sẽ vạch rõ cho khách hàng thấy những vấn đề mà họ đang gặp phải và tìm cách chỉ ra mối quan hệ giữa những vấn đề đó với giải pháp mà bạn đưa ra. 4 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm Vai trò của người nhân viên kinh doanh trong buổi nói chuyện thân mật này cũng giống như vai trò của một bác sĩ. Bác sĩ này sẽ sử dụng 1 qui trình chẩn đoán đã được thiết lập sẵn với các câu hỏi và các giải pháp đã được vạch ra theo thứ tự. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào các dấu hiệu, các "triệu chứng" giúp bệnh nhân thấy được chẩn đoán của bác sĩ là hoàn toàn phù hợp với tình trạng của mình. Khi chúng ta thực hiện phương pháp nắm bắt tâm lý này, chúng ta đang giải quyết những gì thực tế khách hàng mong mỏi. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang tìm hiểu những gì khách hàng đã và đang làm, hoặc những gì khách hàng nghĩ là sẽ làm trong tương lai. Trong thực tế, có thể khách hàng của chúng ta cũng không nhận ra được những nhân tố này có thể tạo ra những khó khăn và họ có thể đánh mất một cơ hội quí giá. Một cuộc "trò chuyện thân mật" nhằm hiểu rõ tâm lý khách hàng có 3 mục tiêu chính sau: Khám phá ra những mong mỏi thực tế của khách hàng (Theo ngôn ngữ y học là "Những triệu chứng này có thực sự tồn tại hay không?") Xác định được tầm quan trọng của vấn đề ("Vấn đề trầm trọng đến mức nào?") Tạo ra "Sự cần thiết phải thay đổi" ("Có nghiêm trọng đến mức phải hành động ngay hay không?") Vấn đề của các doanh nghiệp ngày nay là trang bị cho phòng kinh doanh và phòng Marketing của công ty mình có đủ kiến thức để nắm bắt đúng và chính xác tâm lý khách hàng. Để bắt đầu hoặc nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, cần chú ý đến 3 bước sau: Công cụ Marketing của công ty nên bao hàm cả cách thức nắm bắt tâm lý khách hàng. Điều này giúp khách hàng của bạn hiểu rõ hơn những gì bạn trình bày. Sử dụng các tập sách hướng dẫn về "7 dấu hiệu cảnh báo ban đầu" để nhắc 5 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm nhở khách hàng về giá trị của các sản phẩm bạn cung cấp Sử dụng trang web để có những bước đầu tiên nắm bắt được tâm lý khách hàng, nhằm tạo ra được những triển vọng kinh doanh tốt hơn. Đảm bảo rằng những buổi huấn luyện về sản phẩm mới cũng nhắc nhở nhân viên kinh doanh của bạn phải chú ý đến những dấu hiệu mà họ phải tìm hiểu từ khách hàng, và làm thế nào để đánh giá được tác động kinh doanh. Cũng như một bác sĩ, chuẩn đoán chính xác sẽ đem lại thành công vượt bậc về sự tín nhiệm và tin cậy. Và trong kinh doanh, điều đó có nghĩa là tạo ra sự khác biệt lớn so với các đối thủ cạnh tranh, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. 6 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1./ Nhữngyếutốcầnxemxétkhi xác địnhgiá cả: 1.1/ Yếutố bên trong: Để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới tất cả các yếutố bên trong cũng như bên ngoài để có thể xác địnhgiá cả và ra quyết địnhgiá cả của sản phẩm để tung ra thị trường, thâm nhập thị trường, làm cho ngưới tiêu dùng có nhu cầu cảm thấy về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp như là nhu cầu tất yếu của thới đại. làm cho công ty, doanh nghiệp thêm Việc xác địnhgiá cả thường có 3 yếutố chính: * Mục tiêu marketing chiến lược: Đối với mục tiêu này trước khiđịnhgiá sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải có mục tiêu hoàn thành sản phẩm,lựa chọn được thị trường, xác định ví trí của sản phẩm trên thị trường. Nếu hoàn thành được các mục tiêu marketing chiến lược thì doanh nghiệp sẽ có cơ sở vững chắc để hoàn thành chiến lược marketing hỗn hợp và chiến lược giá cả. Việc xác địnhgiá cả của sản phẩm sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi doanh nghiệp xác định rõ các mục tiêu. - Và các mục tiêu marketing chiến lược thường phổ biến bao gồm 6 vấn đề chính: + Tồn tại lâu dài: bất kỳ doanh ghiệp nào cũng vậy, khi bước chân vào thường trường thì đều mong muốn có chỗ đứng lâu dài trên thị trường. + Tối đa hóa lợi nhuận: Đây là những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để có thể trang trải ngững vấn đề của doanh nghiệp và mở rộng thì trường, quy mô sản xuất. + Thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những chiến dịch để thâm nhập, mở rộng thị trường và đưa thương hiệu của mình trở thành những thương hiệu lớn và cao nhất là độc quyền thị trường. + Dẫn dắt về chất lượng sản phẩm: đây là mục tiêu của marketing để khách hàng biết về thương hiệu và sản phẩm của mình. + Thu hồi vốn nhanh: Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp 7 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm vừa và nhỏ cần có vốn để tiếp tục sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. và việc thu hồi vốn nhanh cũng là một trong những phương pháp để có thể tái sản xuất và mở rông quy mô. + Các mục tiêu khác như hạn chế cạnh tranh, bảo vệ uy tín sản phẩm. * Chiến lược marketing hỗn hợp: Đối với chiến lược marketing thì các quyết định về giá cả cần phải Có sự phối hợp chặt chẽ với việc thiết kế sản phẩm, với vấn dề phân phối và các quyết định yểm trợ để quá trình marketing trở nên hiệu quả và đồng nhất. Trong chiến lược marketing hỗn hợp không thể không nói đến các nhân tố cũng có ảnh hưởng về việc quyết địnhgiá như: Các chi phí. Chi phí cố định: là nhữngyếutố được xác định từ trước không đổi của doanh nghiệp như: thuê mặt bằng, cơ sở vật chất… Chi phí biến đổi: là những chi phí bị thay đổi khi doanh nghiệp có sự thay đổi về nôi bộ doanh nghiệp như: mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi một số bộ phận của dây chuyền để tạo kiểu dáng và chất lượng sản phẩm… Tổng chi phí: đây là tổng hợp của hai yếutố là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tổng chi phí được tính ở một quy mô sản xuất cụ thể đã được xác định. * Tổ chức xây dựng giá cả: Đây là yếutố cuối cùng trong việc xác địnhgiá cả dựa vào yếutố bên trong.Việc tổ chức xây dựng giá cả thì doanh nghiệp cần phải xác định về giá cả nghiên cứu quan hệ với nhữngyếutố nào để đưa ra một chính sách giá cả phù hợp vừa đem lại lợi nhuận to lớn cho doanh nghiệp, vừa tạo những bước tiến lâu dài cho sự nghiệp tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ: Tập đoàn gia công phần mềm lớn số một tại Việt Nam TMA Solutions ( gọi tắt là TMA) là một trong 15 tập đoàn gia công phần mềm lớn nhất thế giới. Khi quyết địnhgiá bán sản phẩm của công ty thì công ty chỉ công ty chỉ dựa vào yếutố bên trong để xác địnhgiá cả cho chính sản phẩm của mình mà không dựa vào nhữngyếutố bên ngoài như: nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và những đòi hỏi một số yếutố khác…Quá trình địnhgiágia công phần mềm của công ty 8 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm được xác định thông qua yếutố chính đó là những vấn đề bên trong công ty. Về vấn dề chí phí để sản xuất một sản phẩm phần mềm như: tiền thuê mặt bằng, công nhân, thiết bị, nguyên vật liệu,hao mòn máy móc và một số yếutố khác liên quan đến việc marketing giới thiệu và quảng bá sản phẩm. 1.2 Các yếutố bên ngoài ảnh hưởng đến việc địnhgiá trong doanh nghiệp a/ Khách hàng và cầu hàng hóa Ảnh hưởng của cầu Bất kì mức giá nào do doanh nghiệp xác định dù thế nào cũng ảnh hưởng tới cầu vè sản phẩm. Mối quan hệ giữa giá cả và mức nhu cầu hình thành theo luật cầu thông thường có quan hệ tỷ lệ nghịch, tức là giá càng cao thì cầu càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt khi sản phẩm là những loại khan hiếm, quý hiếm như tranh cổ, đồ cổ… hoặc các lọa hàng hóa đặc biệt có số lượng cung ứng không đổi thì sự gia tăng của cầu làm tăng giá bán trong khoảng thời gian đó. VD: vé xem bóng đá, phim… Sự nhạy cảm của giá hay độ co giãn của cầu theo giá Trên thị trường có sự co giãn về cầu thì sự thay đổi, quyết địnhgiá cho các sản phẩm của công tymới có ý nghĩa và đạt mục tiêu đề ra. VD: công ty tăng khối lượng hàng hóa bán ra thì có thể giảm giá. Tuy điều kiện cầu co giãn và trên cơ sở đó, công ty tăng được doang thu và đạt được lợi nhuận như dự kiến. Tâm lý khách hàng Thông thường khách hàng thường sử dụng bằng giá trị riêng của mình để cân nhắc về mức giá của sản phẩm. Tiếc là họ sẽ sẵn sàng mua các sản phẩm nếu giá trị ma họ mua được cao hơn hoặc bàng mức giá mua. VD: nhiều người thích mua các sản phẩm đẹp mắt, rẻ tiền với mục đích sử dụng ngắn ngày và thay đổi thường xuyên. Còn nhiều người thì lị thích mua các sản phẩm bền, tốt nên giá họ bỏ ra sẽ cao hơn để sử dụng sản phẩm với thời gian lâu hơn. 9 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm b/ Tình hình cạnh tranh trên thị trường Thị trường cạnh tranh thuần túy( hoàn hảo) Rất nhiều người mua và người bán trao đổi với nhau về một thứ hàng hóa độc nhất( thị trường nông sản, chứng khoán) nên giá cả được chấp thuận do mức giá của số đông thành viên trên thị trường này thỏa thuận Thị trường cạnh tranh có độc quyền Đây là thị trường gồm nhiều người mua và bán giao dịch với nhau qua một khung giá, do đó các công ty thường so sánh chất lượng các sản phẩm của công ty mình với một số công ty khác để đưa ra mức giá trung bình. Mặt khác công ty nào có sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn thì sẽ có quyền đưa ra các mức giá khác biệt hơn. Thị trường độc quyền nhóm một số ít công ty tham gia chiếm lĩnh thị trường, và các công ty này liên minh với nhau để đưa ra các mức giá trên thị trường. VD: xăng, dầu…… Ngoài ra yếutố về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng với một số yếutố khác cũn giup cho các công ty khác nhau xác định các mức giá khác nhau. Lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái về kinh tế, thất nghiệp… đều ảnh hưởng đến quyết địnhgiá vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sưc mua, chi phí sản xuất. Ngoài ra sự can thiệp của nhà nước thông qua sự thay đổi về luật thuế, lãi suất tín dụng…ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, thông qua đó ảnh hưởng đến giá bán của doanh nghiệp. Hội nhập nền kinh tế, thương mại toàn cầu dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn, do đó mớc giá của sản phẩm giảm. Khoa học kĩ thuật phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, chi phí sản xuất hạ dẫn đến giá bán hạ. 10 Nhóm Handsome [...]... 2./ ĐỊNHGIÁ Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề giá cả thông qua việc lựa chọn phương pháp hình thành giá cả khác nhau Khi quyết định lựa chọn một phương pháp hình thành giá cả , doanh nghiệp phải chú ý các việc nhận định các yếu tố sau: Giá thấp dễ thu hút khách hàng nhưng không có đạt lợi nhuận Chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm Tổng các chi phí Giá cả của các đồi thủ cạnh tranh và những. .. bao lâu 2.2/ Địnhgiá theo người mua (buyer- based pricing ) Đây là phương pháp địnhgiá theo sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm chứ không theo chi phí của nhà sản xuất.Nhận thức của khách hàng về giá trị là yếu tố chủ yếu cho phương pháp địnhgiá này.Công ty sử dụng các biến khác trong hỗn hợp maketing xây dựng giá trị trong tâm lý người tiêu dùng.Công ty phải khám phá việc nhận thức giá trị của... dịp lễ 8/3, ngày nhà giáo Việt Nam lễ giáng sinh hoặc là những món quà danh riêng cho những ngày sinh nhật… 2.3 / Địnhgiá dựa vào cạnh tranh ( competition-based pricing) Địnhgiá theo mức cạnh tranh hiện hình( going- rate pricing ) cách địnhgiá này dựa hoàn toàn vào giá của đối thủ cạnh tranh và ít chú ý vào chi phí cũng như cầu trên thị trường.Công ty có thể địnhgiá bằng, cao hơn hay thấp hơn một... với giá cả nhưng thích những món quà có ý nghĩa có sự sáng tạo và thường được các khách hàng của mình mua nhiều trong những dịp đặc biệt do đó họ tập trung vào thiết kế và bán những mặt hàng, những quà tặng được làm từ những nguyên vật liệu rẻ tiền nhưng có mẫu mã đẹp, chất lượng và những món quà đó mang những ý nghĩa độc đáo sáng tạo cho người nhận và thường tập trung vào những dịp lễ 8/3, ngày nhà giáo... với đối thủ cạnh tranh Phương pháp địnhgiá này rất phổ biến nhất là đối với thị trường mà độ co giãn giá rất khó đo lường Địnhgiá đấu thầu kín ( sealed-bid pricing) Địnhgiá dựa vào cạnh tranh cũng được sử dụng trong đấu thầu kín Trong trường hợp này, Công ty sẽ định 14 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm giá dựa vào dự tính việc xác địnhgiá của đối thủ cạnh tranh hơn là chi... những nhân tố bên trong và bên ngoài Khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng Giá cao thì có lợi nhuận nhưng có thể không có khách hàng đối với giá này 11 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 2.1/ Địnhgiá dựa vào chi phí ( cost – based pricing ) a/ Địnhgiá cộng chi phí: Công thức tính: Giá bán dự kiến = giá thành sản phẩm + lãi dự kiến mức lãi dự kiến có thể tính theo giá thành... để định giá cho một mặt hàng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khá quan trọng như là phải dựa vào thị trường cạnh tranh để định giá. cũng có những sản phẩm chi phí sản xuất ra không cao nhưng do thị trường cạnh tranh đã đẩy giá của sản phẩm lên cao gấp đến 2 hoặc 3 lần so với giá gốc thực tế của sản phẩm Ví dụ: Có người nói xây dựng chính sách giá là cả một nghệ thuật Nhiều khách sạn chào bảng giá phòng... thị trường về giá cả Nhưng đây vẫn là phương pháp phổ biến dễ tính và hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng Hơn nữa, cách địnhgiá này nhiều người nhận định rằng, nó đảm bảo được sự công bằng cho cả người mua và người bán 12 Nhóm Handsome Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm b/ Địnhgiá theo lợi nhuận mục tiêu: Công thức xác địnhgiá theo lợi nhuận mục tiêu: Loi nhuan mong muon Giá đảm bảo lợi... giải pháp tổng hợp và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẽ Yếu tố giá quan trọng như thế nào trong công việc marketing? Có lẽ điều nầy đã quá rõ trong khi người ta định nghĩa marketing “marketing là khai thác mọi nguồn tài nguyên vật lực và... mẫu mã đẹp, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu đời sống sinh hoạt và phải theo kịp thời đại.Thông qua những hoạt động quảng cáo hình ảnh của sản phẩm trên thị trường, các công ty phải khám phá việc nhận thức giá trị của người tiêu dùng đối với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.trước khi ra mắt một mặt hàng một sản phẩm nào thì những nhà đầu tư cần phải tìm hiểu những mặt hàng những sản phẩm đó kiểu . Marketing căn bản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1./ Những yếu tố cần xem xét khi xác định giá cả: 1.1/ Yếu tố bên trong: Để có thể thâm nhập và đứng vững trên. Đây là yếu tố cuối cùng trong việc xác định giá cả dựa vào yếu tố bên trong.Việc tổ chức xây dựng giá cả thì doanh nghiệp cần phải xác định về giá cả nghiên