1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn SKKN Công tác chủ nhiệm lớp 4

6 3,3K 69

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 51 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4A 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG TÔ I./ Mở đầu Giáo viên tiểu học, một “ Ông thầy tổng thể” ,làm nhiệm vụ dạy dỗ thế hệ trẻ.Không chỉ dạy học sinh biết chữ mà dạy cho học sinh biết làm người. Như Bác Hồ đã từng nói “ có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” . Như vậy con người không thể thiếu một trong hai điều đó. Giai đoạn học sinh tiểu học , khi nhân cách của các em đang hình thành thì giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm giúp đỡ. Vì vậy, là một giáo viên tiểu học cũng như người bố, người mẹ ở trường. Bản thân tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm là rất quan trọng. Bởi chủ nhiệm tốt thì chất lượng giáo dục sẽ tốt và đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này. II./ Thực trạng Vào đầu năm học 2005 – 2006, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A 2 với tổng số 24 học sinh, trong đó có 11 học sinh nam, 13 học sinh nữ,trong đó : học sinh dân tộc Tây Nguyên 9 em, dân tộc Hoa 1 em, dân tộc Nùng 1 em. Về khó khăn: Đa số các em là con của nông dân . Bố mẹ các em thường đi làm vườn xa , sáng đi sớm, chiều về tối nên không có điều kiện trông nom và nhắc nhở con cái Chính ít được quan tâm ở nhà, đã dẫn đến các em còn nhiều tự do trong cách ăn nói, xưng hô ngang ngang vơí người lớn, với bạn bè. Tính đoàn kết còn thấp, còn hay đánh nhau, cãi nhau chưa biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập. Về học tập chất lượng đầu năm như sau: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng 0 2 16 6 Tỉ lệ 0 8.3% 66.7% 25% Trang 1 Nhìn chung có em học tốt và còn rất nhiều em học yếu. Tuy cùng một lớp nhưng trình độ không đồng đều. Do đó, người giáo viên chủ nhiệm tập cho các em có nề nếp tốt, cụ thể về từng mặt, từng môn học ở lớp 4. Tạo cho các em có thói quen tốt trong sinh hoạt sẽ có ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển toàn diện của các em sau này. Bằng những biện pháp nào giúp học sinh lớp 4A 2 Trường tiểu học Lăng Tô nâng cao chất lượng về đạo đức cũng như trong học tập. Chính là điều phải trăn trở, suy nghó của giáo viên chủ nhiệm. Với yêu cầu của ngành, của nhà trường, tôi hết sức lo lắng và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau. III./ Biện pháp Để học sinh lớp 4A 2 có khả năng và điều kiện hoàn thiện một cách đầy đủ cả về đức và trí. Yêu cầu các em phải thi đua và thực hiện những yêu cầu: Rèn luyện về nhân cách đạo đức con người. + Đi học đúng giờ, nghiêm túc khi chào cờ. + Không tham của rơi. + Không nói tục, chửi thề, đánh nhau. + Thực hiện an toàn giao thông tốt, xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy nhau. + Biết chào hỏi, lễ phép với mọi người lớn và hoà nhã với bạn bè. Vềø học tập. + Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài. + Làm đầy đủ các bài tập ở lớp cũng như ở nhà. + Trong lớp chú ý nghe thầy giáo giảng bài, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không nói chuyện trong lớp. + Chuẩn bò đồ dùng học tập đầy đủ trứơc khi đến lớp. + Có ý thức trong việc rèn chữ và luôn giữ gìn vởsách sạch sẽ. Về văn thể mỹ. + Mặc đồng phục đúng quy đònh là quần xanh áo trắng, áo len xanh dương các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm; riêng thứ hai, thứ sáu phải mặc đồ thể dục. Trang 2 + Vệ sinh cá nhân: đầu tóc học sinh nam được cắt ngắn lộ vành tai, đầu tóc học sinh nữ chải, kẹp gọn gàng. Móng tay, móng chân luôn được cắt ngắn và sạch sẽ. + Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, mùa lạnh mặc ấm để đảm bảo sức khoẻ. + Không vứt rác bừa bãi, không bỏ rác trong hộc bàn, không leo lên bàn ghế, không vẽ lên tường, không bôi bẩn ở nhà vệ sinh, không bẻ cây… + Đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy đònh. IV./ Tổ chức thực hiện Đối với học sinh lớp 4, dù làlớp gần cuối bậc tiểu học song các em vẫn còn non nớt, nhận thức chưa đúng đắn, tư duy theo cảm tính, các em rất hiếu động hay bắt chước nhưng chưa biết chú ý lâu hay tập trung vào một việc gì đó. Với trách nhiệm là một giáo viên, tôi đã không nản lòng và luôn giúp đỡ để các em học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt , trở thành con ngoan - trò giỏi và có ích cho xã hội sau này. Khi nhận lớp , điều đầu tiên tôi làm là lắng nghe những ý kiến của đồng nghiệp đã dạy các em ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 . Tiếp đến là tìm hiểu gia đình các em ở đâu, hoàn cảnh kinh tế từng gia đình như thế nào, gia đình các em có hạnh phúc hay không. Em nào là người dân tộc thiểu số, em nào bò khuyết tật … Tôi phân ra làm bốn nhóm như sau: + Nhóm học sinh ngoan, năng động, học giỏi và đóng góp các khoản tiền theo quy đònh đầy đủ. + Nhóm học sinh gia đình nghèo, gia đình không thuận hoà ít quan tâm con cái nên các em thường xuyên nghỉ học dẫn đến học lực yếu. + Nhóm học sinh là con được cưng chiều, nhiều tiền thích ăn hơn thích học. + Nhóm học sinh con nhà nghèo nhưng ham học và học giỏi. Đối với học sinh ngoan, năng động , học giỏi . Trang 3 Tôi phân công cho các em đảm nhiệm những vò trí cốt cán của lớp như: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng và được tham gia vào đội cờ đỏ, đội nghi thức của nhà trường. Để các em phấn đấu , tự rèn luyện bản thân mình tốt hơn , hoàn thiện hơn và làm gương , cũng như có trách nhiệm trong việc giúp đỡ bạn học tập, rèn luyện đạo đức. Đối với học sinh gia đình nghèo, gia đình không thuận hoà ít quan tâm con cái. Tôi đến nhà để tìm hiểu, cùng với ban chấp hành chi hội lớp động viên gia đình quan tâm các em hơn. Ở lớp, tôi thường xuyên để ý , nhắc nhở các em chép bài, làm bài. Nhờ những em học sinh khá giỏi giảng bài thêm, câu hỏi nào dễ khuyến khích các em phát biểu, bài toán nào đơn giản gọi các em lên bảng để các em bớt tự ti, ham đến trường. Còn các khoản tiền đóng góp theo quy đònh, tôi nhắc các em tiền nào cần trước thì đóng trước : như tiền bảo hiểm chẳng hạn, tiếp đến là tiền giấy thi, quỹ Đội, quỹ Hội… tiền xây dựng từ từ đóng sau… Vào các giờ ngoại khoá, tôi thường tổ chức các trò chơi, cho các em hát những bài hát mà các em thích để hoà đồng với các bạn trong lớp. Hằng ngày, tôi phối hợp với tập thể lớp phải gần gũi, giúp đỡ và không được trêu chọc , xa lánh các bạn ấy. Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội quan tâm hơn với các em. Tạo điều kiện cho các em được sinh hoạt giao lưu nhiều hơn; đặc biệt là kết nạp các em vào Đội để các em có điều kiện phấn đấu và sống lành mạnh. Đối với học sinh là con được cưng chiều, nhiều tiền thích ăn hơn thích học. Tôi đến tận gia đình lựa lời nói với phụ huynh không nên con nhiều tiềân khi đi học như vậy. Vì các em không tập trung học tập, ăn quà vặt sẽ bò nhà trường phê bình, ảnh hưởng đến thi đua của lớp, dẫn đến bạn bè xa lánh. Các em tự đánh mất mình, tự loại mình ra khỏi tập thể. Mặc khác, tôi thường xuyên nhắc nhở, nghiêm khắc phê bình các em không được ăn quà trong trường, trong lớp. Nếu các em không nghe sẽ bò nêu tên trước cờ, hạ bậc đạo đức. Không những thế mà tôi còn thường xuyên kiểm tra sách vở, bài tập ở nhà, gọi các em Trang 4 phát biểu để tạo cho các em có thói quen, có ý thức trong học tập, biết chuẩn bò bài trước khi đến lớp. Đối với học sinh con nhà nghèo ham học và học giỏi. Tôi luôn luôn tìm mọi cách giúp đỡ về vật chất như tham mưu với nhà trường, với Đội có xuất quà nào đó ủng hộ các em. Động viên học sinh trong lớp nhòn một hoặc hai xuất quà sáng để giúp bạn quyển vở, cây bút …Riêng bản thân tôi không thu tiền học hai buổi đối với các em đó. Ngoài việc phân nhóm như trên, khi xếp chỗ ngồi tôi xếp như sau: GIỎI YẾU KHÁ TRUNG BÌNH GIỎI YẾU KHÁ TRUNG BÌNH GIỎI YẾU KHÁ TRUNG BÌNH GIỎI YẾU KHÁ TRUNG BÌNH Khi học bình thường em học giỏi giúp em học yếu, em học khá giúp em học trung bình. Khi học nhóm cùng đối tượng thì em học giỏi thảo luận với em học giỏi còn em học yếu thảo luận với em học yếu, hình thành đôi bạn giúp đỡ nhau trong học tập. Chính lúc này là lúc giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn học sinh yếu. V./ Kết quả Sau một thời gian gần bốn tháng chủø nhiệm lớp 4A 2 , thực hiện những biện pháp nêu trên. Tôi thấy chất lượng rất khả quan. Về nề nếp: Trang 5 Ý thức thi đua của học sinh rất cao, tinh thần học tập tích cực, tham gia các phong trào một cách tự giác vui vẻ, thoải mái. Về đạo đức: Các em đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau,không còn trường hợp nói tục, không có trường hợp đánh nhau… các em ngoan hẳn đi rất nhiều. Đối với giaó viên giảm được bớt thời gian gặp gỡ phụ huynh về trường hợp học sinh lười học, nghỉ học không lí do, đánh nhau…lên lớp được thoải mái không còn mất thời gian vào việc xử kiện. Đặc biệt chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt, kết quả thi giữa kì I như sau: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng 3 4 14 3 Tỉ lệ 12.5% 16.7% 58.3% 12.5% Trên đây là một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4A 2 trường Tiểu học Lăng Tô mà tôi thấy có hiệu quả, song do thời gian áp dụng và kiểm nghiệm còn hạn hẹp nên bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. kính mong các cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn! Lăng Tô, ngày31 tháng 12 năm 2005 Người viết Nguyễn Văn Phiên Trang 6 . Trung bình Yếu Số lượng 3 4 14 3 Tỉ lệ 12.5% 16.7% 58.3% 12.5% Trên đây là một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4A 2 trường Tiểu học Lăng Tô. SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4A 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC LĂNG TÔ I./ Mở đầu Giáo viên tiểu học, một “ Ông thầy tổng thể” ,làm nhiệm vụ dạy dỗ thế

Ngày đăng: 05/12/2013, 03:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w