1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môi trường vĩ mô Việt Nam và sử dụng SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

16 854 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 208 KB

Nội dung

Môi trường vĩ mô Việt Nam và sử dụng SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 1

Nhóm 1 – TCDN A_K9

1 Trần Thị Lan Anh

2 Vũ Thị Vân Anh

3 Ngô Minh Châu

4 Nguyễn Thị Thu Hiền

5 Lê Hoàng Khuyên

6 Phạm Thị Luyến

7 Nguyễn Thị Thanh Tâm

8 Nguyễn Thị Phương Thảo

9 Hồ Thị Thanh Thuận

10 Nguyễn Thị Thanh Thương

11 Đậu Huyền Trang

12.Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 2

Đề tài: Môi trường vĩ mô Việt Nam và sử dụng SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung gồm 3 phần:

I Giới thiệu về Ngân hàng ngoại thương ( Vietcombank ) II.Môi trường vĩ mô Việt Nam

III Sử dụng mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 3

I Giới thiệu về Ngân hàng ngoại thương (NHNT)

 Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định

số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN)

 Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền

Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước

xã hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là

Vietcombank

Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm

2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng Ngoài

ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế

Trang 4

 Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS

 Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba

 Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam

 Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt"

 Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp

 Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005

 Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán – VCBF

 Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu"

 Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu

"Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam

 Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á

 Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức

 Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia

Money bình chọn

Các sản phẩm ngân hàng điện tử và ngân hàng tự động củaVietcombank

>> VCB-Money

>> Internet Banking

Trang 5

>> Thanh toán hoá đơn tự động

>> SMS Banking

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Trang 6

III Sử dụng mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:

1- Điểm mạnh:

1 VCB là thương hiệu mạnh, với uy tín và độ tín nhiệm cao trên thị trường tài chính Việt Nam VCB được các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá cao về chất lượng dịch vụ (Ngày 11/02/2007 : VCB

đã được tổ chức Standard & Poor’s Ratings Services công bố xếp hạng ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D

2 Với lợi thế có trong tay là đội ngũ ban lãnh đạo trình độ cao - là những người đã từng học tập, làm việc ở nước ngoài và đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống ngân hàng Nhà Nước VCB

có một lợi thế cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng TMCP khác, nhất

là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp trong ngành Ngân hàng Việt Nam như hiện nay

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng được đánh giá là

có trình độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn ngành Tất cả nhân viên hiện đang làm việc tại VCB có trình độ học vấn từ đại học trở lên, trong đó số nhân viên có trình độ cao học trở lên chiếm tới gần 20% tổng số nhân viên

3 Có nhiều khách hàng và mạng lưới khách hàng truyền thống lớn: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PV), Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN)… Tính đến 31/12/2007, tổng số vốn huy động từ nền dân cư đạt gần 120.000 tỷ đồng Hoạt động của VCB còn được hỗ trợ

Trang 7

bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các Ngân hàng Việt Nam với trên 1300 Ngân hàng đại lí tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ

4 Hoạt động ngoại hối và dịch vụ thẻ mạnh nhất Việt Nam: sản phẩm thẻ của VCB rất đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.Một mạng lưới rộng khắp các đơn vị chấp nhận thẻ luôn có những chương trình ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ của VCB như thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ Thành phần thanh toán thẻ chiếm 50%, thị phần phát hành thẻ quốc tế chiếm 40% và thị phần phát hành thẻ ghi nợ chiếm trên 30% thị trường Việt Nam Mạng lưới ATM hàng đầu Việt Nam với hơn 1000 máy ATM và gần 6000 đơn vị chấp nhận thẻ

Ngoài ra, VCB luôn duy trì vị trí đầu trong thanh toán XNK với doanh số 22,8 tỷ USD, chiếm 32% thị phần xuất khẩu của cả nước Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có những thay đổi đặc biệt với việc VCB trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo

VCB-MONEY

5 Mạng lưới chi nhánh, giao dịch quốc tế lớn nhất quốc gia:

Mạng lưới chi nhánh và phân phối rộng khắp 146 khu vực tại Việt Nam với:

+ 1 Sở giao dịch, 59 chi nhánh, 87 phòng giao dịch + 4 công ty con trong nước:VCB leasing-công ty cho thuê tài chính VCB, VCBS-công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Viet combank, VCB AMC-công ty quản lí và khai thác tài sản VCB, VCB tower-công ty TNHH cao ốc VCB 198

+ 1 công ty con ở nước ngoài :công ty tài chính Việt Nam-Vinafico Hongkong

+ 3 văn phòng đại diện tại Singapore, Paris và Matxcova + 3 công ty liên doanh :Công ty quản lí quỹ VCB(VCBF), Ngân hàng liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH VCB-bonday-Bến Thành

Trang 8

+ Hơn 1000 máy ATM phục vụ các sản phẩm đa dạng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

6 VCB có định hướng kinh doanh rõ ràng “Trở thành một tập đoàn tài chính đa năng”: hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang đến cho khách hàng

sự thành đạt” Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đến năm 2010 với những nội dung chính như sau:

+ Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế

+ Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có 1 mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần

7 Một trong những lợi thế của VCB là việc VCB sở hữu 1 số đất đai rộng lớn để làm văn phòng giao dịch và trong tương lai sẽ khai thác các hoạt động khác Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích đất của VCB đang quản lý, sử dụng là 185.337 m2, trong đó trên 71% đất ngân hàng này đang quản lý là đất thuê và xiết nợ, còn lại do Nhà nước giao hoặc chuyển nhượng

2- Điểm yếu:

1 Bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động chưa đạt hiệu quả tốt thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau So với 2 ngân hàng đứng đầu trong khối NHTMCP là Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Thương tín (STB) thì ROE của VCB chỉ đạt 25.8% vào năm

2007 so với 30,6% của ACB và 37.8% của STB

2 Là Ngân hàng đại gia ở Việt Nam nhưng năng lực tài chính, quy mô của VCB còn nhỏ so với các Ngân hàng trong cùng khu vực Châu Á, đến cuối tháng 5/2008, tổng tài sản đạt 203 nghìn tỷ

Trang 9

3 Nguồn lực của ngân hàng thiếu về nhân lực: tuy rằng đội ngũ cán bộ cao cấp có trình độ cao nhưng chuyên gia phân tích chính sách còn thiếu Về thiết bị hệ thống máy ATM của VCB đã gặp tình trạng máy lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền rất nhiều nhất là vào các ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết

4 VCB có lịch sử là một ngân hàng thương mại quốc doanh trong nhiều năm với thói quen hoạt động chưa hiệu quả Hiện nay, ngân hàng đang có những sự nỗ lực thay đổi cung cách hoạt động và làm việc nhằm đạt được sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng Hiểu biết về thị trường tài chính thế giới đang còn hạn chế: điểm yếu này cần phải có thời gian để các ngân hàng tìm hiểu và cải thiện Điều này sẽ càng được thực hiện dễ hàng hơn khi mà Việt Nam đã tham gia vào WTO

5 Tình trạng nợ xấu có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung và VCB nói riêng là do: việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự

do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng Hậu quả là, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn

6 Chưa đa dạng hóa được thu nhập nên dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lãi suất và trên thị trường tín dụng Hiện nay phần lớn nguồn thu của VCB vẫn là bán buôn, chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ (là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống còn của các NHTM trong tương lai)

7 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng nên vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng Lý do có thể là do chính sách maketing chưa được tốt, cũng có thể là sản phẩm đưa ra có thế là chưa phù hợp với số đông khách hàng…

3- Cơ hội:

1 Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến lớn và ngày càng hoàn thiện Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô

Trang 10

của Việt Nam là tương đối cao và chính phủ cam kết tự do hoá thị trường ngân hàng cũng với lộ trình gia nhập WTO.Việt Nam là quốc gia được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 7-8% Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng cũng ở mức cao : 20%/năm Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội xuất nhập khẩu tăng nhanh, làm cho nhu cầu về thanh toán quốc tế tăng,làm cho thu nhập của VCB có cơ hội tăng mạnh

2 Chính sách của chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán như thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM, khuyến khích người dân mua sắm qua thẻ thanh toán của các ngân hàng….thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân

3 Định hướng mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực đầu tư chứng khoán và bất động sản hứa hẹn tăng doanh thu lợi nhuận trong tương lai

4 Việt Nam vẫn đang có tỷ lệ sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở mức thấp, với khoảng 8% dân số thường xuyên sử dụng Với việc hiện đại hoá nền kinh tế, các ngân hàng gia tăng các tiện ích và dịch vụ thì Việt Nam có thể nhanh chóng đạt được mức trung bình của khu vực là 70%-80%

5 Mảng dịch vụ hiện tại mới đang trong giai đoạn khai phá, tập trung chủ yếu vào các dịch vụ truyền thông, có giá trị gia tăng thấp Các dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ được giới thiệu trong tương lai gần, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập, sẽ đem lại lợi nhuận phi tín dụng lớn cho các ngân hàng

6 Để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng sẽ phải chú trọng hơn đối với hoạt động mua bán sát nhập Đây sẽ là xu hướng tất yếu sẽ diễn ra sôi động trong tương lai gần, số lượng ngân hàng vừa và nhỏ sẽ giảm đáng kể Sáp nhập giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố thị phần, duy trì mức lợi nhuận và giảm được cạnh trang trong ngành

7 Bên cạnh thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường bất động sản cũng đang trong giai đoạn phát triển cao, đầy tiềm năng sẽ tạo ra những liên kết, hỗ trợ lẫn nhau Các thiết chế quản lý tốt của nhà nước

sẽ góp phần làm cho thị trường này phát triển đồng bộ và bền vững

8 Hội nhập kinh tế quốc tế giúp VCB học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cái cách ngân hàng ngoại thương

Trang 11

Việt Nam,thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ mới…

4- Thách thức:

1 Việt Nam chính thức gia nhập WTO dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường tài chính ngân hàng cũng như tình trạng chảy máu chất xám trầm trọng

2 Do Việt Nam đã gia nhập WTO nên theo cam kết quốc tế đã kí kết, Nhà nước tiến tới xóa dần hàng rào bảo hộ và cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước , đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với ngành Tài chính – Ngân hàng của chúng ta

Các Ngân hàng nước ngoài với lợi thế vốn lớn, sản phẩm dịch vụ

đa dạng, nhân viên đạt trình độ kĩ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm, chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể trong thời gian dài… kèm theo đó là sự tranh giành ở cả thị phần nguồn lao động chất lượng cao sẽ gây nên tình trạng chảy máu chất xám Trong khi đó, ngân hàng trong nước với tiềm lực vốn nhỏ bé, sản phẩm dịch vụ đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm dịch vụ truyền thông, trình độ quản lí còn nhiều bất cập Vì vậy các ngân hàng trong nước, cũng như VCB nói riêng đang đứng trước một khó khăn lớn về khả năng cạnh tranh, giữ vững thị phần trong nước VCB là một trong những ngân hàng hàng đầu của

VN nhưng cũng không tránh khỏi sự thua kém các ngân hàng lớn trên thương trường thế giới

3 Vốn tự có của VCB chỉ bằng một ngân hàng trung bình của khu vực Ngoài ra, các ngân hàng thương mại quốc tế thực hiện khoảng 6000 nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng, trong khi đó VCB chỉ thực hiện khoảng 300 nghiệp vụ, thu lại từ các dịch vụ mang tính truyền thống là chính, còn các dịch vụ hiện đại như ngân hàng điện tử, môi giới chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tư vấn thì vẫn còn khá mới mẻ Công nghệ của VCB còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại quốc tế

4 Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn theo các thông lệ quốc tế tối ưu

Các ngân hàng trong nước phải từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ- ngân hàng như: Chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng, phân loại,trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo

Ngày đăng: 06/12/2013, 17:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. Sử dụng mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: - Môi trường vĩ mô Việt Nam và sử dụng SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
d ụng mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w