HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL Thị xã Tân Uyên- Bình Dương Tên tiểu luận: NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC CUỘC HỌP CHO TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔN
Trang 11 Học viên Mai Thị Bích Vân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng CBQL Thị xã Tân Uyên- Bình Dương
Tên tiểu luận:
NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC CUỘC HỌP CHO TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUỲNH VĂN NGHỆ, THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG, NĂM HỌC 2020-2021
Học viên thực hiện: Mai Thị Bích Vân
Lớp: Bồi dưỡng CBQL Thị xã Tân Uyên, Bình Dương Đơn vị công tác: Trường PTTH Huỳnh Văn Nghệ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Khánh Vân
Bình Dương, tháng 11 năm 2020
Trang 22 Học viên Mai Thị Bích Vân
Phụ lục 2
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
PHIẾU ĐĂNG KÝ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀ VIẾT TIỂU LUẬN
- Họ tên: MAI THỊ BÍCH VÂN
- Ngày sinh: 16/9/1977
- Lớp bồi dưỡng CBQL: Tân Uyên - Khoá: (2019 -2020)
- Tên cơ sở nghiên cứu (trường, xã, huyện, tỉnh):THPT Huỳnh Văn Nghệ - Tân Uyên- Bình Dương
- Thời gian nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận: 3 tuần
- Đề tài tiểu luận (HV đăng ký 2 đề tài thuộc 2 chuyên đề khác nhau và làm
đề tài được duyệt):
ĐỀ TÀI 1 (Chuyên đề 16) ĐỀ TÀI 2 (Chuyên đề 9b) Tên đề tài:
Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp
cho Tổ trưởng chuyên môn tại
trường THPT Huỳnh Văn Nghệ ở
Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
năm 2020-2021
Tên đề tài:
Nâng cao công tác phối hợp với tổ chức Công đoàn để tổ chức các phong trào thi đua ở trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - năm học 2020-2021
Tân Uyên , ngày 30 / 10 /2020
Duyệt đề tài
Mai Thị Bích Vân
Trang 33 Học viên Mai Thị Bích Vân
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Ths Lê Khánh Vân – Giảng viên TrườngCán bộ quản lý Giáo dục Tp Hồ Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn tôi qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp Nếu không có Cô Ths Lê Khánh Vân không quản ngại khó nhọcvà đồng hành cùng tôi thì có lẽ bài khóa luận này của tôi rất khó
có thể hoàn thiện được Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Cô
Bài khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi và kiến thức của tôi còn hạn chế vì có nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Cuối cùng tôi xin chúc cho quý Thầy, Cô và Thầy chủ nhiệm,đặc biệt là
côThs Lê Khánh Vân nhiều sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Uyên, ngày 02 tháng 11 năm 2020
Học viên
Mai Thị Bích Vân
Trang 44 Học viên Mai Thị Bích Vân
Trang 55 Học viên Mai Thị Bích Vân
2 Phân tích tình hình thực tế về tổ chức cuộc họp của tổ trưởng chuyên
môn trong thời gian qua của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
5
2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị 5
2.2 Thực trạng về cuộc họp của các tổ chuyên môn trong thời gian qua của
trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
8
2.3 Những điểm mạnh, yếu để nâng cao chất lượng hoạt động về tổ chức cuộc
họp của tổ trưởng chuyên môn ở đơn vị trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Trang 66 Học viên Mai Thị Bích Vân
NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC CUỘC HỌP CHO TỔ TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THPT HUỲNH VĂN NGHỆ
tổ chuyên môn trong nhà trường, từ luật do quốc hội thông qua đến các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn, công văn do các cấp ban hành
Vì vậy, đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững để vận dụng vào sát với tình hình thực tế của nhà trường do mình quản lý Hiện nay việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường có thể tham khảo những văn bản dưới đây để phục vụ cho công tác quản lý của mình
*Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010
Điều 16 Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”
Điều 54: Hiệu trưởng: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.”
* Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-
BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có viết:
Điều 14 Tổ chuyên môn
1 Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng
2 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
Trang 77 Học viên Mai Thị Bích Vân
a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học
kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt
d)Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công
3 Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu
Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lan nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn
* Các văn bản có liên quan
- Công văn số 741/ GDTrH ngày 03/9/2017 của Sở GD&ĐT Bình Dương Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn và các quy định về quản lý sử dụng các loại hồ sơ sổ sách bậc trung học
- Công văn số 11167/ BGDĐT-GDTrH ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh trung học và sử dụng
sổ gọi tên và ghi điểm
1.2 Cơ sở lý luận:
Hội/ họp là sự tập hợp nhiều người một cách có tổ chức, theo những nguyên tắc nhất định, tại một địa điểm, thời gian cụ thể để thực hiện các công việc như: truyền đạt, trao đổi, thảo luận thông tin, tổng kết hoạt động hoặc tìm các biện pháp giải quyết vấn đề, nhiệm vụ mà những người dự họp thường quan tâm
Cuộc họp có các vai trò sau:
Trang 88 Học viên Mai Thị Bích Vân
- Tất cả những người tham dự cùng nhận được thông tin một cách chính thức
- Các cuộc họp tạo ra cơ hội để phát triển tinh thần tập thể trong các tổ nhóm, các cá nhân
- Việc giao tiếp được trực tiếp, mọi người có mặt cùng nghe, cùng thấy những điều giống nhau trong tình huống đối mặt
- Sự phản hồi của nhiều cá nhân (tạo dư luận tập thể) có thể đáng tin cậy
và tạo nên sức mạnh hơn là ý kiến của mỗi cá nhân riêng lẻ, nên những kết luận trong, sau cuộc họp mang tính thuyết phục cao
- Hội/ họp nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan
Trong nhà trường phổ thông thường xuyên tổ chức các cuộc họp Có nhiều cuộc họp: họp ban giám hiệu, họp liên tịch, họp tổ chuyên môn,… Có những cuộc họp diễn ra theo định kỳ để giải quyết những công việc thường nhật giúp nhà trường hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ qui định, ngoài ra có những cuộc họp đột xuất nhằm giải quyết những công việc có tính chất tình huống khẩn cấp
Để cuộc họp đạt hiệu quả, cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Chủ đề, mục tiêu của cuộc họp được xác định rõ ràng
- Thành phần tham dự cuộc họp đúng và đủ các đối tượng cần thiết
- Chương trình cuộc họp được xây dựng cụ thể và khoa học
- Chuẩn bị tốt nội dung và các tài liệu liên quan
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham dự cụ thể, rõ ràng, phù hợp
- Xác lập những nguyên tắc mà mọi thành viên dự họp phải tuân theo (tắt chuông điện thoại, không hút thuốc khi họp…)
- Chủ tọa biết dẫn dắt, kiểm soát cuộc họp đi đúng trọng tâm, và mục tiêu đã đặt ra, có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống phát sinh
- Đảm bảo mọi thành viên tham dự nắm được mục tiêu và chương trình cuộc họp Các thành viên tham gia tích cực và tôn trọng nhau
- Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc họp đúng giờ
- Địa điểm và cơ sở vật chất phục vụ cho cuộc họp được chuẩn bị chu đáo
1.3 Cơ sở thực tiễn
Trang 99 Học viên Mai Thị Bích Vân
Trong thời gian qua, vừa trực tiếp giảng dạy vừa tham gia quản lý tổ chuyên môn ở Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức cuộc họp của tổ chuyên môn đã đạt được những kết quả tốt đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn có những mặt chưa thật tốt, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay Việc tổ chức họp tổ chuyên môn của người tổtrưởng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chưa có cơ sở khoa học, do đó chưa tạo được sự hứng thú cho giáo viên trong các buổi họp, chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Từ thực tế đó, tôi đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của các cuộc họp chỉ đạo xây dựng, thực hiện các hoạt động của Tổ chuyên môn, giúp Tổ chuyên môn hoạt động ngày càng có nề nếp, hiệu quả Đây là yêu cầu cấp bách, cùng với các yếu tố khác, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay
Khi học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, tôi được quí Thầy - Cô trang bị nhiều kiến thức về cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, thời gian không lâu nhưng lượng kiến thức tôi nhận được thật sự rất lớn Đây là điều kiện thuận lợi giúp tôi nâng cao năng lực quản lý tổ Chính vì thế tôi chọn đề tài
“Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp cho tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT Huỳnh Văn Nghệ năm học 2020 - 2021” làm bài tiểu luận cuối khóa
học Khi chọn đề tài này, tôi cũng hy vọng sẽ vận dụng những kiến thức đã học
để làm tốt hơn công tác quản lý tổ chuyên môn do Hiệu trưởng phân công, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của nhà trường trong thời gian tới
2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CUỘC HỌP CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THPT HUỲNH VĂN NGHỆ
2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị
Trường THPT Huỳnh văn Nghệ được thành lập từ năm 1959 Năm học đầu tiên 1959 – 1960, Trường mang tên Trần Quốc Tuấn, chỉ có một lớp đệ thất (tức lớp 6 bây giờ) với trên 50 học sinh, hai thầy giáo và một giám thị Cơ sở không có, trường phải mượn một phòng của trường tiểu học Uyên Hưng làm nơi học tập Năm 1961 Trường mang tên tỉnh: Trường Trung học Phước Thành Từ năm 1966 -1977 bắt đầu có các lớp đệ nhị cấp (Cấp 3), học sinh không phải về Bình Dương hoặc Biên Hòa học như trước Năm 1973 Trường mang tên Quận:
Trang 1010 Học viên Mai Thị Bích Vân
Trung học Tân Uyên Sau 30 tháng 4 năm 1975, trường mang tên Trường Phổ thông cấp 2, 3 Tân Uyên (có 23 lớp, 37 thầy cô và gần 900 học sinh) Từ năm
1976, Trường mang tên phổ thông Trung Học Tân Uyên I, các lớp cấp 2 tách ra nhập với trường cấp I thành Trường PTCS Uyên Hưng Những năm từ 1976 đến 1992: trường sở chỉ có 7 phòng, hai phòng làm việc, chưa có tường rào, số lớp học dao động từ 6 đến 9 lớp Năm học 1990 -1991 chỉ có 7 lớp, 21 thầy cô,
211 học sinh
Đến năm học 1992 -1993 trường vinh dự mang tên nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ - Người con ưu tú của đất Tân Uyên, nhập lại các lớp cấp 2 từ trường Uyên Hưng, có 5 phòng học lầu, phòng vi tính cũng được đưa vào sử dụng Năm học 2003 – 2004, tách cấp hai thành lập trường THCS Lê Thị Trung đồng thời sáp nhập trường THPT Bán công Tân Uyên về Trường và từ đó đến nay trường THPT Huỳnh Văn Nghệ và chỉ có khối cấp 3
Đến năm 2007, Trường đã được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng và trang bị theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, phòng ốc khang trang
Năm học 2020 – 2021, Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ:
Trang 1111 Học viên Mai Thị Bích Vân
Số phòng đa chức năng: không ; phòng y tế: 01 Khu vực nhà để xe: 02 (1 cho giáo viên và 1 cho học sinh); sân chơi: 2.700m2
- Trang thiết bị dạy học, sách thư viện:
+ Máy vi tính: 119; projector+laptop: 10; máy chiếu Overhead + Bảng tương tác thông minh : 35 Ngoài ra, trường còn cung cấp vật liệu cho các tổ chuyên môn qua đăng ký, phát động phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học
+ Thư viện đạt chuẩn 01/2003 của Bộ (2006-2007), có đầy đủ sách để giảng dạy và nhiều đầu sách tham khảo
- Nhìn chung, Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện để cán bộ giáo viên nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao; các giáo viên và phụ trách các
bộ phận có nhiều cố gắng trong giảng dạy và công tác Trường có phân công 3 giáo viên Tin học phụ trách kiêm nhiệm hỗ trợ 3 phòng sử dụng công nghệ thong tin để phục vụ việc sử dụng giáo án điện tử đem lại hiệu quả khá tốt
- Hoạt động của các phòng thư viện, thiết bị, các Phòng thí nghiệm-thực hành đi vào nề nếp, góp phần phục vụ giảng dạy ngày càng tốt hơn
* Những thành tích Trường đã đạt được:
Năm 1999 Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng III cho thầy và trò của trường; Thủ Tướng Chính phủ tặng bằng khen cho tập thể trường vào các năm 1997, 2003; nhận cờ thi đua năm 2015 và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ, Tỉnh, Sở giáo dục, Huyện cho tập thể các tổ, các cá nhân có thành tích tốt trong từng năm học
Đại học
Trang 1212 Học viên Mai Thị Bích Vân
Tuổi nghề
Số năm làm
TT
Nguồn đào tạo
Chuyên môn
Danh hiệu thi đua 2019-2020
2 Sử - Địa -
GDCD
+ Tuổi nghề của giáo viên các tổ khá cao (từ 10 - 30 năm); có 08/08 đ/c
có trình độ Đại học (đạt chuẩn theo quy định); thực tế về chuyên môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
+ Hầu hết các tổ trưởng đều lớn tuổi, việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực còn chậm và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế, mặc khác các tổ viên đa số là học sinh cũ của trường do đó việc góp ý xây dựng còn vị nể thầy, cô cũ…; tổ trưởng tổ văn, lý, hóa, toán có
số năm làm tổ trưởng quá ít (2 năm) nên hiệu quả hoạt động của tổ chỉ là kết quả bước đầu
2.2 Thực trạng về cuộc họp của các tổ chuyên môn trong thời gian qua của Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Trong thời gian qua, Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đã tổ chức họp tổ chuyên môn qua nhiều hình thức họp như sau:
+ Sinh hoạt chuyên môn định kì mỗi tháng hai lần
+ Góp ý giờ dạy cho giáo viên sau những tiết thao giảng
+ Chuẩn bị lập kế hoạch thực hiện chuyên đề trong mỗi học kì
Trang 1313 Học viên Mai Thị Bích Vân
+ Thống nhất cách dạy những bài khó trong chương trình THPT ở các khối
Sau mỗi lần họp các tổ trưởng chuyên môn phải gửi biên bản họp tổ cho ban lãnh đạo để tiện trong việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá hoạt động của các tổ
Mặt dù ban lãnh đạo chỉ đạo khá sâu sát hoạt động họp của các tổ chuyên
môn nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:
- Chưa xây dựng nội dung họp theo trình tự cụ thể nên một số biên bản họp của các tổ cách ghi chưa thống nhất
- Nội dung cuộc họp còn sơ sài, chưa đi vào trọng tâm các chủ đề chính theo kế hoạch của trường
- Nội dung tổ chức thực hiện chuyên đề chưa cụ thể Để xảy ra những tình huống bất cập như :
* Họp thống nhất thực hiện chuyên đề:
+ Phân công trách nhiệm còn chung chung hoặc chồng chéo khó thực hiện Tổ trưởng thấy ai làm được việc giao hẳn cho một người không phân công người hỗ trợ hoặc chia sẻ công việc chung khiến cho GV được phân công cảm thấy áp lực nặng nề dẫn đến thái độ làm việc tiêu cực hoặc bất mãn Giáo viên
có ý kiến không được TTCM chia sẻ, đáp ứng khiến Tổ mất đoàn kết và có những phản ánh không hay lên cấp trên
+Có tình trạng ở tổ chuyên môn phân công làm chuyên đề, các giáo viên trong tổ luôn tìm cách đùn đẩy và đưa ra nhiều lí do khác nhau để không phải gánh vác nhiệm vụ hoặc TTCM phân công không đúng sở trường, không chú ý năng lực GV và hoàn cảnh gia đình riêng của GV
*Tổ chuyên môn khi thao giảng, dự giờ:
+ Trong một tiết thao giảng dự giờ - có giáo viên trong tổ là bạn rất thân với giáo viên dạy, tiết dạy không được thành công: còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt về phương pháp Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để rút kinh nghiệm chung thì mọi người “nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra những ưu hay khuyết điểm của tiết dạy
+ Khi một giáo viên trẻ dạy thao giảng giờ dạy rút kinh nghiệm bài học khó tiếp cận nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất thì các GV lớn tuổi tỏ thái độ góp ý còn nặng nề, luôn chỉ trích cái bất hợp lý mà ít chỉ ra cái tích cực nhưng TTCM không phân tích đúng sai khiến GV trẻ giảm sút nhiệt huyết
Trang 1414 Học viên Mai Thị Bích Vân
Thực tế cho thấy, các tổ, nhóm chuyên môn đang bộc lộ những khó khăn vướng mắc về cách thức sinh hoạt, công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động đặc biệt
là hiệu quả các buổi sinh hoạt còn hạn chế Nội dung kế hoạch, sổ nghị quyết, sổ sinh hoạt nhóm , sổ theo dõi chuyên môn… còn nặng về hình thức, ghi chép còn chung chung, thảo luận về đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu, góp ý giờ dạy chưa đi vào mục tiêu yêu cầu nội dung Một số tiết dạy xếp loại giỏi, khá chưa thực chất Một số tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn còn mang tính hình thức chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ để xây dựng các chuyên đề cần sinh hoạt Những hoạt động như thao giảng, dự giờ góp
ý …còn mang tính đại khái, hình thức có dự giờ nhưng không góp ý xếp loại một cách nghiêm túc mà còn nể nang Chưa mạnh dạn đề xuất những hoạt động của tổ mà chủ yếu dựa vào kế hoạch chung của nhà trường Hoạt động trao đổi giữa các nhóm chuyên môn hiệu quả chưa cao Thực tế ở trường việc sinh hoạt
tổ , nhóm chuyên môn đã cho thấy sự hạn chế trong trao đổi nhóm chuyên môn Việc đánh giá chuyên môn chưa tạo được không khí thoải mái trong các cán bộ giáo viên, còn quá nặng nề về báo cáo, còn coi trọng tính hành chính
Nguyên nhân chính của hạn chế trên là do một số giáo viên mới được bổ nhiệm làm tổ trưởng chưa có kinh nghiệm Một vài tổ trưởng chuyên môn chưa hoạt động theo kế hoạch, chưa đôn đốc giáo viên kịp thời; một số nội dung không thực hiện được hoặc thực hiện chưa hiệu quả
- Để khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm, hiệu trưởng cần nắm được sự tín nhiệm của giáo viên đối với các đồng chí có dự kiến phân công làm
tổ trưởng; nếu các tổ trưởng mới năng lực quản lý còn yếu, hiệu trưởng cần đặc biệt chú ý để có biện pháp động viên, hướng dẫn thường xuyên công tác chuyên môn, nghiệp vụ của tổ
- Sắp xếp dự các buổi họp của tổ để lắng nghe ý kiến của tổ viên và phương hướng giải quyết của tổ trưởng để góp ý, hướng dẫn tổ trưởng tổ chức thực hiện công việc được tốt; đề nghị tổ viên thực hiện nghiêm túc sự phân công của Tổ trưởng đồng thời mạnh dạn góp ý để thống nhất đề ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong mọi hoạt động; phản ánh với lãnh đạo những vấn đề tổ còn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ cho tổ
- Trong từng công việc, hoạt động, lãnh đạo cần góp ý, nhắc nhở các hạn chế đồng thời khẳng định hiệu quả chỉ đạo hoạt động của tổ trưởng Từ đó, tạo