1 số biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty Điện lực Bắc Giang
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi Đảng và nhà nước ta tiến hành công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự điếu tiết của nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực Tổng sản phẩm quốc nội tăng liên tục trong một thời gian dài, mức sống của nhân dân được cải thiện Nguyên nhân chính là do sản xuất ngày một phát triển, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày một quan tâm đến hiệu quả hoạt động của đơn vị mình Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất kì đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì lợi nhuận bao giờ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Để phấn đấu đạt mức lợi nhuận cao và ổn định đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng trên tất cả các mặt hoạt động bao gồm tăng doanh thu, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất… Do vậy nếu căn cứ vào việc phân tích đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chúng ta có thể đánh giá được một cách toàn diện về các mặt ưu nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp đó.
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tại công ty Điện lực
Bắc Giang, em đã chọn đề tài “1 số biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty Điện lực Bắc Giang “để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Trang 2CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây cho rằng lợi nhuận dưới chế độ XHCN là thu nhập thuần tuý của xã hội XHCN Sau này họ coi: “Lợi nhuận của quá trình hoạt động sản xuất la phần chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá’ dịch vụ và chi phí bỏ ra để đạt được mức thu nhập đó”.
Các nhà kinh tế học hiện đại như Samuelson và Nordhaus phát biểu: “Lợi nhuận là một khoản dôi ra, bằng tổng số thu nhập trừ đi số chi” hay nói một cách cụ thể hơn, lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của môt doanh nghiệp với tổng chi phí của nó” Còn theo Đavi Begg, Stanley Fíher thì “lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí:
Như vậy ta co thể đưa ra khái niệm tổng quát về lợi nhuận như sau: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Trong phần này, chúng ta chỉ quan tâm đến khái niệm lợi nhuận kế toán
Trang 3của công ty Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, la môt trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì báo cáo.
Tuy nhiên đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, họ thường chỉ quan tâm đến khái niệm lợi nhuận kế toán ở chỗ nó tính đến tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
1.1.2 Vai trò của lợi nhuận
1.1.2.1 Đối với bản thân doanh nghiệp
Trong cơ chế bao cấp cũ, đối với những ngưồi quản lý doanh nghiệp vai trò của lợi nhuận không được đề cao Bản thân các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi nhuận Đối với họ, việc tạo ra được lợi nhuận hay không không quan trọng, tất cả lợi nhuận đều phẩi nộp vào ngân sách nhà nước, nếu lỗ thì đã có ngân sách nhà nước bù Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế mới ra đời, cùng với sự xoá bỏ cơ chế bao cấp, mọi doanh nghiệp đều phải cạnh tranh gay gắt Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi tạo ra được lợi nhuận Hơn nữa lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, đầu tư máy móc tiến hành sản xuât sản phẩm cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tổ chức và quản lý có hiệu quả thì doanh nghiệp mới tạo ra được lợi nhuận Chỉ khi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận thì những người sở hữu nó mới có cơ sở để tiếp tục tái đầu tư, mở rộng sản xuất Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn yếu kém, hoạt động không hiệu quả dẫn tới thua lỗ, các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin và rời bỏ doanh nghiệp Kết cục phá sản bị thay đổi chủ sở hữu là tất yếu.
Trang 41.1.2.2 Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là cơ sở để nhà nước tính thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhà nước mới có thể thu thuế, đây chính là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, là cơ sở để nhà nước thực thi chính sách tài khoá Nhờ tạo ra được lợi nhuận, các doanh nghiệp không những tạo ra được nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế thu nhập mà các doanh nghiệp còn có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển công bằng của xã hội bằng việc thực hiện các hoạt động nhân đạo và từ thiện.
Ngoài ra, lợi nhuận của doanh nghiệp chính là một trong những nhân tố cấu thành nên tăng trưởng của tổng thu nhập quốc dân Thu nhập của doanh nghiệp càng cao thì mức đóng góp của nó vào tăng trưởng kinh tế càng lớn.
Một yếu tố cuối cùng không thể bỏ qua chính là vai trò tái đầu tư mở rồng sản xuất của lợi nhuận đối với đất nước Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, họ sẽ quyết định đầu tư vào việc nghiên cức cải tiến kĩ thuật sản xuất, tìm tòi ra những công nghệ mới.
1.1.2.3 Đối với người lao động
Người lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, tạo được một mức lợi nhuận ổn định thì đời sống của người lao động mới được ổn định Việc trích lập các quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ Điều này sẽ đảm bảo ổn định đời sống người lao động Ngược lại nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả chỉ đạt được mức lãi thấp hoặc thậm chí thua lỗ thì người chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là người lao động Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cùng một ngành cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt Khi doanh nghiệp bị thua lỗ, nó khó có
Trang 5thể cải thiện được tình hình tài chính đơn thuần chỉ bằng cách tăng sản lượng sản phẩm bán ra một cách nhanh chóng Do đó việc đầu tiên mà các nhà cải cách quản trị tài chính doanh nghiệp thường là tiến hành cắt giảm chi phí Một trong những biện pháp cắt giảm chi phí hiệu quả nhất chính là cắt giảm số lượng người lao động trong doanh nghiệp Ban giám đốc phải tiến hành nghiên cứu nhằm tiến hành tìm ra những bộ phận, những người lao động hoạt động không còn hiệu quả nữa Hay nói theo cách khác, họ đóng góp vào doanh nghiệp ít hơn những gì ma doanh nghiệp trả cho họ Như vậy cắt giảm nhân công thường là chiến lược mà các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp chọn sử dụng khi tình hình kinh doanh trở nên khó khăn.
Có lợi nhuận sẽ ổn định cuộc sống của người lao động, người lao động yên tâm cống hiến sức lao động của mình, đời sống của người lao động từng bước được cải thiện và nâng cao
1.2 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cũng đồng thời phải tham gia các hoạt động khác như hoạt đông tài chính Do đó, chúng ta phải tìm hiểu từng bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận ma doanh nghiệp tạo ra trong một kì kế toán.
Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường Đây chính là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cụ thể của phân tích tài chính mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm đến các kết quả lợi nhuận khác nhau:
+ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lỳ doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
Trang 61.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố thuộc về chính bản thân doanh nghiệp nhưng cũng có những nhân tố khách quan tác động vào quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận trong kỳ như dự tính Các nhân tố đó bao gồm:
1.3.1 Các nhân tố về phía doanh nghiệp
1.3.1.1 Tính chất của hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp
Theo quan điểm của kinh tế học, hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trương gồm 3 loại: hàng xa xỉ, hàng thông thường và cấp thấp
Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá xa xỉ
Hàng hoá xa xỉ là những hàng hoá có độ co dãn cầu của thu nhập lớn hơn 1 Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, mức tăng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng cũng tăng nhanh Khách hàng sẽ tiêu thụ ít hàng hoá cấp thấp trong khi chỉ tiêu nhiều hơn cho các hàng hoá xa xỉ Như vậy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Ngược lại, trong một nền kinh tế đang trên đà đi xuống, người dân sẽ tiêu thụ ít hàng hoá xa xỉ trong khi dành một phần đáng kể thu nhập cho việc tiêu dùng các chủng loại hàng hoá cấp thấp Tình trạng này xảy ra bởi vì thu nhập khả dụng giảm đi trong khi người dân có tâm lý bi quan về nền kinh tế trong tương lai.
Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá thông thường
Hàng hoá thông thường là những hàng hoá có độ co dãn giá của cầu lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1 Tăng trưởng kinh tế cũng có tác động cùng chiều lên hàng hoá thông thường như đói với hàng hoá cấp thấp Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế
Trang 7ko có ảnh hưởng mạnh mẽ lên việc tiêu thụ các loại hàng hoá thông thường Do đó khi nền kinh tế tang trưởng bùng nổ, doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá thông thường sẽ tăng nhưng không mạnh Tương tự doanh thu của các doanh nghiệp trêncũng giảm nhưng không giảm mạnh khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cấp thấp
Hàng hoá cấp thấp là những hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của con người và có hệ số co dãn giá của thu nhập nhỏ hơn 0 Hệ số co giãn giá của cầu nhỏ hơn 0 hàm ý rằng khi thu nhâp, khả dụng của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ tiêu thụ ít hơn những hàng hoá bị coi là cấp thấp như gạo tấm, vải thô…
Trong trường hợp này doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo chiều ngược lại với chiều tăng trưởng kinh tế Cụ thể là trong nền kinh tế bùng nổ, doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh do bán được ít sản phẩm hơn dẫn tới lợi nhuận giảm mạnh Khi nền kinh tể rơi vào tình trạng suy thoái doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đều tăng lên.
1.3.1.2 Quá trình tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
Vấn đề được đặt ra ở đây là sau khi ban lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn được qui mô sản xuất kinh doanh tối ưu, họ tiếp tục phải quyết định về một vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất như thế nào để đảm bảo được giá thành sản xuất ở mức thấp chi phí không tăng lên quá cao trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được duy trì hoặc chát lưởng sản phẩm không ngừng được cải tiến trong khi tổng chi phí không tăng lên quá cao Các doanh nghiệp phải lựa chọn các nhân tố đầu vào sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất của đơn vị, ngành nghề mình Tổ chức
Trang 8quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố lao động đầu vào bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, lao động, KHCN… Đây là quá trình sử dụng đầu vào một cách tối ưu để đảm bảo ổn định quà trình sản xuất sản phẩm Quá trình này được thực hiện một cách đồng bộ, có khoa học hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động người công nhân, đặc biệt là chất lượng sản phẩm làm ra cũng như chất lượng sản phẩm Việc phấn đáu tìm mọi biện pháp để tổ chức tốt quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá là nhân tố có ý nghĩa quyết định để giảm chi phí sản xuất đối với từng yếu tố đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận trong doanh nghiệp.
1.3.1.3 Quá trình tổ chức tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trên thị trường
Sau khi hàng hoá dịch vụ đã được sản xuất, vấn đề còn lại của doanh nghiệp chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì một trong những mục tiêu hàng đầu là phải tiêu thụ hết sản phẩm hàng hoá trong thời gian ngắn Doanh thu của doanh nghiệp chỉ có thể được ghi nhận khi người mua cam kết trả tiền Bên cạnh đó việc tiêu thụ nhanh chóng các sản phẩm tồn kho sẽ làm giảm các chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu kho, đảm bảo được chất lượng hàng hoá bán ra, tránh tình trạng thất thoát Để tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, các doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác Marketing bán hàng Marketing bán hàng bao gồm việc doanh nhiệp phải ra quyết định về phân phối sản phẩm và xúc tiến bán hàng Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc sử dụng các kênh phân phối trung gian là điều gần như không thể tránh khỏi Các trung gian thương mại hoạt động có hiệu quả hơn vì nó có mạng lưới bán hàng rộng khắp thị trường tiêu thụ Các doanh nghiệp sản xuất sẽ tối thiểu hoá số lần tiếp
Trang 9xúc bán cần thiết để thoả mãn nhu cầu thị trường của họ Nhờ các mối quan hệ tiếp xúc có sẵn, kinh nghiệm bán hàng đến người tiêu dùng, việc chuyên môn hoá và qui mô hoạt động mà những kênh phân phối hàng hoá trung gian sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm thời gian tiêu thụ Trong một số trường hợp nhà sản xuất có thể tiến hành phân phối sản phẩm trực tiếp nhưng phần lớn các loại sản phẩm hàng hoá cần phải phân phối qua các trung gian thương mại theo nguyên tắc chuyên môn hoá và phân công lao đông trong xã hội.
Ngoài việc phải tiến hành việc lựa chọn các kênh phân phối, các doanh nghiệp thường phải tiến hành hoạt động Marketing xúc tiến hỗn hợp chính là truyền tin về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tới khách hàng để thuyết phục họ mua và sử dụng Một số dạng chủ yếu của chiến lược Marketing hỗn hợp thường được các doanh nghiệp sử dụng là: quảng cáo (bao gồm mọi hình thức giới thiệu gián tiếp về những ý tưởng, hàng hoá hoặc dịch vụ), khuyến mại (những biện pháp tác động tức thời hay ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ), tuyên truyền (quan hệ với công chúng), hay bán hàng cá nhân (giới thiệu về hàng hoá hay dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng), Marketing trực tiếp (sử dụng một hay nhiều công cụ truyền thông Marketing để ảnh hưởng đến quyết định trực tiếp của khách hàng).
1.3.2 Các nhân tố ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1 Quan hệ cung cầu về hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường
Lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt, tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh như tìm hiểu nhu cầu thị
Trang 10trường, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ qui trình sản xuất để ra quyết định về sản lượng hàng hoá sản xuất Nhưng trước hết lợi nhuận chịu sự tác động của cung cầu về chính hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhu cầu về hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường là nhân tố quyết địnhtrong vấn đề ra quyết định về sản lượng sản xuất Khi nắm bắt được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ có khả năng để xác định qui mô tối ưu nhằm tối đa hoá lợi nhuận, hay tối đa hoá doanh thu… Nhu cầu có khả năng thanh toán đối với hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tạo đièu kiện thuận lợi trong việc tiến hành tận dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị Đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhanh, mạnh trên thị trường do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh chóng Ngược lại, khi nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường chỉ ở mức thấp, doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành hoạt động sản xuất cầm chừng Công nhân chỉ có thể làm việc thay phiên nhau trong khi máy móc hoạt động với công suất thấp… Điều này sẽ dẫn tới một sự lãng phí, doanh thu thấp và lợi nhuận không đạt được mức kế hoạch đề ra, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thua lỗ kéo dài dẫn đến phá sản.
1.3.2.2 Tỷ giá hối đoái
Trong xu thế toàn cầu hiện nay tỉ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và quá trình phát triển của doanh nghiệp Trực tiếp hay gián tiếp, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp, qua đó tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo Việc các ngoại tệ khác lên giá sẽ làm lợi cho doanh nghiệp Hàng hoá xuất khẩu sẽ trở nên tương đối rẻ hơn so với hàng hoá cùng chủng loại ở nước ngoài Vì lý do như vậy, người nước ngoài mua nhiều hàng của doanh nghiệp nước ta hơn, do đó
Trang 11các doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối, nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng hầu hết các nguyên vật liệu nhập khẩu Khi ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên tương ứng dẫn tới giá thành sản xuất cũng tăng theo Kết quả là chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng mạnh trong khi doanh nghiệp khó có thể tăng giá bán sản phẩm của mình Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Khi ngoại tệ có xu hướng tăng giá mạnh, các khoản vay bằng ngoại tệ của doanh nghiệp để mua nguyên vật liệu và tài sản cố định càng làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên tồi tệ Điển hình là vụ phá sản của hãng hàng không LaKer, Hãng đã vay rất nhiều bằng đồng USD trong khi hầu hết doanh thu của nó lại tính trên cơ sở của đồng bảng Anh Khi đồng USD lên giá mạnh so vói đồng bảng Anh vào đầu những năm 1980, hãng hàng không Laker không chi trả được, và đã đi đến phá sản.
1.3.2.3 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp Nếu chính phủ cho rằng một ngành nào đó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là đầu tàu trong phát triển kinh tế tương lai, ngành đó sẽ được lợi từ chính sách mà chính phủ đề ra Các doanh nghiệp thuộc ngành đó sẽ được chính phủ tạo điều kiện ưu đãi trong quá trình hoạt động như giảm thuế, đảm bảo mua một lượng hàng hoá và dịch vụ cố định hàng năm, thậm chí chính phủ có thể áp dụng các chính sách bảo hộ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch đối với hàng hoá cùng loại… Tuy nhiên, điều này cò thểddaanx đến một hệ quả xấu là các doanh nghiệp của cùng một ngành vận động hành lang để được bảo vệ.
Trang 121.4 Các tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.1.4.1 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì kế toán.
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu (có thể là cuối năm trên bảng cân đối kế toán hoặc bình quân cả năm).
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CSH
ROE phản ánh kảh năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quá thấp, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy không hài lòng với thực trạng tài chính của doanh nghiệp và có thể ra quyết định rút vốn đầu tư Chính vì vậy, tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong lĩnh vực hoat động quản lý tài chính của doanh nghiệp.
1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA).
Chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang 13tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà các nhà tài chính lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để tiến hành so sánh với tổng tài sản của doanh nghiệp ROA cho chúng ta biết khả năng mang lại lợi nhuận trên tổng tài sản của nó trước khi chung ta quan tâm chi phí tài trợ của tài sản đó Tỷ suấ lợi nhuận tổng tài sản cho chúng ta biết liệu rằng tài trợ bằng vay nợ có mang lại lợi nhuận hay không: chúng ta giả định rằng nếu lãi suất tiền vay của doanh nghiệp là x% thì lợi nhuận mang lại từ tài sản được tài trợ bằng khoản đó cũng phải bằng x%.
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng hai tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất doanh lợi tài sản có thể được so sánh với nhau trong quá trình phân tích Một tỷ suất ROE lớn hơn so với tỉ suất ROA cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp đang có một đòn bẩy tài chính Sử dụng đòn bẩy tài chính là một trong những phương pháp tăng lợi nhuận phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới khi sử dụng đòn bẩy tài chính, các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận của mình miễn là tỷ suất lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp lớn hơn chi phí của việc vay mượn Tuy nhiên đòn bẩy tài chính cũng là một con dao hai lưỡi Nó có thể có ảnh hưởng xấu nếu tỷ suất lợi nhuận là âm hoặc dương nhưng rất thấp.
1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng doanh thu bán hàng trong kì
Tỷ suất lợi nhuận này cho các nhà phân tích biết bao nhiêu % của doanh thu đã tạo nên thu nhập sau thuế của doanh nghiệp Ví dụ, nếu tính toán được rằng tỷ suất lợi nhuận của doanh thu là 0,1 (hay 10%), chúng ta có thể suy ra rằng cứ bình quân 10 đồng lợi nhuận sau thuế phát sinh từ 100 đồng doanh thu bán hàng.
Trang 14Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh đó, từ tỷ suất lợi nhuận doanh thu các nhà phân tích tài chính có thể suy ra chiến lược định giá bán hàng của doanh nghiệp cũng như có thể biết được mức cạnh tranh trên thị trường Xét một cách tổng thể, những người bán lẻ trong thị trường cạnh tranh thường có tỷ suất lợi nhuận doanh thu thấp Trong khi những nhà tài chính có thể dự kiến một mức tỷ suất lợi nhuận doanh thu rất cao trên các thị trường thiểu quyền, ví dụ như thị trường hoá dầu, khai thác và chế tác kim cương.
1.4.4 Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành được tính bằng cách lấy lãi gộp chia cho tổng doanh thu bán hàng.
Tỷ suất lợi nhuận này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về chiến lược định giá sản phẩm của doanh nghiệp được nghiên cứu Ví dụ, một tỷ suất lợi nhuận giá thành 0.33 (hay 33%) cho chúng ta biết rằng, doanh nghiệp định giá sản phẩm của nó lên tới 150% chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, đây là một trong những chỉ số rất khó sử dụng, nhất là đối với những doanh nghiệp cung cấp rất nhiều loại hàng hoá, chủng loại sản phẩm khác nhau hoặc đối với những thị trường hàng hoá luôn biến động.
Tỷ suất doanh lợi bán hàng có thể bị hiểu hoặc suy diễn sai đơn giản chỉ vì trong thực tế đối với nhiều loại hình kinh doanh, doang nghiệp không tách biệt giá vốn hàng bán với chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong báo cáo tài chính của nó Hơn nũa một khi chúng ta không xác định được giá vốn hàng bán của doanh nghiệp, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta lấy tỷ suất lợi nhuận giá thành làm chỉ tiêu chủ đạo để tiến hành phân tích tài chính.
Trang 15CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC GIANG
2.1 Khái quát về công ty Điện lực Bắc Giang
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty Điện lực Bắc Giang
Điện lực Bắc Giang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực I (PC1) - Tổng công ty Điện lực Việt Nam Từ năm 1965-1972, nhà máy nhiệt điện Hà Bắc thực hiện nhiệm vụ phát điện, cung cấp điện năng với tổng công suất 476,6 triệu kWh điện, để trực tiếp phục vụ cho nhà máy phân đạm Hà Bắc, đồng thời hoà vào lưới điện quốc gia với mô hình nhà máy nhiệt điện kiêm thêm cả nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện
Trước yêu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển, mô hình vừa sản xuất, quản lý và vận hành lưới điện không còn phù hợp với điều kiện thực tế, được phép của chính phủ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, ngày 29/10/1973 Bộ trưởng Bộ Điện và Than Nguyễn Hữu Mai đã ký quyết định số 1598QĐ/TCCB3 thành lập sở quản lý điện khu vực 7 trực thuộc công ty Điện lực I, Với nhiệm vụ chính là truyền tải, phân phối điện và tiến hành kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Hà Bắc Sở quản lý điện khu vực 7 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/01/1974 với địa điểm ở khu vực B gần liên hiệp công đoàn Hà Bắc, cạnh trường công nhân kỹ thuật 2, nay thuộc số 22 đường Nguyễn Khắc Nhu - Phường Trần Nguyên Hãn - Thành Phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển Điện lực Bắc Giang đã qua nhiều lần đổi tên, cụ thể như sau:
- Từ ngày 1/1/1974 đến tháng 1/1978 là Sở Quản lý phân phối điện khu vực 7.
Trang 16- Tháng 02/1978 Sở Quản lý phân phối điện khu vực 7 được đổi tên thành Sở Quản lý phân phối điện Hà Bắc
- Tháng 5/1981 Sở Quản lý phân phối điện Hà Bắc được đổi tên thành Sở Điện lực Hà Bắc.
Tháng 4 năm 1996, theo quyết định của bộ Công nghiệp, các sở Điện lực được chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho các sở Công nghiệp, do đó cùng với các sở Điện lực khác trong cả nước, sở Điện lực Hà Bắc được đổi tên thành Điện lực Hà Bắc.
Tháng 4 năm 1997 cùng với việc chia tách đơn vị hành chính tỉnh Hà Bắc được chia thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thì Điện lực Hà Bắc cũng được tách thành hai Điện lực là Điện lực Bắc Giang và Điện lực Bắc Ninh để phù hợp với địa giới hành chính mới, và được đổi tên thành Điện lực Bắc Giang theo quyết định số 249 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/3/1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
Trải qua một quá trình hình thành ổn định và phát triển, cho đến nay hệ thống đã phát triển không ngừng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của tỉnh Lưới điện tỉnh đã có 3 trạm biến áp 110KV với tổng công suất là: 155.000kWA, 17 trạm biến áp trung gian 35/6-10kV; 1.319 trạm biến áp phân phối; 101,45Km đường dây 110kV, 983, 02 km đường dây 35kV; 881,25 km đường dây 6, 10, 22 kV; 0,3km cáp ngầm; 1,1km đường dây cáp ngầm 6, 22kV, 526,2Km đường dây hạ thế Toàn tỉnh đã có 225/229 xã phường thị trấn có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 98,25% đã có 312.343/318.977 số hộ nông thôn có điện sử dụng đạt 97,92%, là tỷ lệ cao so với các tỉnh miền núi.
Tổng số tài sản và nguồn vốn mà Điện lực quản lý tính đến ngày 31tháng
Trang 1712 năm 2006 như sau:
Tổng số nguồn vốn của Điện lực là: 282.136.377.216 đồngTrong đó vốn chủ sở hữu: 142.534.188.933 đồng * Vốn cố định và đầu tư dài hạn là: 134.930.036.896 đồng- Giá trị TSCĐ hữu hình là: 124.987.724.541 đồng- Chi phí đầu tư xây dựng: 9.942.312.355 đồng* Vốn lưu động: 147.206.340.320 đồng- Tiền: 35.013.811.119 đồng
- Các khoản phải thu: 108.201.199.180 đồng- Hàng tồn kho: 1.955.162.126 đồng
+ Doanh thu tiền điện luỹ kế là: 241.747.785.373 đồng.+ Doanh thu về kinh doanh viễn thông là: 296.531.690 đồng.+ Doanh thu về sản xuất kinh doanh khác là: 3.329.262.736 đồng.
- Điện lực Bắc Giang là doanh nghiệp nhà nước chưa tiến hành cổ phần hoá, hiện tại Điện lực là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc công ty Điện lực I (PC1) Nguồn vốn của Điện lực hiện nay đều do nhà nước điều tiết và chi phối, hạch toán tập trung toàn ngành Các hoạt động sản xuất kinh doanh đều được thực hiện theo kế hoạch Công ty Điện lực 1 giao
- Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên đều được Điện lực sử dụng có hiệu quả trong việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện.
- Quỹ phúc lợi được sử dụng đúng mục đích cho các hoạt động phúc lợi, xã
Trang 18hội, thăm hỏi, ốm đau… của CBCNV toàn Điện lực Hàng năm có kiểm tra, báo cáo rõ trước đại hội công nhân viên chức của Điện lực.
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Điện lực Bắc Giang:
+ Quản lý vận hành, xây dựng, cải tạo, sửa chữa lưới điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
+ Tư vấn thiết kế các công trình điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống.+ Thí nghiệm các tiết bị điện, công to đo đếm điện và các thiết bị khác.
+ Quản lý và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cung cấp điện đảm bảo an toàn, liên tục, chất lượng.
+ Tham gia với tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lưới điện phục vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh bắc Giang.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện… được Công ty Điện lực 1 giao.
+ Tham gia hoạt động kinh doanh viễn thông Điện lực.
+ Tuân thủ chấp hành chế độ chính sách của nhà nước, các quy định của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, của Công ty Điện lực 1
+ Giám đốc Điện lực Bắc Giang được Giám đốc công ty Điện lực 1 uỷ quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và ký hợp đồng bán điện cho địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm 9 huyện và 01 thành phố.
Điện lực Bắc Giang hạch toán kinh doanh theo phân cấp tài chính của Công ty Điện lực 1 và Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tuân thủ các chính sách, chế độ tài chính được quy định cho các doanh nghiệp Nhà nước và các chính sách đặc thù của ngành Điện
Trang 192.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của điện lực Bắc Giang
Hiện nay cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Điện lực Bắc Giang bao gồm: 13 phòng ban chức năng; 10 chi nhánh; 1 phân xưởng thí nghiệm và sửa chữa lưới điện, tất cả được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Điện lực
* Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Điện lực 1 về việc quản lý doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất, kỹ thuật, tài chính của công ty giao với năng suất lao động cao, giá thành hạ, kinh doanh có lãi theo đúng chế độ nguyên tắc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước và của Bộ Công nghiệp.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật sản xuất Phụ trách công tác quản lý vận hành, kỹ thuật an toàn trong quá trình truyền tải phân phối điện
* Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách quá trình kinh doanh mua bán điện của doanh nghiệp.
* Phó Giám đốc phụ trách Viễn thông, Xây dựng cơ bản: phụ trách công tác đầu tư XDCB và hoạt động kinh doanh viễn thông.
Trang 20Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh doanh điện năng của Điện Bắc GiangTrong các năm 2002 – 2006
(Nguồn: Điện lực Bắc Giang)
Tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Bắc Giang được thể hiện trên sơ đồ sau:
Trang 21Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý Điện lực Bắc Giang
Phòng Công nghệ
thông tin và viễn
phó giám đốcviỄn thông,
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
PhòngTổ chứclao động
PhòngThanh tra,
bảo vệ và pháp chếPHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT SẢN XUẤT
Trang 22Điện lực Bắc Giang có 13 phòng nghiệp vụ: Các Phòng thuộc Điện lực có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Điện lực chỉ đạo điều hành và quản lý thống nhất từng mặt hoạt động của toàn Điện lực Trong từng lĩnh vực phụ trách của mình, các Phòng phải thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chung sau đây:
- Phòng Hành chính quản trị: Thực hiện công tác quản lý hành chính,
văn thư, lưu trữ, công tác truyền thống, công tác quản trị đời sống và công tác quân sự, tự vệ trong Điện lực Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị hành chính Thực hiện việc trang bị dụng cụ, trang thiết bị hành chính cho các đơn vị trực thuộc Điện lực, bố trí sắp xếp phòng làm việc cho khu nhà điều hành sản xuất của Điện lực…
- Phòng Kế hoạch: Thực hiện công tác quản lý, điều hành công tác kế
hoạch SXKD của toàn Điện lực Làm đầu mối lập, trình duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn trong toàn Điện lực kế hoạch mua sắm tài sản, quản lý năng lực tài sản trong SXKD của Điện lực, lập kế hoạch và thực hiện phân bổ tài sản của Điện lực; Tiếp nhận, bàn giao, điều chuyển tài sản thiết bị trong và ngoài Điên lực…
- Phòng Tổ chức lao động: Thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công
tác cán bộ, công tác tuyển dụng lao động, công tác đào tạo; Quản lý công tác lao động, tiền lương, chế độ BHLĐ, chế độ BHXH, chế độ BHYT, đời sống xã hội; Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Điện lực…
- Phòng Kỹ thuật thiết kế: Tham mưu cho Giám đốc Điện lực quản lý
công tác kỹ thuật trong toàn Điện lực Lập kế hoạch công tác quản lý kỹ thuật lưới điện, thiết bị điện trong vận hành, quản lý hồ sơ lý lịch các thiết bị của Trạm biến áp Trung gian, Trạm biến áp 110kV, đường dây 110kV Xây dựng và quản lý các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị điện cho toàn Điện
Trang 23nghệ; Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào công tác kỹ thuật Tham gia điều tra sự cố lưới điện, các vụ cháy nổ lớn và sự cố kỹ thuật Nghiên cứu và đề ra các biện pháp ngăn ngừa sự cố kỹ thuật Làm đầu mối xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án, giải pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng…
- Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác quản lý công tác kinh tế
tài chính, hạch toán kế toán toàn Điện lực Lập kế hoạch tài chính của toàn Điện lực và triển khai thực hiện sau khi được Công ty Điện lực 1 phê duyệt Quản lý tài sản, tiền vốn của toàn Điện lực về giá trị và hiện vật một cách hợp lý, tiết kiệm, linh hoạt trên cơ sở chế độ, chính sách tài chính hiện hành…
- Phòng Vật tư: Thực hiện công tác quản lý công tác vật tư của toàn
Điện lực Làm đầu mối chuẩn bị hồ sơ và thực hiện việc mời thầu, đấu thầu, lập hợp đồng kinh tế mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ công tác ĐTXD, SCL, SCTX và vật tư dự phòng Trình duyệt kết quả đấu thầu mua sắm theo quy định Cung ứng vật tư, thiết bị thuộc diện Điện lực quản lý, cấp phát vật tư, thiết bị trong nội bộ Điện lực Tổ chức quản lý vật tư, thiết bị dự phòng chung của toàn Điện lực…
- Phòng Quản lý xây dựng: Thực hiện quản lý công tác ĐTXD của toàn
Điện lực Theo dõi, giám sát và thực hiện công tác ĐTXD của Điện lực theo quy định Theo dõi tiến độ, khối lượng thực hiện ĐTXD và năng lực tài sản tăng sau khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng, công tác đấu thầu, chỉ định thầu các dự án ĐTXD theo quy chế phân cấp quản lý, tổng hợp kết quả đánh giá năng lực nhà thầu theo quy định, Làm đầu mối trong công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình xây dựng kiến trúc theo phân cấp….
- Phòng Kinh doanh điện năng: Thực hiện quản lý công tác kinh doanh
điện năng trong toàn Điện lực Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về điện
Trang 24thu tiền điện, thu nộp tiền điện, tổn thất điện năng, nhu cầu công tơ và phương tiện đo lường, thay định kỳ công tơ để trình Công ty Điện lực 1 duyệt và tổ chức thực hiện Tính toán, quản lý sản lượng điện năng mua, giao, nhận giữa Điện lực với Công ty Điện lực 1và với các đơn vị khác trong và ngoài ngành điện, theo dõi việc thu nộp, ghi chỉ số, giải quyết đơn thư khiếu nại của khách hàng…
- Phòng Điện nông thôn: Thực hiện quản lý công tác điện nông thôn
của Điện lực Tổ chức công tác điều tra dự báo, các biện pháp, hình thức và quy trình tiếp nhận lưới điện nông thôn theo đúng chủ trương của Nhà nước, quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 1 Hướng dẫn, quản lý việc tiếp nhận lưới điện trung áp, hạ áp nông thôn Theo dõi hoạt động của các mô hình quản lý điện nông thôn, giá điện nông thôn Hướng dẫn, và kiểm tra đôn đốc các chi nhánh điện trong việc điều tra lưới điện nông thôn Tổng hợp đánh giá tài sản, lập kế hoạch tiếp nhận theo quy định hiện hành…
- Phòng An toàn lao động: Thực hiện công tác quản lý an toàn lao
động, an toàn sản xuất trong toàn Điện lực Lập kế hoạch trang bị dụng cụ An toàn lao động, kế hoạch phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, kế hoạch giảm thiểu vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, tham gia trình duyệt và triển khai thực hiện.Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão của các đơn vị trực thuộc Điện lực Bắc Giang…
- Phòng Thanh tra, bảo vệ và pháp chế: Thực hiện công tác quản lý
thanh tra, bảo vệ và pháp chế trong toàn Điện lực Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế phân cấp quản lý, quy định của Điện lực,
Trang 25Thanh tra việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, các chỉ thị, mệnh lệnh của Điện lực đã giao cho các đơn vị trực thuộc…
- Phòng Công nghệ thông tin và viễn thông: Thực hiện công tác quản
lý công tác Viễn thông và Công nghệ thông tin trong toàn Điện lực Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý và hoạt động SXKD của Điện lực Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về đầu tư trang bị phần cứng, phần mềm của Điện lực và tổ chức thực hiện Quản lý, vận hành hệ thống mạng máy tính của Điện lực, đảm bảo khai thác an toàn, bảo mật, đảm bảo sự kết nối thông suốt giữa các đơn vị trong Điện lực và giữa Điện lực với Công ty Điện lực 1, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị khác ngoài Công ty Điện lực 1…
- Phòng Điều độ: Thực hiện công tác quản lý chỉ huy điều độ lưới điện
phân phối theo đúng các quy định của Nhà nước và của ngành điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục, kinh tế, chất lượng và an toàn trong khu vực thuộc phạm vi quản lý của Điện lực Bắc Giang Lập phương thức vận hành hàng ngày; Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo quy định hiện hành Thống kê, báo cáo và lưu trữ số liệu về
thông số vận hành lưới Điều chỉnh nguồn công suất vô công (gồm trạm bù
tĩnh, bù quay kể cả nguồn công suất phản kháng của khách hàng), nấc phân áp
của máy biến áp trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các điểm nút theo quy định của A1…
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh danh2.1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng điện năng.
Điện năng là một sản phẩm công nghiệp, nó là kết quả trực tiếp hữu ích của hoạt động sản xuất công nghiệp được biểu hiện dưới dạng vật chất là một năng lượng chính vì vậy điện năng có một số đặc trưng sau:
Trang 26phẩm dở dang mà chỉ được biểu hiện dưới một dạng duy nhất đó là thành phẩm Sản phẩm điện chỉ coi là hoàn thành khi đã trải qua đủ các quy trình sản xuất.
Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời, nó đòi hỏi có sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng để tỷ lệ tổn thất là nhỏ nhất Do đó, điện không được lưu trữ ở bất kỳ khâu nào, không thể cất vào kho đệm như các hàng hoá thông thường khác, không thể sử dụng các biện pháp đầu cơ tích trữ để thay đổi giá cả trên thị trường mà phải căn cứ vào chi phí sản xuất, nhu cầu sử dụng điện để điều chỉnh giá bán điện cho phù hợp, đảm bảo hết công suất và cân bằng thu, phát.
Điện năng được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thông qua hệ thống dây tải điện, hệ thống các trạm biến áp cao thế, trung thế và hạ thế Vì vậy, trong quá trình truyền tải điện luôn luôn có lượng điện năng bị hao hụt tự nhiên gọi là tổn thất điện năng Tổn thất điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể phân làm hai loại là: Tổn thất do các yếu tố kỹ thuật và tổn thất do các nguyên nhân quản lý Điện năng tổn thất cao làm cho chi phí kinh doanh cao dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh :
- Tổn thất kỹ thuật là do các yếu tố kỹ thuật gây ra như chất lượng dây dẫn, chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện, cấp độ điện áp.
- Tổn thất thương mại là do các nguyên nhân quản lý gây ra như việc quản lý không chặt chẽ dẫn tới tình trạng ăn cắp điện.
Nói tóm lại, điện năng là một loại sản phẩm, một loại hàng hoá đặc biệt và thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân nên hiện nay nó là sản phẩm độc quyền của nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và phân phối.
Trang 27Điện năng là một dạng hàng hoá đặc biệt nên quy trình sản xuất kinh doanh cũng có những đặc điểm riêng khác biệt Tính chất kinh doanh riêng biệt của ngành điện thể hiện trong dây truyền sản xuất: phát, truyền dẫn và sử dụng xảy ra đồng thời liên tục Với một lưới điện rộng khắp và số lượng khách hàng là toàn bộ nhân dân, ngành điện phải hàng ngày, hàng giờ vừa đảm bảo cung ứng điện năng, vừa theo dõi quản lý, thu tiền từ sản phẩm của mình bán ra Để phục vụ cho việc theo dõi và hạch toán, ngành điện tiến hành lắp đặt hệ thống công tơ đo đếm theo các ranh giới được phân cấp từ nhà máy tới các Điện lực đặt tại các tỉnh, quận, huyện và sau đó đến từng khách hàng sử dụng điện Cùng với quá trình trên, mỗi cấp quản lý còn phải tự hạch toán đầu vào và đầu ra giữa điện nhận đầu nguồn và điện năng phân phối hay điện năng thương phẩm Hiện nay, chu kỳ kinh doanh điện năng diễn ra đều đặn hàng tháng theo thuộc tính khách hàng tiêu dùng trước, trả tiền sau.
- Tính chất liên tục của hoạt động kinh doanh bán điện còn thể hiện ở chỗ các chu kỳ kinh doanh bán điện phân biệt với nhau một cách tương đối vì việc cung ứng và sử dụng điện năng không thể gián đoạn được, trong khi việc ghi chỉ số của chu kỳ sau đã bắt đầu thì việc thu tiền điện của chu kỳ trước vẫn đang tiếp tục, thêm vào đó chu kỳ của khu vực này có thể tính từ đầu tháng này đến đầu tháng sau thì ở khu vực khác lại có thể bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng và tương đương kết thúc vào giữa hay cuối tháng sau Từ đó ta thấy chu kỳ kinh doanh điện năng có tính liên tục và tính phân đoạn tương đối làm cho quá trình kinh doanh của ngành có những điểm khác biệt với các ngành khác.
- Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện ở đây cần phân biệt việc kinh doanh bán điện của ngành điện với việc bán hàng trả chậm ở một số ngành
Trang 28số ngành kinh doanh nào đó vẫn xác định được doanh thu của mình từ khi xuất bán Còn ở ngành điện thì phải sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu của mình và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện.
* Đặc điểm về lao động:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức luôn là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp Tại Điện lực Bắc Giang kể từ khi thành lập đến nay số lượng cán bộ công nhân viên đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng và thật sự trở thành một nhân tố quan trọng cho sự trưởng thành vươn lên trong đổi mới của Điện lực Có được như vậy là do lãnh đạo Điện lực đã có những chủ trương, chính sách đào tạo con người tốt nên luôn tận dụng được các nhân tố tích cực trong cán bộ công nhân viên, có biện pháp khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị Trình độ quản lý cũng như nhận thức của cán bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao
- Tính đến ngày 31/12/2006 tổng số cán bộ công nhân viên của điện lực Bắc Giang có 662 người Trong đó lao động nữ là 136 người, lao động nam là 526 người, 122 Người có trình độ đại học, 10 Người có trình độ cao đẳng, 244 Người có trình độ trung học chuyên nghiệp, 268 Người là công nhân kỹ thuật, 18 Người là lao động phổ thông.
* Thu tiền điện:
Như chúng ta đã biết, đặc thù của quá trình kinh doanh bán điện là khách hàng sử dụng điện trước trả tiền điện sau Do đó có một khoảng cách thời gian giữa việc dùng điện và thanh toán tiền điện cho nên việc thu hết tiền điện