1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phát triển xã hội tự quản

3 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 51 KB

Nội dung

Trật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc, còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự.

Phát triển hội tự quản Nguyễn Ngọc Điện Tạp chí Tia sáng 07:14' PM - Thứ năm, 05/07/2007 Trật tự hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc, còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự. Luật và quy ước mặc nhiên đều là các chuẩn mực xử sự khách quan mà mọi thành viên hội đều phải biết và phải tuân theo, nhưng luật do Nhà nước đặt ra, còn quy ước mặc nhiên là tác phẩm trực tiếp của nhân dân. Thông tin liên quan:  Nguyên tắc kế toán và chính sách hội [29/07/2007]  hội dân sự: khái niệm và các vấn đề [15/04/2007]  Khi pháp luật là hiện thân của công lí [04/01/2007]  Để pháp luật gần hơn với cuộc đời [08/12/2006]  Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới [01/01/1900]  Tác động của dư luận hội đối với ý thức pháp luật [30/08/2006]  Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật [09/07/2006]  Quản lý bằng pháp luật như thế nào? [19/12/2005]  Nhà nước pháp quyền và hội dân sự [11/11/2005]  Luận bàn về Pháp luật [08/10/2005]  Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật [16/09/2005]  Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân [06/09/2005] Sự tồn tại của các chuẩn mực xử sự không mang tính pháp lý cho phép thừa nhận rằng có một phần của đời sống hội không chịu (đúng hơn, không cần) sự can thiệp của Nhà nước bằng các công cụ đặc trưng cho quyền lực công. Trong khuôn khổ phần đời sống ấy, hội tự quản bằng cách dựa vào các công cụ của mình, đặc biệt là các thiết chế tập thể (gia đình, hội, đoàn) và nhất là ý thức hội đúng đắn của cá nhân thành viên. hội tự quản, một hình thức thể hiện của hội dân sự, không cần đến vai trò của các thiết chế công, nhất là các cơ quan trấn áp, do đó, sự phát triển của nó có tác dụng làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý của Nhà nước đối với hội, đồng thời cũng là dấu hiệu của một hội được tổ chức tốt. Suy cho cùng, kích thích và tạo điều kiện cho hội tự quản phát triển là một phần trong sứ mạng của Nhà nước. Tế bào của hội tự quản chính là cá nhân công dân. Được trao cách chủ thể đầy đủ của quyền và nghĩa vụ, công dân, trong quá trình thực hiện những điều mà bản thân mong muốn hoặc đòi hỏi, chủ động xác định cách ứng xử trong giao tiếp nhân văn. Sự xung đột giữa những đòi hỏi trái ngược có tác dụng tạo ra khoảng sai biệt giữa điều được dự tính và điều có thể được thực hiện. Nó giúp cá nhân tỉnh táo nhận biết những đòi hỏi, toan tính ngông cuồng cần phải từ bỏ, cũng như sự cần thiết của việc thực hiện các điều chỉnh thích hợp để những đòi hỏi của cá nhân, từ chỗ quá đáng, trở nên hợp lý, có chừng mực và có tính hiện thực. Người bán hàng luôn mong muốn bán được hàng với giá cao, trong khi người mua chỉ muốn mua với giá thấp, quá trình mặc cả giúp đi đến chỗ thống nhất về giá hợp lý đối với cả hai bên. Sự va đập giữa những cung cách giao tiếp khác biệt làm bật ra yêu cầu xây dựng các chuẩn mực xử sự chung mà mỗi cá nhân phải theo, để có thể thoả mãn mong muốn của mình. Chắc chắn, trước khi các thành viên biết xếp hàng mua vé, hội đã trải qua thời kỳ xô bồ xô bộn và các thành viên đã từng chen lấn, xô đẩy, thậm chí đánh đập nhau, để giành lượt, trước quầy bán vé, tiệm bánh mì . nhất là khi cung không đủ cầu. Chính các quá trình tự điều chỉnh để hợp lý hóa các nhu cầu cá nhân và hoàn thiện ứng xử của cá nhân trong giao tiếp đã giúp cho các thành viên hội từng bước xây dựng nền nếp của cuộc sống dân sự. hội Việt Nam được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà chức trách. Nhắm tới một mục tiêu xác định, người cầm quyền mong muốn xây dựng các khuôn mẫu ứng xử thống nhất để có thể huy động tối đa lực lượng hội cho mục tiêu đó. Chủ thể ứng xử, tức là cá nhân công dân, được gắn với một nhóm, một tổ chức con người được thừa nhận (gia đình, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, hội, đoàn). Nếu các thiết chế tập thể trong hội tự quản được cá nhân chủ động tạo ra để phục vụ cho mình, thì trong hội theo khuôn mẫu ứng xử thống nhất, xây dựng các tập thể là biện pháp Nhà nước chủ động thực hiện nhằm phục vụ cho việc quản hội, đặc biệt là quản lý hành vi ứng xử của cá nhân. Cơ chế quản lý phải vận hành thế nào để tất cả những giao tiếp, những hiện tượng hội thu hút sự chú ý, tò mò của công chúng đều phải được đặt dưới sự kiểm soát, giám sát nghiêm ngặt của nhà chức trách. Các ví dụ rất đa dạng: từ chuyện công diễn một chương trình ca nhạc, tổ chức một buổi thuyết giảng trước công chúng, mở một lễ hội dân gian, cho đến vận hành thử chiếc trực thăng tự chế, nhạy cảm hơn, đó có thể là việc vận động thu thập chữ ký vào một lá đơn tập thể của các thành viên một cơ quan, xin giảm nhẹ hình phạt cho một đồng nghiệp phạm tội trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Nguyên tắc chủ đạo của hội theo khuôn mẫu ứng xử thống nhất là: tập thể phải tạo ra cá nhân theo các tiêu chí do người cầm quyền ấn định. Khuôn mẫu ứng xử được định hình bởi thiết chế quyền lực cao nhất và được quảng bá, phổ cập thông qua các cuộc sinh hoạt tập thể của các nhóm, các tổ chức, theo lộ trình đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Dưới ánh sáng của khuôn mẫu, các ứng xử của cá nhân chịu sự thẩm định, đánh giá của tập thể. Về phần mình, bất kỳ tập thể nào cũng được đặt dưới sự giám hộ của một cơ quan nào đó đại diện cho quyền lực công. Dẫu sao, cá nhân trước hết là những cá thể, nghĩa là có cuộc sống riêng và lợi ích riêng gắn với cuộc sống đó. Dù hội chủ trương ứng xử rập khuôn, các lợi ích trái ngược vẫn tồn tại và vẫn xung đột. Các ứng xử nằm ngoài dự kiến của người tạo ra khuôn mẫu vẫn cứ xuất hiện như hệ quả tất nhiên của những nỗ lực mưu cầu các lợi ích khác biệt. Thế là, nhà chức trách phải can thiệp phải dùng pháp luật để chấn chỉnh các ứng xử bị coi là không tương thích với khuôn mẫu chung. Và cứ mỗi lần như vậy thì lại có một thiết chế công xuất hiện với cách người đảm nhận chức năng quản lý, nhân danh nhà chức trách, đối với các ứng xử đó. Chẳng hạn, trước tình trạng các hoạt động quyên góp vì mục đích từ thiện có dấu hiệu lộn xộn, Mặt trận tổ quốc và Hội chữ thập đỏ được chọn để đảm nhận sứ mạng lập lại trật tự. Trước sự rộ lên một cách tự phát của hoạt động viết hồi ký, tự truyện của cán bộ, công chức về hưu, cơ quan quản lý văn hóa được dự kiến sẽ vào cuộc với cách người có nhiệm vụ ngăn chặn việc tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác thông qua các câu chuyện kể trong tự truyện, hồi ký . Cần phải nhìn nhận rằng sáng tạo và chủ động tổ chức việc vận hành hội tự quản là thiên hướng tự nhiên của công dân trong hội có tổ chức. Không tôn trọng và tạo điều kiện phát triển thiên hướng đó, Nhà nước có nguy cơ phải gồng gánh một khối lượng công việc quản lý vượt quá sức mình. Mà một khi Nhà nước quản lý không nổi mọi thứ ôm đồm, thì trong điều kiện hội tự quản không phát triển, không thể có trật tự hội ổn định, bền vững. . Phát triển xã hội tự quản Nguyễn Ngọc Điện Tạp chí Tia sáng 07:14' PM - Thứ năm, 05/07/2007 Trật tự xã hội, được coi là mục tiêu. lý không nổi mọi thứ ôm đồm, thì trong điều kiện xã hội tự quản không phát triển, không thể có trật tự xã hội ổn định, bền vững.

Ngày đăng: 09/12/2013, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w