Chính vì vậy, tác giả nhận thấy rằng cần thực hiện nghiên cứu và nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài: “Ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệ
Trang 1TRẦN THIÊN VIỆT
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ CẤU THÀNH
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THIÊN VIỆT
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ CẤU THÀNH
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Kế toán Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA HỌC
TS TRẦN THỊ THANH HẢI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ – Nghiên cứu thực nghiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Thị Thanh Hải
Tôi xin khẳng định luận văn nghiên cứu là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố tại các nghiên cứu trước đây và tài liệu tham khảo tác giả kế thừa đều được trích dẫn, tham chiếu trung thực và đẩy đủ
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này
TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2021
Tác giả
Trần Thiên Việt
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa của nghiên cứu 3
7 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước 7
1.3 Nhận xét các nghiên cứu đã công bố và hướng nghiên cứu của đề tài 9
Kết luận chương 1 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 11
2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB 11
2.1.1 Khái niệm 11
2.1.2 Yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 12
2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 16
2.3 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 18
2.3.1 Khái niệm 18
Trang 52.3.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 20
2.4 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang 21
2.5 Lý thuyết nền 22
2.5.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 22
2.5.2 Lý thuyết bất định (Contingency theory): 22
Kết luận chương 2 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 24
3.1.1 Khung nghiên cứu của luận văn 24
3.1.2 Quy trình nghiên cứu của luận văn 24
3.2 Thiết kế nghiên cứu 26
3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu 26
3.2.2 Mô hình nghiên cứu 27
3.3 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi 27
3.3.1 Thang đo các biến độc lập 28
3.3.2 Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 31
3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi 32
3.4 Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật phân tích 32
3.4.1 Mẫu nghiên cứu 32
3.4.2 Kỹ thuật phân tích 33
Kết luận chương 3 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
4.1 Thống kê mô tả các biến đo lường 35
4.2 Kiểm định thang đo bằng Crobach’s alpha 36
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo môi trường kiểm soát 37
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro 38
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát 39
4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông 40
4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát 41
Trang 64.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 41
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 42
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho tất cả các biến độc lập 43
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho tất cả các biến phụ thuộc 49
4.3.3 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 50
4.4 Phân tích hồi quy đa biến 51
4.4.1 Kiểm định phương sai ANOVA 51
4.4.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy 52
4.4.3 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy 53
4.4.3.1 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 53
4.4.3.2 Liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 54
4.4.3.3 Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang 55
Kết luận chương 4 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Một số hàm ý chính sách 59
5.2.1 Đánh giá rủi ro 59
5.2.2 Hoạt động kiểm soát 60
5.2.3 Môi trường kiểm soát 60
5.2.4 Giám sát 61
5.2.5 Thông tin và truyền thông 62
Kết luận chương 5 63
KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
HCSN Hành chính sự nghiệp
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTNB Kiểm toán nội bộ
NSNN Ngân sách nhà nước
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách thống kê đơn vị hành chính 21
Bảng 3.1: Thang đo môi trường kiểm soát 28
Bảng 3.2: Thang đo đánh giá rủi ro 29
Bảng 3.3 Thang đo các hoạt động kiểm soát 29
Bảng 3.4: Thang đo thông tin và truyền thông 30
Bảng 3.5: Thang đo giám sát 31
Bảng 3.6: Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 31
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến đo lường 35
Bảng 4.2: Thống kê môi trường kiểm soát nội bộ lần 1 37
Bảng 4.3: Thống kê môi trường kiểm soát nội bộ lần 2 38
Bảng 4.4: Thống kê đánh giá rủi ro lần 1 38
Bảng 4.5: Thống kê đánh giá rủi ro lần 2 39
Bảng 4.6: Thống kê hoạt động kiểm soát 39
Bảng 4.7: Thống kê thông tin và truyền thông 40
Bảng 4.8: Thống kê giám sát 41
Bảng 4.9: Thống kê tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 41
Bảng 4.10: Kết quả tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập 43
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố 43 Bảng 4.12: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) 44
Bảng 4.13: Kết quả tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập 45
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố 45 Bảng 4.15: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) 46
Bảng 4.16: Kết quả tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập 47
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố 47 Bảng 4.18: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) 48
Bảng 4.19: Kết quả tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập 49
Trang 9Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố.
49
Bảng 4.21: Ma trận nhân tố xoay biến phụ thuộc (Rotated Component Matrixa) 50
Bảng 4.22: Kết quả phân tích tương quan 51
Bảng 4.23: Kết quả phân tích ANOVA 51
Bảng 4.24: Tóm tắt mô hình 52
Bảng 4.25: Kết quả phân tích trong số hồi quy 52
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định giả thuyết 55
Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo hệ số β 56
Bảng 5.2: Thống kê mô tả giá trị thang đo 56
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mô hình Gbegi & Adebisi 6
Hình 2.1: Đo lường tính hữu hiệu theo INTOSAL 17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 25
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 27
Hình 4.1: Biểu đồ Histogram 53
Hình 4.2: Biểu đồ NORMAL P-P Plot 54
Hình 4.3: Biểu đồ phân tán Scatter Plot 54
Trang 11TÓM TẮT
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống KSNB thì hầu như
đề tài chủ yếu nghiên cứu ở khu vực tư nhân (yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại doanh nghiệp vừa và nhỏ; bệnh viện; ngân hàng; trường học), chỉ có một số ít nghiên cứu khu vực công nhưng ở các tỉnh khác (Đà Nẵng, Phú Yên) Chính vì vậy, tác giả nhận thấy rằng cần thực hiện nghiên cứu và nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài: “Ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB - nghiên cứu thực nghiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang” vẫn nên được nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KNSB trong đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông Từ đó tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang
Từ khóa: Tính hữu hiệu, hệ thống kiểm soát nội bộ, đơn vị sự nghiệp công
lập
Trang 12ABSTRACT
The domestic and foreign research works on the internal control system are mostly researched in the private sector (factors affecting the effectiveness of the internal control system in small and medium enterprises, hospitals; banks; schools), only a handful of public sector studies but in other provinces (Da Nang, Phu Yen) Therefore, the author conducts research in the direction of quantitative research:
“Effects of components constituting the internal control system on the effectiveness
of the internal control system - experimental research in the units Kien Giang province public industry” should still be studied The research results show that the factors and levels that affect the effectiveness of the life skills system in the public non-business units of Kien Giang province are arranged in descending order: risk assessment, control activities, control environment, monitoring activities, information and communication Since then, the author gives some policy suggestions to improve the performance of the internal control system in the public non-business unit of Kien Giang province
Keywords: Effectiveness, internal control system, public non-business unit.
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cần thiết của đề tài
Theo luật viên chức (2010), “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định” Mục tiêu hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập không phải là tối đa lợi nhuận mà là tối đa hóa lợi ích chung, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính bằng việc sử dụng hợp lý nguồn lực của nhà nước và sử dụng nguồn tài sản công một cách hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch nguồn tài chính công đối với tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC Để đạt mục tiêu đó, KSNB phải là một công cụ có tính hữu hiệu và cũng là nhân tố chủ chốt nhằm hệ thống hóa quản lý tài chính công, giúp nhà nước
có những định hướng, chủ trương về công tác xây dựng hệ thống KSNB về quản lý,
sử dụng ngân sách nhà nước đã được công bố tại văn kiện XII của đại hội Đảng toàn quốc về: “Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp” Tuy nhiên, vấn đề “tham nhũng, gian lận, chi tiêu công kém hiệu quả, việc thực hiện công khai minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình kém” tại đơn vị sự nghiệp công lập là vấn đề rất được quan tâm ở trong nước lẫn ngoài nước Vì vậy xuất phát từ nguyên nhân đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhận định KSNB ở các đơn vị sự nghiệp công lập có tác động tích cực đến việc góp phần “giảm tệ quan liêu, giảm các gian lận do nhân viên gây ra, làm tăng chất lượng BCTC” Từ các nghiên cứu đó, họ tìm ra giải pháp
về sự cần thiết của việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB trong đơn vị một cách hữu hiệu (Gbegi & Adebisi, 2015; Thị Kim Ngọc, 2020)
Theo Nguyễn Hiên (2020) “thực hiện theo chỉ đạo việc xử lý các vụ việc, vụ
án tham nhũng theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị về sự
Trang 14lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử
lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng Qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đã xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng 21 trường hợp; trong đó, xử lý hành chính 19 trường hợp, xử lý hình sự 02 trường hợp” Từ đây ta nhận thấy được thực trạng tỉnh Kiên Giang hiện nay, vấn đề tham nhũng, gian lận, chi tiêu kém hiệu quả, việc hiện công khai minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình kém Vì vậy, từ thực trạng trên để giảm thiểu tình trạng tham nhũng tại tỉnh Kiên Giang cần nâng cao nhận thức về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm ngăn chặn các hành vi qui phạm pháp luật
Tóm lại, từ sự việc trên tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB - nghiên cứu thực nghiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ của mình Qua nghiên cứu này, hy vọng
có thể xác định được“các thành tố cấu thành hệ thống KSNB làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp tại Kiên Giang,”nhằm đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu để đo lường mức độ tác động của các thành tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.”
3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu xác định câu hỏi nghiên cứu: Mức độ tác động của các thành tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang như thế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:“Đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của các thành
tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.”
Trang 15Đối tượng khảo sát: Là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang, có hiểu biết về hệ thống KSNB, môi trường hoạt động và hiệu quả hoạt động của đơn vị
Phạm vi nghiên cứu: Các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp định lượng, được xác định thông qua các bước:“tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Bảng câu hỏi được xác định bằng thang đo Likert 5 mức độ và thang đo được kiểm định bằng cách đánh giá độ tin cậy của hệ số Cronbach Alpha, rồi tiến hành khám phá các nhân tố bằng công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các thành tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thông qua công cụ là phần mềm SPSS 26.”
6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu luận văn này, nhận định được mức độ và chiều hướng tác động của “các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB” Đồng thời, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn chia làm 5 chương
Chương 1 - Tổng quan các nghiên cứu trước:“Tại đây, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu về hệ thống KSNB ở đơn vị sự nghiệp công lập đã được công
bố trong và ngoài nước Từ đó tác giả đưa ra nhận xét khái quát về các nghiên cứu Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Tác giả viết các tổng quan như: tổng quan hệ thống KSNB, tổng quan về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tổng quan về đơn vị
sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang, và các lý thuyết liên quan
Trang 16Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu:“Tác giả viết về khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi, mẫu nghiên cứu và kỹ thuật phân tích.”
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Nói về kết quả hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB bằng phân tích định lượng
Chương 5 - Kết luận và gợi ý chính sách:“Chương này tác giả nêu nhận xét nghiên cứu về các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra và một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.”
Trang 17CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
George Myula (2012), với nghiên cứu “Assessment of Factors Affecting Effectiveness of Internal Control System (ICS) in Local Government Authorities in Tanzania” Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong chính quyền địa phương ở Tanzanbia Vijayakumar & Nagaraya (2012), đề tài “hệ thống KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong quản lý rủi ro ở các đơn vị khu vực công” Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và kết quả nghiên cứu là các thành tố của hệ thống KSNB có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức ở khu vực công
Dórman et al (2013), đề tài “đánh giá về hệ thống KSNB ở các tổ chức thuộc ngân sách trung ương ở Hungary”, tác giả dựa trên lý thuyết hệ thống KSNB của COSO và kết quả nghiên cứu phương pháp định lượng là“một hệ thống KSNB hiệu quả cung cấp hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu trong một tổ chức chứ không phải là sự bảo đảm, cho dù hệ thống KSNB được thiết lập và vận hành tốt như thế nào.”
Gras et al (2014), đề tài “giải trình nợ công ở các địa phương Tây Ban Nha dựa trên hệ thống KSNB”, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy kết quả là hệ thống KSNB có tác động đến nợ ở cơ quan địa phương, hệ thống KSNB ở mức độ cao và ngược lại nợ công ở mức độ thấp
Aramide & Bashir (2015), nghiên cứu về “sự hữu hiệu của KSNB và trách nhiệm giải trình về tài chính tại cấp cơ quan địa phương negaria”, kết quả nghiên cứu phương pháp định lượng và kiểm định Chi-Square là hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình ở cấp cơ quan địa phương negaria
Tsedal Lemi (2015), với nghiên cứu “Assessment of Internal Control Effec- tiveness in Selected Ethiopian Public Universities” Báo cáo kiểm toán của OFAG (Office of Federal Audit General) trong những năm gần đây cho thấy kết quả kiểm toán không thuận lợi về việc sử dụng ngân sách và tuân thủ các nguyên tắc và quy
Trang 18định trong tại các trường đại học công lập Do đó, nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường đại học để xác định các thành phần có thể thiếu trong hệ thống
Gbegi & Adebisi (2015), nghiên cứu đề tài “Phân tích chiến lược phát hiện và ngăn ngừa gian lận trong đơn vị SNCL ở Nigeria” Nghiên cứu phân tích mối liên
hệ bằng phương pháp phân tích hệ số tương quan và đánh giá mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là gian lận trong đơn vị SNCL và chính sách quản lý có mối liên hệ với nhau; phương pháp phát hiện gian lận và việc ngăn ngừa gian lận Từ nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải nâng cao chính sách quản lý và đơn vị SNCL nên tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của kế toán, kiểm toán nhằm đưa ra mục tiêu để ngăn ngừa gian lận Đồng thời cần đảm bảo sự chính trực trong quản lý và xây dựng hệ thống KSNB mạnh
Hình 1.1: Mô hình Gbegi & Adebisi
Nguồn: Gbegi & Adebisi (2015)
Rosman et al (2016), công bố nghiên cứu về “Ảnh hưởng của hệ thống KSNB
và sự tham gia của NSNN lên kết quả hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận tại Malaysia” Nghiên cứu áp dụng phương pháp hệ số tương quan để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của các tổ chức và các nhân tố hệ thống KSNB
“BCTC được lập
không hợp lý”
“Ứng dụng hạn chế các phương pháp ngăn ngừa gian lận và phẩn mềm”
“KSNB yếu kém”
“Sự chính trực trong quản lý kém”
“Các chính sách quản lý nghèo nàn”
“Gian lận trong KVC”
Trang 19hoạt động theo kết quả tài chính và phi tài chính) Từ đó, tác giả nhận thấy được mối quan hệ giữa “môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, kết quả tài chính và giám sát” Tại đây tác giả cũng thấy được mối liên hệ giữa “môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động về phi tài chính và yếu tố sự tham gia NSNN” Kết luận nghiên cứu là đơn vị có thẩm quyền và các đơn vị quản lý thiết lập hệ thống KSNB một cách hữu hiệu góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch tại các tổ chức phi lợi nhuận
Nakiyaga & Dinh (2017), công bố về “Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng như thế nào đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB: vai trò của những nhà quản lý cấp cao trong các cơ quan thu ngân sách tại Uganda” Tác giả dự trên nghiên cứu hệ thống KSNB của COSO và lý thuyết nền về cạnh tranh độc quyền Nghiên cứu của tác giả nhận thấy được rằng“những nhà quản lý cấp cao đặt ra mục tiêu cho các hoạt động
tổ chức (tổ chức công việc, huấn luyện nhân viên) nó có ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức và có tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.”Kết luận, việc nâng cao
hệ thống KSNB trong đơn vị có ảnh hưởng đến tính đúng đắn về nghiệp vụ trong quản lý và góp phần giảm thiểu sai sót
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Bính Ngọ (2011), công bố đề tài “hệ thống KSNB trong các đơn vị
dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng” Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính sau khi phân tích tác giả thấy được mối liên hệ giữa hệ thống KSNB với 3 nhân tố
là môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát và hệ thống thông tin Tuy nhiên, kết quả cho thấy hệ thống KSNB chưa đầy đủ do năng lực thực hiện liên quan đến cơ chế, cơ sở pháp lý và đặc thù của đơn vị quốc phòng kém Từ đó tác giả“đã xây dựng mô hình nghiên cứu về hệ thống KSNB phù hợp với các đơn vị dự toán cấp
II, nhằm góp phần nâng cao công tác kiểm tra tài chính nội bộ và việc thực hiện KSNB tốt hơn.”
Đinh Thế Hùng, Hàn Thị Lan Thư, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2013), nghiên cứu về “hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay” Nhìn chung, nghiên cứu của các tác giả thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau về hệ
Trang 20thống KSNB Tuy nhiên, kết luận của các tác giả về hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập thì hệ thống KSNB là thủ tục kiểm soát và các chính sách , dựa trên cơ sở lý thuyết nền là hệ thống thông tin kế toán và môi trường kiểm soát
Từ đó, các tác giả điều có chung nhận định về hệ thống KSNB cho các trường đại học công lập ở Việt Nam là cần thiết phải thiết lập đồng bộ nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các trường đại học
Nguyễn Đức Thọ (2015), đề tài “Đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính” Nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB và tổng quan về các đơn vị HCSN
từ đó tác giả xác định được các giả thuyết nghiên cứu.“Kết quả nghiên cứu phương pháp định tính là đổi mới hoạt động KSNB có tác động đến các cơ quan HCSN, sau
đó tác giả đánh giá thực trạng nhằm đưa ra phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động KSNB tại các đơn vị HCSN thuộc bộ tài chính.”
Lê Thị Hồng Lam (2016), đề tài “Giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các Trường Cao đẳng Công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.“Mục đích nhằm xác định và đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Để từ đó tác giả đề xuất những giải pháp để vận hành
Lê Đoàn Minh Đức, Nguyễn Cao Ngọc Thảo, Hà Hữu Phước (2016), công bố nghiên cứu “Khảo sát hệ thống KSNB tại các cơ quan hành chính, nghiên cứu ở Việt Nam”.“Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và thống kê mô tả nhằm
Trang 21phân tích các nhân tố dựa theo số liệu khảo sát nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các cơ quan HCSN.”
Nguyễn Ngọc Tuyền (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM”.“Nghiên cứu nhằm nhận diện và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Tp.HCM.”
Phạm Huyền Trang (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.“Nghiên cứu đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.‘Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể và kiến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM.’”
Nguyễn Hoàng Lan (2019) nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam”.“Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để phân tích cấu trúc KSNB, đồng thời sử dụng với biến điều tiết nhằm xét mức độ ảnh hưởng của nghiên cứu đến sự hữu hiệu KSNB từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho hoạt động KSNB hiệu quả.”
“Tóm lại, các công trình nghiên cứu về hệ thống KSNB ở đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam hầu như rất ít được nghiên cứu Và cũng từ các nghiên cứu trên
ta thấy rằng cần nâng cao kết quả, chất lượng hoạt động của đơn vị HCSN thì việc tiếp tục nghiên cứu về hệ thống KSNB ở khu vực công này nhằm tìm ra những điểm mới, điểm đặc thù là cần thiết kể cả về thực tiễn lẫn khoa học.”
1.3 Nhận xét các nghiên cứu đã công bố và hướng nghiên cứu của đề tài
Đối với các công trình nghiên cứu khu vực công ở nước ngoài về hệ thống KSNB phần lớn hướng nghiên cứu đề tài chủ yếu nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến đối tượng cụ thể (mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm
Trang 22toán nội bộ, khả năng thu ngân sách, chất lượng báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ kém ảnh hưởng gian lận trong khu vực công) hoặc nghiên cứu tính hữu hiệu hệ thống KSNB trong lĩnh vực cụ thể Nhìn chung, các nghiên cứu thực hiện mô hình nghiên cứu các thành tố tác động đến tính hữu hiệu hệ thống KSNB là 5 thành tố cấu thành hệ thống KSNB của COSO hoặc của INTOSAI Từ đó, tác giả vận dụng vào mô hình nghiên cứu cho luận văn này
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước về hệ thống KSNB thì có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở khu vực tư nhân (yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại doanh nghiệp vừa và nhỏ; bệnh viện; ngân hàng; trường học)
Và cũng có nhiều nghiên cứu khu vực công nhưng ở các tỉnh khác (Đà Nẵng, Phú Yên) Chính vì vậy,“tác giả thực hiện nghiên cứu chủ đề này ở các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang để từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho địa bàn nghiên cứu.”
Kết luận chương 1
Nội dung Chương 1 đã trình bày tổng quan về“một số công trình nghiên cứu
đã công bố của tác giả khác nhau ở trong và ngoài nước đối với các vấn đề liên quan đến đề tài mà tác giả thực hiện.”
Trên cơ sở tổng kết các công trình nghiên cứu trên và lấy đó làm“cơ sở để xác định vấn đề cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu sẽ được trình bày ở nội dung của các chương tiếp theo trong luận văn.”
Với việc phân tích và nhận xét tổng quan các nghiên cứu có thể kết luận rằng việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Kiên Giang vẫn còn là một vấn đề cần thiết và phù hợp với bối cảnh hiện nay Đề tài nghiên cứu này mang lại ý nghĩa thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB và nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị sự nghiệp công lập.”
Trang 23CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về hệ thống KSNB
2.1.1 Khái niệm
Theo INTOSAI GOV 9100, hệ thống KSNB là “một quá trình không thể tách rời được thực hiện bởi nhả quản lý và các nhân viên trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức” Mục tiêu: “Thực hiện có trực tự, đạo đức, tiết kiệm, hiệu quả và tính thích hợp; hoàn thành nghĩa vụ giải trình; tuân thủ luật và quy định hiện hành; Bảo vệ nguồn lực tài nguyên chống thất thoát và sử dụng sai mục đích”.Ngoài ra, có nhiều quan điểm định nghĩa hệ thống KSNB khác như:
Theo AICPA (hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kì), hệ thống KSNB là
“Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”
Theo Alvin Arens và cộng sự (2000), “Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một hệ thống KSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo
vệ tài sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động, tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”
Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), “hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động”
Theo Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004), “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài
Trang 24sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315, 2012, trang 1), “hệ thống KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”
Từ khái niệm này ta thấy rằng chuẩn mực kiểm toán của chúng ta có điểm tương đồng với quan điểm của tổ chức COSO là điều có 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB như sau: “(1) môi trường kiểm soát; (2) đánh giá rủi ro; (3) thông tin và truyền thông; (4) các hoạt động kiểm soát; (5) giám sát” Vì vậy từ khái niệm này ta thấy hệ thống KSNB là một quy trình mà không phải là hệ thống như trước
2.1.2 Yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo quan điểm của INTOSAI GOV 9100, hệ thống KSNB có 5 thành phần:
“Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Và giám sát.”
(1) Môi trường kiểm soát:“Tạo ra sắc thái chung trong đơn vị, nơi mỗi người tiến hành các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình Chính môi trường kiểm soát làm nền tảng cho các thành phần khác của KSNB Những yếu tố chính của môi trường kiểm soát gồm:
Tính chính trực và giá trị đạo đức: Các giá trị đạo đức và chính trực của người quản lý và nhân viên được xác định bởi hành vi của họ trong công việc hay được gọi “tiêu chuẩn hành vi” Mọi người tham gia vào tổ chức dù là lãnh đạo hay nhân viên phải luôn thể hiện tính chính trực và các giá trị đạo đức của họ ở mọi thời điểm Ví dụ điều này được thể hiện qua việc kê khai tài sản, đánh giá kiểm điểm cá nhân Ngoài ra, các đơn vị công phải duy trì và chứng minh tính liêm chính và các giá trị đạo đức, đồng thời chúng phải hiển thị những giá trị đó cho công chúng một cách công khai minh bạch
Trang 25Cam kết về năng lực: “Cam kết về năng lực bao gồm trình độ kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp đảm bảo trật tự, đạo đức, tiết kiệm, hiệu quả và hiệu suất cao, cũng như hiểu về trách nhiệm của mình liên quan đến kiểm soát nội bộ”.“Các nhà quản lý và nhân viên phải đảm bảo khả năng hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển, triển khai và duy trì kiểm soát nội bộ tốt và thực hiện các nhiệm vụ của họ để hoàn thành các mục tiêu chung về kiểm soát nội bộ và nhiệm vụ của đơn vị Từ đó, các nhà quản lý và nhân viên có thể đánh giá rủi ro và giúp đảm bảo hiệu quả và hiệu quả hoạt động hiệu quả và hiểu biết về kiểm soát nội bộ để thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả Ví dụ, cung cấp đào tạo có thể nâng cao nhận thức về kiểm soát nội bộ và phát triển các kỹ năng để xử lý các tình huống khó xử
về đạo đức.”
“Sự tham gia của ban quản trị (triết lý quản lý và phong cách điều hành): Nhà quản lý phải có thái độ ủng hộ đối với kiểm soát nội bộ, có tính kiên định, năng lực.Thái độ ban lãnh đạo về hệ thống KSNB là rất quan trọng ảnh hưởng đến tập thể cá nhân trong đơn vị, vì vậy nếu ban lãnh đạo tin rằng kiểm soát nội bộ là quan trọng, thì những người khác trong tổ chức sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ phản hồi một cách tận tâm quan sát các kiểm soát được thiết lập Ví dụ, việc tạo ra kiểm toán nội
bộ như một bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ là một tín hiệu mạnh mẽ bởi quản lý rằng kiểm soát nội bộ là quan trọng.’Mặt khác, nếu các thành viên của tổ chức cảm thấy rằng sự kiểm soát không phải là mối quan tâm lớn của nhà quản lý thì mục tiêu của kiểm soát tại đơn vị là không thể đạt được hiệu quả.”
Cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và trách nhiệm:“Cơ cấu tổ chức gồm: phân công quyền hạn và trách nhiệm; quyền hạn và trách nhiệm giải trình; hệ thống báo cáo thích hợp Cơ cấu tổ chức xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong một tổ chức Một tổ chức phù hợp sẽ tác động tốt đến môi trường kiểm soát Do vậy, phải xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.”
Chính sách và thông lệ nhân sự bao gồm:“tuyển dụng, định hướng, đào tạo, giáo dục và chế độ khen thưởng Một khía cạnh quan trọng của kiểm soát nội bộ là nhân sự Cán bộ có năng lực, có đạo đức là cần thiết để cung cấp kiểm soát hiệu
Trang 26quả Đồng thời các nhà quản lý và nhân viên cần phải hiểu biết tốt về hệ thống KSNB và sẵn sàng chịu trách nhiệm điều này rất quan trọng để kiểm soát nội bộ có tính hữu hiệu Do đó, chính sách nhân sự là một phần quan trọng của yếu tố môi trường kiểm soát.”
(2) Đánh giá rủi ro:“là quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro có thể xảy
ra ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị, từ đó xây dựng một mức rủi ro có thể chấp nhận được và xác định các biện pháp đối phó kịp thời.”Quy trình đánh giá rủi ro bao gồm:
“Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu không phải là một bộ phận của kiểm soát nội bộ nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro Bởi vì, một sự kiện có trở thành một rủi ro quan trọng đối với đơn vị hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động tiêu cực của nó đến mục tiêu của đơn vị Trong quá trình đánh giá rủi ro, người quản lý cần dựa vào mục tiêu chung đã được thiết lập để thể hóa thành các mục tiêu và phổ biến đến từng bộ phận, từng hoạt động có thể nhận dạng rủi ro.”
Nhận dạng rủi ro là“xem xét quá trình lập đi lập lại liên tục, xuyên suốt và nó được thực hiện cùng với quá trình lập kế hoạch Rủi ro có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị Việc xác định rủi ro không phải chỉ đế xác định khu vực quan trọng cần xác định rủi ro, mà là xem xét phân bổ trách nhiệm quản lý những rủi ro có thể xảy ra.”
Đánh giá rủi ro là việc xem xét mức độ quan trọng rủi ro, ước tính thiệt hại mà rủi ro gây ra và khả năng rủi ro có thể xảy ra Mục đích đánh giá rủi ro là giúp nhà quản lý có thể tìm ra phương pháp xử lý kịp thời rủi ro mang lại nhằm giảm thiểu thiệt hại Đơn vị có thể dùng phương pháp định tính, định lượng hoặc cả hai phương pháp để đánh giá mức độ rủi ro
Đánh giá rủi ro có thể chấp nhận được: Mức độ rủi ro có thể chấp nhận được
là phụ thuộc vào việc nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro có thể ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu Xác định rủi ro chấp nhận được mặc dù nó mang tính chủ
Trang 27Xây dựng biện pháp đối phó rủi ro: Trong một đơn vị, việc loại bỏ tất cả mọi rủi ro là không thể vì vậy luôn cần các biện pháp để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy
ra tại đơn vị ở mức thấp nhất và KSNB chỉ có thể đảm bảo đạt được mục tiêu của đơn vị Biện pháp đối phó rủi ro như: phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi
ro, xử lý phân tán rủi ro
(3) Hoạt động kiểm soát: “Là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn đơn
vị ở mọi cấp độ và mọi hoạt động” Hoạt động kiểm soát gồm những hoạt động như:
Kiểm soát phòng ngừa là “việc vận dụng các chính sách thủ tục nhằm kiểm soát rủi ro, hạn chế những sai sót và ngăn ngừa những gian lận có thể xảy ra Đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu và kết quả hoạt động của đơn vị”
Kiểm soát phát hiện là “nhằm phát hiện kịp thời những gian lận, sai phạm đã
và đang có thể xảy ra Từ đó, có giải pháp ngăn ngừa và khắc phục rủi ro”
Kiểm soát bù đắp là “thay đổi những thủ tục kiểm soát đang được áp dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và thay thế bằng những thủ tục mới” Các chính sách và thủ tục trong hoạt động kiểm soát như: Thủ tục ủy quyền và quyền quyết định; phân công nhiệm vụ; chứng từ và sổ sách ghi chép; bảo vệ tài sản; và kiểm tra đối chiếu
(4) Thông tin và truyền thông:“Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu thập và trao đổi trong đơn vị dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó giúp mọi người trong đơn vị thực hiện được nhiệm vụ của mình Thông tin và truyền thông tạo ra báo cáo, chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi hỏi phải diễn ra theo nhiều hướng: Từ cấp trên xuống cấp dưới, từ dưới lên trên và giữa các cấp với nhau.”Và không phải các thông tin nào cũng cần thiết mà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tính chính xác là “thông tin phải phản ánh đúng nội dung cần thu thập”
Trang 28Tính kịp thời là “thông tin được cung cấp đúng thời điểm, đúng mục đích cần thiết của nhà quản trị”
Tính đầy đủ và hệ thống là “thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống giúp người xử lý thông tin có thể đánh giá một cách toàn diện”
Tính bảo mật là “thông tin phải được cung cấp đến đúng người và phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của người được nhận thông tin”
(5) Giám sát:“quá trình đánh giá chất lượng của KSNB qua thời gian Khiếm khuyết của KSNB cần được xem xét báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh khi cần thiết Mục đích việc giám sát là để đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt động hữu hiệu Quá trình giám sát này bao gồm giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ hoặc kết hợp cả hai.”
Giám sát thường xuyên là “việc giám sát các hoạt động trong đơn vị có thể xảy ra hàng ngày của nhân viên trong công việc nhằm phát hiện kịp thời các hoạt động bất thường, thất thoát, gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị”
Giám sát định kỳ là “việc giám sát là việc giám sát được tiến hành định kỳ để
có cái nhìn khách quan về tính hữu hiệu của toàn hệ thống Kiểm soát định kỳ còn giúp đánh giá lại tính hữu hiệu của đánh giá thường xuyên”
2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo từ điển tiếng Việt (2012), nghĩa của “tính hữu hiệu là có hiệu lực, hiệu quả, trái với vô hiệu Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả là được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra.” Theo INTOSAI GOV 9100 (2004), “tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là khái niệm được tổ chức quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao mô tả với nội dung nhằm phản ánh mức độ các mục tiêu của tổ chức đạt được và mối quan hệ giữa tác động được mong đợi và tác động thực tế, đồng thời các mục tiêu đạt được đó phải hiệu quả về mặt chi phí” Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đo lường theo 4 tiêu chí sau:
Trang 29Hình 2.1: Đo lường tính hữu hiệu theo INTOSAL
Nguồn: INTOSAI GOV 9100 (2004)
(1) Về hoạt động một cách trật tự, đạo đức, hiệu quả về kinh tế, hoạt động một cách hiệu quả và hiệu lực:“các hoạt động của tổ phải đạt được mục tiêu này và phải phù hợp với sứ mệnh của tổ chức Tổ chức hoạt động một cách trật tự có nghĩa là cách thức tổ chức tốt và khoa học Đạo đức trong hoạt động liên quan đến những nguyên tắc đạo đức Tầm quan trọng của các hành vi trung thực, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và tham nhũng trong khu vực công được quan tâm thực hiện nhiều hơn trong những năm 90 của thế kỷ hai mươi Những mong đợi chung là những người làm việc trong khu vực công làm việc tích cực với thái độ tốt và quản lý hiệu quả các nguồn lực công Công dân nên được đối xử bình đẳng trên cơ sở quy định
và thích hợp Vì vậy sự liêm chính trong khu vực công là yêu cầu cơ bản, tạo nên chính phủ đáng tin cậy và là chìa khóa cho quản lý tốt Hiệu quả về kinh tế có nghĩa
sử dụng các nguồn lực công không lãng phí và không quá mức, sử dụng nguồn lực hợp lý, đạt chất lượng, phân phối nguồn lực công kịp thời và đúng người, chi phí thấp Về hiệu lực có nghĩa là mối quan hệ giữa sử dụng nguồn lực và sản phẩm đầu
ra đạt các mục tiêu, có nghĩa là tối thiểu nguồn lực đầu vào để đạt được kết quả về
số lượng và chất lượng đầu ra hoặc tối đa đầu ra với một số lượng và chất lượng đầu
Hoạt động một cách trật tự, đạo đức, hiệu quả về mặt kinh tế, hoạt động một cách hiệu lực và hiệu quả
Trang 30vào Về hiệu quả có nghĩa là hoàn thành các mục tiêu hoặc hướng tới sự hợp lý của kết quả đầu ra phù hợp với mục tiêu hoặc tác động mong đợi của hoạt động đó.”
(2) Về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giải trình: “trách nhiệm giải trình là quá trình
ở đó các tổ chức cung cấp dịch vụ công và các cá nhân trong tổ chức đó chịu trách nhiệm cho các quyết định và hoạt động của họ, bao gồm vị trí công việc của họ đối với các quỹ công, sự công bằng và tất cả các mong đợi về kết quả”
(3) Về tuân theo luật và quy định: “tổ chức được yêu cầu phải tuân theo nhiều luật và quy định Các luật và quy định dành cho các đơn vị quy định các khoản thu chi tiền và cách thức hoạt động”
(4) Về bảo vệ an toàn các nguồn lực chống lại thất thoát, lãng phí và tổn hại:
“chống lại thất thoát lãng phí và tổn hại do không sử dụng, lạm dụng, không quản
lý, sai sót, gian lận và tham nhũng”
2.3 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
2.3.1 Khái niệm
Theo luật Viên chức (2010), đơn vị sự nghiệp công lập là “tổ chức do cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân Cung cấp dịch vụ công, phục
vụ quản lý nhà nước” Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị thuộc sở hữu nhà nước Được nhà nước cấp kinh phí khi mới thành lập, lãnh đạo của các đơn vị này
do cơ quan chức năng của nhà nước bổ nhiệm hoặc bãi miễn
2.3.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ)
Trang 31Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự
(1) So sánh đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp hay gián tiếp) Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động Do vậy, không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này
(2) Môi trường hoạt động của các ĐVSN công lập Việt Nam
Theo luật Viên chức (2010), đơn vị sự nghiệp công lâp tại Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật, có môi trường hoạt động như sau:
Về mục tiêu hoạt động: “mục tiêu hoạt động chính của đơn vị SNCL Việt Nam là cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước Từ đó, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm định hướng, ràng buộc và chế định rõ, cơ bản tất cả các hoạt động của đơn vị”
Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: “theo các văn bản quy định của Chính phủ về nội dung này thì các đơn vị được giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động, mục đích là để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, khai thác tốt hiệu quả sử dụng tài sản và biên chế, ngày càng giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước”
Về cơ cấu tổ chức và bộ máy: “đơn vị xây dựng bộ máy tổ chức, biên chế con người theo khuôn khổ quy định, nội dung này do các bộ, ngành tham mưu Chính phủ ban hành nghị định (văn bản quy pháp luật) hoặc trực tiếp ban hành theo thẩm quyền bằng thông tư.”
Trang 32Về quy chế hoạt động: “từng lĩnh vực đều có quy chế hoạt động do bộ, ngành
ở trung ương ban hành chi tiết theo lĩnh vực hoạt động để các đơn vị SNCL áp dụng, thực hiện Do vậy hầu hết các quy tắc xử sự chung đều được quy định rõ, đơn
vị phải tuân thủ trong quá trình hoạt động.”
Tóm lại,“tất cả mọi hoạt động trong đơn vị SNCL đều có văn bản pháp luật quy định rõ ràng Và buộc phải chấp hành các quy định và tuân thủ pháp luật là yêu cầu đầu tiền của đơn vị SNCL khi tiến hành mọi hoạt động, tiếp theo mới xét đến các khía cạnh khác tùy theo tình hình thực tế mà tổ chức yêu cầu hoặc các vấn đề cá nhân tại đơn vị.”
2.3.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
(1) Phân loại đơn vị SNCL Việt Nam theo tiêu chí mức độ tự chủ tài chính Theo nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL bao gồm: “Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên”.’
Luật Viên chức năm (2010), mức độ tự chủ tài chính là “Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự
Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính,
tổ chức bộ máy, nhân sự Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân
Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trang 33Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm: Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí Trung tâm thông tin hoặc tin học Trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện) Và các đơn vị sự nghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2.4 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang
Kiên giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long ở miền Nam, Việt Nam Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía tây Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn
200 km Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ Tỉnh Kiên Giang gồm có:
3 thành phố và 12 huyện cùng với 144 đơn vị hành chính (10 thị trấn, 18 phường và
116 xã)
Bảng 2.1: Danh sách thống kê đơn vị hành chính
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Đơn vị hành chính Thành phố (3)
Trang 342.5.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
“Có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, lý thuyết này được phát triển bởi Alchial và Demsetz (1972) và nó được tiếp tục phát triển thêm vào năm 1976 bởi Jensen và Meckling.‘Lý thuyết này liên quan đến hợp đồng đại diện giữa người chủ sở hữu và người thay mặt cho chủ sở hữu để điều hành hoạt động của đơn vị - hay gọi là người đại diện Người chủ sở hữu luôn mong muốn người thay mặt hoàn thành mục tiêu mình đề ra.’Lý thuyết đại diện cho rằng, cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người đại diện sẽ không luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu, dẫn đến xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện Lý thuyết này được áp dụng trong nghiên cứu của tác giả như sau trong cơ quan hành chính sự nghiệp tại Việt Nam, Nhà nước hay toàn
bộ nhân dân chính là người chủ sở hữu, và trưng thu các cơ quan từ cấp Trung ương đến địa phương, các cán bộ công chức, viên chức là người đại diện cho Nhà nước
để điều hành hoạt động của đơn vị hành chính Yêu cầu nhà nước là đơn vị hành chính phải hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước và nhân dân giao phó và nhiệm vụ phải được thực hiện một cách có hiệu quả, bảo vệ nguồn lực công của nhà nước không bị thất thoát , lãng phí.”
2.5.2 Lý thuyết bất định (Contingency theory):
“Lý thuyết bất định là một lý thuyết tổ chức tuyên bố rằng không có cách nào tốt nhất để tổ chức một công ty, lãnh đạo một công ty, hay đưa ra quyết định Thay vào đó, hành động tối ưu nhất là tùy thuộc vào tình trạng của nội bộ và bên ngoài Một nhà lãnh đạo sẽ áp dụng có hiệu quả phong cách lãnh đạo riêng vào đúng tình
Trang 35định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức Tuy nhiên, trong thực tế các nhà quản lý đương đại chỉ ra rằng không thể có duy nhất một cơ cấu tổ chức tốt nhất dành cho mọi tổ chức Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các yếu tố khác như: môi trường, chiến lược, công nghệ, quy
mô tổ chức, nền văn hóa, ’Khi áp dụng lý thuyết bất định này vào nghiên cứu, lý thuyết này sẽ giải thích được yếu tố: môi trường kiểm soát ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.”
Kết luận chương 2
Ở chương 2 này,“tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và lý thuyết về đơn vị sự nghiệp công lập Theo đó, tác giả còn trình bày về hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI GOV 9100 nhằm tìm hiểu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng như các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Từ đó tác giả tổng hợp đưa ra một số lý luận khoa học để xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ở chương sau.”
Trang 36CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.1.1 Khung nghiên cứu của luận văn
Theo Creswell và cộng sự (2003) trong nghiên cứu khoa học thường sử dụng 3 phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp
“Nghiên cứu định tính dùng để xây dựng lý thuyết nghiên cứu theo quá trình quy nạp; nghiên cứu định lượng dùng dữ liệu để khám phá quy luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có; phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng.”
“Luận văn này sử dụng phương pháp định lượng, vì tác giả đã tổng hợp kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hóa lý thuyết, các khung lý thuyết nền căn bản từ đó tác giả đã tổng hợp được các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB làm cơ sở để tiếp cận nghiên cứu định lượng.”
“Phương pháp nghiên cứu định lượng được xác định bằng cách thông qua bảng câu hỏi, mục đích là để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết
và giả thuyết trong mô hình Bảng câu hỏi được xác định bằng thang đo Likert 5 mức độ, sử dụng bằng phương pháp SPSS 26.‘Thang đo được kiểm định bằng cách đánh giá độ tin cậy của hệ số Cronbach Alpha, sau đó tiến hành khám phá các nhân
tố bằng công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến và cuối cùng là thống kê mô tả để giải thích các yếu tố trên.”
3.1.2 Quy trình nghiên cứu của luận văn
Bước 1 Xác định vấn đề nghiên cứu: Nhiệm vụ trong bước này là xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu cần phải đặt ra và trả lời
Bước 2 Tiếp cận nghiên cứu:“Ở bước này sẽ tổng quan cơ sở lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Tổng hợp các nghiên cứu những đề tài có liên quan ở trong và ngoài nước từ đó xây dựng mô hình lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ
Trang 37Bước 3 Thiết kế nghiên cứu: Nội dung trong bước này là xác định khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu xác định cở mẫu, công cụ thu thập số liệu (bảng câu hỏi điều tra), phương pháp điều tra thu thập số liệu cũng như các kỹ thuật phân tích số liệu
Bước 5 Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu xem nó
có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Bước này bao gồm các nội dung như: mã hóa biến, nhập số liệu vào máy tính, làm sạch số liệu, điều chỉnh những sai sót và tiến hành phân tích số liệu theo các phương pháp
Bước 6 Kết quả nghiên cứu, kết luận và ý kiến: Đánh giá số liệu thu thập
bằng nghiên cứu định lượng sau đó rút ra kết quả nghiên cứu Cuối cùng từ nghiên cứu định lượng đánh giá sự khó khăn, hay nói cách khác các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB từ đó nêu các kiến nghị
Dưới đây là mô tả quy trình nghiên cứu:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Trang 383.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Tác giả căn cứ vào mô hình nghiên cứu và các khái niệm hệ thống KSNB kết hợp phần tổng quan các nghiên cứu đã công bố cũng như sự hiểu biết về môi trường, điều kiện đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang Từ đó tác giả đã tổng hợp được các giả thuyết nghiên cứu như sau:
(1) Môi trường kiểm soát: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Rosman et al (2016)
và Nguyễn Ngọc Tuyền (2017), thì nhân tố “môi trường kiểm soát” có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Từ đó, giả thuyết nghiên cứu H1 như sau:
Giả thuyết H1: Nhân tố môi trường kiểm soát tác động dương với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.”
(2) Đánh giá rủi ro: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Lê Thị Hồng Lam (2016)
và Nakiyaga & Dinh (2017), thì nhân tố “Đánh giá rủi ro” có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Từ đó, giả thuyết nghiên cứu H2 như sau: Giả thuyết H2: Nhân tố đánh giá rủi ro tác động dương với tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.”
(3) Các hoạt động kiểm soát: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Tsedal Lemi (2015) và Phạm Huyền Trang (2017), thì nhân tố “Các hoạt động kiểm soát” có tác động dương với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Từ đó, giả thuyết nghiên cứu H3 như sau:
Giả thuyết H3:“Nhân tố các hoạt động kiểm soát tác động dương với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.”
(4) Thông tin và truyền thông: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Lê Đoàn Minh Đức, Nguyễn Cao Ngọc Thảo, Hà Hữu Phước (2016), thì nhân tố “Thông tin và truyền thông” có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Từ đó, giả thuyết nghiên cứu H4 như sau:
Giả thuyết H4:“Nhân tố thông tin và truyền thông tác động dương với tính hữu
Trang 39(5) Giám sát: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Phạm Huyền Trang (2017) và Nguyễn Hoàng Lan (2019), thì nhân tố “Giám sát” có tác động dương với tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB Từ đó, giả thuyết nghiên cứu H5 như sau:
Giả thuyết H5:“Nhân tố giám sát tác động dương với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Kiên Giang.”
3.2.2 Mô hình nghiên cứu
“Tác giả tổng hợp kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước, dựa trên các cơ
sở lý thuyết nền, khuôn mẫu kiểm soát nội bộ, các nghiên cứu thực nghiệm để đưa
ra mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng INTOSAI (2013), hệ thống KSNB bao gồm 5 biến”là “môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động
kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát.”
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
3.3 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi
Dựa trên việc tham khảo khuôn mẫu báo cáo INTOSAI GOV về hệ thống KSNB tại đơn vị công và kế thừa thang đo của các tác giả nghiên cứu về hệ thống KSNB trong nước: Tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi để kiểm định 5 giả thuyết
đã nêu ra ở mục 3.2.2 dựa trên thang đo Likert 5 mức độ
H2(+)
Môi trường kiểm soát
Giám sát Thông tin và truyền thông
Các hoạt động kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ
H1(+)
H5(+) H4(+) H3(+)
Trang 403.3.1 Thang đo các biến độc lập
(1) Môi trường kiểm soát: Theo Lê Thị Kim Ngọc (2020), “trong bất kỳ một
quy trình hoạt động, kiểm soát nào thì yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố then chốt đem lại thành công cho quy trình đó Bao gồm các hệ thống chuẩn mực, quy trình, chính sách làm nền tảng cho hệ thống KSNB được hoạt động hiệu quả Ban lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi và thích hợp nhất có thể để hoạt động KSNB diễn ra theo đúng quy định” Từ nhận định này và kế thừa các nghiên cứu trong nước, thang đo “Môi trường kiểm soát” được đo lường theo bảng 3.1
Bảng 3.1: Thang đo môi trường kiểm soát
MTKS 1 Việc tuyển dụng và phân công việc tại đơn
vị là phù hợp với trình độ chuyên môn
Vũ Thị Hồng Ngọc (2018); Đỗ Tuấn Dũng (2018); Lâm Minh Nhật (2019); Dương Thị Huyền Trân (2020); Tống Thị Thanh Vui (2020); Lê Thành Đạt (2020)
MTKS 2 Đơn vị thường xuyên thay đổi nhân sự ở
MTKS 6 Cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự phù
hợp với từng loại hình đơn vị
MTKS 7
Lãnh đạo cấp trên thường xuyên mở các
lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho
các nhân viên tập huấn để năng cao kiến
thức và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu