Luận văn
Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip ii Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học nông nghiệp I Hoàng Văn tuân Thử nghiệm ơng ấu trùng cua xanh (scylla seRrata, forskal 1775) trong điều kiện ao nuôi luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản M số: 60 62 70 Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn văn quyền Hà Nội 2007 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………… iii LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Hoàng Văn Tuân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………… iv LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin ñược trân trọng cảm ơn Trường ðại học Nông nghiệp 1, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1, ñặc biệt là dự án NORAD ñã tạo cơ hội cho chúng tôi, những học viên lớp cao học nuôi trồng thuỷ sản khoá 7 có ñược khoá học này. Tôi xin ñược gửi lời cảm ơn trân trọng ñến các thầy cô, những người ñã tận tâm mang lại cho tôi kiến thức không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống và công việc. Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn ñặc biệt ñến tiến sĩ Nguyễn Văn Quyền, người thầy ñã hướng dẫn hết sức tận tình cho tôi trong thời gian học, thời gian thực tập. Những góp ý hết sức quý báu của thầy ñã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin ñược gửi lời biết ơn ñến cán bộ, công nhân Trại giống thuỷ sản Hải lĩnh ñã cùng tôi trải qua nhiều gian khó trong quá trình triển khai và thực hiện các nội dung ñề tài tại Trại. Tôi xin ñược tỏ lòng biết ơn ñến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thanh hoá, Sở Thuỷ sản Thanh Hoá ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và làm ñề tài. Tôi rất biết ơn những giúp ñỡ, những lời ñộng viên của bạn bè, ñồng nghiệp dành cho tôi trong suốt thời gian qua. Con xin ñược cám ơn Bố Mẹ. Bố Mẹ ñã sinh thành và dày công nuôi dưỡng và luôn mong con thành ñạt. Cuối cùng, xin ñược cảm ơn vợ tôi ñã ñộng viên, chia sẻ cùng tôi vượt qua những khó khăn trong trong cuộc sống. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………… v MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN .ii LỜI CẢM ƠN .iv DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH .viii MỞ ðẦU i Mục tiêu nghiên cứu: k Nội dung nghiên cứu: .k CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .l 1.1. ðặc ñiểm sinh học sinh sản của cua xanh l 1.1.1. Vị trí phân loại .l 1.1.2. Kích thước thành thục (kích thước giao phối) .n 1.1.3. ðẻ trứng và thụ tinh o 1.1.4. Sự phát triển của phôi. .t 1.1.5. Vòng ñời của cua Xanh và các giai ñoạn biến thái của ấu trùng u 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sản xuất giống cua Xanh w 1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cua Xanh trên thế giới w 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cua xanh ở Việt Nam. .x CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU aa 2.1. Thời gian, ñối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu . aa 2.2. Phương pháp bố trí nuôi thử nghiệm aa 2.3. Phương pháp thu thập các chỉ tiêu trong thí nghiệm .bb 2.3.1. Quan trắc chất lượng nước bb 2.3.2. Thu mẫu luân trùng . cc 2.3.3. Thu mẫu ấu trùng cua cc 2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu: .dd Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………… vi CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . ee 3.1. Nuôi sinh khối luân trùng trong ao . ee 3.1.1 Diễn biến các thông số môi trường trong ao nuôi sinh khối luân trùng… . ee 3.1.2. Sinh trưởng của luân trùng hh 3.2. Ương nuôi ấu trùng cua Xanh trong ao và bể .ii 3.2.1. Diễn biến môi trường trong ao và bể ương ấu trùng cua Xanh. .jj 3.2.2. Biến ñộng mật ñộ luân trùng trong ao ương ấu trùng cua .pp 3.2.3. Sự biến thái của các giai ñoạn ấu trùng cua trong ao và bể ương. qq 3.2.4. Tỷ lệ sống của ấu trùng trong ao và bể ương ss CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ vv 4.1. Kết luận .vv 4.2. Kiến nghị .vv VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO xx PHỤ LỤC aaa Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………… vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Mùa vụ ñẻ trứng của cua Xanh (Scylla (sp)) ở vùng Tây ấn ðộ – Thái Bình Dương p Bảng 1.3: Tóm tắt quá trình phát triển phôi cua Xanh .t Bảng 1.4: Các chỉ tiêu hình thái bên ngoài căn cứ phân loại các giai ñoạn phát triển của ấu trùng Zoae . .v Bảng 3.2: Giá trị trung bình các thông số dinh dưỡng và hữu cơ ñược kiểm tra 3 ngày/ 1lần của 4 ñợt trong ao nuôi sinh khối luân trùng .gg Bảng 3.3 : Sinh trưởng của quần thể sinh trùng trong 7 ngày nuôi hh Bảng 3.4: Giá trị trung bình các thông số môi trường ñược kiểm tra liên tục 15 ngày trong ao và 21 ngày trong bể ương ấu trùng cua mm Bảng 3.5: giá trị trung bình các thống số môi trường và hữu cơ trong ao và bể ương ấu trùng cua .mm Bảng 3.6: Biến ñộng mật ñộ luân trùng của 4 ñợt trong ao ương ấu trùng cua .pp Bảng 3.7: Thời gian lột xác chuyển giai ñoạn của ấu trùng cua của 4 ñợt ương trong ao và bể rr Bảng 3.8: Tỷ lệ sống trung bình của 4 ñợt ương ấu trùng cua trong ao và bể ương .uu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………… viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cua Xanh .m Hình: 1.2 Cơ quan giao phối của cua ñực r Hình 3.1: Diễn biến nhiệt ñộ kiểm tra liên tục 7 ngày của 4 ñợt trong ao nuôi luân trùng. . ff Hình 3.2: Sinh trưởng của quần thể luân trùng sau 7 ngày nuôi ii Hình 3.3: Diễn biến nhiệt ñộ trong ao và bể nuôi ñợt nuôi thứ 1 .jj Hình 3.4: Diễn biến nhiệt ñộ trong ao và bể nuôi ñợt nuôi thứ 2 .kk Hình 3.5: Diễn biến nhiệt ñộ trong ao và bể nuôi ñợt nuôi thứ 3 .kk Hình 3.6: Diễn biến nhiệt ñộ trong ao và bể nuôi ñợt nuôi thứ 4 .ll Hình 3.7: Diễn biến hàm lượng trung bình của N-NH4 theo ngày của 4 ñợt ương ấu trùng cua trong ao và bể nn Hình 3.8: Diễn biến hàm lượng trung bình của N-NO2 theo ngày của 4 ñợt ương ấu trùng cua trong ao và bể .34 Hình 3.9: Diễn biến hàm lượng trung bình N-NO3 theo ngày nuôi của 4 ñợt ương ấu trùng cua trong ao và bể ương .oo i MỞ ðẦU Cua Xanh (Scylla serrata Forskal, 1775) có kích thước lớn, ñược coi là ñặc sản bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về vi khoáng và vitamin. Cua Xanh sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, phân bố ở vùng biển Ấn ñộ - Tây Thái bình dương, là ñối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu về: Vòng ñời, ñặc ñiểm sinh lý, sinh hoá, sự tác ñộng của các yếu tố môi trường như nhiệt ñộ, ñộ mặn ñến sinh trưởng và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cua Xanh Việt Nam có nguồn lợi cua biển phong phú, những năm gần ñây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng lên, nghề nuôi cua ñã phát triển ở nhiều ñịa phương trong cả nước, mô hình nuôi một vụ cua một vụ tôm, nuôi kết hợp cua và tôm ñược ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh ven biển, ñã ñem lại hiệu quả kinh tế cao và phần nào hạn chế dịch bệnh tôm. Song do nhu cầu phát triển nghề nuôi cua ñã nảy sinh khó khăn lớn là giải quyết nguồn cua giống. Ở Việt Nam, trong những năm ñầu những năm 1980, các tác giả như Nguyễn Văn Chung, Serene, Starobogalov, . tập trung nghiên cứu về ñịnh dạng loài và một số ñặc ñiểm sinh học. ðến những năm ñầu thập thập kỷ chín mươi, các tác giả như Hoàng ðức ðạt, ðoàn Văn ðẩu, Nguyễn Cơ Thạch ñã tích cực nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo ñối tượng này song kết quả còn hạn chế. Năm 2001, Nguyễn Cơ Thạch thực hiện thành công trong nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cua Xannh, tỷ lệ sống từ giai ñoạn ñầu ấu trùng ñến giai ñoạn cua giống ñạt trung bình 4,09% [4], ñây là lần ñầu tiên Việt Nam sản xuất cua giống nhân tạo thương phẩm. Từ kết quả nghiên cứu tác giả ñã xây dựng quy trình sản xuất nhân tạo giống cua biển. ðến nay, quy trình ñã có nhiều cải tiến và ñược chuyển giao, ứng dụng sản xuất giống cua trên diện rộng. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ñến giai ñoạn cua giống vẫn chưa ñược nâng cao và thường không ổn ñịnh, nguyên nhân có thể j là: ấu trùng cua rất hung dữ, chúng hay cắn nhau ñặc biệt trong bể ương với mật ñộ cao; Việc chỉ sử dụng một loại thức ăn là artemia trong suốt quá trình ương không ñảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cua xanh. Như vậy, nếu giải quyết ñược 2 vấn ñề làm thế nào ñể ấu trùng cua không cắn nhau và ña dạng hoá nguồn thức ăn cho ấu trùng thì có thể nâng cao tỷ lệ sống của cua giống. Ương ấu trùng cua trong ao có lợi thế hơn so với trong bể như: Giảm mật ñộ ương nuôi, có chỗ ẩn náu cho ấu trùng, hơn nữa trong ao nuôi có ñiều kiện thuận lợi cho các loài ñộng, thực vật phù du (luân trùng, các dòng copepoda loại nhỏ, ấu trùng của các loài nhuyễn thể, các loài vi tảo…) phát triển. Chúng là nguồn thức ăn phù hợp về kích cỡ con mồi và ña dạng về thành phần dinh dưỡng ñối với từng giai ñoạn phát triển của ấu trùng cua. Như vậy, ương ấu trùng cua trong ao nuôi sẽ ñáp ứng ñược các yêu cầu về giảm mật ñộ và ña dạng nguồn thức ăn. Tuy nhiên ương ấu trùng cua trong ao cũng khó khăn hơn so với trong bể như: chịu sự tác ñộng trực tiếp của thời tiết, khí hậu và khó kiểm soát các tác nhân gây bệnh. Nhằm trả lời câu hỏi có thể ương ấu trùng cua Xanh trong ñiều kiện ao nuôi không và góp phần tìm hướng ñi mới trong sản xuất giống cua Xanh, tôi tiến hành thực hiện ñề tài “Thử nghiệm ương ấu trùng cua Xanh (Scylla serrata Forskal, 1775) trong ñiều kiện ao nuôi” k Mục tiêu nghiên cứu: Thăm dò khả năng ương ấu trùng cua Xanh trong ñiều kiện ao nuôi. Nội dung nghiên cứu: 1. Theo dõi biến ñộng của các yếu tố môi trường của ao và bể ương ấu trùng cua, ao nuôi luân trùng. 2. Theo dõi tốc ñộ sinh trưởng của quần thể luân trùng trong ao nuôi sinh khối. 3. Xác ñịnh thời gian biến thái, tỷ lệ sống của các giai ñoạn phát triển ấu trùng cua trong ao và trong bể ương.