Nêu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hoà Ô nhiễm không khí: - Nguyên nhân: Sự phát triển công nghiệp.. Ô nhiễm nước: - Nguyên nhân: Do chất thải từ các nhà
Trang 1Đề cương ôn tập Địa lý
1 Nêu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hoà
Ô nhiễm không khí:
- Nguyên nhân: Sự phát triển công nghiệp
Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao
thông,… thải vào bầu khí quyển
Cháy rừng, vụ nổ hạt nhân
- Hậu quả: Tạo nên những trận mưa axit
Tăng hiệu ứng nhà kính
Thủng tầng ôzôn
Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy
Ô nhiễm nước:
- Nguyên nhân: Do chất thải từ các nhà máy và sinh hoạt
của người dân đô thị
Lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên các đồng ruộng
Tai nạn từ các con tàu chở dầu
- Hậu quả: Nguồn nước sông, hồ, nước ngầm ô
nhiễm nặng khiến thiếu nước sạch
Thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ ô nhiễm nguồn nước biển, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước
Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
2 Nêu vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc.
Vị trí địa lý:
Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên thế giới
Phân bố: Nằm dọc hai bên đường chí tuyến
Nằm sâu trong nội địa
Gần nơi có dòng biển lạnh đi qua
Khí hậu: Rất khô hạn do lượng mưa ít, độ bốc hơi nước lớn Khắc nghiệt (do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
Trang 2đêm, các mùa trong năm lớn).
3 Nêu sự thích nghi của động vật và thực vật với môi
trường hoang mạc.
Có khả năng dự trữ nước, chất dinh dưỡng
Hạn chế sự thoát hơi nước
Thực vật: Thay đổi hình thái bên ngoài (lá, thân, rễ)
Rút ngắn thời gian sinh trưởng
Động vật: Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng; có khả năng chịu đói, khát
Đào hang, vùi mình trong cát (loài gặm nhấm)
Đi xa tìm kiếm thức ăn, nước (sơn dương, đà điểu)
4 Nêu vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh
Vị trí địa lý: nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
Đặc điểm khí hậu:
- Khí hậu rất khắc nghiệt, lạnh quanh năm, mùa đông kéo dài
và rất lạnh ( nhiệt độ từ 7 -30C), thường có bão tuyết, nhiệt
độ trung bình >10C
- Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ)
- Bao phủ phần lớn môi trường là một lớp băng dày vĩnh cửu
- Trái Đất dang nóng lên, băng ở hai cực tan chảy dần
5 Nêu sự thích nghi của động-thực vật với môi trường đới lạnh.
- Thực vật: + Chỉ phát triển được vào mùa hạ
+ Cây cối thấp lùn để tránh gió
- Động vật: + Có lớp mỡ, lông dày, lông không thấm nước
+ Sống thành đàn để sưởi ấm
+ Ngủ đông, có khả năng di cư tránh rét
6 Nêu vị trí địa lý, diện tích, đường bờ biển và địa hình của châu Phi.
* Vị trí địa lý: Nằm khoảng giữa vĩ độ 37B đến 37N
* Diện tích: hơn 30 triệu km vuông
Trang 3* Đường bờ biển: Ít bị cắt xẻ, ít lấn sâu vào đất liền, rất ít vịnh, đảo, bán đảo
* Địa hình: - Khá đơn giản
- Có thể coi toàn bộ châu lục là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.
- Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá
bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo nên những thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài
- Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
7. Bài tập
BT2 Trang 58 SGK
0
5
10
15
20
25
Tấn/năm/người Các nước có lượng khí thải độc hại bình
quân đầu người cao nhất thế giới
BT3 trang 60 SGK
Nguyên nhân:
Sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ
năm 1840 đến năm 1997
0 100 200 300 400
Lượng CO2
(phần triệu)
lượng CO2