1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

De cuong on tap Dia ly 7 HKI 2010 2011

3 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,…Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ[r]

Trang 1

MỘT SỐ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7- NĂM HỌC 2010-2011.

(Lưu ý: Các Học Sinh khá giỏi cần đọc thêm các bài ở Sách giáo khoa và bài tập thực hành)

I Lý thuyết: Các bài 14, 16, 17 và 23.

Bài 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA

I Nền nông nghiệp tiến tiến:

- Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản

xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được

chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng

dụng rộng rãi các thành tựu khoa học –

kĩ thuật

 Thích nghi được với những bất lợi

của thời tiết, khí hậu…, sản xuất ra một

khối lượng nông sản lớn cho tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu

II Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:

Trong các kiểu môi trường khác nhau, các nông sản chủ yếu cũng khác nhau:

- Vùng cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, bông, hoa qủa

- Vùng địa trung hải: nho, cam, chanh, ôliu

- Vùng ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau, hoa qủa, chăn nuôi

- Vùng ôn đới lục địa: lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn

- Vùng hoang mạc ôn đới: chủ yếu chăn nuôi cừu

Bài 16: ĐÔ THỊ HOÁ ĐỚI ÔN HOÀ.

I Đô thị hoá ở mức độ cao:

- Tỉ lệ đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị

- Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới

- Các đô thị phát triển theo quy hoạch

- Nhiều đô thị mở rộng (phát triển theo chiều rộng, chiều cao,

chiều sâu), kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị hay chùm đô

thị

- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư

II Các vấn đề của đô thị:

- Sự phát triển nhanh của các đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải: Ô nhiễm môi trường, ùn tắt giao thông, thất nghiệp…

-Biện pháp: Nhiều nước đang quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” để giảm áp lực cho các đô thị

Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ơ ĐỚI ÔN HOÀ.

I Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề

+ Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và

phương tiện giao thông thảy vào khí quyển

+ Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng

hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên,

khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan

chảy, mực nước đại dương dâng cao,…khí thải

còn làm thủng tầng ôzôn

II Ô nhiễm nước:

+ Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm

+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,…Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp… + Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất

Bài 23 : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI.

I Đặc điểm chung của môi trường:

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của

sườn

- Sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi đi từ

vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao

- Sự phân tầng thực vật còn khác nhau ở 2 bên sườn núi

II Cư trú của con người:

- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người

- Người dân ở những vùng núi khác nhau trên Trái Đất có những đặc điểm cư trú khác nhau

Trang 2

II Thực hành:

1 Kỹ năng:

- Phân tích biểu đồ khí hậu bài 12 Ví dụ bài tập 2, 4 SGK/40, 41

- Vẽ biểu đồ hình cột Ví dụ bài tập 2 SGK/58 và bài 3 SGK/60

- Nhận xét sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở miền núi Ví dụ nhận xét hình 23.2 và 23.3 SGK/75 và 76

- Phân tích lược đồ tự nhiên châu Phi: Hình 26.1 SGK/83

2 Một số bài tập:

1 Phân tích biểu đồ khí hậu Ví dụ phân tích các biểu đồ bài tập 2, 4 SGK/40, 41.

- Nhiệt độ tháng nóng nhất:……… vào tháng………

- Nhiệt độ tháng lạnh nhất:…… …vào tháng………

- Sự chênh lệch nhiệt độ tháng nóng nhất và tháng

lạnh nhất:………

- Lượng mưa thấp nhất:…………vào tháng………

- Lượng mưa cao nhất:………….vào tháng………

- Những tháng mưa nhiều: ………

- Những tháng mưa ít (hoặc khô hạn):………

- Biểu đồ này thuộc kiểu khí hậu:……… Bài 2/40: Các biểu đồ khí hậu:

+ Biểu đồ A: Nóng quanh năm, mưa quanh năm: môi trường xích đạo ẩm

+ Biểu đồ B: Nóng quanh năm và có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa và có thời kì khô hạn 3 tháng: môi trường nhiệt đới

+ Biểu đồ C: Nóng quanh năm và có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa và có thời kì khô hạn 6 tháng: môi trường nhiệt đới

Bài 4/40:

+ Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 150C vào mùa hạ, nhưng lại là mùa mưa: Khí hậu địa trung hải Nam bán cầu (Pectơ - Ố-xtrây-li-a)

+ Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 200C và có 2 lần lên cao trong năm, mưa nhiều mùa hạ: Khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Biểu đồ C: Có tháng cao nhất mùa hạ không quá 200C, mùa đông ấm áp không xuống dưới 50C, mưa quanh năm: Khí hậu ôn đới hải dương

+ Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới - 50C: Khí hậu ôn đới lục địa

+ Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 250C, mùa đông mát dưới 150C, mưa rất ít và mưa vào thu đông: Khí hậu hoang mạc (Bat – đa – I-rắc)

2a Bình quân l ng khí th i đ c h i (t n/ n m/ ng i) c a Hoa K và Pháp n m 2000:ượ ả ộ ạ ấ ă ườ ủ ỳ ă

Nước Bình quân lượng khí thải (tấn/ năm/ người)

Hãy thể hiên các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.

Lượng khí thải

(tấn/ năm/ người)

0 Các nước

Hoa Kì Pháp

Biểu đồ bình quân lượng khí thải độc hại của Hoa Kỳ và Pháp năm 2000

Trang 3

2b Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng khí thải CO 2 từ năm 1840 đến 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng.

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân

- Cho đến năm1840, lượng khí thải CO2 trong không khí vẫn ổn định ở mức 275 phần triệu (275 p.p.m)

- Từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay, lượng khí thải CO2 không ngừng gia tăng; năm 1997

đã đạt đến 355 p.p.m

- Nguyên nhân: do sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt ngày càng gia tăng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp

3 Nhận xét sơ đồ phân tầng thực vật miền núi Ví dụ nhận xét hình 23.2 và 23.3 SGK/75 và 76.

a Quan sát hình 23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở 2 sườn của dãy núi An-pơ Cho biết nguyên nhân.

- Các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng

- Nguyên nhân : Sườn đón nắng ấm hơn sườn khuất nắng

b Quan sát hình 23.3, nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới

ôn hòa ? Giải thích ?

- Vành đai thực vật đều thay đổi theo độ cao, nhưng ở vành đai đới nóng có 6 vành đai : rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh cửu

- Ở đới ôn hòa chỉ có 5 vành đai : rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và

vành đai tuyết vĩnh cửu

Như vậy đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hòa không có Ở đới nóng các vành đai thực vật nằm ở độ cao cao hơn đới ôn hòa

- Nguyên nhân : Do ở đới nóng luôn có nhiệt độ cao hơn ở đới ôn hòa

4 Phân tích lược đồ tự nhiên châu Phi: Hình 26.1 SGK/83.

Ví dụ: Quan sát hình 26.1 : - Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

- Xích đạo đi qua phần nào của châu lục? Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?(môi trường đới

nóng)

- Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi.

- Cho biết ý nghĩa của kênh đào xuy- ê đối với giao thông đường biển trên thế giới (là điểm nút giao thông

quan trọng, rút ngắn con đường hàng hải quốc tế : đường biển đi từ Tây Âu sang Ân Độ Dương, qua địa trung hải và Xuy-ê được rút ngắn thời gian.)

- Cho biết ở châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu.

- Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi (tập trung ở ven biển).

- Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi (thấp dần từ đông nam tới tây bắc).

Chúc các em đạt kết quả tốt ở kỳ thi HKI !

100 200 300

0

400 Lu?ng khí th?i CO(p.p.m) 2

275

355

Bi?u d? gia tang lu ?ng khí th?i CO 2 c?a Trái Ð?t, th? i kì 1840 – 1997

Ngày đăng: 16/05/2021, 03:24

w