MỘT SỐ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRỌNG TÂM ÔNTẬP THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8- NĂM HỌC 2010-2011. (Lưu ý: Các Học Sinh khá giỏi cần đọc thêm các bài ở Sách giáo khoa và bài tập thực hành) I. Lý thuyết: Các bài 2, 7, 9, 10 và 13. Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á. 1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng: - Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau (thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Ngoài ra, còn thay đổi theo chiều cao). 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa: Có các kiểu khí hậu phổ biến : Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa . + Các kiểu khí hậu gió mùa: phạm vi ảnh hưởng gồm khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. - Đặc điểm khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa ít. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ấm, mưa nhiều. + Các kiểu khí hậu lục địa: phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. - Đặc điểm: khí hậu khô hạn, phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. - Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển… Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á. 1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á: Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. 2. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hộicủa các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Có sự biến đổi mạnh trong xu hướng phát triển kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, nâng cao đời sống. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng nhưng không đều giữa các nước. - Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều. - Số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á. I. Vị trí địa lí: - Nằm ở phía Tây Nam châu Á. - Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm vị trí ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê. II. Đặc điểm tự nhiên : -Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. - Khí hậu nhiệt đới khô. - Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới. III. Đặc điểm dân cư, kinh tế , chính trị: - Tây Nam Á là một trong những cái nôi của các nền văn minh cổ đại thế giới. - Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi. - Nền văn hóa Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư và kinh tế của khu vực. - Không ổn định về chính trị, kinh tế. Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á. 1. Vị trí địa lí-địa hình: - Nằm về phía Nam châu Á trên phần lớn bán đảo Đê Can. - Có ba miền địa hình chính: Phía bắc là dãy Hi- ma-lay-a hùng vĩ, phía nam là sơn nguyên Đê Can, ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng lớn. 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. - Nhịp điệu hoạt động gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. - Sự hoạt động gió mùa kết hợp với địa hình khu vực làm cho lượng mưa phân bố không đều: phía đông khu vực có lượng mưa nhiều nhất thế giớí, phía tây khu vực là vùng hoang mạc và bán hoang mạc ăn ra sát biển. - Có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng… - Có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể. Bài 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á. I. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á: - Có dân số đông, nhiều hơn dân số các châu lục khác trên thế giới. - Trung Quốc có số dân đông nhất trong khu vực. - Nền kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu. (quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu tiến đến sản xuất để xuất khẩu) - Có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. II. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á: - Nhật Bản: là nước công nghiệp phát triển cao với các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng… - Trung Quốc: nhờ chính sách cải cách và mở cửa, phát huy nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng. II. Thực hành: 1. Kỹ năng: - Nhận xét các bảng số liệu (bài 2, 13) - Vẽ biểu đồ cột. (bài 2, 13) 2. Một số bài tập: a. Nhận xét các bảng số liệu (bài 7, 13) * Nhận xét các bảng số liệu: 7.2 (SGK Tr. 22) + Cho biết nước có bình quân đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần? - Nước có bình quân đầu người cao nhất: - Nước có bình quân đầu người cao nhất: - Chênh lệch: + Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước thu nhập thấp ở chỗ nào? - Các nước thu nhập cao: thường có tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp. - Các nước thu nhập thấp: thường có tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao. * Bảng 13.2/44: Dựa vào bảng 13.2, em hãy cho biết tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á. Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong số ba nước đó. b. Vẽ biểu đồ cột. (bài 7, 13) - Ví dụ: Bài tập 2/24.Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc và Lào. - Vẽ biểu đồ cột bảng 13.1/44. Dân số các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2002 (triệu người). Số dân (Triệu người) 0 Các nước. TQuốc Nhật Bản Tr. Tiên H.Quốc Đài Loan Biểu đồ dân số các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2002. - Vẽ biểu đồ cột bảng 13.3/46: Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp của Trung Quốc năm 2001. Chúc các em đạt kết quả tốt ở kỳ thi HKI ! . TÂM ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8 - NĂM HỌC 201 0-2 011. (Lưu ý: Các Học Sinh khá giỏi cần đọc thêm các bài ở Sách giáo khoa và bài tập thực hành) I. Lý. - Có ba miền địa hình chính: Phía bắc là dãy Hi- ma-lay-a hùng vĩ, phía nam là sơn nguyên Đê Can, ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng lớn. 2. Khí hậu, sông