1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng hoa văn trang trí thời lý (1009 1225) trong thiết kế nội thất

64 289 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ứng dụng hoa văn trang trí thời Lý (1009-1225) trong thiết kế nội thất
Tác giả Vũ Văn Tiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hương Giang, TS. Nguyễn Thị Vĩnh Khánh
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Mỹ Thuật Ứng Dụng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Mỹ Thuật Ứng Dụng
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 2,8 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (9)
    • 1.2. Nghiên cứu ngoài nước (10)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (14)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 2.2. Mục tiêu Nghiên cứu (14)
      • 2.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
      • 2.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (14)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • Chương 3. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA THỜI LÝ GIAI ĐOẠN 1009-1225 (18)
    • 3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng (18)
    • 3.2. Văn hóa (20)
      • 3.2.1. Văn hóa vật thể (20)
      • 3.2.2. Văn hóa phi vật thể (21)
    • 3.3. Giáo dục, khoa cử (21)
  • Chương 4. NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỒ NỘI THẤT THỜI LÝ (23)
    • 4.1. Đặc trưng trang trí của đồ nội thất thời Lý (23)
      • 4.1.1. Điêu khắc gỗ (23)
      • 4.1.2. Sơn ta (27)
    • 4.2. Đặc trưng tạo hình của đồ nội thất thời Lý (27)
      • 4.2.1. Đường nét (27)
      • 4.2.2. Hình khối (28)
  • Chương 5. NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC THỜI LÝ (29)
    • 5.1. Đặc trưng trang trí của kiến trúc thời Lý (29)
      • 5.1.1. Điêu khắc gỗ (29)
      • 5.1.2. Điêu khắc đá (30)
      • 5.1.3. Gạch đất nung (31)
    • 5.2. Đặc trưng tạo hình của kiến trúc thời Lý (33)
      • 5.2.1. Đường nét (33)
      • 5.2.2. Mảng, khối (35)
  • Chương 6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOA VĂN TRANG TRÍ (37)
    • 6.1. Đặc trưng xã hội ảnh hưởng đến hoa văn trang trí (37)
      • 6.1.1. Sóng nước (hay còn gọi hoa văn Thủy ba) (37)
      • 6.1.2. Hoa lá (39)
    • 6.2. Phật Giáo ảnh hưởng đến hoa văn trang trí (40)
      • 6.2.1. Rồng (40)
      • 6.2.2. Hoa (45)
      • 6.2.3. Lá Đề (50)
      • 6.2.4. Phượng (51)
      • 6.2.5. Con Trâu, con Ngựa (53)
      • 6.2.6. Sư tử (54)
    • 6.3. Ấn Độ giáo ảnh hưởng đến hoa văn trang trí thời Lý (55)
      • 6.3.1. Nhạc công thiên thần (Gandharva) (55)
      • 6.3.2. Nữ thần đầu người mình chim (56)
      • 6.3.3. Đầu tượng tiên nữ (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (63)

Nội dung

Với mục đích tạo cơ sở dữ liệu và làm tài liệu tham khảo cho giá trị nhằm bảo tồn và phát triển hoa văn trang trí thời Lý của Việt Nam, đồng thời đưa ra những luận cứ khoa học phục vụ đà

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tình hình nghiên cứu trong nước

Triều Lý (1009 - 1225) là triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta Thời Lý được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trải qua một ngàn năm bắc thuộc nghệ thuật độc đáo của ta bị dìm đi, mãi đến thời kỳ tự chủ đặc biệt là thời Lý nghệ thuật mới được nảy nở và phát triển thành nghệ thuật cổ điển vững vàng với nghệ thuật trang trí Trải qua các cuộc chiến xâm lược một số công trình nghệ thuật bị hư hoại nhưng vẫn để lại nhiều di sản quý báu, những di sản này trở thành những tư liệu có giá trị nghiên cứu Lịch sử mỹ thuật nước nhà

Qua các thế kỷ cho đến nghệ thuật trang trí thời Lý xuất hiện nhiều trong nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật gốm, trang trí trên các bia đá, cột… rất sinh động đa dạng về đề tài nhưng do thời gian, do chiến tranh tàn phá nên các dấu tích nghệ thuật đó là dấu ấn và ít dạng biểu hiện Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất, thạch cao… để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò… [4]

Hoa văn đặc trưng trong trang trí kiến trúc thời Lý đã được các nhà nghiên cứu và phân tích khá chi tiết

Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu hoa văn Thủy ba trong trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ thuật tạo hình hiện đại [1] Ngoài hoa văn Thủy ba trong mỹ thuật cổ, nhiều nhóm tác giả khác cũng đã nghiên cứu các hoa văn trang trí khác dùng nhiều trong trang trí và tạo hình đồ nội thất và kiến trúc, đặc biệt là là hoa văn Rồng thời Lý, ý nghĩa của hoa văn và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo hình hoa văn trang trí thời Lý [3-23]

Các nghiên cứu trên đều tập trung vào nghiên cứu các hoa văn trang trí nổi bật chủ yếu sử dụng trang kiến trúc và trang trí tượng, tập trung vào phân tích yếu tố Phật giáo ảnh hưởng đến hoa văn, nhưng các nghiên cứu về hoa văn trong trang trí sản phẩm nội thất và nội thất rất ít và còn sơ sài.

Nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu hoa văn trang trí sử dụng trong kiến trúc và và nội thất chủ yếu tập trung vào nghiên cứa hoa văn rồng và phượng hoàng Ở các nước phương Đông, do chịu ảnh hưởng lớn của Phật Giáo, Nho Giáo và Đạo giáo nên hoa văn trang trí đều thể hiện tính văn hóa và phong tục tập quán của con người

Rồng có mặt ở hầu khắp các khu vực trên thế giới Xét về hình dáng có thẻ phân thành rồng bò sát, rồng chim, rồng thú hoặc kết hợp của các loại này Xét về tính cách, có thể phân thành rồng cá, rồng thiện, rồng trung tính

Nhà dân tộc học người Nga D.V.Deopik (1993) đã viết “Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa” Còn Nhà Việt Nam học người Nga N.I.Niculin cũng nhận xét “Trong văn hóa truyền thống của người Việt, hình tượng con Rồng – một con vật tưởng tượng – trở thành biểu tượng quan trọng nhất… Chính người Việt từ ngàn xưa đã biết trồng lúa nước và đánh cá… Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng trong văn hóa Trung Hoa có nguồn gốc từ phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam và các quốc gia láng giềng….” [7-22] Ở Trung Hoa, trong hơn 30 năm trở lại đây, việc nghiên cứu hoa văn rồng cũng rất phát triển Các tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau (khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ - văn tự, văn hóa dân gian …) để tập trung lý giải một phần nguồn gốc thần thoại của con Rồng Có nhiều tác giả cho rằng con rồng nguyên mẫu có nguồn gốc từ rắn [19-9] Có nghiên cứu lại cho rằng con rồng có nguồn gốc từ cá sấu [15] Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu khác, có rằng rồng có nguồn gốc từ cá, hổ, sấm sét và cầu vồng, trâu, ngựa, lợn, cây từng, sinh thực khí nam [21-13] Tuy có nhiều nghiên cứu truy tìm nguồn gốc của rồng của nhiều học giả với nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng xu hướng cho rằng nguyên mẫu của rồng là rắn vẫn là phổ biến nhất

Rồng ở châu Mỹ, đa số là rồng thiện, là các vị thần của các cư dân địa phương Rồng Chac là của người Maya thân giống người, tai hươu, đầu quỷ (hoặc cá sấu) Rồng có tiếng kêu to và dài, tạo sấm và ban mưa

Rồng Quetzacoatl của nhiều tộc người Trung và Nam Mỹ có cánh nhưng không có chân, thân có lông vũ nhiều màu Rồng Quetzacoatl là biểu tượng của thần sáng tạo, thần tạo mưa, tạo lửa, thần bảo hộ nghệ thuật, v.v Sau khi chống lại thần chiến tranh bất thành, Rồng Quetzacoatl bỏ đi trên một bè gỗ do rắn thần kéo về phía mặt trời mọc [elfwood.lysator.liu.se]

Rồng châu Âu khá phong phú, chúng thường có hình dáng của các loại Rồng thú bốn chân (ngựa, cừu, sói, gấu, rắn), có cánh, thân ngắn, miệng phun lửa Về tính cách thì rồng châu Âu có cả Rồng thiện và Rồng ác Rồng thiện như Rồng rắn Akhekhu có thân dài, có bốn chân, mang lương thực cho mọi người, canh giữ sự an lành cho các Pharaoh ở thế giới bên kia; Rồng Wadjet có cánh, có sức mạnh vạn năng, biểu tượng cho vương quyền Rồng ác như Rồng thú đầu cá sấu Ammut luôn tìm bắt linh hồn những người phạm tội; Rồng rắn Apep biểu trưng cho sự tha hóa, từ thiện trở thành ác; Rồng rắn Denwen đe dọa các thần nên bị người đời nguyền rủa [elfwood.lysator.liu.se]

Khu vực miền tây và nam của Đông Nam Á, phần lớn cũng thuộc vùng văn hóa Rắn, vì vậy Rồng thân rắn, cánh rộng, biết bay, nó giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ giấc ngủ yên lành của trẻ em Loại Rồng này có nhiều khả năng là sản phẩm kết hợp của chim thần Garuda với rắn thần Naga trong thần thoại Ấn Độ Ở khu vực Nam Thái Bình Dương (Australia và New Zealand) có một số loài Rồng, đa số có nguyên mẫu thuộc họ thằn lằn, về tính cách có cả Rồng thiện và Rồng ác [dragonsempire.com] Ở khu vực Đông Bắc Á, người Korea và Nhật Bản đều cho rằng tổ tiên họ là chủ nhân sáng tạo ra Rồng Rồng Korea có hình dáng về cơ bản giống Rồng Trung Hoa, chân thường có bốn ngón Người Hàn cho rằng Rồng phát sinh ở bán đảo Korea có bốn ngón, đi sang phía đông đến Nhật Bản thì mất một ngón, còn đi sang phía tây thì mọc thêm một ngón, trở thành Rồng Trung Hoa Rồng ở Korea gọi là yong, được chia làm ba loại chính: Yong là loại

Rồng có quyền lực nhất, quản lý bầu trời Yo là loại Rồng không sừng, sống ở đại dương Gyo cư trú ở vùng núi, bảo vệ sự bình yên của mặt đất [dragonsinn.info]

Rồng Nhật Bản cũng có hình dáng gần giống Rồng Trung Hoa nhưng thân dài, giống rắn hơn, chân thường có ba ngón Người Nhật Bản cho rằng Rồng phát sinh ở Nhật Bản ban đầu chỉ có ba ngón, khi được truyền sang phía Tây thì mọc thêm ngón: đến Korea có bốn ngón, đến Trung Hoa có năm ngón [dragonsinn.info] Loại phổ biến nhất ở Nhật Bản là Rồng Ryo,xuất hiện khá sớm trong Thần đạo, là Long vương trú ngụ dưới biển sâu Loại Rồng thứ hai là Sei Ryu (thanh long), là thần trấn giữ phương Đông Loại Rồng thứ ba là Ryu, cai quản mây mưa, thuộc nhóm tứ linh, xuất hiện ở Nhật Bản cùng với Phật giáo

Phượng Hoàng là một con chim lửa huyền thoại thiêng liêng có thể tìm thấy trong các câu chuyện thần thoại của người Ai Cập, Ả Rập, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc, Ấn Độ giáo, người Phê-ni-xi, Trung bộ châu Mỹ, người Mỹ bản địa, v v… Ý nghĩa hoa văn phượng hoàng cũng được tìm thấy ở nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế giới

Trong thần thoại Ai Cập cổ đại và những huyền thoại bắt nguồn từ nó, Phượng Hoàng là một chim lửa cái linh thiêng với bộ lông đẹp có màu đỏ và vàng Biểu tượng của sự bất tử và bất khả chiến bại, của lửa và sự thần thánh [tinhhoa.net]

Trong thần thoại Trung Quốc, chim phượng hoàng là biểu tượng của âm và dương, cũng như một biểu tượng của mối quan hệ chính thức giữa nam và nữ, biểu thị những mối quan hệ hạnh phúc, may mắn, và sức mạnh lâu dài [zh-cn.shenyunperformingarts.org]

Tại Nhật Bản, cũng giống như ở Trung Quốc, Phượng Hoàng trở thành biểu tượng của Hoàng gia, đặc biệt là Nữ hoàng Loài chim thần thoại này đại diện cho lửa, mặt trời, công lý, sự phục tùng, trung thành, và các chòm sao phía Nam [tinhhoa.net]

Trong thần thoại Cơ Đốc giáo, phượng hoàng là một biểu tượng của Chúa Jesus, đại diện cho sự phục sinh, bất tử và cuộc sống sau khi chết của Chúa Jesus Các nền văn hóa Aztec, Maya và Toltec ở khu vực trung bộ châu

Mỹ đều có khái niệm về chim Phượng Hoàng, nó đại diện cho mặt trời, phước lành, sự phục sinh và hạnh phúc [crystalinks.com]

Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nguyên cứu nguồn gốc và ý nghĩa của các hoa văn, tuy nghiên việc nghiên cứu đặc điểm và sự khác biệt của chúng trong kiến trúc và nội thất thì rất ít được đề cập đến.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Hoa văn trang trí thời Lý ứng dụng trong thiết kế nội thất

- Đối tượng khảo sát: Hoa văn trang trí thời Lý

- Lĩnh vực nghiên cứu: Hoa văn trang trí và đặc trưng tạo hình trang trí hoa văn thời Lý trong các sản phẩm nội thất, kiến trúc.

Mục tiêu Nghiên cứu

Tìm hiểu được đặc trưng văn hóa và ảnh hưởng của nó đến Hoa văn trang trí (đặc trưng trang trí và tạo hình)trong đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225 nhằm xây dựng được bộ sưu tập các hoa văn thời Lý, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc và nội thất cổ thời Lý

- Tìm hiểu được đặc trưng văn hóa thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Đưa rađược các đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Phân tích được ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán đến đặc trưng trang trí và tạo hinh của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý đến đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225.

Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu văn hóa thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Đặc trưng trang trí và tạo hình của kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý đến đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những nội dung và mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

TT Nội dụng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

1 Tìm hiểu văn hóa thời Lý giai đoạn 1009-1225

- Phương pháp kế thừa: Tìm hiểu tài liệu có sẵn qua sách, báo, website vềvăn hóa thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát và chụp ảnhcác hoa văn trang trí thời Lý giai đoạn 1009-1225 đền vua Đinh – Lê (Ninh Bình), tại Bảo tàng dân tộc học và bảo tàng lịch sử (Hà Nội),

- Phương pháp đồ họa vi tính: Sử dụng các phần mềm đồ họa vi tính (Corel Draw, Photoshop, Cad, ) để vẽ lại các hoa văn trang trí thời Lý

2 Đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất thời

- Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sátcác hoa văn trang trí và tạo hình của đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009-

1225 đền vua Đinh – Lê (Ninh Bình), tại Bảo tàng dân tộc học và bảo tàng lịch sử (Hà Nội),

- Phương pháp đồ họa vi tính: Sử dụng các phần mềm đồ họa vi tính (Corel Draw, Photoshop, Cad, ) để vẽ lại các hoa văn trang trí đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Chụp ảnh các hoa văn trang trí và tạo hình của đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009-1225 tại đền vua Đinh – Lê (Ninh Bình), tại Bảo tàng dân tộc học và bảo tàng lịch sử (Hà Nội),

- Phương pháp kế thừa: Tìm hiểu tài liệu có sẵn qua sách, báo, website về các đặc trưng trưng tạo hình, đặc trưng trang trí của đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009- 1225;

- Phương pháp phân tích: Phân tích các đặc trưng tạo hình, đặc trưng trang trí của đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009 -1225

3 Đặc trưng trang trí và tạo hình của kiến trúc thời

- Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát các hoa văn trang trí và tạo hình thời của kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-

1225 đền vua Đinh – Lê (Ninh Bình), tại Bảo tàng dân tộc học và bảo tàng lịch sử (Hà Nội),

- Phương pháp đồ họa vi tính: Sử dụng các phần mềm đồ họa vi tính (Corel Draw, Photoshop, Cad, ) để vẽ lại các hoa văn trang trí kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-

-Chụp ảnh các hoa văn trang trí của đồ nội thất thời Lý giai đoạn 1009-1225 tại đền vua Đinh – Lê (Ninh Bình), tại Bảo tàng dân tộc học và bảo tàng lịch sử (Hà Nội),

- Phương pháp kế thừa: Tìm hiểu tài liệu có sẵn qua sách, báo, website về các đặc trưng trưng tạo hình, đặc trưng trang trí của kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225

- Phương pháp phân tích: Phân tích các đặc trưng tạo hình, đặc trưng trang trí của kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225

Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225

- Phương pháp phân tích: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng (văn hóa, phong tục tập quán ) đến đặc trưng tạo hình và trang trí của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA THỜI LÝ GIAI ĐOẠN 1009-1225

Tôn giáo, tín ngưỡng

Thời nhà Lý đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian,

Phật, Đạo, Nho Đó là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn Thời Lý, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt [6]

Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền gồm tín ngưỡng thần linh, vật linh, thục thờ Mẫu v.v , pha trộn với Đạo giáo đã được tự do khuyến khích phát triển Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý Đạo học, Phật học và Nho học được đưa vào nội dung các kỳ thi

Tam giáo Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý và được coi như một Quốc giáo Hầu hết các vua Lý đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật Ở thời kỳ này nhiều chùa chiền đã được xây dựng nhưchùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu

Giống như thời Đinh – Lê, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước Họ chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh [22] Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy [11]

Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay còn nhỏ, thái hậu buông rèm chấp chính Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị đoan, bắt nhịp với Đạo giáo và tín ngưỡng cổ truyền [11] Tuy những mối dị đoan không làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào những điều không chính đáng [11]

Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau [20] Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tôn giáo

Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý [18] ; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư [18]

Văn hóa

Sự phát triển chung của nền văn hóa dân tộc đã có tác động lớn đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và tạo hình Thời Lý đã có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc

Những công trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu

Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xây dựng kinh thành và các cung điện: phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ; mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía [16]

Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng Long Công trình Hoàng thành Thăng Long mang các đặc điểm: đẹp, công phu, phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí rất tinh xảo, quy hoạch thống nhất và cân xứng Kiến trúc Hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long

Do sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý, chùa chiền mọc lên khắp nơi, được chia làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam [18] Nổi tiếng nhất là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa

Diên Hựu (chùa Một Cột)

Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, tháp Chiêu Ân, tháp Phật Tích, tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Vạn Phong

Thành Thiện Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung vua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám [18]

3.2.2 Văn hóa phi vật thể Đến cuối thế kỷ XV, văn hóa Việt Nam đã trải qua hai cuộc đại hội tụ

Cả hai cuộc đại hội tụ đều đã để lại những dấu ấn sâu sắc và đặc sắc rất đáng tự hào đối với lịch sử văn hóa Việt Nam

Lần thứ nhất là cuộc đại hội tụ của những thành tố nội sinh xuất hiện từ rất lâu đời nhưng lại bị tản mạ trong lòng xã hội tiền sử, kết quả lớn nhất mà cuộc đại hội tụ mang lại là đã khai sinh ra văn minh sông Hồng, còn gọi là văn minh Văn Lang hay văn minh Đông Sơn Bản chất của cuộc đại hội tụ lần thứ nhất là không ngừng liên kết và mở rộng để xây dựng một cõi giang sơn riêng, một bản lĩnh tồn tại riêng và một bản sắc văn hóa đầy sức sống riêng Lần thứ hai là cuộc đại hội tụ gắn liền với quá trình xây dựng và khẳng định kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất của nước nhà Đặc điểm lớn nhất, xuyên suốt nhất và bao trùm nhất của cuộc đại hội tụ lần thứ hai là quá trình phục sinh những giá trị lớn của văn minh Sông Hồng, đồng thời sáng tạo những giá trị mới, thể hiện tư thế mới, tầm vóc mới, năng lực mới và bản lĩnh mới của các khối cộng đồng cư dân người Việt.

Giáo dục, khoa cử

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống [9] Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo nên Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này

Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân – một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học [18] Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán [5]

Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh thành Thăng

Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó [18]

Vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó

Các khoa thi đòi hỏi người ứng thí phải thông hiểu kiến thức cả ba đạo Nho, Phật và Lão mới có thể đỗ đạt Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông

Nhìn chung, văn hóa thời Lý là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt Nó đã khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ, đồng thời cải biến tích hợp những yếu tốt văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình Nó là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tốt bác học, giữa Phật, Đạo và Nho.

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỒ NỘI THẤT THỜI LÝ

Đặc trưng trang trí của đồ nội thất thời Lý

Phương pháp trang trí chủ yếu của đồ nội thất thời Lý chủ yếu gồm 3 loại chính điêu khắc, chạm khảm và sơn, đồng thời sử dụng phương pháp thủ công là chính Văn hóa thời Lý ảnh hưởng mạnh mẽ đến đặc trưng trang trí của đồ nội thất thời Lý lúc bấy giờ

4.1.1 Điêu khắc gỗ Điêu khắc gỗ thời Lý vô cùng nổi tiếng với các sản phẩm tiêu biểu như Ngai, khám, hương án, bát biểu, hòm sắc… Được điêu khắc công phu

Phương pháp điêu khắc chủ yếu gồm 2 loại chính là điêu khắc đường và điêu khắc âm dương

Nghệ thuật điêu khắc gỗ là một nghề truyền thống nổi bật của thời Lý Công cụ sử dụng đơn giản, công nghệ sản xuất thủ công đã tạo ra những sản phẩm có tính nghệ thuật vô cùng tinh xảo

Hoa văn trên sản phẩm điêu khắc chủ yếu như Tùng, Cúc, Trúc, Mai,

Cuốn thư, Nghiên mực, cung tên, Hổ phù

Các bước chủ yếu trong quá trình điêu khắc gỗ thời Lý gồm: Vẽ đồ án hoa văn, đục, khắc rỗng như hình 4.1 Điêu khắc dạng đường chủ yếu dùng ở phần khung gỗ, bộ phận chịu lực như phần chân Vừa có tính trang trí vừa có tính kết cấu, đồ án hoa ăn được nhấn mạnh Điêu khắc đường rất đơn giản, gồm 2 loại chính là điêu khắc đường âm (chìm) và điêu khắc đường dương (nổi) Hoa văn được tạo thành của khắc đường âm gồm cánh Hoa Sen, Hồi văn, Rồng cỏ đường nét vô cùng đẹp đẽ, giống với tự nhiên, thể hiện rõ tỷ lệ giữa đường nét lõm xuống so với bề mặt của sản phẩm(hình 4.2 và 4.3) Điêu khắc đường phần lớn dùng cho chi tiết kế cấu khung và bộ phận chân gỗ, nhằm mục đích làm tăng hiệu quả thị giác tròn mượt của cấu trúc chịu lực, đồng thời mang lại cảm giác về xúc giác rất phong phú và rõ ràng

Hình 4.1: Quá trình điêu khắc gỗ (a) Vẽ đồ án; (b) Đục; (c) Khắc rỗng

Hình 4.2: Chạm khắc đường dạng cánh Hoa Sen và Rồng

Hình 4.3: Chạm khắc đường dạng Hồi Văn

Nguồn: Tác giả chụp Điêu khắc âm dương chủ yếu dùng ở các phần phía trên bề mặt của sản phẩm, đồ án tinh xảo mạnh mẽ, có tính trang sức cao, không mang tính kết cấu Phương pháp điêu khắc âm dương là tiện bỏ đi mặt âm và mặt dương trên bề mặt của sản phẩm theo đường khung của hoa văn Đường giao của mặt âm dương sẽ hình thành hoa văn, sau đó phun sơn lên mặt lồi của nó 1 lớp sơn màu vàng, tiếp đó dát vàng lên để giống như vàng thật, mục đích là làm cho hoa văn phong phú hơn Điêu khắc âm dương thể hiện rõ ở phần lồi lên của hoa văn Vị trí của khắc âm dương chủ yếu ở các phần không chịu lực nằm ở phía trên bề mặt của sản phẩm, vì vậy đồ án tinh xảo mạnh mẽ, có tính trang sức cao, không mang tính kết cấu Hoa văn của điêu khắc âm dương thường là động vật và thực vật (hình 4.4, 4.5) [14]

Hình 4.4: Chạm khắc âm dương hoa văn Phượng

Hình 4.5: Chạm khắc âm dương hoa văn Rồng cỏ

Thời Lý nghệ thuật sơn gọi là Sơn ta.Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số sinh viên Việt Nam đầu tiên theo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương như Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta a vào làm tranh Sơn mài

Năm 1010, Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long đã xuất 2 vạn quan tiền để làm 8 ngôi chùa, tạc hơn 1000 pho tượng Phật, vẽ hơn 1000 bức tranh Phật Việc xây dựng kinh đô, chùa tháp lộng lẫy đã góp phần phát triển nghề sơn, tăng cường đội ngũ thợ sơn vẽ

Sơn Ta được dùng để sơn kiệu, long đình trong đền thờ, chùa tháp, khay tráp, mâm bồng, giường tủ trong lễ hội Sơn sống được pha với dầu trẩu làm sơn quang dầu, tăng độ bóng, chống bụi, chống mưa cho đồ vật dụng

Việc pha chế sơn ta có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sản phẩm Vì vậy, công đoạn pha chế sơn ta, đòi hỏi người thợ sơn phải có kinh nghiệm từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc, cho đến khâu thử sơn chín

Công dụng Sơn Ta là phủ lên đồ vật như cái khay, cái tráp, đôi guốc, đồ thờ nhằm tôn vẻ lộng lẫy.

Đặc trưng tạo hình của đồ nội thất thời Lý

Các yếu tố tạo hình trong điêu khắc gồm có: đường nét, mảng, hình khối

Và được ứng dụng trong hầu hết các sản phẩm nội thất

4.2.1 Đường nét Đường nét trong điêu khắc không giống với cách vẽ đường nét trong tranh Ở đây sự kết hợp giữa các khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tác phẩm Trong điêu khắc thời Lý, từ tượng tròn đến phù điêu, đều sử dụng đường cong, nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển nhịp nhàng, hầu như không xuất hiện đường thẳng, nét thẳng

Sự biểu hiện của điêu khắc ở các dạng khối gồm khối lồi – khối lõm, khối đóng – khối mở, khối mềm – khối cứng, khối tĩnh – khối động… Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau [4]

Có nhiều cách biểu hiện khác nhau về khối và hình trong từng giai đoạn khác nhau của thời Lý, đặc biệt chú ý đến cách tạo hình giống thực

Hình khối thể hiện trong điêu khắc thường biểu hiện bằng khối tròn, chắc và đóng kín Cách sử dụng khối kiểu này đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc mang tính hiện thực.

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC THỜI LÝ

Đặc trưng trang trí của kiến trúc thời Lý

Nghề chạm gỗ dùng trong kiến trúc nổi tiếng từ thời Lý Những bức chạm ở thượng điện chùa Thái Lạc, cánh cửa chùa Phổ Minh (Hà Nam)… là những bằng chứng hùng hồn về tài năng điêu khắc của nghệ nhân thời Lý huy hoàng

Trên bộ cửa chùa Phổ Minh được làm bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề (hình 5.1) Rồng còn được dùng trong điêu khắc đầu dư của kiến trúc (hình 5.2), trang trí trên cửa (hình 5.3)

Hình 5.1: Rồng chạm khắc gỗ trên cửa chùa Phổ Minh

Nguồn: Tác giả chụp, Hoa văn Đại Việt

Hình 5.2: Rồng chạm đầu dư, chùa Long đọi

Hình 5.3: Rồng trang trí trên cửa, chùa Dạm (chùa Bà Tấm)

Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong các kiến trúc đình chùa vô cùng tinh tế và tỉ mỉ

5.1.2 Điêu khắc đá Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối, mang cái trung dũng tĩnh tại và cái

“hư không “của Phật Giáo Bên cạnh đó, điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm Điêu khắc đời Lý độc đáo, chủ yếu trên gốm và trên đá Điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá Những bức chạm này ngoài việc trang trí cho các bệ tượng và bia đá, thường gắn liền với kiến trúc, trang trí các bộ phận của kiến trúc như mặt ngoài của Tháp, lan can, thành bậc, cửa, chân tảng kê cột

Hoa văn điêu khắc gồm sóng, hoa lá, rồng mây, chim và cả hình người Những đề tài này phần lớn được sử dụng phổ biến và thường xuyên trên nhiều di vật thuộc những di tích khác nhau cả về thời gian và không gian (hình 5.4, 5.5)

Hình 5.4: Hoa văn Thủy Ba hình nấm ở chân tháp Phổ Minh

Hình 5.5: Hoa văn Thủy Ba hình nấm trên bệ tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích

Nguồn: Tác giả chụp 5.1.3 Gạch đất nung

Gạch khắc hình rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc thời Lý a) Gạch hình vuông, hình chữ nhật

Gạch có kiểu dáng gần vuông và hình chữ nhật Trên một mặt in nổi 2 dòng chữ Hán trong ô chữ nhật lõm “Lý gia đệ tam Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (chế tạo vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4, đời thứ 3 nhà Lý), màu đỏ tươi, đanh chắc, chữ trên bề mặt vẫn còn sắc nét (hình 5.6)

Hình 5.6: Gạch nung hình gần vuông (hoàng thành Thăng Long)

Nguồn: Tác giả chụp b) Gạch hình lục giác

Gạch hình lục giác, 2 góc vát, trên một mặt in nổi 2 con rồng cuốn trong ô hình lá đề, màu đỏ tươi (hình 5.7) Loại này tìm thấy ở Quần Ngựa, thành Thăng Long

Hình 5.7: Gạch hình lục giác (Bảo tàng lịch sử)

Nguồn: Tác giả chụp b) Gạch hình tam giác

Gạch hình tam giác thời Lý có 2 loại là hình tam giác lệch và hình tam giác cân

Gạch hình tam giác lệch có số lượng ít, dễ mủn, màu đỏ tươi, trên bề mặt trang trí hình rồng cuộn trong khung hình tròn, xung quanh trang trí hoa văn xoắn móc, cúc dây, nếu ghép 2 viên lại thành một viên hình vuông (hình 5.8)

Hình 5.8: Gạch hình tam giác lệch (Bảo tàng lịch sử)

Gạch hình tam giác cân dùng để lát nền, tuy nhiên loại này tương đối nhỏ màu đỏ sẫm, trên mặt trang trí 1/4 bông hoa cúc, góc có các móc xoắn uốn lượn mềm mại, hoặc có viên khác trên mặt chỉ trang trí những móc xoắn dài uốn lượn.

Đặc trưng tạo hình của kiến trúc thời Lý

Phong cách biểu hiện của hoa văn trang trí kiến trúc có thay đổi, nhưng trước sau vẫn thống nhất, phần lớn sử dụng những đường nét cong thanh, hình khối tròn chắc và dẻo trên các tượng, chạm tỉ mỉ, tinh tế và điêu luyện, dùng nhiều đường lượn trang trí trên các mặt phẳng, chúng dàn trải kín các đồ án với sự cân đối nhịp nhàng và nguyên tắc chặt chẽ Chính sự ổn định của đời sống xã hội đã tạo sự ổn định tương đối của nghệ thuật, mọi hình tượng của mỹ thuật đều trở thành chuẩn mực và có ý nghĩa Cùng một đề tài nhưng trên các di tích khác nhau cả về thời gian và không gian, hình hiện ra luôn có một cái chung thanh tú, tinh tế, tươi mát, mềm mại, tròn trịa và ổn định đến chuẩn mực Đường cong được sử dụng khá nhiều trong kiến trúc, đặt biệt là trong tạo hình mái nhà (hình 5.9)

Hình 5.9: Phượng trang trí mái nhà

Nguồn: Hoa Văn Đại Việt

Hình tròn cũng được dùng khá phổ biến kết hợp với các loại hoa văn dạng hoa bên trong (hình 5.10)

Hình 5.10: Hình tròn trang trí đầu ngói ống

Nguồn: Hoa Văn Đại Việt

Tạo hình khối sử dụng nhiều các dạng khối hình học như hình tròn (ở mặt tròn trang trí Tháp Chương Sơn, hình 5.11), hình vuông chéo thành hình thoi (sườn bia Tháp Chùa Đọi), hình tam giác, hình lục giác (gạch nung ở hoàng thành Thăng Long)

Tạo hình dạng mảng sử dụng nhiều như mảng hình chữ nhật (bệ tượng Phật Tháp Chương Sơn, bệ tượng Phật Chùa Phật Tích hình 5.12)

Hình 5.11: Bệ đá hình tròn Tháp Chương Sơn

Ngoài ra sử dụng dạng tạo hình khối hữu cơ như hình cánh hoa sen (ở chân cột Chùa Phật Tích hình 5.13) và hình lá đề (ở trang trí Tháp các Chùa Phật Tích và Chương Sơn hình 5.14)

Hình 5.12: Bệ đá hình chữ nhật chùa Phật Tích

Hình 5.13: Hình cánh sen ở chân cột chùa Phật Tích

Hình 5.14: Hình lá đề trang trí rồng, chùa Phật Tích

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOA VĂN TRANG TRÍ

Đặc trưng xã hội ảnh hưởng đến hoa văn trang trí

Do đặc trưng về xã hội nên các di tích mỹ thuật thời Lý hầu như là nhà nước tổ chức xây dựng bằng công quỹ quốc gia

Thời Lý lúc bấy giờ với đặc trưng là nước nông nghiệp lúa nước Vì vậy, nguồn nước vô cùng quan trọng đối với sự sống Cũng vì vậy mà hoa văn trong tạo hình kiến trúc thời Lý chủ yếu gồm các đường cong dạng sóng nước, đường cong hình sin, mà đặc trưng nhất là hoa văn sóng nước hay còn gọi là Thủy ba

6.1.1 Sóng nước (hay còn gọi hoa văn Thủy ba)

Hoa văn sóng hay còn gọi là hoa văn Thủy ba Trong tiếng Hán Việt, thủy nghĩa là nước, ba là sóng, thủy ba tức là sóng nước Ở một cách hiểu khác thuỷ ba không chỉ là sóng nước mà còn mang ý nghĩa là khởi nguồn của sự sống, là khởi nguồn của mọi nguồn năng lượng, nó phản ánh sự luân chuyển không ngừng của sự sống

Hình tượng nước và sóng đã tồn tại rất lâu trong tiềm thức và quan niệm nói chung của nhân dân ta, hình tượng này được coi như một biểu tượng quan trọng và được trân trọng lưu giữ qua những hình thức khác nhau

Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người với vũ trụ Ở phương Đông, thiên nhiên ưu đãi, giữa con người với vũ trụ dường như không có điều gì tách biệt Cái cơ sở ban đầu ấy dần dần được người phương Đông khái quát thành tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, con người chỉ là một tiểu vũ trụ “Thiên nhân hợp nhất” là xuất phát điểm của triết học phương Đông Nó là cơ sở quyết định những đặc điểm khác của nền triết học này Việc xuất hiện hình tượng thủy ba trong tạo hình phương Đông bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước

Chính vì vậy, nguồn nước là nền tảng, là khởi nguồn của sự sống, của vạn vật trong đó có con người Nước được đưa lên thành một vật chất hữu linh và hiện còn tồn tại những dấu tích thờ thần nước như đền Tam Giang (đền Cô Bơ, Mẫu Thoải tại Hà Nam), đền Lảnh Giang (đền Quan Lớn Đệ Tam tại Hà Nam), đền Diềm (Bắc Ninh)…, lễ rước nước, lễ mộc dục (tắm tượng thần, thần vị)… được cho là nghi thức tâm linh rất đặc sắc của cư dân lúa nước

Xét về quá trình hình thành và phát triển của hoa văn thủy ba thì thủy ba hình nấm, thủy ba hình núi và thủy ba hình sin phát triển rực rỡ nhất dưới thời Lý

Hoa văn thủy ba thường được chạm ở phần dưới cùng của bệ tượng, trụ rồng, đế bia và nhiều mảng chạm những đề tài khác, có khi thành một dải ngang kéo dài viền dưới các đồ án như ở chân tảng cột Chùa Phật Tích (Hà Bắc), lan can bậc cửa của Chùa Bà Tấm (Hà Nội) và Chùa Hương Lãng (Hải Dương), diềm chân các mảng trang trí mặt ngoài Tháp Chương Sơn (Hà Nam Ninh) và Tháp Chùa Đọi (Hà Nam Ninh) có khi xếp chồng chất nhau thành nhiều đợt dàn ngang phủ kín cả mặt bên chân bia Tháp Chương Sơn và Tháp Chùa Đọi, phủ kín nửa dưới bệ tượng Phật Chùa Phật Tích và trụ rồng Thăng Long (Hà Nội), phủ kín cả mặt ngoài lan can Tháp Chương Sơn, có khi được chạm rất sâu và thành những hình lớn xếp vây quanh các khu đất vuông và tròn ở Chùa Giạm (Hà Bắc)

Thủy ba hình nấm thời Lý theo một khuôn mẫu nhất định, có phần sóng lừng là ba đường chạy ngang song song uốn lượn hình sin kéo dài, kèm xen kẽ các sóng lệch pha ngắt quãng, phần nấm nhô cao, uốn lượn hài hòa, khi các dải được xếp hàng song song nhau (Bệ tượng chùa Phật Tích) trông rất lộng lẫy choáng ngợp (hình 6.1)

Hoa văn thủy ba mang ý nghĩa văn hóa và triết học sâu sắc, nó đi vào tiềm thức con người ảnh hưởng lên những sáng tác mỹ thuật đương đại tạo ra những tác phẩm giữ tính truyền thống mà vẫn mang vẻ đẹp hiện đại

Hình 6.1: Thủy ba trên bệ tượng chùa Phật Tích

Hoa lá thường dùng là hoa Sen, hoa Cúc, hoa Mai được chạm xen kẻ, trong sự tươi mát cứ toát ra thế cân bằng của sự hoà hợp giữa hai yếu tố khác biệt để tạo thế thống nhất, đó là cuộc sống, cũng là cầu phúc cho cuộc sống con người Các loại hoa này được dùng để trang trí nhiều trên đồ mộc, gạch đất nung lát nền, bậc

Hoa văn thực vật trên đồ nội thất và kiến trúc thời Lý như hình 6.2, 6.3

Hình 6.2: Cúc, Sen, Ngọc ở tháp Chương Sơn, Nam Định

Nguồn: Hoa văn Đại Việt

Hình 6.3: Hoa Mai và lá Cúc ở bệ đá chùa Thầy

Nguồn: Hoa văn Đại Việt

Phật Giáo ảnh hưởng đến hoa văn trang trí

Thích Ca Mâu Ni sinh vào khoảng 565 - 485 TCN, theo Phật giáo Nam truyền thì Ngài sinh khoảng 624 - 544 TCN hoặc khoảng 623 - 543 TCN Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Phật giáo Vốn tên gọi là Tất Đạt Đa, họ Kiều Đạt Ma, thuộc dòng họ Sát Đế Lợi Đức Phật có mối quan hệ gần gũi với con rồng, truyền thuyết kể lại: Khi ngài sinh ra, có 9 con rồng phun nước cho Ngài tắm, rồi Ngài bước lên 7 đóa sen, một loài hoa của Phật

Hoa văn Rồng là một trong những hình nghệ thuật được chạm phổ biến ở thời Lý, có trên nhiều Chùa Tháp lớn Nó xuất hiện hàng loạt, nhưng trong mỗi đồ án thường có một hay hai con rồng Những con rồng thời Lý ở trong các đồ án rất khác nhau, kích thước to nhỏ khác nhau và thuộc những di tích

Lý xây không cùng thời gian và không gian, tuy nhiên đều rất thống nhất ở kết cấu tạo hình

Trong kết cấu đình chùa thời Lý, hình tượng con rồng xuất hiện ở nhiều nơi như trên nóc, trên kèo cột, trên cầu thang… mỗi thời hình tượng rồng lại có một phong cách khác nhau

Ngôi chùa điển hình của Việt Nam là chùa Diên Hựu, được xây từ thời vua Lý Thánh Tông gắn với giấc mộng gặp Quan Âm ngồi trên tòa sen đến dẫn vua lên đài Ngôi chùa được xây theo hình một bông sen nở nghìn cách làm tòa sen của Quan Âm.Trên nóc ngôi chùa, hình tượng con rồng cũng mang đặc điểm của triều đại Lý (như lưỡng long tranh châu, xuất hiện ở chùa Phật Tích, hình 6.4), giống như hình tượng con rồng ở chùa Một Cột Tuy nhiên, trên nóc chùa Một Cột hiện nay sau nhiều lần tu sửa thì lại là con rồng thời Nguyễn với kiểu song long triều nguyệt

Hình 6.4: Lưỡng long tranh châu chùa Phật Tích

Vì vậy có thể nói rằng con rồng thời Lý có mối quan hệ với Phật giáo Đặc điểm chung của rồng thời Lý thể hiện ở đầu rồng, thân rồng và chân rồng [10-8]

Rồng đầu nhỏ với miệng mở, thường nhe ra để lộ hai hàm răng đang ngậm hoặc vờn một viên ngọc hay tinh tú đang xoay Đầu Rồng với cổ ngước cao, mắt Rồng to tròn và hơi lồi, trên lông mày kết xoắn, và trán kết xoắn, hàm trên kéo dài, uốn, xung quanh có đao lửa (hình 6.5)

Mào, mũi và bờm là những bộ phận được cấu tạo rất sinh động bằng những đường nét rất tự nhiên

Mào chùm lấy toàn bộ môi trên và quyện với răng nanh xoắn hình đám mây bồng bềnh đang bay

Túm râu con rồng mềm mại, kết xoắn uốn lượn như làn sóng hướng về phía trước thu nhỏ lại

Hình 6.5: Đầu rồng trang trí mái nhà thời Lý

Nguồn: Hoa văn Đại Việt

Râu và mào rồng hướng về phía trước tạo nên một hình ảnh giống chiếc lá Răng nanh kéo dài xoắn với môi trên thành đường sống của chiếc mào có đường viền lăn xoăn như ngọn lửa đang bốc cao Hàm trên kéo dài giống như Vòi rồng, đao lửa thực ra là đao nước, khí Hàm dưới kéo dài, uốn hình sin Tai rất nhỏ

Hai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau uốn lượn vút ra sau Bờm tỏa ra từ sau gáy hướng về phía sau lưng trong tư thế phấp phới như có gió thổi

Mũi rồng là những đường cong xếp chồng nhau tạo ấn tượng về nguồn nước, được kéo dài thành hình vòi

Phía trên mắt có những hoạ tiết hai đầu cuộn lại cùng chiều như số 3 ngửa và ngược chiều như hình chữ S, quanh mép có những lông măng và từ đó có một mảng kéo dài ra bốc lên lượn sóng làm bờm tóc Ở con rồng Lý, đầu Rồng không có sừng như con Rắn, mà nó có mào như ngọn lửa, có văn dạng xoắn tựa số 3 ngửa và chữ S là dấu hiệu của sấm chớp, có viên ngọc (hoặc tinh tú) đều mang tính dương

Thân Rồng liền mảng với đuôi thon tròn và kéo dài trong nhịp uốn thoăn thoắt như nhỏ dần mà nếu không để ý vị trí hai chân sau thì không phân biệt được

Thân rồng Lý có nét nổi bật không thời nào có đó là thân rồng hình tròn lẳn, da trơn, to từ cổ nhỏ dần đến đuôi, không có vảy Thân rồng thường có 11 đến 13 khúc, các khúc có cung độ đều nhau và uốn lượn hình thắt miệng túi đáy tròn, miệng thắt nhỏ hơn (hình 6.6)

Hình 6.6: Thân rồng ổ ở tháp Chương Sơn thời Lý

Nguồn: Hoa văn Đại Việt

Thân rồng trong tư thế mềm mại tự nhiên như đang bay, có lẽ do nguồn gốc xuất thân đã quy định đến đặc điểm này của con rồng

Hình dáng thân Rồng thể hiện theo lối nhìn nghiêng, uốn lượn mềm mại (như hình giun đất uốn lượn hay còn gọi là rồng giun, rồng lãi) Các khúc uốn lượn phình to và co lại gần nhau (như hình túi phình đáy, miệng co) đặt xuôi, đặt ngược đều đặn, liên tục thu dần về đuôi Mình Rồng tròn để trơn (chỉ có vẩy trên thân rồng to, chạm nông nên trông vẫn trơn mượt) Toàn bộ thân hình Rồng nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi, quy gọn vào một nửa hình lá Đề Toàn thân Rồng giống thân rắn mang tính âm, thường ở dưới đất giữa những hoa lá

Rồng có 4 chân Chân rồng thời Lý có 2 loại là loại 3 móng vuốt và loại có 5 móng vuốt Loại rồng 4 chân có khuỷu và mỗi chân đều 3 móng biểu trưng cho một xứ phiên thuộc

Dù loại có 3 móng vuốt hay 5 móng vuốt cũng đều nhỏ nhắn, có 3 đốt và có móng vuốt sắc như móng chim Ở khuỷu chân có một cụm lông hình chỏm mây bay về phía sau mềm mại (hình 6.7)

Hình 6.7: Rồng 4 chân, 3 móng vuốt thời Lý

Bốn chân nhỏ thanh với móng cong nhọn sắt như móng chim mà lúc nào cũng như bơi trong không gian, hai chân trước mọc so le nhưng hai chân sau lại mọc cùng một chỗ mà ở đồ án trong hình tròn hoặc hình thoi thì luôn có một chân sau vắt qua thân

Ấn Độ giáo ảnh hưởng đến hoa văn trang trí thời Lý

6.3.1 Nhạc công thiên thần (Gandharva)

Chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo của người Chăm, nhạc công thiên thần (Gandharva) cũng được sử dụng trong trang trí kiến trúc thời Lý, thể hiện hình ảnh đoàn nhạc công tấu nhạc mừng Đức Phật đản sinh Đồ án hình các nhạc công (Gandharva) được chạm ở bốn cạnh bên của một số tảng đá kê chân cột ở chùa Phật Tích (hình 6.24)

Dàn nhạc gồm 10 nhạc công chia làm hai nhóm đứng thành hai phía, ở giữa là lá đề to biểu tượng cho nhà Phật Lá đề có viền quanh các hoa văn dấu hỏi, ở giữa là ba bông hoa cúc, đỡ phía dưới là một đài sen Các tiên nữ nhạc công ở đây đều được chạm theo lối nhìn hơi chếch nghiêng, điểm tô thêm những đao lửa cuộn xoắn như những dải lụa mềm mại, phía dưới là các hoa văn sóng nước

Nửa bên trái của dàn nhạc, từ trái qua phải thấy có người đang cầm dùi đưa lên trong động tác đánh trống Đây là loại trống da có hai vòng đai chắc chắn Tiếp đó là người đang dang rộng tay kéo nhị, cần kéo dài, phía trên được uốn cong lại Tiếp đến nữa là người đang khảy đàn tranh Người thứ năm là người biểu diễn sênh

Hình 6.24: Nhạc công thiên thần trang trí tại chùa Phật Tích

Nửa bên phải của dàn nhạc, tiếp tục có người đang đưa tay dập phách Tiếp đến là người đang nắn nót đánh đàn tỳ bà Người thứ ba cũng đang chụm mồm thổi sáo nhưng đây là loại sáo dọc (tiêu) Người thứ tư đang gảy đàn nguyệt Các nhạc công này đã dùng tay trái để gảy đàn Cuối cùng là người đang vỗ trống Đây là loại trống thắt eo giữa được các nhạc sĩ gọi đó là

“phong yêu cổ” Trống này treo ngang ngực và hai tay vỗ hai mặt

6.3.2 Nữ thần đầu người mình chim

Chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo của người Chăm, có thể gặp ở những dạng tượng người chim chùa Phật Tích, chùa Long Đọi

Tượng nữ thần đầu người mình chim có đặc điểm chung là nửa thân trên là người, nửa dưới là chim, với tư thế đậu trên một đấu hai cánh xòe xuôi theo thân; khuôn mặt tròn, tóc búi cao thành chỏm, mắt nhìn thẳng hướng; chân có móng chắc và khỏe, hai chân mập khỏe, móng có lông vũ; bộ đuôi to khỏe cong lượn tỏa lên trên, chạm vào cả búi tóc trên đỉnh đầu; hai tay đang biểu diễn nhạc cụ khác nhau như: đàn, trống Phong Yêu (còn gọi là trống Tầm Bông, hình 6.25), chũm chọe, ống tiêu

Hình 6.25: Nữ thần đầu người mình chim chùa Phật Tích

Hình tượng nữ thần đầu người mình chim sống động giống như một tiểu thiên thần đang bay lượn ca hát trong tiếng nhạc du dương như hướng con người về với cõi Tây phương cực lạc, nó thể hiện sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật Phật giáo thời Lý đạt đến đỉnh cao trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, cũng như vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội cũng như sự tiếp thu, giao lưu văn hóa Việt – Champa thời kỳ này

6.3.3 Đầu tượng tiên nữ Đầu tượng tiên nữ (hình 6.26) có khuôn mặt bầu tròn, phúc hậu Đôi mắt dài với khuôn lông mày nhỏ uốn cong, chiếc mũi thanh tú Cặp môi mỏng, như nhoẻn miệng cười Tóc búi cao thành bầu tròn lên đỉnh đầu, được trang trí những bông hoa cúc nở

Hình 6.26: Đầu tượng tiên nữ chùa Phật Tích

Hình ảnh các tiên nữ rất phổ biến ở Ấn Độ – Đông Nam Á với tên gọi là Apsara Đây là những tiên nữ làm nhiệm vụ ca hát trên cung trời của Đế Thích (Indra), một vị thần lớn trong thần thoại Ấn Độ được Phật giáo du nhập để phục vụ Đức Phật Cùng với những chức năng đó, các tiên nữ này thường xuất hiện và gắn với rất nhiều đoạn đời của Đức Phật như lúc Đức Phật đầu thai, giáng sinh, giảng đạo hay thuyết pháp cho đến lúc viên tịch nhập Niết Bàn Như vậy, Qua nghiên cứu hoa văn trang trí kiến trúc và nội thất thời Lý giai đoạn 1009-1225, cho thấy những loại hoa văn thường gặp gồm: Rồng, Phượng, hoa Sen, hoa Cúc, hoa Mai, Lá đề, con Trâu, con Ngựa, Sư tử, nhạc công thiên thần, nữ thần đầu người mình chim và tiên nữ Kết quả được thể hiện ở bảng 6.1

Từ bảng tổng hợp các hoa văn trang trí thường gặp trong kiến trúc và nội thất thời Lý, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ thể hiện tần số suất hiện các hoa văn trang trí như hình 6.25

Bảng 6.1: Hoa văn trang trí kiến trúc và nội thất thời Lý

Kiến trúc Đồ nội thất bệ tượng Trụ gạch lát tượng kết cấu kiến trúc bia đá đồ dùng hàng ngày đồ mộc

Nữ thần đầu người mình chim x x

Từ phân tích các yếu tố ảnh hường ở trên cho thấy, văn hóa, phong tục tập quán và Phật giáo đã tác động rất lớn đến hoa văn trang trí trong kiến trúc và nội thất

Từ biểu đồ hình 6.25 cho thấy, hoa văn phổ biến nhất gồm rồng, phượng, hoa sen, hoa cúc, hoa mai, hoa mẫu đơn Tần suất xuất hiện của những hoa văn này trong nội thất (chiếm 100%) nhiều hơn trong kiến trúc (chiếm từ 33,33~83,33%) Đây là những hoa văn phổ biến và thường thấy nhất trong đời sống văn hóa và Phật giáo của xã hội thời Lý

Từ bảng 6.1 và hình 6.25 cho thấy, hoa văn sóng nước chỉ thấy trong kiến trúc, chiếm 50%, cho thấy mặc dù xã hội thời Lý có nền văn minh lúa nước, nhưng những hoa văn này cũng chỉ xuất hiện chủ yếu trong trang trí bệ tường và bệ trụ của kiến trúc; Các con vật thường thấy như Sư tử, Trâu, Ngựa cũng chỉ xuất hiện trong trang trí kiến trúc, chiếm 16,67%, chủ yếu dùng làm tượng kiến trúc và không thấy xuất hiện trong trang trí nội thất và đồ mộc; Lá đề và hồi văn đều xuất hiện trong kiến trúc (lá đề chiếm 66,67%), hồi văn chiếm 50%) và nội thất (cả hai loại hoa văn đều chiếm tỷ lệ 50%), điều này cho thấy lá đề được sử dụng trong kiến trúc nhiều hơn trong nội thất Điều này cho thấy hoa văn Lá đề chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố Phật giáo; Các hoa văn nhạc công thiên thần, nữ thần đầu người mình chim và tiên nữ chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo chỉ thấy xuất hiện trong kiến trúc, chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,67%, 33,33% và 33,33% Điều này cho thấy, văn hóa Ấn Độ mặc dù có ảnh hưởng đến đời sống và văn hóa của xã hội thời Lý, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều

Hình 6.27: Tần suất xuất hiện hoa văn (%)

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hoa văn trang trí thời Lý (1009-1225) trong thiết kế nội thất” luận văn đã hoàn thiện và đạt được những kết quả như sau:

- Đã tìm hiểu được đặc trưng văn hóa thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Đã đưa ra được các đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225;

- Đã tổng hợp và phân tích được ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán đến đặc trưng trang trí và tạo hình của đồ nội thất và kiến trúc thời Lý đến đồ nội thất và kiến trúc thời Lý giai đoạn 1009-1225

- Đã tìm hiểu, chụp ảnh và vẽ lại các hoa văn thường thấy trong kiến trúc và trang trí nội thất thời Lý giai đoạn 1009-1225

Tuy nhiên do thời gian có hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, đề luận văn có được kết quả tốt nhất và hoàn thiện hơn nữa, cần có các hướng nghiên cứu tiếp theo

Ngày đăng: 11/05/2021, 22:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Ngọc Anh (2017), “Hình tượng văn Thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ thuật tạo hình hiện đại” [J], Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 167, số 07: 31 – 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng văn Thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt "Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ thuật tạo hình hiện đại
Tác giả: Phạm Thị Ngọc Anh
Năm: 2017
2. Thái Dị An, (1998), Long phụng đồ điển, NXB Mỹ thuật Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long phụng đồ điển
Tác giả: Thái Dị An
Nhà XB: NXB Mỹ thuật Hà Nam
Năm: 1998
3. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam [M], NXB Mỹ thuật Việt Nam:192 – 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa văn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Du Chi
Nhà XB: NXB Mỹ thuật Việt Nam:192 – 193
Năm: 2003
4. Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị Chỉnh (2008), Giáo trình Mỹ thuật học [M], NXB Đại học Sư phạm: 21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mỹ thuật học
Tác giả: Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị Chỉnh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm: 21-22
Năm: 2008
5. Trần Đức Cường (2017), Lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Trần Đức Cường
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2017
6. chu[13] Phan Huy Chú (1973), Lịch triều hiến chương loại chí [M], NXB Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: chu[13] Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên
Năm: 1973
8. Ngô Văn Doanh, Về hình tượng Rồng ở chùa Giạm[J], Tạp chí Xưa và nay, Hà Nội, số 72, 2000: tr 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hình tượng Rồng ở chùa Giạm
9. Vương Duy Đề, (2000), Long phụng văn hóa, NXB Cổ tịch Thượng Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long phụng văn hóa
Tác giả: Vương Duy Đề
Nhà XB: NXB Cổ tịch Thượng Hải
Năm: 2000
10. Nguyễn Thị Hương Giang (2009), “Ảnh hưởng của Văn hóa đến đồ mộc thờ cúng truyền thống Việt Nam”[D], Luận văn thạc sĩ, Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ảnh hưởng của Văn hóa đến đồ mộc thờ "cúng truyền thống Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang
Năm: 2009
11. Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, NXB Hà Nội, trang 418-421 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1996
13. Tiêu Hồng, (1984) Long dữ viễn cổ đồ đằng, Học báo Đại học Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long dữ viễn cổ đồ đằng
14. Mai Hồng (1989), Các trạng nguyên nước ta, Nhà Xuất bản Giáo dục, trang 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trạng nguyên nước ta
Tác giả: Mai Hồng
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 1989
15. Vương Đại Hữu (1988), Long phụng văn hóa nguyên lưu, NXB Mỹ thuật Công nghệ Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long phụng văn hóa nguyên lưu
Tác giả: Vương Đại Hữu
Nhà XB: NXB Mỹ thuật Công nghệ Bắc Kinh
Năm: 1988
16. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế, NXB Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản "kỷ
Tác giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1993
17. Hoàng Văn Khoán (2013, Nguồn gốc con rồng[J], Thông báo Khoa học, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc con rồng
18. Nhiều tác giả (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long”, Nhà xuất bản Thế giới trang 592, 597-598, 649, 651 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoa học" “"1000 năm vương triều Lý và "kinh đô Thăng Long”
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới trang 592
Năm: 2009
19. Ngụy Á Nam (1986), Long phụng đích lai nguyên, Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long phụng đích lai nguyên
Tác giả: Ngụy Á Nam
Năm: 1986
20. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo Dục, trang 261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử "Việt Nam toàn tập
Tác giả: Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
21. Diệp Ứng Toại (2001), Trung Hoa cát tường đồ, NXH Văn hóa Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Hoa cát tường đồ
Tác giả: Diệp Ứng Toại
Năm: 2001
28. Dragonsempire.com: Clasiification of dragons (Phân loại Rồng). - http://www.dragonsempire.com/info/classify/specieslist.asp Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w