1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Lớp 5- T17

5 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 56 KB

Nội dung

LỚP 5- TUẦN 17 Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010 Toán : GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI I . Mục tiêu Giúp HS : - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân. - Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3 II. Đồ dùng dạy - học Mỗi HS 1 máy tính bỏ túi ( nếu không đủ thì mỗi nhóm 4 em sử dụng 1 máy tính ). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài : - GV cho HS quan sát máy tính bỏ túi và hỏi : Các em có biết đây là vật gì và để làm gì không ? - GV giới thiệu : Đây là một chiếc máy tính bỏ túi, trong giờ học này các em sẽ biết một số công dụng và cách sử dụng nó. 2.2. Làm quen với máy tính bỏ túi - GV yêu cầu HS quan sát máy tính và hỏi: Em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi ? - GV hỏi : Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím. - Dựa vào nội dung các phím, em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng làm gì ? - GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi như phần bài học SGK. 2.3. Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi. - GV yêu cầu HS ấn phím ON/C trên bàn phím và nêu : bấm này dùng để khởi động cho máy tính làm việc. - GV nêu yêu cầu : Chúng ta cùng sử dụng máy tính để làm phép tính 25,3 + 7,09. - GV hỏi : Có bạn nào biết để thực hiện phép tính trên chúng ta phải bấm những phím nào không ? - GV tuyên dương nếu HS nêu đúng. Sau đó yêu cầu HS cả lớp thực hiện. - GV yêu cầu HS đọc kết quả xuất hiện trên màn hình. - GV nêu : Để thực hiện các phép tính với máy tính bỏ túi ta bấm các phím lần lượt như sau : * Bấm số thứ nhất * Bấm dấu phép tính (+, - , x , : ) * Bấm số thứ hai * Bấm dấu = Sau đó đọc kết quả xuất hiện trên màn hình. 2.4. Thực hành Bài 1 - GV cho HS tự làm bài - GV có thể yêu cầu HS nêu các phím bấm để thực hiện mỗi phép tính trong bài. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV gọi 1 HS nêu cách sử dụng máy tính bỏ túi để chuyển phân số 4 3 thành số thập phân. - GV cho HS cả lớp làm bài rồi nêu kết quả. Bài 3 - GV yêu cầu HS tự viết rồi đọc biểu thức trước lớp. - GV yêu cầu HS nêu giá trị của biểu thức. 3. Củng cố - dặn dò - HS nêu tác dụng và việc ứng dụng MTBT trong cuộc sống. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. Âm nhạc: TẬP BIỂU DIỄN (Giáo viên bộ môn dạy) Tập đọc: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. Mục tiêu - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao : Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Thuộc lòng 2- 3 bài ca dao. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ các bài ca dao III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài: Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Gv nhận xét đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì vẽ trong tranh? - GV ghi đầu bài 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - HS đọc toàn bài - chia đoạn: 3 đoạn - 3 HS đọc nối tiếp từng bài ca dao - GV chú ý sửa lỗi phát âm - HS tìm từ khó GV ghi bảng - HS đọc - HS đọc nối tiếp lần 2 - Nêu chú giải - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu chú ý cách đọc b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi ? Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả , lo lắng của người nông dân trong sản xuất? ? Người nông dân làm việc vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nh- ng họ vẫn lạc quan , hi vọng vào một vụ mùa bội thu, những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? - Tìm những câu thơ ứng với mỗi nội dung: + Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày + Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất? + Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo? c) Đọc diễn cảm, học thuộc lòng - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp, tìm cách đọc hay - GV treo bảng phụ ghi sẵn bài đọc diễn cảm - GV đọc mẫu - HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét cho điểm - Tổ chức HS đọc thuộc lòng từng bài ca dao - Nhận xét cho điểm 3. Củng cố dặn dò Ngoài bài ca dao trên em còn biết bài ca dao nào về lao động sản xuất? Hãy đọc cho cả lớp nghe. - Nhận xét tiết học - Dặn HS học thuộc lòng bài ca dao. Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ VĂN VIẾT ĐƠN I. Mục tiêu - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn(BT1). - Viết được đơn xin học môn tự chọn ngoại ngữ ( hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết. * GDKNS: KN Ra quyết định ; KN Hợp tác II. Đồ dùng dạy học - Mẫu đơn xin học III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài 2. HD làm bài tập Bài tập 1 - HD nêu yêu cầu bài - Phát mẫu đơn sẵn cho HS yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS đọc lá đơn đã hoàn thành - GV chú ý sửa lỗi cho HS - Nhận xét. Bài tập 2. - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh làm bài - GV theo dõi giúp đỡ. - Thu chấm, nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách trình bày một tờ đơn. - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau Địa lí: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu : - Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số trung tâm công nghiệt , cảng biển lớn, một số thành phố. - Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về địa lí tự nhiênViệt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đố địa lí tự nhiên Việt Nam. - Hệ thống câu hỏi ôn tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới a) Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu giờ học. b) Tìm hiểu bài Làm việc cả lớp + Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. + Nước ta có khí hậu gì? + Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? + Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta. + Nêu các loại đất chính của nước ta. + Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân ta. + Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? + Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì? - GV tổng kết điểm tuyên dươngtổ thắng cuộc và cá nhân xuất sắc nhất - GV treo bản đồ ,gọi HS lên chỉ các trung tâm công nghiệp ,kinh tế, các sông lớn 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập kiến thức để KTĐKHKI đạt kết quả cao., - 2 HS lên bảng trả lời . . Thực hành Bài 1 - GV cho HS tự làm bài - GV có thể yêu cầu HS nêu các phím bấm để thực hiện mỗi phép tính trong bài. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài 2. HD làm bài

Ngày đăng: 04/12/2013, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w