1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh huong cua giao duc nha truong toi nhan thuccua HS THPT ve suc khoe sinh san

127 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Nhìn chung gi ữa nhận thức và thực tế tiến hành công tác giáo dục SKSS VTN c ủa cán bộ, giáo viên còn có một khoảng cách khá lớn, việc thực hiện các n ội dung với hình thức biện pháp t[r]

(1)

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẢI LÝ

ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG TỚI NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ

SỨC KHOẺ SINH SẢN

( KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THPT THAN UYÊN II - LAI CHÂU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

(2)

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

-

NGUYỄN THỊ HẢI LÝ

ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG TỚI NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỨC KHỎE

SINH SẢN

(KHẢO SÁT TẠI TRƢỜNG THPT THAN UYÊN II - LAI CHÂU)

Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số : 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ TÍNH

(3)

3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này, em nhận dạy dỗ tận tình thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục, động viên khích lệ gia đình bạn bè, đặc biệt hướng dẫn nhiệt tình chu đáo, nghiêm túc, khoa học cô giáo - TS Nguyễn Thị Tính

Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS GDH Nguyễn Thị Tính tận tình bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trình nghiên cứu hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, Khoa Sau đại học trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục, gia đình bạn bè tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ em thời gian học tập làm luận văn

Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo em học sinh trường THPT Than Uyên số II nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu để phục vụ luận văn

Dù có nhiều cố gắng, song khả hạn chế nên luận văn chắn tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận bảo, đóng góp ý kiến thầy, giáo

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2008 Tác giả

(4)

4 MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh nhà trƣờng THPT

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.2 Cơ sở lý luận vấn đề giáo dục SKSS VTN cho HS THPT nhà trường

1.2.1 Một số khái niệm 1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi VTN 1.2.3 Ảnh hưởng giáo dục nhà trường tới nhận thức HS THPT SKSS VTN

1.2.3.1 Khái quát chung vai trò giáo dục nhà trường nhận thức HS THPT SKSS

1.2.3.2 Bản chất, ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nội dung giáo dục SKSS VTN nhà trường cho học sinh THPT

1.2.3.3 Các nguyên tắc, phương pháp giáo dục SKSS nhà trường cho học sinh THPT

Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục SKSS VTN trƣờng THPT Than Uyên II kết nhận thức HS SKSS

VTN

(5)

5

2.2.1 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II mục tiêu GD SKSS VTN

2.2.2 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II nội dung GD SKSS VTN

2.2.3 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II ý nghĩa GD SKSS VTN

2.3 Thực trạng GD SKSS VTN trường THPT ảnh hưởng tới nhận thức HS SKSS VTN

2.3.1 Thực trạng thực nội dung giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Than Uyên II

2.3.2 Các phương pháp hình thức giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Than Uyên II

2.3.3 Kết nhận thức HS trường THPT Than Uyên II SKSS VTN

Chƣơng 3: Một số biện pháp đề xuất góp phần nâng cao hiệu công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản VTN cho HS THPT nhà trƣờng

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 3.2 Một số biện pháp đề xuất 3.3 Khảo nghiệm cần thiết tính khả thi biện pháp đề xuất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

(6)

6

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt

1 Ban giám hiệu BGH

2 Bệnh lây truyền qua đường tình dục BLTQĐTD

3 Câu lạc CLB

4 Dân số DS

5 Điểm trung bình X

6 Giáo dục GD

7 Giáo dục nhà trường GDNT

8 Giáo viên GV

9 Hoạt động giáo dục lên lớp HĐGDNGLL

10 Học sinh HS

11 Kế hoạch hố gia đình KHHGĐ

12 Nhà trường NT

13 Quan hệ tình dục QHTD

14 Sức khoẻ sinh sản SKSS

15 Sức khoẻ sinh sản vị thành niên SKSS VTN

16 Thứ bậc TB

17 Trung học phổ thông THPT

(7)

7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tình hình chung đối tượng khảo sát

Bảng 2.2 Kết đánh giá cán bộ, giáo viên mức độ cần thiết số chủ đề SKSS thân cá nhân HS

Bảng 2.3 Kết đánh giá cán bộ, giáo viên mức độ cần biết số nội dung SKSS cá nhân HS

Bảng 2.4 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II ý nghĩa giáo dục SKSS VTN

Bảng 2.5 Mức độ tiến hành nội dung giáo dục SKSS VTN cho HS Bảng 2.6 Thực trạng thực hình thức giáo dục SKSS cho HS Bảng 2.7 Mức độ tiến hành hình thức giáo dục SKSS VTN Bảng 2.8 Mức độ tiến hành phương pháp giáo dục SKSS VTN Bảng 2.9 Nhận thức HS vai trò giáo dục SKSS

Bảng 2.10 Bảng kết HS đánh giá mức độ cần thiết số chủ đề SKSS thân

Bảng 2.11 Nhận thức HS tình bạn

Bảng 2.12 Nhận thức HS tình bạn khác giới Bảng 2.13 Nhận thức HS tình yêu

Bảng 2.14 Quan niệm HS tình dục

Bảng 2.15 Nhận thức HS vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân Bảng 2.16 Nhận thức HS quan hệ tình dục an tồn có trách nhiệm Bảng 2.17 Nhận thức HS biện pháp tránh thai

Bảng 2.18 Đáp án hướng dẫn HS tìm hiểu số biện pháp tránh thai thơng dụng

(8)

8

Bảng 2.20 Nhận thức HS vấn đề mang thai sớm

Bảng 2.21 Nhận thức HS vấn đề phòng tránh xâm hại lạm dụng tình dục VTN

Bảng 2.22 Nhận thức HS vấn đề không kết hôn sớm Bảng 2.23 Nhận thức HS quyền chăm sóc SKSS

(9)

9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Mối tương quan mức độ cần thiết mức độ cần biết chủ đề cá nhân HS theo đánh giá GV

Biểu đồ 2.2 Nhận thức HS tình yêu Biểu đồ 2.3 Quan niệm HS tình dục

Biểu đồ 2.4 Nhận thức HS QHTD an tồn có trách nhiệm Biểu đồ 2.5 Số lượng BLTQĐTD HS kể

Biểu đồ 2.6 Nhận thức HS cách phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục Biểu đồ 2.7 Nguồn cung cấp thơng tin chung SKSS choVTN

(10)

10

MỞ ĐẦU

1. Lý chọn đề tài

Trong xu đổi người Việt Nam vừa mục tiêu vừa động lực thúc đẩy phát triển kinh tế văn hoá, xã hội Vấn đề người vấn đề xã hội coi trọng quan tâm thời đại Trong giai đoạn đổi đất nước ta, việc coi trọng chất lượng sống người Việt Nam trở thành mục tiêu, động lực chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Thanh thiếu niên lực lượng to lớn nòng cốt xã hội Ở nước ta, lực lượng thiếu niên chiếm phần nửa dân số Đây nguồn nhân lực chủ yếu đất nước tương lai chăm sóc, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) không liên quan trực tiếp đến phát triển người từ lúc tuổi VTN mà ảnh hưởng đến tồn vong dân tộc

VTN giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ phức tạp đời người Biểu xảy đồng thời loạt thay đổi bao gồm: chín muồi thể chất, biến đổi tâm lý quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý so với lứa tuổi khác…

Ở nước ta trẻ VTN (dưới 18 tuổi) chiếm khoảng 23,8 triệu người, tức khoảng 31% dân số Tuy nhiên thiếu niên Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức:

(11)

11

hoạch hoá gia đình Việt Nam ba nước có tỷ lệ phá thai cao giới, 20% thuộc lứa tuổi VTN Mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, số có khoảng 300.000 nữ niên chưa có gia đình So với nước khu vực, tỷ lệ nạo phá thai nước ta cao Điều tốn kinh tế, vật chất mà đem lại hậu nặng nề mặt sức khoẻ cho VTN

Theo thống kê lứa tuổi VTN, hoạt động tình dục ngày tăng cao, dẫn đến hậu nghiêm trọng sinh ý muốn, sinh hôn thú, tăng cao tỷ lệ nạo thai, phá thai, SKSS em sau giảm sút Nguyên nhân khiến trẻ VTN bị tổn thương SKSS em không giáo dục tư vấn SKSS, em thiếu hiểu biết giới tính, hoạt động tình dục hậu chúng, biện pháp tránh thai…

Trong bối cảnh đó, SKSS VTN thách thức nghiêm trọng nhà hoạch định chiến lược phát triển xã hội Chính vậy, em cần quan tâm giáo dục SKSS VTN từ ngồi ghế nhà trường để tạo tảng vững nhận thức, hành vi cho phát triển sống Giáo dục SKSS VTN thực nhiều đường khác đường giáo dục thơng qua hoạt động giáo dục nhà trường đường quan trọng

(12)

12

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng giáo dục nhà trường (GDNT) tới nhận thức học sinh (HS) SKSS, sở đề xuất số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu cơng tác giáo dục SKSS cho HS nhà trường THPT

3 Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng giáo dục nhà trường tới nhận thức học sinh THPT SKSS

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục giới tính cho học sinh nhà trường THPT

3.3 Khách thể điều tra

Cán bộ, giáo viên, học sinh trường THPT Than Uyên II - Lai Châu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu sở lý luận vấn đề giáo dục SKSS VTN cho học sinh nhà trường THPT

4.2 Thực trạng giáo dục SKSS VTN trường THPT Than Uyên II kết nhận thức học sinh SKSS VTN

4.3 Đề xuất số biện pháp góp phần nâng cao hiệu công tác giáo dục SKSS cho học sinh nhà trường THPT

5 Giả thuyết khoa học

(13)

13

phần nâng cao hiệu giáo dục SKSS cho HS, giúp em có hiểu biết cần thiết vấn đề

6 Các phƣơng pháp nghiên cứu

Trong luận văn, sử dụng kết hợp nhóm phương pháp sau:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hố, hệ thống hố tài liệu lý luận (Các cơng trình nghiên cứu, giáo trình, sách báo, tạp chí…) vấn đề nghiên cứu

Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu, phát khai thác khía cạnh mà cơng trình nghiên cứu trước đề cập tới vấn đề giáo dục SKSS nhà trường, làm sở cho việc tiến hành hoạt động nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành quan sát hoạt động GV, HS, hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhà trường

Phương pháp điều tra giáo dục nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ cán quản lý, GV, HS khối lớp THPT; ảnh hưởng GDNT tới nhận thức HS SKSS để có thêm thơng tin cần thiết q trình nghiên cứu

Các hình thức điều tra: phiếu Ankét, trị chuyện, trao đổi trực tiếp với cán quản lý nhà trường, giáo viên HS

(14)

14

6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu phân tích sư phạm

Chúng tơi sử dụng phương pháp toán xác suất thống kê để xử lý số liệu thực trạng thông qua cách lập bảng, vẽ đồ thị phân tích để thấy ảnh hưởng GDNT tới nhận thức HS THPT SKSS Trong tiêu biểu phương pháp tính điểm giá trị trung bình sử dụng phân tích, đánh giá để so sánh xếp bậc với công thức:

+ + 1 2 3

1

n x n x n x

X =

n + n + n

7 Phạm vi giới hạn đề tài

SKSS vấn đề rộng quan trọng đòi hỏi cộng đồng xã hội phải có quan tâm nhận thức đắn, tồn diện Vì đề tài tiến hành khảo sát đối tượng HS THPT, điều kiện thời gian, khuôn khổ đề tài có hạn nên chúng tơi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng GDNT đến HS thể thông qua nhận thức em vấn đề

Đề tài tập trung khảo sát trường THPT Than Uyên II Chúng tiến hành khảo sát HS thuộc khối lớp 10, 11, 12 lấy ý kiến đánh giá GV trường

8 Cấu trúc luận văn

(15)

15

CHƢƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH

TRONG NHÀ TRƢỜNG THPT

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Giáo dục SKSS cho VTN vấn đề quan tâm đặc biệt nước toàn giới, sau hội nghị Quốc tế Dân số phát triển Cai rơ (Ai Cập) Do có nhiều dự án triển khai nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Vấn đề giáo dục SKSS VTN giới

Năm 1994, Hội nghị Quốc tế dân số phát triển (ICPD - Internationnal Conference on Population Development) Cai rô (Ai Cập) đánh dấu cột mốc quan trọng thay đổi sách dân số quốc gia, làm thay đổi mục tiêu giáo dục dân số nước Tuyên ngôn ICPD kêu gọi nước dành quan tâm hàng đầu cho vấn đề chất lượng dân số có SKSS, đặc biệt SKSS VTN

Tại hội nghị tổng kết trình thực ICPD năm 1999, UNFPA đưa mục tiêu cho việc chăm sóc SKSS VTN là: giảm 25% tỷ lệ nhiễm HIV VTN vào năm 2010 quy mô tồn cầu, 95% tiếp cận với thơng tin dịch vụ SKSS…

(16)

16

dân Một ưu tiên khác tăng cường tiếng nói tham gia niên vào định y tế, phát triển sống cộng đồng

Từ định hướng đó, nhiều nước có sách vĩ mơ mang tầm quốc gia cho công tác giáo dục SKSS VTN Đồng thời triển khai mơ hình giáo dục cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS dành riêng cho VTN Các sách, mơ hình tạo thuận lợi cho việc quản lý nâng cao hiệu công tác giáo dục SKSS VTN

Ở Panama, đạo luật ban hành nhằm đảm bảo quyền VTN có thai tiếp tục học tập trường chăm sóc SKSS tồn diện

Ở Ecuador, đạo luật trẻ em VTN khẳng định quyền giáo dục, thông tin SKSS bất khả xâm phạm

Sierra Leone xây dựng sách VTN niên quốc gia nhằm lồng ghép mối quan tâm VTN niên với chương trình sách phát triển

Nicaragua thông qua đạo luật phát triển giới trẻ, liệt kê quyền tiếp cận với thông tin SKSS, thông tin BLTQĐTD, HIV, quyền giáo dục giới tính, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ…

Như vậy, thấy việc giáo dục DS/SKSS hầu hết quốc gia giới quan tâm đặc biệt gắn với phát triển kinh tế xã hội Các lực lượng tham gia trình giáo dục phong phú, việc tổ chức giáo dục DS/SKSS trường học trọng mức, đồng thời huy động nhiều lực lượng cộng đồng tham gia với nhiều mơ hình phương pháp khác nhằm vào mục tiêu chung

1.1.2 Vấn đề giáo dục SKSS VTN Việt Nam

(17)

17

số nhà trường phổ thông; Dự án giáo dục giới tính đời sống gia đình; Dự án giáo dục bậc cha mẹ có tuổi 17 tỉnh, thành phố toàn quốc Những năm 90 kỷ trước, việc thực dự án VIE/93/P01, VIE/97/P13 bước đầu quán triệt tích hợp giáo dục dân số, vấn đề giáo dục SKSS theo mục tiêu KHHGĐ nhà nước ta Hội nghị Cai rơ

Năm 1998, Trung ương Đồn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh chủ trì triển khai dự án: “Hỗ trợ tăng cường SKSS VTN” (Dự án VIE/97/P12) Các đợt truyền thông rộng rãi tổ chức nhằm tuyên truyền giới trẻ SKSS VTN, biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục lành mạnh, an tồn, phịng tránh bện lây truyền qua đường tình dục (đặc biệt HIV/AIDS), giúp cho thiếu niên có nhận thức tự điều chỉnh hành vi mình, góp phần hạ thấp tỷ lệ phá thai trường hợp sinh ý muốn

Gần Trung ương Đoàn triển khai “Chương trình chăm sóc SKSS” (RHITA) cho VTN niên Việt Nam mà giai đoạn II từ 2004 - 2006 Các hoạt động tuyên truyền, vận động, truyền thông thay đổi hành vi VTN tổ chức đem lại kết ban đầu

Từ năm 2000 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai “Chương trình giáo dục kỹ sống cho VTN niên” tác động đến nhiều lĩnh vực như: chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo dục giới tính, vấn đề có liên quan đến SKSS VTN niên

(18)

18

Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em quan tâm đến việc giáo dục SKSS cho VTN, Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Tạo chuyển đổi hành vi bền vững dân số, SKSS, KHHGĐ sở cung cấp đầy đủ, xác thơng tin với nội dung hình thức phù hợp với khu vực, vùng nhóm đối tượng Chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ, nam giới, niên người chưa thành niên”

Từ năm 1998, Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hố gia đình (nay Uỷ ban dân số Gia đình trẻ em) triển khai dự án “Tăng cường giáo dục dân số cho học sinh độ tuổi trung học từ 12 đến 18 tuổi” Hoạt động dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho học sinh giới tính, đời sống gia đình, SKSS, mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Từ giúp học sinh có thái độ đúng, có lối sống lành mạnh, hình thành phát triển nhân cách, thực tốt chủ trương Đảng, nhà nước DS/KHHGĐ

Ngày 28/11/2000, Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia chăm sóc SKSS giai đoạn 2001- 2010, với mục tiêu cụ thể là: “Cải tiến tình hình SKSS, sức khoẻ tình dục VTN, thơng qua việc giáo dục, tư vấn cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi”

(19)

19

Năm 2004, Uỷ ban Dân số Gia đình trẻ em triển khai đề án “Mơ hình cung cấp thông tin dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho VTN niên” 10 tỉnh, thành phố; năm 2006 mở rộng 28 tỉnh thành phố Mục tiêu đề án nhằm nâng cao nhận thức SKSS/KHHGĐ, bao gồm vấn đề liên quan giới, giới tính, tình dục an tồn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần giảm hành vi gây tác hại đến SKSS VTN

Ngồi cịn số cơng trình nghiên cứu khác (Khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ) nhiều đề cập tới việc giáo dục SKSS VTN cho HS THPT như:

- Phạm Quang Ngọc (1999): “Nghiên cứu hiểu biết số kiến thức SKSS tuổi VTN thành phố Hải Phòng”

- Trần Mai Hương (2003): “Một số biện pháp quản lý giáo dục SKSS VTN cho HS THPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn nay”

- Trần Huyền Phương (2004): “Các biện pháp giáo dục SKSS VTN cho sinh viên trường CĐSP Hà Nội”

- Trần Thị Minh Ngọc (2005): “Nghiên cứu nhận thức sinh viên trường ĐHSP SKSS VTN”

- Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dưỡng lực giáo dục SKSS VTN bậc cha mẹ”

- Nguyễn Ngọc Thái (2006): “Quản lý GD SKSS cho VTN thơng qua mơ hình giáo dục đồng đẳng tỉnh Quảng Nam”

(20)

20

1.2 Cơ sở lý luận vấn đề giáo dục SKSS VTN cho học sinh THPT nhà trƣờng

1.2.1 Một số khái niệm 1.2.1.1 Vị thành niên

VTN giai đoạn trình phát triển người (bao gồm hai giới: giới nam giới nữ), với đặc điểm lớn tăng trưởng mạnh mẽ để đạt đến trưởng thành thể, tích luỹ kiến thức kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách, khả hoà nhập cộng đồng Giai đoạn hiểu cách đơn giản giai đoạn “sau trẻ trước người lớn”, giai đoạn trung gian, chuyển tiếp tuổi ấu thơ tuổi trưởng thành cá thể gọi “Thời kì VTN”

Thuật ngữ Adolescent (VTN) xuất từ năm 1904 theo đề xuất nhà tâm lý học G.Stanlay Hal, dùng để quan niệm đồng nghĩa với tuổi lớn tuổi trưởng thành Theo từ điển tiếng Việt ( NXB khoa học xã hội - Hà Nội 1997) “VTN người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm hành động mình” Trong văn hành nhà nước ta Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động có sử dụng thuật ngữ “Người chưa thành niên” có quy định rõ độ tuổi, mức độ mà người “chưa thành niên” phải chịu trách nhiệm hành động Theo quy ước Tổ chức Y tế giới (WHO):

Vị thành niên người chưa trưởng thành độ tuổi 10 - 19

Sự qui định tuổi vị thành niên phân thành giai đoạn nhỏ sau: - Giai đoạn đầu vị thành niên (10 - 13)

- Giai đoạn vị thành niên (14 - 16) - Giai đoạn cuối vị thành niên (17 - 19)

(21)

21

thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực người lại có đặc điểm riêng biệt khơng hồn tồn theo phân định

Tuy nhiên, luật nhân gia đình nước khác có qui định tuổi vị thành niên khác Ở Việt Nam, vào tình hình thực tế dựa theo cách phân loại trên, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em KHHGĐ thuộc Bộ Y tế đề nghị tuổi VTN nên xếp thành nhóm tuổi:

- Nhóm từ 10 - 14 tuổi - Nhóm từ 15 - 19 tuổi

Do mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tơi nghiên cứu nhóm VTN học sinh THPT (tập trung nhóm tuổi 15 - 19), dùng thuật ngữ “Vị thành niên” để nhóm đối tượng học sinh THPT

1.2.1.2 Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

SKSS VTN nội dung SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi VTN SKSS VTN nội dung quan trọng SKSS Cách không lâu, người ta quan niệm vấn đề SKSS liên quan đến cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ Nhưng thực tế lại vậy, niên chưa lập gia đình có quan hệ tình dục vấn đề SKSS nói chung vấn đề SKSS VTN ứng dụng cho phù hợp với VTN

Đối với VTN, người ta quan tâm đến nội dung sau đây: - Sự phát triển tâm, sinh lý tuổi dậy

- Tình bạn, tình yêu, nhân

- Tình dục, tình dục an tồn, tình dục lành mạnh

- Phịng tránh thai, phá thai an tồn, phịng tránh xâm hại tình dục

- Phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục (kể HIV/AIDS)

(22)

22

Những khó khăn thách thức sức khoẻ sinh sản vị thành niên Tuổi VTN thời kì phát triển đặc biệt, thời kì lớn lên trưởng thành trẻ em để trở thành người lớn Thời kì xảy hàng loạt thay đổi lớn lên thể, biến đổi tâm lý mối quan hệ xã hội Ngày VTN thừa hưởng nhiều yếu tố thuận lợi sống để phát triển thể chất, tinh thần, xã hội song hệ trẻ phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thách thức:

- Tuổi dậy em đến sớm hơn, dài

- Nhu cầu tình dục trước nhân nhiều hơn, phổ biến - Nhiều em gái có thai ngồi ý muốn, phải phá thai, bỏ học

- Nhiều em trai em gái nông thôn đô thị với hi vọng có việc làm, sống dễ chịu khơng có nghề nghiệp, nhà cửa nên dễ bị lạm dụng tình dục

- Cha mẹ VTN q bận tâm với cơng việc khơng có thời gian ý tới giáo dục nhân cách, đơi họ ngại ngùng, né tránh giáo dục tình dục cho

- Nhà trường, đoàn thể liên quan chưa có phối hợp thống đưa giáo dục giới tính vào nhà trường

- Các bạn trẻ thích khám phá điều mới, thích có lối sống đại kĩ sống lại chưa chuẩn bị

- Các dịch vụ chăm sóc SKSS VTN chưa quan tâm đầu tư mức

Vấn đề bình đẳng giới, tảo hôn quan niệm xã hội chưa cải thiện nhiều

(23)

23

phó cách tốt với biến đổi từ thân người tác động từ bên đem lại

1.2.1.3 Giáo dục SKSS VTN

Giáo dục tượng xã hội đặc biệt, biểu chỗ hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho hệ sau hệ sau lĩnh hội kinh nghiệm để tham gia vào đời sống xã hội, tham gia lao động hoạt động xã hội khác, làm cho xã hội tồn phát triển Như giáo dục mặt thiếu đời sống xã hội, lực lượng sản xuất trực tiếp, động lực phát triển xã hội Giáo dục hiểu là: “Sự hình thành có mục đích có tổ chức sức mạnh thể chất tinh thần người, hình thành giới quan, mặt đạo đức thị hiếu thẩm mỹ cho người Với nghĩa rộng nhất, khái niệm bao gồm giáo dưỡng, dạy học tất yếu tố tạo nên nét tính cách phẩm hạnh người, đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội”

Trước giáo dục thường hiểu giáo dục lứa tuổi học thực liên tục có hệ thống trường học Ngày nay, với phát triển tiến xã hội, người ta hiểu giáo dục cho tất người, thực khơng gian, thời gian thích hợp với loại đối tượng Có nghĩa giáo dục bao gồm trình hoạt động nhằm tạo sở khoa học giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ thực đời sống người, kể việc phát triển, nâng cao thể lực Quá trình xem phận giáo dục tổng thể mà kết không xem xét mặt ý thức mà hành vi, thói quen, biểu phát triển cao hay thấp trình độ có giáo dục người

(24)

24

ràng nhằm động viên họ chấp nhận hành vi lành mạnh để ngăn chặn nguy như: có thai ngồi ý muốn, BLTQĐTD

Có thể hiểu giáo dục SKSS VTN trình giáo dục nhằm phát triển khả VTN giúp họ hiểu vấn đề tình dục khn khổ tâm sinh lý, văn hố, xã hội khía cạnh sinh sản, đồng thời giúp cho VTN nắm bắt kỹ để định hành động cách có trách nhiệm với hành vi tình dục SKSS

1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi VTN

Thời kỳ VTN thời kỳ đặc biệt quan trọng đời cá nhân, giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành (người lớn), năm tháng có nhiều thay đổi tâm sinh lý hành vi, có tính chất định việc hình thành phát triển nhân cách người

1.2.2.1 Đặc điểm sinh lý VTN

Thời kỳ VTN, thể nam nữ có thay đổi nhanh chóng tâm lý, sinh lý thể Nhìn chung đặc điểm quan trọng lên tượng dậy Đó thời kì đặc biệt có biến đổi đột ngột, mạnh mẽ tâm, sinh lý, đánh dấu giai đoạn hình thành giới tính, đồng thời với phát triển hoàn thiện thể, xuất biến đổi tâm tư, tình cảm, suy nghĩ người

(25)

25

khác Sự đột biến cân nặng, chiều cao dậy thường đến sớm em gái

Do có đột biến chiều cao cân nặng nên thời kỳ em khơng cịn giữ lại dáng vẻ trẻ Giữa phần thể thân mình, chân tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn, em gái bắt đầu có tích mỡ ngực, hông, đằng sau vai tạo nên dáng vẻ mềm mại, nữ tính Các em trai có phát triển tích tụ khối làm cho thân thể trở nên cường tráng Đến cuối tuổi dậy em trở thành chàng trai thiếu nữ với vóc dáng, khả thể chất sức mạnh khác

Cùng với biến đổi chiều cao cân nặng, thể em nam, nữ độ tuổi dậy cịn có số biến đổi như: lông mu bắt đầu xuất hai giới Hệ lông bắt đầu phát triển chủ yếu lông ngực, lông nách, lông tay chân râu ria em nam Ở nữ, ngực chớm nở lúc tuổi tiếp tục phát triển 13 - 18 tuổi Các quan chửa đẻ phát triển mạnh đến mức hoàn chỉnh Trước hết hai buồng trứng Buồng trứng tiết hoóc mơn sinh dục nữ estrogen progesteron Kinh nguyệt xuất khoảng từ - 18 tuổi Ở Việt Nam, trung bình tuổi có kinh bắt đầu vào khoảng 13 - 14 tuổi Ở em nam, dương vật tinh hoàn phát triển mạnh đạt mức hoàn chỉnh vào khoảng 14 - 18 tuổi Tinh hồn tiết hc mơn sinh dục nam testosteron Lần xuất tinh thường vào khoảng 15 - 16 tuổi Các tuyến mồ hôi chất nhờn da khởi động tạo mụn trứng cá mùi đặc trưng cho cá nhân

(26)

26

hai nguy ảnh hưởng lớn đến SKSS VTN tình trạng có thai sớm tình trạng nhiễm BLTQĐTD hành vi QHTD không hướng dẫn hay kiểm soát

1.2.2.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi VTN

Những biến đổi mặt sinh lý có tác động mạnh mẽ đến tâm lý VTN VTN thường tị mị thể mình, biến đổi nhanh chóng hình dáng, cảm giác lạ có nhu cầu điều chỉnh thay đổi Do khơng hiểu biết đầy đủ, em thường khơng hài lịng với hình thể, trọng lượng, nước da mình, với xuất mụn trứng cá mặt, em em gái thường tỏ sợ hãi, xấu hổ trước biến đổi sinh lý diễn thể (mọc lông mu, kinh nguyệt, mộng tinh, di tinh…)

Do đặc điểm hệ thần kinh nội tiết phát triển, VTN dễ cân tâm lý cảm xúc với biểu hiện: nhịp tim nhanh, huyết áp cao, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, dễ nóng Đơi chúng cảm thấy khó khăn việc tự kiểm sốt bị kích động gây phản ứng không mong muốn Tuy vậy, cân tạm thời, tượng em trưởng thành

(27)

27

hơn Do bậc cha mẹ người lớn cần hiểu trẻ tôn trọng định đắn chúng, cần cố gắng để trở thành “người bạn” tin cậy em

Về mặt giao tiếp, em thích giao tiếp với bạn bè lứa với người lớn tuổi tuổi Phạm vi giao tiếp mở rộng, nhu cầu tình bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ rệt Bạn bè trở thành phần quan trọng sống VTN Với em, tình bạn trở nên sâu sắc nhiều, bền vững kéo dài suốt đời có ảnh hưởng qua lại lớn, ảnh hưởng tích cực tiêu cực Do việc lựa chọn bạn, người có phẩm chất tốt, có sở thích chí hướng đắn phù hợp với trở nên quan trọng

(28)

28

quan hệ với bạn khác giới, từ chối quan hệ tình dục với người yêu Bởi cần thiết phải giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi VTN, nhằm cung cấp cho hệ trẻ hiểu biết giới tính, cách ứng xử quan hệ với người khác giới biểu tình bạn, tình u, tình dục, nhân gia đình, cách rèn luyện tự giáo dục phẩm chất nhân cách phù hợp với giới tính thân, góp phần ni dưỡng tình u chân chính, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội lành mạnh, tốt đẹp… Nếu xây dựng tảng tốt lành mạnh SKSS, em dần hình thành hành vi lành mạnh có trách nhiệm thân cộng đồng Ngược lại dẫn đến hậu khơn lường, hành vi có vấn đề làm ảnh hưởng gây tổn hại đến sống thân người khác Trong lĩnh vực liên quan đến SKSS VTN, gặp hành vi có vấn đề sau:

Sự trầm cảm:Thể từ mức độ nhẹ, cảm giác buồn rầu vẩn vơ đến

mức độ nặng chán ăn, sụt cân, bi quan, hứng thú với sống, suy nghĩ méo mó, chí muốn tự tử Hiện tượng trầm cảm thường gặp em gái em trai Các nguyên nhân phức tạp có liên quan đến vấn đề thay đổi nội tiết, độ tuổi dễ bị tổn thương mặt tâm lý, với yếu tố xã hội khác tác động đến chuyển tiếp từ VTN đến người lớn, stress khả tự điều chỉnh người liên quan đến giới tính

Tự vẫn:tỷ lệ tự VTN ngày tăng, đặc biệt độ tuổi cuối VTN

Các yếu tố nguy bao gồm trầm cảm nặng, hàng loạt stress (ví dụ: Sự tan vỡ gia đình, thất tình, đánh giá thấp kết hợp phê phán trích cao)

Rối loạn ăn uống: bao gồm béo phì, chán ăn nhịn ăn Vấn đề

(29)

29

Bị lạm dụng tình dục, nghiện ma tuý, nghiện rượu:đây

vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến SKSS VTN Giải pháp phòng ngừa quan trọng có liên quan đến trách nhiệm gia đình, bạn bè, nhà trường tổ chức quyền, đồn thể

Như vậy, khơng đồng phát triển nhanh chóng thể thiếu kinh nghiệm, chưa ổn định tâm lý xã hội khiến cho giai đoạn VTN chất chứa nhiều mâu thuẫn phức tạp VTN cần quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn người lớn để vượt qua giai đoạn khó khăn để đạt tới trạng thái hồn hảo sức khoẻ nói chung SKSS nói riêng

1.2.3 Ảnh hƣởng giáo dục nhà trƣờng tới nhận thức HS THPT SKSS VTN

1.2.3.1 Khái quát chung vai trò giáo dục nhà trƣờng nhận thức học sinh THPT SKSS

Nhà trường quan giáo dục chuyên biệt hoạt động nhà trường hoạt động có mục đích, kế hoạch, nội dung chương trình thực đội ngũ nhà sư phạm Tác động giáo dục nhà trường tới nhận thức HS SKSS thông qua mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giúp cho HS nhận thức vai trò, cần thiết SKSS, nội dung SKSS, có kỹ năng, hành vi để giữ gìn SKSS

Nhà trường đóng vai trị quan trọng giúp em có nhận thức đắn SKSS để từ có thái độ hành vi đưa em vượt qua giai đoạn này, trở thành cơng dân hồn thiện thể chất lẫn nhận thức

Kết ảnh hưởng đo kết nhận thức HS THPT SKSS kỹ năng, hành vi em (Có hiểu biết đắn SKSS, VTN hình thành cho thái độ hành vi trước vấn đề liên quan để phát triển lành mạnh)

(30)

30

- Nhận thức vai trò, mức độ cần thiết việc hiểu biết nội dung SKSS thân

- Nhận thức HS nội dung SKSS phù hợp với lứa tuổi như: Tình bạn, tình bạn khác giới

2 Tình yêu, tình dục

3 Phòng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Khơng kết sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết giáo dục SKSS VTN nhà trường THPT

Nhận thức VTN SKSS chịu tác động nhiều yếu tố:

- Yếu tố khách quan: Gia đình, nhà trường xã hội (cung cấp thông tin, hướng dẫn, tạo dư luận…)

- Yếu tố chủ quan: Bản thân VTN (Đặc điểm tâm sinh lý, trình độ hiểu biết, nhu cầu, nguyện vọng vai trò cá nhân q trình đó)

Nếu kết hợp hài hồ yếu tố trên, công tác giáo dục SKSS VTN đạt hiệu mong muốn

Nhà trường quan chuyên trách công tác giáo dục, đào tạo hệ trẻ Trách nhiệm giáo dục giới tính nhà trường Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên mơn, tổ chức đồn thể… trường Họ ảnh hưởng trực tiếp tới HS thông qua việc thực mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức giáo dục, thơng qua nhân cách nhà giáo dục…

(31)

31

Trên sở hình thành phát triển thái độ, hành vi đắn liên quan đến đời sống sinh sản, giúp học chủ động, tự giác, tỉnh táo, biết tự kiềm chế khuyên bảo bạn bè, phòng tránh hậu đáng tiếc xảy quan hệ nam - nữ, tình bạn, tình yêu, phù hợp với phát triển thân xã hội

1.2.3.2 Bản chất, ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nội dung giáo dục SKSS VTN nhà trƣờng cho học sinh THPT

Mục đích, mục tiêu giáo dục SKSS VTN - Mục đích giáo dục SKSS VTN

Cung cấp thông tin giáo dục SKSS cho VTN việc làm cần thiết, nhằm giúp cho thiếu niên tự khám phá quan điểm, tiêu chuẩn có lựa chọn riêng, đồng thời nâng cao kiến thức hiểu biết vấn đề SKSS Mục đích chương trình giáo dục giới tính từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng xây dựng quan niệm đắn vai trị trách nhiệm người đàn ơng người phụ nữ sống vợ chồng, gia đình xã hội

Một đánh giá chương trình giáo dục dân số, phần chương trình giảng dạy trường học số nước khu vực, cho thấy chương trình thường khơng thiết kế nhằm chuẩn bị cho VTN trước địi hỏi tương lai, khơng phù hợp với kinh nghiệm VTN quan hệ tình dục, động chạm đến chủ đề biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV/AIDS, tình dục, bạo lực lạm dụng tình dục…

(32)

32

vấn đề SKSS VTN, cảm thấy bất tiện phải nói đến chúng, nên thường tìm cách né tránh đề cập chủ đề Nếu có hình thức giáo dục dân số, xu hướng tập trung vào giáo dục em gái chủ đề quan trọng bạo lực lạm dụng tình dục, quấy nhiễu tình dục lại khơng có giảng Việc giáo dục em trai hồn tồn bị bỏ qn, khơng có thơng tin giúp em trở nên có trách nhiệm nhận thức tốt vấn đề giới

Giáo dục SKSS VTN nhằm cung cấp kiến thức hiểu biết vấn đề dân số, SKSS cho VTN, đồng thời nhằm hình thành phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực cho tương lai

- Mục tiêu giáo dục SKSS VTN

Theo chương trình hành động ICPD, mục tiêu giáo dục SKSS VTN là: “giải vấn đề SKSS tình dục VTN, bao gồm: mang thai ngồi ý muốn, nạo phá thai khơng an tồn BLTQĐTD kể HIV/AIDS thông qua việc nâng cao trách nhiệm lối sống tình dục sinh sản lành mạnh với việc cung cấp dịch vụ, tư vấn thích hợp cho lứa tuổi này”

Bản chất giáo dục SKSS VTN nhà trường THPT

SKSS VTN thực chất sức khoẻ liên quan đế phát triển người từ lúc tuổi VTN tương lai trì nịi giống họ sau

Bản chất trình giáo dục SKSS VTN thực chất trình tổ chức loại hình hoạt động giao lưu đối tượng giáo dục nhằm giúp họ chuyển hoá cách tự giác yêu cầu xã hội việc đảm bảo SKSS VTN thành nhu cầu thể hành vi thói quen VTN việc đảm bảo SKSS

(33)

33

Để giúp cho VTN có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ khó khăn thường gặp SKSS lứa tuổi VTN, số nội dung cụ thể cần nhấn mạnh giáo dục SKSS VTN là:

- Tình bạn, tình bạn khác giới

Đối với tuổi VTN, tình bạn thường phát triển mạnh mẽ đóng vai trị quan trọng q trình vươn lên thành người lớn Trong quan hệ bạn bè, em bộc lộ, khám phá, tự kiểm tra đánh giá thân cách so sánh với người khác; đồng thời dựa vào đánh giá để tự tìm hiểu mình, tự giáo dục tự hồn thiện

Tình bạn có vai trò to lớn đời sống người, đặc biệt lứa tuổi VTN Một tình bạn tốt phải có đặc điểm: có lý tưởng quan điểm sống tiến bộ, bình đẳng tơn trọng nhau; chân thành, tin cậy lẫn nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau; quan hệ bạn bè rộng rãi khơng làm giảm gắn bó nhóm bạn thân

Sự hấp dẫn, hút ngoại hình, rung động xúc cảm nam nữ tuổi VTN tự nhiên, sáng cần tôn trọng Nhưng để giữ gìn tình cảm sáng tình bạn khác giới, phụ thuộc nhiều vào cách ứng xử có trách nhiệm hai người

Giáo dục tình bạn, tình bạn khác giới giúp em xây dựng tình bạn, tình bạn khác giới tốt đẹp, biết giữ gìn tình bạn thiêng liêng cao quý động viên, giúp đỡ học tập sống

- Tình yêu, tình dục

(34)

34

VTN chưa nên có quan hệ tình dục tuổi chưa thật hoàn chỉnh thể, chưa trưởng thành mặt tâm lý, chưa đủ điều kiện, kinh nghiệm kỹ sống để tránh hậu đáng tiếc Tình dục an tồn có trách nhiệm phịng ngừa có thai ngồi ý muốn, BLTQĐTD, HIV/AIDS Tình u lành mạnh tình u chân khơng địi hỏi tình dục trước nhân VTN muốn có sống tốt đẹp lập thân, lập nghiệp chưa nên quan hệ tình dục quan hệ tình dục khơng an tồn tuổi VTN

- Phịng tránh mang thai, phá thai tuổi VTN

Cần cung cấp kiến thức bản, định hướng, cung cấp tài liệu cho em tìm hiểu tượng thụ thai, tượng mang thai sớm hậu nó, biện pháp tránh thai phù hợp VTN… để em ý thức rằng:

Chỉ cần QHTD không bảo vệ dù lần em mang thai ngồi ý muốn

Mang thai, phá thai lứa tuổi VTN ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất, tinh thần xã hội nam nữ VTN

Sử dụng bao cao su cách QHTD giúp VTN tránh mang thai ý muốn, BLTQĐTD kể HIV/AIDS…

- Phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các BLTQĐTD viêm nhiễm lây truyền từ nguời bệnh sang người lành q trình QHTD Cơng tác giáo dục SKSS VTN nhà trường cần giúp cho HS có kiến thức vấn đề này:

BLTQĐTD vơ nguy hiểm, khơng ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả sinh sản cá nhân mà cịn ảnh hưởng tới kinh tế gia đình, phát triển xã hội, tương lai nòi giống

(35)

35

Cách phòng tránh BLTQĐTD, HIV/AIDS tốt cần tìm hiểu, tiếp cận với thơng tin, kiến thức, kỹ sống dịch vụ thích hợp để tự bảo vệ thân bạn

- Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

Xâm hại lạm dụng tình dục hành vi tình dục có đụng chạm hay khơng đụng chạm VTN Đó lạm dụng thể chất lời nói hay tình cảm, bao gồm đụng chạm, vuốt ve tình dục, lơi kéo VTN vào hoạt động tình dục, hay nhìn trộm, hiếp dâm, có âm mưu hiếp dâm

Bị xâm hại hay bị lạm dụng tình dục khiến VTN đặc biệt VTN nữ bị tổn thương lớn, gây nhiều hậu đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sống tương lai sau em Vì giáo dục SKSS VTN cần giúp em ý thức rõ điều sau để cảnh giác tự biết cách phòng tránh bị xâm hại lạm dụng tình dục: Đối tượng lạm dụng người lớn quen biết, chí người mà em tin tưởng, yêu quý; VTN khơng phải người có lỗi bị xâm hại tình dục; VTN có quyền bảo vệ có quyền giúp đỡ an toàn quan chức người có trách nhiệm

- Không kết hôn sớm

Kết hôn sớm kết hôn nữ chưa đến 18 tuổi nam chưa đến 20 tuổi Kết hôn tuổi VTN, em chưa chuẩn bị tốt mặt sức khoẻ, tâm lý, kiến thức, kinh tế… ảnh hưởng đến tiến thân, hạnh phúc lứa đơi, phát triển gia đình tương lai Kết sớm VTN phải sinh sớm, thiếu nhiều kinh nghiệm kỹ sống để chăm sóc ni dạy

- Quyền chăm sóc SKSS

(36)

36

VTN có quyền tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp Các cán chuyên môn, dịch vụ cần tạo điều kiện để VTN thực quyền

VTN cần giúp đỡ để có nhận thức thực quyền sinh sản, đôi với nghĩa vụ trách nhiệm với gia đình, cộng đồng xã hội cách tốt

Ý nghĩa, vai trị cơng tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường THPT

- Giáo dục SKSS VTN góp phần nâng cao chất lượng sống, giống nịi hành vi văn hố quan hệ nam nữ

Giaó dục SKSS tảng để nâng cao ý thức trách nhiệm người bước vào tuổi trưởng thành Giáo dục SKSS thực tốt góp phần hình thành cho hệ trẻ hành vi văn hoá ứng xử tốt đẹp, làm người xích lại gần nhau, điều kiện để người tìm thấy niềm vui, hạnh phúc sống Thực tốt hành vi văn hố tuổi trẻ tìm thấy tình u đơi lứa không quan hệ mới, trách nhiệm mà niềm vui mới, hạnh phúc đơi lứa tạo nên hàng ngày Đó hiệu công tác giáo dục SKSS cho VTN

- Giáo dục SKSS đáp ứng quy luật phát triển tâm sinh lý người

(37)

37

em hình thành phẩm chất đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính đắn, giúp em tự tin gặp phải vấn đề xảy

- Giáo dục SKSS góp phần bảo vệ đạo đức, lối sống truyền thống dân tộc

Trong thời buổi bùng nổ thông tin nay, giá trị văn hóa phương Tây xâm nhập vào thành phố, làng mạc nước ta, làm thay đổi ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ hành vi lứa tuổi vị thành niên Các em kiếm tìm giá trị từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè lứa, điện ảnh, nhạc nhẹ để tự khẳng định

Thanh niên đứng trước biến đổi sâu sắc xã hội (tăng trưởng kinh tế tạo tâm lý sống hưởng thụ, giao lưu văn hố tạo luồng gió độc, chế thị trường cạnh tranh khốc liệt nhiều bất chấp vấn đề đạo đức luân thường…) Sự báo động tình trạng gia tăng tệ nạn xã hội giới trẻ học đường: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm… huỷ hoại sức khoẻ nhân phẩm tuổi VTN, điều vấn đề xúc xã hội Vì cần tìm hiểu biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ SKSS cho niên HS, đảm bảo phát triển toàn diện cho em

Giáo dục SKSS để em có kiến thức hiểu biết, làm chủ lối sống, phịng tránh lây truyền qua đường tình dục góp phần bảo vệ lối sống, đạo đức phù hợp với chất cốt cách dân tộc Bảo vệ mơi trường văn hố với lối sống, nếp sống, phong tục tập quán dân tộc… để nuôi dưỡng tâm hồn vun đắp cho hệ trẻ lực cường tráng, phát huy giá trị cổ truyền bối cảnh hôm

- Giáo dục SKSS cho HS THPT phương tiện ngăn ngừa BLTQĐTD HIV/AIDS

(38)

38

nhân, 21,5% nam niên chưa lập gia đình có quan hệ tình dục với gái mại dâm, từ tiềm ẩn lớn nguy lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS nhóm tuổi VTN

Theo số liệu Bộ y tế, 95% số người nhiễm HIV nằm độ tuổi 15 - 49, có 8,3% tuổi VTN, tỷ lệ nhiễm HIV lứa tuổi 20 - 29 tăng nhanh: từ 15% (1993) lên 65% (2002)

Do vậy, cần phải giáo dục cho lứa tuổi VTN nhận thức mối đe doạ nguy hiểm BLTQĐTD SKSS, từ hình thành thiếu niên lối sống lành mạnh, có trách nhiệm hành vi tình dục

1.2.3.3 Các nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục SKSS nhà trƣờng cho học sinh THPT

Các nguyên tắc giáo dục SKSS VTN

Để tiến hành giáo dục SKSS VTN có hiệu quả, có thiện chí khơng chưa đủ Điều quan trọng phải tuân theo nguyên tắc có tính khách quan Sau số nguyên tắc bản:

Nguyên tắc 1:Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục SKSS VTN

Các biện pháp giáo dục phải hướng tới nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ sống liên quan đến SKSS VTN, giới, giới tính, tình dục an tồn; góp phần giảm dần tiến tới xóa bỏ tình trạng kết hôn trước tuổi luật định; giảm mang thai ý muốn, sinh tuổi VTN, giảm tỷ lệ VTN mắc BLTQĐTD khuyến khích VTN chấp nhận hành vi có lợi chăm sóc SKSS VTN Với VTN, người lớn, thầy cô cần trả lời em cách đắn, chân thực Sự im lặng giấu giếm thường làm cho vấn đề SKSS mang màu sắc bí hiểm, giật gân, kích động tị mị khơng cần thiết

Ngun tắc 2: Đảm bảo lãnh đạo, đạo Đảng quyền

(39)

39

nên dư luận xã hội đồng thuận đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác giáo dục SKSS VTN yếu tố định thành cơng chương trình giáo dục SKSS VTN

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính đồng bộ, thống lực lượng

giáo dục, nâng cao lực đội ngũ truyền thơng, tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS VTN triển khai có hiệu can thiệp truyền thông phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi VTN nhà trường yếu tố cải thiện tình hình SKSS VTN

Nguyên tắc 4:Đảm bảo sát đối tượng, phù hợp với lứa tuổi

Cũng giống chuyện khác đời sống người, nên giải thích vấn đề SKSS cho VTN phù hợp với lứa tuổi Trước nhiều câu hỏi em, có người lớn, thầy lúng túng, “né tránh”, đơi lại có ý cho em trẻ Khi em tìm câu trả lời thường muộn Có thể muốn nói điều cho VTN 18 tuổi biết, thường lại điều mà chúng thường quan tâm cần biết từ tuổi 15 Không nên bỏ lỡ dịp thích hợp để thơng tin cho VTN điều hệ trọng sống người Có người nghĩ, nên nói chuyện tình cảm đàn ơng đàn bà với VTN chúng hỏi tới Điều trẻ chưa cắp sách học Ngồi lứa tuổi đó, khơng nên đợi chúng hỏi, em khơng dám hỏi cho vấn đề tế nhị, khó nói Cần phải tìm dịp thuận tiện để nói, khơng nên lo nói cho VTN biết điều sớm

Nguyên tắc 5: Đảm bảo việc phát huy vai trị tính tự giáo dục

(40)

40

(41)

41

Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính ưu tiên, tính khả thi, tính hiệu với chi

phí thấp

Các phương pháp giáo dục SKSS VTN nhà trường THPT

Giáo dục SKSS VTN nhằm cung cấp kiến thức hiểu biết vấn đề dân số, SKSS đồng thời nhằm hình thành phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực cho tương lai

Như biết, có khoảng cách kiến thức hành vi người Vì vậy, giáo dục SKSS VTN không nên áp dụng vào việc truyền đạt kiến thức mà phải gây ảnh hưởng tới hành vi sau lớp trẻ Loại hình giáo dục cần trọng vào việc phát triển kỹ sống HS (kỹ giao tiếp, kỹ xác định tiêu chuẩn kỹ định) nhằm bảo đảm tác động tích cực lên sống em Khi kỹ lớp trẻ phát triển tự tin, tự trọng em tăng lên, yếu tố quan trọng định hành vi em

Để đạt mục tiêu trên, yêu cầu lớn đặt phải đổi phương pháp dạy học theo tinh thần cao vai trò chủ động tích cực người học Sau số phương pháp sử dụng q trình giáo dục SKSS VTN:

1 Thuyết trình với tham gia tích cực học sinh Động não

(42)

42 Trị chơi mơ

Cụ thể:

1 Phƣơng pháp thuyết trình với tham gia tích cực học sinh Đặc điểm:

Phương pháp thuyết trình phương pháp dạy học phổ biến thường giáo viên vận dụng trình dạy học Dạy học theo phương pháp thuyết trình hiểu giáo viên trình bày giảng lớp, cách:

- Giới thiệu khái quát chủ đề

- Giải thích điểm - Giao tập cho học sinh

Phương pháp thuyết trình phương pháp dạy học “một chiều” Tuy nhiên giáo viên không nên sử dụng thường xuyên phương pháp mà phải kết hợp với phương pháp khác để học sinh tham gia tích cực vào q trình dạy học

Cách tiến hành:

- Thu hút ý học sinh

- Giới thiệu chủ đề, mục tiêu để học sinh biết ý nghĩa nội dụng - Trình bày chủ đề cách rõ ràng súc tích

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu học sinh

- Chia nội dung học công việc phải làm theo giai đoạn

- Nêu rõ việc phải làm trước việc phải làm (có thể dùng bảng dùng phiếu học tập để giúp học sinh nhớ thứ tự công việc phải làm)

- Soạn câu hỏi gợi ý nhằm dẫn cho học sinh cách tiếp thu kiến thức trình dạy học

- Kiểm tra xem em có thực hiểu cách đưa câu hỏi phù hợp với học sau trình bày

(43)

43

- Chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày giảng rõ ràng sinh động

Lưu ý

Khi vận dụng phương pháp thuyết trình dạy học giáo viên cần dùng từ đơn giản dễ hiểu trình bày chậm rãi Dành cho học sinh đủ thời gian để nghĩ vận dụng điều vừa nghe giảng Giáo viên cần dành thời gian để trả lời câu hỏi học sinh

Gợi ý:

Mặc dù, tất học trình bày theo phương pháp xong nên kết hợp với phương pháp khác

2 Phƣơng pháp động não Đặc điểm:

Đây phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh đưa ý tưởng, giả định, giả thuyết vấn đề

Cách tiến hành:

- Nêu vấn đề cần bàn bạc cho lớp nêu vấn đề với nhóm từ đến 10 học sinh

- Khích lệ học sinh phát biểu đóng góp ý kiến nhiều tốt - Để học sinh tự nguyện cử người làm thư kí ghi tất ý kiến phát biểu lên bảng giấy to, tránh trùng lặp

- Phân loại ý kiến

- Làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ ràng thảo luận sâu ý - Tổng hợp ý kiến hỏi xem học sinh cịn thắc mắc hay bổ sung không

Lưu ý:

(44)

44

- Cần hướng dẫn học sinh nêu ý kiến phát biểu cách ngắn gọn súc tích

- Hoan nghênh chấp nhận tất mội ý kiến đóng góp học sinh, khơng tỏ thái độ phê phán vội vàng hay sai Đối với ý kiến nào, mục đích phương pháp động não thu nhiều ý kiến tốt

- Cuối thảo luận nên nhấn mạnh kết luận kết tham gia chung tất học sinh

Gợi ý:

Phương pháp động não dùng cho nhiều chủ đề thảo luận giảng Ví dụ:

- Tuổi VTN biểu đặc trưng - VTN SKSS

- VTN tình dục

- Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục HIV/AIDS - Mang thai sớm

- Các biện pháp tránh thai

3 Phƣơng pháp điều tra/phát Đặc điểm:

Phương pháp điều tra/phát phương pháp nhằm giúp học sinh tự tìm giải pháp trước vấn đề mà lời giải chưa có sẵn sách

Cách tiến hành:

- Xác định vấn đề

- Gợi ý để học sinh tự đưa giải pháp/giả thuyết có liên quan tới vấn đề - Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin

- Hướng dẫn học sinh thử nghiệm giả thuyết - Rút kết luận

(45)

45

Chỉ nên dùng phương pháp vấn đề không phức tạp Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp theo bước đơn giản cách tự đưa trả lời câu hỏi thích hợp

- Cần phải tìm gì? Hỏi gì? - Tìm thơng tin đâu?

- Hỏi ai? - Khi nào?

- Ghi chép sao?

- Có thể rút kết luận từ thông tin thu thập được?

Gợi ý:

Có thể áp dụng phương pháp cho chủ đề như:

- Tác động gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng

- Tình hình phân biệt đối xử với phụ nữ cộng đồng - Mối quan hệ cha mẹ VTN

4 Phƣơng pháp giải vấn đề Đặc điểm:

Giải vấn đề kỹ cần phát triển học sinh Đó khả xem xét, phân tích điều xảy xác định bước nhằm cải thiện tình hình Khi biết cách sử dụng phương pháp giải vấn đề, tìm cách giải cho vấn đề cụ thể gặp phải sống ngày

Cách tiến hành:

Có thể hướng dẫn học sinh thực giải vấn đề theo quy trình sau: A Xác định vấn đề:

(46)

46

- Thu thập thông tin có liên quan tới vấn đề nêu câu hỏi giúp giải vấn đề:

- Vấn đề xảy điều kiện nào? - Xảy nào?

- Xảy đâu?

- Vấn đề có liên quan đến ai? B Giải vấn đề

- Cân nhắc tới tất tình xảy vận dụng giải pháp - Thử nghiệm với giải pháp khác

- Quyết định chọn giải pháp tốt

- Lặp lại tất bước kể kết chưa đạt - Cố gắng tìm giải pháp tốt

Lưu ý:

- Vấn đề lựa chọn phải phù hợp với mục đích học tập gắn với thực tế - Cần lưu ý kích thích sáng tạo học sinh

- Cách giải vấn đề phải giải pháp tốt

Gợi ý:

Có thể sử dụng phương pháp cho số chủ đề như: - Làm để tăng cường nhận thức vấn đề HIV/AIDS? - Làm để đẩy mạnh bình đẳng giới?

- Làm để nâng cao phúc lợi cho vị thành niên?

5 Phƣơng pháp xác định giá trị Đặc điểm:

(47)

47

Mục đích phương pháp giúp cho học sinh hình thành quan điểm lịng tin thân Hãy giúp em tin tưởng em lựa chọn cách tự dựa vào hệ thống tiêu chuẩn thân

Gợi ý:

Có thể sử dụng phương pháp giảng dạy chủ đề sau: - Cha mẹ, gia đình cộng đồng

- Sức khoẻ sinh sản quyền sinh sản - Bình đẳng giới

- Vị thành niên tình dục - Và nhiều chủ đề khác

6 Phƣơng pháp làm việc theo nhóm (Thảo luận nhóm)

Đặc điểm:

Phương pháp dạy học theo nhóm phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo nhóm học sinh

Một lý để sử dụng phương pháp nhằm khuyến khích học sinh trao đổi biết cách làm việc hợp tác với người khác

Học theo nhóm sử dụng rộng rãi giúp cho người tham gia tích cực vào q trình học tập, lắng nghe ghi lại ý kiến quan điểm, đưa ý kiến giải vấn đề chung

Cách tiến hành:

- Giáo viên phân chia học sinh lớp theo nhóm nhỏ - Mỗi nhóm cử nhóm trưởng thư kí

- Cả nhóm tiến hành thảo luận: trình bày mục đích chung chủ đề cần thảo luận, phạm vi thảo luận thảo luận vấn đề đặt

(48)

48

cuộc thảo luận hướng cách đưa câu hỏi chuẩn bị kĩ (do giáo viên giúp)

- Vai trị thư kí: ghi lại ý kiến phát biểu

- Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp kết thảo luận nhóm

Lưu ý:

Phương pháp thảo luận nhóm thành cơng khi:

- Các nhóm giao nhiệm vụ rõ ràng kèm theo khoảng thời gian định để thực nhiệm vụ

- Các thành viên nhóm hiểu rõ nhiệm vụ Các thành viên nhóm phải tham gia tích cực vào thảo luận, lắng nghe ý kiến, quan điểm người khác nhóm…

- Có kiểm tra nhóm giáo viên để đảm bảo em hiểu rõ nhiệm vụ phải làm

Gợi ý:

Có thể sử dụng phương pháp cho nhiều chủ đề khác như: - Làm để đẩy mạnh bình đẳng giới cho độ tuổi VTN? - Nhận thức phòng tránh HIV/AIDS

- Các chiến lược nhằm thực quyền trẻ em

7 Phƣơng pháp đóng vai Đặc điểm:

Đóng vai phương pháp để học sinh thực hành nhiệm vụ hay cách ứng xử mơi trường quan sát nhiều người khác theo tình nhằm tạo vấn đề cho thảo luận

(49)

49

- Đưa cho học sinh tình cụ thể để diễn tả trước lớp (các vai xác định rõ ràng)

- Lựa chọn vai, học sinh xung phong hay giáo viên định - Dành thời gian cho vai diễn chuẩn bị cách thể

- Bắt đầu diễn xuất (học sinh diễn xuất theo ý muốn trình bày khả sáng tạo, trí tưởng tượng cảm xúc thân)

- Yêu cầu học sinh khác quan sát diễn xuất cho ý kiến lúc kết thúc Những người đóng vai hội ý cách thể hiện:

- Nêu rõ nhiệm vụ khán giả

- Đề nghị khán giả đặt vào vị trí vai diễn xem họ suy nghĩ hành động

- Nhận xét vai diễn chọn để giải vấn đề

- Đánh giá cách giải vấn đề xem có phải giải pháp tốt hay giải pháp khác

Lưu ý:

Phương pháp đóng vai có hiệu khi: - Mục đích tình phải rõ ràng

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai trị

- Những học sinh nhút nhát cần khích lệ tham gia hoạt động

Gợi ý:

Có thể sử dụng phương pháp cho chủ đề sau:

- Tình bạn tình u (ví dụ từ chối không chơi khuya với bạn trai) - Áp lực bạn bè lứa (ép bạn khác cần hút thuốc uống rượu)

- Bạn khác giới (bạn trai cố ép bạn gái quan hệ tình dục) - Quan hệ VTN - cha mẹ

(50)

50

Đặc điểm

Trò chơi mơ phương pháp có hiệu nhằm thu hút tham gia học sinh Học sinh học vấn đề thông qua việc tham dự trò chơi Trong chơi, học sinh bình đẳng cố gắng đạt kết tới mức cao Đây biện pháp giúp học sinh tăng cường hứng thú học tập, nâng cao ý giảm bớt mệt mỏi trình học tập

Cách tiến hành:

- Phổ biến luật chơi, thời gian chơi

- Đảm bảo học sinh nắm qui tắc chơi

- Sau trò chơi kết thúc, giáo viên tổng kết lại cho học sinh biết họ học thơng qua trị chơi

Lưu ý:

- Xác định rõ mục đích trị chơi

- Các trò chơi phải dễ tổ chức dễ thực

- Các trị chơi khơng tốn nhiều thời gian, sức lực để tránh ảnh hưởng xấu đến học

Gợi ý:

Có thể sử dụng phương pháp này: - Để giới thiệu học

- Để khởi động

- Để thư giãn đầu óc cho học sinh - Để chuyển tải kiến thức

Vì vậy, nên khuyến khích áp dụng xen kẽ phương pháp buổi học, học tất chủ đề

Kết luận:

(51)

51

sinh nhằm làm cho học sinh tích cực hứng thú với chủ đề học Mọi phương pháp nêu đề có thuận lợi khó khăn cho người dạy người học Tuỳ theo nội dung trình độ học sinh, với tài liệu phương tiện dạy học sẵn có, giáo viên cần chủ động lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất, nên cố gắng thay đổi phương pháp khác nhau, tránh dùng lặp lặp lại phương pháp

Các hình thức tổ chức giáo dục SKSS VTN

Giáo dục SKSS VTN thơng qua dạy học mơn học có nội dung tích hợp Hiện giáo dục SKSS chưa phải môn học độc lập nên việc lồng ghép, tích hợp vào mơn học khác theo phù hợp giai đoạn Tại trường THPT, việc tích hợp nội dung giáo dục SKSS chủ yếu qua số môn học chiếm ưu như: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Văn học (Ở môn sinh SKSS lồng ghép nhiều nhất, cung cấp nhiều thông tin, dễ dạy có nhiều giáo cụ trực quan tốt Nội dung chủ đề giáo dục thường tập trung trang bị kiến thức cho HS biến đổi thể chất tuổi dậy thì, quan sinh dục, sinh sản, biện pháp tránh thai, phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục Mơn Giáo dục cơng dân tập trung giáo dục chủ đề: Tình u, nhân, gia đình, luật nhân - gia đình, sách dân số, quyền sinh sản, bình đẳng giới, đặc trưng VTN, quyền VTN, phát triển người Môn Ngữ văn hướng HS vào việc thảo luận, nói viết chủ đề quan hệ gia đình xã hội, bình đẳng giới Mơn Địa lý tập trung giảng dạy nội dung dân số phát triển, địa lý dân số phù hợp để cung cấp kiến thức vấn đề vĩ mô phát triển dân số)

(52)

52

- Lồng ghép toàn nội dung giáo dục SKSS VTN với toàn nội dung học

- Lồng ghép phần nội dung học với nội dung giáo dục SKSS VTN

- Lồng ghép nội dung giáo dục SKSS VTN vào phần kết luận rút từ ý nghĩa học

Tuy nhiên hình thức lồng ghép có khó khăn hạn chế định:

Việc lồng ghép muốn có hiệu quả, địi hỏi giáo viên mơn phải có ý thức trách nhiệm cao, hiểu rõ mục đích, nội dung giáo dục SKSS, biết xác định liều lượng lồng ghép để tránh tượng thiên nội dung giáo dục SKSS làm ảnh hưởng đến nội dung mơn học

Với phương pháp lồng ghép, người học không thu nhận kiến thức SKSS cách có hệ thống mà bị chia cắt, phiến diện

Ngoài nội dung giáo dục SKSS, nhà trường có nhiều nội dung phải tuyên truyền giáo dục cần lồng ghép vào môn học Vì dễ dẫn đến việc tải tích hợp

Đó chưa kể nhiều thầy cơ, thầy giáo trẻ chưa có gia đình ngại đề cập đến chủ đề nhạy cảm SKSS

Với khó khăn, hạn chế nêu trên, vấn đề tích hợp khơng coi hình thức giáo dục nhà trường mà phải đồng thời kết hợp giáo dục SKSS thông qua đường khác

Giáo dục SKSS VTN thơng qua tổ chức hoạt động giáo dục ngồi lên lớp

(53)

53

Vấn đề giáo dục SKSS không đơn lĩnh vực khoa học mà cịn vận động mang tính xã hội sâu sắc, gắn liền với thực tiễn hàng ngày chuyển tải qua nhiều kênh thơng tin khác Vì vậy, giáo dục SKSS khơng đóng khung giảng lớp mà thực qua đường tổ chức HĐGDNGLL với số hình thức tổ chức như:

Sinh hoạt câu lạc bộ:

Câu lạc (CLB) môi trường sinh hoạt tập thể hấp dẫn bổ ích học sinh Loại hình khơng thoả mãn nhu cầu tinh thần phong phú lứa tuổi niên mà cịn mơi trường thuận lợi để qua tuyên truyền giáo dục cho HS

Hình thức CLB đa dạng, phong phú nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, thảo luận, hội diễn văn nghệ, diễn kịch, trò chơi, sắm vai, làm báo tường, du lịch dã ngoại…Nội dung hoạt động thường đa dạng, lồng ghép nội dung học tập, ứng xử quan hệ bạn bè, nếp sống văn hố, đồng thời cịn tun truyền nội dung giáo dục khác phòng chống ma t, bảo vệ mơi trường… có giáo dục SKSS VTN Qua việc giáo dục SKSS VTN cho HS thực cách tự nhiên, sinh động, khơng gị bó, căng thẳng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý nhu cầu, nguyện vọng HS, có sức hấp dẫn, lơi em nhiệt tình tham gia

Thi tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề giáo dục SKSS VTN

Hình thức lồng ghép vào đợt hoạt động lớn xã hội ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày thành lập Đoàn TN CSHCM kết hợp với tổ chức khác Tỉnh đoàn, Uỷ ban dân số gia đình trẻ em, trung tâm BVBMTE/KHHGĐ, Uỷ ban phịng chống HIV/AIDS

(54)

54

Tư vấn hình thức truyền thơng chiều, qua giúp đối tượng có nhu cầu cần giúp đỡ định hợp lý để giải vấn đề Hình thức đảm bảo yêu cầu riêng tư, bí mật đối tượng, phù hợp với lĩnh vực tế nhị SKSS Dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho VTN giai đoạn khủng hoảng cịn có tác dụng kéo dài suốt đời Những can thiệp cung cấp từ thầy giáo, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý… Có loại hình tư vấn sau:

- Tư vấn trực tiếp - Tư vấn qua điện thoại - Tư vấn cộng đồng - Tư vấn qua thư báo

Tư vấn loại hình mẻ nước ta xuất cách chưa lâu thành phố lớn xa lạ với nhiều người, đặc biệt vùng nông thôn Trong lĩnh vực giáo dục SKSS, loại hình tư vấn sử dụng, song việc vận dụng loại hình tuỳ thuộc vào điều kiện, khả nơi

Nhà trường phân cơng số giáo viên dạy Sinh học Giáo dục công dân có kinh nghiệm, có kiến thức tốt vấn đề SKSS VTN, hiểu tâm lý HS, gần gũi HS HS mến mộ, tin tưởng làm công tác tư vấn trực tiếp cho em HS có khúc mắc riêng Một số HS bạn tin tưởng, mến mộ bồi dưỡng kiến thức SKSS VTN để tư vấn lại cho bạn khác lớp động viên, hướng dẫn để bạn đến gặp giáo viên cán tư vấn để tư vấn trực tiếp

Kết luận chương I

(55)

55

hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý so với lứa tuổi khác

Công tác giáo dục SKSS VTN tiến hành gia đình, nhà trường ngồi xã hội hình thức, phương pháp, biện pháp phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm cung cấp thơng tin bản, xác SKSS, giúp tăng cường trao đổi thông tin nâng cao lực giới trẻ, xác định giá trị thay đổi hành vi có nguy thân họ xã hội nhằm đạt hiệu quả: giảm tỷ lệ mang thai ý muốn, sinh sớm, nạo phá thai, viêm nhiễm đường sinh sản HIV/AIDS cho lứa tuổi VTN

(56)

56

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SKSS VTN Ở TRƢỜNG THPT THAN UYÊN II VÀ KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ SKSS

VTN

2.1 Vài nét khái quát đối tƣợng khảo sát

Trường THPT Than Uyên II - Lai Châu trường vùng cao, có nhiều khó khăn đội ngũ, sở vật chất đạo sát sở giáo dục đào tạo Lai Châu, quan tâm lãnh đạo cuả cấp uỷ quyền địa phương, ủng hộ nhiều mặt quan đoàn thể nhân dân địa bàn với nỗ lực khơng ngừng thầy trị, năm gần nhà trường đạt thành tích xuất sắc việc dạy học Trường có 15 lớp với tổng số HS trường năm học 2007 - 2008 534 HS, số HS dân tộc 173 học sinh (chiếm 32,4%) chủ yếu khối 10 (số học sinh người dân tộc tăng nhiều so với năm học trước nhà trường tăng vùng tuyển xã Nậm Cần, Thân Thuộc, Mường Khoa) Năm học vừa qua trường có nhiều HS đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh (8HS) có HS đạt giải quốc gia tuyển thẳng vào đại học Hầu hết HS trường giáo dục cách tồn diện, có nề nếp, kỉ cương học đường tốt Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết công tác giảng dạy giáo dục đạo đức HS Hiện trường THPT Than Uyên II trường có thành tích cao dạy học, có đóng góp to lớn vào nghiệp giáo dục đào tạo phát triển tỉnh nhà

(57)

57

Bảng 2.1: Tình hình chung đối tƣợng khảo sát

Khối Lớp Tổng số Giới tính Tuổi

Nam Nữ 16 17 18 19

10 10A1 34 18 16 28

10A3 27 14 13 22

11 11A4 38 33 37

11A5 35 18 17 32

12 12A1 41 10 31 37

12A2 33 15 18 30

Tổng cộng 208 80 128 51 76 74

Tỷ lệ (%) 100 38.5 61.5 24.5 36.5 35.6 3.4

Như em có độ tuổi xấp xỉ nhau, xét giới tính có chênh lệch lớn (nam: 38.5%, nữ 61.5%), nhiên em học sinh tuổi dậy nên có tượng đồng mặt tâm sinh lý hiểu biết chung Các em em gia đình địa bàn huyện, môi trường miền núi xong sống nơi ngày đổi phát triển nhanh nên hiểu biết vấn đề xã hội em có phần nâng lên

2.2 Thực trạng nhận thức cán bộ, giáo viên trƣờng THPT Than Uyên II giáo dục SKSS VTN

2.1.1 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II mục tiêu giáo dục SKSS VTN

Tìm hiểu vấn đề đưa câu hỏi: “Theo thầy (cô) mục tiêu giáo dục SKSS VTN nhà trường THPT gì?” thu kết sau:

(58)

58

những định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực cho mình” Số cán bộ, giáo viên cịn lại cho “cung cấp thơng tin, xây dựng kỹ sống, cung cấp dịch vụ tư vấn thích hợp cho lứa tuổi này” mục tiêu giáo dục SKSS VTN nhà trường THPT

Có giáo viên phụ trách mơn lại nhấn mạnh mục tiêu giáo dục SKSS VTN qua môn học phụ trách Ví dụ: có giáo viên giảng dạy Sinh học cho giáo dục SKSS VTN giúp HS có kiến thức sở khoa học biện pháp tránh thai đặc biệt biện pháp tránh thai đại, có thái độ chấp nhận khơng sinh hoạt tình dục sớm, khơng kết sớm, phịng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục” Một giáo viên dạy Văn lại nhấn mạnh: “Giáo dục SKSS VTN giúp HS có hiểu biết sống mối quan hệ tình cảm (gia đình, bạn bè, cộng đồng), biết ứng xử chân thành, nhân với người…” Hay có giáo viên Giáo dục cơng dân có ý kiến “Giúp HS biết bảo vệ thực quyền nghĩa vụ người cơng dân, có kỹ tổ chức rèn luyện để có hành vi, phù hợp với chuẩn mực xã hội thực hành trách nhiệm công dân…”

Như vậy, qua kết thấy: Các cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II nhận thức rõ mục tiêu giáo dục SKSS nhà trường THPT Việc nhận thức rõ mục tiêu giúp cho việc triển khai thực công tác nhà trường hiệu góp phần giải vấn đề SKSS tình dục VTN sau

2.2.2 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II nội dung giáo dục SKSS VTN

Khi hỏi : “Thầy (cô) đánh giá mức độ cần thiết số chủ đề SKSS thân cá nhân học sinh?”

(59)

59

Bảng 2.2: Kết đánh giá cán bộ, giáo viên mức độ cần thiết một số chủ đề SKSS thân cá nhân HS

Chủ đề

Rất cần

thiết Cần thiết

Không cần

thiết X Thứ bậc

SL % SL % SL %

1.Tình bạn, tình bạn khác

giới 33 94.3 5.7 0 2.94

2 Tình yêu, tình dục 14 40.0 21 60.0 0 2.40 Phòng tránh mang thai,

nạo phá thai tuổi VTN 22 62.9 13 37.1 0 2.63 4 Phòng tránh bệnh

lây theo đường tình dục HIV/AIDS

20 57.1 15 42.9 0 2.57 5 Phịng tránh xâm hại,

lạm dụng tình dục VTN 30 85.7 14.3 0 2.86 Không kết hôn sớm 28 80.0 20.0 0 2.80 Quyền chăm sóc

SKSS 28 80.0 20.0 0 2.80

Qua kết bảng cho thấy: Cả chủ đề đánh giá cần thiết cần thiết thân cá nhân HS:

Chủ đề cho cần thiết thân cá nhân HS tình bạn, tình bạn khác giới đạt 2.94 điểm (vượt xa giá trị trung bình tiến gần đến điểm - xếp TB 1); Các nội dung lại cao giá trị trung bình 2: chủ đề phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN (2.86 điểm - TB 2); Không kết hôn sớm quyền chăm sóc SKSS (2.80 điểm - TB 3); Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN (2.63 điểm - TB 4); Phịng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS (2.57 điểm - TB 5) Chủ đề thứ tình yêu, tình dục xếp cuối (2.40 điểm - TB 6)

(60)

60 Kết thu thể bảng 2.3:

Bảng 2.3: Kết đánh giá cán bộ, giáo viên mức độ cần biết một số nội dung SKSS cá nhân HS

Chủ đề

Hiểu biết

sâu rộng Biết Không cần X Thứ bậc

SL % SL % SL %

1.Tình bạn, tình bạn khác

giới 32 91.4 8.6 0 2.91

2 Tình yêu, tình dục 10 28.6 25 71.4 0 2.29 Phòng tránh mang thai,

nạo phá thai tuổi VTN 15 42.9 20 57.1 0 2.43 Phòng tránh bệnh

lây theo đường tình dục HIV/AIDS

19 54.3 16 45.7 0 2.54 5 Phòng tránh xâm hại,

lạm dụng tình dục VTN 20 57.1 15 42.9 0 2.57 Không kết hôn sớm 25 71.4 10 28.6 0 2.71 Quyền chăm sóc

SKSS 30 85.7 14.3 0 2.86

100% ý kiến trí HS cần phải biết có điều kiện cần hiểu biết sâu rộng nội dung giáo dục SKSS phù hợp với lứa tuổi em

Trong xếp thứ bậc cụ thể sau (đều cao giá trị trung bình 2): Tình bạn, tình bạn khác giới (2.91 điểm - TB 1)

Quyền chăm sóc SKSS (2.86 điểm - TB 2) Không kết hôn sớm (2.71 điểm - TB 3)

Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN (2.57 điểm - TB 4)

(61)

61

Như vậy, so sánh bảng số liệu ta thấy có tương đồng mức độ cần thiết mức độ cần biết chủ đề cá nhân HS theo đánh giá thầy cô giáo (biểu đồ 2.1):

Biểu đồ 2.1: Mối tƣơng quan mức độ cần thiết mức độ cần biết

của chủ đề cá nhân HS theo đánh giá GV (%)

38.4

61.6

Cần thiết Rất cần thiết

Khi đưa thêm số quan niệm việc hướng dẫn kiến thức tình dục cách tránh thai 100% ý kiến trí nên “cung cấp thông tin hướng dẫn em, giúp em hiểu biết hướng dẫn có mức độ, tuỳ theo lứa tuổi” kể vấn đề tế nhị, khó nói lại cần thiết em

100% cán giáo viên phản đối quan niệm cho vấn đề tế nhị “nói được, khơng nói được”, “để lớn em tự biết”, hay “làm vẽ đường cho hươu chạy”

Các thầy trí cho việc thực nội dung giáo dục SKSS VTN cách đồng góp phần quan trọng giúp HS tập trung học tập, ổn định sức khoẻ nhân cách, tạo tiền đề cho phát triển lâu dài sau em

2.2.3 Nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II ý nghĩa giáo dục SKSS VTN

Để tìm hiểu nhận thức cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II ý nghĩa giáo dục SKSS VTN, đưa câu hỏi: “Ý kiến

28.6

71.4

(62)

62

của thầy (cô) ý nghĩa công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường THPT?” thu kết thể bảng 2.4:

Bảng 2.4: Nhận thức cán bộ, giáo viên trƣờng THPT Than Uyên II ý nghĩa giáo dục SKSS VTN

Ý nghĩa

Ý kiến

Đồng ý Phân vân đồng ý Không

SL % SL % SL %

1 GD SKSS VTN góp phần nâng cao chất lượng sống, giống nịi hành vi văn hoá quan hệ nam nữ

35 100 0 0

2 GD SKSS đáp ứng quy luật

phát triển tâm sinh lý người 35 100 0 0 GD SKSS góp phần bảo vệ đạo đức,

lối sống truyền thống dân tộc 35 100 0 0 GD SKSS cho HS THPT phương

tiện ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS

35 100 0 0

35/35 cán bộ, giáo viên (100%) lựa chọn ý nghĩa Qua cho thấy thầy cô nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa cấp thiết công tác Giáo dục SKSS cho HS nhà trường Đây sở, tảng quan trọng để giáo viên nhận thức rõ vai trị có ý thức nâng cao trách nhiệm thân việc tham gia góp phần giúp cho HS chuẩn bị đầy đủ hành trang để tự tin bước vào sống

Như vậy, nhìn chung thấy, cán bộ, giáo viên trường THPT Than Uyên II có thống quan điểm giáo dục SKSS phù hợp với lứa tuổi cho HS Đó thuận lợi lớn để cơng tác giáo dục thực cách có hiệu

(63)

63

2.3.1 Thực trạng thực nội dung giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Than Uyên II

Đưa câu hỏi “ Thầy (cô) tiến hành nội dung giáo dục sau cho HS mức độ nào?”, thu kết (bảng 2.5):

Bảng 2.5: Mức độ tiến hành nội dung giáo dục SKSS VTN cho HS

Nội dung

Thường xuyên Đôi Không

X

Thứ bậc

SL % SL % SL %

1 13 37.1 18 51.4 11.4 2.14

2 22.9 17 48.6 10 28.6 1.66

3 14.3 17 48.6 13 37.1 1.40

4 20.0 20 57.1 22.9 1.74

5 0 24 68.6 11 31.4 1.37

6 12 34.3 17 48.6 17.1 2.00

7 14.3 25 71.4 14.3 1.86

Ghi :

1.Tình bạn, tình bạn khác giới Tình u, tình dục

3 Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Không kết hôn sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS Kết bảng cho thấy:

Nội dung tiến hành thường xuyên tình bạn, tình bạn khác giới (37,1%) xếp TB 1, không kết hôn sớm (34.3%) xếp TB chiếm tỷ lệ không cao

(64)

64

Vẫn nhiều ý kiến thú nhận chưa thực vài nội dung (phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN, phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN…), thực mang tính hình thức, lướt qua

Như vậy, việc nâng cao nhận thức, kỹ dạy học giáo dục SKSS cho GV, giúp họ tự tin giảng dạy giáo dục hiệu chủ đề nhạy cảm, tế nhị thông qua việc thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ cập nhật lĩnh vực SKSS giáo dục SKSS VTN, trang bị cho họ nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục SKSS phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp với chủ đề giáo dục SKSS VTN vô quan trọng cần thiết

2.3.2 Các phương pháp hình thức giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Than Uyên II

Việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục điều quan trọng có tính chất định hiệu giáo dục Chính thế, phải vận dụng phương pháp giáo dục giúp HS tham gia tích cực chủ động vào nội dung học tập, em bớt e dè mạnh dạn việc đưa ý kiến khúc mắc riêng tư chưa tìm người tin cậy để trao đổi Song cần có thêm hình thức hoạt động đa dạng, phong phú sân chơi bổ ích, hấp dẫn tham gia tìm hiểu thêm SKSS VTN

Hình thức giáo dục SKSS VTN

Tìm hiểu thực trạng thực hình thức giáo dục SKSS VTN cho HS THPT Than Uyên II, đưa câu hỏi: “Theo thầy (cô) công tác giáo dục SKSS VTN trường thực công việc nào?” Kết thu bảng 2.6:

Bảng 2.6: Thực trạng thực hình thức GD SKSS cho HS

(65)

65

Hình thức Khơng làm Đã làm Sẽ làm

SL % SL % SL %

1 Biên soạn thêm tài liệu học tập 30 85.7 0 14.3 Tổ chức thi tìm hiểu SKSS

VTN 0 35 100 0

3 Lồng ghép, tích hợp GD SKSS

VTN vào nội dung môn học 14.3 14 40 16 45.7 Mời chuyên gia y tế, tâm lý

nói chuyện trao đổi với học sinh 0 0 35 100 Đưa nội dung GD SKSS VTN vào

giờ sinh hoạt lớp 0 8.6 32 91.4

6 Tuyên truyền GD 0 30 85.7 14.3

7 Lồng ghép giáo dục SKSS VTN vào

nội dung tổ chức HĐGDNGLL 0 15 42.9 20 57.1 Với nội dung đưa trên, kết bảng số liệu cho thấy: + Đã làm:

Công tác giáo dục SKSS nhà trường thực chủ yếu là: “Tổ chức thi tìm hiểu SKSS VTN” (100%) (Được biết thời gian vừa qua, lãnh đạo nhà trường kết hợp với Uỷ ban DS - KHHGĐ thị trấn tổ chức thi tìm hiểu SKSS VTN cho HS, đội dự thi phần thi bắt buộc: chào hỏi, phần kiến thức, phần thi khiếu, xử lý tình giải đáp chữ phần góp phần tuyên truyền cho thiếu niên, cha mẹ HS toàn dân thấy rõ ảnh hưởng SKSS VTN; giúp cho HS có kiến thức hiểu biết SKSS VTN, đồng thời ngăn chặn có hiệu tác động xấu SKSS VTN mang lại); phần công tác tuyên truyền giáo dục (85.7%) cộng đồng, giáo dục HS

Việc “lồng ghép, tích hợp giáo dục SKSS VTN vào nội dung môn học, lồng ghép giáo dục SKSS VTN vào nội dung tổ chức HĐGDNGLL”, đặc biệt “đưa nội dung giáo dục SKSS VTN vào sinh hoạt lớp” thực hạn chế

(66)

66

Riêng việc “mời chuyên gia y tế, tâm lý nói chuyện trao đổi với học sinh” chưa thực 100% thầy cô đề xuất thực thời gian tới điều kiện

Việc “biên soạn thêm tài liệu học tập” 14,3% thầy cô (là thầy cô trẻ trường) dự định thực thời gian sau

+ Không làm:

Trong có 5GV (14.3%) cho khơng thể thực lồng ghép, tích hợp giáo dục SKSS VTN vào nội dung mơn học mơn học phụ trách (Tốn, Lịch sử, Hố học, Vật lý…) khơng có nội dung liên quan để thực lồng ghép, tích hợp

Tìm hiểu thêm vấn đề này, chúng tơi đưa câu hỏi: “Thầy (cô) tiến hành giáo dục SKSS VTN cho HS thơng qua hình thức sau nào?” Kết thu bảng 2.7:

Bảng 2.7: Mức độ tiến hành hình thức giáo dục SKSS VTN

Hình thức

Thường xuyên Đôi Không

X

Thứ bậc

SL % SL % SL %

1 28 80.0 20.0 0 2.80

2 11.4 24 68.6 20.0 1.71

3 0 31 88.6 11.4 1.77

4 5.7 18 51.4 15 42.9 1.20

Ghi :

1 Dạy học

2 Tổ chức hoạt động giáo dục lên lớp

3 Tư vấn học đường

(67)

67

Hình thức “tổ chức hoạt động giáo dục ngồi lên lớp” “hoạt động ngoại khóa theo mơn học”, “tư vấn học đường” (còn dừng lại mức độ HS thắc mắc thầy cô giải đáp) sử dụng xong hạn chế chủ yếu mức độ “đôi khi” chiếm tỷ lệ cao (đều 50%)

Với hình thức “Hoạt động ngoại khố theo mơn học”, có nhiều ý kiến (42.9%): “khơng thực hiện” Các thầy cô cho môn học thực hoạt động ngoại khoá, có hoạt động ngoại khố việc thực “chưa đến nơi đến chốn”

Phương pháp giáo dục SKSS VTN

Chúng đưa câu hỏi: “Thầy (cô) tiến hành giáo dục SKSS VTN cho HS thông qua phương pháp sau nào?” thu bảng 2.8:

Bảng 2.8: Mức độ tiến hành phƣơng pháp giáo dục SKSS VTN

Phương pháp

Thường xuyên Đôi Không

X

Thứ bậc

SL % SL % SL %

1 11.4 23 65.7 22.9 1.66

2 5.7 25 71.4 22.9 1.60

3 0 15 42.9 20 57.1 0.86

4 0 10 28.6 25 71.4 0.57

5 0 11.4 31 88.6 0.23

6 0 14.3 30 85.7 0.29

7 0 22.9 27 77.1 0.46

8 0 11 31.4 24 68.6 0.63

Ghi :

1.Thuyết trình với tham gia tích cực học sinh

2 Động não

3 Điều tra, phát Giải vấn đề

5 Xác định giá trị Đóng vai

7 Học theo nhóm 8.Trị chơi mơ

Tất phương pháp đạt điểm thấp giá trị trung bình + Thường xuyên:

(68)

68 Động não (5.7%)

+ Đơi khi:

Có số phương pháp tiến hành chủ yếu mức độ “đôi khi” (chiếm tỷ lệ cao mức này) như:

Động não (71.4%)

Thuyết trình với tham gia tích cực HS (65.7%) Điều tra, phát (42.9%)

Trị chơi mơ (31.4%) + Khơng bao giờ:

Vẫn nhiều phương pháp “không thực hiện” mức cao: Xác định giá trị (88.6%)

Đóng vai (85.7%)

Học theo nhóm (77.1%)

Giải vấn đề (71.4%) Trị chơi mô (68.6%) Điều tra phát (57.1%)

Kết luận: Nhà trường tiến hành hầu hết nội dung giáo dục SKSS cho HS xong chủ yếu tình bạn, tình bạn khác giới, khơng kết sớm, quyền chăm sóc SKSS; cịn nội dung khác phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS, biện pháp phịng tránh thai, nạo phá thai… đề cập không thường xun cịn mang tính hình thức

Các nội dung thức với phương pháp chủ yếu thuyết trình lên lớp, đặt câu hỏi để HS suy nghĩ điều tra phát qua tổ chức cho HS tham gia thi tìm hiểu hình thức dạy học tiến hành chủ yếu, cịn phương pháp, hình thức khác có sử dụng cịn hạn chế

(69)

69

giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Than Uyên II tiến hành hình thức dạy học lồng ghép vào số môn học (Sinh học, Giáo dục công dân, Văn học) qua thi tìm hiểu SKSS VTN Thơng qua hình thức học sinh cung cấp số kiến thức như: Tuổi dậy thì, tình bạn, tình bạn khác giới, phịng tránh HIV, không kết hôn sớm… Tuy nhiên, nội dung giáo dục SKSS tổ chức qua hình thức dừng lại mức độ cung cấp kiến thức khơng có điều kiện để HS biểu thị thái độ trước vấn đề, tình thực tế gặp phải, chưa có điều kiện hướng dẫn cụ thể cho HS Mặt khác với tư cách hoạt động ngoại khoá nên công tác giáo dục SKSS cho HS tiến hành

Thế nên hỏi “Đánh giá cá nhân thầy cô hiệu thực công tác giáo dục SKSS VTN cho HS trường ta nay?” tất thầy nhìn nhận thẳng vào thực tế 32/35 (91.4%) thầy đánh giá bước đầu có hiệu hiệu cịn chưa cao (do việc thực cơng tác hạn chế, chưa thường xuyên thiếu tính đồng bộ) cịn lại 3/35 GV (8.6%) cho công tác chưa thực hiệu

2.3.3 Kết nhận thức HS trường THPT Than Uyên II số nội dung SKSS VTN

Chúng tiến hành điều tra, khảo sát nhận thức HS trường THPT Than Uyên II - Lai Châu nội dung:

1 Tình bạn, tình bạn khác giới Tình yêu, tình dục

3 Phòng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN Phòng tránh BLTQĐTD HIV/AIDS Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN Không kết hôn sớm

(70)

70

Trước tìm hiểu nhận thức HS vấn đề SKSS VTN chúng tơi tìm hiểu nhận thức em vai trò giáo dục SKSS niên HS thu kết (bảng 2.9):

Bảng 2.9: Nhận thức HS vai trò giáo dục SKSS

Vai trò K10 K11 K12 Chung TB

SL % SL % SL % SL %

1 19 31.1 21 28.8 25 33.8 22 31.2

2 13 21.3 9.6 1.4 10.8

3 4.9 20 27.4 13 17.6 12 16.6

4 15 24.6 5.5 12 16.2 10 15.4

5 13.1 14 19.2 15 20.3 12 17.5

6 4.9 9.6 10.8 8.4

Ghi chú:

1 Giúp HS có nhận thức vấn đề SKSS

2 Giúp HS có cách ứng xử đắn tình bạn, tình u, nhân gia đình Giúp HS có hiểu biết BLTQĐTD cách phòng tránh

4 Giúp HS hiểu vấn đề tình dục quan hệ tình dục

5 Giúp HS có nhận thức đúng, có thái độ tình cảm hành vi phù hợp vấn đề SKSS

6 Giúp HS có nhận thức QHTD an tồn có trách nhiệm

Giáo dục SKSS VTN nhằm cung cấp kiến thức hiểu biết vấn đề SKSS cho VTN; đồng thời hình thành phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực cho tương lai Có 17.5% HS (TB 2) nhận thức đầy đủ vấn đề này: cho vai trò giáo dục SKSS niên HS “giúp em có nhận thức đúng, có thái độ tình cảm hành vi phù hợp vấn đề SKSS” Trong HS khối lớp 12 khối lớp 11 cao khối lớp 10 (20.3% - 19.2% - 13.1%)

(71)

71

31.2% ý kiến cho rằng: “Giáo dục SKSS giúp HS có nhận thức vấn đề SKSS” Thực tế, giúp HS nhận thức thơi chưa đủ, cơng tác giáo dục SKSS cịn cần ý đến việc xây dựng thái độ, tình cảm, kỹ sống cho VTN

Giúp HS có hiểu biết BLTQĐTD cách phòng tránh (16.6%) Giúp HS hiểu vấn đề tình dục quan hệ tình dục (15.4%)

Giúp HS có cách ứng xử đắn tình bạn, tình yêu, nhân gia đình (10.8%)

Giúp HS có nhận thức QHTD an tồn có trách nhiệm (8.4%) Ngồi chúng tơi cịn đưa thêm vấn đề:

“Bạn đánh giá mức độ cần thiết phải hiểu biết số nội dung SKSS thân mình?”

Bảng 2.10: Bảng kết HS đánh giá mức độ cần thiết số chủ đề về SKSS thân

Đơn vị:% Chủ

đề K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 0 0 4.1 1.4 4.9 17.8 16.2 13 37.7 6.8 10.8 18.4

2 0 0 0 0 6.6 5.5 8.1 6.7 0 0 0 0

3 0 6.8 9.5 5.4 1.6 6.8 6.8 5.1 0 0 0 0 0 8.2 2.7 3.6 16.4 0 9.5 8.6 4.9 0 0 1.6 3.3 1.4 0 1.6 1.6 0 5.4 2.3 1.6 0 1.4 1 4.9 0 0 1.6 1.6 15.1 16.2 11 8.2 2.7 0 3.6 4.9 0 2.7 2.5 0 28.8 6.8 11.9 1.6 0 0 0.5

Ghi :

1.Tình bạn, tình bạn khác giới Tình u, tình dục

3 Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS

5 Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Không kết hôn sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS

(72)

72

HS đánh giá số chủ đề cần thiết với thân song cịn dừng số khiêm tốn:

Phòng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN (5.4%)

Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS (3.6%) Quyền chăm sóc SKSS (2.5%)

- Cần thiết:

Đa số em cho chủ đề cần thiết thân Trong đó: Tình bạn, tình bạn khác giới (13%)

Quyền chăm sóc SKSS (11.9%) Khơng kết sớm (11%)

Phịng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS (8.6%)

- Khơng cần thiết:

Vẫn cịn số ý kiến cho có vài chủ đề khơng cần thiết như: tình bạn, tình bạn khác giới (18.4%) cho rằng: vấn đề rõ ràng, người tự biết sống thực tế tuổi HS chưa cần quan tâm Tâm lý chủ quan rơi chủ yếu vào HS lớp 10, nhiên điều đáng mừng có số ý kiến cho “không cần thiết” như:

Khơng kết sớm (3,6%)

Phịng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS (1.6%) Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN (1%)

Quyền chăm sóc SKSS (0.5%)

Như vậy, nhìn chung em HS ý thức tầm quan trọng, cần thiết việc giáo dục nội dung SKSS, em có nhu cầu biết, giáo dục vấn đề

2.3.3.1 Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II tình bạn, tình bạn khác giới

(73)

73

Nắm rõ đặc điểm tình bạn tốt điều cần thiết VTN tình bạn có vai trị to lớn đời sống người, đặc biệt lứa tuổi thiếu niên Kết nghiên cứu (bảng 2.11, 2.12) cho thấy phần lớn em nhận thức tình bạn, tình bạn khác giới

Nhận thức tình bạn

Bảng 2.11:Nhận thức HS tình bạn

Đơn vị:% Đặc

điểm Đúng

Sai

K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung

1 6.6 4.1 18.9 9.9 0 0

2 8.2 28.8 21.6 19.5 0 0

3 18 5.5 12.2 11.9 0 0

4 1.6 16.4 17.6 11.9 0 0

5 34.4 23.3 12.2 23.3 0 0

6 4.9 8.2 6.8 6.6 0 0

7 6.6 9.6 10.8 19.7 4.1 7.9

8 6.6 4.1 18.9 9.9 0 0

Ghi :

1 Hiểu đồng cảm sâu sắc với Bao che khuyết điểm cho

3 Chân thành tin cậy có trách nhiệm với

4 Thơng cảm, đồng cảm sâu sắc với “chia vui”, “sẻ buồn” với Kết thành bè phái để làm việc kể việc tốt không tốt

6 Tụ tập người sở thích kể sở thích rượu chè, cờ bạc… khơng thực bị loại khỏi nhóm bạn

7 Tôn trọng khác biệt, không cảm thấy khó chịu khác biệt mang cá tính người

8 Mỗi người đồng thời kết bạn với nhiều người Quan hệ bạn bè rộng rãi không làm giảm mức độ gắn bó sâu sắc nhóm bạn thân

(74)

74

cảm thấy khó chịu khác biệt mang cá tính người” đặc điểm tình bạn khơng tốt Các em cho rằng: “đã bạn bè bình đẳng, song phong cách khác nhóm bạn “chơi trội”, có thái độ “xem thường” thành viên nhóm bạn người xứng đáng bị “tẩy chay” tơn trọng” Điều dẫn đến tình cảm tiêu cực thành viên nhóm bạn, lớp Các em chưa hiểu thành viên nhóm bạn có nhân cách riêng lối nghĩ riêng Tình bạn phát triển người ta hiểu tơn trọng điều

Nhận thức tình bạn khác giới

Tình bạn khác giới tình bạn người khác giới tính Tình bạn khác giới có tác dụng làm cho người hoàn thiện hơn, làm tăng vẻ đẹp giới nên không cần không nên né tránh tình bạn khác giới, xây dựng tình bạn khác giới tốt đẹp làm cho sống tinh thần thêm phong phú, thêm ý nghĩa Tuy nhiên, cần lưu ý số điều nên tránh quan hệ bạn bè khác giới, đề cập đến vấn đề đưa vấn đề: “ Ý kiến bạn cách ứng xử tình bạn khác giới?” thu kết thể bảng 2.12:

Bảng 2.12: Nhận thức HS tình bạn khác giới

Đơn vị:% Cách

ứng xử

Nên Không nên

K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung

1 4.9 15.1 8.1 9.4 18 5.5 6.8 10.1

2 8.2 11 5.4 8.2 0 0

3 3.3 1.4 4.1 2.9 0 0

4 6.6 13.7 16.2 12.2 6.6 4.1 4.1 4.9

5 13.1 9.6 8.1 10.3 0 0

6 9.8 4.1 10.8 8.2 0 0

7 3.3 16.4 17.6 12.4 0 0

8 11.5 6.8 2.7 0 0

9 14.8 12.3 16.2 14.4 0 0

Ghi :

(75)

75 Suồng sã, thiếu tế nhị

4 Trêu chọc, gán ghép lẫn

5 Ghen ghét, nói xấu lẫn hay đối xử thơ bạo với thấy bạn có thêm người bạn khác giới

6 Giữ “khoảng cách” định, không thân mật gần gũi để bạn hiểu lầm tình u

7 Tơn trọng, hiểu nhau, quý nhau, sẵn sàng giúp đỡ bạn gặp khó khăn Cư xử lấp lửng, mập mờ, gây cho bạn khác giới hiểu nhầm tình yêu đến Tôn trọng mối quan hệ bạn bè khác giới

Các em có cách nhìn nhận đắn tình bạn khác giới, đa số em lựa chọn cách ứng xử phù hợp tình bạn khác giới (Cách ứng xử - - - - 9)

Vẫn phận HS (10.1%) cho : “Đã bạn bè cần phải “lịch sự, đàng hồng cách ăn mặc, nói năng, đứng”, kiểu cách, khơng hồ đồng” Tỷ lệ theo khối lớp là:

Khối 12: 6.6% - Khối 11: 4.1% - Khối 10: 4.1%

Hay số (4.9%) lại đồng ý: “trêu chọc, gán ghép lẫn nhau” chuyện bình thường tình bạn, kể tình bạn khác giới chẳng có xấu

Tỷ lệ theo khối lớp là:

Khối 12: 6.8% - Khối11: 5.5% - Khối 10: 18%

Giao lưu với bạn bè nhu cầu thiếu lứa tuổi Tình bạn động viên, nâng đỡ ước mơ hồi bão giúp HS có thêm sức mạnh để thực ước mơ hồi bão Tuy nhiên, tình bạn lệch lạc dẫn đến hành động sai lầm: bao che điều xấu, đua đòi, bè phái, ăn chơi sa đoạ… giáo dục SKSS cho HS nhà trường cần giúp em hiểu rõ điều

2.3.3.2 Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II tình yêu, tình dục Tình yêu

(76)

76

động tình cảm Vì vậy, rung động đầu đời trước bạn khác giới tình yêu lứa tuổi VTN quy luật đời sống tình cảm

(77)

77

Bảng 2.13: Nhận thức HS tình yêu (%)

Đặc điểm K10 K11 K12 Chung TB

1 75.4 74 83.8 77.7

2 90.2 67.1 81.1 79.5

3 82 53.4 60.8 65.4

4 72.1 89 82.4 81.2

5 57.4 79.5 75.7 70.9

Những số liệu bảng minh hoạ biểu đồ (Biểu đồ 2.2):

Biểu đồ 2.2: Nhận thức HS tình yêu (Đơn vị:%)

75.4 90.2 82 72.1 57.4 74 67.1 53.4 89 79.5 83.8 81.1 60.8 82.4 75.7

0 20 40 60 80 100

1 Đ ặc đ iể m % K12 K11 K10

Ghi :

1 Tơn trọng người u, tơn trọng thân Chia sẻ, đồng cảm, giúp tiến

3 Khơng địi hỏi tình dục trước nhân Chung thuỷ

(78)

78

HS lựa chọn đặc điểm chiếm tỷ lệ cao Trong đó:

Đặc điểm tình yêu sáng, lành mạnh HS lựa chọn nhiều là: “Chung thuỷ” (81.2% - TB 1) Ở đặc điểm có ý kiến cho rằng: “Khơng muốn tình cảm bị chia sẻ, nên chung thuỷ tình yêu điều tối cần thiết”

Chia sẻ, đồng cảm, giúp tiến (79.5% - TB 2)

Các em hiểu rằng, người xây dựng tình yêu đẹp, họ thường chia sẻ với điều, quan tâm đến nhau, niềm vui nỗi lo toan Điều không mang lại hạnh phúc mà giúp gắn bó tình cảm lâu dài hai người tương lai

Tơn trọng người u, tơn trọng thân (77.7% - TB 3)

Mỗi người có cá tính riêng, u người cần tơn trọng cá tính người Tơn trọng thể qua việc hiểu, thông cảm với mối quan hệ xã hội người u khơng sống với người, mối quan hệ với cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp quan trọng Hơn vậy, tình yêu cần có hy sinh sống người khác người có có ngã riêng với cách suy nghĩ, nhìn nhận, cách phản ứng riêng hoàn cảnh nên cần phải sống “là mình” để thực chân thành với người yêu xây dựng tình yêu đẹp

Tiếp theo quan điểm: “Tình u khơng phải phải gắn liền với lứa tuổi học trò” (70.9% - TB 4) “khơng địi hỏi tình dục trước nhân” (65.4% - TB 5)

Có HS lớp 12 thẳng thắn bày tỏ quan điểm mình: “Theo em, muốn có sống tốt đẹp phải lập thân, lập nghiệp, không quan hệ TD trước hôn nhân”

Tình dục

(79)

79

Khi đặt vấn đề: “Theo bạn, tình dục gì?”, biết (kết thu thể biểu đồ 2.3 với số liệu cụ thể bảng 2.14):

Biểu đồ 2.3: Quan niệm HS tình dục (%)

19.7 65.6

8.2 6.6

15.1 12.3

30.1 42.5

6.8

12.2 47.3

33.8

0 10 20 30 40 50 60 70

1

Quan niệm %

Khối 10 Khối 11 Khối 12

Ghi :

1 Chỉ cách để có

2 Biểu hấp dẫn thể xác tình cảm nam nữ Chỉ vấn đề sinh lý

4 Chỉ đơn thoả mãn cho đòi hỏi tự nhiên

Bảng 2.14: Quan niệmcủa HS tình dục

Đơn vị:%

Quan niệm K10 K11 K12 Chung

1 Chỉ cách để có 65.6 42.5 33.8 47.3

2 Biểu hấp dẫn thể xác tình cảm

giữa nam nữ 8.2 30.1 47.3 28.5

3 Chỉ vấn đề sinh lý 19.7 12.3 6.8 12.9 Chỉ đơn thoả mãn cho đòi hỏi

tự nhiên 6.6 15.1 12.2 11.3

(80)

80

12.9% cho “tình dục vấn đề sinh lý, năng”

11.3% đồng ý “tình dục đơn thoả mãn đòi hỏi tự nhiên”

Và có 28.5% cịn lại nhận thức đắn rằng: “Tình dục biểu hấp dẫn thể xác tình cảm nam với nữ”

Đa số em hiểu nhìn nhận chưa vấn đề Nguyên nhân em hiểu từ “bản năng” theo nghĩa sinh học nói chung mà chưa phân biệt “bản người” khác “bản loài vật” Cùng hành vi quan hệ tình dục người ngồi khía cạnh sinh học cịn có khía cạnh xã hội, mang tính lý trí, thể tình yêu, cảm xúc thể Nếu xây dựng tảng tình u, lơi mạnh mẽ sinh lý dẫn đến mối quan hệ nhân bền chặt hình thành gia đình

Các em cịn tuổi, ngồi ghế nhà trường mà vấn đề tình dục lại vấn đề nhạy cảm, tế nhị Các thầy cô giáo thường né tránh chủ đề này, gia đình Trong xã hội nhiều người chưa tán thành giáo dục tình dục họ có định kiến ăn sâu, bắt rễ từ lâu Điều ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức lớp trẻ, thiếu định hướng dẫn đến tình trạng lệch lạc, khơng đồng em mặt nhận thức điều dễ hiểu

“Ý kiến bạn QHTD trước hôn nhân?”

Bảng 2.15: Nhận thức HS vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân

Đơn vị:%

Quan niệm K10 K11 K12 Chung

1 Không nên QHTD trước hôn nhân 65.6 69.9 74.3 69.9 Có thể QHTD lứa tuổi học trị miễn khơng

để có thai 8.2 9.6 4.1 7.3

(81)

81

với phong mỹ tục Ý kiến “khơng nên có quan hệ tình dục tuổi học trị”và “khơng nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân”chiếm ưu phổ biến (75.5% 69.9%`); 39.2% cho rằng: “chỉ nên QHTD thực trưởng thành” Bên cạnh cịn 13.9% đồng ý “có thể QHTD đồng ý”; “QHTD cách chứng tỏ tình yêu” (8.6%), “Có thể QHTD lứa tuổi học trị miễn khơng để có thai” (7.3%)

QHTD sớm rõ ràng khơng tốt VTN chưa có đủ hiểu biết SKSS, tình yêu lành mạnh, tình dục an tồn biện pháp tránh thai, phịng tránh BLTQĐTD, HIV/AIDS Hơn nữa, QHTD có sử dụng biện pháp tránh thai giúp VTN tránh thai ngồi ý muốn, song việc QHTD tuổi trẻ, thể chưa đủ độ trưởng thành dẫn tới hậu không mong muốn khác thể chất như: viêm nhiễm đường sinh dục, tinh thần xao nhãng việc học hành, phấn đấu…

Để tìm hiểu kĩ vấn đề này, chúng tơi đưa câu hỏi:“Bạn hiểu quan hệ tình dục an tồn có trách nhiệm?”

Bảng 2.16: Nhận thức HS QHTD an toàn có trách nhiệm Đơn vị:%

Quan niệm K10 K11 K12 Chung

1 Là QHTD mà không gây có thai ngồi ý muốn mắc BLTQĐTD kể lây nhiễm bệnh

kỷ HIV/AIDS 39.3 83.6 89.2 70.7

2 Là sử dụng biện pháp tránh thai

khi QHTD 21.3 8.2 6.8 12.1

3 Là QHTD không để có thai ngồi ý muốn 11.5 4.1 2.7 6.1 Là QHTD mà không để lây mắc BLTQĐTD 31.1 4.1 1.4 12.2

Những số liệu bảng minh hoạ biểu đồ (Biểu đồ 2.4):

(82)

82

70.7 12.1

6.112.2

2

Kết bảng biểu đồ cho thấy, hầu hết em hiểu QHTD an tồn có trách nhiệm (70.7%)

Số HS lại hiểu vấn đề dừng lại mặt chưa thực đầy đủ toàn diện Cụ thể:

QHTD an tồn có trách nhiệm sử dụng biện pháp tránh thai QHTD 12.1% ý kiến tán thành Trong hầu hết biện pháp tránh thai (ngoại trừ bao cao su) có tác dụng tránh thai khơng có khả phịng tránh lây nhiễm BLTQĐTD

12.2% ý kiến lại cho rằng: QHTD an tồn có trách nhiệm QHTD mà không để gây lây mắc BLTQĐTD

Cịn lại 6.1% đồng ý: QHTD an tồn có trách nhiệm QHTD khơng để có thai ý muốn

2.3.3.3 Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II vấn đề phòng tránh mang thai, mang thai sớm, nạo phá thai tuổi VTN

Phòng tránh thai

Với câu hỏi: “Mức độ hiểu biết em biện pháp tránh thai đây” đánh giá mức độ “Biết sử dụng”, “Có nghe nói đến” “Không biết” Kết thu sau:

Bảng 2.17: Nhận thức HS biện pháp tránh thai

Đơn vị:% Biện

pháp

Biết sử dụng Có nghe nói đến Khơng biết

(83)

83

2 23 42.5 40.5 35.3 39.3 38.4 32.4 36.7 37.7 19.2 27 28 9.8 32.9 66.2 36.3 50.8 41.1 18.9 36.9 39.3 26 14.9 26.7 13.1 21.9 47.3 27.4 41 46.6 29.7 39.1 45.9 31.5 23 33.5 8.2 31.5 29.7 23.1 63.9 38.4 40.5 47.6 27.9 30.1 29.7 29.2 18 15.1 24.3 19.1 49.2 45.2 45.9 46.8 32.8 39.7 29.7 34.1 19.7 19.2 5.4 14.8 27.9 35.6 43.2 35.6 52.5 45.2 51.4 49.7 4.9 20.5 18.9 14.8 14.8 20.5 24.3 19.9 80.3 58.9 56.8 65.3 18 23.3 17.6 19.6 32.8 35.6 40.5 36.3 49.2 41.1 41.9 44.1 10 0 31.5 44.6 25.4 6.6 21.9 12.2 13.6 93.4 46.6 43.2 61.1 11 0 27.4 31.1 19.5 3.3 16.4 14.9 11.5 96.7 56.2 54.1 69 12 0 9.6 14.9 8.2 1.6 17.8 10.8 10.1 98.4 72.6 74.3 81.8 13 0 9.6 0 3.2 0 16.4 21.6 12.7 100 74 78.4 84.1 Trung

bình 10.5 24.7 31.7 22.3 28.5 32.1 26.8 29.2 61 43.2 41.5 48.6

Ghi :

1 Triệt sản nữ Tính vịng kinh Bao cao su

4 Xuất tinh ngồi âm đạo Vịng tránh thai

6 Viên thuốc tránh thai khẩn cấp Thuốc tiêm tránh thai DMPA

8 Thuốc diệt tinh trùng Thuốc cấy tránh thai 10 Màng ngăn âm đạo

11 Viên thuốc tránh thai đơn 12 Triệt sản nam

13 Viên thuốc tránh thai kết hợp

- Biết sử dụng

Số HS biết sử dụng biện pháp tránh thai chiếm 22.3%

Nhóm biện pháp tránh thai em biết nhiều biện pháp: triệt sản nữ (42.8%), sử dụng bao cao su (36.3%), tính vịng kinh (35.3%)

Tỷ lệ HS biết cách sử dụng biện pháp tránh thai nhìn chung tương đối thấp, chí số biện pháp thấp như: Viên thuốc tránh thai kết hợp (3.2%), triệt sản nam (8.2%)

- Có nghe nói đến

(84)

84

Biết cách sử dụng có nghe nói đến khác xa Có nghe nói đến dừng lại biết tên biện pháp sử dụng tác dụng chúng khơng biết:

Vịng tránh thai (47.6%), viên thuốc tránh thai khẩn cấp (46.8%), xuất tinh âm đạo (39.1%)

- Không biết

Số HS biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ nhiều (48.6%)

Nguyên nhân phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức vấn đề nhạy cảm, tế nhị giáo viên cịn có hạn chế nhiều ngun nhân (Nội dung vấn đề khó trình bày cụ thể tâm lý e ngại thầy trị…)

Nhìn chung tỷ lệ HS biết biện pháp tránh thai thấp song so sánh tỷ lệ biết biện pháp tránh thai theo khối lớp, nhận thấy: HS khối lớp 11 12 biết biện pháp tránh thai nhiều HS khối 10 Ở mức độ biết sử dụng hay có nghe nói đến biện pháp tránh thai cao

Biết sử dụng: Khối 12: 31.7% - Khối 11: 24.7% - Khối 10: 10.5% Có nghe nói đến: Khối 12: 26.8% - Khối 11: 32.1% - Khối 10: 28.5% Không biết: Khối 12: 41.5% - Khối 11: 43.2% - Khối 10: 61%

Thậm chí số biện pháp tránh thai đại đa số HS khối 10 sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp (100%), triệt sản nam (98.4%), sử dụng viên thuốc tránh thai đơn (96.7%), màng ngăn âm đạo (93.4%)

Tìm hiểu kĩ nhận thức HS số biện pháp tránh thai coi phổ biến (với đáp án thể bảng 2.18), biết thêm:

Phần lớn HS lúng túng, không phân biệt biện pháp có hiệu tránh thai cao hay thấp, biện pháp tránh thai dành cho nam hay nữ hay hai

(85)

85 Tên biện pháp

tránh thai

Dành cho Hiệu

cao

Hiệu thấp

tránh BLTQĐTD HIV/AIDS Nam Nữ Cả

hai Có Khơng

1 Bao cao su X X X

2 Thuốc tránh thai

uống ngày X X X

3 Vòng tránh thai X X X

4 Thuốc tiêm tránh

thai X X X

5 Thuốc tránh thai

khẩn cấp X X X

6 Xuất tinh ngồi

âm đạo X X X

7 Tính vòng kinh X X X

Như vậy, nhận thức HS biện pháp tránh thai mơ hồ không rõ ràng, dừng lại mức độ cảm tính Giáo dục SKSS VTN nhà trường cần hướng tới khắc phục điều bởi:

Khi có nhận thức biện pháp tránh thai cách đắn giúp cho em HS biết cách giữ gìn SKSS cho thân, có biện pháp phòng ngừa mang thai sớm, nạo phá thai… cách sử dụng biện pháp phịng ngừa đại, thích hợp Đồng thời nhận thức rèn luyện nếp sống văn hố cho em, tránh lối sống bng thả tình yêu, biết bảo vệ hành vi tình dục sinh sản cho sống tương lai

Nạo phá thai

Đa số HS biết nạo phá thai dù lần nguy hại cho sức khoẻ, tinh thần khả làm mẹ, hỏi hậu cụ thể em tỏ lúng túng, vấn đề

Bảng 2.19: Nhận thức HS hậu vấn đề nạo phá thai tuổi vị thành niên

(86)

86

1 0 0 0 0 51 56.2 43 50.1 49 43.8 57 49.9 8.2 0 2.7 3.6 46 31.5 42 39.8 46 68.5 55 56.6 0 0 8.1 2.7 69 30.1 43 47.4 31 69.9 49 49.9 9.8 16.4 14 13.2 66 56.2 37 52.8 25 27.4 50 34 0 9.6 0 3.2 61 43.8 39 47.9 39 46.6 61 48.9 0 6.8 16 7.7 54 41.1 60 51.6 46 52.1 24 40.8 0 17.8 11 9.5 41 43.8 38 40.9 59 38.4 51 49.6 6.6 9.6 8.1 8.1 84 61.6 34 59.7 9.8 28.8 58 32.2 8.2 9.6 15 10.9 75 57.5 49 60.5 16 32.9 37 28.6 10 0 11 4.1 5 72 50.7 50 57.6 28 38.4 46 37.4 Trung

bình 3.3 8.08 7.8 6.4 62.0 47.3 43.0 50.8 35.0 44.7 49.0 42.8

Ghi :

1 Mắc bệnh phụ khoa Suy nhược thể Vỡ

4 Mắc chứng vô sinh Băng huyết

6 Dẫn đến tử vong

7 Viêm nhiễm đường sinh sản Viêm tử cung

9 Thủng tử cung 10 Nhiễm HIV/AIDS Trong câu hỏi chúng tơi cố tình đưa tất hậu xảy nạo phá thai tuổi VTN, song thiếu kiến thức vấn đề nên hầu hết em (42.8%) cho sai (50.8%) hậu cụ thể kể

Đáng lưu ý có tỷ lệ thấp (6.4%) em nhận thức hậu Trong tất HS cho nạo phá thai tuổi VTN với việc “mắc bệnh phụ khoa” không liên quan đến

Nhận thức HS khối 11 khối 12 vấn đề có cao đơi chút so với lớp 10 không đáng kể

Thực trạng vấn đề đáng lưu tâm, đặt nhiệm vụ trọng tâm cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục giúp HS nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện vấn đề

(87)

87

Đa số em nhận thức rằng: phụ nữ mang thai sinh đẻ trước tuổi 18 dẫn tới hậu xấu (bảng 2.20):

Bảng 2.20: Nhận thức HS vấn đề mang thai sớm

Đơn vị:% Tình

trạng

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung 80.3 80.8 92 84.3 19.7 9.6 8.1 12.5 0 9.6 0 3.2

2 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0

3 96.7 78.1 85 86.6 3.3 11 15 9.7 0 11 0 3.7

4 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0

5 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0

6 100 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0

7 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100 100 100

Ghi :

1.Con bà mẹ VTN thua mặt thể chất trí tuệ so với bà mẹ trưởng thành

2 Người mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn kinh tế, xã hội tình cảm Có thể bị gia đình cộng đồng lên án

4 Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tiếp tục phát triển thể chất tinh thần Có thể dẫn tới nguy biến chứng thai sản trầm trọng, chí tử vong mẹ

6 Bỏ lỡ hội học tập lập nghiệp Không ảnh hưởng

Với hậu mà chúng tơi đưa câu hỏi thì:

- Những hậu quả: “Người mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn kinh tế, xã hội tình cảm”, “Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tiếp tục phát triển thể chất tinh thần”, “Có thể dẫn tới nguy biến chứng thai sản trầm trọng, chí tử vong mẹ con”, “Bỏ lỡ hội học tập lập nghiệp” có tỷ lệ HS đồng tình tuyệt đối (100%)

(88)

88

- Sau 84.3% đồng ý với hậu quả: “Con bà mẹ VTN thua mặt thể chất trí tuệ so với bà mẹ trưởng thành”

Có thể lý giải điều sau: lứa tuổi này, tất VTN học, phụ thuộc hồn tồn vào gia đình nên gặp khó khăn kinh tế đương nhiên Nếu em mang thai sinh đẻ khả học tập lao động em bị hạn chế nhiều dẫn đến thất nghiệp bị phụ thuộc Đó chưa kể nhiều em gái mà người yêu có lấy chưa hạnh phúc Đây kết nhãn tiền thực tế em chứng kiến, nghe, biết đến trường hợp nên dễ dàng cơng nhận

- Vẫn cịn 12.5% HS (chủ yếu HS khối 10: 19.7%) phân vân với hậu quả: “Con bà mẹ VTN thua mặt thể chất trí tuệ so với bà mẹ trưởng thành” Điều em lý giải: “Trên thực tế em có nghe nói tới cịn thiếu số liệu thống kê xác thực chúng em nghĩ trường hợp mang thai sinh đẻ trước tuổi 18 dẫn tới hậu này”

Có 9.7% HS (chủ yếu HS khối 11,12: 11% - 15%) phân vân với hậu quả: “Có thể bị gia đình cộng đồng lên án” Các em cho thái độ lên án, chê cười có số người khắt khe trước nhiều

2.3.3.4 Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II vấn đề phịng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS

Để có sở đánh giá, đưa câu hỏi: “Bạn kể tên bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn biết?” Kết sau (biểu đồ 2.5):

(89)

89 >5 K10 K11 K12 6.8 60.8 28.4 4.1 6.8 64.4 24.7 4.1 14.8 67.2 18 0 10 20 30 40 50 60 70 % Số lượng

K10 K11 K12

Có nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục: viêm gan B, bệnh Herpes, bệnh vi khuẩn Ch.lamydia, lậu, giang mai, mụn giộp…và đặc biệt HIV/AIDS

(90)

90

biện pháp khác thuốc tránh thai, vịng tránh thai… sử dụng vừa có tác dụng tránh thai vừa có khả phịng tránh BLTQĐTD, cách nhìn nhận sai lầm)

Nhìn chung, BLTQĐTD cịn coi “xa lạ” em Sự hiểu biết dừng lại chủ yếu biết tên loại bệnh, triệu chứng nó, số đơng HS chưa biết rõ Giáo dục SKSS VTN nhà trường cần phải tác động vào nhận thức giúp em thấy BLTQĐTD nguy hiểm nào, để có ngăn ngừa, bảo vệ chăm sóc SKSS tốt

2.3.3.5 Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II vấn đề xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

VTN lứa tuổi dễ bị xâm hại lạm dụng tình dục, em lại thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sống để ứng phó kịp thời trước tình éo le, cám dỗ

Bảng 2.21: Nhận thức HS vấn đề phòng tránh xâm hại lạm

dụng tình dục VTN

Đơn vị:%

Hậu K10 K11 K12 Chung

1 Mắc nhiều bệnh LTQĐTD 1.6 2.7 1.4 1.9

2 Mang thai tuổi VTN 6.6 6.8 1.4 4.9

3 Bị tổn thương thể chất tinh thần 0 1.4 0.5 Không nhận tôn trọng xã hội

trở thành vợ, thành mẹ 3.3 0 1.1

(91)

91

“ Theo bạn, làm để phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục?”

Biểu đồ 2.6: Nhận thức HS cách phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình

dục (Đơn vị:%)

29.5 95.9 83.6 27.9 21.3 100 100 16.4 75.3 19.2 17.8 100 13.5 81.1 20.3 13.5 100 100 20 40 60 80 100 120

1

Cách phòng tránh %

Khối 10 Khối 11 Khối 12

Ghi :

1 Nhạy cảm để nhận biết dấu hiệu lạm dụng qua lời nói, ánh mắt, cử kẻ chủ ý để chủ động tránh xa

2 Cảnh giác với tất người xung quanh

3 Có cách ứng xử kịp thời, đoán để bảo vệ cách từ chối, tránh xa đối tượng khả nghi, tự vệ bị lạm dụng

4 Cảnh giác với tất người khác giới

5 Báo cho người lớn cha mẹ, thầy giáo, anh chị, người tin tưởng để giúp đỡ bị xâm hại

6 Giữ khoảng cách quan hệ với người khác giới

(92)

92

với em, chúng tơi cịn nhận thấy số HS cịn thiếu cảnh giác em cho mơi trường sống an tồn, chí em khơng có ý nghĩ đối tượng lạm dụng thường người lớn lại người mà em tin tưởng, quý mến Cả quan điểm trái ngược không hiệu muốn tránh biết cách tự bảo vệ VTN cần hiểu biết biểu hiện, dấu hiệu ban đầu lạm dụng tình dục cần thiết cần phải thông báo cho người lớn, cha mẹ, thầy cô, anh chị, người tin tưởng để giúp đỡ, hỗ trợ

2.3.3.6 Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II vấn đề không kết hôn sớm

Về hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu quy định Luật hôn nhân gia đình (18 tuổi nữ; 20 tuổi nam) quốc hội thông qua từ năm 1986 Luật ban hành qua nhiều năm việc kết theo luật định có tác động trực tiếp tời sức khoẻ bà mẹ, trẻ em chương trình SKSS Tiến hành khảo sát tìm hiểu nhận thức HS SKSS VTN chúng tơi có tìm hiểu nhận thức em vấn đề (bảng 2.22):

Bảng 2.22: Nhận thức HS vấn đề không kết hôn sớm

Đơn vị:% Quan

điểm K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung K10 K11 K12 Chung Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 90.2 100 100 96.7 9.8 0 0 3.3 0 0 0 0

2 96.7 98.6 100 98.4 3.3 1.4 0 1.6 0 0 0 0 95.1 98.6 100 97.9 4.9 1.4 0 2.1 0 0 0 0 85.2 97.3 95.9 92.8 14.8 2.7 4.1 7.2 0 0 0 0 90.2 95.9 97.3 94.5 9.8 4.1 2.7 5.5 0 0 0 0 93.4 98.6 98.6 96.9 6.6 1.4 1.4 3.1 0 0 0 0 93.4 100 98.6 97.3 6.6 0 1.4 2.7 0 0 0 0

8 90.2 100 100 96.7 9.8 0 0 3.3 0 0 0 0

Trung

bình 92.0 98.4 98.6 96.4 8.0 1.6 1.4 3.6 0 0

Ghi :

(93)

93

3 Hôn nhân đặt cha mẹ, người lớn Kết hôn sớm dễ dẫn đến mang thai sớm

5 Kết hôn tuổi VTN phạm pháp

6 Tuổi VTN chưa đủ trưởng thành sinh lý tâm lý để kết hôn

7 Tuổi VTN chưa đủ kinh nghiệm, kỹ để chăm sóc, ni dạy Kết sớm khơng có hội học tập, làm việc tốt, kiến thức đầy đủ để lập thân, lập nghiệp

Tìm hiểu vấn đề này, biết:

Đại đa số em có hiểu biết đắn vấn đề khơng kết sớm (tỷ lệ đồng tình cao với quan điểm trên: 96.4%) Cụ thể:

Hôn nhân phải đặt tảng tình u chân (98.4%)

Hôn nhân đặt cha mẹ, người lớn (97.9%)

Tuổi VTN chưa đủ kinh nghiệm, kỹ để chăm sóc, ni dạy (97.3%)

Tuổi VTN chưa đủ trưởng thành sinh lý tâm lý để kết hôn (96.9%) Luật nhân gia đình quy định tuổi kết hôn nữ 18 nam 20 kết sớm khơng có hội học tập, làm việc tốt, kiến thức đầy đủ để lập thân, lập nghiệp (96.7%)

Kết hôn tuổi VTN phạm pháp (94.5%) Kết hôn sớm dễ dẫn đến mang thai sớm (92.8%)

Điều chứng tỏ em có hiểu biết cần thiết chủ trương sách Đảng, pháp luật nhà nước ta vấn đề SKSS VTN, sở việc xây dựng tình u, nhân, gia đình hạnh phúc

Bên cạnh cịn số HS (chiếm tỷ lệ khơng nhiều: tỷ lệ trung bình 3,6% đó: khối lớp 10 8%, khối lớp 11 1.6%, khối lớp 12 1.4%) tỏ thái độ phân vân trước số quan điểm

Nhận thức HS trường THPT Than Uyên II quyền chăm sóc SKSS

(94)

94

quyết vấn đề SKSS Tất người, đặc biệt nam nữ VTN có quyền nhận tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Với câu hỏi đưa ra: “Theo bạn, VTN có quyền chăm sóc SKSS thể quyền sau ?” thu kết bảng 2.23:

Bảng 2.23: Nhận thức HS quyền đƣợc chăm sóc SKSS

Quyền K10 K11 K12 Chung TB

SL % SL % SL % SL %

1 4.9 2.7 5.4 4.3

2 3.3 1.4 1.4

3 0 0 1.4 0.5

4 56 91.8 70 95.9 68 91.9 65 93.2

Ghi chú:

1 Quyền biết đầy đủ thông tin SKSS cách thường xuyên, liên tục hình thức, trước trở thành người lớn

2 Quyền tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp Được giúp đỡ để có nhận thức thực quyền sinh sản, đôi với trách nhiệm nghĩa vụ với gia đình, cộng đồng, xã hội cách tốt

4 Tất quyền

(95)

95

Nguồn cung cấp thông tin chung SKSS cho VTN

Biểu đồ 2.7: Nguồn cung cấp thông tin chung SKSS cho VTN (%)

Kết điều tra (biểu đồ 2.7) cho thấy: Nguồn thơng tin em có chủ yếu qua bạn bè (bạn bè lớp, trường, bạn bè chơi thân nơi ở) chiếm 80.8% Bên cạnh đó, qua phương tiện thơng tin đại chúng (70.2%), qua thầy cô giáo, môn học nội ngoại khoá, hoạt động nhà trường (67.8%), đặc biệt để giải nhu cầu hiểu biết SKSS 40.9% VTN phải tự tìm hiểu

Thơng tin từ phía xã hội (Theo quan niệm em từ phía quan, đoàn thể xã hội hội phụ nữ, sở y tế,…) chiếm 38%

Nguồn thông tin từ phía gia đình quan trọng chiếm tỷ lệ khơng cao (32.7%) Qua trị chuyện với em biết đại đa số em gia đình, bố mẹ ni ăn học xong bậc cha mẹ bận tâm với cơng việc, khơng có thời gian, hầu hết bậc cha mẹ ngại ngùng, né tránh vấn đề mà họ cho “quá tế nhị” giáo dục biện pháp tránh thai hay BLTQĐTD…

67.8 38

80.8 70.2

32.7 40.9

0 20 40 60 80 100

Tự tìm hiểu Gia đình Nhà trường Xã hội Bạn bè Thơng tin đại chúng Nguồn

(96)

96

Như vậy, lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội nguồn thơng tin HS thu nhận từ phía nhà trường chủ yếu

Kết luận chương

Nhìn chung nhận thức thực tế tiến hành công tác giáo dục SKSS VTN cán bộ, giáo viên cịn có khoảng cách lớn, việc thực nội dung với hình thức biện pháp tiến hành cịn mang tính đơn lẻ, rời rạc, khơng thường xun góp phần việc giúp VTN có lựa chọn phù hợp tình bạn, tình u, nhân, nâng cao kiến thức hiểu biết cho VTN thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, có thái độ đắn phải đối mặt với vấn đề nhạy cảm lứa tuổi VTN chưa thực hiệu Bởi học sinh cung cấp kiến thức cách rời rạc, thiếu tính hệ thống

Nhận thức HS trường THPT Than Un II cịn nhiều bất cập Tình bạn, tình u, nhân, hoạt động tình dục, mang thai, sinh con, BLTQĐTD… ln vấn đề có ý nghĩa to lớn VTN, thiếu hiểu biết quan niệm có phần sai lệch SKSS, VTN khơng lường trước nhiều hậu quả, chưa thực chủ động bảo vệ thân Nhận thức HS khối lớp 11,12 tốt khối lớp 10 hầu hết nội dung SKSS VTN

Thực trạng nhận thức hạn chế HS SKSS đặt nhiệm vụ quan trọng, chủ đạo từ phía nhà trường công tác giáo dục SKSS cho em HS, công tác cần lưu tâm thực thường xuyên, liên tục, có trách nhiệm, phù hợp với lứa tuổi thu hút quan tâm tham gia em Bởi tập trung vào nhân tố người tố chất người cách toàn diện, chuẩn bị từ sớm việc giáo dục SKSS cho VTN đầu tư đắn mang tính chiến lược lâu dài

(97)

97 CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƢỜNG THPT

THAN UYÊN II - LAI CHÂU

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp

- Xuất phát từ quan điểm giáo dục giới tính nói chung, giáo dục SKSS VTN nói riêng phận giáo dục nhân cách, tiến hành chủ yếu nhà trường Nhà trường phải giữ vai trị chủ đạo q trình giáo dục giới tính nói chung giáo dục SKSS nói riêng

- Xuất phát từ quan niệm giáo dục dân số, phát triển chất lượng sống, chất lượng nòi giống…

- Xuất phát từ quan điểm cấu trúc hệ thống: trình giáo dục - trình dạy học tồn hệ thống tồn vẹn bao gồm nhiều thành tố như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp… thành tố có mối quan hệ thống biện chứng với Mặt khác, dạy học giáo dục hai trình phận trình sư phạm tổng thể nên ln tồn nhau, thống với thực chức chung giáo dục hình thành phát triển nhân cách tồn diện

- Xuất phát từ quan điểm đảm bảo thống vai trò chủ đạo nhà giáo dục với vai trị tích cực chủ động đối tượng giáo dục Nhà giáo dục phải người tổ chức, hướng dẫn điều khiển, tác động đến đối tượng giáo dục Đối tượng giáo dục tiếp nhận có chọn lọc tác động phù hợp từ phía nhà giáo dục, đồng thời tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục, tự tổ chức hoạt động nhằm hình thành giới quan, nhân sinh quan phẩm chất người công dân, người lao động

(98)

98

hiệu thông qua đường tổ chức hoạt động giao lưu Dạy học đường tổ chức cách có mục đích, kế hoạch, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý HS nhằm đem lại cho em tri thức

- Xuất phát từ mục đích giáo dục phát triển tồn diện nhân cách người: người có sức khoẻ, có đạo đức, có tri thức, có trình độ chun mơn sâu, có lực học tập thường xuyên học tập suốt đời, có ý chí vươn lên sống học tập lao động để trở thành người công dân tốt, người cán lao động tốt, người chiến sĩ tốt thành viên tốt nhân loại, cộng đồng quốc tế…

- Xuất phát từ chế việc hình thành hành vi thói quen theo chế từ ngồi vào Ở ngồi mang tính áp đặt, cưỡng chế, mang tính tự nguyện, tự giác có nhu cầu thực Cơ chế thực qua nhiều bước, qua nhiều giai đoạn lặp lặp lại nhiều lần, từ hình thành ý thức cá nhân chuẩn mực xã hội đến hình thành niềm tin, tình cảm tích cực chuẩn mực thể thành hành vi thói quen tương ứng

3.2 Một số biện pháp đề xuất

Nhìn chung, năm gần cơng tác GD SKSS VTN cho HS nhà trường bước đầu có kết đáng khích lệ, nhiên bên cạnh cịn có mặt hạn chế Căn vào nhu cầu HS GD SKSS, vào thực trạng khảo sát (cho thấy em thực mong muốn giáo dục vấn đề SKSS phù hợp với lứa tuổi mình), chúng tơi mạnh dạn đề xuất số biện pháp sau:

3.2.1 Thành lập trung tâm tư vấn học đường góp phần giáo dục SKSS VTN

(99)

99

Thành lập trung tâm tư vấn học đường giúp em giải vấn đề vướng mắc có liên quan đến chủ đề SKSS mà em quan tâm, vấn đề xảy thân em bạn bè, vấn đề chưa xảy với em em có thắc mắc chưa hiểu biết hiểu biết không chắn Những vấn đề vướng mắc thuộc lĩnh vực sức khoẻ, biến đổi thể, thay đổi tâm sinh lý, vướng mắc quan hệ tình cảm bạn bè, gia đình…

Bất kỳ học sinh trường gặp tình khó khăn liên quan đến vấn đề SKSS chưa biết cách hành động giải cần đến ý kiến, lời khuyên nhà tư vấn

Giáo viên đào tạo phân công đảm trách cơng tác tư vấn Có thể mời chun gia tư vấn ngồi nhà trường có kinh nghiệm lĩnh vực tư vấn SKSS VTN đến tham gia số buổi tư vấn trường

Hoạt động nhằm góp phần khuyến khích em tìm hiểu thơng tin hay kiến thức sâu vấn đề liên quan, tăng cường khả tự tin mạnh dạn chia sẻ vấn đề nhạy cảm liên quan đến tình dục, tình yêu, SKSS, giúp em lựa chọn giải pháp định đắn cho vấn đề mà em băn khoăn cần giải quyết, đưa địa hỗ trợ em trường hợp cần thiết

3.2.2 Tăng cường giáo dục nhận thức công tác giáo dục SKSS VTN cho HS THPT cán bộ, giáo viên, cán quản lý ngành, cấp có liên quan

Giáo dục SKSS VTN cho HS THPT vô cần thiết, việc trang bị hiểu biết đắn SKSS góp phần tạo sở vững cho sống tương lai em, phận quan trọng chiến lược chăm sóc SKSS VTN có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước

(100)

100

văn pháp quy nhà nước quy định Bộ ĐT, Sở GD-ĐT việc tổ chức triển khai công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường

Mục đích việc tăng cường giáo dục nhận thức công tác giáo dục SKSS VTN cho văn thừa nhận tính chân lý khách quan, yêu cầu quyền lợi HS, hệ trẻ toàn xã hội Trên sở biến văn bản, quy định hành thành yếu tố mang tính tự nguyện, tự giác, trách nhiệm cá nhân đội ngũ giáo viên, cán quản lý giáo dục nhà trường

Từ kết khảo sát ta thấy mức độ thực quan tâm giáo viên, cán quản lý công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nói chung cịn hạn chế nhiều yếu tố Chính lẽ đó, tăng cường giáo dục nhận thức đội ngũ giáo viên, cán quản lý biện pháp cần thiết

Để đảm bảo việc thực biện pháp thành cơng, địi hỏi phải có quan tâm từ cấp lãnh đạo, BGH nhà trường cần có nguồn kinh phí hợp lý để đảm bảo cho chương trình thực mang lại hiệu

3.2.3 Tổ chức, phối hợp, huy động lực lượng tham gia giáo dục SKSS VTN cho HS THPT

Giáo dục SKSS VTN giúp HS có quan điểm tích cực tình dục, đồng thời cung cấp thơng tin kỹ để vị thành niên có thái độ hành vi đúng, hiểu biết có trách nhiệm định Các chương trình giáo dục SKSS cần phối hợp nhà trường, gia đình xã hội

(101)

101 - Giáo dục nhà trường

Nếu nói gia đình có vai trị quan trọng việc xây dựng tảng trình hình thành nhân cách người nhà trường đóng vai trị chủ đạo, có nhiệm vụ định hướng cho tồn q trình hình thành Khai thác có chọn lọc, tác động tích cực, chủ động phối hợp với gia đình xã hội công tác giáo dục hệ trẻ, đồng thời góp phần điều chỉnh, ngăn chặn tác động tiêu cực đến HS từ phía gia đình xã hội

- Giáo dục gia đình

Gia đình nơi tái tạo người để trì nịi giống, đồng thời mơi trường quan trọng việc xây dựng tảng trình hình thành nhân cách người Những người thân gia đình mà trước hết bố mẹ có ảnh hưởng sâu sắc tới lối sống hành vi sau này, họ có gắn bó chặt chẽ tác động ảnh hưởng lẫn lớn, giá trị đạo đức, lối sống gia phong, chuẩn mực quan hệ gia đình mang tính định đến việc hình thành nhân cách người Vì nói gia đình có vai trị quan trọng việc giáo dục người lực lượng giáo dục thường xuyên, trực tiếp, đồng thời có tác dụng hỗ trợ đặc biệt cho trình giáo dục nhà trường Gia đình mơi trường mơi trường mà thành viên thu nhận thông tin có thơng tin SKSS VTN Vì vậy, việc nâng cao trách nhiệm hiệu giáo dục gia đình SKSS VTN cho em HS vơ quan trọng

- Giáo dục ngồi xã hội

Tuổi trẻ chứa đựng tiềm phát triển Tuy nhiên phát triển người nằm mối quan hệ tương tác di truyền môi trường mà tác động môi trường phát triển người vô quan trọng, đặc biệt môi trường xã hội Các tổ chức trị xã hội nơi địa bàn sinh sống… với vai trò tổ chức, thu hút tập hợp niên để giáo dục lý tưởng, lối sống đắn nhằm mục tiêu hỗ trợ, tăng cường SKSS VTN

(102)

102

tổng hợp để nâng cao hiệu cơng tác Nhà trường có vai trò quan trọng, cầu nối phát huy mạnh yếu tố xã hội, phối hợp với đoàn thể xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS Đồng thời chủ động việc phát huy vai trò gia đình tham gia phối hợp chặt chẽ việc giáo dục quản lý HS học Các quan truyền thông đại chúng thực việc giáo dục ngồi nhà trường hình thức giáo dục khơng quy để hỗ trợ cho giáo dục nhà trường

3.2.4 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chun mơn sâu sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Giáo dục SKSS VTN nhằm cung cấp kiến thức hiểu biết vấn đề SKSS cho VTN; đồng thời hình thành phát triển thái độ, hành vi giúp HS có định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực cho tương lai Những kiến thức mà em thu nhận học nhà trường kiến thức bản, có tính bền vững chi phối, ảnh hưởng suốt trình phát triển lâu dài sau em

Như phần nói tổ chức giáo dục SKSS VTN cho HS THPT phải tiến hành với tham gia toàn thể yếu tố mơi trường giáo dục Trong nhà trường có vai trị trung tâm người giáo viên đóng vai trị chủ đạo việc giáo dục Đội ngũ giáo viên lực lượng chủ yếu, giữ vai trò quan trọng việc triển khai kế hoạch thực hoạt động giáo dục SKSS VTN GV người có ảnh hưởng trực tiếp đến thành cơng hay thất bại chương trình giáo dục trình độ, lực sư phạm đội ngũ GV mang tính chất định chất lượng hiệu giáo dục Vì việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ GV cách quy củ, bản, vừa có kiến thức chuyên sâu SKSS VTN, vừa có kỹ sư phạm cao nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết, cần tiến hành thường xuyên

(103)

103

Hệ thống phương tiện thông tin đại chúng mạnh to lớn việc chuyển tải phổ biến kiến thức chăm sóc SKSS cho VTN Ngồi việc tun truyền giáo dục nói chung tin bài, phóng sự…trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí cần có chun mục chương trình riêng cho việc chăm sóc SKSS cho VTN

3.2.6 Tăng cường công tác giáo dục kĩ sống cho vị thành niên thanh niên

Kỹ sống chìa khố giúp vị thành niên niên ứng xử cách thành công vấn đề phức tạp sống, đặc biệt vấn đề SKSS Hiện nhiều tổ chức Đoàn niên cộng sản Hồ Chí Minh quan tâm đưa việc giáo dục kĩ sống cho VTN niên số VTN niên tiếp cận với phương pháp hạn chế

3.2.7 Xây dựng mơ hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản thân thiện hơn với niên vị thành niên

Việc xây dựng mơ hình để tạo hội cho vị thành niên có hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng Đồn niên cộng sản Hồ Chí Minh số tổ chức thực thành cơng Qua đánh giá hầu hết mơ hình đáp ứng phù hợp với nhu cầu tuổi trẻ Các mô hình đánh giá thành cơng gồm có câu lạc tiền nhân, câu lạc gia đình trẻ, đội tun truyền xung kích niên, xây dựng trung tâm tư vấn cho niên VTN, phòng khám thân thiện với VTN

3.2.8 Nâng cao nhận thức gia đình, cộng đồng, xã hội chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên

(104)

104

SKSS VTN nói riêng Vì vậy, việc nâng cao nhận thức gia đình, cộng đồng, xã hội chăm sóc SKSS VTN vơ quan trọng cần thiết

Từ thực tiễn cho thấy trang bị kiến thức kĩ cho VTN niên chưa đủ Các em cần quan tâm chia sẻ từ thành viên gia đình, nhà trường cộng đồng xã hội

3.3 Khảo nghiệm cần thiết tính khả thi biện pháp đề xuất

Trong khuôn khổ mặt thời gian yếu tố chủ quan khách quan chi phối khơng có điều kiện để thử nghiệm hay thực nghiệm biện pháp đề xuất, chọn phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để thăm dò ý kiến đánh giá cần thiết tính khả thi biện pháp đề xuất cán bộ, giáo viên trường Đây ý kiến đánh giá khách quan có giá trị định

Quá trình khảo sát lấy ý kiến chuyên gia tiến hành sau:

Với biện pháp đề xuất, tiến hành lập phiếu điều tra nội dung:

- Điều tra mức độ cần thiết biện pháp giáo dục SKSS VTN theo mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết

- Điều tra tính khả thi biện pháp giáo dục SKSS VTN theo mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi

Chúng tiến hành điều tra 35 cán giáo viên trường THPT Than Uyên - Lai Châu

3.3.1 Kết đánh giá mức độ cần thiết tính khả thi biện pháp

(105)

105

Bảng 3.1: Kết đánh giá mức độ cần thiết tính khả thi

các biện pháp giáo dục nêu (X : 1-3)

BP

Mức độ cần thiết Tính khả thi

A B C

X TB

A’ B’ C’

X TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 27 77.1 22.9 0 2.77 28 80.0 20.0 0 2.80 17 48.6 18 51.4 0 2.49 14 40.0 21 60.0 0 2.40 31 88.6 11.4 0 2.89 32 91.4 8.6 0 2.91 34 97.1 2.90 0 2.97 31 88.6 11.4 0 2.89 30 85.7 14.3 0 2.86 28 80.0 20.0 0 2.80 25 71.4 10 28.6 0 2.71 25 71.4 10 28.6 0 2.71 21 60.0 14 40.0 0 2.60 21 60.0 13 37.1 0 2.54 27 77.1 22.9 0 2.77 27 77.1 25.7 0 2.83

A: Rất cần thiết B: Cần thiết C: Không cần thiết A’: Rất khả thi B’: Khả thi C’: Không khả thi

Ghi chú:

1 Thành lập trung tâm tư vấn học đường góp phần giáo dục SKSS VTN Tăng cường giáo dục nhận thức công tác giáo dục SKSS VTN cho HS THPT cán giáo viên, cán quản lý ngành, cấp có liên quan

3 Tổ chức, phối hợp, huy động lực lượng tham gia giáo dục SKSS VTN cho HS THPT

4 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chun mơn sâu SKSS VTN

5 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chăm sóc sức khỏe VTN hệ thống phương tiện thông tin đại chúng

6 Tăng cường công tác giáo dục kĩ sống cho VTN niên Xây dựng mơ hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản thân thiện với niên VTN

(106)

106 - Đối với mức độ cần thiết:

Qua kết đánh giá cho thấy tất biện pháp mà đề xuất nhằm tăng cường hiệu công tác GD SKSS VTN nhà trường 100% ý kiến đánh giá cần thiết cần thiết, khơng có ý kiến cho biện pháp đề xuất không cần thiết Tất biện pháp giáo dục SKSS VTN có điểm bình X cao: 2.76 X mức độ cần thiết cao 2.97, thấp 2.49

- Đối với tính khả thi:

(107)

107

Biểu đồ 3.1: Kết đánh giá mức độ cần thiết biện pháp giáo

dục 77.1 88.6 97.1 85.7 71.4 60 77.1 22.9 51.4 11.4 22.9 40 28.6 14.3 2.9 48.6

0 50 100 150

1 Bi ện p há p % Rất cần thiết Cần thiết

Biểu đồ 3.2: Kết đánh giá mức độ khả thi biện pháp giáo dục

60 80 91.4 88.6 80 71.4 60 77.1 20 8.6 11.4 20 28.6 37.1 25.7 40

0 50 100

1 Bi ện ph áp %

(108)

108

thiết tính khả thi điều chứng tỏ có độ phù hợp cao, có tương quan thuận chặt chẽ tính cần thiết tính khả thi biện pháp

Kết luận chương

Các biện pháp giáo dục SKSS VTN có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất nằm hệ thống chỉnh thể, tương tác, thúc đẩy trình nâng cao hiệu cơng tác giáo dục SKSS VTN

Nhà trường môi trường giúp thay đổi nhận thức văn hố sống, có ảnh hưởng lớn VTN Giáo dục SKSS VTN vấn đề quan trọng cần thiết không cho cho tương lai đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực cho nghiệp công nghiệp hoá, đại hoá đất nước Khi tiến hành giáo dục SKSS cho VTN cần đồng thuận cao lực lượng trực tiếp tham gia vào trình này, biện pháp giáo dục từ phía nhà trường giữ vai trị chủ đạo đảm bảo thành công bền vững công tác giáo dục SKSS cho VTN

(109)

109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi rút số kết luận sau đây: 1.1 VTN lứa tuổi HS THPT trưởng thành mặt thể, tâm lý xã hội Đây giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, định hình để trở thành người lớn thực Vì vậy, em HS cần thiết phải chuẩn bị mặt tâm phải trang bị kiến thức cần thiết đầy đủ SKSS phù hợp với lứa tuổi

1.2 Giáo dục SKSS VTN tập hợp hoạt động tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt thay đổi nhận thức, thái độ hành vi VTN, giúp em chấp nhận, thực hành trì hành vi tăng cường cải thiện SKSS cách bền vững Giáo dục SKSS VTN đóng vai trị vơ quan trọng có ý nghĩa thiết thực sống tương lai hệ trẻ, đặc biệt HS THPT - lứa tuổi mà em chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đời Giáo dục SKSS cho HS tiến hành nhiều hình thức, phương pháp khác với tham gia lực lượng giáo dục khác nhà trường giữ vai trò chủ đạo

1.3 Tác động giáo dục nhà trường tới nhận thức HS SKSS thông qua mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giúp cho HS nhận thức vai trò, cần thiết SKSS, nội dung SKSS, có kỹ năng, hành vi để giữ gìn SKSS Những kiến thức thu nhận ngồi ghế phổ thông em HS kiến thức bản, có tính bền vững chi phối, ảnh hưởng suốt trình phát triển lâu dài sau em

(110)

110

đối mặt với vấn đề nhạy cảm lứa tuổi VTN Các hoạt động giáo dục SKSS cho HS thu hiệu bước đầu thu hút tham gia tích cực phận HS

Qua kết khảo sát thấy hiểu biết số nội dung SKSS VTN HS trường THPT Than Uyên II có số tri thức cần thiết, xong nhận thức HS trường THPT Than Uyên II nhiều bất cập, chưa đầy đủ, phiến diện em nắm bắt kiến thức chưa hệ thống, nắm vấn đề cách chung chung, thiếu cụ thể

Từ thực trạng nhận thức hạn chế HS SKSS đặt nhiệm vụ quan trọng, chủ đạo từ phía nhà trường cơng tác giáo dục SKSS cho em HS, cơng tác cần lưu tâm thực thường xuyên, liên tục, có trách nhiệm, phù hợp với lứa tuổi thu hút quan tâm, tham gia em

1.5 Trên sở khoa học, qua nghiên cứu lý luận thực trạng, mạnh dạn đề xuất biện pháp để phát huy vai trò nhà trường THPT Than Uyên II việc nâng cao hiệu công tác giáo dục SKSS VTN cho HS Các biện pháp giáo dục SKSS VTN có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất nằm hệ thống chỉnh thể, tương tác, thúc đẩy q trình nâng cao hiệu cơng tác giáo dục SKSS VTN Bởi tiến hành cần phải đảm bảo tính đồng tính hệ thống đảm bảo tính khả thi biện pháp

2 Kiến nghị

Việc thực đầy đủ biện pháp đã đề xuất chắn mang lại kết bền vững tồn diện cơng tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường THPT Than Uyên II - Lai Châu Tuy nhiên, biện pháp thực có mặt mạnh, mặt hạn chế riêng cần có điều kiện cần thiết để thực Do từ kết luận trên, kiến nghị:

(111)

111

HS phù hợp với tình hình thực tế, có kế hoạch thực kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hoạt động giáo dục SKSS

2.2 Quán triệt mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục SKSS nhà trường Xây dựng kế hoạch tổng thể thực hoạt động nhà trường mang tính khả thi Đưa nội dung giáo dục SKSS VTN vào nhiệm vụ năm học, vào kế hoạch hoạt động giáo dục hàng năm nhà trường Tiếp tục lồng ghép, tích hợp nội dung SKSS qua môn học, tăng cường giáo dục kĩ sống cho VTN, tăng cường công tác quản lý HS, đảm bảo nhân lực, tài liệu, phương tiện kinh phí tối thiểu phục vụ hoạt động dạy học giáo dục SKSS VTN nhà trường

2.3 Trường cử giáo viên tham dự khoá đào tạo chuyên sâu chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy nội dung SKSS VTN để họ tập huấn cho giáo viên khác Tạo điều kiện để giáo viên tham dự hội thảo, lớp bồi dưỡng, buổi nói chuyện chuyên đề ngành giáo dục công tác giáo dục SKSS Tổ chức thường xuyên trì hoạt động dự giờ, thăm lớp, thảo luận chuyên đề giáo dục SKSS VTN, giúp GV nâng cao khả sư phạm, lực tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS

(112)

112 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ giáo dục Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục THPT (2005), Sổ

tay nữ sinh trung học phổ thông, Hà Nội

2 BS Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Hoàng Văn Cường, Đinh Thị Hồng Minh (2007), Giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản vị thành niên thơng

qua hoạt động ngoại khố nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội

3 BS Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Thắng (Chủ biên), Chu Quốc Ân (2004), Tổng quan nội dung nghiên cứu sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản vị

thành niên Việt Nam từ 1995 đến 2003, NXB Thanh Niên, Hà Nội

4 BS Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Nguyễn Đình Cử, Bùi Phương Nga (2005), Nội dung phương pháp giáo dục dân số- sức khoẻ sinh sản

trong nhà trường, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

5 BS Nguyễn Linh Khiếu (Chủ biên), Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương Thảo (2003), Gia đình giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, NXB Khoa học xã hội

6 Đăng Khoa (Thứ 5- 25/10/2007), “Báo động hiểu biết sức khoẻ sinh sản học sinh THPT: Trẻ sinh từ nách!”, Báo Tiền Phong, (số 298), Tr 1-4

7 Đặng Quốc Bảo tập thể tác giả (1998), Giáo dục giới tính, SKSS đời sống gia đình, Ban Giáo dục DS/KHHGĐ- Bộ giáo dục Đào tạo

8 Đặng Xuân Hoài (1993), Tuổi dậy tình bạn- tình yêu, Trung tâm giáo dục dân số sức khoẻ, mơi trường TW Đồn niên

9 Đào Xuân Dũng (2002), Giáo dục giới tính phát triển vị

thành niên, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

10 Hề Hoa (2004), Sách trả lời tâm lý cho nam sinh nữ sinh, NXB Thanh Niên, Hà Nội

11 Hoàng Bá Thịnh (Chủ biên) (1999), Một số nghiên cứu sức khoẻ

(113)

113

13 Http://www.tinhyeugioitinh.net

14 Http://www.tuvantuoihoa.org.vn

15 Http://www.tamsubantre.org.vn 16 Http:// Sức khoẻ 36.com.vn

17 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1997), Tâm lý học lứa tuổi tâm lý

học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội

18 Nguyễn Đại Thắng, Bùi Loan Thuỳ (2007), Giáo dục tâm sinh lý

cho lứa tuổi, NXB Văn hố thơng tin, Hà Nội

19 Nguyễn Hữu Dũng (1998), Giáo dục giới tính, NXB Giáo dục

20 Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội

21 Nguyễn Quang Mai (Chủ biên), Đào Xuân Dũng, Trần Thị Loan (2003), Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, NXB Phụ nữ, Hà Nội

22 Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất Giáo dục, Hà Nội

23 Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục giới tính, NXB ĐHQG, Hà Nội

24 Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), Tư vấn sức khoẻ giới tính tuổi vị

thành niên, NXB Phụ nữ, Hà Nội

25 Nguyễn Văn Lê (1998), Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội

26 Nhị Hà (2007), Chăm sóc sức khoẻ tuổi học trò, NXB Phụ Nữ, Hà Nội 27 Tạ Thuý Lan (2001), Một số vấn đề sinh lý tình dục sinh sản, NXB ĐHQG, Hà Nội

28 ThS Lê Thị Hồng An (2004), Giáo trình giáo dục dân số môi

trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

29 ThS Lê Thị Hồng An ( 2004), Giáo trình giáo dục dân số sức khoẻ

sinh sản, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

(114)

114

31 Trần Văn Miều (2006), Đồn niên với việc chăm sóc

sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên và niên, NXB Thanh Niên, Hà

Nội

32 Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh (1998), Dự thảo chiến lược phát triển niên Việt Nam đến 2020

33 Trường cán phụ nữ trung ương (2004), Tài liệu giảng dạy môn

dân số- sức khoẻ sinh sản, Hà Nội

34 TS Nguyễn Thanh Bình - chủ biên (2001), Giáo dục giới tính cho con, NXB Giáo dục, Hà Nội

36 TS Nguyễn Thị Mùi - PGS.TS Trần Quốc Thành (2004), Giáo trình

giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản ( Sách viết khuôn khổ dự án VIE

01/P11- Bộ giáo dục Đào tạo), Hà Nội

37 TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Phương pháp giảng dạy cách thức tổ

chức lớp học dân số, gia đình trẻ em, sách viết cho UBDS GĐ TE

Việt Nam, Hà Nội

38 Uỷ Ban DS/KHHGĐ (1999), Dự thảo Chiến lược dân số Việt Nam đến2010 định hướng đến 2020

39 Viện chiến lược chương trình giáo dục- Bộ Giáo dục Đào tạo (2007), Giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản vị thành niên (Tài liệu tập huấn giáo viên trường phổ thông), Hà Nội

40 Viện chiến lược chương trình giáo dục- Bộ Giáo dục Đào tạo (2007), Tích hợp giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong

(115)

115

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ,GIÁO VIÊN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG TỚI NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỨC KHOẺ SINH

SẢN VTN

Để góp phần giáo dục tồn diện học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, xin thầy (cơ) vui lịng trả lời câu hỏi sau cách đánh dấu (X ) vào ô

trống mà thầy (cô) cho câu trả lời có sẵn ghi ý kiến thầy (cơ) vào dịng trống câu hỏi mở phiếu

Xin thầy (cô) cho biết đôi điều thân:

Số năm công tác: Ngành công tác thầy (cô) :

Câu 1: Thầy (cô) đánh giá mức độ cần thiết số chủ đề SKSS thân cá nhân học sinh?

Chủ đề

Ý kiến Rất cần

thiết Cần thiết

Không cần thiết Tình bạn, tình bạn khác giới

2 Tình u, tình dục

3 Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS

5 Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Không kết hôn sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS

Câu 2: Theo thầy (cơ) cơng tác GD SKSS VTN trường thực công việc nào?

Hình thức

Ý kiến Không

làm Đã làm Sẽ làm Biên soạn thêm tài liệu học tập

2 Tổ chức thi tìm hiểu SKSS VTN Lồng ghép, tích hợp GD SKSS VTN vào nội dung môn học

(116)

116 sinh hoạt lớp

6 Tuyên truyền GD

7 Lồng ghép giáo dục SKSS VTN vào nội dung tổ chức HĐGDNGLL

Câu 3: Theo thầy (cô), HS THPT cần biết nội dung sau mức độ nào? Nội dung

Ý kiến Hiểu biết

sâu rộng Biết Không cần Tình bạn, tình bạn khác giới

2 Tình u, tình dục

3 Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Khơng kết sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS

Câu 4: Trong nội dung đây, thầy cô tiến hành giáo dục nội dung cho HS?

Tình bạn, tình bạn khác giới Tình u, tình dục

Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

Khơng kết sớm

Quyền chăm sóc SKSS

Câu 5: Có số ý kiến việc hướng dẫn kiến thức tình dục cách tránh thai, xin thầy (cơ) cho biết ý kiến theo mức độ đây:

Các quan niệm

Ý kiến

Đồng ý Phân vân đồng ý Không Nên cung cấp hướng dẫn

2 Hướng dẫn được, không hướng dẫn

3 Để kệ, lớn lên em tự biết

(117)

117

Câu 6: Theo thầy (cô), mức độ tác động lực lượng giáo dục việc nâng cao nhận thức, thái độ hành vi HS vấn đề SKSS VTN nào?

Lực lượng giáo dục

Ý kiến Có tác

dụng tốt

Ít tác dụng

Khơng có tác

dụng Cha, mẹ

2 Những người thân khác gia đình Thầy, cô giáo

4 Bạn bè trang lứa Cán Đoàn niên Cán dân số, y tế Sách, báo, tài liệu…

8 Đài phát thanh, truyền hình

9 Qua tự tìm hiểu thân VTN

Câu 7:Thầy (cô) tiến hành nội dung giáo dục sau cho HS mức độ nào?

Nội dung

Ý kiến Thường

xuyên Đôi

Không Tình bạn, tình bạn khác giới

2 Tình yêu, tình dục

3 Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS

5 Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Khơng kết sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS

Câu 8: Thầy (cô) tiến hành giáo dục SKSS VTN cho HS thơng qua hình thức sau nào?

Hình thức

Ý kiến Thường

xuyên Đôi

Không Dạy học

2 Tổ chức hoạt động giáo dục lên lớp

3 Tư vấn học đường

(118)

118

Câu 9: Thầy (cô) tiến hành giáo dục SKSS VTN cho HS thông qua phương pháp sau nào?

Phương pháp

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Đôi Khơng Thuyết trình với tham

gia tích cực học sinh Động não

3 Điều tra, phát Giải vấn đề Xác định giá trị Đóng vai

7 Học theo nhóm Trị chơi mơ

Câu 10: Theo thầy (cô) mục tiêu giáo dục SKSS VTN nhà trường THPT gì?

Câu 11: Ý kiến thầy (cô) ý nghĩa công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường THPT?

Ý nghĩa

Ý kiến

Đồng ý Phân vân Khơng đồng ý GD SKSS VTN góp phần nâng cao chất

lượng sống, giống nòi hành vi văn hoá quan hệ nam nữ

2 GD SKSS đáp ứng quy luật phát triển tâm sinh lý người

3 GD SKSS góp phần bảo vệ đạo đức, lối sống truyền thống dân tộc

4 GD SKSS cho HS THPT phương tiện ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS

Ý nghĩa khác:

(119)

119 Tư vấn cho học sinh

Trở thành môn học thức

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên có chun mơn để vừa làm cơng tác giảng dạy vừa tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh

Tăng cường tham gia tổ chức giáo dục khác ngồi nhà trường

Có ủng hộ dư luận xã hội

Có tham gia phối hợp lực lượng giáo dục Tài liệu cập nhật đầy đủ

Cung cấp đủ phương tiện dạy học

Có nguồn kinh phí hỗ trợ, có ngân sách thích đáng cho cơng tác GD SKSS VTN

Cải tiến phương pháp, cách tiếp cận Có quỹ thời gian phù hợp

Hồn thiện nội dung dạy học Tăng cường quản lý văn hoá phẩm

Các biện pháp khác:

Câu 13: Đánh giá cá nhân thầy (cô) hiệu công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường ta nay?

Hiệu cao Đã có hiệu

Chưa thực hiệu

Câu 14: Theo thầy (cô) có khó khăn làm hạn chế hiệu công tác giáo dục SKSS VTN cho HS nhà trường? (đánh số thứ tự theo mức quan trọng từ đến 10)

Thiếu phương tiện Thiếu tài liệu

Thiếu giáo viên nhiệt tình

Thiếu giáo viên có chun mơn sâu

Hạn chế mặt thời gian chưa phải mơn học Học sinh chưa ý học hỏi, tìm hiểu

Học sinh rụt rè, ngại nhắc đến vấn đề Chưa biết cách tư vấn

GD SKSS VTN nội dung

Phương pháp cách thức tổ chức chưa phù hợp

(120)

120

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO NGHIỆM VỀ SỰ CẦN

THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

ĐỀ XUẤT

Câu 1: Xin thầy (cô) cho biết ý kiến đánh giá cần thiết tính khả thi biện pháp nhằm tăng cường GD SKSS VTN cho HS THPT sau:

Các biện pháp

Ý kiến

Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Thành lập trung tâm tư

vấn học đường góp phần giáo dục SKSS VTN

2 Tăng cường giáo dục nhận thức công tác giáo dục SKSS VTN cho HS THPT cán giáo viên, cán quản lý ngành, cấp có liên quan

3 Tổ chức, phối hợp, huy động lực lượng tham gia giáo dục SKSS VTN cho HS THPT Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chun mơn sâu SKSS VTN 5.Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chăm sóc sức khỏe VTN hệ thống phương tiện thông tin đại chúng Tăng cường công tác giáo dục kĩ sống cho vị thành niên niên Xây dựng mơ hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản thân thiện với niên VTN

(121)

121

Câu 2: Ý kiến đề xuất cá nhân thầy (cô) nhằm nâng cao hiệu công tác giáo dục SKSS cho HS nhà trường?

- Đối với lãnh đạo nhà trường: - Đối với giáo viên: - Đối với cá nhân học sinh:

(122)

122

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH

Xin bạn vui lòng trả lời số câu hỏi cách đánh dấu (X) vào ô trống mà bạn cho câu trả lời có sẵn

ghi ý kiến vào dòng trống câu hỏi mở phiếu

Xin bạn cho biết đôi điều thân: Bạn là: Nam Nữ Học sinh lớp:

Năm sinh:………

Câu1: Bạn quan niệm vai trò giáo dục SKSS niên học sinh? (Chọn phương án trả lời mà bạn cho nhất)

Giúp HS có nhận thức vấn đề SKSS

Giúp HS có cách ứng xử đắn tình bạn, tình u, nhân gia đình Giúp HS có hiểu biết bệnh LTQĐTD cách phòng tránh

Giúp HS hiểu vấn đề tình dục quan hệ tình dục

Giúp HS có nhận thức đúng, có thái độ tình cảm hành vi phù hợp vấn đề SKSS

Giúp HS có nhận thức QHTD an tồn có trách nhiệm

Câu 2: Bạn đánh giá mức độ cần thiết phải hiểu biết số nội dung SKSS thân mình?

Chủ đề

Ý kiến Rất cần

thiết Cần thiết

Không cần thiết Tình bạn, tình bạn khác giới

2 Tình u, tình dục

3 Phịng tránh mang thai, nạo phá thai tuổi VTN

4 Phòng tránh bệnh lây theo đường tình dục HIV/AIDS

5 Phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN

6 Không kết hôn sớm

7 Quyền chăm sóc SKSS

Câu3: Đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến bạn?

Đặc điểm Tình ạn tốt

(123)

123 Hiểu đồng cảm sâu sắc với Bao che khuyết điểm cho

3 Chân thành tin cậy có trách nhiệm với

4 Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với “chia vui”, “sẻ buồn” với

5 Kết thành bè phái để làm việc kể việc tốt không tốt

6 Tụ tập người sở thích kể sở thích rượu chè, cờ bạc… khơng thực bị loại khỏi nhóm bạn

7 Tơn trọng khác biệt, khơng cảm thấy khó chịu khác biệt mang cá tính người

8 Mỗi người đồng thời kết bạn với nhiều người Quan hệ bạn bè rộng rãi không làm giảm mức độ gắn bó sâu sắc nhóm bạn thân

Câu4: Ý kiến bạn cách ứng xử tình bạn khác giới?

Cách ứng xử Nên Khơng

nên Lịch sự, đàng hồng cách ăn mặc, nói năng, đứng

2 Dịu dàng, ý tứ, duyên dáng Suồng sã, thiếu tế nhị

4 Trêu chọc, gán ghép lẫn

5 Ghen ghét, nói xấu lẫn hay đối xử thơ bạo với thấy bạn có thêm người bạn khác giới

6 Giữ “khoảng cách” định, không thân mật gần gũi để bạn hiểu lầm tình u

7 Tơn trọng, hiểu nhau, q nhau, sẵn sàng giúp đỡ bạn gặp khó khăn

8 Cư xử lấp lửng, mập mờ, gây cho bạn khác giới hiểu nhầm tình yêu đến

9 Tôn trọng mối quan hệ bạn bè khác giới

Câu5: Theo bạn đặc điểm tình yêu lành mạnh, sáng là: (Đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến bạn - Có thể lựa chọn nhiều phương án) Tơn trọng người u, tơn trọng thân

Chia sẻ, đồng cảm, giúp tiến Khơng địi hỏi tình dục trước nhân Chung thuỷ

(124)

124

Biểu hấp dẫn thể xác tình cảm nam nữ Chỉ vấn đề sinh lý

Chỉ đơn thoả mãn cho đòi hỏi tự nhiên

Câu 7: Ý kiến bạn QHTD trước hôn nhân? (Đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến bạn - Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Không nên QHTD trước nhân

Có thể QHTD lứa tuổi học trị miễn khơng để có thai Có thể QHTD lấy

Đồng ý QHTD cách chứng tỏ tình yêu QHTD đồng ý

Chỉ nên QHTD thực trưởng thành Khơng nên có quan hệ tình dục tuổi học trò

Câu8: Bạn hiểu quan hệ tình dục an tồn có trách nhiệm? (Chọn phương án trả lời mà bạn cho nhất)

Là QHTD mà khơng gây có thai ý muốn mắc bệnh LTQĐTD kể lây nhiễm bệnh kỷ HIV/AIDS

Là sử dụng biện pháp tránh thai QHTD Là QHTD khơng để có thai ngồi ý muốn

Là QHTD mà không để gây mắc bệnh LTQĐTD

Câu9: Mức độ hiểu biết em biện pháp tránh thai sau: Tên biện pháp

Mức độ hiểu biết Biết sử

dụng

Có nghe nói đến

Khơng biết Triệt sản nữ

2 Tính vịng kinh Bao cao su

4 Xuất tinh ngồi âm đạo Vịng tránh thai

6 Viên thuốc tránh thai khẩn cấp Thuốc tiêm tránh thai DMPA Thuốc diệt tinh trùng

9 Thuốc cấy tránh thai 10 Màng ngăn âm đạo

11 Viên thuốc tránh thai đơn 12 Triệt sản nam

13 Viên thuốc tránh thai kết hợp

Câu10:Ý kiến bạn hậu vấn đề nạo phá thai tuổi vị thành niên?

(125)

125

biết Mắc bệnh phụ khoa

2 Suy nhược thể Vỡ

4 Mắc chứng vô sinh Băng huyết

6 Dẫn đến tử vong

7 Viêm nhiễm đường sinh sản Viêm tử cung

9 Thủng tử cung 10 Nhiễm HIV/AIDS

Câu11: Theo bạn, phụ nữ mang thai sinh đẻ trước tuổi 18 dẫn tới tình trạng đây?

Tình trạng

Ý kiến

Đồng ý Phân vân đồng ý Không Con bà mẹ VTN thua mặt

thể chất trí tuệ so với bà mẹ trưởng thành

2 Người mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn kinh tế, xã hội tình cảm

3 Có thể bị gia đình cộng đồng lên án Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tiếp tục phát triển thể chất tinh thần

5 Có thể dẫn tới nguy biến chứng thai sản trầm trọng, chí tử vong mẹ

6 Bỏ lỡ hội học tập lập nghiệp Không ảnh hưởng

Câu12: Bạn kể tên bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn biết? Bạn có biết triệu chứng, tác hại, chế lây lan bệnh khơng?

Có Khơng

Câu13: Bạn đánh dấu vào cột mà bạn cho đúng?

Tên biện pháp

Dành cho Hiệu

Hiệu

(126)

126 hai Bao cao su

2 Thuốc tránh thai uống ngày Vòng tránh thai Thuốc tiêm tránh thai Thuốc tránh thai khẩn cấp

6 Xuất tinh âm đạo

7 Tính vịng kinh

Câu14: Hậu VTN bị xâm hại lạm dụng tình dục? (Chọn phương án trả lời mà bạn cho nhất)

Mắc nhiều bệnh LTQĐTD Mang thai tuổi VTN

Bị tổn thương thể chất tinh thần

Không nhận tôn trọng xã hội trở thành vợ, thành mẹ Tất hậu

Câu 15: Theo bạn để phịng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục VTN cần:

(Đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến bạn - Có thể lựa chọn nhiều phương án)

Nhạy cảm để nhận biết dấu hiệu lạm dụng qua lời nói, ánh mắt, cử kẻ chủ ý để chủ động tránh xa

Cảnh giác với tất người xung quanh

Có cách ứng xử kịp thời, đoán để bảo vệ cách từ chối, tránh xa đối tượng khả nghi, tự vệ bị lạm dụng

Cảnh giác với tất người khác giới

Báo cho người lớn cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị, người tin tưởng để giúp đỡ bị xâm hại

Câu16: Ý kiến bạn quan điểm sau đây: Quan điểm

Ý kiến

Đồng ý Phân vân đồng ý Khơng Luật nhân gia đình quy định tuổi kết

hôn nữ 18 nam 20

(127)

127 Kết hôn sớm dễ dẫn đến mang thai sớm Kết hôn tuổi VTN phạm pháp

6 Tuổi VTN chưa đủ trưởng thành sinh lý tâm lý để kết hôn

7 Tuổi VTN chưa đủ kinh nghiệm, kỹ để chăm sóc, ni dạy

8 Kết sớm khơng có hội học tập, làm việc tốt, kiến thức đầy đủ để lập thân, lập nghiệp

Câu 17: Theo bạn, VTN có quyền chăm sóc SKSS thể quyền sau (Chọn phương án trả lời mà bạn cho nhất)

Quyền biết đầy đủ thông tin SKSS cách thường xuyên, liên tục hình thức, trước trở thành người lớn

Quyền tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp Được giúp đỡ để có nhận thức thực quyền sinh sản, đôi với trách nhiệm nghĩa vụ với gia đình, cộng đồng, xã hội cách tốt Tất quyền

Câu18: Những thông tin hiểu biết bạn có từ nguồn nào? Tự tìm hiểu

Gia đình Nhà trường

Xã hội Bạn bè

Thông tin đại chúng

Câu 19: Ý kiến đề xuất cá nhân bạn nhằm nâng cao hiệu công tác giáo dục SKSS cho HS nhà trường ta nay?

- Đối với lãnh đạo nhà trường: - Đối với giáo viên: - Đối với cá nhân học sinh:

Http://www. 113 Http://www Http://www.

Ngày đăng: 14/05/2021, 07:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w