Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Vitamin Ade
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CHU THỊ LY
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN ADE VỚI CÁC MỨC KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THƯƠNG
PHẨM NUÔI THỊT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN – 2008
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CHU THỊ LY
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN ADE VỚI CÁC MỨC KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THƯƠNG PHẨM NUÔI
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60 62 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN TỐ
THÁI NGUYÊN – 2008
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhờ sự ứng dụng rộng rãi thành tựu của các ngành sinh hoá, hoá phân tích, sinh học phân tử càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều những chức năng quan trọng của các chất vi lượng trong cơ thể động vật nhất là các vitamin và ứng dụng chúng vào thực tiễn chăn nuôi mang lại hiệu quả cao
Vitamin là hoạt chất mà cơ thể cần rất ít nhưng lại không thể thiếu được trong sự phát triển của cơ thể Đặc biệt là đối với gà vì cơ thể phát triển nhanh nên thiếu vitamin gà sẽ bị mắc bệnh và gọi chung là bệnh thiếu vitamin
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hầu hết cơ thể gia cầm không tự tổng hợp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là nhóm vitamin A, D và E Do vậy biện pháp chữa bệnh thiếu vitamin đơn giản nhất là bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần cho gà Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn là hiện nay việc tổng hợp vitamin công nghiệp tương đối đơn giản với giá thành hạ nên ứng dụng chúng trong sản xuất trở nên dễ dàng Số liệu nghiên cứu về các mức bổ sung vitamin hiện nay còn ít Vì vậy để có số liệu nghiên cứu tổng hợp về tác dụng và mức bổ sung thích hợp, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin
ADE với các mức khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà Lương Phượng thương phẩm nuôi thịt"
2 Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu tác dụng của vitamin A, D, E với các mức khác nhau đối với năng suất và chất lượng thịt của gà Lương Phượng thương phẩm thịt
Trang 43 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về vai trò, tác dụng của vitamin đối với năng suất và chất lượng thịt gia cầm Đồng thời có thêm công thức thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung vitamin A, D, E hợp lý trong chăn nuôi gà thịt
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại cơ sở, góp phần tăng nhanh số lượng và chất lượng thịt gà phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu
Trang 5Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng
1.1.1.1 Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước Sự sinh trưởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein Tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể
Chamber (1990) [46], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận như thịt, xương, da Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng Sự tăng trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nước, không có sự phát triển của thân, mô, cơ
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ) Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính Theo Phùng Đức Tiến (1996) [26], trong quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay
Trang 6đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành
1.1.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, cho thịt của gia cầm
Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi Theo Chambers (1990) [46], đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm pha sinh trưởng có tốc độ nhanh diễn ra từ sau khi nở, đến khi con vật đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất và pha sinh trưởng có tốc độ chậm kéo dài từ giai đoạn kế tiếp, đến khi con vật tiếp cận với giá trị trưởng thành
Các tác giả Phùng Đức Tiến (1996) [26]; Trần Long (1994) [16]; Nguyễn Đăng Vang (1983) [36], khi nghiên cứu đường cong sinh trưởng của gà thịt Hybro HV85 và các tổ hợp lai gà Broiler hướng thịt Ross-208 và HV85, Ngỗng Rheinland cũng cho kết quả tương tự
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những mức độ khác nhau như di truyền, tính biÖt, tốc độ mọc lông và các điều kiện môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng
* Ảnh hưởng của dòng giống tới khả năng sinh trưởng
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [9], cho biết: sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700g
Trần Long (1994) [16], đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (dòng V1,V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi
Trang 7Theo Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh và cộng sự (1999) [41], nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 2 dòng gà kiêm dụng (882 và Jiang cun) của giống gà Tam Hoàng cho thấy tốc độ sinh trưởng của 2 dòng gà khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882 đạt 1872,67g/con, dòng Jiang cun đạt 1742,86g/con
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [26], đối với gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 1915,38g/con
Marco A.S (1982) [53], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng là từ 0,4 - 0,5 Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [2], hệ số di truyền ở các thời điểm khác nhau cũng khác nhau Hệ số di truyền về khối lượng ở 3 tháng tuổi là 0,26 - 0,5 Kushner (1974) [14], cho biết hệ số di truyền về khối lượng sống của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tương ứng là 0,33, 0,46 và 0,43 Cook và cộng sự (1956) [47] xác định hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 6 tuần tuổi là 0,5
Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà broiler Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt được Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt năng suất cao nhất
* Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
Các loại gia cầm khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau Ngoài ra, tính biÖt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể Gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái khoảng 24 - 32% (Jull M A, 1923) [51] Những sai khác này được quy định không phải do hormon sinh dục mà do gen liên kết giới tính Những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính) Theo North và cộng sự (1990) [55], lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
Trang 8càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2; 3 và 8 tuần tuổi sự khác nhau tương ứng là 5%, 11% và 27%
Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông Các kết quả nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn Kushner K F (1974) [14], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng Thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn Hayer và cộng sự (1970) [50], đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hormon có quan hệ ngược chiều với gen liên kết giới tính quy định tốc độ mọc lông Siegel và Dumington (1978) [60], cho rằng những alen quy định mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao
Ảnh hưởng của tính biệt đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà broiler tách riêng trống, mái Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận lợi cho việc giết mổ tự động Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và ctv, 1999) [15]
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ sinh trưởng Các chất dinh dưỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng Đặc biệt quan trọng là protein, năng lượng, tỷ lệ năng lượng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [18], cho rằng để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lượng Ngoài ra, trong thức
Trang 9ăn hỗn hợp nuôi gà, còn được bổ sung nhiều chế phẩm sinh học, hoá học, để kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt
Phạm Minh Thu (1996) [25], cho thấy khối lượng cơ thể gà Broiler Rhoderi Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dưỡng lúc 12 tuần tuổi hoàn toàn khác nhau
Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [19], nghiên cứu bổ sung khoáng và vitamin vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy: khối lượng ở 7 tuần tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng
Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của gia cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh…
Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm, dẫn đến tăng trọng kém Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [18], giai đoạn gà con cần nhiệt độ 30 – 350C, nếu nhiệt độ thấp hơn, gà ăn kém, chậm lớn, chết nhiều Sau 5 tuần tuổi nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi từ 18-200C sẽ giúp gà ăn khoẻ, lớn nhanh
Lewis và cộng sự (1992) [52], cho biết các giống khác nhau thì tác động của thời gian chiếu sáng cũng cần khác nhau, đặc biệt vào các tuần tuổi 9, 12, 15 Từ 9 tuần tuổi nếu tăng độ chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm
Nguyễn Hữu Cường và cộng tác viên (1996) [5], nghiên cứu trên gà Broiler BE11V35 và AV35 từ 1 - 49 ngày tuổi cho biết, khi mật độ nuôi cao, tăng trọng sẽ giảm
* Ảnh hưởng của độ tuổi
Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh
Trang 10trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều…
Bozko P.E (1973) [64], dẫn tài liệu của Krullo B.C cho thấy, trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia làm 3 giai đoạn: - Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa có sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm yếu, gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh trưởng nhanh
- Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ cấp Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện
- Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đã được củng cố bền vững Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ
Đào Văn Khanh (2002) [13], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%
1.1.1.3 Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt
Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ ở độ tuổi mà đem giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao Khả năng cho thịt của gà Broiler được đánh giá qua năng suất thịt và chất lượng thịt
Năng suất thịt: năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm Năng suất thịt được đánh giá thông qua khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ các bộ phận và tỷ lệ phần nạc, mỡ, da Đặc biệt là tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng
Trang 11Ricard, F H và Pouvier (1967) [57], đã thấy mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng từng phần giết mổ rất cao, thường là 0,9 và tương quan giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp (0,2 - 0,5)
Theo Chambers (1990) [46], giữa các dòng luôn có sự khác nhau về di truyền năng suất thịt xẻ, hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn được (không xương) và từng phần thịt, xương, da
Ngô Giản Luyện (1994) [20], khi khảo sát năng suất thịt của 3 dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự sai khác nhau rõ rệt Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống
Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Phanh (1999) [24], nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Mía cho biết, nhìn chung tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt lườn gà Mía cao hơn ở gà Ri
BouWkamp (1973) (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu, (1996) [25]), nghiên cứu so sánh tỷ lệ thịt xẻ và các phần thịt trên đàn gà thương phẩm, đã khẳng định rõ sự sai khác các chỉ tiêu trên giữa các công thức lai, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thịt xẻ với năng suất thịt gà Newhamshire
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga (2000) [43], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kabir và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4 – 72,32%; tỷ lệ thịt đùi 20,64 – 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68 – 20,8%
Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1997) [41], mổ khảo sát gà Tam Hoàng và gà Ri lúc 15 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực/thân thịt ở gà Tam Hoàng là 45 - 54% và 43% ở gà Ri
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học của thịt và có sự khác nhau giữa các dòng, giống Chất lượng thịt thường được đánh giá qua hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số…Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo
Trang 12của thịt, khoáng tạo nên vị đậm đà Giá trị của thịt còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như hàm lượng và tỷ lệ các axit amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa vi lượng, các hoạt chất sinh học… Ngoài ra các chất có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người như cholesterol cũng được xem xét
Theo Proudman J A và cộng sự (1970) [56], những dòng gà Plymouth trắng khi cho ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy nhóm sinh trưởng nhanh tỷ lệ nước 68,1%, protein 20,7%, mỡ 6,9% và khoáng 3% Còn nhóm sinh trưởng chậm cho tỷ lệ tương ứng là 69,8%; 20,6%; 4,8% và 3,1%
Theo tài liệu của Chamber (1990) [46], tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với phần trăm protein (0,53) với độ ẩm 0,32 và khoáng tổng số (0,14)
Theo Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và cộng sự (1999) [40], thịt gà Tam Hoàng 882 nuôi đến 13 tuần tuổi, ở con trống thịt ngực có tỷ lệ protein 24,13%; mỡ 0,38% và khoáng tổng số 1,26%, thịt đùi có tỷ lệ protein 20,07%; mỡ 1,37% và khoáng tổng số 1,08% Đối với con mái thịt ngực có các giá trị tương ứng là 24,72%; 0,306% và 1,31%, thịt đùi có các giá trị tương ứng là 20,91%; 1,673% và khoáng tổng số 1,26%
Nguyễn Văn Hải và cộng sự (1999) [8], cho biết: thịt gà Ri có tỷ lệ protein 21,45%, mỡ thô 1,5%, khoáng tổng số 1,37%, sắt 3,9mg/100g và hàm lượng các axit amin như sau: alanin 1,334%, arginin 1,261%, axits aspartic 1,857%, axit glutamic 2,784%, glyxin 0,819%, histidin 0,853%, izolơxin 0,949%, lơ xin 1,557%, lyzin 1,903%, methionin 0,452%, phenylanin 0,842%, prolin 0,984%, serin 0,871%, threonin 1,006%, tyrozin 0,664%, valine 1,007%
Ngoài việc thông qua thành phần hoá học của thịt còn có thể đánh giá chất lượng thịt dựa vào sự ảnh hưởng của chế biến và nuôi dưỡng đến cảm quan (màu sắc, tính chất mềm, mùi vị) Theo Newbold (1996) [54], khi con vật chết do hao tổn về máu và thiếu ôxy, mô cơ tiếp tục sản sinh ATP từ kho chứa glycogen bằng con đường phân hủy yếm khí glycogen Axit lactic được tạo ra
Trang 13tích tụ lại gây giảm pH của thịt cho đến khi hết glycogen, lúc đó pH thường giảm thấp nhất (5,4)
Chất lượng thịt còn được đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng (Sonaiya,1990) [61] Theo Touraille và cộng sự (1981) [62], cho biết giảm tuổi giết mổ đã làm thay đổi đặc điểm cảm quan của thịt
Theo Ricard F H và Touraille C (1988) [59], khi cả hai giới tính được nuôi cùng điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng, con trống đạt thành thục về tính khoảng (14 tuần tuổi), sớm hơn con mái và mùi vị thịt của chúng cũng khá hơn
Grey T C và cộng sự (1986) [49], cho rằng khi mà cả protein và năng lượng tập chung trong chế độ ăn của gia cầm giảm đi, thịt có vẻ mềm hơn ở những gia cầm lớn nhanh nhưng dai hơn ở những gia cầm lớn chậm
Flphadil A A và cộng sự (1996) [48], cho rằng những điều kiện nuôi dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng thịt, sự tăng mật độ tạo nên những vết trên da Theo Ricard F H và cộng sự (1986) [58], sự tăng mật độ làm thay đổi sự sinh trưởng và hình dáng ngực, nhưng không làm thay đổi thuộc tính của thịt
Xu thế hiện nay là nâng cao năng suất chất lượng thịt và giảm bớt mỡ…Việc nghiên cứu thời gian và tuổi xuất chuồng giết mổ của gà luôn luôn là vấn đề cần thiết, vì nó liên quan đến thị hiếu người tiêu dùng và giá thành sản phẩm
1.1.1.4 Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức ăn trên kilôgam tăng trọng
Trong chăn nuôi thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy thức ăn/1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại
Trang 14Theo Phùng Đức Tiến (1996) [26], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984) [45], xác định là - 0,5 - 0,9 Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8) Box và Bohren (1954) [44], Willson (1969) [63], đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu qủa chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay 1 kg trứng Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ
Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và cộng sự (1999) [28], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 trứng trong 43 tuần đẻ
Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cộng sự (1996) [6], cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 12 tháng đẻ của gà Goldline - 54 thương phẩm đạt 1,65 - 1,84kg
Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1999) [34], cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà BE43; ISA - MPK và AA lần lượt là: 3,3kg; 3,45kg và 3,66kg
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và cộng sự (1999) [41], cho biết, gà Tam Hoàng khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng Gà Tam Hoàng Jiang Cun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng
Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy §ạt và cộng sự (1999) [34], cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà AA, ISA - MPK và BE88 khi nuôi đến 7 tuần tuổi tương ứng 2,09; 2,06 và 2,13kg Ngoài ra tiêu tốn thức ăn còn phụ
Trang 15thuộc vào tính biệt, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng có liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật Do vậy, để hạ thấp tiªu tèn thøc ¨n cần thực hiện cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc
Từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm cho thấy; khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm nói chung, của gà broiler nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, các yếu cơ bản là đặc điểm di truyền của giống, của dòng, tuổi, tính biệt, thức ăn, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, … Do đó, muốn nâng cao năng suất, chất lượng thịt gia cầm không được coi nhẹ yếu tố nào, các nghiên cứu trên đây là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi có biện pháp tổng hợp nhằm không ngừng nâng cao khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm với mục đích vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng
1.1.2 Những hiểu biết về vitamin A, D và E
1.1.2.1 Viatmin A (Retinol)
Vitamin A còn gọi là sinh tố đó là hợp chất hữu cơ có khối lượng vô cùng nhỏ bé, có hoạt tính sinh học cao nhằm đảm bảo cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể tiến hành được bình thường Đây chính là yếu tố không thể thiếu được với mọi sinh vật Đa số vitamin này được tổng hợp từ thực vật mà động vật thu được trong khẩu phần ăn hàng ngày Do đó nếu thiếu vitamin A sẽ gây những chứng rối loạn nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất
Vitamin A kết tinh màu vàng nhạt, không tan trong nước nhưng tan trong dầu mỡ hay dung môi của chất béo Do cấu trúc hoá học gồm nhiều đơn vị isopren với các liên kết đôi nên vitamin A dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của tia tử ngoại, nhiệt độ cao, dễ bị oxy hoá khi ở ngoài không khí hay trộn lẫn với dầu mỡ bị ôi
Trang 16Caroten có nhiều trong thực vật, có màu đỏ nhưng trong dung dịch chuyển thành màu vàng da cam Caroten nhạy cảm với ánh sáng (tia tử ngoại), oxy không khí, nhiệt độ cao, độ ẩm nên trong quá trình chế biến dự trữ thì caroten bị mất đi rất nhiều Theo Vũ Duy Giảng [7], cho biết thực vật mất 50% caroten sau 1 ngày dự trữ nếu bảo quản không tốt Trong điều kiện bao gói, kho tàng tốt thì trong 7 tháng dự trữ mất 50% caroten Khi sấy ở nhiệt độ cao: 500 - 10000C trong máy sấy nhanh (drum drier) từ 6 - 10 giây mất 10% caroten, ủ xanh mất 25% caroten, sấy ở nhiệt độ 1050C mất 70 - 75% caroten, phơi khô mất 80% caroten, phơi khô ở thời tiết xấu mất 95 - 97%
Để bảo vệ vitamin A trong thức ăn hỗn hợp người ta có thể dùng 2 phương pháp: bọc vitamin trong Gelatin hoặc dùng hoá chất chống oxy hoá như 1,2- dihydro - 2,2,4 - trimetyl quinol (etoxiquin)
Đơn vị quốc tế của vitamin A : 1mg Vitamin A tương đương với 3.333,3UI Vitamin A
* Vai trò của vitamin A
+ Vitamin A tham gia vào nhóm ghép của men phân huỷ, hấp thu chất dinh dưỡng thông qua các quá trình oxy hoá khử
+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể
+ Tăng khả năng sinh sản (sức sống và số lượng tinh trùng, chống sừng hoá các tế bào biểu bì ống dẫn trứng )
Trang 17tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng và con vật ốm, mắt mờ và khô Thiếu vitamin A lâu sẽ làm cho con vật gầy yếu, chậm lớn
Trong thực tế chăn nuôi thường xảy ra thiếu vitamin A và D nếu như khẩu phần ăn thiếu đạm và mỡ Theo Từ Quang Hiển và cộng sự (2001) [10] khẩu phần thức ăn thiếu các loại dầu, mỡ như khô dầu và thức ăn động vật thường dẫn đến cơ thể thiếu vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, K, E.
* Sự hấp thu trao đổi, chuyển hoá của vitamin A
Vitamin A trong thức ăn ở dạng Retinol hay Retinol este được thuỷ phân bởi lipaza tuyến tuỵ thành Retinol Retinol được hấp thu trong niêm mạc ruột, ở đó được este hoá thành Retinil palmitat Theo Scott và cộng sự (1976) vitamin A và beta - caroten chuyển thành mixen, chuỗi phân tử trước khi hấp thu ở ruột Những chuỗi phân tử này hỗn hợp với muối mật và monoglyxerit (axit béo mạch dài), cholesterol và có thể với vitamin D và vitamin K, giúp vitamin A và beta- caroten dễ dàng hấp thu vào ruột Ở đây phần lớn beta - caroten chuyển thành vitamin A và phần lớn vitamin A chuyển sang dạng este, axit palmilic được sử dụng nhiều nhất trong quá trình este hoá Vitamin A được lưu thông trong huyết thanh cả ở dạng alcahol và dạng đã este Những este được vận chuyển cùng với phần lipoprotein còn vitamin A alcohol có “hoạt tính sinh lý” được liên kết với protein đặc hiệu 2 - globulin của máu Gan là nơi dự trữ lượng vitamin A thừa và duy trì mức bình thường vitamin A trong máu Vitamin A dự trữ trong gan chủ yếu ở dạng este Mức vitamin A ở trong máu có thể nói lên hiện trạng dinh dưỡng của vitamin A ở vật nuôi Tuy nhiên, mức vitamin này có liên quan mật thiết đến lượng vitamin A dự trữ ở gan và vitamin thu nhận hàng ngày từ thức ăn (Maynard và cộng sự, 1981), khi sử dụng đồng vị phóng xạ có đánh dấu cho thấy retinol trong gan luôn luân chuyển (Putnam, 1974)
Trang 18* Sự hấp thu của caroten
Gà có thể sử dụng vitamin A trong thức ăn động vật và vitamin A trong thức ăn thực vật tương tự nhau Khi gà bị thiếu vitamin A, ăn beta - caroten thì sau 1 giờ vitamin A xuất hiện ở vách ruột, sau 3 giờ thì xuất hiện ở gan Khoảng thời gian 6 giờ sau khi cho gà ăn caroten tỷ lệ vitamin A/gam mô tổ chức thường xuyên cao hơn ở vách ruột, gan thấp hơn Khi cung cấp trực tiếp một lượng lớn vitamin A cho gà con thì vitamin A ở vách ruột tăng lên không đáng kể Caroten và vitamin A được gà con sử dụng từ một tuần tuổi Hiệu quả chuyển hoá caroten thành vitamin ở gà mái đẻ cao Vitamin A tổng hợp được tích luỹ trong trứng như khi cho gà ăn vitamin A tinh khiết Sự tích luỹ caroten trong lòng đỏ trứng hầu như không đáng kể mà chỉ tích luỹ chủ yếu là xantofin
Có nhiều premix vitamin chứa vitamin A, dùng cho ăn đều đặn sẽ giúp gia cầm nhanh lớn, đỡ bệnh tật
* Bệnh thiếu vitamin A ở gia cầm
Gà rất nhạy cảm với vitamin A, trong huyết thanh gà phải có 100 - 150UI/1ml máu Nếu dưới hàm lượng này thì gà bị thiếu vitamin A
Vitamin A có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của gà
- Nguyên nhân thiếu vitamin A
+ Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn do mất cân đối tỷ lệ giữa các viatmin nhất là viatmin E trong thức ăn
+ Trong thức ăn có một số chất bổ sung để trị cầu trùng, chống nấm mốc làm quá trình oxy hoá vitamin A nhanh và dẫn đến triệt tiêu vitamin A trong thức ăn
+ Thức ăn bị nấm mốc hoặc dưới tác động của ánh sáng làm phân huỷ vitamin A
- Triệu chứng thiếu vitamin A
Trang 19Gà con 2 - 3 tuần tuổi rất nhạy cảm với việc thiếu vitamin A và lý do chủ yếu do trong phôi trứng thiếu vitamin A - tức là khẩu phần ăn cho gà đẻ thiếu vitamin A và thức ăn trong 10 ngày đầu tiên thiếu trầm trọng vitamin A
Thiếu vitamin A ở gà con được thể hiện:
+ Viêm kết mạc mắt: gà con hay bị chảy nước mắt sống, sau thành rỉ đặc (kem mắt) nếu bị bụi cám thì hai mí mắt dính chặt lấy nhau, gà không mở được mắt Viêm kết mạc kéo dài sẽ làm khô kết mạc, sau đó bị sừng hoá, kém thị lực sau thậm chí bị mù
+ Chảy nước mũi do viêm đường hô hấp trên
+ Lông gà xơ, không bóng bẩy, mỏ và da chân khô quắt, mào kém phát triển, nhợt nhạt
+ Gà nhìn chung hay bị tiêu chảy, rất chậm lớn Đôi khi còn có biểu hiện thần kinh nhẹ, đi lại thất thểu - không chắc chắn, thậm chí còn bị liệt hoặc bán liệt
Thiếu Vitamin A ở gà lớn được thể hiện:
+ Các biểu hiện bên ngoài giống như ở gà con: da, mỏ, chân khô, lông xơ xác, mào tụt, nhợt nhạt
+ Mắt khô và giảm thị lực
+ Gà đẻ thất thường, trong trứng có điểm xuất huyết, trứng đẻ ra lòng đỏ ít về khối lượng, màu sắc nhợt nhạt
+ Tỷ lệ ấp nở thấp do tỷ lệ phôi thấp và chết phôi cao
- Mổ khám bệnh tích: Bệnh tích điển hình trong các trường hợp thiếu vitamin A phụ thuộc vào mức độ thiếu vitamin A trong thức ăn, thời gian kéo dài và tiểu khí hậu chuồng nuôi
+ Nếu bệnh nhẹ chỉ thấy gà hay chảy nước mắt, kết mạc mắt bị khô
Trang 20+ Nếu nặng gà bị mù, một số khác khi vạch miệng thấy vùng cuống họng, hầu có nhiều mụn sần sùi như súp lơ trên bề mặt niêm mạc dễ bóc (tế bào biểu bì bị sừng hoá)
+ Thận nhợt nhạt, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat trắng + Mề gà dãn to và nhão
+ Đường ruột bị viêm cata, niêm mạc ruột sần sùi màu nâu nhạt
+ Một số trường hợp bệnh nặng có thể có chất urat trắng bao phủ như rắc vôi bột mỏng trong các cơ quan nội tạng, dễ thấy nhất là gan, lách, tim, thận
+ Giải phẫu bệnh lý vi thể thấy tế bào biểu mô hình trụ của niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá nhất là lông mao ruột bị sừng hoá thành vảy
Thiếu vitamin A cần phân biệt với các bệnh: Bệnh đậu gà thể hầu (thể ướt) cũng có màng giả trắng sần sùi nhưng khó bóc và có những biến đổi khác đặc trưng cho bệnh đậu Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có màng nhày, đờm dãi vùng họng và khí quản, gà bị bệnh lây lan nhanh với các triệu chứng hen ngạt điển hình
* Nhu cầu vitamin A
Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin A cho gia cầm như sau: Gà con (0 - 8tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn
Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn Gà đẻ trứng thương phẩm: 6000UI/kg thức ăn Gà đẻ giống thịt, trứng: 8000UI/kg thức ăn
* Nguồn cung cấp vitamin A
Nguồn cung cấp vitamin A quan trọng nhất là dầu cá Vitamin A có mặt trong thức ăn nguồn gốc động vật như lòng đỏ trứng, sữa, bơ, gan… Caroten có trong mỡ ngựa, mỡ bò, lòng đỏ trứng, sữa, bơ…nhưng không có
Trang 21trong mỡ lợn và mỡ cừu Caroten có nhiều trong thực vật, trong 100 gam ngô vàng có 0,057mg caroten; 1,54mg criptoxantin và 1,367mg xantofin
Tiêu chuẩn quốc tế 1UI = 0,025g vitamin D2 hay D3, 1mg D2 hay D3
có giá trị 40.000UI trên động vật có vú Đối với gà 1mg D3 = 40.000UI, còn 1mg D2 chỉ có giá trị 1.000UI, 1UI vitamin D = 0,025g = 0,025 x 10-3mg
* Vai trò của vitamin D
Về tính chất và vai trò tác dụng của vitamin D2 và D3, hoàn toàn giống nhau nhưng D3 mạnh hơn và phổ biến hơn Vitamin D hấp thụ chậm trong đường ruột Khi sử dụng các chế phẩm với khối lượng dư thừa canxi sẽ cản trở quá trình trao đổi và hấp thu vitamin D
Trong cơ thể vitamin D tích tụ chủ yếu ở trong gan, tuyến thượng thận, lách, thận, phổi Dưới tác dụng của các hợp chất canxi và phốtpho, vitamin D bị ion hoá và nhờ đó vitamin D tích tụ được trong xương
Trang 22- Vitamin D làm tăng hàm lượng ion canxi trong máu (có mặt đầy đủ của phốt phat) giúp cho sự hấp thu canxi và phôtphat tốt nhất từ thức ăn, điều hoà sự cân đối của chúng trong máu Do tăng canxi huyết, nên canxi lắng đọng vào xương tốt hơn Quá trình lắng đọng canxi vào xương có vai trò của các enzym photphataza Phối hợp vitamin D và vitamin A, quá trình này càng tốt hơn Vì vitamin D giúp cho canxi lắng đọng hoàn chỉnh xương; còn vitamin A giúp cho bộ xương phát triển
Tăng quá trình thở và trao đổi chất ở mức độ tế bào, tăng cường chức năng gan và đường tiêu hoá
- Vitamin D có tác dụng chống dị ứng
- Đối với gà vitamin D3 có hoạt lực tác dụng mạnh hơn D2 khoảng 30 lần, nhưng lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: giống, dòng, màu lông, màu da, thời tiết, khí hậu (ánh sáng) và khẩu phần ăn của gà
Do vitamin D trực tiếp điều chỉnh quá trình trao đổi canxi và phốt pho, cho nên trong thức ăn phải giữ đúng nguyên tắc tỷ lệ hàm lượng canxi : phốt pho (2 : 1) nhằm tránh những rối loạn trao đổi khác mà vitamin tham gia
Nếu dùng quá liều vitamin D sẽ gây ra một loạt những hậu quả xấu như : Tăng canxi huyết, tích tụ các muối của canxi lên thành mạch gây cứng mạch, lắng đọng vôi trong mạch máu, trong tim, hoại tử và sau đó lắng đọng vôi ở trong các tổ chức nhu mô, giảm sự ngon miệng, buồn nôn, trong nước tiểu có hàm lượng albumin và các tế bào trụ cao
Các hậu quả xấu do dùng vitamin D liều cao có thể được dỡ bỏ khi chúng ta dùng Vitamin A kết hợp với vitamin D hoặc khi bị ngộ độc thì dùng vitamin A để chữa
Các vitamin hoà tan trong chất béo, đặc biệt là vitamin D tích luỹ trong cơ thể lâu hơn, có thể gây chứng thừa vitamin Song liều lượng hàng ngày phải gấp ngàn lần liều bình thường mới gây tình trạng thừa
Trang 23Thức ăn nếu thiếu vitamin D thì có khoảng 20% Ca được hấp thu Nếu có viatmin D thì lượng hấp thu lên đến 50 – 80% Mức độ hấp thu P cũng tuỳ thuộc vào Ca Ca được dự trữ trong các mô mềm dưới dạng kết hợp với protein thành một chất gọi là protein liên kết với Ca Ca rất có ái lực với protein này, do đó mức độ hấp thu Ca liên hệ rất chặt chẽ với loại protein này vì có hệ số liên hệ lớn (r = 0,99) Sự hấp thu và sử dụng vitamin D2, D3 gần như nhau ở bò, lợn, gà thì chỉ sử dụng được vitamin D3 (vitamin D2 chỉ sử dụng được 1/35 vitamin D3)
* Sự chuyển hoá vitamin D
Gan là nơi thực hiện chuyển đổi vitamin D2 và D3 thành 25 - hydroxycholecalxiferol, đây là dạng hoạt động sinh học mạnh nhất của vitamin Tuyến phó giáp trạng điều tiết sự sản xuất 1,25- dihydroxycholecanxiferol hơn là làm tăng tỷ lệ hấp thu ở ruột Sự trao đổi vitamin D có thể tóm tắt như sau :
Chiếu xạ tia cực tím Cholecalciferol
Gan
25 - dehyoxycholecalciferol Thận
1,25 - dihydroxycalciferol Các mô liên kết
* Bệnh thiếu vitamin D ở gia cầm
Bệnh do thiếu vitamin D có những biểu hiện độc lập hoặc kết hợp với thiếu hoặc mất cân bằng giữa canxi và phôtpho qua các triệu chứng điển hình: còi xương, loãng xương (dễ gãy), bại chân, bại cánh, gà mệt mỏ, vỏ
Trang 24trứng mềm hoặc sần sùi Nhìn chung trong đàn có nhiều gà còi, dị hình, chậm lớn, thi thoảng có con bại chân, khoèo và xấu xí
- Nguyên nhân thiếu vitamin D
+ Mất cân bằng giữa tỷ lệ canxi và phốt pho trong thức ăn làm tiêu hao vitamin D3
+ Thành phần thức ăn thiếu vitamin D, đối với gà vitamin D lại càng cần thiết, ánh sáng mặt trời giúp cho gà tự tổng hợp được vitaminD3 từ vitamin D2
+ Trong thức ăn chứa nhiều hợp chất chứa lưu huỳnh (S) và lưu huỳnh sẽ phân giải làm biến chất vitamin D dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D3
- Triệu chứng thiếu vitamin D
Bệnh xuất hiện sau 10 - 15 ngày Nếu trong thức ăn thiếu vitamin D, thiếu ánh sáng trực tiếp của mặt trời ở gà dò có những triệu chứng như sau:
+ Có một số gà đi lại không vững và bắt đầu bại liệt chân, các biểu hiện dị hình ngón chân, đầu gối, ống chân và mỏ bị vặn vẹo, tốc độ lớn chững lại
+ Gà kém ăn, lông xù, lười vận động: chúng hay nằm hoặc ngồi bằng 2 đầu gối sưng, đôi khi có vết xước
+ Nếu tình trạng thiếu vitamin D kéo dài, bệnh sẽ trở nên trầm trọng: Số gà mắc bệnh cao, nhiều dị tật trở thành cố định như vẹo mỏ, sưng ống, cong chân, khoèo, các ngón chân phát triển bất bình thường
Bệnh thiếu vitamin D ở gà đẻ có các triệu chứng như sau:
+ Năng suất trứng lúc đầu vẫn bình thường, sau khi thấy vỏ trứng mỏng, dễ vỡ đến lúc có nhiều trứng non thì năng suất giảm rõ rệt
+ Gà thiếu linh hoạt, ăn kém với cảm giác không ngon miệng, không háu ăn
+ Xương dòn, dễ gãy, gãy chân Móng cựa, chân dài quá mức bình thường Da chân khô, xương lườn, xương ức cong vẹo về phía trước
Trang 25- Mổ khám bệnh tích: Bệnh tích tập trung ở hệ xương là chủ yếu + Xương ống, xương sườn, xương cánh đòn, mềm dễ gãy, dễ cắt + Xương sườn bị cong vênh tại điểm nối với cột sống
+ Mấu xương chày, xương đùi to biến dạng
Ngoài các bệnh tích ở hệ xương còn có một vài bệnh tích thuộc hệ tiêu hoá như tuyến phó giáp trạng sưng to, niêm mạc ruột sần sùi, gan nhỏ hơn, thẫm và cứng hơn so với bình thường
- Chẩn đoán bệnh thiếu vitamin D
+ Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: có nhiều gà còi, khoèo, yếu chân, bại liệt chân Mỏ và ngón chân phát triển không bình thường với các dị tật cong vẹo, ống xương chân có thể dài ra hoặc ngắn lại, nhưng rất mềm, dòn dễ gãy và bị cong
+ Căn cứ vào bệnh tích mổ khám các biến đổi vẫn tập trung ở hệ xương + Bổ sung vitamin D, cân đối tỷ lệ canxi 2 - phôtpho 1 (2: 1) để vừa điều trị vừa chẩn đoán Nếu cần thiết thì phân tích thành phần thức ăn để xác định hàm lượng vitamin D, Ca, P
* Nhu cầu vitamin D
Theo tác giả Vũ Duy Giảng (1998) [7], nhu cầu vitamin E cho gia cầm như sau: Gà con (0 - 8 tuần tuổi): 200UI/kg thức ăn
Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 200UI/kg thức ăn Gà đẻ trứng thương phẩm: 500UI/kg thức ăn Gà đẻ giống thịt, trứng: 500UI/kg thức ăn
Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin E của gia cầm nuôi thịt 200UI/kg thức ăn
* Nguồn cung cấp vitamin D
Vitamin D thường có ở cá biển, dầu gan cá, sữa, lòng đỏ trứng, lá, rễ, củ, quả, nấm và men bia có tiền vitam D2 Ở trong nấm hàm lượng vitamin D là 12 – 31g/kg thức ăn, cá biển có từ 12,5 - 25g/kg thức ăn
Trang 26* Cách bổ sung vitamin D
Cho gia súc, gia cầm tắm nắng là cách bổ sung rẻ tiền nhất Trong thức ăn công nghiệp hiện nay thường thiếu vitamin D, do vậy cần bổ sung bằng các loại vitamin công nghiệp
1.1.2.3 Vitamin E ( - Tocoferol)
Có 7 loại vitamin E tự nhiên là: , , , eta, , , Tocoferol Hoạt tính sinh học của - Tocoferol là cao nhất = 100, , , Tocoferol chỉ đạt: 30, 20, 1; còn lại là không có hoạt tính Theo Bour (1984) vitamin E có hoạt tính mạnh nhất hiện nay là d - - Tocoferol
D - - Tocoferol là một chất dầu màu vàng nhạt, không tan trong nước và tan trong dầu mỡ, axeton, ete
Đơn vị quốc tế của vitamin E: 1UI vitamin E = 1mg axetat - - DL – Tocoferol
Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu viatmin E Giá đỗ và mầm của hạt ngũ cốc (lúa) chứa rất nhiều vitamin E Lá chứa gấp 20 – 30 lần so với cọng Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E nhưng thành phần hoá học thay đổi theo giống Ví dụ, hạt lúa mì chứa chủ yếu là - Tocoferol, ngô có thêm Tocoferol Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E
Trong điều kiện sống ngoài tự nhiên, không thấy (hoặc rất ít thấy) biểu hiện thiếu vitamin E ở động vật, vì trong cây cỏ tự nhiên đã có nhiều vitamin E, ở thực vật non có nhiều vitamin E hơn thực vật già Trong hạt ngũ cốc và trong các thực phẩm chế biến công nghiệp rất ít vitamin E
Vitamin E dễ bị oxy hoá bởi các chất khoáng và các axit béo chưa bão hoà, dầu mỡ bị ôi trong thức ăn
* Vai trò của vitamin E
Trong cơ thể vitamin E được hấp thu chủ yếu ở thành ruột sau khi Tocoferol được thuỷ phân thành thể rượu Quá trình hấp thu sẽ bị ảnh hưởng
Trang 27hoặc bị cản trở bởi sự có mặt của các axit béo (mỡ) Vì thế, nếu trong thức ăn chứa quá nhiều bột cá, dầu động vật hay dầu thực vật, hay việc dùng quá nhiều các loại Sulfamid nhất là Sulfaguanidin và thiếu Cholin sẽ dẫn đến việc hấp thụ vitamin E yếu kém và đương nhiên làm cho cơ thể thiếu vitamin E
Vitamin E tham gia vào nhiều quá trình oxy hoá khử (trao đổi chất), là thành phần trực tiếp các loại men hệ hô hấp
Vai trò chủ yếu của vitamin E là Cofactor của men NAD – oxydase và Cussinate giúp phục hồi chức năng tế bào cơ, tuỷ xương, thần kinh, mạch máu và mô mỡ
Vitamin E kích thích phần đầu tuyến yên (hypophyse) tạo ra các hoocmon sinh sản như: Gonadotropin, thyreo – tropin và ACTH để điều tiết hoạt động các tuyến dưới thuộc hệ sinh sản và tăng năng suất vật nuôi
Thường những axit béo chưa bão hoà dễ bị oxy hoá bởi oxy phân tử và tạo ra proxit là một chất độc, nó đầu độc màng ty thể, peroxit lại còn oxy hoá tiếp các axit béo chưa bão hoà khác trong cơ thể, ức chế enzym của ty thể, ngăn cản trao đổi năng lượng và tổng hợp ATP của ty thể Vitamin ngăn cản sự tạo thành peroxit
Thiếu vitamin E làm ứ đọng peroxit, nên nhu cầu vitamin E liên quan đến lượng axit béo trong khẩu phần
Vitamin E còn là chất chống oxy hoá của - caroten, vitamin A và axit linoleic Theo Feather và Rusell (1969) khi cho chất chống oxy hoá (BHT) hoặc - Tocoferol vào thức ăn với nồng độ 10 – 5 Molar thì sẽ làm giảm lượng - caroten bị oxy hoá đi 86% và 54%
Vitamin E còn tham gia vận chuyển điện tử trong phản ứng oxy hoá khử: nhờ phản ứng biến đổi thuận nghịch giữa dạng quinon và quinol, chất này tham gia vào quá trình oxy hoá - khử giữa những dehydrogenaza và citochrom b trong chuỗi hô hấp tế bào của ty lạp thể
Trang 28Với vai trò Autioxydant - giải độc, vitamin E loại bỏ quá trình hình thành chất độc trong cơ thể và đào thải chúng ra khỏi cơ thể Một mặt bản thân vitamin E giữ cho khả năng làm việc các cơ bắp liên tục, mặt khác kết hợp với vitamin A giúp cơ bắp, mắt, da không bị thoái hoá Vitamin E giúp cho lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi và cân bằng tích luỹ vitamin A trong trứng, gan
Vitamin E cần thiết trong quá trình photphoryl oxy hoá, creatin trong cơ, do đó tham gia chuyển hoá gluxit, lipit, axit nuclêic, tổng hợp vitamin C, chuyển hoá các axit amin chứa lưu huỳnh
Tỷ lệ thích hợp nhất giữa vitamin A và vitamin E là (1: 0,001 - 0,002 - 0,003) hay 1000UI vitamin A/ 1 - 2- 3 UI vitamin E Nếu tỷ lệ đó bị phá vỡ hoặc mất cân bằng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt cả vitamin A lẫn vitamin E trong cơ thể
Tác dụng của vitamin E còn rất lớn, nó trực tiếp điều chỉnh quá trình tổng hợp ADN trong cơ và tuỷ xương, tham gia trực tiếp cấu tạo các axit nucleic để tổng hợp nên các axit amin rất cần cho mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể: Tăng trọng đối với gia súc non, tăng năng suất và chất lượng đối với gia súc chửa đẻ… tăng khả năng kháng bệnh, chống mệt mỏi, giải độc cho cơ thể
* Bệnh thiếu vitamin E ở gà
Thiếu vitamin E rất hay gặp trong chăn nuôi gà tập trung với các biểu hiện khá điển hình như: Thần kinh (co giật, đi vòng quanh, ngọeo đầu), phù nề phần cổ (tích nước dưới da cổ đầu), giảm sức đề kháng, gà con chậm lớn, gà đẻ không đều, giảm sản lượng trứng, tỷ lệ ấp, nở thấp, gà con nở ra yếu
- Nguyên nhân thiếu vitamin E
+ Tỷ lệ vitamin A và E mất cân đối trong khẩu phần
Trang 29+ Do bổ sung vitamin E thiếu trong khẩu phần ăn hoặc khi pha trộn không đều
+ Do trong thức ăn bổ sung quá nhiều bột cá, dầu động thực vật làm ngăn cản quá trình hấp thu vitamin E
+ Do một số chất bảo quản thức ăn như: axit Propionic phá huỷ vitamin E, hoặc Selen và một số axit amin không thay thế khác như: Methionin, lyzin trong đó có lưu huỳnh (S) buộc vitamin E phải tham gia trực tiếp tổng hợp nên các axit amin và từ đó dẫn đến thiếu vitamin E
+ Vitamin E sẽ thiếu nếu trong thức ăn có quá nhiều chất độc, độc tố mà vitamin E phải trực tiếp tham gia phân huỷ và giải độc
- Triệu chứng bệnh thiếu vitamin E
+ Đối với gà con và gà dò: chậm lớn, tích nước (phù nề) vùng cổ đầu Đầu bị ngoẹo ra các phía hoặc sang ngang bên trái, phải hoặc lên lưng hoặc dưới bụng Rối loạn vận động, khi xua đuổi có con đi giật lùi, hoặc khuỵu chân đầu gối chúi xuống đất, các ngón co quắp lại Gà còi, thiếu máu, xơ xác, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
+ Đối với gia cầm đẻ: Khả năng kháng bệnh giảm, năng suất giảm, gà đẻ không đều, lòng đỏ nhạt, trứng ấp bị chết phôi vào ngày thứ tư, thứ sáu Con đực bị thoái hoá tinh hoàn, giảm khả năng đạp mái và chất lượng tinh trùng kém, không được cho thụ tinh nhân tạo
Khi mổ gà bị bệnh thiếu vitamin E thấy có các biểu hiện bệnh tích như: + Dưới da vùng cổ và đầu có dịch nhớt màu hồng hoặc phớt xanh + Xuất huyết cơ và mô mỡ Riêng cơ ngực và đùi thỉnh thoảng có các sợi cơ màu sáng trắng do bị thoái hóa
+ Bao tim có thể bị phù nề và trên bề mặt não có những điểm hoại tử màu nâu
+ Nếu làm tiêu bản vi thể ta thấy các biến đổi tập trung trong các tế bào thần kinh và cơ Tế bào thần kinh bị thoái hoá Nhân tế bào có hình tam giác
Trang 30và nguyên sinh chất chứa đầy huyết sắc tố là bệnh tích điển hình Sợi cơ bị phù nề, bị thoái hoá mất đi cấu trúc bình thường của tế bào cơ vân
Bệnh thiếu vitamin E dễ dàng chẩn đoán trên cơ sở của các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích mổ khám Nếu khó khăn ta có thể tiến hành làm tiêu bản vi thể xét nghiệm tế bào thần kinh và cơ vân Ngoài ra có thể dùng vitamin E với hai mục đích vừa chẩn đoán vừa điều trị bệnh
Bệnh do thiếu vitamin E cần phải được phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm như:
- Bệnh sưng phù đầu gà còn gọi là sổ mũi truyền nhiễm: Bệnh thiếu vitamin E không lây lan, không có triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, không bị thối mắt, mùi thở ra bình thường không thối như bệnh sổ mũi truyền nhiễm
- Bệnh gà rù (Newcastle): Bệnh thiếu vitamin E cũng có các biểu hiện thần kinh giống như bệnh gà rù Song bệnh thiếu vitamin E không có viêm ruột xuất huyết, không thấy xuất huyết ở van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn và dạ dày tuyến
- Bệnh thiếu vitamin B2: Bệnh thiếu vitamin E có các biểu hiện thần kinh, co quắp các ngón chân giống như bệnh thiếu vitamin B2 song không có thoái hoá cơ, xuất huyết mỡ và tích nước dưới da cổ, đầu Khi làm tiêu bản vi thể bệnh thiếu vitamin B2 chỉ có bệnh tích ở dây thần kinh hông và cánh, không có biến đổi ở não như thiếu vitamin E
* Nhu cầu vitamin E
Theo tác giả Vũ Duy Giảng (1998) [7], nhu cầu vitamin E cho gia cầm như sau : Gà con (0 - 8tuần tuổi): 10mg/kg thức ăn
Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 5mg/kg thức ăn
Trang 31Gà đẻ trứng thương phẩm: 10mg/kg thức ăn Gà đẻ giống thịt, trứng: 12mg/kg thức ăn
Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin E của gia cầm nuôi thịt từ 10 – 20mg/kg thức ăn
* Nguồn cung cấp vitamin E
Vitamin E có nhiều trong thức ăn thực vật, có nhiều trong các hạt nảy mầm, mầm lúa mì có nhiều và Tocoferol (132mg/kg), cám gạo 89,5mg/kg, cao lương 12,2mg/kg, gạo 13,5mg/kg, ngô hạt 19,9mg/kg
* Cách bổ sung vitamin E
Ủ thóc mầm cho gà ăn, bổ sung vitamin tổng hợp vào thức ăn hàng ngày cho gà
1.1.3 Một số đặc điểm về giống gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng có nguồn gốc ở Trung Quốc, do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập ngoại, nhập vào nước ta sau năm 1997 Giống gà này thích nghi với mọi điều kiện chăn nuôi: nuôi nhốt (nuôi công nghiệp), bán chăn thả, chăn thả Gà có thân hình chắc, thịt ngon, lông có hai màu chính: vằn sọc dưa và màu vàng rơm; con trống màu cánh dán, mào cờ; mỏ, da, chân màu vàng Khối lượng cơ thể của gà lúc 9 tuần tuổi trung bình đạt 1,55kg Sản lượng trứng 177 qủa/năm đẻ Gà có sức kháng bệnh tốt
Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long (1998) [22], khi nghiên cứu về gà Lương Phượng cho biết: gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 90-95% và ít mắc các bệnh như gà công nghiệp, nuôi tập trung sử dụng thức ăn tốt, sau 90 ngày gà trống đạt 2700g, gà mái đạt 2000g, chi phí 2,5 - 2,6kg thức ăn/1kg tăng khối lượng Nuôi chăn thả 100-120 ngày bình quân khối lượng gà đạt 2100-2300g
Nguyễn Đăng Vang (2000) [37], cho biết thêm, gà trống Lương Phượng có màu vàng tía, gà mái có màu vàng xám Da, mỏ, chân gà Lương
Trang 32Phượng có màu vàng Gà thương phẩm ở 12 tuần tuổi có khối lượng cơ thể con trống 1850g, con mái 1680con, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,5%
Theo Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Nhung (2001) [4], cho biết gà Lượng Phượng nuôi tại trại thực nghiệm An Khánh lúc 12 tuần tuổi đạt khối lượng 2800,7g ở con trống và 1900,5g ở con mái, tỷ lệ nuôi sống đạt 96 – 98,5%, tỷ lệ thân thịt là 72,28% ở con trống, 71,91% ở con mái
Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc: Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Lê Thu Hiền, Nguyễn Quý Khiêm, Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Liên Hương (2001) [42], cho biết: gà thương phẩm có khả năng cho thịt cao, khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi CT1 đạt 1788,4g, CT2 đạt 1822,65g, tiêu tốn 2,64 – 2,68kg thức ăn/1kg tăng khối lượng, chỉ số sản xuất ở 8 – 10 tuần tuổi từ 96,81 – 108,04; thành phần hoá học của thịt tương đương với thịt gà nội, tỷ lệ nuôi sống cao: 98%
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1 Tình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu về vitamin A
Vitamin (viết tắt là Vit ) có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý, trao đổi chất của động vật Với một liều rất nhỏ (mg hoặc microgam/kg thức ăn), chúng tham gia vào các quá trình xúc tác sinh học trong trao đổi protein, mỡ, đường, khoáng; cấu tạo và hoạt động của nhiều hormon và enzim điều hoà cân bằng sự sống
Năm 1886, N.I Lunin là người sáng lập ra học thuyết về vitamin đã chỉ rằng, động vật thí nghiệm được ăn đủ đạm, mỡ, đường và muối khoáng vẫn có thể mắc bệnh và chết nếu trong thức ăn thiếu một chất hết sức quan trọng cho đời sống là vitamin Lunin nhấn mạnh rằng khi xây dựng khẩu phần
Trang 33thức ăn, không chỉ dựa vào năng lượng của thức ăn mà nhất thiết phải tính đến hàm lượng vitamin trong thức ăn
Lunin tiến hành nghiên cứu vai trò sinh học của các vitamin đã có một số nhận định cho rằng khi cơ thể không được đáp ứng đầy đủ vitamin từ thức ăn thì các quá trình sinh lý, sinh hoá bị rối loạn
Theo Ewing (1963) thì vitamin khi trộn vào thức ăn hỗn hợp, nếu không có chất chống oxy hoá thì sau 6 tuần bảo quản, giá trị sinh học của vitamin A chỉ còn 48%
Sự hấp thu của caroten thay đổi theo loài gia súc , Maynard và cộng sự (1981) cho biết: một số loài như chuột, lợn, dê, cừu, thỏ, chó hầu như tất cả caroten đều được chuyển đổi ở ruột Ở bò, ngựa cơ thể hấp thu lượng đáng kể caroten Caroten hấp thu có thể dự trữ ở gan và mỡ cơ thể, do đó mà ở những động vật nuôi này mỡ cơ thể và sữa có màu vàng
Theo Putnam (1974), Scott và cộng sự (1976), Campbell (1983); beta - caroten và một số tiền vitamin A khác được chuyển thành retinol, retinal và este của retinil ở niêm mạc ruột gà Theo Kemmerer và Fraps (trích Ewing, 1963) thì tỷ lệ caroten hấp thu phụ thuộc vào lượng beta - caroten thu nhận, khi cho ăn 20ppm - caroten tỷ lệ hấp thu ở gà là 29%, khi cho ăn 1ppm tỷ lệ hấp thu là 69%
Theo Goodman (1980) một phân tử beta - caroten hình thành 2 phân tử vitamin A trong điều kiện lý tưởng có vitamin E thích hợp thì beta - caroten được chuyển 100% thành vitaminA Vitamin A còn có thể tổng hợp từ criptoxantin Tỷ lệ caroten: criptoxantin: xantofin trong ngô vàng là 1:27 : 24 (trong 100g ngô vàng có 0,057mg - caroten, 1,54mg criptoxantin và 1,367mg xantofil)
Con vật thiếu vitamin A hay caroten càng kéo dài thì khả năng lợi dụng caroten càng kém Trong trường hợp này thì nên bổ sung vitamin A chứ
Trang 34không nên bổ sung caroten Khi khẩu phần thiếu protein giảm hiệu xuất chuyển beta - caroten thành vitamin A do thiếu albumin và - globulin, protein có chức năng vận chuyển và mang vitamin A trong máu (Erwin và cộng sự , 1959) Khi thiếu protein thì thấy lượng vitamin A trong huyết thanh và vitamin A dự trữ ở gan giảm Dấu hiệu của sự thiếu vitamin A ở động vật khi thiếu protein, có thể xuất hiện ngay cả khi mà lượng vitamin A dự trữ ở gan được coi là đầy đủ, do thiếu phương tiện vận chuyển
NRC (1966) đã đưa ra nhu cầu tối thiểu vitamin A cho gia súc ở các giai đoạn khác nhau Tuy nhiên theo Herrick (1972), nếu chỉ cung cấp nhu cầu tối thiểu vitamin A cho gia súc để đủ duy trì mức sản xuất thích hợp thì không đủ để bảo vệ màng biểu mô và dự trữ vitamin A ở gan khi bị bệnh Do đó cần cung cấp cho gia súc nhu cầu cần thiết để đủ dự phòng khi chúng bị stress hay bị bệnh
Theo Scott (1969), Young và Nesheim (1976), khi định ra nhu cầu vitamin A, thực tế cần phải tính đến các nhân tố sau:
- Nguồn vitamin A khác nhau
- Sự phá huỷ vitamin A trong thức ăn hỗn hợp do sự oxy hoá ở nhiệt độ cao, khoáng vi lượng, peroxy hoá của mỡ, chất béo bị ôi
- Tỷ lệ tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng - Sự hấp thu vitamin A qua ruột
- Mức protein đảm bảo sự cung cấp .lipoproteein và 2 - globulin vận chuyển vitamin A trong máu
- Sự phân huỷ vitamin A của ký sinh trùng đường ruột, vi khuẩn, coccidia, capillaria, ascaridia
- Nhu cầu vitamin A tăng do một số bệnh và điều kiện stress
- Nhiệt độ môi trường : theo Hafez (1973), nhiệt độ cao làm giảm lượng thức ăn thu nhận
Trang 35- Vi sinh vật không có lợi trong đường tiêu hoá
- Độc tố nấm mốc aflatoxin, sự phá huỷ các chất dinh dưỡng do nitrit, sulfit hay một số hoá chất trong thức ăn, nước uống
- Sự phá huỷ vitamin A, caroten do tia tử ngoại, oxy
- Ảnh hưởng của ezym: ví dụ như sự phân huỷ caroten bởi lipoxidaza - Sự tác động qua lại của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần
Ngoài ra theo FAO (1976), trong thời gian bảo quản, các vitamin bị mất đi Sự mất mát này sẽ nhanh hơn ở nhiệt độ cao và khi có mặt các chất khoáng Nếu áp dụng nhu cầu vitamin A của các nước ôn đới thì gia súc vùng nhiệt đới hay bị thiếu vitamin A Nhất là những khẩu phần không có bột cỏ Do đó NRC (1971) đã đưa ra nhu cầu vitamin cho gia súc ở vùng nhiệt đới cao hơn so với vùng ôn đới Vitamin A cao hơn 66%, vitamin D cao hơn 50% và các vitamin khác cao hơn 20%
Aflatoxin là một độc tố do nấm mốc aspergillus sp sinh ra Theo Smit (1981), khẩu phần của gà có 2,5ppm aflatoxin sẽ làm giảm sinh trưởng của gà từ một ngày tuổi đến 3 tuần tuổi Với liều 1,5ppm sẽ làm tăng lipit tổng số của gan gây ung thư gan Theo Crosby (1969), thức ăn bị mốc, có aflatoxin sẽ làm giảm dự trữ vitamin A ở người và động vật nuôi Khi vitamin A ở gan giảm bởi aflatoxin thì mức vitamin A huyết thanh và caroten cũng giảm Bổ sung vitamin A liều cao vào khẩu phần cho gà đã đảm bảo gà sinh trưởng bình thường, ngăn ngừa được gà chết do aflatoxin
Một số bệnh như cầu trùng, giun, sán, hoặc rối loạn tiêu hoá do những nguyên nhân khác làm hỏng niêm mạc đường ruột và gà không thể hấp thụ được vitamin A
Khi thiếu vitamin A thì tỷ lệ nhiễm Candida Anbicans là 60% Khi bổ sung đầy đủ vitamin A đã làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống còn 7% Những thí nghiệm đầu tiên của Schoop, Wagner và Minner (1954), Scottvà Levine
Trang 36(1960) cho biết gà con khi nhiễm cầu trùng - Eimeria Tenella, khi bổ sung vitamin A vào khẩu phần đã làm tăng dự trữ vitamin A ở gan và giảm tỷ lệ chết từ 73% xuống còn 9,7% và 0% Theo Muller (1975), khi gà bị thiếu vitamin A thì dễ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như Ascaridia galli, Syngamus trachea, Capillaria obsignata Trong thí nghiệm của Tawernker (1962) gà đẻ bị nhiễm bệnh Capillaria columbae với khẩu phần chỉ cung cấp 3600UI vitamin A/kg thức ăn hỗn hợp thì làm giảm tỷ lệ đẻ từ 44% xuống còn 35% trong 6 tuần thí nghiệm, còn lô gà được bổ sung 10.800UI vitamin A/kg thức ăn hỗn hợp thì tỷ lệ đẻ đã tăng từ 41% lên 50% trong cùng một thời gian
Theo Gerrets (1966) thí nghiệm trên 400.000 gà con cho thấy nếu tăng lượng retinol trong thức ăn từ mức 3000 lên 10.000 g/kg thức ăn (9.900UI vitamin A) rất hiệu quả phòng bệnh cầu trùng hơn là cho 80ppm Zoalene (3,5 dinitro - o - toluamid - thuốc phòng cầu trùng)
Theo Scott, Young và Nesheim (1976) cho biết là mức vitamin A cao hơn nhu cầu tối thiểu cho sinh trưởng trong thức ăn cho gà đẻ có ý nghĩa lớn là đã ngăn ngừa thương tổn nặng và giảm tỷ lệ chết ở gà bị CRD
Nockels et al (1984), báo cáo rằng thiểu năng tuyến giáp là dấu hiệu sớm thiếu viatmin A ở gà
Theo tiêu chuẩn NRC - 1994, ở gà con từ 0 – 8 tuần tuổi là 10UI/con/ngày Nghiên cứu của các tác giả thuộc Ban nông nghiệp - Hội đồng ngiên cứu quốc gia Hoa Kì (1994) [35], vitamin A trong nguyên liệu không bền và người ta thường bổ sung một lượng đậm đặc để chắc chắn đã thoả mãn nhu cầu Lạm dụng lượng này thường gây ngộ độc cục bộ Gà cho uống liều 60.000UI sau 72 giờ thấy xuất hiện các thương tổn ở da vùng mép mỏ, mũi và mắt do hoạt động tăng sản màng nhày (Kriz và Holman, 1969) Hiện tượng còi xương cùng với tăng sản tuyến cận giáp là do kháng vitaminD (Metz et al., 1985 ; Tang et al.,1985; Veltmann et al., 1987) Quá nhiều vitamin A
Trang 37cũng kháng vitamin E (Vahl và Van,t Klooster,1987) và làm tăng lượng thiếu nếu vitamin E và selenium sát giưới hạn Combs, 1976) Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường cung cấp sắc tố carotenoid có thể chuyển thành vitamin A Một trong những sắc tố này là - carotene (Flegal et al., 1971) và chuyển đổi nhiều nhất tiến hành tại ruột trong quá trình hấp thu (Sklan, 1983) Do vitamin A nhạy cảm với hao hụt oxy hoá nên người ta thường bổ sung các chất chống oxy hoá tổng hợp vào premix hoặc thức ăn hỗn hợp (Grundboeck et al., 1977)
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu về vitamin D
Vitamin D cũng thuộc nhóm vitamin tan trong dầu mỡ Vitamin D đã được dùng từ thế kỷ thứ 19 và có nguồn gốc động thực vật Từ năm 1919 mới có kết quả thực nghiệm sử dụng vitamin D trên gia súc: mở đầu là công trình của Mellanby (Anh), sau đến Me Collum và nhiều tác giả khác Chính Mellanby và Huldschinsky sau này đã tìm ra công thức vitamin D, đó là một lipit có nhân sterol
Theo Kirchgessner và Friesecke (1966), để đảm bảo đủ nhu cầu vitamin D3 cho gia cầm, cần phối chế vitamin D3 trong 1kg Premix thức ăn theo tiêu chuẩn sau : Gà úm là 2500UI, gà dò là 500UI, gà vỗ béo 1000UI
Theo tiêu chuẩn NRC nhu cầu vitamin D3 cho gà Broiler là 200UI/con/ngày
Gia cầm cần vitamin D để sử dụng hiệu quả canxi Sau khi hấp thu, vitamin được hydroxyl hoá tại vị trí 25 trong gan gà sau đó được chuyển vào thận, tại đây tạo thành chất chuyển hoá 1,25-dihydroxy (Ameenuddin et al., 1985) Tất cả các chất chuyển hoá của vitamin này đều ảnh hưởng tới sử dụng canxi theo cách này hoặc cách khác, nhưng chất 1,25 - dihydroxy - vitamin D có ảnh hưởng mạnh nhất Các chất chuyển hoá vitamin D làm giảm tổng hợp protein liên kết canxi trong ruột, thận và tử cung thông qua hoạt động của các
Trang 38chất chuyển hoá vitamin D làm giảm tổng hợp protein tại cấp độ phiên mã và hậu - phiên mã Các protein liên kết canxi từ nước tiểu và lắng đọng canxi tại vỏ trứng (Coty, 1980 ; Jande et al., 1981; Roth et al., 1981; Clemens et al., 1988)
Vitamin D có trong nguồn thực vật dưới dạng vitamin D2 và xuất hiện khi rọi tia tử ngoại vào ergosterol (Kobayashi và Yasumura, 1973) , trong khi đó vitamin D3 xuất hiện ở động vật khi chiếu tia vào 7 – dehydrocholesteron trong da (Beadle, 1977) Đối với gà, vitamin D3 hiệu quả hơn vitamin D2khoảng 10 lần (Hurwitz et al., 1967) Phần khác biệt lớn nhất trong hoạt động là tạo thành chất chuyển hoá trong gan, tại đây glucoromic hoá 25 – hydroxy – vitamin D2 tăng lên rất thuận lợi cho quá trình tiết mật (Le Van et al., 1981) Triệu chứng đại thể xuất hiện khi thiếu vitamin D là do giảm lượng protein liên kết trong ruột và thiếu canxi thu được từ thức ăn (McCarthy et al., 1984) Khi thiếu vitamin D, gà đang lớn sẽ bị chứng hạ canxi huyết gây còi xương qua việc làm rộng lớp sụn tại tiếp hợp và làm yếu cán xương dài (Noff et al., 1982 ; Long et al., 1984)
Người ta thường không chú ý tới hàm lượng vitamin D rất thấp trong nguyên liệu khi lập công thức khẩu phần, sử dụng premix đậm đặc sẽ thoả mãn hoàn toàn nhu cầu Sử dụng quá nhiều vitamin D có thể dẫn tới ngộ độc Chứng nhiễm độc, cùng với tăng canxi huyết và khoáng hoá mô mềm sẽ xuất hiện khi hàm lượng 1,25 – dihydroxy – vitamin D cao (Morrissey et al., 1977 ; Ratkowski et al., 1982) Những vấn đề về chân sẽ xuất hiện ở gà đang lớn do mất canxi xương (Cruickshank và Sim, 1987), nhưng ít có thay đổi rõ rệt xuất hiện ở gà mái ngoài hiện tượng giảm tăng trưởng (Ameenudddin et al., 1986) Mức độ ngộ độc vitamin D có thể chuyển vào trứng và tạo những vấn đề tương tự với phôi; tuy nhiên, tăng canxi huyết chỉ xuất hiện khi tái hấp thu vỏ và khi khoáng hoá xương tăng lên (Narbaitz và Fragiskos, 1984)
Trang 39Gia cầm không thể sử dụng hoàn toàn vitamin D trong thức ăn Loại vitamin này rất dễ bị phân huỷ do oxy hoá và có thể hao hụt rất nhiều trừ khi sử dụng chất chống oxy hoá bổ sung (Fritz et al., 1942) Thêm vào đó mycotoxin trong thức ăn cũng gây trở ngại cho việc sử dụng vitamin D khẩu phần (Bird, 1978; Gedek et al., 1978; Kohler et al., 1978) Hao hụt vitamin D do oxy hoá hoặc sử dụng ít có thể dẫn tới thiếu vitamin mặc dù hàm lượng khẩu phần vitamin D ban đầu đã vượt quá nhu cầu xác định (nghiên cứu của các tác giả thuộc Ban nông nghiệp - Hội đồng ngiên cứu quốc gia Hoa Kì (1994 [35])
1.2.1.3 Tình hình nghiên cứu về vitamin E
Vitamin E được Evans và Bishop phát hiện năm 1922 trong dầu thực vật như một “yếu tố” chống vô sinh ở chuột Năm 1963, Evans và Emerson tách được vitamin E từ phôi lúa mì và đặt tên là Tocoferol (tên Tocoferol là từ ghép của tiếng Hy lạp)
Cấu trúc hoá học của - Tocoferol được Fernholz phát hiện năm 1936 và cùng năm này thì Karrer với các cộng sự kết hợp với Smith, Ungnade và Prichard tổng hợp được vitamin E
Vitamin E khẩu phần được hấp thu tại ruột cùng với chất béo và nó lan toả theo sau hàm lượng lipoprotein giảm trong tuần hoàn (Massey, 1984) Từ đó số lượng vitamin E ở mô bằng với lượng vitamin E trong thức ăn và những mô nhận được phần nhiều nhất là ruột, gan nơi tích chất béo và cơ (Astrup, 1979)
Số lượng vitamin E cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của selenium đi cùng và vào môi trường có nguy cơ oxy hoá đối với hệ thống hay không Thiếu cả vitamin E và selenium đều dẫn tới tình trạng rỉ dịch, tạo nên tích tụ rỉ dịch màu xanh lá cây – da trời sền sệt dưới da do thương tổn bên trong biểu mô nhiều đoạn của hệ mạch (Scott, 1966) Bệnh về cơ ở mề, tim, và phần nào cơ vận động cũng rất rõ ràng Cơ
Trang 40vận động, đặc biệt là cơ ngực sẽ mắc bệnh nặng hơn khi sulfur amino acid cũng thiếu Chỉ cần tăng một mình chất selenium cũng có thể hạn chế tăng rỉ dịch và giảm đa số các bệnh về cơ rất nhiều (Combs và Scott, 1974)
Những yếu tố gây Stress khác như ozone trong môi trường (Bartov et al., 1981) hoặc chất béo peroxidase hoá (Budowski et al., 1979) hoặc axit béo mạch vừa (Ikumo, 1980) có trong thức ăn cũng làm tăng khả năng thiếu vitamin E Gà trưởng thành ít mẫn cảm với thiếu vitamin E hơn là gà đang lớn, và triệu chứng cũng khác nhau Gà trống vô sinh do tinh trùng không hoạt lực (Friedrichsen et al., 1980) Gà mái bị giảm sản lượng trứng và khả năng nở của trứng nếu thiếu cả vitamin E và selelium trong một thời gian dài (Lasthaw và Osman, 1974) Mặc dù selelium bổ sung có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này nhưng gà con nở ra từ những trứng này đặc biệt mẫn cảm với nhuyễn não (Bartov và Bornstein, 1980) và loạn dưỡng cơ (Ewen và Jenkins, 1967) Bổ sung quá nhiều vitamin E vào thức ăn cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt Nockel et al, (1976) báo cáo rằng cho ăn 8.000UI/kg làm giảm tăng trọng và làm lông biến thành màu sáp Nếu vitamin D và vitamin K ở mức sát giới hạn thì khi cho ăn quá nhiều vitamin E sẽ xuất hiện tương ứng bệnh còi xương hoặc đông máu (March et al., 1973; Murphy et al., 1981; Franchini et al., 1988) Tuy nhiên nếu vượt quá khẩu phần khoảng 100 tới 500UI/ kg lại rất có lợi để ổn định oxy hoá cho thịt gà (Lin et al., 1989) và thịt gà tây (Sheldon, 1984) (nghiên cứu của các tác giả thuộc Ban nông nghiệp - Hội đồng ngiên cứu quốc gia Hoa Kì (1994 [35])
Theo tiêu chuẩn NRC - 1994, ở gà con từ 0 – 8 tuần tuổi là 10UI trong khẩu phần
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình trạng thiếu vitamin hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin (hipovitaminosis) Hậu quả to lớn của nó là sức đề kháng của cơ thể giảm, nhiều bệnh truyền nhiễm kế phát theo, tốc độ sinh trưởng chậm, khả năng sản