Bài giảng Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản gồm 9 chương với những nội dung chính sau: Những hiểu biết chung về dinh dưỡng thủy sản, thành phần hoá học của thức ăn, dinh dưỡng protein và acid amin, dinh dưỡng lipid, dinh dưỡng carbohydrate, dinh dưỡng vitamin, dinh dưỡng chất khoáng, năng lượng và nhu cầu năng lượng, thức ăn và sản xuất thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, quản lý chế độ cho ăn,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN
-o0o -
BÀI GIẢNG Môn học: Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Trình độ: Cao đẳng
Trang 2Thức ăn là vật chất chứa chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa
và hấp thu để duy trì sự sống và tích lũy trong các mô cơ thể
Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai đoạn phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn đã là thức ăn của loài cá khác, giai đoạn phát triển cơ thể khác Sự khác biệt đó hoặc là do đặc điểm dinh dưỡng khác nhau theo loài, mà nguyên nhân chính là khả năng thu nhận và tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau theo loài hoặc do sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ máy tiêu hóa theo giai đoạn phát triển cơ thể Đó cũng thể hiện đặc tính loài Thức ăn của động vật thủy sản bao gồm: thức ăn tự nhiên (live food, natural food), thức ăn nhân tạo (man-made food) còn được gọi là thức ăn công nghiệp (commercial food) hay thức ăn viên (pellet food), thức ăn tươi sống (fresh food)
và thức ăn tự chế (home-made food)
1.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là các quá trình hoạt động sinh lý và hoá học để chuyển hóa những chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng Có 4 quá trình trong quá trình dinh dưỡng: thu nhận thức ăn, tiêu hoá hấp thu thức ăn, chuyển hoá và bài tiết các chất dinh dưỡng khỏi cơ thể Môn học nghiên cứu các quá trình trên gọi là dinh dưỡng học
Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng hay duy trì quá trình sống bình thường Năng lượng mà tất cả động vật đều cần được lấy từ mỡ, carbohydrate và từ các sản phẩm khử amin của các amino acid Động vật cần hơn 40 chất dinh dưỡng khác nhau và được lấy từ khẩu phần thức ăn và có những chất bản thân
cơ thể không tổng hợp được gọi là ”chất dinh dưỡng thiết yếu” và một số chất bản thân có thể tổng hợp được gọi là “chất dinh dưỡng không thiết yếu” Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm: các amino acid thiết yếu, các axit béo thiết yếu và các khoáng thiết yếu
1.3 Lịch sử phát triển dinh dưỡng học động vật thủy sản
Dinh dưỡng học thuỷ sản chỉ mới phát triển gần đây Những nghiên cứu đầu tiên về dinh dưỡng thủy sản được thực hiện tại Corland (Ohio, Mỹ) vào những năm 40 và phát triển nhanh sau những năm 60 của thế kỷ XX Thức ăn nhân tạo cho động vật thuỷ sản bắt đầu áp dụng từ thập niên 50 và cuối thập niên của thế kỷ trước, thức ăn viên được dùng phổ biến tại Mỹ và Châu Âu
Trang 3Động vật thuỷ sản chủ yếu bao gồm các loài cá có xương (finfish), giáp xác (crustacean) và nhuyễn thể (mollusca) Chúng có những đặc điểm dinh dưỡng khác với các động vật trên cạn Số lượng các loài cá rất phong phú, nhưng hiện chỉ có khoảng 20 loài được nghiên cứu về dinh dưỡng và đại bộ phận tập trung vào những loài cá ôn đới
II ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Động vật thủy sản) có cấu trúc ống tiêu hoá và chức năng tiêu hoá rất khác nhau và đa số động vật thuỷ sản đều trải qua giai đoạn ấu trùng Ở giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của chúng biến đổi rất lớn, do vậy nghiên cứu về dinh dưỡng của động vật thủy sản khó hơn so với động vật trên cạn
Động vật thủy sản là loài biến nhiệt (poikilotherms) nên có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật máu nóng Tuy nhiên, động vật thủy sản lại nhạy cảm với stress của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng thường được xác định ở khoảng nhiệt độ nước thích hợp nhất định, gọi là nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn (SET: Standard Environmental Temperatures)
Ví dụ: theo NRC thì SET của một số loại cá như sau:
Cá hồi (chinook salmon): 59º F (15oC)
Cá hồi vân (rainbow trout): 50oF (10oC)
Cá da trơn Mỹ (channel catfish): 86oF (30oC)
Nhu cầu năng lượng của động vật thuỷ sản thấp hơn động vật trên cạn Nhu cầu vitamin cao hơn, đặc biệt vitamin C, do cá không tự tổng hợp được trong cơ thể, vì vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc nhiều vào thức ăn
Nhu cầu chất khoáng thấp hơn động vật trên cạn
Hầu hết các loài cá có nhu cầu về axit béo nhóm Ω-3 (hay n-3) và các nhóm động vật thuỷ sản khác nhau thì có nhu cầu axit béo này khác nhau
Hiệu suất sử dụng (HSSD) thức ăn của cá cao hơn động vật trên cạn HSSD thức
ăn của cá trong khoảng 1,2 - 1,7/1, trong khi đó HSSD thức ăn của lợn là 3/1 và của gà là 2/1)
Về phương thức lấy thức ăn của cá: có nhiều phương thức như bắt mồi (cá hồi), gặm (cá đối), lọc (cá mè), ký sinh (cá mút đá) Do đó, thức ăn phải được chế biến và cho ăn phù hợp với phương thức sử dụng thức ăn của cá
Câu hỏi:
1 Dinh dưỡng và thức ăn là gì ?
Trang 4CHƯƠNG 1 THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA THỨC ĂN
I KHÁI NIỆM CHUNG
Động vật trong quá trình sống có nhu cầu thức ăn để duy trì các chức năng bình thường của các hoạt động sống Thức ăn cho động vật nuôi bao gồm chủ yếu là thực vật và các sản phẩm từ thực vật
Vật chất khô trong cơ thể động vật được hình thành từ ba nhóm vật chất hữu cơ chủ yếu là protein; lipid và carbohydrate, ngoài ra còn có các chất vô cơ khác như vitamin, acid nucleic và các thành phần khác
Trong cơ thể động vật, protein có vai trò hình thành nên các mô của động vật, còn lipid có vai trò là nguồn năng lượng dự trữ Thành phần protein trong vật chất khô của cơ thể động vật thường cao hơn ở thực vật, ngoại trừ một số hạt
có dầu hoặc các hạt trong nhóm cây họ đậu
Sự tổng hợp protein trong cơ thể động vật để hình thành nên các tổ chức
mô của cơ thể như: cơ (thịt); các tổ chức cơ quan bên trong cơ thể; các thể dịch hoặc các sản phẩm như thịt, trứng được coi là mục đích chủ yếu khi nghiên cứu dinh dưỡng của động vật nuôi nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng Ngoài các thành phần trên trong cơ thể động vật còn có các thành phần khác với tỷ lệ rất nhỏ Ví dụ, acid nucleic, acid hữu cơ và vitamin
Các vật chất khô trong cơ thể động vật và thực vật được chia thành vật chất
vô cơ và vật chất hữu cơ Các vật chất vô cơ bao gồm một lượng rất lớn các nguyên tố tồn tại với số lượng khác nhau, trong các tổ chức, các bộ phận khác nhau của động vật và thực vật
Có một số các chất khoáng nhất định tồn tại cả trong cơ thể của động vật và thực vật là: Canxi (Ca); Phospho (P); Magie (Mg); Natri (Na); Kali (K); Clo (Cl)
và Lưu huỳnh (S), một số nguyên tố như Sắt (Fe); Đồng (Cu); Coban (Co); Magan (Mn); Flo (F); Mollyden (Mo) và một số nguyên tố khác chỉ tồn tại với một lượng rất nhỏ trong vật chất sống
Những thành phần của thức ăn như tinh bột hoặc mỡ được sử dụng như là nguồn năng lượng Tuy nhiên, những thành phần dinh dưỡng có vai trò sinh lý rất đặc trưng như các amino acid, các khoáng chất và vitamin
Protein Các acid nucleic Các acid hữu cơ Các vitamin
Trang 5II NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA THỨC ĂN
Các thành phần của thức ăn hoặc các mô của động vật, thực vật có thể xác định bằng phân tích Nhà khoa học Weende (Đức) đã đưa ra một phương pháp xác định một cách gần đúng các thành phần của mẫu thức ăn Người ta gọi phương pháp này là phương pháp Weende Theo phương pháp của Weende thức
ăn được chia thành 6 tiểu phần là: nước, mỡ thô, chất xơ, phần chất không chứa Nitơ, protein thô, tro
Thành phần của các tiểu phần trong mẫu thức ăn
(theo phương pháp của Weende)
Protein tinh Triglycerid Cellulose Đường đơn Amid Phospholipid Hemicellulose Tinh bột
Nucleic acid
Các dầu cần thiết
Đất (cát) Muối khoáng Protein thô Mỡ thô Chất xơ Đường
Trang 6mẫu sẽ được xác định bằng chênh lệch giữa khối lượng mẫu trước và sau khi sấy
Wđ - Wc
Độ ẩm (%) = x 100
Wđ
Trong đó: Wđ là khối lượng mẫu trước khi sấy (g)
Wc là khối lượng mẫu sau khi sấy (g)
Phương pháp này áp dụng được đối với đa số các mẫu thức ăn Tuy nhiên,
có một số loại thức ăn mà trong thành phần của nó có nhiều acid béo dễ bay hơi hoặc amoniac thì phương pháp này ảnh hưởng đến kết quả phân tích, đối với các mẫu thức ăn loại này người ta chỉ sấy chúng ở nhiệt độ 700C
3.1.2 Chất tro:
Tro là phần còn lại của mẫu sau khi mẫu được nung ở nhiệt độ 500oC Tất
cả các thành phần hữu cơ được đốt cháy ở nhiệt độ này; phần còn lại là thành phần vô cơ của mẫu gồm các khoáng đa lượng (K; Ca; Na; Mg); các khoáng vi lượng (Al; Fe; Cu; Mn; Zn, I; F) Trong thành phần của chất tro cũng bao gồm một lượng carbon (C) có trong các thành phần hữu cơ của mẫu thức ăn
= (khối lượng nitơ) x 6,25
Bằng phương pháp Kjeldahl có thể xác định được Nitơ tổng số và từ đó tính được hàm lượng protein thô có trong mẫu thức ăn
Cần phân biệt khái niệm protein thô và protein tinh: Protein thô (crude protein) được tính toán từ hàm lượng nitơ tổng số, tức là gồm không chỉ nitơ của protein mà còn có nitơ của các thành phần không phải là protein như peptide; polypeptide; nucleic acid; các amino acid tự do protein tinh là những protein
mà quá trình tiêu hoá chỉ giải phóng ra amino acid
Trang 73.1.5 Thành phần carbohydrate:
Theo phương pháp của Weende, thành phần carbohydrate có trong mẫu thức ăn được chia thành 2 phần: chất xơ và phần chiết hoà tan không chứa nitơ Chất xơ là phần vật chất hữu cơ còn lại không hoà tan sau khi xử lý mẫu bằng cách đun trong acid loãng Thành phần của chất xơ gồm có một lượng lớn cellulose, lignin và chất khoáng tồn tại trong mẫu thức ăn
Phần chiết không chứa nitơ bao gồm các đường đơn, tinh bột, một phần hemicellulose và lignin hoà tan trong nước Việc phân chia carbohydrate thành 2 nhóm khác nhau theo Weende chủ yếu dựa trên khả năng hoà tan, khả năng tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của chúng
Phần chiết xuất không chứa nitơ có thể được xác định bằng cách lấy tổng khối lượng ban đầu của mẫu trừ đi khối lượng của 5 thành phần đã biết
3.2 Phương pháp nuôi dưỡng
Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm trên cùng hệ thống
- Các nghiệm thức bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lập lại ít nhất 3 lần
- Tôm cá trước khi bố trí thí nghiệm phải cân đo chiều dài và khối lượng
- Các chế độ chăm sóc phải giống nhau
- Lượng và nhịp cho ăn phải thích hợp với đối tượng nghiên cứu Nên cho
ăn giống nhau về khẩu phần, hoặc theo nhu cầu
- Định kỳ 1 tuần hoặc 10 ngày kiểm tra: tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng, hệ
số thức ăn…
- Điều chỉnh lượng thức ăn sau mỗi lần thu mẫu
- Thời gian thí nghiệm khoảng 8-10 tuần
IV MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG ĐVTS
Trang 8Wo: trung bình khối lượng ban đầu (g)
Wt: trung bình khối lượng cuối (g)
t: thời gian giữa các lần kiểm tra (ngày)
4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn:
Hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa như tăng trọng của đối tượng nuôi trên đơn vị thức ăn sử dụng
- Đối với nghiên cứu cá bố mẹ cần đánh giá các chỉ số như: hệ số thành thục, tỉ lệ thành thục, thời gian tái phát dục, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối, tỉ lệ nở, chất lượng ấu trùng…
- Đối với ấu trùng giáp xác: thời gian biến thái, tỉ lệ biến thái, mức độ phân
Khối lượng gia tăng (g)
1 Tăng trọng của đối tượng nuôi (g) FCE = =
Trang 9đàn…
- Đối với giai đoạn nuôi thịt có thể đánh giá thành phần sinh hóa, màu, mùi của sản phẩm nuôi
Câu hỏi:
1 Các phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn của động vật thủy sản ?
2 Tại sao nguyên liệu có nguồn gốc động vật được đánh giá cao hơn thực vật trong chế biến thức ăn cho thủy sản?
3 Các chỉ tiêu kỹ thuật cần đánh giá trong nghiên cứu về dinh dưỡng của động vật thủy sản?
Trang 10CHƯƠNG 2 DINH DƯỠNG PROTEIN VÀ ACID AMIN
I KHÁI NIỆM CHUNG
Protein là vật chất cao phân tử Tất cả protein đều chứa các nguyên tố C, H,
Công thức cấu tạo tổng quát của amino acid:
II VAI TRÒ CỦA PROTEIN
- Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ thể, thay tổ chức cũ xây dựng
III NHU CẦU PROTEIN
3.1 Khái niệm chung
Hội đồng khoa học Hoa kỳ (NRC) đã đưa ra một định nghĩa về nhu cầu protein đối với động vật: "Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu trong thức
ăn nhằm làm thoả mãn nhu cầu các amino acid để đạt tốc độ tăng trưởng tối đa" Nhu cầu protein của một đối tượng phụ thuộc vào một số yếu tố như: năng
Trang 11lượng của thức ăn, thành phần amino acid và khả năng tiêu hoá của protein thức
ăn
Để đánh giá một cách đầy đủ nhu cầu protein, người ta đưa ra hai khái niệm là: nhu cầu protein tương đối và nhu cầu protein tuyệt đối
Nhu cầu protein tương đối được xác định là tỷ lệ % protein có trong thức
ăn và nhu cầu protein tuyệt đối được định nghĩa như là lượng protein cá tiếp nhận từ thức ăn trên một đơn vị thể trọng cá (tính theo gam protein trong thức ăn/kg cá/ ngày)
Trong dinh dưỡng người ta còn sử dụng khái niệm nhu cầu protein cho duy trì và tăng trưởng Nhu cầu protein cho duy trì ở cá cao hơn ở động vật có vú Ví dụ: cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) nặng 100g có nhu cầu protein duy trì hàng ngày là 52,1; 69,3 và 97,7 mg/ngày, tương ứng với nhiệt độ môi trường là
mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài Thêm vào đó cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm
Bảng 1 Nhu cầu protein của một số loài cá (giai đoạn giống)
Loài Nhu cầu
Cá chép 31-38 Ogino và Saito (1970) Takeuchi và CTV (1979)
Trang 12Bảng 2 Mức protein tối ưu trong thức ăn cho một số loài giáp xác
Tôm càng xanh (Macrobranchium) 35 Balazs và Ross (1976)
Tôm he Ân độ (Penaeus indicus) 42.8 Colvin (1976)
Tôm he Nhật bản (Penaeus japonicus) 40 Banlazs và CTV (1973)
Tôm bạc (Penaeus merguiensis) 34 - 42 Sedgwick (1979)
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein
- Kích thước và tuổi
Nhu cầu protein của động vật nói chung và cá nói riêng là giảm khi kích thước và tuổi tăng lên
- Ảnh hưởng của nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của cá Nhìn chung trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng nhu cầu protein của cá cũng như giáp xác tăng lên
- Ảnh hưởng của năng lượng trong thức ăn
Chức năng dinh dưỡng chủ yếu của protein là vật chất xây dựng cơ thể Nhu cầu protein phụ thuộc vào năng lượng có trong thức ăn
Nhu cầu protein tăng lên khi thức ăn không đáp ứng đủ năng lượng và ngược lại nhu cầu protein giảm khi thức ăn dư thừa năng lượng (năng lượng trong thức ăn chủ yếu từ lipid và carbohydrate)
- Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và loại thức ăn sử dụng
Nhu cầu protein của cá phụ thuộc vào chất lượng thức ăn Chất lượng thức
ăn bị ảnh hưởng bởi số lượng, tỷ lệ các loại amino acid, đặc biệt là các amino acid không cần thiết và khả năng tiêu hoá được của thức ăn Vì vậy, khi tính toán hình thành công thức thức ăn phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố có liên quan đến chất lượng thức ăn như: tỷ lệ protein/năng lượng; khả năng tiêu hoá được của thức ăn và tỷ lệ các amino acid cần thiết có mặt trong thức ăn
- Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
Đối với những loài cá rộng muối, khi độ mặn tăng lên thì quá trình trao đổi protein và amino acid tăng lên để đáp ứng nhu cầu năng lượng và nhu cầu sinh tổng hợp các vật chất để cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và môi trường
Ví dụ đối với cá hồi khi nuôi ở môi trường nước có độ mặn là 10‰ thì có nhu cầu protein là 40% nhưng ở môi trường có độ mặn là 20‰ thì nhu cầu protein là 43,5%
IV NHU CẦU AMINO ACID
Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein) Nhu cầu
Trang 13protein nói một cách chính xác hơn đó chính là nhu cầu amino acid Nhu cầu amino acid của động vật nói chung có liên quan chặt chẽ đến thành phần amino acid trong các tổ chức mô của chúng Thành phần amino acid của các nguyên liệu như bột cá, là rất gần với thành phần amino acid cho nhu cầu tăng trưởng, vì vậy bột cá là nguồn protein có chất lượng cao để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi Thành phần amino acid của thức ăn protein chất lượng cao từ thực vật không có sự khác biệt so với protein động vật Tuy nhiên protein thực vật thường thiếu hụt một hoặc một vài amino acid cần thiết Sự thiếu hụt này có thể khắc phục bằng cách phối hợp hai hay nhiều thức ăn protein thực vật với nhau Chỉ có sự khác biệt rất cơ bản giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật là
sự có mặt của vitamin B12 trong các nguyên liệu có nguồn gốc động vật mà không tồn tại trong các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Bảng 3 Thành phần amino acid(%) của một số nguyên liệu (NRC, 1997) Amino acid Bột cá Bột hạt bông Bột đậu nành Bột ngô
Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên protein, acid amin còn là tiền chất của một
số sản phẩm trao đổi chất khác Có hai loại amino acid: thiết yếu và không thiết yếu
4.1 Acid amin không thiết yếu
AA không thiết yếu là những AA mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được từ
Trang 14Trong 10 amino acid kể trên có Methionine và Pheninlalanine có quan hệ mật thiết với amino acid không thiết yếu tương ứng là Cystine và Tyrosine Khi
có mặt Cystine và Tyrosine trong thức ăn thì nhu cầu Methionine và Pheninlalanine sẽ giảm
Cystine có thể thay 1/2 nhu cầu Methionin (Cystin và Methionin là 2 acid amin cùng có S)
Tyrosine có khả năng thay thế cho 30% nhu cầu của Phenylalanin (2 acid amin này cùng có gốc phynyl)
Cá không thể dự trữ acid amin tự do Nếu như có một acid amin nào đó chưa được dùng ngay để tổng hợp protein thì sẽ được chuyển thành acid amin khác hoặc cung cấp năng lượng
Do đó sự mất cân đối acid amin sẽ dẫn đến lãng phí acid amin Thiếu cũng như thừa bất kỳ acid amin nào thì đều làm giảm hiệu quả sự dụng protein
Ngoài ra, giữa các acid amin có cấu tạo giống nhau còn có tương tác đối kháng (antagonism) Đó là khi hàm lượng một amino acid nào đó trong thức ăn vượt quá mức nhu cầu sẽ kéo theo nhu cầu của amino acid có cấu tạo hóa học tương tự tăng lên Ngược lại, nếu thiếu loại nào đó thì cũng ảnh hưởng đến các acid amin khác (acid amin giới hạn) Acid amin thường bị coi giới hạn là Methionin, Lysine vì các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật có hàm lượng các acid amin này thường không đủ theo nhu cầu của ĐVTS
Bảng 4 Nhu cầu acid amin của một vài loài tôm cá
Loài
Acid amin Nheo Mỹ Chình Nhật Rôphi Chép
Tôm
he Arginin
- 2,3
- 5,0 2,0 0,5
3,0
4,2 2,1 4,1 5,4 5,3 3,2 5,0 5,6 8,4 4,1 1,0
4,1
4,2 1,7 3,1 3,4 5,1
- 3,2
- 5,7 3,6 1,0
2,8
4,2 2,1 2,3 3,4 5,7
- 3,1
- 6,5 3,9 0,8
3,6
5,8 2,1 3,5 5,4 5,3
- 3,6
- 7,1 3,6 0,8
4,0
% protein trong
khẩu phần
V TIÊU HÓA PROTEIN
Nhóm men phân giải protein chính gồm có pepsin, trypsin và chymotripsine Tiền thân của pepsin là pepsinogen do tuyến dạ dày tiết ra và
Trang 15được hoạt hóa bởi HCl cũng do chính dạ dày tiết ra Dưới tác dụng của men pepsin trong môi trường acid, protein được thuỷ phân thành polypeptid Ở nhóm
cá không có dạ dày không tiết ra men pepsin Polypeptid từ dạ dày được chuyển xuống ruột non và được tiêu hoá bởi men trypsin, chymotripsine Trypsin là men phân giải các protein hỗn hợp, men này do tuyến tụy tiết ra, tiền thân của nó là trypsinogen, được hoạt hóa bởi Enterokinaza của ruột Đối với cá không có dạ dày (cá chép, mè trắng, rôhu ) thì trypsine là men chủ yếu phân giải protein Trypsin ở đoạn ruột trước nhiều hơn đoạn ruột sau Erepsin do tuyến ruột ở niêm mạc ruột tiết ra và tồn tại trong dịch ruột
Ở giáp xác, men tiêu hoá protein tương tự như cá không có dạ dày, nghĩa
là không có men pepsin, nhưng men trypsin thì hoạt động rất mạnh Chymotrypsin cũng được xác định có ở nhiều loài giáp xác Astacine cũng là một loại men có vai trò quan trọng trong phân giải protein
Khả năng tiêu hoá protein là tỷ lệ % giữa khối lượng protein được tiêu hoá hấp thụ và khối lượng protein tiếp nhận từ thức ăn
Như vậy khả năng tiêu hoá của protein được biểu diễn bằng phương trình
Protein trong thức ăn - protein trong phân
Khả năng tiêu hoá protein = x 100 Protein trong thức ăn
Khả năng tiêu hoá protein của các loại thức ăn khác nhau nằm trong khoảng từ 50 - 95% Khả năng tiêu hoá phụ thuộc trước hết vào chất lượng protein và phương pháp xử lý, sản xuất thức ăn
Khả năng tiêu hoá của protein có thể được biểu hiện thông qua lượng Nitơ được tích lũy trong cơ thể qua phương trình sau:
Nitơ trong thức ăn - Nitơ trong phân
Khả năng tiêu hoá prtein = x 100
Nitơ trong thức ăn
Tuy nhiên Nitơ trong phân ngoài N có trong thức ăn không được tiêu hoá
và hấp thu, bài tiết ra ngoài còn có cả Nitơ nội sinh (tức là Nitơ từ các sản phẩm của cơ thể như enzyme, hormone, dịch thể, tế bào, màng nhầy của ruột )
Vì vậy người ta dùng khái niệm "khả năng tiêu hoá thực" (true digestibility)
N trong thức ăn - (N trong phân - N nội sinh)
Khả năng tiêu hoá thực = x 100
N trong thức ăn
Trang 16Bảng 5 Khả năng tiêu hoá (%) của các loại thức ăn protein khác nhau đối với cá chép 2 và 3 năm tuổi (Scerbina 1973 và Nelring 1965)
Thức ăn protein Cá chép 2 tuổi
nhiệt độ 19 - 22 0 C
Cá chép 3 tuổi nhiệt độ 15 0 C
Bảng 7 Khả năng tiêu hoá của các loại thức ăn protein khác nhau
đối với cá trắm cỏ (%) (theo Law 1986)
VI TRAO ĐỔI PROTEIN TRONG CƠ THỂ
Trong cơ thể của động vật nói chung và cá nói riêng, quá trình tổng hợp protein từ các amino acid và quá trình phân huỷ protein thành các amino acid luôn diễn ra đồng thời Các amino acid trong cơ thể có từ 3 nguồn chủ yếu sau:
Trang 17* Các amino acid được giải phóng từ thức ăn protein bằng quá trình tiêu hoá hoá học có sự tham gia của các enzyme proteasa; các amino acid này được hấp thu qua thành ống tiêu hoá để vào máu và được máu chuyển đến các tổ chức
cơ quan khác nhau
* Các amino acid được giải phóng bằng quá trình thuỷ phân, các tổ chức
mô, các cơ quan của chính cơ thể Các amino acid này cũng được hấp thu qua thành ruột để vào máu, kết hợp với các amino acid từ thức ăn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể
* Các amino acid có thể thay thế (không thiết yếu) được cơ thể tự tổng hợp bên trong các tổ chức mô kết hợp với các amino acid từ hai nguồn nói trên
Nguồn amino acid trong cơ thể tham gia vào các phản ứng sinh hoá sau đây:
* Sinh tổng hợp nên protein trong các tổ chức mô hoặc các sản phẩm khác
* Sinh tổng hợp nên hormone, enzyme hoặc các sản phẩm sinh học có chứa
Nitơ quan trọng khác như: acid nucleic; choline
* Tham gia vào quá trình oxy hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể Khi nguồn amino acid cung cấp từ thức ăn vượt quá nhu cầu sinh tổng hợp trong cơ thể, thì các amino acid dư thừa sẽ được oxy hoá cho mục đích năng lượng Các nghiên cứu về trao đổi protein trong cơ thể động vật thuỷ sinh thường tập trung chủ yếu vào các loại cá chép và cá hồi, đây là hai loại cá nuôi chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ Quá trình trao đổi protein có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau đây:
Quá trình tự
tổng hợp amino
acit trong cơ thể
Tổng hợp nên enzyme, hormone
Tổ chức mô
Nguồn amino acid trong cơ thể
Thuỷ phân
Quá trình oxy hoá amino acid Sinh
tổng hợp Hấp thu từ thức ăn
qua thành ruột
Trang 18cơ là lớn hơn các tổ chức khác trong cơ thể Ở cá từ 50 - 70% protein được tổng hợp trong các cơ trắng
Nguồn amino acid tham gia vào quá trình tổng hợp protein của cơ thể chủ yếu lấy từ thức ăn, vì vậy những thức ăn protein có chất lượng cao, dễ tiêu hoá,
có thành phần, tỷ lệ các amino acid gần giống với thành phần và tỷ lệ amino acid của cơ thể có hiệu quả sử dụng cao
Ngoài chức năng quan trọng là tổng hợp nên protein trong cơ thể, các amino acid còn tham gia vào quá trình tổng hợp nên các chất hữu cơ chứa nitơ nhưng là vật chất phi protein Ví dụ: các amino acid hữu cơ, amino acid tự do, đặc biệt tổng hợp nên các chất như: Taurine và Trimethylamine là những chất tham gia vào quá trình điều hoà áp suất thẩm thấu
Câu hỏi:
1 Tại sao nhu cầu protein của động vật thuỷ sản cao hơn động vật trên cạn?
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của động vật thuỷ sản?
3 Nhu cầu acid amin của động vật thủy sản?
4 Quá trình tiêu hóa protein của động vật thủy sản?
5 Quá trình trao đổi protein trong cơ thể động vật thủy sản?
Trang 19CHƯƠNG III DINH DƯỠNG LIPID
I KHÁI NIỆM CHUNG
Lipid có đặc tính là không hoà tan trong nước mà hoà tan trong các dung môi hữu cơ (ete, benzen, etepetrol, toluen…) Lipid là hợp phần cấu tạo quan trọng của các màng sinh học, là nguồn cung cấp năng lượng, nguồn cung cấp các vitamin hoà tan trong mỡ như: vitamin A, D, E, K
Dựa vào phản ứng hoá xà phòng, người ta chia lipid thành 2 nhóm:
- Lipid tham gia được phản ứng hoá xà phòng
Nhóm này lại được phân thành 2 nhóm nhỏ là: lipid đơn giản và lipid kết hợp
- Nhóm lipid không tham gia phản ứng hoá xà phòng Nhóm này gồm có: + Steroid
+ Carotinoids
+ Vitamin hoà tan trong mỡ
Có thể phân loại theo sơ đồ sau đây:
Lipid đơn
giản
Lipid kết hợp
Trang 20 Acid oleic (C18H34O2) có một nối đôi ở vị trí carbon thứ 9 và người ta thường ký hiệu là: 18:1n-9
Acid linoleic (C18H32O2) có hai nối đôi ở vị trí carbon thứ 6 và thứ 9, ký hiệu là: 18:2n-6
Acid linolenic (C18H30O2) có ba nối đôi ở vị trí carbon thứ 3, 6 và 9
Căn cứ vào số lượng nối đôi người ta chia acid béo không no thành các dạng PUFA (có ít nhất hai nối đôi trong mạch carbon) và HUFA có từ 4-6 nối đôi trong mạch carbon Giá trị dinh dưỡng của các acid béo không no phụ thuộc
vò số lượng carbon và số lượng nối đôi và vị trí nối đôi đầu tiên trong mạch carbon
Một số acid béo cần thiết sau đây thường gặp trong thành phần thức ăn của các đối tượng thuỷ sản:
II VAI TRÒ CỦA LIPID
- Cung cấp năng lượng
Lipid là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt nhất cho ĐVTS, sự chia sẻ năng lượng từ protein của lipid được chứng minh trên nhiều loài ĐVTS Việc bổ sung lượng lipid thích hợp sẽ giảm nhu cầu protein Động vật thủy sản
dự trữ lipid với lượng rất lớn ở gan, cơ, giáp xác ở gan tụy Ngoài ra một số loài
cá dự trữ mỡ dưới dạng mô mỡ bao quanh ruột như cá chép, rô phi, tạo thành lá
mỡ như ở basa
- Hoạt hóa và cấu thành enzyme
Lipid, đặc biệt là phospholipid có khả năng hoạt hóa enzyme Ví dụ phosphattidyl choline có khả năng hoạt hóa enzyme glucose 6 phosphatase, Adenogentriphosphatase (ATPase) Lipid là thành phần chính của nhiều hormon
là steroid Ngoài ra một số PUFA acid béo cao phân tử không no (PUFA) là tiền thân của prostaglandin ở tôm cá (prostaglandin là họ acid béo 5 mạch vòng, số lượng rất nhỏ, hoạt động giống như hormone)
- Tham gia cấu trúc màng tế bào
Lipid phân cực hay phospholipid có một vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng vì nó tham gia vào cấu trúc của tất cả các màng tế bào
- Vận chuyển các vitamin
Trang 21Lipid là dung môi hòa tan các vitamin tan trong trong dầu như A, D, E,
K Do đó trong khi hấp thu và vận chuyển trong cơ thể lipid cũng mang theo các chất hòa tan
III NHU CẦU LIPID
Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng lượng, yêu cầu về acid béo cần thiết, nhu cầu về phospholipid và cholesterol và đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài Tôm cá có nhu cầu năng lượng thấp hơn động vật trên cạn và có thể sử dụng protein để làm năng lượng Kết quả nghiên cứu về nhu cầu lipid trong thức ăn cho giáp xác cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng của tôm đạt cao nhất là 5-8% Đối với cá, hàm lượng lipid thay đổi tùy theo loài, tuy nhiên mức đề nghị từ 6-10%
Ngoài ra nhu cầu này phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng và chất lượng protein, hàm lượng và chất lượng của nguồn cung cấp năng lượng khác, và cả chất lượng của dầu Tỉ lệ protein và lipid được đề nghị cho tôm cá là 6-7:1
Bảng 8 Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn trên một số loài cá Giống loài % lipid thức ăn Giống loài % lipid thức ăn
<15
Đối với tôm biển thì nguồn dầu cá biển, dầu mực, dầu nhuyễn thể sẽ tốt
hơn là nguồn dầu bắp, dầu đậu nành Đối với tôm P japonicus tốc độ sinh
trưởng sẽ tăng khi bổ sung 4% dầu cá trích hay dầu hầu (Guary và ctv, 1976),
trong khi đó ở tôm P serratus là 4% dầu cá tuyết (Martin, 1980) Khi hàm
lượng lipid quá cao làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm D’Abrano, 1997 cho biết có mối tương quan chặt giữa hàm lượng lipid trong thức ăn và lipid trong ruột, khi hàm lượng lipid trong thức ăn quá cao, dẫn tới hàm lượng lipid trong ruột tăng và làm giảm khả năng trao đổi chất của giáp xác, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
Trang 22Bảng 9 Nhu cầu lipid của một số loài tôm cá Loài Nguồn lipid Mức lipid Mức tốt nhất Tác giả
Robinson (1986)
He Nhật bản Dầu gan cá
+ dầu đậu nành
V NHU CẦU ACID BÉO CẦN THIẾT
Các acid béo tồn tại ở dạng tự do trong các nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất thức ăn với số lượng rất nhỏ mà phần lớn chúng tồn tại dưới dạng kết hợp với các thành phần lipid khác
Những nghiên cứu về nhu cầu acid béo đối với cá chép và một số loài cá khác cho thấy các acid béo linoleic, linolenic và arachidonic có vai trò dinh dưỡng quan trọng đối với cá và động vật thuỷ sản Đối với cá chép, nhu cầu linolenic acid (18:3n-3) và linoleic acid (18:2n-6) khoảng 1% Đối với clupanodonic acid khoảng 0.5% sẽ có hiệu quả hơn so với bổ sung linolenic acid 1%
Cá da trơn có nhu cầu acid béo không no họ n-3 Tuy nhiên, sự có mặt của linolenic acid (18:3n-3) trong thức ăn lớn hơn 1% sẽ có tác dụng ức chế tăng trưởng
Cá rô phi có nhu cầu acid béo họ n-3 và n-6 nhưng nhu cầu acid béo họ n-6 lớn hơn, khoảng 1% trong thức ăn Đối với cá vền có nhu cầu tương đối cao về acid béo họ n-3 Cá vền có tốc độ sinh trưởng tốt đối với thức ăn có bổ sung từ 0,5% – 2% acid béo họ 20:5n-3 và 22:6n-3
Cá biển có nhu cầu acid béo họ n-3 PUFA Ở giai đoạn ấu trùng có tốc độ sinh trưởng nhanh do đó, động vật thuỷ sinh (cá, giáp xác, động vật thân mềm)
có nhu cầu về acid cần thiết lớn hơn so với giai đoạn trưởng thành
Trang 23
Bảng 10 Nhu cầu acid béo cần thiết (% khối lượng thức ăn)
Đối với tôm he Trung quốc (P.chinensis), các nghiên cứu của Kanazawa
(1877), Xu và CTV (1994) cũng cho kết quả tương tự như đối với tôm he Ấn độ
(P.indicus) Teshima và CTV (1992) đã xác định được rằng: tốc độ sinh trưởng cao nhất về khối lượng có thể đạt được đối với tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii) khi nuôi bằng thức ăn có bổ sung hỗn hợp acid béo họ 18:2n-6 và
Trang 24Đối với động vật và động vật thuỷ sinh nói riêng, các acid béo không no họ linoleic acid và linolenic acid là những acid béo rất cần thiết chúng phải lấy từ thức ăn
* Dấu hiệu thiếu acid béo thiết yếu của ĐVTS:
- Giảm sinh trưởng
- Tăng tỉ lệ chết
- Giảm hiệu quả sử dụng thức ăn
- Mòn vây đuôi (nguyên nhân do Flexebacterium sp)
- Thoái hóa gan (sưng to, tái màu)
- Giảm sinh sản (tỉ lệ nở của trứng và tỉ lệ sống ấu trùng, cá bột thấp)
VI TIÊU HÓA VÀ HẤP THU LIPID
Sự tiêu hoá lipid bắt đầu từ khoang miệng, bằng quá trình tiêu hoá cơ học
để phân cắt lipid thành các mảnh có kích thước nhỏ, sau đó chuyển xuống dạ dày Sự vận động nhu động của dạ dày có tác dụng phân cắt lipid thành các mảnh có kích thước nhỏ hơn và đẩy thức ăn lipid xuống phần ruột trước và lipid bắt đầu quá trình tiêu hoá hoá học
Quá trình tiêu hoá hoá học lipid do enzyme lipasa thực hiện Lipasa được sản sinh ra từ tuyến tuỵ và có ống dẫn nhỏ đổ trực tiếp vào ống tiêu hoá Trước hết lipid được nhũ tương hoá nhờ các muối mật do gan sản sinh ra Lúc này kích thước của các mảnh lipid từ 500 – 1000Ao Các hạt muối mật có tác dụng phân tán rất tốt các mảnh lipid nhỏ và làm tăng tổng diện tích tiếp xúc của lipid với dịch ruột Lipasa chỉ có hoạt tính trên bề mặt tiếp xúc nước – dầu
Dưới tác dụng của lipasa triglyceride được phân cắt thành glycerin và các acid béo Lúc này ở phần ruột trước sẽ có monoglyceride, acid béo, acid mật chúng hình thành các nhóm phân cực và không phân cực Ngoài những lipid kết hợp còn có một lượng đáng kể acid phosphoric, các bazơ và các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hoá lipid là glycerin, acid béo và H2O Những sản phẩm của quá trình tiêu hoá lipid có khả năng hoà tan trong nước như các acid béo mạch ngắn, glycerin và choline dễ dàng hấp thu qua tế bào màng nhầy của ruột Ngược lại, các monoglyceride phân cực và không phân cực, các acid béo có mạch carbon dài không hoà tan trong nước, chúng liên kết với nhau thành các hạt mixen, kích thước từ 50 – 100Ao phân tán lipid trong nước Các hạt mixen chuyển đến các tế bào màng nhầy của ruột và được hấp thu tại đây
Trong thành ruột những monoglyceride và các acid béo chuỗi carbon từ 14 đơn vị trở lên được tái tổng hợp thành triglyceride Triglyceride được tổng hợp trong tế bào mang nhầy và được chuyển đến các tổ chức mô, nơi mà chúng được tổng hợp nên mô mỡ hoặc oxy hoá để giải phóng năng lượng hoặc tham gia vào quá trình trao đổi chất Một lượng triglyceride được tổng hợp cùng với một lượng phospholipid và cholesterol tự do sẽ kết hợp với protein dưới dạng lipoprotein được máu vận chuyển đến các tổ chức mô khác nhau trong cơ thể
Trang 25Bảng 12 Khả năng tiêu hoá thức ăn lipid của cá trắm cỏ (Law, 1986)
Ngoài nhiệt độ, lượng thức ăn trong ống tiêu hoá cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá lipid Khi thức ăn trong ống tiêu hoá lớn, khả năng di chuyển của thức ăn, khả năng thấm các enzyme vào khối thức ăn sẽ giảm dẫn đến làm giảm khả năng tiêu hoá của cá
Bảng 13 Khả năng tiêu hoá mỡ động vật đối với cá da trơn ở nhiệt độ môi
trường khác nhau (Andrew và CTV 1978)
Tỷ lệ % mỡ trong thức ăn Nhiệt độ môi trường nước (
0 C)
no có số lượng carbon trong mạch carbon càng nhiều càng dễ tiêu hoá… Vì vậy, thức ăn có các acid béo họ PUFA hay HUFA có khả năng tiêu hoá rất cao, thậm chí đạt tới 100% Độ nóng chảy của lipid cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hoá lipid, khả năng tiêu hoá lipid sẽ giảm khi nhiệt độ nóng chảy tăng lên
Trang 26Bảng 14 Ảnh hưởng của nhiệt độ nước lên khả năng tiêu hố lipid của cá
* Một vài lưu ý khi thức ăn bị oxy hĩa lipid (ơi dầu)
Một điểm cần lưu ý khi sử dụng lipid trong thức ăn cho động vật thủy sản
là do nguồn lipid cung cấp trong thức ăn của yếu là các loại lipid cĩ hàm lượng
Triglycerides
HẤP THU
Tụy tạng
Gan
Muối mật Lipasa
Trang 27PUFA cao nên dễ dàng bị oxy hóa trong không khí Chất béo bị oxy hóa gây ra một số ảnh hưởng xấu lên ĐVTS
Lipid bị oxy hóa giảm lượng acid béo cần thiết cho ĐVTS
Gây độc cho ĐVTS, nguyên nhân là quá trình oxy hóa chất béo tạo các sản phẩm như andehyt, ketons đây là những chất gây độc cho ĐVTS
Quá trình oxy hóa lipid sẽ làm cho thức ăn cò mùi hôi, vị khó ăn nên ảnh hưởng đến sự bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn
Sản phẩm ĐVTS khi sử dụng thức ăn bị oxy hóa có mùi hôi khó chịu, mỡ tích lũy sẽ bị vàng hay nâu sậm
Một số dưỡng chất cần thiết bị phân hủy ( Vitamin A, B6, C, D, E và carotenoid)
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn giảm
* Một số dấu hiệu khi ĐVTS sử dụng thức ăn có chứa chất béo bị oxy hóa
Xuất huyết, lượng hồng cầu giảm và cá có triệu chứng thiếu máu
BHT (Butylated Hydroxy Toluen): 200 ppm
BHA (Butylated Hydroxy Anisole): 200 ppm
Ngoài ra thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để tránh hiện tượng oxy hóa
Câu hỏi:
1 Nhu cầu lipid và acid béo của động vật thủy sản?
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu lipid của động vật thủy sản?
3 Quá trình tiêu hóa lipid của động vật thủy sản?
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa lipid của động vật thủy sản?
5 Ảnh hưởng của thức ăn lipid bị ô xy hóa đối với động vật thủy sản?
Trang 28CHƯƠNG IV DINH DƯỠNG CARBOHYDRATE
I KHÁI NIỆM CHUNG
Carbohydrate thuộc nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với người và động vật Các nguyên tố chủ yếu cấu tạo carbohydrate là: C, O, H Carbohydrate là nhóm hợp chất hữu cơ rất phổ biến trong cơ thể thực vật, động vật và vi sinh vật, chúng được sử dụng chủ yếu vào mục đích năng lượng
Ở thực vật, carbohydrate chiếm một tỷ lệ khá cao, tới 80% - 90% vật chất khô, còn ở cơ thể động vật hàm lượng carbohydrate thấp, chỉ khoảng 1% khối lượng vật chất khô dưới dạng glycogen dự trữ
Carbohydrate được tổng hợp bởi cây xanh từ CO2, H2O và năng lượng của ánh sáng mặt trời bằng quá trình quang hợp
6CO2 + 6H2O + 2870kJ -> C6H12O6 + 6O2
Người và động vật không có khả năng tổng hợp carbohydrate trong cơ thể
mà phải sử dụng nguồn carbohydrate từ thực vật
Tùy thuộc vào thành phần, tính chất và cấu tạo người ta chia carbohydrate thành 3 nhóm:
Monosacharide: đường đơn
Oligosacharide: có từ 2 – 8 đường đơn
Polysaccharide: bao gồm số lượng lớn các đường đơn
II VAI TRÒ CỦA CARBOHYDRATE
- Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng 60% năng lượng cho hoạt động sống của động vật được cung cấp từ carbohydrate
- Carbohydrate có vai trò tạo cấu trúc, tạo hình (vai trò của cellulose)
- Trong công nghệ chế biến, carbohydrat là đóng vai trò là chất kết dính quan trọng
III NHU CẦU CARBOHYDRATE
Khả năng sử dụng carbohydrate của động vật thủy sản thì khác nhau, đặc biệt là giữa các loài, trong đó tính ăn là yếu tố có tính quyết định đến khả năng
sử dụng carbohydrate của động vật thủy sản Những loài ăn tạp, thực vật có khả năng sử dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật Ở cá biển trung bình khoảng 20% trong khi cá nước ngọt thì cao hơn
Có những loài tôm cá không có nhu cầu về carbohydrate là do chúng có khả năng tổng hợp carbohyrate thông qua con đường biến dưỡng glucose (gluconeogenesis) hoặc thỏa mãn về nhu cầu năng lượng sử dụng từ lipid và protein
Carbohydrate gồm rất nhiều thành phần khác nhau nhưng ba thành phần: tinh bột, dextrin và cellulose được sử dụng phổ biến trong thức ăn Việc sử dụng các loại đường đơn như glucose, sucrose không kinh tế
Mặc dù carbohydrate được xem như là chất dinh dưỡng không cần thiết, tuy nhiên việc bổ sung carbohydrate vào thức ăn cho ĐVTS với các mục đích như sau:
Trang 29- Giảm giá thành: do carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền
- Giảm việc sử dụng protein như là nguồn năng lượng (hoạt động thay thế protein của carbohydrat), từ đó protein cung cấp từ thức ăn được động vật thủy
sản sử dụng cho sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng
- Tăng độ bền trong nước (chất kết dính trong thức ăn)
- Giảm mức độ nát, bụi của thức ăn (kết dính các thành phần với nhau)
Bảng 15 Sự biến động của FCR khi sử dụng thức ăn có mức protein và
carbohydrate khác nhau ở nheo Mỹ Thức ăn Hàm lượng
protein (%)
Hàm lượng carbohydrate (%)
Để tăng hiệu quả sử dụng tinh bột trong thức ăn thủy sản các biện pháp sau đây đã được chú ý:
- Tăng độ tiêu hóa thức ăn thủy sản bằng biện pháp nấu chín hay hồ hóa trong quá trình ép viên qua phương pháp ép đùn
- Tăng số lần cho ăn sẽ giúp cho ĐVTS sử dụng hiệu quả tinh bột lên do khả năng biến dưỡng chậm của glucose nên việc chia nhỏ lượng thức ăn sẽ giúp
cá chấp nhận lượng glucose từ từ thay vì tăng lên đột ngột sau bữa ăn
Trang 30Bảng 16 Tỉ lệ tinh bột sử dụng tối đa trong thức ăn cho một số loài tôm cá
Loài % tinh bột trong thức ăn
III TIÊU HÓA VÀ HẤP THU CARBOHYDRATE
3.1 Khả năng tiêu hoá và hấp thu carbohydrate
Khả năng tiêu hóa carbohydrate của các loài cá khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc, hệ thống tiêu hóa và thành phần của thức ăn
Trong các nhóm thức ăn carbohydrate thì tinh bột được động vật nói chung
và động vật thủy sản nói riêng sử dụng phổ biến hơn Quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột xảy ra chủ yếu ở phần ruột trước Enzyme thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học carbohydrate là amylasa tiết ra từ tuyến tụy của cá Khả năng tiêu hóa carbohydrate giảm đi ở nhiều loài cá khi khối lượng cellulose và tỷ lệ của chúng trong thức ăn tăng lên Khả năng tiêu hóa carbohydrate của cá chép phụ thuộc rất lớn vào thành phần cellulose có trong thức ăn Ví dụ, hàm lượng cellullose trong thức ăn là 18% thì làm giảm khả năng tiêu hóa của cá chép từ 89% xuống còn 48% (Schwarz và Kirchgessner, 1982)
Bảng 17 Khả năng tiêu hóa các loại thức ăn carbohydrate khác nhau
đối với cá chép 2 tuổi (Scerbona, 1973) Thức ăn Thành phần carbohydrate
(% khối lượng khô)
Khả năng tiêu hóa
Trang 31Loại tinh bột và hàm lượng của chúng trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hệ số sử dụng thức ăn
Bảng 18 Khả năng tiêu hóa tinh bột khoai tây của cá chép với hàm lượng
tinh bột khác nhau trong thức ăn (Chiou và Ogiao, 1975)
Tốc độ hấp thu các đường đơn giảm theo thứ tự sau đây:
Galactose > Glucose > Fructose > Pentose Sau khi được hấp thu qua thành ruột các đường đơn được máu vận chuyển đến gan và các tổ chức khác nhau trong cơ thể
3.2 Khả năng tiêu hoá và vai trò dinh dưỡng của xơ thô
Khái niệm chất xơ thô để chỉ các thành phần hữu cơ không chỉ bao gồm cellulose (thành phần chủ yếu cấu trúc nên thành tế bào thực vật) mà kể cả các thành phần tham gia cấu trúc khác nhau như: lignin và pentose Một tỷ lệ lớn các
amylasa
Oligo 1-6 glucosidasa
Lactose ß - glucosidasa Glucose + Galactose
Sacharose Sacharasa Glucose + Fructose
Trang 32bất lợi đến khả năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn Tuy nhiên, nếu thức ăn không
có chất xơ thô cũng gây ảnh hưởng bất lợi cho cá
Bảng 19 Ảnh hưởng của sự bổ sung cellulose lên khả năng tiêu hoá của protein thô, mỡ, carbohydrate và các vật chất hữu cơ khác của cá chép
(khối lượng 1700g) (Schwarz và Kirchgessner, 1982)
Xơ thô
(%)
Protein thô (%)
Khẩu phần thức ăn (% trọng lượng thân)
Hệ số chuyển hoá thức ăn
Tăng trọng (%)
xơ trong thức ăn của cá trắm cỏ sẽ làm cho vi sinh vật trong ống tiêu hoá của cá phát triển và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cá
Hoặc một số loài trong họ tôm he, ví dụ tôm sú (P monodon) người ta đã
xác định được hoạt tính của các enzyme proteasa trong ống tiêu hoá của chúng không cao Giải thích hiện tượng này, người ta cho rằng các chất xơ trong thức
ăn có vai trò là chất nền cho các vi sinh vật phát triển và chúng trở thành nguồn dinh dưỡng quan trọng cho tôm Vì vậy, trong thức ăn cho tôm thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc bột rong biển
Trang 33Ngoài vai trò là chất nền, trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là làm cho sự di chuyển của thức ăn từ ruột trước
ra ruột sau được dễ dàng
Vì vậy, trong thức ăn cho người và động vật nói chung cần bổ sung một lượng chất xơ thô thích hợp
Thông thường đối với thức ăn cá có tỉ lệ chất xơ trong thức ăn được đề nghị không quá 10%, riêng đối với thức ăn tôm tỉ lệ này thường không quá 4% Một vài điểm cần lưu ý đối với chất xơ trong thức ăn:
+ Chất xơ trong thức ăn có tác dụng như chất pha loãng thức ăn và được sử dụng trong các thử nghiệm thức ăn để cân bằng năng lượng hay dưỡng chất của các công thức
+ Hàm lượng chất xơ cao sẽ làm giảm hoạt động của một số Enzyme Đặc biệt là lignin liên kết với protein làm giảm khả năng tiêu hoá protein một cách
có ý nghĩa
+ Sự gia tăng chất xơ đến một mức sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn
và người ta ghi nhận một tương quan ngược giữa hàm lượng chất xơ và năng lượng thức ăn Chất làm giảm tỉ lệ tiêu hoá thức ăn bằng cách ngăn giữ dưỡng chất bên trong các tế bào, thay vì chúng phải được tiếp xúc trực tiếp với các men tiêu hoá của đường ruột
+ Khi chất xơ quá nhiều thì hàm lượng các dưỡng chất khác thấp, làm cho động vật phải ăn nhiều lên để đủ chất dinh dưỡng, điều này dẫn tới lượng phân thải ra nhiều (tăng COD trong ao nuôi)
+ Chất xơ trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn
IV TRAO ĐỔI CARBOHYDRATE
Các sản phẩm tiêu hoá carbohydrate là các đường đơn (glucose, fructose, galactose và maltose ) được hấp thu qua thành ống tiêu hoá để đi vào máu và được vận chuyển đến gan, nơi xảy ra quá trình trao đổi chất chủ yếu của động vật có xương sống Trong các đường đơn thì glucose là đường đơn quan trọng nhất và là nguồn năng lượng trao đổi chất chủ yếu ở động vật có xương sống Ở các tổ chức mô glucose chỉ được sử dụng như là nguồn năng lượng Vì vậy hàm lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi hẹp và rất ổn định
Việc duy trì hàm lượng đường trong máu được thực hiện bằng các quá trình
Trang 34Glucose <=> Glycogen Khi hàm lượng glucose trong máu vượt quá giới hạn cho phép (xảy ra sau khi ăn) thì glucose chuyển hóa thành dạng dự trữ là glycogen
Ngược lại khi hàm lượng glucose trong máu giảm thấp (khi cá bị đói hoặc hoạt động cơ nhiều) thì glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose làm cho hàm lượng đường trong máu tăng lên
- Hàm lượng đường trong máu còn được điều chỉnh bởi các hormone, sau khi cá sử dụng thức ăn giàu tinh bột hay giàu carbohydrate, người ta đã xác định được hàm lượng đường trong máu cá tăng lên cao và duy trì ở mức độ này trong thời gian dài
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở nhiều loài cá, insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu khi hàm lượng đường vượt quá giới hạn cho phép Insuline là một loại protein hormone được tiết ra bởi tuyến tụy Insuline có tác dụng làm tăng tính thấm qua màng tế bào và như vậy làm tăng quá trình chuyển hóa của glucose từ huyết tương vào bên trong tế bào Insuline còn kích thích quá trình trao đổi chất bên trong tế bào như quá trình oxy hóa glucose ở trong gan hay sự chuyển hóa của glucose thành glycogen và mỡ, quá trình này có thể xảy ra theo sơ đồ:
Glucose + ATP => glucose 6 – phosphat + ADP Kết quả là insulin làm giảm thấp hàm lượng đường trong máu và insuline
sẽ được tiết ra khi hàm lượng đường trong máu tăng lên
Ngược lại, khi hàm lượng đường trong máu giảm thì các hormone như adrenaline, glucagon và hormone sinh trưởng được tiết ra có tác dụng ngược lại với insuline tức là để tăng hàm lượng đường trong máu
Adrenaline do tuyến thượng thận tiết ra, glucagon do tuyến tụy và hormone sinh trưởng do tuyến yên sản sinh Adrealine không chỉ kích thích sự chuyển hóa glycogen thành glucose mà còn ức chế quá trình tổng hợp glycogen từ glucose ở gan Như vậy kết quả hoạt tính của các hormone trên có tác dụng duy trì, điều chỉnh hàm lượng đường trong máu trong phạm vi hẹp và ổn định
Quá trình trao đổi các sản phẩm tiêu hóa carbohydrate (các đường đơn) trong cơ thể của cá và động vật xảy ra như sau:
- Oxy hóa glucose giải phóng năng lượng (gọi là quá trình glycolysis)
- Tổng hợp glucose từ các sản phẩm tiêu hóa protein và lipid (gọi là quá trình gluconeogenesis)
- Tổng hợp glycogen từ glucose Quá trình này xảy ra khi hàm lượng glucose trong máu tăng lên trên mức giới hạn cho phép của loài
- Quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose để giải phóng các đường đơn glucose tự do
- Quá trình chuyển hóa glucose thành mỡ
Trang 35Câu hỏi:
1 Khả năng sử dụng tinh bột của động vật thuỷ sản ?
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá tinh bột trong thức ăn?
3 Ảnh hưởng của chất xơ trong thức ăn đối với động vật thuỷ sản?
4 Quá trình trao đổi carbohydrate của động vật thủy sản?
5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbohydrate của động vật thủy sản?
Trang 36CHƯƠNG V DINH DƯỠNG VITAMIN
I KHÁI NIỆM CHUNG
Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường Vitamin chỉ chiếm một lượng từ 1-2% trong thức ăn nhưng chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn
Vitamin có vai trò như là chất bổ dưỡng, giữ gìn sức khỏe cho động vật Đối với các động vật khác nhau có nhu cầu vitamin khác nhau
Hầu hết các vitamin có vai trò như một co - enzyme hoặc các tác nhân hỗ trợ các enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể Các vitamin thường đóng vai trò như tác nhân oxy hóa, các vitamin như: Pyridoxine (B6), thiamine (B1) hoặc vitamin B12 có thể làm thay đổi cấu trúc của chất nền giúp cho hoạt tính của các enzyme được tăng cường
Động vật thủy sản ăn thức ăn không được cung cấp đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém
và dễ bị bệnh Một số dấu hiệu bệnh lý khi thiếu vitamin ở động vật thủy sản đã được ghi nhận như xuất huyết, dị hình, đen thân ở tôm
Việc xác định nhu cầu vitamin ở cá cũng giống như các động vật khác thường là rất khó vì nhu cầu vitamin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tập tính dinh dưỡng, khả năng sinh tổng hợp vitamin của vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa của cá, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sinh lý
Cho đến nay, nhu cầu vitamin của nhiều loài cá nuôi còn chưa được xác định Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về nhu cầu vitamin của một số loài cá như
cá hồi, cá chép và cá da trơn thường được áp dụng cho các loài cá khác
II VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA VITAMIN
Vitamin thành hai nhóm dựa trên khả năng hòa tan của chúng là:
- Các vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B, vitamin C, choline và inositol
- Các vitamin tan trong chất béo: vitamin A, D, E, K
2.1 Vai trò dinh dưỡng của các vitamin tan trong nước
Các vitamin tan trong nước bao gồm các vitamin thuộc nhóm B và một số vitamin khác như vitamin C (ascorbic acid), inositol, choline v.v
2.1.1 Vitamin B 1 (thiamine)
Vitamin B1 có tên khoa học là Thiamine chlohydrate Vitamin B1 là một tinh thể không mùi, tan trong nước, chỉ bền với nhiệt độ trong môi trường acid, còn trong môi trường kiềm nó phân hủy nhanh chóng khi bị đun nóng Công thức hóa học của vitamin B1 là: C12H18ON4SCl2
Vitamin B1 rất cần thiết cho quá trình tiêu hoá, cho sinh trưởng và sinh sản Vitamin B1 cũng rất cần thiết cho chức năng bình thường của tế bào thần kinh Nhu cầu vitamin B1 tuỳ thuộc vào năng lượng của thức ăn Thức ăn chứa nhiều
Trang 37năng lượng cần bổ sung thêm vitamin Cá ăn tạp có thể có nhu cầu B1 cao hơn
cá ăn động vật Nhu cầu vitamin B1 ở cá thấp, khoảng 1- 15mg/kg thức ăn, trong khi ở tôm biển mức đề nghị là 60 mg/kg thức ăn
Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, nấm men, gan, thận, tim v.v… Hàm lượng vitamin B1 trong nguyên liệu có thể thay đổi đáng kể tuỳ thuộc vào điều kiện bảo quản và chế biến Ví dụ, độ ẩm khi bảo quản nguyên liệu (thóc, gạo, hạt ngũ cốc…) càng cao thì hàm lượng vitamin B1 giảm càng nhanh Một số chất như gelatin hoặc tinh bột (những chất kết dính) có thể làm giảm tác dụng phá huỷ vitamin B1 ở nhiệt độ cao
2.1.2 Vitamin B 2 (Riboflavin)
Vitamin B2 có công thức C17 H2O N4O6, là một tinh thể màu vàng dễ hoà tan trong nước và trong dung dịch kiềm Vitamin B2 tương đối bền vững với tác nhân oxy hoá và nhiệt độ
Thiếu vitamin B2 ảnh hưởng đến quá trình oxy hoá khử, ảnh hưởng đến quá trình tạo năng lượng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của động vật
Đối với cá, biểu hiện thiếu hụt vitamin B2 là cá giảm ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp Nếu sự thiếu hụt vitamin B2 vẫn tiếp tục sẽ dấn đến hiện tượng xuất huyết toàn thân Người ta cũng ghi nhận được sự xuất hiện bất thường trên thân một số loài cá khi thức ăn thiếu hụt vitamin B2 Nhu cầu vitamin B2 đối với các loài cá như cá da trơn, cá chép là 8 - 10 mg/1 kg thức ăn khô và với tôm là
25 mg/kg thức ăn
Vitamin B2 có nhiều trong nấm men, đậu, thịt, gan, trứng đặc biệt là lòng
đỏ Vitamin B2 là dễ bị mất đi qua quá trình chế biến và cho ăn Khi ép đùn có thể mất 26%, khi cho vào nước sau 20 phút mất đi 40%
và pyridoxamin đều bền vững khi đun sôi trong acid và kiềm, nhưng không bền khi có các chất oxy hoá Tuy nhiên, dưới tác dụng chiếu sáng vitamin B6 bị phân huỷ nhanh
Trang 38trung bình trong khoảng 5mg/kg thức ăn, ở tôm được đề nghị là 50-60 mg/kg thức ăn
Vitamin B6 được sử dụng bổ sung vào thức ăn dạng pyridoxine hydrochloride Hàm lượng vitamin B6 mất đi khoảng 7-10% qua quá trình ép viên và bảo quản
2.1.4 Vitamin PP
Vitamin PP gồm có nicotinic acid, niacin, nicotinamid là thành phần cấu tạo quan trọng của coenzyme Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) và Nicotinamide adinine dinuleotide phosphate (NADP) Các coenzyme này tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình oxy hoá khử carbohydrate và các acid hữu
cơ và tham gia vào quá trình tiêu hoá và hấp thu protein, lipid, carbohydrate
Sự thiếu hụt vitamin PP trong thức ăn sẽ dẫn đến các biểu hiện dễ dàng nhận thấy ở các loài cá nuôi là lở loét da Ở cá chép và cá da trơn người ta đã quan sát thấy sau từ 2 đến 6 tuần lễ có biểu hiện lở loét da và vây cá, tỉ lệ chết cao, xuất huyết da và biến dạng xương hàm Đối với một số loài cá hồi, biểu hiện thiếu vitamin PP là cá chậm lớn, nhạy cảm với ánh sáng, lở loét màng ruột, lớp biểu mô dễ tróc, tỷ lệ chết cao
Vitamin PP có nhiều trong thịt bò, gan bò, thận, tim, trứng và các loại hạt đậu và đặc biệt trong nấm men Động vật có thể tổng hợp vitamin PP từ tryptophan Tuy nhiên, trong thức ăn cho động vật nói chung chỉ tồn tại một số lượng rất nhỏ tryptophan vì vậy trong thức ăn bổ sung vitamin PP là rất cần thiết Hàm lượng vitamin PP mất đi khoảng 20% qua quá trình ép viên
Nhu cầu vitamin PP ở cá chép và cá da trơn khoảng 20- 30mg/kg thức ăn, ở
cá hồi 120- 150mg/kg thức ăn Ở tôm mức được đề nghị là 40mg/kg thức ăn
2.1.5 Biotin
Biotin có công thức hoá học là C10 H16O3 N2S
Biotin có vai trò như là chất vận chuyển carbondioxit (CO2) trong các phản ứng sinh hoá cần có sự bổ sung CO2 Biotin tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các acid béo chuỗi dài và purine
Cá nuôi rất nhạy cảm với sự thiếu hụt biotin trong thức ăn Biểu hiện thiếu biotin ở cá da trơn là chậm lớn, màu sắc cá nhạt, cá rất nhạy cảm với tiếng động, nếu thức ăn thiếu biotin thời gian dài sẽ xuất hiện những dấu hiệu như thoái hoá mang cá, gan xanh nhạt và sưng to Ở tôm khi thiếu biotin là tỉ lệ sống thấp, sinh trưởng chậm
Biotin có trong thức ăn động vật và thực vật ví dụ: cám gạo, bột mì, bột ngũ cốc, bột thịt, bột cá, bánh dầu các loại Nhu cầu biotin trong thức ăn của cá không cao lắm trung bình khoảng 1 - 1,2 mg/kg thức ăn Qua quá trình ép viên hàm lượng bitoin trong thức ăn mất đi khoảng 15%
2.1.6 Vitamin C (Ascorbic acid)
Vitamin C có công thức hoá học là C6 H6 O6
Trang 39Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể sống như quá trình hydroxyl hoá các amino acid, quá trình hydroxyl hoá proline, lysine trong phân tử collagen (protein dạng sợi) Thiếu vitamin C, collagen mới được tạo thành dễ bị thương tổn, thành mạch mỏng, dễ vỡ gây bệnh xuất huyết ở động vật và cá Vitamin C tham gia trong quá trình chuyển hoá protocollagen thành collagen nên nó có tác dụng làm cho vết thương chóng thành sẹo
- Làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với những điều kiện không thuận lợi của môi trường, các độc tố, bệnh nhiễm trùng v.v…
- Vitamin C giữ vai trò tác nhân khử sinh học cho các phản ứng vận chuyển hydrogen nên nó tham gia vào nhiều hệ thống enzyme, vitamin C còn làm tăng khả năng hấp thụ sắt nên giúp cá tránh hiện tượng xuất huyết Ngoài ra vitamin
C còn kết hợp với vitamin E để chống lại sự oxy hoá lipid có trong các mô và tế
bào
Vitamin C tồn tại ở dạng tinh thể, màu trắng tan trong nước, không mùi Vitamin C dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ và ánh sáng Ở nhiệt độ môi trường lớn hơn 60oC, vitamin C bị phân huỷ rất nhanh, đặc biệt khi có mặt của đồng, sắt hay một số kim loại xúc tác
Trong tự nhiên vitamin C còn có thể tồn tại ở dạng liên kết với các chất khác, gọi là dạng ascoligen là dạng dự trữ vitamin C quan trọng Vitamin C hoà tan trong nước, dung dịch có vị acid, có tính khử mạnh
Sự thiếu hụt vitamin C thường có những biểu hiện như: biến dạng cột sống, xuất huyết dưới da, mang cá bị tổn thương, mất sắc tố vì vậy màu sắc cá nhợt, cá
dễ bị thương tổn khi đánh bắt Thức ăn thiếu vitamin C thường dẫn đến khả năng đề kháng kém, cá dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị stress
Nhu cầu vitamin C có liên quan chặt chẽ đối với tốc độ sinh trưởng và các thành phần dinh dưỡng khác tồn tại trong thức ăn và kích thước của cá Đối với
cá hồi sống ở môi trường nước có nhiệt độ từ 10- 15oC thì có nhu cầu vitaminC khoảng 200 mg/kg thức ăn Đối với cá da trơn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C khoảng 100mg/kg thức ăn có tác dụng tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn
Vào mùa sinh sản cá bố mẹ có nhu cầu vitamin C lớn hơn Thức ăn nuôi vỗ
cá bố mẹ nếu thiếu vitamin C sẽ dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giảm Theo Dabrowski (1990) thì nhu cầu vitamin C giai đoạn phát triển phôi và cá bột cao hơn so với giai đoạn cá giống và cá trưởng thành
Trang 40tốt nhất là chỉ bổ sung vitamin C vào thức ăn cho tôm, cá ngay trước khi cho ăn khoảng 30 phút hoặc lựa chọn những dạng vitamin C bền vững với nhiệt dưới dạng muối phosphate hay sử dụng vitamin C có vỏ bọc…
2.1.7 Choline
Công thức hoá học của choline là C5H15NO2 Choline tham gia vào quá trình tổng hợp phospholipid và quá trình chuyển hoá lipid Tuy nhiên, choline không tham gia vào thành phần các co- enzyme Choline là thành phần của phosphotydylcholine và tham gia vào cấu trúc màng tế bào Choline là thành phần của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine Choine đóng vai trò như là nguồn cung cấp gốc methyl cho các phản ứng methyl hoá để tạo thành amino acid methionine từ cystein Choline rất cần thiết cho sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn ở cá
Biểu hiện của sự thiếu hụt choline là cá chậm lớn, sự chuyển hoá thức ăn thấp, gan cá màu vàng nhạt, lượng lipid trong gan tăng lên rất cao như ở cá chép
và cá da trơn
Nguồn nguyên liệu giàu choline trong các hạt thực vật, đặc biệt là đậu nành
và các loại hạt đậu khác Cá có khả năng chuyển hoá một phần choline từ methionine, vì vậy khi thức ăn giàu methionine thì nhu cầu choline trong thức ăn giảm Nhu cầu choline đối với cá chép là khoảng 100mg/kg khối lượng cơ thể (theo Ogino và CTV) hoặc từ 1000- 1200 mg/kg thức ăn, đối với tôm là 600 mg/kg thức ăn
Cholin được bổ sung vào thức ăn dưới dạng chiline chloride (70% choline) Choline không bị mất đi qua quá trình chế biến nhưng khi vào nước sẽ mất đi khoảng 10% sau 60 phút
Những dấu hiệu bệnh lý đối với cá khi thức ăn thiếu pantothenic acid kéo dài là cá bỏ ăn, chậm lớn, mang cá bị sưng phồng và dính lại, bên ngoài phủ một lớp nhầy, hai nắp mang sưng lên Ở tôm tỷ lệ sống và sinh trưởng giảm Nhu cầu pantothenic acid ở cá hồi từ 40- 50mg/kg thức ăn, cho các loài cá chép và cá da trơn từ 30- 40mg/kg thức ăn Ở tôm mức đề nghị là 70- 75 mg/kg thức ăn
Nguồn thức ăn có nhiều patothenic acid là men bia, gan, thận, tim và phổi, thịt cá tươi cũng rất giầu vitamin này Hàm lượng Pantothenic acid mất đi khoảng 10% qua quá trình ép viên
2.1.9 Inositol