Baobì:khôngđơnthuầnchỉđểgóisảnphẩm Còn điều gì chưa đúng ở đây không? Tại sao những sảnphẩm đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế kỹ lưỡng lại ít mang lại một kết quả vượt trội? Cách đây 50 năm, thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng còn mới mẻ và mở rộng. Nhưng đến năm 2005 thì chúng ta đang kinh doanh trong thế giới mà thị trường bị phân khúc, người tiêu dùng sành điệu hơn, hàng hóa bị bão hòa và đa chủng loại. Trong khi chúng ta lẽ ra đã dẫn đầu với nhiều ưu thế của nhãn hiệu bao bì “xem và cảm nhận” và cùng với kỹ thuật hơn 40 năm qua và nhiều mô hình trí tuệ tràn ngập thì một chiến lược bao bì sảnphẩm thành công nên chủ động thay đổi như thế nào. Tôi nghĩ bây giờ là lúc chúng ta nên nhìn lại vì một vài lý do như sau: Bao bì là một loại hàng hóa Bao bì chưa bao giờ được xem là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thương hiệu. Đó là lý do ít khi thấy nhiều loại bao bì được cũng cố chức năng như một thương hiệu và như một loại hàng hóa. Đây là 1 ví dụ: trong thực phẩmbao bì đã trở thành một phần “thiết bị nội thất” bắt buộc của loại thực phẩm đó. Tiếc rằng những bao bì đó đã và đang trở thành một thành phần thay thế nghèo nàn để nói về những mặt tốt của nhãn hiệu. Tôi chắc rằng bây giờ hầu hết khách hàng đều biết cam, pháo nước hay một cốc sữa hình dạng như thế nào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề hình ảnh sảnphẩm đang tồn tại như: “người tiêu dùng cần một tín hiệu thực của thực phẩm”. Điều này sẽ sai khi bạn thấy rằng công ty Nudie có chiến lược sản xuất thực phẩm rất lớn nhưng không in bất cứ một hình trái cây nào trên bao bì. Vì Nudie biết rằng điều đó không làm cho khách hàng thích mua hàng của họ, vì thế nên họ đã thiết kế bao bì thể hiện nhiều điều khác lạ hơn. Trong khi đó thì phần lớn những công ty sản xuất nước ép trái cây vẫn sử dụng “phương pháp truyền thống” là nước ép táo thì nhãn phải có hình trái táo. Điều này khôngchỉđơnthuần là những bức ảnh về thực phẩm mà còn nhằm mục đích giúp người tiêu dùng quen với những hình ảnh đó và quen với thương hiệu của họ. Nhưng thật tiếc là những hình tượng đó làm cho sảnphẩm của bạn bị đánh giá ngang hàng với các sảnphẩm khác chứ không có gì khác biệt. Sự khác biệt ở đây là những gì bạn làm để thương hiệu của bạn có giá trị hơn so với những đối thủ cạnh tranh. Bao bì là một công cụ truyền thông hữu hiệu Lời nhận định này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai Không nhiều người hiểu được sự khác biệt giữa việc xem bao bì như một công cụ xây dựng thương hiệu và bao bì như là một công cụ truyền thông. Nhưng việc phân biệt này là vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn bao bì sảnphẩm của mình trở thành một bản tin cho cộng đồng. Mặt trước của quầy thức uống và ăn sáng Norganics Chunchola chứa đến 13 mẫu và Bathox chứa đến 9 mẫu tin nhỏ trình bày rất đẹp. Mặc dù nhiều thông tin được chuyển tải nhưng tôi không thấy chúng bị rối rắm vì các vế câu được đặt riêng lẻ và sắp xếp chúng theo thứ tự từng chủng loại. Trong khi thông thường thì càng nhiều thông tin thì càng làm cho khách hàng thờ ơ hơn chứ không phải làm cho họ mua hàng nhiều hơn. Một minh chứng của điều này là bao bì của Coca Cola, Absolut và Tiffany. Bao bì của họ chỉ chứa tên thương hiệu là chính. Nhưng sự thành công của họ không hề suy giảm trên thị trường tiêu thụ rộng lớn. Coca-Cola, Absolute và Tiffany đã quyết định đánh vào thị trường tiêu thụ với những bao bì khôngbao giờ bị sai lỗi chính tả, vì thật đáng tiếc là rất nhiều thương hiệu vẫn vấp phải lỗi về câu chữ trên bao bì của họ. Hiệu bánh Penguin và McVities Jaffa là 2 nhãn hiệu bánh snack rất thành công ở Anh mang đặc trưng riêng của công ty trên bao bì. Có một lời tuyên bố tại hội nghị rằng: “bao bì phải thực tế” và “logo của công ty phải trình bày rõ ràng ở mặt trước của bao bì”. Nhìn mặt ngoài thì bao bì của Penguin có vẻ như không tuân theo những qui tắc đó. Thay vào đó, Penguin đã thực hiện những nguyên tắc cũ rích kia theo cách riêng của họ dựa trên những điểm mạnh mà họ đang có. Biểu tượng công ty thì không in ở mặt trước của bao bì, nhưng biểu tượng và phong cách chung của công ty được mô tả rộng hơn trên toàn bộ nhãn hiệu. Và thay vì làm cho bao bì trên mỗi sảnphẩm nhìn giống nhau như chúng được sao chép ra hàng loạt thì họ lại in nhiều hình ảnh khác nhau trên những tấm nhãn khác nhau, nhưng chứa đựng hình ảnh toàn diện hơn về nhãn hiệu của công ty. Đó là bí quyết và đặc trưng riêng của thương hiệu nhằm duy trì tính thực tế hơn là những hình ảnh. Từ ngữ trên nhãn hiệu của bánh McVities Jaffa khôngchỉ nhằm chuyển tải thông tin của nhãn hiệu mà còn nhằm cung cấp thêm những lợi ích tế nhị và đầy hứa hẹn mà sảnphẩm cam kết mang lại. Mặc dù nó vi phạm nguyên tắc nhàm chán “mặt sau của bao bì”. Sau đây là một vài ví dụ: Mặt sau của bao bì nhàm chán điển hình như: Mỗi cái bánh chứa 46 gr calo Sản xuất tại Anh Chi tiết xin liên hệ Mặt sau bao bì của bánh McVities jaffa Mỗi bánh chứa 46 gr calo .Chúng tôi sẽ sớm có sảnphẩm mới Sản xuất tại Anh Thông tin chi tiết xin liên hệ Jaffaholics Anonymous. Nếu bạn gặp bất rắc rối nào xin gọi . Lần sau cùng bạn sử dụng mặt sau của nhãn hiệu để gây cảm tình với người tiêu dùng là khi nào? Bánh Jaffa khôngchỉ là một nhãn hiệu có bao bì truyền tải nhiều thông tin nhất mà còn là một nhãn hiệu nổi tiếng nhất. (Thật tiếc vì câu chuyện về bánh Jaffa là một câu chuyện buồn và kết thúc không có hậu. McVities gần đây đã quyết định sử dụng lại những mẫu thiết kế bao bì kiểu truyền thống. Nếu vậy thì những mẫu bao bì đó có thất bại không? Hoàn toàn không. Nhãn hiệu đó đã thu được thành quả là tăng 14% doanh số bán. Bạn có tin không rằng bao bì đã làm nên một kỳ tích cho ban quản lý của McVities! có lẽ chiến lược bao bì sảnphẩm không thật sự chỉ nhắm đến một việc là đạt kết quả kinh doanh.) Nó đơnthuầnchỉ là bao bì đểgóisảnphẩmKhông phải thế! Bao bì là một kênh truyền thông quí báu. Quảng cáo là việc quảng bá mà bạn thuê mướn còn bao bì là việc quảng bá mà bạn sẵn có. Thật tiếc khi bao bì rất ít khi được nhìn nhận đúng theo góc độ này. Nhưng có một số bao bì của một số sảnphẩm tận dụng được cơ hội vàng để gây ấn tượng trực tiếp vào “con mắt của khách hàng”. FedEX hiểu được rằng bao bì khôngđơnthuầnchỉđểbảo vệ cho việc vận chuyển hàng một cách an toàn. Họ đóng gói hơn 3.3 triệu gói hàng mỗi ngày. Mỗi gói hàng phải truyền qua tay khoảng 3 khách hàng. Vậy thì công việc đóng gói này sẽ gây ấn tượng cho 9.9 triệu khách hàng mỗi ngày . hoặc 3.6 tỉ khách hàng hằng năm. (Đó là sự qui đổi của việc mua 28 phút 30 giây điểm tin truyền hình trong suốt giải đấu bóng đá của Mỹ.) Qua việc đóng gói, mục tiêu của FedEX là gây được ấn tượng cho 3.6 tỉ khách hàng mỗi năm. Thử tính một bài toán tương tự đối với việc đóng góibao bì của bạn xem. Bạn đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội để gây ấn tượng đối với khách hàng trong năm qua? Tóm lại Nếu bạn không xem xét về những trục trặc có thể xảy ra đối với chiến lược quảng bá của công ty bạn thì chiến lược bao bì sảnphẩm sắp tới sẽ tác động rất thiết thực vào thị trường. Những chiến lược bao bì lớn sẽ tốn rầt nhiều tiền, thời gian và công sức. Và nếu chiến lược đó đi sai hướng thì sẽ còn hao tốn nhiều hơn. Nhưng sẽ hao tốn chi phí nhiều nhất nếu đối thủ cạnh tranh của bạn tung ra thị trường một giải pháp đóng góibao bì mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng ra… và chiến lược bao bì đó đã thuyết phục được khách hàng mua sảnphẩm của họ nhiều hơn của công ty bạn. Sưu tầm bởi Lanta Brand . chiến lược bao bì sản phẩm không thật sự chỉ nhắm đến một việc là đạt kết quả kinh doanh.) Nó đơn thuần chỉ là bao bì để gói sản phẩm Không phải thế! Bao bì. Bao bì: không đơn thuần chỉ để gói sản phẩm Còn điều gì chưa đúng ở đây không? Tại sao những sản phẩm đã được nghiên cứu và