Giáo trình Kinh tế vi mô được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình môn học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp. Với các nội dung cụ thể như: Những vấn đề cơ bản của kinh tế vi mô; Lý thuyết cung cầu; Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng; Lý thuyết về sản xuất và chi phí; Thị trường cạnh tranh hoàn toàn;Thị trường độc quyền hoàn toàn; Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn.
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ NGÀNH: KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Trang 2THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ NGÀNH: KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20……
Trang 3Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 4qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu môn học liên quan như kế toán doanh nghiệp, thẩm định dự án, thẩm định tín dụng, tài chính doanh nghiệp…các môn học nghiệp vụ liên quan đến kế toán, tài chính và ngân hàng
Giáo trình Kinh tế vi mô được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình môn học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho sinh viên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp đáp ứng chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Giáo trình Kinh tế vi mô bậc cao đẳng ngành ngành kế toán, tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp gồm 7 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kinh tế vi mô
Chương 2: Lý thuyết cung cầu
Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
Chương 4: Lý thuyết về sản xuất và chi phí
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Chương 6: Thị trường độc quyền hoàn toàn
Chương 7: Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn
Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng cố
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả cập nhật theo các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như thực tế diễn ra trong nước và quốc tế
Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này được hoàn thiện hơn trong quá trình sử dụng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ……
Chủ biên: Lâm Ánh Nguyệt
Trang 51.1 Các vấn đề kinh tế 12
1.1.1 Nhu cầu của con người 12
1.1.2 Nguồn lực của xã hội 12
1.1.3 Sự khan hiếm 12
1.1.4 Đường giới hạn khả năng sản xuất 13
1.2 Các khái niệm cơ bản 13
1.2.1 Khái niệm kinh tế học 13
1.2.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 13
1.2.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 14
1.3 Những vấn đề cơ bản của các tổ chức kinh tế 14
1.3.1 Ba vấn đề kinh tế cơ bản 14
1.3.2 Các hệ thống kinh tế 15
1.3.3 Sơ đồ chu chuyển hoạt động kinh tế 16
1.4 Câu hỏi củng cố: 17
Chương 2 LÝ THUYẾT CUNG CẦU 18
2.1 Thị trường 18
2.1.1 Khái niệm 18
2.1.2 Hình thức biểu hiện của thị trường 18
2.1.3 Các cấu trúc của thị trường 19
2.2 Cầu thị trường 19
2.2.1 Khái niệm 19
2.2.2 Cách biểu thị cầu 19
2.2.3 Quy luật cầu 20
2.2.4 Di chuyển và dịch chuyển đường cầu 21
2.2.5 Hệ số co giãn của cầu 22
2.3 Cung thị trường 25
2.3.1 Khái niệm 25
2.3.2 Cách biểu thị cung 26
2.3.3 Quy luật cung 27
2.3.4 Di chuyển và dịch chuyển đường cung 27
2.3.5 Hệ số co giãn của cung theo giá 27
2.4 Trạng thái cân bằng của thị trường 28
Trang 62.5 Sự can thiệp của Chính phủ vào giá cả thị trường 31
2.5.1 Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ: giá trần và giá sàn 31
2.5.2 Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ 32
2.6 Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố 32
Chương 3: LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 35
3.1 Phân tích cân bằng bằng thuyết hữu dụng 35
3.1.1 Một số vấn đề cơ bản 35
3.1.1.1 Hữu dụng 35
3.1.1.2 Tổng hữu dụng 35
3.1.1.3 Hữu dụng biên 35
3.1.2 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng 36
3.1.2.1 Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng 36
3.1.2.2 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng 36
3.1.3 Sự hình thành đường cầu thị trường 36
3.1.3.1 Sự hình thành đường cầu cá nhân của sản phẩm 36
3.1.3.2 Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm 37
3.2 Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học 37
3.2.1 Một số vấn đề cơ bản 37
3.2.1.1 Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng 37
3.2.1.2 Đường đẳng ích 37
3.2.1.3 Đường ngân sách 38
3.2.2 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng 39
3.2.3 Sự hình thành đường cầu thị trường 40
3.2.3.1 Đường cầu cá nhân về sản phẩm 40
3.2.3.2 Đường cầu thị trường 40
3.2.4 Những thay đổi điểm cân bằng của người tiêu dùng 40
3.2.4.1 Thu nhập thay đổi, giá sản phẩm không đổi 40
3.2.4.2 Px thay đổi, Py & I không thay đổi 41
3.2.4.3 Tác động thay thế và tác động thu nhập 41
3.2.4.4 Thặng dư tiêu dùng 42
3.3 Bài tập chương 3/Câu hỏi củng cố 42
Chương 4: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ 45
Trang 74.1.1.2 Năng suất trung bình 45
4.1.1.3 Năng suất biên 46
4.1.2 Nguyên tắc sản xuất 47
4.1.2.1 Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi phí tối thiểu 47
4.1.2.2 Phối hợp các yếu tố sản xuất chi phí thấp nhất 49
4.1.2.3 Đường mở rộng sản xuất 50
4.1.2.4 Năng suất theo quy mô 50
4.2 Lý thuyết về chi phí sản xuất 51
4.2.1 Một số khái niệm 51
4.2.1.1 Chi phí kinh tế và chi phí kế toán 51
4.2.1.2 Chi phí sản xuất và thời gian 51
4.2.2 Phân tích chi phí trong ngắn hạn 51
4.2.2.1 Các loại chi phí tổng 51
4.2.2.2 Các loại chi phí đơn vị 53
4.2.2.3 Mối quan hệ giữa MC với AC & với AVC 55
4.2.2.4 Sản lượng tối ưu 55
4.2.3 Chi phí sản xuất trong dài hạn 55
4.2.3.1 Tổng chi phí dài hạn 55
4.2.3.2 Chi phí trung bình dài hạn 56
4.2.3.3 Chi phí biên dài hạn 57
4.2.3.4 Quy mô sản xuất tối ưu 57
4.3 Bài tập chương 4/Câu hỏi củng cố 57
Chương 5: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN 60
5.1 Một số vấn đề cơ bản 60
5.1.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn 60
5.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn 60
5.2 Phân tích trong ngắn hạn 62
5.2.1 Doanh nghiệp 62
5.2.2 Ngành 62
5.2.3 Thặng dư sản xuất 63
5.3 Phân tích trong dài hạn 65
5.3.1 Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 65
Trang 85.4 Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và sự can thiệp của Chính phủ 71
5.4.1 Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 71
5.4.2 Hiệu quả phúc lợi từ các chính sách của Chính phủ 71
5.5 Bài tập chương 5/Câu hỏi củng cố 71
Chương 6: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN 74
6.1 Một số vấn đề cơ bản 74
6.1.1 Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn 74
6.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn 75
6.2 Phân tích trong ngắn hạn 77
6.2.1 Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận 77
6.2.2 Mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ 80
6.2.3 Mục tiêu tối đa hóa doanh thu 81
6.2.4 Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức theo chi phí 81
6.3 Phân tích trong dài hạn 82
6.3.1 Thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu 82
6.3.2 Thiết lập quy mô sản xuất bằng quy mô sản xuất tối ưu 83
6.3.3 Thiết lập quy mô sản xuất lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu 84
6.4 Chiến lược phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền 85
6.4.1 Phân biệt giá cấp 1 85
6.4.2 Phân biệt giá cấp 2 86
6.4.3 Phân biệt giá cấp 3 86
6.4.4 Định giá theo thời điểm và giá cao điểm 87
6.4.5 Giá cả hai phần 88
6.4.6 Giá bán ràng buộc 89
6.4.7 Giá gộp 89
6.4.8 Quy tắc định giá của doanh nghiệp độc quyền 90
6.4.9 Đo lường mức độ độc quyền 90
6.5 Các biện pháp điều tiết đối với doanh nghiệp độc quyền 91
6.5.1 Những hạn chế của độc quyền so với cạnh tranh hoàn toàn 91
6.5.2 Định giá tối đa 92
6.5.3 Đánh thuế 93
6.6 Bài tập chương 6/Câu hỏi củng cố 94
Trang 97.1.2 Cân bằng trong ngắn hạn và trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
99
7.1.3 Hiệu quả kinh tế của thị trường cạnh tranh độc quyền 103
7.2 Thị trường thiểu số độc quyền 105
7.2.1 Một số vấn đề cơ bản 105
7.2.2 Trường hợp các doanh nghiệp thiểu số độc quyền hợp tác với nhau 106
7.2.3 Trường hợp các doanh nghiệp thiểu số độc quyền không hợp tác 109
7.3 Bài tập chương 7/Câu hỏi củng cố 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 10Tên môn học: Kinh tế vi mô
Mã môn học: MH3104138
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Kinh tế vi mô là một môn học thuộc khối kiến thức cơ sở, môn học này được
bố trí giảng dạy trước các môn cơ sở khác của nghề
- Tính chất: Kinh tế vi mô là môn học bắt buộc nghiên cứu cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể, là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề
Mục tiêu của môn học/mô đun:
+ Trình bày được các khái niệm liên quan đến hành vi lựa chọn hợp lý của người tiêu dùng
+ Trình bày và phân biệt được các loại hàm sản xuất, các loại năng suất, các loại chi phí, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
+ Trình bày và phân biệt được các loại lợi nhuận, các loại tổn thất, thặng dư tiêu dùng + Trình bày được các khái niệm, những đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn
+ Trình bày được các khái niệm, những đặc điểm liên quan đến thị trường cạnh tranh độc quyền và mô hình Cournot
+ Giải thích được sự hình thành đường cầu thị trường và các yếu tố tác động đến hành
vi lựa chọn của người tiêu dùng
+ Phân biệt được các loại khách hàng trong thị trường cạnh tranh không hoàn toàn và
mô hình Cournot
+ Phân biệt các loại giá, các loại thị trường trong thị trường độc quyền hoàn toàn
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được mức giá, sản lượng cân bằng và độ co giãn của cung cầu
+ Tính toán được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng + Tính toán được những phương án sản xuất tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
Trang 11+ Tính toán được những phương án sản xuất tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh độc quyền hoàn toàn và khi có sự điều tiết của Chính phủ
+ Tính toán được những phương án sản xuất tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh không hoàn toàn
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương
+ Rèn luyện tư duy logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu
về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập
Trang 12Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ VI MÔ
1.1.1 Nhu cầu của con người
Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt phải được thỏa mãn Đó là những gì con người cần như thức ăn, thức uống, nhà ở, tiện nghi… Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau, nhu cầu thay đổi theo thời gian Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng
1.1.2 Nguồn lực của xã hội
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
Xét dưới góc độ kinh tế, các yếu tố sản xuất gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, khoa học công nghệ là nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế
1.1.3 Sự khan hiếm
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ qua, giá trị của cải vật chất và hàng hóa tăng lên rất nhiều Nhưng một thực tế vẫn luôn tồn tại ở mọi quốc gia dù giàu hay nghèo đó chính là sự khan hiếm nguồn lực Nhu cầu vô hạn của con người về các loại sản phẩm dường như là vô hạn, nhưng nguồn tài nguyên để sản xuất ra sản phẩm thì có hạn
Trang 131.1.4 Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp những phối hợp tối đa số lượng
sản phẩm – dịch vụ mà nền kinh tế có thể sản xuất khi sử dụng toàn bộ các nguồn
lực của một nền kinh tế với trình độ công nghệ nhất định
Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả sự hạn chế về năng lực sản xuất của mỗi quốc gia Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường cong lồi cho thấy quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm kinh tế học
Theo David Begg, kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào Kinh tế học giúp chúng ta hiểu
về cách giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực khan hiếm trong các cơ chế kinh tế khác nhau
Vậy Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm để sản xuất các loại sản phẩm nhằm thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của con người
1.2.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Dựa trên quy mô nghiên cứu người ta phân kinh tế học thành Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Trang 14Kinh tế học vi mô (Microeconomics) nghiên cứu về việc người tiêu dùng hoặc người
sản xuất đưa ra các quyết định về một hàng hóa cụ thể Kinh tế học vi mô chủ yếu đề cập đến hành vi ứng sử của cá nhân trên từng loại thị trường, trong mối quan hệ với các tác nhân gây ra bởi hoàn cảnh chung
Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) là một bộ môn nghiên cứu nền kinh tế với tư
cách là một tổng thể Kinh tế học vĩ mô chủ yếu giải quyết các vấn đề lớn có tính tổng thể như mức sản xuất, mức thất nghiệp, mức lạm phát của nền kinh tế
1.2.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Dựa trên quan điểm người ta phân kinh tế học thành kinh tế học thực chứng và kinh
- Sản xuất như thế nào?
Sau khi quyết định được sản xuất loại hàng hóa nào, phải trả lời câu hỏi tiếp theo “Sản xuất như thế nào?”, tức tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản phẩm Vấn đề này liên quan đến việc xác định nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để để sản xuất ra sản phẩm
- Sản xuất cho ai?
Trang 15“Sản xuất cho ai?”, câu hỏi này nhằm xác định ai sẽ là người tiêu thụ, sử dụng sản phẩm Điều này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối sản phẩm hàng hóa dịch vụ đến tay người tiêu dùng
- Ưu điểm:
o Các nguồn lực được tập trung và quản lý và phân phối, giải quyết được các cân đối tổng thể
o Hạn chế được bất công và phân hóa giàu
o Đối phó được với ngoại tác tiêu cực
o Quản lý giá cả nên kiểm soát được lạm phát
- Nhược điểm:
o Quản lý tập trung, bộ máy cồng kềnh dẫn đến quan liêu lãng phí
o Không kích thích sản xuất phát triển, hàng hóa không phong phú, đa dạng
o Sản xuất và phân phối không xuất phát từ nhu cầu xã hội Do người làm kế hoạch
có thể hiểu sai nhu cầu
o Sử dụng tài nguyên không hiệu quả
- Ưu điểm của kinh tế thị trường
Trang 16o Nguồn lực được phân bổ một cách tự động, cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dung nên nguồn lực được sử dụng hiệu quả
o Người sản xuất được khuyến khích bởi lợi nhuận, nên kích thích sự năng động sáng tạo
o Môi trường cạnh tranh tạo động lực phát triển kinh tế, kích thích khoa học kỹ thuật phát triển…
- Nhược điểm của kinh tế thị trường:
o Phân hóa thu nhập
o Cạnh tranh hỗn loạn dễ dẫn đến độc quyền, gây lạm phát và thất nghiệp
o Gây những tác động ngoại tác có hại: ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi
o Hàng hóa công cộng có thể được cung cấp ít
1.3.2.3 Hệ thống kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước Nó chính
là sự phối hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sự phối hợp này làm cho ưu thế của hai mô hình được phát huy đồng thời hạn chế những khuyết tật của chúng
1.3.3 Sơ đồ chu chuyển hoạt động kinh tế
Trang 171.4 Câu hỏi củng cố:
Câu 1: Thế nào là kinh tế học? Tại sao phải nghiên cứu môn kinh tế học?
Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Cho
ví dụ minh họa
Câu 3: Làm thế nào để phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn
tắc Cho ví dụ minh họa
Câu 4: Kinh tế thị trường là gì? Trình bày ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường Câu 5: Điểm nào trong các điểm A, B, C, D trong hình vẽ dưới đây sẽ dẫn đến
tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Hãy giải thích tại sao?
Hàng tiêu dùng
Hàng tư liệu sản xuất
D
B
C
Trang 18Chương 2 LÝ THUYẾT CUNG CẦU
Tóm tắt:
Trong chương 2 bao gồm các nội dung: khái niệm về thị trường, các hình thức biểu hiện và cấu trúc của thị trường, quy luật cung cầu của thị trường, các trạng thái khi thị trường cân bằng và sự can thiệp của Chính phủ vào giá cả thị trường
Mục tiêu:
+ Trình bày được các khái niệm và giải thích được các quy luật cung, cầu, sự hình thành giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường, sự thay đổi giá cả và sản lượng cân bằng khi cung, cầu thay đổi
+ Tính toán được mức giá, sản lượng cân bằng và độ co giãn của cung cầu
Nội dung chương:
2.1 Thị trường
2.1.1 Khái niệm
Gegory Mankiw (2003) đưa ra khái niệm “Thị trường là tập hợp của một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định” S.Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: “Thị trường là tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khảnăng trao đổi”
Vậy thị trường là quá trình người mua người bán tác động qua lại lẫn nhau để trao
đổi hàng hóa và dịch vụ Thị trường không nhất thiết là một địa điểm cụ thể và bị giói hạn trong một không gian cụ thể, nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mau bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó được gọi là thị trường
2.1.2 Hình thức biểu hiện của thị trường
- Thị trường là nơi người bán và người mua gặp gỡ trực tiếp để trao đổi hàng hóa như chợ, cửa hàng, nhà hàng, thị trường đấu giá…
- Thị trường thể hiện dưới hình thức mua bán qua trung gian như: thị trường chứng khoán
Hình thức của thị trường là khác nhau nhưng thị trường có cũng chức năng kinh tế đó
là điều tiết nền kinh tế
Trang 192.1.3 Các cấu trúc của thị trường
Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường thành 4 loại sau:
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: có rất nhiều người bán và người mua, sản phẩm hoàn toàn giống nhau, việc tham gia
Đặc điểm thị
trường
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Cạnh tranh độc quyền
Thiểu số độc quyền
Độc quyền hoàn toàn
Sản xuất điện thoại di động, máy vi tính…
Ngành điện, cấp nước
2.2 Cầu thị trường
2.2.1 Khái niệm
Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa, dịch vụ đó mà người tiêu dùng
sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
D (Demand): Cầu
P (Price): giá hàng hóa
Q (Quantity): Số lượng hàng hóa
2.2.2 Cách biểu thị cầu
Hàm cầu là hàm số biểu thị mối liên hệ giữa sản lượng cầu và giá cả hàng hóa
o Đường cầu tổng quát có dạng: QD = f(P)
o Nếu đường cầu là hàm tuyến tính thì: QD = aP + b (a<0)
Qd: lượng cầu sản phẩm
Trang 20P: đơn giá của sản phẩm
Ví dụ: Hàm cầu: QD = -5P + 30 (P: ngàn đồng, Q: sản phẩm)
Biểu cầu là bảng biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu
Từ hàm cầu QD = -5P + 30 ta có biểu cầu:
Đơn giá (P) Lượng cầu (QD)
Đường cầu là sự mô tả về cầu hàng hóa, dịch vụ trong mối liên hệ với giá cả của nó
trên đồ thị với trục hoành biểu diễn lượng cầu (Q) và trục tung biểu diễn giá của hàng hóa (P) Dựa vào biểu cầu ta vẽ đường cầu
2.2.3 Quy luật cầu
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá của hàng hóa càng cao thì lượng cầu về hàng hóa càng nhỏ và ngược lại Quy luật này được giải thích bởi hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập
Khi giá của một hàng hóa X giảm xuống, sẽ có hai hiệu ứng tác động đến người tiêu dùng:
Thứ nhất, vì các điều kiện khác giữ nguyên, giá của hàng hóa X giảm làm cho hàng
hóa đó rẻ tương đối so với hàng hóa cùng loại khác Điều này làm cho nhu cầu của hàng hóa X tăng lên Tác động này gọi là tác động thay thế
Trang 21Thứ hai, khi thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng không đổi, việc giá của hàng
hóa X giảm làm cho thu nhập thực của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua nhiều hàng hóa X hơn Tác động này gọi là tác động thu nhập
2.2.4 Di chuyển và dịch chuyển đường cầu
Phân biệt cầu và lượng cầu
Cầu (D) biểu thị các số lượng mà người tiêu dùng muốn mua và có thể mua ở các
mức giá khác nhau Cầu là một hàm của giá Qd = f(P)
Lượng cầu (QD) là một giá trị của hàm cầu đó, là lượng cầu hàng hóa tại một mức giá
nào đó Lượng cầu thay đổi do sự tác động của giá (P) hàng hóa đó
Sự dịch chuyển đường cầu: nếu có bất cứ một yếu tố nào khác ngoài giá của chính
bản thân hàng hóa thay đổi, sẽ làm cho đường cầu dịch chuyển hay có sự thay đổi cầu Các
yếu tố làm dịch chuyển đường cầu gồm: giá của hàng hóa liên quan, thu nhập của người tiêu dùng, dân số, sở thích, giá của hàng hóa trong tương lai Nếu một trong các yếu tố ngoài giá bản thân hàng hóa tác động theo xu hướng làm tăng cầu thì làm đường cầu dịch chuyển sang phải Ngược lại, các yếu tố tác động theo xu hướng làm giảm cầu thì làm đường cầu dịch chuyển sang trái
Sau đây xem xét sự tác động của các yếu tố trên đến sự dịch chuyển đường cầu
- Giá của hàng hóa liên quan: có hai dạng hàng hóa liên quan là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
o Hàng hóa thay thế là hai sản phẩm tương tự chúng có thể thay thế cho nhau Ví dụ: giá của thịt gà tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lượng cầu về thịt heo tăng
o Hàng hóa bổ sung là hai sản phẩm được sử dụng đồng thời Ví dụ: giá của gas tăng làm làm cho nhu cầu về bếp gas giảm
- Thu nhập của người tiêu dùng: thông thường khi thu nhập tăng người tiêu dùng sẽ mua số lượng hàng hóa, dịch vụ thông thường tăng lên Khi thu nhập giảm người tiêu dùng
có xu hướng giảm mua hàng hóa
- Dân số: dân số có xu hướng tăng sẽ làm cho cầu hàng hóa có xu hướng tăng
- Sở thích: sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng sẽ tác động đến cầu hàng hóa, ví dụ: khi sở thích về điện thoại Iphone tăng thì cầu về Iphone tăng
- Giá của hàng hóa trong tương lai (kỳ vọng của người tiêu dùng): khi người tiêu dùng
dự đoán giá cả của hàng hóa tăng hay giảm trong tương lai thì sẽ ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa đó ở hiện tại
Trang 22- Yếu tố khác: chính sách của chính phủ…
Sự di chuyển dọc đường cầu cho thấy sự thay đổi của lượng cầu khi giá của sản phẩm thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
2.2.5 Hệ số co giãn của cầu
Hệ số co giãn của cầu đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự
thay đổi lượng cầu khi các yếu tố như giá hàng hóa, thu nhập, giá hàng hóa liên quan thay đổi:
- Độ co giãn của cầu theo giá: ED
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập: EI
- Độ co giãn chéo: EXY
2.2.5.1 Hệ số co giãn của cầu theo giá
Hệ số co giãn của cầu theo giá đo lường sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi
Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá:
Q
P Q Q
P P
Q P
Ví dụ: Giá của gas tăng 15%, lượng cầu về gas giảm 20% Tính hệ số co giãn của cầu
theo giá Hệ số co giãn của cầu theo giá là: 1,5
%20
%15
P1 P2
P
Trang 232 1
2 1 1 2
1
2
Q Q
P P P P
Q Q
Ví dụ: Cho biết giá và sản lượng của sản phẩm A như sau P1 = 15, Q1 = 25 và P2 =10
và Q2 = 50 Tính hệ số co giãn giữa hai điểm
-1.67 50
25
10 15 15 - 10
25 -
P P
Q
P Q
Tính chất độ co giãn của cầu theo giá
- ED<0 do giữa P và Q có mối quan hệ nghịch biến
- ED không có đơn vị tính
Phân loại hệ số co giãn
|EP |<1: Cầu co giãn ít (%∆Q< % ∆P)
|EP |>1: Cầu co giãn (%∆Q> % ∆P)
|EP |=1: Cầu co giãn đơn vị¸ (%∆Q = % ∆P)
|EP |= ∞: Cầu hoàn toàn co giãn ( %∆ P = 0 )
|EP |=0: Cầu hoàn toàn không co giãn¸ ( %∆Q = 0 )
Mối quan hệ giữa doanh thu TR và độ co giãn
Doanh thu: TR = P x Q ( Total revernue = Price x Quantity)
|EP |>1: cầu co giãn: TR và P nghịch biến
|EP |<1: Cầu co giãn ít: TR và P đồng biến
|EP |=1: cầu co giãn đơn vị: TR không đổi khi P thay đổi
Trang 24Những nhân tố chính ảnh hưởng đến ED
- Tính thay thế của hàng hóa: một hàng hóa có sẵn những mặt hàng có khả năng thay thế trên thị trường, cầu của nó càng co giãn Trong trường hợp này, khi mức giá của hàng hóa chúng ta đang phân tích tăng, lượng cầu về hàng hóa giảm mạnh, vì người tiêu dùng sẵn sàng chuyển qua hàng hóa thay thế khác
- Tính chất của sản phẩm: Độ co giãn phụ thuộc vào việc hàng hóa chúng ta đang xem xét là hàng hóa thiết yếu hay xa xỉ Đối với hàng hóa thiết yếu cầu thường ít co giãn Khi hàng hóa xa xỉ cầu sẽ co giãn mạnh
- Tỷ trọng chi tiêu của sản phẩm trong tổng thu nhập càng lớn thì độ co giãn càng cao
2.2.5.2 Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (EI) là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi
thu nhập thay đổi 1%
Công thức tính:
Q
I x I
Q I
Trang 25• EI < 1 : Hàng thiết yếu
• EI > 1 : Hàng cao cấp
2.2.5.3 Hệ số co giãn chéo của cầu
Hệ số co giãn chéo của cầu (EXY) là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu của sản phẩm X khi giá sản phẩm Y thay đổi 1%
Công thức:
x y
y x Y
X xy
Q
P x P
Q Q
Q E
Exy>0 : X và Y là hai hàng hóa thay thế
Exy <0: X và Y là hai hàng hóa bổ sung
Exy = 0: X và Y là hai hàng hóa độc lập
2.3 Cung thị trường
2.3.1 Khái niệm
Cung của một hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán
tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
+ Công nghệ: sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm cho cung hàng hóa tăng
+ Giá của hàng hóa liên quan: giá của hàng hóa liên quan có tác động đến cung của hàng hóa
Nếu giá của hàng hóa thay thế tăng thì cung tăng, nếu giá của hàng hóa thay thế giảm thì cung giảm
Nếu giá của hàng hóa bổ sung tăng cung của hàng hóa giảm và ngược lại
+ Giá tương lai của hàng hóa đó: nếu giá của bản thân hàng hóa trong tương lai tăng thì cung có xu hướng tăng, nếu giá trong tương lai của bản thân hàng hóa giảm thì cung có
xu hướng giảm
Trang 26+ Chính sách của chính phủ: chính sách của chính phủ khuyến khích sản xuất làm cho cung tăng Ví dụ như giảm thuế doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ sản xuất
2.3.2 Cách biểu thị cung
Hàm cung là hàm số biểu thị mối liên hệ giữa cung hàng hóa với các yếu tố liên quan
Hàm số cung tổng quát theo giá có dạng: Qs = f(P)
o Nếu cung là hàm tuyến tính thì hàm cung có dạng Qs = cP + d Trong đó:
Hệ số góc c luôn dương
P: giá của sản phẩm (price)
Qs:Lượng cung của sản phẩm (quanlity)
Ví dụ: cho hàm cung của sản phẩm X như sau: Qs = 5P + 10
Biểu cung là bảng biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung Ví dụ: biểu cung
của sản phẩm X được biểu thị như sau:
Đơn giá (P) (Đvt: 1000 đồng/sp) Lượng cung Q s (đvt: sản phẩm)
Đường cung là sự mô tả về cung hàng hóa, dịch vụ trong mối liên hệ với giá cả của
nó trên đồ thị với trục hoành biểu diễn lượng cầu (Q) và trục tung biểu diễn giá của hàng hóa (P) Dựa vào biểu cung ta vẽ đường cung
Trang 272.3.3 Quy luật cung
Trong điều kiện các yếu tố khác ngoài giá không đổi, khi giá của một hàng hóa cao chừng nào thì lượng cung cao từng ấy
2.3.4 Di chuyển và dịch chuyển đường cung
- Sự di chuyển dọc theo đường cung là sự thay đổi của lượng cung khi giá của bản thân hàng hóa thay đổi
- Sự dịch chuyển đường cung là sự dịch chuyển toàn bộ đường cung khi các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa thay đổi Các yếu tố làm đường cung dịch chuyển bao gồm: giá yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, giá hàng hóa liên quan, công nghệ, kỳ vọng, chính sách của chính phủ
2.3.5 Hệ số co giãn của cung theo giá
Độ co giãn của cung theo giá:
là phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%
PΔ
%
QΔ
PE
Q
E QE’
S S’
Q
P
Trang 28Hệ số co giãn điểm:
Q
P x P Δ Q Δ
= Es
Hệ số co giãn khoảng
2.4 Trạng thái cân bằng của thị trường
2.4.1 Trạng thái cân bằng của thị trường
Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái mà tại mức
giá cân bằng sản lượng người mua muốn mua bằng với sản lượng mà người bán muốn bán
- Khi thị trường đạt trạng thái cân bằng ta có:
o Qs = Qd
o Không xảy ra tình trạng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa
o Không có áp lực thay đổi giá
Ví dụ: cho biểu cung – cầu của thị trường đĩa CD như sau
Tại mức giá cân bằng P = 3 thị trường đạt trạng thái cân bằng
Giá (USD)/ đĩa CD Lượng cầu Lượng cung Thừa (+), thiếu (-)
(triệu đĩa CD/ tuần)
Trang 292.4.2.2 Thiếu hụt
Khi xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa nhà sản xuất tăng giá bán là cho lượng cung
tăng dần, lượng cầu giảm dần cho đến khi đạt đến trạng thái cân bằng
2.4.3 Sự thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường
Cân bằng thị trường chỉ là một trạng thái tạm thời, nó có thể thay đổi khi các yếu tố cung và cầu thay đổi Các yếu tố thay đổi đó sẽ làm dịch chuyển đường cung và đường cầu, kết quả là trạng thái cân bằng mới được thiết lập
2.4.3.1 Cung không đổi và cầu thay đổi
Trường hợp 1: Cung không đổi và cầu tăng sẽ làm cho giá và sản lượng cân bằng tăng
Trường hợp 2: Cung không đổi và cầu giảm sẽ làm cho giá và sản lượng cân bằng
PE’
PE
E
PEPE’
QE’ QE
Trang 302.4.3.2 Cầu không đổi và cung thay đổi
Trường hợp 1: Cầu không đổi và cung tăng sẽ làm cho giá và sản lượng cân bằng
giảm
Trường hợp 2: Cầu không đổi và cung giảm sẽ làm cho giá và sản lượng cân bằng
tăng
2.4.3.3 Cầu và cung đều thay đổi
Trường hợp 1: Cả cung và cầu đều giảm
Sản lượng cân bằng giảm
Giá có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào mức độ thay đổi của cung và cầu
Trường hợp 2: Cả cung và cầu đều tăng
Sản lượng cân bằng tăng
Giá có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào mức độ thay đổi của cung và cầu
Trang 312.5 Sự can thiệp của Chính phủ vào giá cả thị trường
Giá cả là các tín hiệu hướng dẫn việc phân bổ nguồn lực xã hội, sự phân bổ này bị thay đổi khi các nhà làm chính sách kiểm soát giá cả Do đó chính phủ sử dụng chính sách kiểm soát giá cả nhằm phân bổ lại nguồn lực trong xã hội
2.5.1 Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ: giá trần và giá sàn
2.5.1.1 Giá trần
Giá trần là mức giá hợp pháp cao nhất của một hàng hóa dịch vụ Khi áp đặt giá trần
chính phủ thường dùng biện pháp bù lỗ hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất
- Đặc điểm và mục đích của việc quy định giá trần (P1):
o Là mức giá thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường
o Trên thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa
o Nhằm để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
Trang 32- Đặc điểm và mục đích của việc quy định giá trần (P1):
o Là mức giá cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường
o Xảy ra tình trạng dư thừa hàng hóa
o Nhằm bảo vệ quyền lợi của người cung ứng
2.5.2 Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ
2.5.2.1 Đánh thuế
- Chính phủ hàng hóa dịch vụ để có tiền cho công tác an ninh quốc phòng, dịch vụ
công cộng
- Thuế được đánh trên người sản xuất hoặc người tiêu dùng
- Thuế được tính theo phần trăm giá cả hoặc một khoản tiền nào đó trên từng đơn vị
sản phẩm được bán
Trường hợp 1: Đánh thuế trên người mua:
Giá trước thuế: PD = a + bQD
Giá sau khi đánh thuế t đồng/sản phẩm: P’ D = PD - t
Trường hợp 2: Đánh thuế trên người bán
Giá trước thuế: Ps = a + bQs
Giá sau khi đánh thuế t đồng/sản phẩm: P’ s = Ps + t
2.5.2.2 Trợ cấp
- Trợ cấp là hình thức chi hỗ trợ trên một đơn vị hàng hóa như một hình thức hỗ trợ
sản xuất hay tiêu dùng
- Giống như thuế, lợi ích của trợ cấp được phân chia cho cả người mua và người bán,
tùy thuộc vào độ co giãn của cung và cầu
Ví dụ: trợ cấp: trợ cấp vé xe buýt
2.6 Bài tập chương 2/Câu hỏi củng cố
CÂU HỎI:
Câu 1: Cầu là gì? Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến cầu?
Câu 2 Trình bày các yếu tố tác động đến cung thị trường
Trang 33Câu 3 Tại sao độ co giãn của cầu dài hạn khác với độ co giãn cầu ngắn hạn Độ co
giãn của cầu theo giá đối với xăng sẽ lớn hơn trong ngắn hạn hay trong dài hạn?
Câu 4 Vận dụng lý thuyết sự dịch chuyển đường cung và đường cầu để minh họa tác
động của những sự kiện sau đây đối với thịt lợn:
- Giá thịt gà tăng cao gấp 2 lần
- Tết nguyên đán làm cho nhu cầu về thị heo tăng 18%
- Dịch tả lợn Châu Phi làm sản lượng thịt lợn giảm 20%
1 Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X
2 Cho biết giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X
3 Tính hệ số co giãn khoảng của cầu sản phẩm X tại mức giá P=60 và P =80 Muốn tăng doanh thu của sản phẩm X doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X nên tăng giá hay giảm giá bán?
4 Giả sử nhà nước ấn định mức giá P = 40, đây là giá trần hay giá sàn? Có sự thiếu hụt hàng hóa không Nếu có, lượng thiếu hụt là bao nhiêu?
5 Tính độ co giãn của cầu theo giá khi P =60 hoặc P =80
Bài 2: Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm Y có dạng Đơn vị tính P (ngàn đồng) và
Q (sản phẩm)
P =Qs + 5
P = -1/2QD + 20
a Tính giá và sản lượng cân bằng
1 Nếu chính phủ quy định mức giá P = 18, đây là giá trần hay giá sàn Trong trường hợp này tình hình thị trường sản phẩm Y như thế nào?
2 Nếu lượng cầu của hàng hóa Y tăng gấp ba lần ở mỗi mức giá Xác định phương trình của hàm số cầu Tính giá và sản lượng cân bằng mới
Trang 343 Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá P =17 Muốn tăng doanh thu sản phẩm Y, doanh nghiệp nên tăng giá hay giảm giá?
Bài 3:
Cho hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X như sau:
P = 2+ 0.2Qs
P = 10-0.2QD
Đơn vị tính P ( USD), Q (cái)
1 Xác định giá và sản lượng cân bằng
2 Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng Giả sử doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì nên quyết định tăng hay giảm giá sản phẩm X?
3 Nếu chính phủ đánh thuế trên một sản phầm X là t = 1 (USD), tính giá và sản lượng cân bằng mới Tính số thuế mà người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chịu trên mỗi đơn vị hàng hóa
4 Nếu P = 4, thì trên thị trường hàng hóa X xảy ra hiện tượng thừa hay thiếu, bao nhiêu? Đây là giá trần hay giá sàn?
5 Nếu chính phủ quy định mức giá P =8 và cam kết mua hết số hàng hóa thừa thì chính phủ cần phải chi ra bao nhiêu tiền? Đây là giá trần hay giá sàn
Trang 35Chương 3: LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Tóm tắt:
Trong chương 3 gồm các nội dung: Phân tích mức hữu dụng, nguyên tắc để tối đa hóa hữu dụng, sự hình thành đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường đối với sản phẩm, những thay đổi trong lựa chọn của người tiêu dùng khi có sự thay đổi của giá cả và thu nhập
Mục tiêu:
+ Trình bày được các khái niệm liên quan đến hành vi lựa chọn hợp lý của người tiêu dùng
+ Giải thích được sự hình thành đường cầu thị trường và các yếu tố tác động đến hành
vi lựa chọn của người tiêu dùng
+ Tính toán được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng
Nội dung chương:
3.1 Phân tích cân bằng bằng thuyết hữu dụng
Tổng hữu dụng (TU – Total Utility) là tổng mức độ thỏa mãn khi tiêu thụ một số
lượng sản phẩm nhất định trong một đơn vị thời gian
3.1.1.3 Hữu dụng biên
Hữu dụng biên (MU – Marginal Utility) là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay
đổi 1 một đơn vị sản phẩm tiêu dùng
Công thức tính hữu dụng biên
- Nếu hàm tổng hữu dụng là hàm rời rạc :
- Nếu hàm tổng hữu dụng là hàm liên tục
Trang 363.1.2 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng
3.1.2.1 Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng
- Khi mua hàng hóa để tiêu dùng, người tiêu dùng luôn hướng đến mục đích là tối
đa hóa mức độ thỏa mãn
- Ngân sách của người tiêu dùng có giới hạn, nó phụ thuộc vào thu nhập và giá cả hàng hóa
Người tiêu dùng chọn phương án tiêu dùng tối ưu nhằm đạt mục tiêu tổng hữu dụng lớn nhất trong giới hạn ngân sách
3.1.2.2 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng
Một người dùng thu nhập I để mua hai hàng hóa x và y Tìm X, Y để Tìm Tumax?
- X: số lượng sản phẩm X
- Y số lượng sản phẩm Y
- PX: giá sản phẩm X
- PY: giá sản phẩm Y
- MUX: hữu dụng biên của sản phẩm X
- MUY: hữu dụng biên của sản phẩm Y
Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng (TUmax) mà vẫn phù hợp với giới hạn ngân sách thì người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm phải thỏa mãn hệ phương trình sau:
3.1.3 Sự hình thành đường cầu thị trường
3.1.3.1 Sự hình thành đường cầu cá nhân của sản phẩm
Đường cầu cá nhân của sản phẩm X được hình thành khi giá của sản phẩm X thay đổi, các yếu tố khác không đổi Đường cầu cá nhân của sản phẩm X là tập hợp các điểm tiêu dùng tối ưu của hai hàng hóa X và Y, khi giá của sản phẩm X thay đổi
Trang 373.1.3.2 Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm
Đường cầu thị trường là tổng hợp từ các đường cầu cá nhân bằng cách tổng cộng
theo trục hoành đường cầu cá nhân
3.2 Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học
3.2.1 Một số vấn đề cơ bản
3.2.1.1 Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng
- Sở thích có tính hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự thỏa dụng các phối hợp khác nhau khi tiêu dùng hàng hóa mang lại
- Người tiêu dùng luôn tích nhiều hơn thích ít
- Sở thích có tính bắc cầu
3.2.1.2 Đường đẳng ích
Đường đẳng ích (đường bàng quan) là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay
nhiều sản phẩm cùng tạo nên mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng
Trang 38Đặc điểm của đường đẳng ích
- Đường đẳng ích dốc xuống về phía bên phải
- Đường đẳng ích không thể cắt nhau
- Đường đẳng ích lồi về góc tọa độ
- Các đường đẳng ích càng xa gốc tọa độ thì mức độ thỏa dụng càng cao
Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người
tiêu dùng có thể mua được với cùng mức thu nhập và giá sản phẩm đã cho
Phương trình của đường ngân sách
Trang 39Đặc điểm của đường ngân sách
- Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về phía bên phải
- Dộ dốc của đường ngân sách là số âm
- Đường ngân sách phụ thuộc vào giá của sản phẩm và thu nhập của người tiêu dùng
3.2.2 Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng
Điểm tiêu dùng tối ưu thỏa mãn những điều kiện
- Nằm trên đường ngân sách
- Nằm trên đường đẳng ích cao nhất
Về toán học, điểm tiêu dùng tối ưu tiếp xúc với đường đẳng ích (độ dốc của 2 đường này bằng nhau)
Trang 403.2.3 Sự hình thành đường cầu thị trường
3.2.3.1 Đường cầu cá nhân về sản phẩm
Đường cầu cầ nhân của nhân phẩm X được hình thành khi giá của sản phẩm X thay đổi, các yếu tố khác không đổi Đường cầu cá nhân của sản phẩm X là tập hợp các điểm tiêu dùng tối ưu của hai hàng hóa X và Y, khi giá của sản phẩm X thay đổi
3.2.3.2 Đường cầu thị trường
Đường cầu thị trường là tổng hợp từ các đường cầu cá nhân bằng cách tổng cộng
theo trục hoành đường cầu cá nhân
3.2.4 Những thay đổi điểm cân bằng của người tiêu dùng
3.2.4.1 Thu nhập thay đổi, giá sản phẩm không đổi
- I không đổi, giá thay đổi